Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Giáo án lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 170 trang )

V TRNG NG HONH B
Nguyễn Trọng sửu - Nguyễn sinh quân
Giới thiệu giáo án Vật lí lớp 11
Chơng trình chuẩn
Nhà xuất bản Hà Nội
1
V TRNG NG HONH B
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Mục lục
Phần I
kỹ thuật soạn giáo án theo các hoạt động học tập
I
Các bớc chuẩn bị một giáo án
II
Một số hoạt động phổ biến trong một tiết học.
III
Những điều cần lu ý khi soạn giáo án.
Phần II
Giới thiệu giáo án Vật lí lớp 11
Chơng I
Bài 1
Bài 2
2
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
Những chú ý khi đọc sách:
- PC1, PC2 … là các phiếu học tập đã chuẩn bị.
- C1, C2 … là các câu hỏi tương ứng trong bài.
- TL1, TL2… là nhứng trả lời cơ bản ứng với câu hỏi.
- UD1, UD2… là những gợi ý về ứng dụng công nghệ thông tin mà GV có thể thực hiện


để tăng cường hiệu quả giảng dạy.
- Phần phân phối thời gian được để trống để giáo viên tự cân nhắc xác định cho từng hoạt
động để phù hợp với trình độ HS.
- Với phần phiếu trắc nghiệm, GV viên có thể linh hoạt sử dụng các câu hỏi trong đó để
đưa vào các phần của bài dạy.
- Các từ viết tắt:
o THCS: Trung học cơ sở.
o THPT: Trung học phổ thông.
o SGK: Sách giáo khoa.
o GV: Giáo viên.
o HS: Học sinh.
o CCNT: Công nghê thông tin.
3
V TRNG NG HONH B
Phần I
Kỹ thuật soạn giáo án theo các hoạt động học tập
I. Các bớc chuẩn bị soạn một giáo án.
+ Lợng hóa các mục tiêu kiến thức và kĩ năng.
(Nêu ra đợc, phát biểu đợc, mô tả đợc, giải thích đợc, giải đợc, phân biệt đợc)
+ Chia bài học thành những nội dung tơng đối độc lập (đơn vị kiến thức).
+ Hoạch định các hoạt động học tập của HS thích hợp cho việc nắm bắt từng đơn vị
kiến thức, chú ý tới mục tiêu của từng hoạt động kể cả các hoạt động tình huống, củng cố bài,
ra bài tập về nhà.
+ Tìm những hình thức học tập phù hợp với mỗi đơn đơn vị kiến thức (tìm hiểu cá nhân,
hoạt động nhóm, làm thí nghiệm )
+ Hoạch định các hoạt động hỗ trợ của giáo viên tơng ứng với mỗi hoạt động của học
sinh, dự kiến những tình huống s phạm có thể xảy ra.
+ Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động.
+ Xác định các điều kiện cần chuẩn bị cho tiết học: các đồ dùng thiết bị thí nghiệm,
thiết bị hỗ trợ

II. Một số hoạt động phổ biến trong một tiết học.
Hoạt động: Kiểm tra kiến thức cũ
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi của giáo viên
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Đặt vấn đề, nêu câu hỏi
- Gợi ý cách trả lời, nhận xét đánh giá
Hoạt động: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát, theo dõi GV đặt vấn đề
- Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
- Tạo tình huống học tập
- Trao nhiệm vụ học tập
Hoạt động: Thu thập thông tin
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
4
V TRNG NG HONH B
- Nghe giáo viên giảng. Nghe bạn phát biểu.
- Đọc và tìm hiểu một số vấn đề trong SGK
- Tìm hiểu bảng số liệu.
- Quan sát hiện tợng tự nhiên hoặc trong thí
nghiệm.
- Làm thí nghiệm, lấy số liệu
- Tổ chức hớng dẫn
- Yêu cầu HS hoạt động
- Giới thiệu nội dung tóm tắt, tài liệu cần tìm
hiểu.
- Giảng sơ lợc nếu cần thiết.
- Làm thí nghiệm biều diễn.
- Giới thiệu, hớng dẫn cách làm thí nghiệm,

lấy số liệu.
- Chủ động về thời gian
Hoạt động: Xử lý thông tin
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân
- Tìm hiểu các thông tin liên quan
- Lập bảng, vẽ đồ thịnhận xét về tính qui luật
của hiện tợng.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Tranh luận với bạn bè trong nhóm hoặc trong
lớp
- Rút ra nhận xét hay kết luận từ những thông tin
thu đợc.
- Đánh giá nhận xét, kết luận của HS
- Đàm thoại gợi mở, chất vấn HS
- Hớng dẫn HS cách lập bảng, vẽ đồ thị và rút
ra nhận xét, kết luận.
- Tổ chức trao đổi trong nhóm, lớp.
- Tổ chức hợp thức hóa kết luận.
- Hợp thức về thời gian.
Hoạt động: Truyền đạt thông tin
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi.
- Giải thích các vấn đề
- Trình bày ý kiến, nhận xét, kết luận
- Báo cáo kết quả
- Gợi ý hệ thống câu hỏi, cách trình bày vấn
đề
- Gợi ý nhận xét, kết luận bằng lời hoặc bằng
hình vẽ.

- Hớng dẫn mẫu báo cáo
Hoạt động: Củng cố bài giảng
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Vận dụng vào thực tiễn.
- Ghi chép những kết luận cơ bản.
- Giải bài tập.
- Nêu câu hỏi, tổ chức cho HS làm việc cán
nhân hoặc theo nhóm.
- Hớng dẫn trả lời
- Ra bài tập vận dụng.
- Đánh giá, nhận xét giờ dạy
Hoạt động: Hớng dẫn học tập ở nhà
5
V TRNG NG HONH B
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi, bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi, bài tập về nhà
- Dặn dò, yêu cầu HS chuẩn bị bài sau
III. Những điều cần lu ý khi soạn giáo án.
a) Trớc hết GV phải nắm đợc mục tiêu đã lợng hoá của từng bài đợc trình bày trong
sách giáo viên Vật lí THPT
Đã từ nhiều năm nay, trong các giáo án của GV hay trong một số sách hớng dẫn giảng
dạy, mục tiêu bài học (hay mục đích yêu cầu) thờng đợc viết chung chung. Ví dụ nh "nắm đợc
khái niệm năng suất toả nhiệt của nhiên liệu, đặc điểm của quá trình nóng chảy...". Với cách
trình bày mục tiêu bài học chung chung nh vậy, ta không có cơ sở để biết khi nào thì HS đã
đạt đợc mục tiêu đó. Trong thực tế, nhiều khi mục tiêu còn đợc hiểu là những điều mà ngời
thầy sẽ phải làm trong quá trình giảng dạy.
Dới đây xin trình bày quan niệm hiện nay về mục tiêu của bài học:

- Với định hớng dạy học mới, mục tiêu của bài học đợc thể hiện bằng lời khẳng định
về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà ngời học sẽ phải đạt đợc ở mức độ nhất định sau tiết học
(chứ không phải là hoạt động của GV trên lớp nh trớc đây).
- Mục tiêu của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất lợng học tập của HS và hiệu quả
thực hiện bài dạy của GV. Do đó mục tiêu bài học phải cụ thể sao cho có thể đo đợc hay quan
sát đợc, tức là mục tiêu bài học phải đợc lợng hoá.
Ngời ta thờng lợng hoá mục tiêu bằng các động từ hành động. Một động từ có thể
dùng ở các nhóm mục tiêu khác nhau.
+ Đối với nhóm mục tiêu kiến thức đợc lợng hoá theo 3 (trong 6) mức độ nhận thức
của Bloom:
Mức độ nhận biết (B): Các động từ hành động thờng đợc dùng để lợng hoá mục tiêu ở
mức độ này là: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng, ...
Mức độ thông hiểu(H): Các động từ hành động thờng đợc dùng để lợng hoá mục tiêu
ở mức độ này là: phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định, ...
Mức độ vận dụng (V): Các động từ hành động thờng đợc dùng để lợng hoá mục tiêu ở
mức độ này là: giải thích, chứng minh, vận dụng, ...
+ Đối với nhóm mục tiêu kĩ năng đợc lợng hoá theo 2 mức độ:
Làm đợc một công việc
Làm thành thạo một công việc
Có thể lợng hoá mục tiêu kĩ năng bằng các động từ hành động sau: nhận dạng, liệt kê,
thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử dụng,...
+ Đối với nhóm mục tiêu thái độ đợc lợng hoá bằng các động từ thể hiện các mức độ
nh: tuân thủ, tán thành, phản đối, hởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác, ...
Với những yêu cầu mới của xã hội đối với giáo dục, mục tiêu dạy học không chỉ là
những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức và lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng
nh trớc đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của HS. Những nội
dung mới về mục tiêu này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều
môn học và chỉ có thể đánh giá đợc sau một giai đoạn học tập xác định (sau một học kì, một
năm học hoặc một cấp học...) nên thờng ít đợc thể hiện trong mục tiêu của một bài học cụ thể.
b) Phải chuẩn bị chu đáo về điều kiện, phơng tiện cho giờ học.

6
V TRNG NG HONH B
1. Giáo viên chuẩn bị:
a) Hệ thống các câu hỏi:
- Câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng cũ (phiếu học tập)
- Câu hỏi điều khiển hoạt động nhận thức của HS
- Câu hỏi vận dụng, củng cố bài (phiếu học tập)
b) Phơng tiện và thiết bị dạy học
- Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất, vật liệu tiêu hao...
- Bảng phụ, máy chiếu,...
c) Hình thức tổ chức lớp học, nơi học (lớp học, PBM, ngoài lớp...)
d) Gợi ý sử dụng CNTT: câu hỏi trắc nghiệm, thí nghiệm ảo, các đoạn video...
c) Nghiên cứu các cách tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng phù
hợp với mục tiêu đã đợc lợng hoá
- Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động
SGK đã trình bày các đơn vị kiến thức theo định hớng hoạt động. Trong từng đơn vị
kiến thức, GV có thể tổ chức những hoạt động khác nhau để giúp HS chiếm lĩnh kiến thức.
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong SGK, tuỳ điều kiện thiết bị cụ thể, thời gian học tập cho
phép cũng nh khả năng học tập của HS lớp học, GV cần cân nhắc và lựa chọn nội dung để tổ
chức cho HS hoạt động.
Dới đây xin gợi ý nội dung một số hoạt động dạy học cụ thể trong vật lí:
+ Hoạt động: Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập):
- Đặt câu hỏi nghiên cứu.
- Nêu dự đoán.
- Đề ra giả thuyết.
+ Hoạt động: Thu thập thông tin:
- Quan sát các sự kiện, hiện tợng, TN.
- Tìm đợc những thông tin cần thiết từ sách, báo...
- Lập kế hoạch khám phá (Ví dụ nh: thiết kế TN; lựa chọn dụng cụ thiết bị TN; chỉ ra
đại lợng cần đo, những điều cần xác định trong TN, những yếu tố cần giữ nguyên, không thay

đổi khi làm TN).
- Tiến hành khám phá (Ví dụ nh: bố trí, lắp đặt dụng cụ thiết bị TN; thực hiện TN theo
hớng dẫn; thay đổi phơng án TN nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra).
- Ghi các kết quả khám phá (Ví dụ nh: đọc số chỉ của các dụng cụ TN ở mức độ cẩn
thận và chính xác cần thiết; lập bảng kết quả; biểu diễn kết quả bằng đồ thị, sơ đồ, ...)
Hoạt động: Xử lí thông tin
- Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu và nêu ý
nghĩa của chúng.
- Tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị.
- Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của
những nhóm đối tợng đã quan sát...
- So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận.
Hoạt động: Truyền đạt thông tin
- Mô tả lại những thí nghiệm đã làm.
- Trình bày, giải thích những việc đã làm (bằng lời, bằng hình vẽ, đồ thị,..).
- Nêu kết luận đã tìm thấy đợc.
7
V TRNG NG HONH B
+ Hoạt động: Vận dụng, ghi nhớ kiến thức
- Giải các bài tập (định tính, định lợng, thực nghiệm);
- Làm đồ chơi, dụng cụ học tập, ...
- Học thuộc lòng.
Trong từng hoạt động, GV có thể phát huy tính tích cực học tập của HS ở những mức
độ khác nhau. GV thực hiện hoàn toàn hay có thể hớng dẫn HS tìm tòi thực hiện một vài phần
hoặc để HS tự thực hiện hoàn toàn.
Kinh nghiệm cho thấy khi dạy học theo hớng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS
trong thời gian một tiết học 45 phút GV thờng dễ bị cháy giáo án vì khi phát huy tính tích
cực của các em càng cao thì càng có thể xảy ra nhiều tình huống khác với dự kiến của GV. Do
đó GV cần cân nhắc, xác định hoạt động trọng tâm (tuỳ thuộc mục tiêu đã đợc lợng hoá của
bài học cũng nh cơ sở thiết bị dạy học cho phép), phân bổ thời gian hợp lí để điều khiển hoạt

động học tập của HS.
- Dự kiến hệ thống câu hỏi hớng dẫn HS hoạt động
Trong mỗi hoạt động nên dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu HS hoạt
động để hớng dẫn HS tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
Mỗi hoạt động nêu trên đều nhằm mục tiêu chiếm lĩnh một kiến thức hay rèn luyện
một kĩ năng cụ thể và phục vụ cho việc đạt đợc mục tiêu chung của bài học. Song, hệ thống
câu hỏi của GV nhằm hớng dẫn HS tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức trong từng hoạt
động giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lợng lĩnh hội của lớp học. Muốn vậy, GV phải:
Thứ nhất, giảm số câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức, mang tính chất kiểm tra,
chỉ yêu cầu nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, thờng chỉ có một câu trả lời
đúng, ngắn, không cần suy luận. Loại câu hỏi này thờng đợc sử dụng khi cần đặt mối liên hệ
giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, khi HS đang thực hành, luyện tập hoặc khi củng
cố kiến thức vừa mới học.
Thứ hai, tăng số câu hỏi then chốt, nhằm vào những mục đích nhận thức cao hơn, đòi
hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá, vận dụng kiến thức đã học
cũng nh các câu hỏi mở có nhiều phơng án trả lời. Loại câu hỏi này thờng đợc sử dụng khi HS
đang đợc cuốn hút vào các cuộc thảo luận tìm tòi, khi họ tham gia giải quyết vấn đề cũng nh
khi vận dụng các kiến thức đã học trong tình huống mới.
Tăng cờng câu hỏi có yêu cầu nhận thức cao không có nghĩa là xem thờng loại câu hỏi
kiểm tra sự ghi nhớ vì không tích luỹ kiến thức, sự kiện đến một mức độ nhất định nào đó thì
khó mà t duy sáng tạo.
Vấn đề là trong thực tế dạy học hiện nay, GV không mấy khi sử dụng thành công loại
câu hỏi để kích thích t duy. Mục tiêu của việc đặt câu hỏi thờng bị thất bại vì ngời GV không
biết cách đặt câu hỏi nh thế nào và khi nào thì nên dùng nó.
Dới đây xin gợi ý một số kĩ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăng dần của
Bloom.
8
V TRNG NG HONH B
Câu hỏi "Biết"(ứng với mức độ lợng hoá 1 "nhận biết"):
- Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu,

các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm v.v...
- Việc trả lời các câu hỏi này giúp HS ôn lại đợc những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải
qua.
- Các từ để hỏi thờng là: "Cái gì...", "Bao nhiêu...", "Hãy định nghĩa...", "Em biết
những gì về...", " Khi nào...", "Bao giờ...", "Cái nào...", "Hãy mô tả...", v.v...
- Ví dụ: + Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ.
+ Hãy liệt kê một số vật liệu thờng dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn.
Câu hỏi "Hiểu"(ứng với mức độ lợng hoá 2 "thông hiểu"):
- Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ kiện, số
liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa,...
- Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy HS có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra đợc
các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.
- Các cụm từ để hỏi thờng là: "Tại sao...?", "Hãy phân tích...", "Hãy so sánh...", "Hãy
liên hệ...", Hãy phân tích các yếu tố cơ bản...".
- Ví dụ: + Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đờng đi đợc và thời gian để đi
hết quãng đờng đó.
+ Hãy xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ.
Câu hỏi "Vận dụng"(ứng với mức độ lợng hoá 3 "vận dụng"):
- Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, các khái
niệm, các quy luật, các phơng pháp ... vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
- Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy HS có khả năng hiểu đợc các quy luật, các
khái niệm..., có thể lựa chọn tốt các phơng án để giải quyết vấn đề, vận dụng các phơng án
này vào thực tiễn.
- Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài
học và sử dụng cụm từ nh: "Làm thế nào ...", "Hãy tính sự chênh lệch giữa ...", "Em có thể
giải quyết khó khăn về ... nh thế nào?".
- Ví dụ: + Hãy tính vận tốc trung bình của một ôtô đi từ tỉnh A đến tỉnh B, biết độ dài
đoạn đờng đó là 150km, ôtô khởi hành lúc 8 giờ 15 phút và đến vào lúc 12 giờ 30 phút.
+ Làm thế nào để sử dụng thớc dài đã bị gãy đầu có vạch số 0?
Câu hỏi "Phân tích"(ứng với mức độ lợng hoá 4 "phân tích"):

- Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ
đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
- Việc trả lời câu hỏi này cho thấy HS có khả năng tìm ra đợc các mối quan hệ mới, tự
diễn giải hoặc đa ra kết luận.
- Việc đặt các câu hỏi phân tích đòi hỏi HS phải giải thích đợc các nguyên nhân từ
thực tế: "Tại sao...?", đi đến kết luận: "Em có nhận xét gì về...", "Hãy chứng minh ... (một
luận điểm nào đó)"... Các câu hỏi phân tích thờng có nhiều lời giải.
- Ví dụ: + Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực
kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
+ Hãy chứng minh cái đinh vít là một dạng của mặt phẳng nghiêng.
Câu hỏi "Tổng hợp"(ứng với mức độ lợng hoá 5 "tổng hợp"):
- Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra xem HS có thể đa ra những dự doán,
giải quyết một vấn đề, đa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
- Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân tố và
9
V TRNG NG HONH B
những ý tởng mới để có thể bổ sung cho nội dung.
- Việc trả lời câu hỏi tổng hợp khiến HS phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đa ra các
câu trả lời sáng tạo. Cần nói cho HS biết rõ rằng các em có thể tự do đa ra những ý tởng, giải
pháp mang tính sáng tạo, tởng tợng của riêng mình. Các câu hỏi này đòi hỏi một thời gian
chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho HS có đủ thời gian tìm ra câu trả lời.
- Ví dụ: + Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình
sống bên cạnh đờng giao thông lớn có nhiều xe cộ qua lại.
+ Hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nớc (những viên phấn) bằng bình chia
độ.
Câu hỏi "Đánh giá" (ứng với mức độ lợng hoá 6 "đánh giá"):
- Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh
giá các ý tởng, giải pháp ... dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.
- Ví dụ: Theo em trong 2 phơng pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình tràn
thì phơng pháp nào cho kết quả chính xác hơn?

Hiệu quả kích thích t duy HS khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng của HS. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu GV đặt câu hỏi khó để HS
không có khả năng trả lời đợc. Và mặt khác, thật không có nghĩa nếu đặt câu hỏi quá dễ đối
với khả năng của HS. GV cần có nhận xét, động viên ngay những câu trả lời đúng cũng nh câu
trả lời cha đúng. Nếu tất cả HS đều trả lời sai thì GV cần đặt những câu hỏi đơn giản hơn để
HS có thể trả lời đợc vì HS chỉ hứng thú học khi họ thành công trong học tập.
Dới đây xin gợi ý một số kĩ thuật trong khi hỏi.
+ Trong khi hỏi nên:
- Dừng một chút sau khi đặt câu hỏi
- Nhận xét một cách khuyến khích đối với câu trả lời của học sinh.
- Tạo điều kiện cho nhiều học sinh trả lời 1 câu hỏi.
- Tạo điều kiện để mỗi HS đều đợc trả lời câu hỏi ít nhất một lần trong giờ học.
- Đa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời hoặc dựa vào một phần nào đó trong câu
trả lời để đặt tiếp câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh giải thích câu trả lời của mình.
- Yêu cầu học sinh liên hệ câu trả lời với những kiến thức khác.
+ Trong khi hỏi không nên:
- Nhắc lại câu hỏi của mình.
- Tự trả lời câu hỏi của mình đa ra.
- Nhắc lại câu trả lời của học sinh.
Dới đây là ví dụ về mức độ chất lợng câu hỏi theo Bloom (Cảm ứng điện từ).
Mức độ nhận thức Câu hỏi
Nhận biết (ở đâu, cái gì, bao giờ)
Từ thông là gì? Nó phụ thuộc vào các đại lợng
nào?
Thông hiểu (so sánh những điểm giống
nhau và khác nhau, giải thích và mô tả bằng
lời)
Hãy mô tả các thí nghiệm trong bài và nói rõ
các kết luận của mỗi thí nghiệm?

10
V TRNG NG HONH B
Vận dụng (vào tình huống tơng tự hoặc đổi
khác, giải quyết vấn đề)
Giải thích vì sao khi một cạnh của khung dây
đặt trong từ trờng một nam châm chuyển động
thì trong khung lại xuất hiện dòng điện?
Phân tích (vì sao nh vậy, làm sao biết đợc
điều đó)
Phân tích những điểm giống và khác nhau
trong các thí nghiệm. Dựa vào đâu mà biết đợc
điều đó?
Tổng hợp (đặt ra vấn đề mới, đề xuất giả
thuyết, kết luận, dự đoán)
Hãy đề xuất giả thuyết về nguyên nhân có
dòng cảm ứng, từ đó tìm một phơng án thí
nghiệm để kiểm tra giả thuyết trên?
Đánh giá (vì sao điều đó là đúng/sai,
tốt/xấu, nêu ý kiến riêng của mình, bảo vệ
quan điểm của mình)
Đánh giá phơng án thí nghiệm đã đề xuất, nêu
những điểm đợc và cha đợc?
d) Nghiên cứu tổ chức cho HS hoạt động trên lớp dới những hình thức học tập khác
nhau.
Để tích cực hoá hoạt động học tập của HS, ngoài hình thức tổ chức học toàn lớp nh
hiện nay, nên tăng cờng tổ chức cho HS học tập cá nhân và học tập theo nhóm ngay tại lớp.
Hình thức học tập cá nhân là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi
HS trong lớp bộc lộ khả năng tự học của mình (đợc tự nghĩ, đợc tự làm việc một cách tích cực)
nhằm đạt tới mục tiêu học tập.
Việc tổ chức học tập cá nhân có thể nh sau:

- Làm việc chung với cả lớp: GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức và hớng
dẫn (gợi ý) HS làm việc.
- Làm việc cá nhân: HS ghi kết quả ra vở hoặc trả lời vào phiếu học tập.
- Làm việc chung với cả lớp: GV chỉ định một vài HS báo cáo kết quả. Các HS khác
theo dõi, gợi ý và bổ sung.
Hình thức học tập theo nhóm hay đợc thực hiện khi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề mới.
Các bớc tiến hành tổ chức học tập theo nhóm gợi ý nh sau:
- Làm việc chung cả lớp: GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức, chia lớp thành
các nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hớng dẫn gợi ý cho mỗi nhóm các vấn đề
cần lu ý khi trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.
- Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm (cử nhóm trởng, th kí, phân việc cho các
thành viên trong nhóm). Từng cá nhân làm việc độc lập, sau đó thảo luận trong nhóm và cùng
nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của
nhóm (không nhất thiết phải là nhóm trởng hay th kí, mà có thể là một thành viên bất kì của
nhóm).
- Làm việc chung cả lớp (thảo luận tổng kết trớc toàn lớp): Các nhóm lần lợt báo cáo
kết quả và thảo luận chung (các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau). GV
tổng kết và chuẩn xác kiến thức.
Tổ chức cho HS học tập theo nhóm ngay tại lớp bị hạn chế bởi không gian chật hẹp
của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học nên GV phải biết tổ chức hợp lí mới có kết
quả. Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hớng hình thức. ở trờng
THCS, mỗi tiết học chỉ nên tổ chức từ 1 đến 2 hoạt động nhóm đối với những câu hỏi, vấn đề
11
V TRNG NG HONH B
đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành
nhiệm vụ. Nhớ rằng trong hoạt động nhóm, t duy tích cực của HS phải đợc phát huy và ý
nghĩa quan trọng của nó là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao
động.
đ) Sử dụng thiết bị thí nghiệm và phơng tiện dạy học theo hớng tích cực.
Các thiết bị dạy học nh thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ, biểu bảng, băng hình, sách giáo

khoa,... đợc sử dụng không chỉ minh hoạ kiến thức, lời giảng giải của GV mà chủ yếu là
nguồn tri thức, là phơng tiện để HS khai thác tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Trong
tiết học, ngời giáo viên cần chú ý:
+ Tạo điều kiện để HS đợc tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc và rút ra
nhận xét, kết luận (tức là đợc trải nghiệm trong thực tế).
+ Tạo điều kiện để HS tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng một dụng cụ đo.
+ Thông qua việc nghiên cứu các số liệu đã cho trong bảng để rút ra kết luận.
+ Khai thác hình vẽ với vai trò là nguồn thông tin, chứ không phải là hình ảnh minh
hoạ lời trình bày của SGK.
+ Tạo điều kiện cho đa số HS (càng nhiều càng tốt) đợc sử dụng thiết bị dạy học để
hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nếu có điều kiện, GV nên sử dụng những phơng tiện dạy học hiện đại nh băng hình,
đĩa CD... trong tiết học.
12
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
PhÇn II
Giíi thiÖu gi¸o ¸n vËt lÝ líp 11
P
HẦN MỘT ĐIỆN TỪ HỌC
Chương I:
ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG.
Bài 1. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG.
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội
dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
Kĩ năng:
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.

- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.
- Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
1. Xem SGK vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.
2. Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi sau đây:
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Nêu ví dụ về cách nhiễm điện cho vật.
- Biểu hiện của vật bị nhiễm điện.
TL1:
- Cọ xát thước nhựa lên tóc, thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy nhỏ.
- Biểu hiện của vật bị nhiễm điện là có khả năng hút được các vật nhẹ…
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Điện tích điểm là gì?
- Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm?
TL2:
- Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm.
- Nếu kính thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét thì vật
13
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
được coi là điện tích điểm.
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Có mấy loại điện tích?
- Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích.
TL3:
- Có hai loại điện tích là: điện tích dương và điện điện tích âm.
- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.
Phiếu học tập 4 (PC4)
- Xác định phương chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong các trường hợp:
⊕ ⊕

⊕ 
 
- Nêu đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm?
- Biểu thức của định luật Cu-lông và ý nghĩa của các đại lượng ?
TL4:
- Đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm là: tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích và
tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- Biểu thức định luật Coulomb:
2
21
r
qq
kF
ε
=
Phiếu học tập 5 (PC5)
- Điện môi là gì?
- Hằng số điện môi cho biết điều gì?
TL5:
- Điện môi là chất không cho dòng điện chay qua (không có điện tích tự do bên trong).
- Hằng số điện môi cho biết lực tương tác giữa các điện tích giảm bao nhiêu lần so với lực
tương tác giữa các điện tích đó trong chân không.
Phiếu học tập 6 (PC6): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc; B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;
C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?
A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
B. Chim thường xù lông về mùa rét;
C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích sắt kéo lê trên mặt đường;

D. Sét giữa các đám mây.
3. Điện tích điểm là
14
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
A. vật có kích thước rất nhỏ. B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
C. vật chứa rất ít điện tích. D. điểm phát ra điện tích.
4. Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là
A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
5. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực
Cu – lông
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 4 lần.
6. Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Điện môi là môi trường cách điện.
B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi
trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
7. Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp
A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.
B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.
C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.
D. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn đặt gần nhau.
8. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác
giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong
A. chân không.
B. nước nguyên chất.
C. dầu hỏa.

D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
9. Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của
A. hắc ín ( nhựa đường). B. nhựa trong. C. Thủy tinh. D. nhôm.
TL6: Đáp án
Câu 1: A; Câu 2: A; Câu 3:A; Câu 4:A; Câu 5: A; Câu 6:A; Câu 7: A; Câu 8: A; Câu 9: A .
Phiếu học tập 7 (PC7)
1. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10
-4
/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện
môi bằng 2 thì chúng
15
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
A. hút nhau một lực 0,5 N. B. hút nhau một lực 5 N.
C. đẩy nhau một lực 5N. D. đẩy nhau một lực 0,5 N.
2. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10
-4
C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có
độ lớn 10
-3
N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 30000 m. B. 300 m. C. 90000 m. D. 900 m.
3. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1
lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
A. hút nhau 1 lực bằng 10 N. B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.
C. hút nhau một lực bằng 44,1 N. D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.
4. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì
tương tác với nhau bằng lực 8 N. Nêu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì
tương tác nhau bằng lực có độ lớn là
A. 1 N. B. 2 N. C. 8 N. D. 48 N.
5. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong nước nguyên chất tương tác

với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi bằng 81. Độ lớn của mỗi
điện tích là
A. 9 C. B. 9.10
-8
C. C. 0,3 mC. D. 10
-3
C.
TL7: Đáp án:
Câu 1: B; Câu 2: B; Câu 3: A; Câu 4: A; Câu 5: C.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Mô phỏng các hiện tượng nhiễm điện, sự tương
tác điện,...
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt in thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung
trên bảng và những điều cần thiết cho họ:
Bài 1. Định luật Cu-lông
I. Tương tác giữa hai điện tích điểm
1.Nhận xét...
2. Kết luận..
II. Định luật Cu-lông
1.Đặc điểm của lực tương tác: Độ lớn và hướng?
2. Định luật...
3. Biểu thức...
4. Điện môi....
Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 (... phút): Ôn tập kiến thức về điện tích.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
16
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
- Trả lời câu hỏi PC1.

- Đọc SGK mục I.2, tìm hiểu và trả lời câu hỏi
PC2, PC3.
- Trả lời C1.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Nêu câu hỏi PC1.
- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC2, PC3.
- Gợi ý HS trả lời.
- Nêu câu hỏi C1.
- Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của
mục I.
Hoạt động 2 (... phút): Nghiên cứu về tương tác giữa hai điện tích điểm.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Xác định phương chiều của lực Cu–lông,
thực hiện theo PC4.
- Đọc SGK, tìm hiểu trả lời câu hỏi ý 2, 3
PC4 về đặc điểm độ lớn của lực Cu-lông.
- Trả lời câu hỏi C2.
- Đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi về điện
môi và hằng số điện môi.
- Trả lời câu hỏi C3.
- Giao nhiệm vụ cho HS theo PC4.
- Theo dõi, nhận xét HS vẽ hình
- Nêu câu hỏi ý 2, 3 phiếu PC4.
- Nêu câu hỏi C2.
- Nêu câu hỏi PC5, gợi ý trả lời.
- Nêu câu hỏi C3.
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS.
Hoạt động 3 (... phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC6

- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Ghi nhận: Định luật Cu-lông, biểu thức và
đơn vị các đại lượng trong biểu thức.
- Cho HS thảo luận theo PC6.
- Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức
trong bài.
Hoạt động 4 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi bài tập về nhà.
- Ghi bài tập làm thêm.
- Ghi chuẩn bị cho bài sau.
- Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 8
(trang 9).
- Bài thêm: Phiếu PC7.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
17
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
Bài 2. THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.
- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.
- Biết cách làm nhiễm điện các vật.
Kĩ năng:
- Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
1. Xem SGK vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS.
2. Chuẩn bị phiếu:

Phiếu học tập 1 (PC1)
- Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện?
- Đặc điểm của electron, proton và notron?
TL1:
- Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện
+ Gồm hạt nhân mang điện dương ở trung tâm.
+ Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.
+ Hạt nhân có cấu tạo từ 2 loại hạt là proton mang điện dương và notron không mang điện.
- Đặc điểm của electron và proton
+ Electron: m
e
= 9,1.10
-31
kg; điện tích – 1,6.10
-19
C.
+ Proton: m
p
= 1,67.10
-27
kg; điện tích + 1,6.10
-19
C.
- Trong nguyên tử số proton bằng số electron, nguyên tử trung hòa về điện.
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Điện tích nguyên tố là gì?
- Thế nào là ion dương, ion âm?
TL2:
- Điện tích của electron và proton gọi là điện tích nguyên tố.
- Về ion dương và ion âm.

+ Nếu nguyên tử bị mất đi electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion dương.
+Nếu nguyên tử nhận thêm electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion âm.
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Nếu nguyên tử Fe thiếu 3 electron nó mang điện lượng là bao nhiêu?
- Nguyên tử C nếu mất 1 electron sẽ trở thành ion âm hay ion dương?
- Ion Al
3+
nếu nhận thêm 4 electron thì trở thành ion dương hay âm?
18
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
TL3:
- là; + 3.1,6.10
-19
C.
- ion dương.
- ion âm.
Phiếu học tập 4 (PC4)
- Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện?
- Ở lớp 7 đã học thế nào là chất dẫn điện? thế nào là chất cách điện? So với định nghĩa ở lớp
10 các định nghĩa có bản chất khác nhau không?
- Lấy ví dụ về chất dẫn điện và chất cách điện.
TL4:
- Về chất dẫn điện và chất cách điện
+ Chất dẫn điện là chất có chứa các điện tích tự do.
+ Chất dẫn điện là chất không chứa điện tích tự do.
- Ở lớp 7:
+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua.
+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
Định nghĩa ở lớp 10 đã nêu được bản chất hiện tượng.
- Ví dụ: HS tự lấy.

Phiếu học tập 5 (PC5)
- Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng?
- Giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc?
TL5:
- Quả cầu mang điện sẽ đẩy hoặc hút các electron tự trong thanh kim loại làm hai đầu thanh
kim loại tích điện trái dấu.
- Điện tích ở chỗ tiếp xúc sẽ chuyển từ vật này sang vật khác.
Phiếu học tập 6 (PC6):
- Nêu nội dung định luật bảo toàn điện tích.
- Nếu một hệ hai vật cô lập về điện, ban đầu trung hòa về điện. Sau đó vật 1 nhiễm điện +10
C. Vật 2 nhiễm điện gì? Giá trị bao nhiêu?
TL6:
- Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số điện tích là không đổi.
- Vật 2 nhiễm điện – 10 C.
Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không
đúng là:
A. Proton mang điện tích là + 1,6.10
-19
C.
B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.
C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên
tử.
D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
19
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
2. Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là
A. 9. B. 16. C. 17. D. 8.
3. Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10
-19

C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó
A. sẽ là ion dương. B. vẫn là 1 ion âm.
C. trung hoà về điện. D. có điện tích không xác định được.
4. Điều kiện để một vật dẫn điện là
A. vật phải ở nhiệt độ phòng. B. có chứa các điện tích tự do.
C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại. D. vật phải mang điện tích.
5. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát
A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên.
C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. các điện tích bị mất đi.
6. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng
A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần một quả cầu mang điện.
B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy.
C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính sát vào người.
D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ.
TL7. Gợi ý đáp án:
Câu 1:C; Câu 2:D; Câu 3:B; Câu 4: B; Câu 5:A; Câu 6: A .
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Mô phỏng chuyển động của electron trong
nguyên tử; hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội
dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ:
Bài 2. Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích.
I. Thuyết electron
1.Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố….
2. Thuyết electron…
II. Giải thích một vài hiện tượng điện
1.Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện….
2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc ……
3. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng ….
III. Định luật bảo toàn điện tích
Học sinh:

- Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 (... phút): Kiểm tra bài cũ.
20
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 2 – 7 bài 1 để kiểm tra.
Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu nội dung thuyết electron.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục I.1, tìm hiểu và trả lời câu hỏi
PC1; PC2.
- Trả lời PC 3.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Trả lời C1.
- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1; PC2.
- Gợi ý HS trả lời.
- Nêu câu nêu PC3.
- Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của
mục I.
- Nêu câu hỏi C1.
Hoạt động 3 (... phút): Giải thích một vài hiện tượng điện.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC4.
- Trả lời C2.
- Trả lời các câu hỏi PC5.
- Thảo luận nhóm trả lời PC 5.
- Trả lời C 3; 4; 5.
- Nêu câu hỏi trong phiếu PC4.
- Nêu câu hỏi C2.
- Nêu câu hỏi PC5.

- Hướng dẫn trả lới PC5.
- Nêu câu hỏi C 3; 4; 5.
Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC6. - Nêu câu hỏi PC6.
- Hướng dẫn trả lời ý 2 PC 6.
Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu một
phần PC7.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Cho HS thảo luận theo PC7.
- Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức
trong bài.
Hoạt động 6 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi bài tập về nhà.
- Ghi bài tập làm thêm.
- Ghi chuẩn bị cho bài sau.
- Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 7
(trang 9).
- Bài thêm: Một phần phiếu PC7.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
21
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
Bài 3. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm điện trường, điện trường đều.

- Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của véc tơ
cường độ điện trường.
- Biết cách tổng hợp các véc tơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm.
- Nêu được khái niệm đường sức điện và các đặc điểm của đường sức điện.
Kĩ năng:
- Xác định phương chiều của véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm
gây ra.
- Vận dụng quy tắc hình bình hành xác định hướng của véc tơ cường độ điện trường tổng
hợp.
- Giải các bài tập về điện trường.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
1. Chuẩn bị hình vẽ 3.6 đến 3.9.
2. Thước kẻ, phấn màu.
3. Chuẩn bị phiếu:
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Điện trường là gì?
- Làm thế nào để nhận biết được điện trường?
TL1:
- Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện
trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- Đặt điện tích thử nằm trong không gian, nếu nó chịu lực điện tác dụng thì thì điểm đó có
điện trường.
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Cường độ điện trường là gì?
- Nêu đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn).
TL2:
- Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.
Nó được xác định bằng thương số của lực điện tác dụng F tác dụng lên một điện tích thử q
(dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

- Đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường
+ Điểm đặt: Tại điểm đang xét.
+ Phương chiều: cùng phương chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại
điểm đang xét.
22
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
+ Độ lớn: E = F/q. (q dương).
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Vận dụng đặc điểm lực tương tác giữa các điện tích điểm xác định phương chiều và độ lớn
của cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm?
- Xác định hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích Q trong các trường hợp:
TL3:
- Cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q
+ Điểm đặt: Tại điểm đang xét.
+ Phương: Đường nối điện tích điểm và điểm đang xét.
+ Chiều: Hướng ra xa Q nếu Q>0; hướng về phía Q nếu Q<0.
+ Độ lớn:
2
r
Qk
E
ε
=
.
Phiếu học tập 4 (PC4)
- Phát biểu nội dung nguyên lý chồng chất điện trường.
TL4:
- Điện trường tại một điểm bằng tổng các véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
Phiếu học tập 5 (PC5)
- Đường sức là gì?

- Nêu các đặc điểm của đường sức.
TL5:
- Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện
trường tại điểm đó.
- Các đặc điểm của đường sức
+ Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức và chỉ một mà thôi.
+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là
hướng của cường độ điện trường tại điểm đó.
+ Đường sức điện trường tĩnh là những đường không khép kín.
+ Quy ước: Vẽ số đường sức tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
Phiếu học tập 6 (PC6):
- Điện trường đều là gì?
- Nêu đặc điểm đường sức của điện trường đều.
TL6:
- Là điện trường mà véc tơ cường độ điện trường có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.
- Đường sức của điện trường đều là những đường song song cách đều.
Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Điện trường là
A. môi trường không khí quanh điện tích.
B. môi trường chứa các điện tích.
C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích
khác đặt trong nó.
23
Q
M
Q
M
a)
b)
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ

D. môi trường dẫn điện.
2. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
3. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ
lớn cường độ điện trường
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
4. Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
D. phụ thuộc nhiệt dộ của môi trường.
5. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:
A. V/m
2
. B. V.m. C. V/m. D. V.m
2
.
6. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. độ lớn điện tích thử.
B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
D. hằng số điện môi của của môi trường.
7. Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q
1
âm và Q
2
dương thì hướng

của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
8. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện
trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương
A. vuông góc với đường trung trực của AB.
B. trùng với đường trung trực của AB.
C. trùng với đường nối của AB.
D. tạo với đường nối AB góc 45
0
.
24
VŨ TRỌNG ĐÃNG – HOÀNH BỒ
9. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần.
10. Đường sức điện cho biết
A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
11. Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là:
A. Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
B. Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín.
C. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại
điểm đó.
D. Các đường sức là các đường có hướng.
12. Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó
A. có hướng như nhau tại mọi điểm.

B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.
C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
D. có độ lớn giảm dần theo thời gian.
TL7: Đáp án:
Câu 1: ; Câu 2:C; Câu 3:C; Câu 4:A; Câu 5:A ; Câu 6: A; Câu 7: A ; Câu 8:B; Câu 9: C; Câu
10:D; Câu 11:A; Câu 12: B .
Phiếu học tập 8 (PC8): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
13. Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang
phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 1000 V/m, từ trái sang phải. B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
C. 1V/m, từ trái sang phải. D. 1 V/m, từ phải sang trái.
14. Một điện tính -1 C đμ ặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m
có độ lớn và hướng là
A. 9000 V/m, hướng về phía nó. B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
C. 9.10
9
V/m, hướng vầ phía nó. D. 9.10
9
V/m, hướng ra xa nó.
15. Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện
trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi
bằng 2 bao chùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ
lớn và hướng là
A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải. B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái.
C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái. D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×