Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG của lê NIN về NHÀ nước PHÁP QUYỀN và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.6 KB, 9 trang )

TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN.
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, những tri thức nhà nước pháp quyền
ngày càng trở nên phong phú, sâu sắc. Đến thế kỷ XVIII, tư tưởng nhà nước
pháp quyền đã trở thành học thuyết "Nhà nước pháp quyền" và được vận
dụng vào xây dựng những mô hình Nhà nước trong thực tiễn. Ngày nay tư
tưởng nhà nước pháp quyền được coi như là một giá trị tư tưởng của nhân loại
và được vận dụng vào điều kiện cụ thể của nhiều nước để xây dựng, củng cố,
hoàn thiện nhà nước nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói
riêng.
Trong thời đại của mình, Mác - Ăngghen do nhu cầu của thực tiễn nên
đã rất quan tâm nghiên cứu về nhà nước pháp quyền. Trên cơ sở kế thừa
những quan điểm dân chủ và cách mạng, Mác - ăngghen đã đánh giá cao giá
trị tiến bộ của học thuyết nhà nước pháp quyền mà các nhà tư tưởng tư sản đã
cống hiến cho nhân loại, đồng thời kế thừa có chọn lọc những tư tưởng về nhà
nước pháp quyền của các nhà tư tưởng đó đặc biệt là những tư tưởng dân chủ,
tư tưởng cộng hoà và cách mạng để hình thành phát triển quan điểm của
mình.
Lênin là người trực tiếp chỉ đạo quá trình bảo vệ và xây dựng một nhà
nước pháp quyền kiểu mới của giai cấp vô sản , người đã tiếp thu những tư
tưởng về nhà nước pháp quyền của Mác và Ăngghen, phát triển những tư
tưởng đó trong điều kiện mới. Lênin cho rằng, nhà nước xuất hiện ra đời là một
hiện tượng lịch sử tự nhiên trong quá trình phát triển của các hình thái kinh tế
xã hội từ thấp đến cao.


Lênin viết: "Nhà nước là sản phẩm và những biểu hiện của những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng
nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn không thể điều hoà được, thì
nhà nước xuất hiện"(2). Như vậy Lênin đã khẳng định rằng Nhà nước chỉ là một


hiện tượng lịch sử, nhà nước xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định,
nó sẽ mất đi như những điều kiện tồn tại của nó bị xoá bỏ, tức là khi những
mâu thuẫn giai cấp trong xã hội không còn nữa. Từ sự phân tích quá trình xuất
hiện, tồn tại và phát triển nhà nước, của các giai cấp thống trị bóc lột kế tiếp
nhau trong lịch sử. Lênin vạch rõ bản chất của nhà nước. Nhà nước là cơ quan
thống trị giai cấp, là cơ quan áp bức của giai cấp này đối với giai cấp khác. Lênin
cũng tìm ra được một điểm chung nhất mang tính chất xâu chuỗi của các nhà
nước tồn tại trước nhà nước vô sản là chỉ đại diện cho các giai cấp bóc lột để
thống trị nô dịch những người lao động trong xã hội mà thôi, tiêu biểu là trình độ
bóc lột của giai cấp tư sản mà người đại diện của nó là nhà nước tư sản đối với
người lao động. Lênin từng kết luận rằng: "Nhà nước tư sản thì có nhiều hình
thức, nhưng bản chất của nó chỉ là một công cụ bạo lực của giai cấp tư sản để
đàn áp giai cấp vô sản và người lao động khác"(3).
- Lênin cũng kế thừa tư tưởng của Mác - Ăngen về hai đặc trưng của nhà
nước là:
+ Sự phân chia dân cư theo lãnh thổ.
+ Và thiết lập quyền lực công cộng.
Lênin nhấn mạnh đặc trưng thứ hai của Nhà nước và coi đó là đặc trưng
quan trọng nhất của nhà nước để phân biệt tổ chức của Nhà nước đối với tổ chức
xã hội khác.
Như vậy nhà nước là một tổ chức được hội tụ, kết tinh bởi những quyền
năng cao nhất do pháp quyền của giai cấp thống trị xã hội đương thời giao
cho và có nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích của giai cấp thống trị xã hội trong từng


giai giai đoạn lịch sử khác nhau. Đứng vững trên lập trường của CN - Mác về
nhà nước, Lênin đã chống lại tất cả những quan điểm sai lầm về nhà nước của
các học giả tư sản, của bọn cơ hội, xét lại về một: "nhà nước phúc lợi chung",
về "sự phát triển hoà bình của chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội", về "sự
tồn tại vĩnh hằng của Nhà nước tư sản"…

Từ sự phân tích lịch sử sâu sắc, Lênin đã vạch ra quy luật cơ bản của quá
trình vận động đi lên của xã hội có giai cấp. Lênin đã giải quyết triệt để các vấn
đề về nhà nước Chuyên chính vô sản so với tất cả các nhà nước của giai cấp
thống trị. Người đã so sánh sự khác nhau về chất giữa nhà nước Chuyên chính
vô sản với các Nhà nước trước đó và chỉ rõ thái độ của giai cấp vô sản đối với
vấn đề dùng bạo lực cách mạng để giành lại nhà nước và nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ nhà nước Chuyên chính vô sản khi đã có nhà nứơc trong tay mình.
Lênin chỉ rõ xã hội muốn thực hiện bước chuyển từ giai đoạn thấp lên
giai đoạn cao thì không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng
và vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Lênin nhấn
mạnh: "không có cách mạng bạo lực thì không thể thay thế nhà nước tư sản
được"(4) người còn chỉ rõ trong điều kiện ngày nay bạo lực cách mạng vẫn là
quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng. Chuyên chính vô sản còn tồn tại
trong suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đó là một
tất yếu khách quan và người chỉ rõ: "chỉ những người đã hiểu rằng chuyên
chính của một giai cấp là tất yếu, không những cho mọi xã hội có giai cấp nói
chung, không những cho giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản mà
suốt cả thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến xã hội không giai cấp,
đến chế độ CSCN, chỉ những người đó mới thấm nhuần thực chất học thuyết
của Mác về Nhà nước"(5) Rằng: "một xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển lên
chủ nghĩa cộng sản, không thể nào chuyển lên xã hội - CSCN được nếu không


có một thời kỳ quá độ chính trị mà trong thời kỳ đó, nhà nước chỉ có thể là
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản " (6).
Lênin đã chỉ rõ hình thức tổ chức của nhà nước chuyên chính vô sản là:
"Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, cố nhiên không thể
không đem lại rất nhiều hình thức chính trị khác nhau, nhưng thực chất của
những hình thức ấy tất nhiên sẽ chỉ là một, tức là chuyên chính vô sản"


(7)

nhưng CCVS ở đây là không cố định dập khuôn máy móc như nhau mà có
nhiều hình thức tổ chức đa dạng, phong phú của CCVS sao cho phù hợp với
hoàn cảnh điều kiện mỗi nước và thực tế lịch sử đã chứng minh luận điểm đó
là hoàn toàn đúng đắn.
Song dù ở hoàn cảnh cụ thể nào thì CCVS cũng có 2 chức năng cơ bản là
trấn áp và tổ chức xây dựng. Và người chỉ rõ sự khác nhau căn bản giữa chức
năng trấn áp của CCVS với mọi nền chuyên chính của các nhà nước trước đây
trong lịch sử. Theo Lênin CCVS phải duy trì chức năng trấn áp của mình
trong suốt quá trình tồn tại là tất yếu, mặc dù giai cấp vô sản không muốn như
thế, Nhưng sự trấn áp của CCVS khác với bạo lực trấn áp của nhà nước tư
sản, được biểu hiện ở chỗ:
Bộ máy trấn áp của giai cấp vô sản là của đa số quần chúng chứ không
phải là của thiểu số như nhà nước của các giai cấp bóc lột đã có từ trước đến
nay. Đối tượng trấn áp của CCVS là kẻ thù giai cấp, là thiểu số những kẻ bóc
lột là giai cấp tư sản đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, còn đối tượng
trấn áp của các nhà nước trước đây là đa số những người lao động. Chính vì
vậy sự trấn áp của Nhà nước CCVS được thực hiện tốt hơn nhưng lại ít đổ
máu hơn so với các Nhà nước trước đó.
Nói về chức năng thứ 2 là tổ chức xây dựng. Lênin cho rằng, chỉ có nhà
nước CCVS mới có chức năng tổ chức xây dựng, còn tất cả các nhà nước
trước đó không có chức năng này, nó chỉ chạy theo quyền lợi của giai cấp


thống trị mà thôi chính sự khác nhau này là điểm căn bản làm cho CCVS chỉ
là nhà nước - một nửa nhà nước.
Hai chức năng của CCVS có mối quan hệ biện chứng với nhau tuỳ theo
điều kiện lịch sử cụ thể chức năng nào đó nổi lên hàng đầu nhưng chức năng tổ
chức xây dựng vẫn là cơ bản, chủ yếu quan trọng nhất. Suy đến cùng thì chế độ

xã hội mới có được xây dựng hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng
tổ chức xây dựng của CCVS. Nhìn lại lịch sử phát triển của các nhà nước
XHCN chúng ta thấy nhận định của Lênin là hoàn toàn đúng đắn. Trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vấn đề kết hợp chặt chẽ hai chức năng
này của nhà nước là vô cùng quan trọng, nó đang là vấn đề có tính thời sự hiện
nay. Bởi vì nhà nước CCVS luôn có những đặc điểm riêng và làm cho nó khác
với bất cứ một nhà nước nào đã có trong lịch sử. Theo Lênin đó là:
Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước CCVS do nhân dân lao
động xây dựng lên (Họ trực tiếp tham gia hoặc cử những đại biểu của mình
tham gia vào chính quyền Nhà nước). Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,
đây là công cụ bạo lực sắc bén của toàn thể nhân dân lao động để trấn áp kẻ thù
và tổ chức xây dựng một chế độ xã hội mới. Trong đó lên nin nhấn mạnh khối
liên minh công nông là nguyên tắc tối cao của NN - CCVS . Theo Lênin: " Nếu
không có liên minh công nông, không có dân chủ bền vững thì không thể xây
dựng - CNXH được: (8)
Nhà nước CCVS là nhà nước dân chủ kiểu mới, dân chủ theo lối mới
chuyên chính theo lối mới, dân chủ với nhân dân và chính quyền với kẻ thù.
Nhà nước CCVS mang bản chất của giai cấp vô sản, vì nó do giai cấp
vô sản tổ chức ra và lãnh đạo, chỉ có đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản,
nhà nước CCVS mới giữ được bản chất của mình.
Nhà nước CCVS là nhà nước có sự thống nhất giữa hai chức năng bạo
lực trấn áp và tổ chức xây dựng.


Nhà nước CCVS là nhà nước có sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính
quốc tế và nhà nước CCVS là nhà nước tự tiêu vong nay.
Như vậy, theo Lênin nhà nước kiểu mới phải kế thừa những di sản mà
loài người đã tích luỹ được. Người cho rằng, do những điều kiện lịch sử cụ thể
mà dưới CNXH, để tránh rơi vào không tưởng, thì trong thời kỳ đầu có thể vẫn
phải sử dụng "chân trời nhỏ hẹp" của pháp luật tư sản. Người còn khẳng định,

nếu không rơi vào không tưởng, thì không thể nghĩ rằng, sau khi lật độ CNTB
người ta sẽ tức khắc có thể làm việc cho xã hội mà không cần có tiêu chuẩn
pháp lý nào cả. Do vậy những tiêu chuẩn, quy định về luật pháp của một nhà
nước mới phải từng bước xây dựng và hoàn thiện để phát triển chứ không thể
một lúc có đầy đủ tất cả được. Có điều xây dựng và thực hiện như thế nào là
tuỳ thuộc vào nhà nước của giai cấp vô sản ở mỗi quốc gia khác nhau.
Lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới của các
nước XHCN vừa qua là những bài học kinh nghiệm bổ ích cho chúng ta trong
việc thực hiện các chức năng của nhà nước CCVS. Đặc biệt là nhiệm vụ xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN.
Ở nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh, là người có công đầu đặt nền móng
cho việc xây dựng nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc ta - nhà nước của
dân, do dân và vì dân. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới bao
gồm nhiều mặt chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về phương diện nhà nước
pháp quyền.
Theo Hồ Chí Minh, nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo pháp
luật, đảm bảo tính tối cao của pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Nhà nước đặt ra pháp luật nhưng đồng thời phải tự mình tuân theo pháp luật
và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Xây dựng nhà nước pháp quyền là
nhấn mạnh vai trò của "pháp trị". Song ở Hồ Chí Minh đã có sự coi trọng cả
"Đức trị", "Nhân trị" và kết hợp chặt chẽ chúng với "Pháp trị", "Đạo trị" gắn


liền với "Đạo lý", trong "phép trị nước". Người không đề cao một chiều vai
trò của pháp luật như là yếu tố duy nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà
bỏ qua vai trò rất quan trọng của các quy tắc xã hội khác như đạo đức, phong
tục, tập quán… Hồ Chí Minh là người luôn chú trọng xây dựng một nền pháp
lý vững mạnh ở Việt Nam song cũng rất chú ý tới việc giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân.
Hồ Chí Minh quan niệm một chính quyền mạnh và sáng suốt phải là một

nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Tư tưởng và xây dựng một
chính quyền mạnh và sáng suốt là tư tưởng nhất quán và liên tục của Hồ Chí
Minh, tư ưởng đó được đúc kết và thể hiện rất rõ trong hiến pháp năm 1946
cũng như hiến pháp năm 1959 do người trực tiếp chỉ đạo xây dựng. Một nhà
nước - nhà nước pháp quyền như thế phải là một nhà nước hoàn toàn vì lợi
ích của nhân dân như Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nước ta là một nước dân
chủ, bao nhiêu lợi ích là vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân. Chính
quyền từ xã đến Trung ương đều do dân cử ra"(9).
… Tư tưởng về một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của
Người xuất phát từ tư tưởng tôn trọng con người và quyền con người, tư
tưởng về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Khái niệm
nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân ở Bác Hồ đã trở thành tư
tưởng cơ bản xuyên suốt quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển nhà nước
công nông. Nó thành một nguyên tắc cơ bản hàng đầu trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước XHCN. Hồ Chí Minh viết: "muốn có dân chủ thực
sự phải chuyên chính thực sự, nếu không bọn xấu sẽ làm hại nhân dân. Muốn
chuyên chính thực sự phải thực sự dân chủ với nhân dân"(10).
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Mác - Ăngghen và Lênin, kế thừa tư
tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng và bảo vệ nhà nước CCVS, nhà nước
của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân trong trấn áp kẻ


thù và tổ chức xây dựng; đặc biệt là trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng và phát triển các luận điểm
tư tưởng đó vào từng giai đoạn cách mạng và được cụ thể hoá trong các bản
hiến pháp và nêu rõ "Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân", "Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội",
"nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân
dân", "nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường

pháp thế xã hội chủ nghĩa", "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật"…
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: "chúng ta đang hoàn thiện
nhà nước pháp quyền XHCN nhằm xây dựng một nhà nước thật sự dân chủ,
của dân, do dân và vì dân, chịu sự giám sát của dân, cán bộ công chức phải là
công bộc của dân, làm việc vì lợi ích của dân, nhà nước phải quản lý mọi mặt
đời sống xã hội bằng pháp luật". Đồng thời "phải đấu tranh với các quan
điểm và hoạt động sai trái của các phần tử chống đối, thù địch, lợi dụng vấn
đề dân chủ, nhân quyền hòng gây rối, đòi đa nguyên, đa đảng mà thực chất là
muốn xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và Chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta" (11).
Như vậy, việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết của công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước nói chung, cũng như đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa nói riêng. Thành quả của công cuộc đổi mới đã đạt được như
Đại hội X khẳng định là "đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa
lịch sử" là kết quả tất yếu của quá trình xây dựng, phát triển bảo vệ nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Nó mang một ý nghĩa hết sức lớn
lao, tạo tiền đề cho nhà nước có đủ năng lực tổ chức thực hiện những nhiệm
vụ chính trị của dân tộc trong tương lai.
1 - LêNin Toàn tập, tập 10, NXB Tiến Bộ - M 1979, TR382


2,3 - LêNin toàn tập, tập 33, NXB Tiến Bộ M - 1976, TR 9, 44
4,5,6 - LêNin - Toàn tập, tập 33, NXB Tiến Bộ M - 1976, TR 28, 43,106
7 - LêNin - Toàn tập, tập 33, NXB - M 1976, TR 50
8 - LêNin - Toàn tập, tập 33, NXB Tiến Bộ - M - 1976, TR 40
9,10 - Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, NXB CTQG, HN1996, TR 279
11 - Ban tư tưởng văn hoá TW, tài liệu phục vụ nghiên cứu NQĐHĐB
toàn quốc lần thứ X, NXB - CTQG, TR 204
12- Các Mác và ăngghen, toàn tập, tập 19, NXB CTQG, Hà Nội 1995, TR46




×