Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN tôn GIÁO KHẮC PHỤC NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU cực của tôn GIÁO và một số GIẢI PHÁP đối với TÌNH HÌNH CÔNG tác tôn GIÁO HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.95 KB, 18 trang )

Mở đầu
Với tư cách một hình thái ý thức xã hội, hơn nữa là một thực thể xã hội, tôn
giáo tồn tại trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội theo
mô hình xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam hiện nay, đặc điểm tôn giáo vừa mang tính
quốc tế vừa mang những nét riêng của dân tộc và phát triển nhanh chóng cả về số
lượng và hình thức. Do đó, bất kể là trên khía cạnh nào thì vấn đề tôn giáo ở Việt
Nam luôn nhạy cảm và nóng bỏng trong mọi giai đoạn cách mạng.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo
đã chi phối sâu sắc đến đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân theo cả chiều
hướng tích cực và tiêu cực. Tuy tôn giáo và chủ nghĩa xã hội có những điểm tương
đồng là cùng mục tiêu giải phóng con người, nhưng phương hướng, biện pháp thực
hiện là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Do đó, tôn giáo vẫn còn tồn tại dưới chủ
nghĩa xã hội và là vấn đề cần giải quyết . Giải quyết vấn đề tôn giáo là xây dựng
một thế giới hiện thực mà ở đó con người được giải phóng hoàn toàn và thoát khỏi
những “đền bù hư ảo”. Trong điều kiện Việt Nam, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
đang có chiều hướng gia tăng và hoạt động của các tôn giáo ngày càng phức tạp.
Cho nên kịp thời nắm bắt những đặc điểm tình hình tôn giáo và khắc phục các tác
động tiều cực của tín ngưỡng tôn giáo là vấn đề cấp bách và lâu dài.
Trong nhiều năm qua, với sự phát triển của thực tiễn tình hình đất nước trên
tất cả các lĩnh vực thì tôn giáo cũng có sự thay đổi và phát triển. Nhận thức của
Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng rõ bên cạnh đó có
vến đề về tôn giáo và công tác tôn giáo. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các
giải pháp nhằm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là yêu cầu cấp bách về
lí luận và thực tiễn.


2

1 Tính tất yếu đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
1.1Tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Cũng như bất cứ một hình thái ý thức xã hội nào tồn tại dưới chế độ xã


hội chủ nghĩa, tôn giáo luôn có những bước phát triển và biến động không
ngừng của nó. Ở Việt Nam, với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà
nước, tôn giáo luôn được tạo điều kiện để tồn tại và hoạt động hợp pháp theo
pháp luật. Vì vậy mà sau khi thống nhất đất nước, các tôn giáo đã tự củng cố và
hoạt động mạnh mẽ và có xu hướng phát triển. Nhưng bước vào thời kỳ đổi mới,
mà nhất là sau năm 1990- hệ thống CNXH thế giới bị sụp đổ thì tôn giáo, sinh
hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam sôi động và đang có chiều hướng gia tăng.
Lễ hội trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô
ngày một lớn và diễn ra khắp mọi miền của Tổ quốc. Lễ Nôen, lễ Phật đản và
những buổi lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trở thành ngày
hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Dịp đầu xuân, người
dân náo nức đến đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ, thánh thất… dâng hương lễ bái,
cầu lộc, cầu tài và những nhu cầu tâm linh khác. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn
hoá của cả cộng đồng. Nhu cầu chính đáng ấy được chính quyền các địa phương
tạo điều kiện đáp ứng, làm cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo an tâm, phấn khởi,
ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi; các lớp bồi dưỡng,
đào tạo, hoặc phong bổ, thuyên chuyển, cũng như in ấn, xuất bản các ấn phẩm
tôn giáo, hoạt động đối ngoại tôn giáo đều gia tăng. Về tình hình tôn giáo ở Việt


3

Nam, có thể xem xét, đánh giá về thực trạng tín đồ, cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo,
và chức sắc tôn giáo.
- Thực trạng tín đồ các tôn giáo: Tôn giáo Việt Nam tăng nhanh, từ năm 2005
đến 2007 tín đồ tăng 2 triệu người. Đến năm 2007, tổng tín đồ các tôn giáo ở
Việt Nam là 23 triệu. Trong đó: Phật giáo gần 10 triệu; Công giáo 5,9 triệu; Tin
Lành gần 1 triệu; Hồi giáo 67 nghìn; Cao Đài 3,2 triệu; Phật giáo Hòa Hảo

khoảng 1,4 triệu; Tịnh độ cư sĩ Phật Hội 1,4 triệu; Tứ Ân Hiếu Nghĩa 78 nghìn,
Ngũ Chi Minh Chân Đạo 10 nghìn. Từ năm 2005 đến năm 2007 tín đồ tăng 2
triệu người.
Tính đến tháng 6/2010, GHPGVN có 56/63 Ban Trị sự (Ban Đại diện)
Phật giáo cấp tỉnh, 01/63 Ban Đại diện Phật giáo cấp thị xã (chưa có tổ chức bộ
máy Phật giáo cấp tỉnh); 14.775 cơ sở thờ tự, 44.498 Tăng Ni (trong đó Bắc tông
có 32.165 vị, Nam tông có 9.379 vị, Khất sĩ có 2.954 vị) và trên 10.000.000 tín
đồ được phân bố trên phạm vi toàn quốc. ( theo Minh Nga- Phó Vụ Trưởng Vụ
Phật Giáo, Ban Tôn giáo Chính Phủ )
Hiện nay(2009), theo số liệu thống kê của các địa phương có Hồi giáo, số
lượng tín đồ Hồi giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bàni và
Chăm Islam), cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước.(Trần Thị Minh
Thu, chuyên viên Vụ Các tôn giáo khác, Ban Tôn giáo Chính phủ)
Hàng năm có khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao đài.
(Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chuyên viên Vụ Cao đài, Ban Tôn giáo Chính phủ)
- Thực trạng cơ sở thờ tự của các tôn giáo:. Đến năm 2007, cả nước có 14.321
ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; 6.000 nhà thờ Công giáo và 500
nhà thờ của đạo Tin Lành; 1.000 thánh thất của đạo Cao Đài; 200 chùa quán
Hoà Hảo, 89 thánh đường của Hồi giáo; hàng vạn ngôi đình, đền, miếu, phủ... và


4

những cơ sở thờ tự khác của tín ngưỡng dân gian trải dài khắp cả nước. Một số
chi hội Tin Lành ở Tây Nguyên mới thành lập được cấp đất xây dựng nhà thờ.
Theo kết quả khảo sát, số lượng cơ sở thờ tự của Hồi giáo đến năm 2009
là 79 cơ sở. Trong đó, Chăm Islam có 40 thánh đường, 22 tiểu thánh đường;
Chăm Bàni có 17 thánh đường (chùa). (Trần Thị Minh Thu, chuyên viên Vụ Các
tôn giáo khác, Ban Tôn giáo Chính phủ )
- Thực trạng cơ sở đào tạo của các tôn giáo: số lượng cơ sở đạo tạo của các tôn

giáo có số lượng ngày càng tăng.
Phật giáo, trước năm 1975 chỉ có một trường Đại học thì nay số trường,
lớp tăng dần hàng năm. Năm 1993 có 22 trường thì đến năm 2001 có 34 trường.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật học với trên 1.000 tăng, ni
sinh; 35 lớp Cao đẳng và Trung cấp Phật học với trên 5.000 tăng, ni sinh; 1.076
cơ sở từ thiện và nhân đạo, trong đó có 950 lớp học tình thương. Phật giáo Nam
tông Khmer có 2.500 các vị sư theo các lớp Cao cấp và Trung cấp Phật học Pali.
Đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo đang mở rộng theo
hướng rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng, mở rộng loại hình đào tạo.
Đạo Công giáo cũng mở thêm các Đại chủng viện để đào tạo linh mục.
Năm 1987 mới có 1 trường, năm 1988 thêm 3 trường, năm 1991 thêm 1 trường
và năm 1994 có thêm 1 trường nữa. Đến năm 2008, ở Việt Nam có 6 Đại chủng
viện và 2 Phân viện là Xuân Lộc (Đồng Nai) và cơ sở 2 của Đại chủng viện Liên
địa phận Hà Nội tại Tòa Giám mục Bùi Chu (Nam Định).
Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã thành lập Viện Thánh kinh
Thần học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, đạo Tin Lành đã đào
tạo và bồi dưỡng cho 267 mục sư, truyền đạo, đã mở được 2 khóa với 150 học
viên theo học, mở 3 lớp bồi dưỡng thần học cho 113 truyền đạo, chấp sự là


5

người dân tộc ở Tây Nguyên, 22 tín hữu người dân tộc được cử đi học tại Viện
Thánh kinh Thần học
- Thực trạng đội ngũ chức sắc các tôn giáo: Từ năm 2003 đến năm 2005,
có 3.621 chức sắc được phong chức, bổ nhiệm và thuyên chuyển; xuất cảnh
1.413 vị; có 14.446 chức sắc đang được đào tạo ở các trường lớp tôn giáo, số đã
tốt nghiệp là 12.380. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có khoảng 80.000 chức
sắc, nhà tu hành; cơ sở thờ tự khoảng 240.001.
- Thực trạng các ấn phẩm tôn giáo của các tôn giáo: Sau khi Nhà xuất bản

Tôn giáo được thành lập (1999) đã: “cấp giấy phép xuất bản cho hơn 1.000 đầu
sách, với hàng triệu bản in”. Riêng 6 tháng đầu năm 2008, cơ quan chức năng đã
làm thủ tục cấp giấy phép xuất bản cho trên 340 đầu sách, ấn phẩm tôn giáo các
loại, trong đó riêng Phật giáo sách và ấn phẩm phục vụ cho Đại lễ Phật đản Liên
Hợp quốc năm 2008 là 40 ấn phẩm.
Những năm qua Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đang xúc tiến
việc xuất bản Kinh thánh bằng tiếng dân tộc ở Tây Nguyên, trước hết là tiếng
Bana, Êđê và Giarai.
- Thực trạng của các tổ chức tôn giáo: Từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
việc cấp đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ngày càng thông thoáng và có
nhiều thuận lợi.
Trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 22 và Chỉ thị
01/2005/CT-TTg, ở nước ta có 16 tổ chức, hệ phái của 6 tôn giáo được công
nhận. Sau khi có các văn bản pháp luật trên Nhà nước tiếp tục xem xét, cho đăng
ký hoạt động và công nhận tư cách pháp nhân cho một số tổ chức, hệ phái tôn
giáo khác.


6

+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo và công nhận pháp nhân tôn
giáo
Cho đến hết tháng 10-2008 ở Việt Nam đã công nhận tư cách pháp nhân và cấp
giấy đăng ký hoạt động tôn giáo cho các tôn giáo sau:
1- Phật giáo: Thống nhất Phật giáo vốn là nguyện vọng chung của tăng ni,
phật tử cả nước. Từ năm 1945 cho đến trước năm 1981, tăng ni, Phật tử nước
nhà đã khởi xướng và tiến hành 4 cuộc vận động thống nhất Phật giáo (những
năm 1951, 1960, 1964, 1980) và đến ngày 7-11-1981, tại chùa Quán Sứ, với sự
hiện diện của 165 vị đại biểu đại diện cho 9 tổ chức hệ phái Phật giáo cả nước,
đó là: Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam; Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống

nhất; Giáo Hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam; Ban liên lạc Phật giáo yêu nước
thành phố Hồ Chí Minh; Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam; Hội đoàn
sư sãi yêu nước miền Tây nam bộ; Giáo Hội Khất sĩ Việt Nam; Giáo Hội Thiên
Thai giáo quán tông; Hội Phật học Việt Nam2. Các đại biểu đã nhất trí hợp nhất
chín hệ phái vào một với danh xưng là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, trong
mái nhà chung của Phật giáo nước nhà. Đây là tổ chức hợp pháp, duy nhất đại
diện cho phật tử trong và ngoài nước.
2- Công giáo: Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Công giáo thế
giới, năm 1980 thành lập Giáo hội Công giáo Việt Nam.
3- Đạo Tin Lành: có 9 hệ phái, đó là: Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền
Bắc) được thành lập năm 1958; Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam)
được công nhận năm 2001; Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam; Hội thánh Cơ
đốc Phục lâm Việt Nam; Tổng Hội Thánh Báp tít Việt Nam (Ân điển - Nam
phương) được công nhận ngày 13-10-2000; Hội Thánh Mennoite Việt Nam; Hội


7

Thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam;Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam;
Hội Thánh Báp tít Việt Nam.
4- Đạo Cao Đài: có tới 19 tổ chức, hệ phái. Đến cuối năm 2000 đã có 10
tổ chức, hệ phái được công nhận tư cách pháp nhân( Cao Đài Tiên Thiên, tỉnh
Bến Tre (công nhận năm 1995);Cao Đài Chiếu Minh Châu Long, thành phố Cần
Thơ (năm 1996); Cao Đài Truyền Giáo (năm 1996);Cao Đài Minh Chơn đạo
(năm 1996);Cao Đài Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (năm 1996);Cao Đài Ban Chỉnh
đạo (năm 1997); Cao Đài Bạch Y, tỉnh Kiên Giang (năm 1998); Cơ quan Phổ
thông giáo lý (năm 1999); Cao Đài Chơn lý (năm 2000); Cao Đài Cầu Kho Tam
quan (năm 2000)). Còn 9 hệ phái khác, tuy chưa công nhận, nhưng thực tế vẫn
đang hoạt động.
5- Phật giáo Hoà Hảo: Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa

Hảo (năm 1999).
6- Hồi giáo: công nhận 3 tổ chức.( Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo
thành phố Hồ Chí Minh (năm 1992);Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An
Giang (năm 2004);Hội đồng Sư cả Bàni tỉnh Ninh Thuận.)
Hiện có 6 tôn giáo mới thừa nhận và cấp giấy đăng ký hoạt động, đó là:
Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, công nhận ngày 21-11-2007,
Đạo Baha’i, công nhận tháng 8-2008.
Minh Lý đạo - Tam tông Miếu, công nhận ngày 1-10-2008.
Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh sư đạo, công nhận ngày 1-10-2008.
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, cấp đăng ký hoạt động theo từng chùa, tháng 7-2005.
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, cấp giấy đăng ký hoạt động ngày 4-6-2006.


8

1.2 Tính tất yếu đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tôn giáo ở Việt Nam
Đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
là tất yếu. Điều đó được khẳng định bởi cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Một là, xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của chủ nghĩa vô thần khoa học
Nhiệm vụ của Chủ nghĩa vô thần khoa học là giải phóng con người về mặt
tinh thần, đề con con người và cuộc sống hiện thực của con người. Chủ nghĩa vô
thần khoa học đưa ra hệ thống các quan điểm, luận chứng, luận cứ khoa học để
khẳng định thế giới quan vô thần, vạch rõ tính chất duy tâm , thần bí của tôn giáo,
tính chất phản động, vô văn hóa của mê tín dị đoan. Chủ nghĩa vô thần khoa học
trang bị cho con người vũ khí để chống lại “xiềng xích” và “thuốc phiện” của nhân
dân. Giúp cho con người thấy được sứ mạnh của mình trong nhận thức và cải tạo
thực tiễn.
Hai là, xuất phát từ yêu cầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sử
nhân loại. Đó là cuộc cách mạng giải phóng con người, con người có điều kiện để

phát triển toàn diện về mọi mặt trong đó có tinh thần. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
là cuộc cách mạng khó khăn, lâu dài và cách mạng không ngừng. Đấu tranh chống
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là một nội dung đồng thời cũng là mục đích
xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
đòi hỏi phát huy nguồn nội lực của đất nước. Nội lực là nhân tố quyết đinh cho
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ đó,


9

mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội cũng đồng sức đồng lòng, xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và cùng thực hiện những mục tiêu chung. Những ảnh hưởng
tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo là rào cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Bốn là, xuất phát từ thực trạng vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời
gian qua
Tôn giáo bên cạnh những giá trị về văn hóa tinh thầ n nhất định thì nó còn rất
nhiều hạn chế tác động đến đời sống thực tiễn của nhân dân. Tôn giáo làm cho
nhận thức của nhân dân đi vào hư ảo, mà nhận thức sai lầm thường dẫn tới hành
động sai lầm. Theo một điều tra mới đây cho thấy: “ hiện nay có 71% thanh niên
tin vào số phận; có 55,5% thanh niên tin vào tín ngưỡng tôn giáo ở các mức độ
khác nhau”1 . Những sinh hoạt tôn giáo cũng là một nét văn hóa đặc trưng của dân
tộc, tuy nhiên phần lớn đã bị thương mại hóa và lạm dụng quá mức. Các sự việc
như xây chùa giả ở Chùa Hương, hay đồng cốt, bói toán chỉ với mục đích vụ lợi.
Tôn giáo ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và tạo ra
các vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Nếu như ở các nước Hồi giáo, hàng loạt
người tử vì đạo thì ở Nhật Bản của có những nhóm tín đồ tự tử tập thể để được giải
thoát, sớm đi vào thiên đường hạnh phúc. Ở nước ta, tôn giáo tín ngưỡng không chỉ

bị lợi dụng trở thành bạn đồng hành của mê tín dị đoan, bói toán. Nguy hiểm hơn,
tôn giáo bị kẽ thù lợi dụng trở thành phương tiện, động lực cho quá trình chống phá
Đảng, chống đối chính quyền mà các vụ việc đã xãy ra ở Tây Bắc( Vàng Chứ),
Tây Nguyên( Đêgar), Hà Nội( Giáo xứ Thái Hà)…đã gây ra những hậu quả kinh
tế, xã hội nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển cao, cùng với xu
thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, tôn giáo có những bước phát triển mang tính đột phá.
Tôn giáo mang tính quốc tế hóa cao, hệ thống các chi, hệ phái tôn giáo thường
1

“Nh÷ng ph¬ng ph¸p tiÕp cËn thanh niªn hiÖn nay”, D¬ng Tù §am, Nxb Thanh niªn, H. 1996, tr 52


10

xuyên có sự cố kết, trao đổi và đề ra những phương hướng hoạt động chung. ( Như
năm 2012, Tòa thánh Vatican đã nhiều lần cử đại diện thăm các giáo xứ ở Việt
Nam và hội đàm nhiều vấn đề có liên quan, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli
thăm giáo xứ Lào Cai, Cốc Lếu; và cũng năm 2012 đã đưa ra thông cáo chung
giữa Vatican và Việt Nam…)
Tuy nhiên, hoạt động giáo dục chủ nghĩa vô thần ở Việt Nam vẫn bên cạnh
những thành quả tích cực thì vẫn còn những hạn chế. Năm 1993, thành lập Ban
Tôn giáo chính phủ là cơ quan chuyên trách quản lý và duy trì các hoạt động quản
lý nhà nước về tôn giáo, song hoạt động giáo dục chủ nghĩa vô thần thì không được
quan tâm ở cơ quan này mà thuộc về ngành tuyên giáo. Sự tách biệt này đã ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả của hoạt động giáo dục và tuyên truyền. Hơn nữa, chủ
nghĩa vô thần có lúc được xem là nội dung cơ bản của giáo dục chính trị với sự hạn
chế về đối tượng là cán bộ, đảng viên hoạt động trong các cơ quan, đơn vị nhà
nước chứ không được xem là nội dung giáo dục cho mọi công dân. Hơn nữa, chúng
ta chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan công quyền. Việc quán triệt

quan điểm “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” trên thực
tiễn vẫn còn không ít khó khăn. Tiến hành điều tra xã hội học với đối tượng là
cán bộ ở một số tỉnh, thành phố, như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Thừa
Thiên-Huế, Phú Thọ… về những nguyên nhân hạn chế công tác tôn giáo, có
56% số người trả lời do “Sự phối hợp thiếu đồng bộ của các cơ quan hệ thống
chính trị”( theo PGS.TS Nguyễn Hữu Thảo). Thực trạng đó khẳng định hiệu quả
hoạt động giáo dục chủ nghĩa vô thần chỉ dừng lại ở những mức độ nhất định trong
mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, tôn giáo đi vào đời sống nhân dân theo “ngõ trống”
và kẽ thù biết lợi dụng tất cả những gì có thể để đánh vào đột phá khẩu này.


11

2. Một số giải pháp cơ bản khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo hiện
nay
2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác lý luận, chú trọng khai thác và làm
sâu sắc hơn nữa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo
Giáo dục luôn là giải pháp cơ bản trong đấu tranh chống ảnh hưởng tiêu
cực của tôn giáo và thực hiện tốt công tác tôn giáo. Nội dung giáo dục là toàn
diện cả kiến thức khoa học tự nhiên, quan điểm đường lối của Đảng và những
kiến thức cơ bản vê tôn giáo. Trong đó tập trung vào nội dung những quan điểm
của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về
tôn giáo và công tác tôn giáo. Bởi vì đó là nội dung trực tiếp trang bị cho nhân
dân những kiến thức cơ bản, nển tảng của chủ nghĩa vô thần khoa học. Theo
Lênin: “Đây là vũ khí vạn năng chống lại tín ngưỡng tôn giáo, vũ khí ấy sẽ đuổi
tín ngưỡng tôn giáo ra khỏi nơi ẩn náu cuối cùng khỏi chốn thâm sơn cùng cốc
của nó”2, làm lành mạnh đời sống tinh thần cho nhân dân.
Việc thực hiện những nội dung trên là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
của toàn Đảng, toàn dân. Song cơ quan chủ trì là các cơ quan chức năng chuyên

môn và các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo Macxit. Hiện nay Đảng,
Nhà nước ta đã thành lập nhiều cơ quan như: Trung tâm khoa học về tín ngưỡng
và tôn giáo, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu
tôn giáo, thuộc Viện khoa học xã hội. .. đã đảm bảo về nội dung, kế hoạch để
tuyên truyền và phổ biến những nội dung quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn
giáo, đã làm rõ tinh thần đổi mới trong tư duy của đảng ta và những thành tựu

2

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1979, Tập 29, tr 454.


12

quan trọng mà các tôn giáo và công tác tôn giáo đóng góp vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, về các nội dung của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu làm
rõ nhất là trước sư phát triển của thực tiễn hiện nay. Những vấn đề cần giải
quyết đó là cơ sở tồn tại của tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội, phát triển đảng viên
trong vùng đồng bào có đạo, người có đạo trong các cơ quan công quyền của
nhà nước…cần phải được làm rõ, khắc phục những rào cản tinh thần và xây
dựng khối đoàn kết đồng bào lương giáo.
Tổ chức và kế hoạch hóa công tác nghiên cứu lý luận, phát huy mối quan
hệ đồng thuận giữa 3 nhân tố: nhu cầu thực tiễn, nhà khoa học và nhà quản lý
lãnh đạo để công tác lý luận có những công trình có giá trị khoa học và tính thực
tiễn cao, nhanh chóng đưa vào áp dụng thực hiện trong đời sống nhân dân.
2.2 Tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo, phân rõ trách nhiệm
quyền hạn cho các cơ quan công quyền trong hệ thống chính trị về công tác

tôn giáo.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính tri. Song, trong
giai đoạn hiện nay ngoài ban tôn giáo chính phủ thì việc xác định trách nhiệm,
quyền hạn cho các cơ quan có liên quan là chưa rõ ràng. Vì vậy, cần phải tạo ra
sự phối hợp đồng bộ trong công tác tôn giáo giữa các yếu tố hợp thành hệ thống
chính trị, hạn chế tình trạng khoán trắng, chồng chéo, lấn sân là vấn đề quan
trọng cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện công tác tôn giáo.
Hiện nay, ở các địa phương trong hệ thống chính quyền thì cơ quan đảm
nhiệm công tác tôn giáo là Ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc hoặc công an, quân
đội…Điều đó thể hiện việc phân chia trách nhiệm là không thực sư rõ ràng, dễ
dẫn tới việc tiến hành thực hiện qua loa, khi có hậu quả thì không có tổ chức, cá


13

nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm. Vì vậy, trong tiến trình xây dựng nhà nước
pháp quyền, Nhà nước ta cần quan tâm hoàn thiện cơ chế , chính sách về công
tác tôn giáo, quy định chức năng, nhiệm vụ làm công tác tôn giáo của các cấp,
các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt quan tâm đến cấp cơ sở.
Trong sự phối hợp cũng cần quy định về quyền hạn, trách nhiệm chính cho mỗi
tổ chức, qua đó mà nâng cao trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
Cũng cần quy định cả yếu tố thời gian, nhất là khi giải quyết vụ việc cụ thể,
tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian để tạo ra sự phối hợp thống nhất, làm
mất thời cơ và có khi vi phạm quy định pháp lý về mốc thời gian phải giải quyết.
Thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo gắn với quá trình nâng cao trình
độ quản lý toàn diện về nhà nước và quá trình cải cách hành chính đang diễn ra
hiện nay. Quản lý nhà nước về tôn giáo là vấn đề nhạy cảm trong cả chủ trương,
chính sách và cơ quan tổ chức triển khai thực hiện. Vì vậy, quá trình quản lý
phải kết hợp chặt chẽ và dựa vào các nội dung quản lý khác để nắm bắt về số
lượng tín đồ, chức sắc, tổ chức tôn giáo, mối quan hệ giao lưu quốc tế giữa các

tôn giáo Việt Nam với các tổ chức tôn giáo quốc tế…
Kết hợp công tác tôn giáo với công tác dân tộc và thực hiện đúng, đủ về
chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào có đạo. Chú trọng
phát triển đảng viên khu vực có đạo và những công dân theo tôn giáo. Như Lênin khẳng định : “Tại sao chúng ta lại không cấm những tín đồ Thiên chúa giáo
và những người tin ở Chúa, gia nhập đảng ta?” 3; “Kh«ng nh÷ng phải sẵn sàng
kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào trong Đảng dân chủ- xã hội tất cả những
công nhân nào còn tin ở Thượng đế” 4. Người cũng không đặt các nhà tu hành ra
ngoài chủ trương đó. Còn theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì “Thực hiện tín ngưỡng
tự do; lương giáo đoàn kết” 5. Với tinh thần đó, Đảng ta có thể kết nạp người có
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1979, Tập 12, tr 173.
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1978, Tập 17, tr 520.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H 2001, tập 4. tr. VIII.
3
4


14

tín ngưỡng tôn giáo vào tổ chức, vào các đoàn thể chính trị- xã hội và các đoàn
thể quần chúng nhân dân là một việc bình thường.
2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” 6. Để
thực hiện tốt công tác tôn giáo phải có cán bộ chuyên trách về công tác này. Cán
bộ đó không chỉ có lòng nhiệt tình, say mê cống hiến mà phải được đào tạo và
có trình độ chuyên môn nhất định phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ. Điều đó
đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta có chiến lược đào tạo, phát triển và tạo nguồn kế thừa
cán bộ làm công tác tôn giáo.
Sự yếu kém, hẫng hụt từ đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hiện
nay có thể nó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu

kém của công tác này. Vì thế, bên cạnh việc tăng cường đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, trước hết cần có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng những cán bộ đang làm công tác này. Mấy năm nay, trong sự phối hợp
của các đơn vị làm công tác tôn giáo, nhiều loại lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức về tôn giáo và công tác tôn giáo được mở cho hàng ngàn cán bộ ở các cấp,
ngành, các đoàn thể. Đây là một chuyển biến lớn, góp phần nâng cao nhận thức
về tôn giáo và công tác tôn giáo cho toàn hệ thống chính trị. Về đội ngũ cán bộ
làm công tác tôn giáo hiện nay đòi hỏi: các cấp ủy quan tâm bố trí đúng người
làm công tác tôn giáo, họ phải được bồi dưỡng về kiến thức tôn giáo và nghiệp
vụ công tác tôn giáo. Đã đến lúc phải đưa chương trình tôn giáo học và các lớp
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các trường chính trị, đoàn thể các cấp, có hình
thức linh hoạt phổ biến kiến thức tôn giáo học cho nhân dân với tính cách “xã
hội hóa”. Đặc biệt, cần có kế hoạch phát hiện, đào tạo những cán bộ có uy tín,
có năng lực vận động chức sắc tôn giáo để tạo ra mối quan hệ đồng thuận.

6

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H 2001, tập 5. tr. 269.


15

Có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác tôn giáo. Công
tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng nhân dân, nó là một nhiệm vụ đặc
thù và đặc biệt. Tính nhạy cảm thường đi kèm với tính rủi ro cao trong xử lý,
giải quyết các mối quan hệ trong công việc. Vì vậy, bố trí sử dụng cán bộ làm
công tác tôn giáo vào các nhiệm vụ, các địa bàn, tiếp xúc với các tín đồ tôn giáo
phải hết sức khoa học, thận trọng và xử dụng trong thời gian dài. Có chính sách
đãi ngộ và bảo hộ về vật chất và tinh thần xác đáng.
2.4 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống tinh thần

phong phú gắn với chủ trương thực hiện xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Đời sống vật chất và tinh thần của quân nhân có quan hệ mật thiết với
việc giáo dục khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đối với
nhõn dõn. Lênin viết: “Và dưới chế độ chính trị đã được quét sạch những tàn dư
thối nát thời trung cổ ấy, giai cấp vô sản sẽ tiến hành một cuộc đấu tranh rộng
rãi và công khai nhằm xoá bỏ tình trạng nô lệ về mặt kinh tế, nguồn gốc thật sự
của sự mê muội hoặc nhân loại bằng tôn giáo”7.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy
mạnh phát triển kinh tế xã hội, gắn liền với an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc và tiếp thu các giá trị văn hóa nhân loại và đương đại làm giàu bản sắc văn
hóa dân tộc ta. Tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo,
đề cao những giá trị tương đồng giữa đạo đức, văn hóa tôn giáo và chủ nghĩa xã
hội. Có như vậy, mới tạo ra mặt trận vững chắc trong xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần và đẩy lùi tâm trạng bi quan, chán nản, quan điểm xấu độc ra khỏi môi
trường sống của nhân dân.

7

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1979, Tập 12, tr 175.


16

Chú trọng phát triển kinh tế khu vực đồng bào có đạo, thực hiện nghiêm
mọi chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào. Thường xuyên
cập nhật, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về các vấn đề
kinh tế, xã hội và về tôn giáo và công tác tôn giáo. Xây dựng khối đoàn kết
lương giáo. Tạo mọi điều kiện cho tôn giáo được hoạt động theo hiến pháp và

pháp luật. Nhất là tôn giáo được tham gia vào các hoạt động từ thiện, hoạt động
y tế, giáo dục, tháo dỡ rào cản lương giáo trong nhân dân.
2.5. Công tác đối ngoại tôn giáo ngày càng có vai trò lớn trong việc đảm bảo
sự thành công của công tác tôn giáo.
Thế giới đang vận động theo xu hướng toàn cầu hóa, vì thế quan hệ đối
ngoại của các tôn giáo cũng nhộn nhịp hơn và kéo theo đó là sự đan xen các
nhân tố tích cực và tiêu cực. Mặt khác, các thế lực thù địch chế độ ta tiếp tục lợi
dụng vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta, lấy
vấn đề tôn giáo để chống phá nước ta, lấy vấn đề tôn giáo làm căn cứ giải quyết
quan hệ song phương, đa phương trên những lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, văn
hóa, chính trị…Hoạt động đó còn tạo chỗ dựa cho một số phần tử phản động,
cực đoan tăng cường các hoạt động chống phá. Hiện nay, làm tốt công tác đối
ngoại tôn giáo cần thực hiện rất nhiều nội dung.
Tuyên truyền về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, sự phát
triển của tôn giáo ở Việt Nam cũng như chế độ dân chủ đang được mở rộng ở cả
dân tộc, tôn giáo và nhân quyền
Chủ động giao lưu quốc tế về tôn giáo, tạo cơ sở cho sự quản lý của nhà
nước về các mối quan hệ này. Chú trọng các cơ quan lớn cấp khu vực và quốc
tế. Kết hợp cả hợp tác về tôn giáo và về các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác.
Tham gia vào diễn đàn tôn giáo thế giáo trong cả chuyên môn và học
thuật, chủ động tạo nguồn tôn giáo được học tập ở các trung tâm tôn giáo lớn và


17

tranh thủ sự hậu thuẫn của các chức sắc tôn giáo quốc tế trong thực hiện chính
sách tôn giáo và quá trình xây dựng đất nước.

Kết luận
Tôn giáo là một thực thể xã hội, vẫn còn tồn tại lâu dài dưới chủ nghĩa xã

hội. Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là tất yếu. Khắc phục ảnh hưởng
tiêu cực ở Việt Nam cần được tiến hành đồng bộ và lâu dài trên cơ sở một hệ
thống quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chuyên môn.
Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của công tác tôn giáo là một bộ phận của
công tác tôn giáo. Vậy, nó cũng là công tác vận động quần chúng nhân dân. Vận
động nhân dân nâng cao đời sống tinh thần, tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa tốt
đẹp, phát huy các giá trị phù hợp của tôn giáo, khắc phục loại bỏ những tàn dư
xấu, độc, mê tín dị đoan để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của dân tộc.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả mọi cấp,
ngàng, mọi lực lượng. Nó không chỉ là hệ thống chính trị mà của cả mọi người
dân, không phân biệt lương giáo, tôn giáo nào. Nó là sự cụ thể hóa những giá trị
nhân văn của đạo trong đời của hiến chương, mục đích hoạt động của tôn giáo.
Nhưng trên tất cả, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là sự thể hiện tính
ưu việt của chế độ ta.
Tôn giáo vẫn còn tồn tại, vẫn có những giá trị phù hợp. Song, nó không
đồng hành cùng chủ nghĩa xã hội. Trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, cơ sở cho sự tồn tại của nó không còn, tôn giáo sẽ tự diệt vong.
Mọi người sẽ được giải phóng toàn diện, sẽ tìm thấy hạnh phúc thực sự của cộc
sống hiện thực dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.


18



×