Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tình huống 3: Lợi thế cạnh tranh của thép Hoà Phát_ Quản trị chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.75 KB, 17 trang )

Tình huống 3: Lợi thế cạnh tranh của thép Hoà Phát
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu đối với hầu hết
các quốc gia trên toàn cầu. Đây là điều kiện cần thiết để các quốc gia đạt được mục
tiêu phát triển bền vững. Từ đó, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức quan trọng của hội
nhập kinh tế thế giới, dần dần chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Theo đó, thúc đẩy sự phát triển của khoa học- kĩ thuật làm mọi
ngành kinh tế , mọi doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngay từ rất lâu, Đảng và nhà nước ta đã chú trọng phát triển công nghiệp nặng và
Thép chính là một trong những sản phẩm chủ đạo của ngành. Thép là một loại vật liệu
phục vụ trong nhiều nghành và chủ yếu cho các ngành công nghiệp và xây dựng. Thép
được coi là sản phẩm chiến lược cho sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để nhà nước ta
thực hiện kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi tính đặc thù của nó
mà thép là nguyện liệu không thể thiếu và không thể thay thế được. Vì vậy, mà lĩnh


vực sản xuất và kinh doanh Thép đã được nhà nước ta quan tâm và đầu tư từ rất sớm,
đã có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực này khiến cho tình hình cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt . Hơn nữa,
các doanh nghiệp trong nước hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở vật chất
kĩ thuật còn nhiều hạn chế, nên năng lực sản xuất còn yếu kém, sức cạnh tranh chưa
cao. Vì vậy mà nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm Thép trong điều kiện hội
nhập kinh tế toàn cầu là yêu cầu cấp thiết và quan trọng cho sự phát triển của ngành
thép nói riêng và cho nền kinh tế quốc gia nói chung.
Hiện nay nước ta có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này và Hòa Phát là
1 trong những doạnh nhiệp tiêu biểu nhất trong sản xuất và kinh doanh các loại thép
xây dựng và dân dụng với nguồn vốn hàng nghìn tỉ đồng, cùng với những dây chuyền
sản xuất, lò nung với công xuất hàng triệu tấn/năm. Sản phẩm Thép Hòa Phát đang và

đang có vị thế trên thị trường ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam.
I.
Cơ sở lý thuyết
1. Nguồn lực và năng lực
a. Nguồn lực


Nguồn lực là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm như:
vốn, kĩ năng của người nhân công, độc quyền nhãn hiệu, tài chính và năng lưc quản lí.
Hơn thế nữa nguồn lực bao gồm cả những yếu tố cá nhân, xã hội, tập thể.
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có những nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.
-


Nguồn lực hữu hình là những tài sản mà ta có thể nhìn thấy và định lượng

được. Nguồn lực hữu hình được chia thành bốn nhóm là nguồn tài chính, vật chất ,
con người, tổ chức.


Nguồn lực tài chính: Vốn đầu tư chủ sở hữu, vốn đi vay; Khả năng tạo ra ngân

quỹ nội bộ doanh nghiệp.



Nguồn lực vật chất: Sự tinh xảo về trang thiết bị hay địa điểm nhà máy; Quyền

chiếm lĩnh các nguồn nguyên vật liệu thô.


Nguồn lực con người: Đào tạo, kinh nghiệm sức phán đoán, trí thông minh sự

sáng suốt, khả năng thích nghi, sự tận tụy với công việc và long trung thành của cá
nhân các nhà quản trị và người làm việc.


Nguồn lực tổ chức: Kết cấu báo cáo chính thức, các kế hoạch, hệ thống kiểm


tra giám sát, hệ thống tổ chức bộ máy.
-

Nguồn lực vô hình thì bao gồm những yếu tố từ quyền sở hữu trí tuệ, mạng

lưới kinh doanh, kỹ năng tổ chức kinh doanh, danh tiếng và mối quan hệ cộng đồng.
Nguồn lực hữu hình không phải là tất cả tài sản của doanh nghiệp chính vì thế năng
lực cạnh tranh của một tổ chức thường không phản ánh qua tài chính của nó. Các nhà
quản trị chiến lược thường ưa chuộng việc lựa chon các nguồn lực vô hình làm năng
lực cốt lõi của doanh nghiệp mình hơn. Bởi lẽ, sẽ rất khó cho đối thủ cạnh tranh của
mình nhìn ra, hiểu, bắt chước hay thay thế. Trên thực tế nguồn lực nào càng khó quan

sát thì nó càng trở thành điểm tựa cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
⇒ Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình đã trở thành yếu tố then chốt cho sự phát
triển của lợi thế cạnh tranh.
b. Năng lực


Năng lực là khả năng liên kết các nguồn lực để cùng phục vụ cho một mục đích
chung. Năng lực biểu thị sự liên kết giữa những nguồn lực hữu hình và vô hình có
riêng của mỗi tổ chức. Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được
liên kết có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được kết
quả mong muốn. Qua thời gian, dưới sự tác động qua lại rất phức tạp của các nguồn
lực hữu hình và vô hình sẽ làm xuất hiện các năng lực tổ chức – có ý nghĩa như là chất

keo dính của tổ chức kinh doanh. Năng lực của tổ chức dựa vào sự phát triển, thu
thập, trao đổi thông tin và kiến thức của toàn bộ nguồn nhân lực để hình thành nền
tảng tri thức của doanh nghiệp.Và những nền tảng tri thức này sẽ trở thành yếu tố
quan trọng tạo nên lợi thế cho các công ty trong môi trường cạnh tranh khôc liệt hiện
nay.
Nền tảng quan trọng nhất tạo nên năng lực:
-

Kiến thức và kỹ năng độc đóa của nhân viên.

-


Tài chuyên môn chức năng của nhân viên.

⇒ Giá trị nguồn nhân lực trong việc phát triển và tân dụng các nguồn lực và năng lực
hay năng lực cốt lõi và vô cùng quan trọng.
2. Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là thế mạnh của DN so với DN khác mà nhờ đó làm tăng khả năng
cạnh tranh của DN. Khách hàng khi lựa chọn mua một sản phẩm nào đó họ luôn so
sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được. Lợi thế cạnh tranh hướng tới điều này.
Một doanh nghiệp gọi là có lợi thế cạnh tranh khi mà lợi nhuận nó có được lớn hơn lợi
nhuận trung bình ngành.
Khi đi tìm lợi thế cạnh tranh DN phải so sánh với các đối thủ của mình để tìm xem

mình mạnh ở điểm nào. Lợi thế cạnh tranh này phải xuất phát từ năng lực của DN mà
đối thủ không có vì vậy khó bắt chước theo. Trong trường hợp DN không có năng lực
gì nổi trội so với đối thủ thì phải lựa chọn yếu tố trọng tâm tránh trọng tâm của đối
thủ.


Có các loại lợi thế cạnh tranh sau:
- Khách hàng mua hàng vì chất lượng sản phẩm của DN nổi trội hơn so với đối thủ..
- Khách hàng mua hàng vì giá sản phẩm của DN thấp hơn đối thủ.
- Sản phẩm của DN có sự khác biệt mà khách hàng đánh giá cao.
- Dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn đối thủ: ví dụ phương thức giao nhận, thanh toán,
thái độ của nhân viên.

- Năng lực quản trị tốt tạo ra các sản phẩm ngày càng tốt, rẻ và ổn định hơn.
- Thông tin về sản phẩm của DN tới khách hàng có phạm vi và mật độ hơn đối thủ.
- Thương hiệu của DN tốt hơn so với đối thủ.
- Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm hơn đối thủ để có những bước đột phá.
Ngoài ra DN còn thực hiện các hình thức phi chính thức khác để cạnh tranh:
- Sử dụng nguồn tài chính mạnh hơn đối thủ kết hợp với sẵn sàng chấp nhận mạo
hiểm.
- Liên kết với đối thủ trong một liên minh để bóp chết một đối thủ khác hoặc để cùng
nhau thao túng giá, phân chia thị trường.
- Mua lại hay sát nhập với đối thủ
- Lũng đoạn chính sách: vận động hành lang để ra các quy định pháp luật có lợi cho
DN của mình.

- Lợi dụng kẽ hở của luật pháp để giảm chi phí như trốn thuế.
- Tung tin thất thiệt về đối thủ.
- Làm giả sản phẩm của đối thủ để hạ uy tín đối thủ
- Ắn cắp thông tin của đối thủ
- Dùng công cụ của nhà nước hoặc thậm chí là luật rừng để loại bỏ đối thủ


Ngoài việc phụ thuộc vào năng lực DN thì mỗi ngành cũng có những đặc điểm phù
hợp với một số lợi thế nhất định.
Lợi thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng để xây dựng chiến lược cạnh tranh:

Đặc điểm ngành


Đặc điểm doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh

Áp lực cạnh tranh

3. Mô thức đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường bên trong (IFAS)
Mô thức IFAS là phân tích tổ chức công ty và kiểm soát nội bộ công ty. Mô
thức này gồm 5 bước xây dựng như sau:

Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh/ điểm yếu cơ bản của DN.
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến
1,0 (quan trọng nhất) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố
cho thấy tầm quan trọng tương đối chủ yếu của yếu tố đó đối với sự thành công của


DN. Không kể yếu tố đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong, thì các yếu tố được
xem là có ảnh hưởng càng lớn đến hoạt động DN thì có độ quan trọng càng cao.
Bước 3: Xếp loại cho từng nhân tố từ 1 (thấp nhất) đến 4 (cao nhất) căn cứ vào đặc
điểm hiện tại của DN đối với nhân tố đó. Việc xếp loại ở bước này căn cứ cào đặc thù
của DN trong khi tầm quan trọng ở bước 2 phải căn cứ vào ngành hàng.
Bước 4: Nhân mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm xếp loại của nó nhằm xác định

điểm quan trọng cho từng biến số.
Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng của DN bằng cạnh cộng điểm quan trọng
của từng biến số. Tổng số điểm quan trọng nằm từ 4.0 (Tốt) đến 1.0 (Kém) và 2.5 là
giá trị trung bình.
II.

Tổng quan về Tập đoàn Thép Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng
đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ
tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép
(1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái

cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai
trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007,
Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã
chứng khoán HPG. Tính đến tháng 3/2016, Tập đoàn Hòa Phát có 18 Công ty thành
viên.
Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép xây dựng;
Các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản, gồm Bất động sản
Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản xuất thức ăn
chăn nuôi và chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép xây dựng là lĩnh vực
sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng gần 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.
Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận trong Top các doanh nghiệp lớn nhất
và hiệu quả nhất Việt Nam. Năm 2015, Hòa Phát thuộc Top 5 Công ty tư nhân lớn



nhất Việt Nam, Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất, Top 50 Công ty hiệu quả nhất Việt
Nam, Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,….
Tầm nhìn :
Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam hoạt động đa ngành với
thế mạnh là sản xuất thép, các ngành công nghiệp truyền thống và bất động sản.
Sứ mệnh:
Hòa cùng sự phát triển của xã hội, sản phẩm luôn hướng tới lợi ích khách hàng
Hợp tác bền vững, đối tác tin cậy, mang lại giá trị lâu dài cho các cổ đông
Phát huy tài năng, trí tuệ và đem đến cuộc sống tốt đẹp cho các thành viên công ty
Triển vọng mở rộng đầu tư để góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của Việt Nam

III.

Vận dụng giải quyết tình huống

Câu 1: Lợi thế cạnh tranh của thép Hòa Phát là gì? Bạn đánh giá như thế nào về
lợi thế cạnh tranh đó trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay?
a. Lợi thế cạnh tranh của Thép Hòa Phát

-

Có kinh nghiệm và nền tảng vững chắc: Xuất thân từ doanh nghiệp chuyên


kinh doanh máy móc xây dựng từ năm 1992, Hòa Phát đã vươn mình trở thành một
tập đoàn tư nhân đa ngành với thế kiềng 3 chân được cấu thành bởi thép, nội thất và
bất động sản. Trong đó, thép hiệ là mảng kinh doanh cốt lõi, đóng góp khoảng 78%
tổng doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn. Thế thượng phong của thép Hòa Phát trong
thị trường vật liệu xây dựng hiện nay được xây dựng từ tư duy tổ chức sản xuất đồng
bộ theo chiều dọc, với nền tảng là khu liên hiệp gang thép được mở rộng liên tục trong
7 năm qua
-

Giá cả: Hòa Phát mua được nguồn nguyên liệu có giá rẻ hơn. Việc mua được

nguồn quặng giá rẻ, chủ động được nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng trong luyện

thép là than cốc cùng nhà máy mới theo công nghệ lò cao hiện đại đã có thể giúp giá


thành sản xuất của Hòa Phát thấp hơn đối thủ ít nhất 5%. Đây thực sự là lợi thế rất lớn
của Hòa Phát để chiếm lĩnh thị phần.
-

Công nghệ: Tập đoàn thép Hòa Phát sử dụng công nghệ lò cao hiện đại, sử

dụng nguyên liệu đầu vào là quặng sắt thay vì thép phế liệu như công nghệ cũ. Công
nghệ lò cao của Hòa Phát là hàng hiếm ở Việt Nam hiện nay vì đặc tính tiết kiệm điện
năng so với công nghệ lò điện vón phổ biến từ mấy chục năm nay. Công nghệ lò cao

sử dụng ít điện năng hơn giúp vị thế cạnh tranh của Hòa Phát được củng cố hơn nữa,
khi mà lợi thế giá điện rẻ hơn so với khu vực của Việt Nam có thể bị biến mất trong
tương lai.
-

Vốn và nợ vay: của hòa Phát chỉ bằng 0.8 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi phần

lớn các doanh nghiệp trong ngành phải đi vay và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung
bình của các công ty thép trên sàn hiện nay khoảng 2.7 lần. Đây lại là 1 lợi thế lớn cho
Hòa Phát trong việc duy trì lợi nhuận.
-


Năng lực: Khả năng doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả và hợp lý, hệ

thống phân phối cùng chính sách chiết khấu, kế hoạch chi tiêu vốn hợp lý. Từ đó, tập
đoàn thép Hòa Phát biến khủng hoảng thành cơ hội để tạo lập vị thế trong thị trường,
dòng tiền tự do của Hòa Phát luôn duy trì ở mức cao, đảm bảo cho công ty có thể
giảm thêm nợ gốc và lãi
Thép Hòa Phát có đầy đủ những lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ: Hòa Phát có đầy
đủ những lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ: Hòa Phát có đầy đủ lợi thế cạnh tranh
tiềm năng trước đối thủ khi sở hữu quy mô sản xuất và thị phần lớn, tích hợp dọc đầy
đủ, công nghệ hiện đại và sự haauk thuẫn lớn về tiềm lực tài chính, có thể chuyển hóa
những lợi thế cạnh tranh này thành kết quả tỷ suất lợi nhuận cao.


b. Đánh giá về những lợi thế trong bối cảnh hiện nay

Trong khi năng lực sản xuất thép của các doanh nghiệp tại việt nam đã cao gấp
khoảng 2 lần nhu cầu sử dụng thép trong nước thì tập đoàn Hòa Phát vẫn tiếp tục đầu
tư mở rộng sản xuất mặt hàng này do những lợi thế cạnh tranh của mình đã sẵn có và


xác định sức cạnh tranh vẫn còn, hiệu quả sản xuất , kinh doanh vẫn tốt. điều đó 1
phần cũng lí giải vì sao trong khi nhiều doanh nghiệp ngành thép lao đao trong bối
cảnh nền kinh tế suy thoái thì tập đoàn hòa phát vẫn có số thuế đóng góp vào ngân
sách nhà nước đáng nể, không hề giảm việc làm cho người lao động .
Nhà máy thép không phải nhập khẩu cùng với chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ

cán , luyện thép. Hòa phát cũng tập trung nghiên cứu , thực hiện mô hình sản xuất
khép kín nhằm góp phần hạ chi phí giá thành sản phẩm , hạn chế ảnh hưởng tới môi
trường. mới đây , hòa phát còn thành công với công nghệ lò cao liên động khép kín từ
quặng sắt đến thép thành phẩm. ngoài ra tập đoàn đưa vào ứng dụng công nghệ lò thổi
oxy nhằm giảm tiêu thụ điện năng so với sử dụng lò điện mà nhiều doanh nghiệp
trong ngành đang sử dụng, sử dụng hệ thống lò khí hóa than để sản xuất khí CO từ
than anthracite làm nhiên liệu cung cấp cho các lò gia nhiệt của các nhà máy cán, tiết
kiệm khoảng 50% chi phí nhiên liệu cho công đoạn cán thép, sử dụng than coke do tập
đoàn tự sản xuất để giảm giá thành…
Với quy mô sản xuất khép kín , ứng dụng công nghệ tiên tiến. Hòa Phát kiểm soát
chặt chẽ giá thành các khâu và hiện đang có giá thành thấp hơn mức trung bình của
ngành. Có lợi thế này Hòa phát chủ động được giá bán đặc biệt ở khu vực thị trường

cạnh tranh cao. Thậm chí với quy trình công nghệ lò cao liên động khép kín, thép Hòa
phát có giá thành thấp hơn so với khu vực và đông nam á (asean) , có thể cạnh tranh
với thép Trung Quốc cũng như các sản phẩm cùng loại của một số nước Asean.
Lợi thế về công nghệ , thép Hòa Phát cũng là 1 trong số ít các nhà sản xuất trong nước
sản xuất được thép mác cao theo tiêu chuẩn Mỹ và tiêu chuẩn Nhật Bản. cộng với lợi
thế giá thành khiến cho thép Hòa Phát không những xuất hiện trong nhiều dự án ,
công trình xây dựng lớn của đất nước trong xây dựng , thương hiệu thép Hòa phát
cũng được thị trường lựa chọn ngày càng nhiều. từ thị phần vững vàng ở thị trường
miền bắc , Hòa phát tích cực mở rộng thị trường miền nam , đặc biệt khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, song song với đẩy mạnh tiêu thụ miền trung. Mặt khác , Hòa
Phát thực hiện chiến lược bán phôi thép cho các nhà máy trong nước thay thế hàng
nhập khẩu , đồng thời xuất khẩu phôi thép sang các nước Asean thông qua một công

ty thương mại Nhật Bản.


Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ , sản lượng thép hòa phát được tiêu thụ tăng dần
qua các năm , thị phần theo đó cũng lớn dần. đây là điều hoàn toàn trái ngược với bức
tranh chung của ngành thép , bởi theo hiệp hội thép Việt Nam , sản lượng bán ra của
phần lớn các doanh nghiệp thuộc hiệp hội trong mấy tháng qua đều giảm so với tháng
trước dẫn đến mức tiêu thụ toàn ngành giảm.
Trong bối cảnh ảnh hưởng suy giảm kinh tế , nhiều doanh nghiệp thép dừng sản xuất
hoặc hoạt động cầm chừng. tập đoàn Hòa Phát vừa tăng được lượng bán ra , vừa mở
rộng đầu tư.
Với lợi thế cạnh tranh vốn có , Hòa Phát không có hàng tồn kho mặc dù nguồn cung

tăng trưởng mạnh mẽ nhờ khu liên hợp gang thép (KLH) , thép hòa phát sản xuất ra
tới đâu hết tới đó. Đây là những tín hiệu vui đầu tiên trong lộ trình phấn đấu trở thành
nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam.
Khu liên hợp gang thép Hòa Phát được coi là vũ khí đặc biệt của công ty tạo ra những
lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho thép Hòa Phát trong thời điểm giá điện tăng mạnh và
thị trường ngoại tệ biến động . khu liên hợp có quy trình sản xuất kép kín , thép Hòa
phát ra đời từ nguyên liệu tinh quặng được hòa phát khai thác và thu mua trong nước
thay vì sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài theo công nghệ cũ đang được các
doanh nghiệp thép khai thác tại Việt Nam áp dụng.
Một ưu thế khác từ công nghệ lò cao của khu liên hợp đó là luyện bằng than coke siêu
sạch từ nhà máy than coke Hòa Phát, công nghệ này giúp tiết kiệm điện tối ưu và an
toàn cho môi trường so với lò điện. công nghệ tiên tiến đã giúp hòa phát phát triển bền

vững trong bối cảnh thị trường thép ngày càng khốc liệt , như phân tích của VSA giá
điện sẽ loại bỏ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu.
Câu 2: Cập nhật thêm thông tin về thép Hòa Phát và xây dựng mô thức IFAS để
đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến chiến lược kinh
doanh của công ty?
I.1.

Một số thông tin về thép Hòa Phát


-


Được đầu tư xây dựng có trên diện tích 132 ha, khu liên hợp gang thép Hòa
Phát tại Kinh Môn, Hải Dương bao gồm một tổ hợp khép kín từ Nhà máy chế
biến nguyên liệu, Nhà máy sản xuất than coke và nhiệt điện, Nhà máy luyện
gang, Nhà máy luyện thép đến Nhà máy cán thép và nhiều khu phụ trợ khác.
Hệ thống nhà máy trong khu liên hợp là một dây chuyền đồng bộ khép kín, sản
phẩm của nhà máy này là nguyên liệu đầu vào của nhà máy kia. Dự án được
xây dựng một cách đồng bộ nhằm tối ưu hóa chuỗi giá trị gia tăng trong các
công đoạn của chu trình luyện kim, được đánh giá là đầu tư một cách bài bản,
có tính đồng bộ, hiện đại và quy mô lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

-


Dự án có công suất 850.000 tấn/năm được chia thành 02 giai đoạn với tổng
mức đầu tư khoảng 8000 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn I có công suất 350.000
tấn/năm đã chính thức cho ra lò sản phẩm thép xây dựng đầu tiên vào cuối
năm 2009. Giai đoạn II có công suất khoảng 500.000 tấn/năm cho ra sản phẩm
đầu tiên vào tháng 10/2013. Sản phẩm của KLH là phôi thép, thép xây dựng
thành phẩm các loại (gồm cả thép thanh và thép cuộn) với mác thép cao lên
đến D55.

-

Xét về công nghệ, ưu điểm của công nghệ lò thổi oxy (BOF) Hòa Phát đang
sử dụng là khả năng tiêu thụ điện năng thấp hơn so với công nghệ đang được

đa số doanh nghiệp ngành thép Việt Nam sử dụng, lò điện (EAF). Ước tính,
điện năng tiêu thụ trên mỗi tấn thép sản xuất từ công nghệ BOF thấp hơn từ
10-15% so với công nghệ EAF. Ngoài ra, Hòa Phát có khả năng tự chủ được
khoảng 40% nhu cầu điện năng cho Khu liên hợp gang thép nên cũng ít bị ảnh
hưởng bởi việc tăng giá điện so với các công ty khác trong ngành. Do đó, mặc
dù chi phí điện chỉ chiếm chưa đến 5% giá thành sản xuất thép nhưng cũng
góp phần cũng cố hơn nữa lợi thế về giá thành của Hòa Phát so với các công ty
khác trong ngành. Quy mô sản xuất đồng bộ, khép kín giúp Hòa Phát kiểm
soát rất tốt giá thành. Đây chính là lợi thế lớn đảm bảo sức mạnh đột phá và
bền vững của thép Hòa Phát trên thị trường. Lợi thế ấy không chỉ là một phần
dây chuyền sản xuất mà nằm ở toàn bộ khu liên hợp được đầu tư hiện đại và
đồng bộ . Nó dẫn đến kết quả giảm chi phí nhiên liệu cũng như chí phí vận

hành.


-

Hòa Phát cũng chủ động được nguồn nguyên liệu chiếm đến 30% giá thành
thép, đó là than coke - sản phẩm của Nhà máy năng lượng Hòa Phát cũng năm
trong khuôn viên KLH. Hơn nữa, gần đây giá than mỡ trên thế giới (một
nguyên liệu chính để sản xuất than coke) giảm mạnh lại tạo thành cạnh tranh
lớn cho thép Hòa Phát.

-


Những nhân tố này cấu thành giúp thép Hòa Phát có giá thành thấp hơn so
với ngành thép khu vực và Đông Nam Á (ASEAN). Chính vì thế, Hòa Phát tự
tin rằng quy trình sản xuất khép kín từ thượng nguồn sẽ giúp thép Hòa Phát
cạnh tranh sòng phẳng với thép Trung Quốc nhập khẩu cũng như một số nước
ASEAN.

-

Đi đầu trong việc cải tổ hệ thống phân phối thép, sản phẩm Hoà Phát ngay từ
khi mới xuất hiện trên thị trường đã thiết lập mạng lưới bán hàng rộng rãi khắp
cả nước. Tại mỗi tỉnh miền Bắc đều có 1 đại lý cấp I chuyên kinh doanh thép

Hoà Phát. Công ty có 15 đại lý cấp I ở miền Bắc và 2 chi nhánh trực thuộc tại
Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh. Rút ngắn kênh phân phối, sản phẩm Hòa Phát
nhanh chóng được chuyển tới người tiêu dùng với dịch vụ giao nhận hoàn hảo.
Đặc biệt, Thép Hòa Phát là một thương hiệu uy tín cho các dự án xây dựng tại
Việt nam. Các nhà thầu trong và ngoài nước như Sumitomo, Shimizu,
FLSmith, Vinaconex, TCT XD Thăng Long, Licogi,… đã sử dụng sản phẩm
Hoà Phát cho nhiều công trình lớn như cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy, nhà máy
nhiệt điện Na Dương, thuỷ điện Cửa Đạt, nhà máy ximăng Thăng Long, Khu
đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Khu nhà ở cao cấp Hồ Tây Vàng,….


1.2.


Các cơ
hội

Các đe
đọa

Mô hình IFAS

Các nhân tố
chiến lược


Độ
quan
trọng

Xếp
loại

Chú thích

4

Tổng

điểm
quan
trọng
0,4

Nguồn nguyên
liệu đầu vào
giá rẻ

0,1

Sản phẩm chất

lượng cao có
áp dụng lò
công nghệ mới

0,2

4

0,8

Công suất lớn,
kiệm điện.

Nâng cao lợi
cạnh tranh,
niềm tin đối
người tiêu dùng

Thị phần lớn

0,1

3

0,3


Hệ thống kênh
phân phối lớn

0,05

3

0,15

Nguồn vốn


0,05

3

0,15

Đối thủ cạnh
tranh

0,1

4


0,4

Giảm chi phí, nâng
cao lợi nhuận

tiết
thế
tạo
với

Tạo vị thế trên thị

trường, doanh thu
lớn
Đáp ứng đầy đủ
nhu cầu khách hàng
Hệ thống phân phối
với chiết khấu hợp
lý→biến
khủng
hoảng thành cơ hội
Nợ vay của Hòa Phát
chỉ bằng 0,8 lần vốn
chủ sở hữu. Đây là

một lợi thế rất lớn
trong việc duy trì lợi
nhuận.
Các đối thủ cạnh
tranh tố Hòa Phát
cạnh trạnh không
lành mạnh, ảnh


Sản
phẩm
không

được
xuất khẩu

0,1

2

0,2

Các công ty
nước ngoài
Cường độ cạnh

tranh
trong
ngành
Các sản phẩm
thay thế

0,15

2

0,3


0,1

3

0,3

0,05

1

0,05


Tổng

1,0

hưởng đến hình ảnh
của công ty
Không thể mở rộng
thị trường ra nước
ngoài vì chậm đưa
ra các sản phẩm
mới, danh mục sản
phẩm chưa đa dạng

Ảnh hưởng đến thị
phần
Đòi hỏi phải thích
ứng tốt với môi
trường
Đe dọa từ các sản
phẩm tự nhiên, than
thiện
với
môi
trường


3,05

Nhìn chung, Thép Hòa Phát có khả năng phản ứng với môi trường là tương đối tốt.

Câu 3: Phân tích 4 yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh( năng suất, chất lượng, sự
đổi mới, đáp ứng khách hàng) của công ty thép Hòa Phát?
1. Năng suất

- Năng suất của công ty thép Hòa Phát vượt trội đã giúp doanh nghiệp đạt được lợi
thế cạnh tranh thông qua việc giảm được cấu trúc chi phí, giá thành sản phẩm có tính
cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác đồng thời với mẫu mã đa dạng
nhiều kích cỡ.

- Lợi thế chủ động về nguyên liệu đầu vào của Hòa Phát. Với việc mua được nguồn
quặng giá rẻ cùng với việc chủ động trong nguồn nguyên liệu vô cùng qua trọng trong
luyện thép là than cốc cùng nhà máy mới theo công nghệ lò cao hiện đại đã giúp giá
thành sản xuất ra sản phẩm của Hò Phát thấp hơn đối thủ ít nhất 5%. Việc tiên phong
ứng dụng công nghệ lò cao sử dụng ít điện năng hơn đã giúp vị thế cạnh tranh của
Hòa Phát được củng cố, chi phí choản xuất giảm đáng kể.


- Mặt khác, chi phí thấp do việc vay vốn để đầu tư, nợ vay của Hòa Phát chỉ bằng 0.8
lần vốn chủ sở hữu, trong khi ở các công ty khác là 2.7 lần, đã tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho Hòa Phát trong quay vòng vốn đầu tư, đầu tư cơ sở vật chất, ổn định sán
xuất, mở rộng thị trường.

- Về chu trình sản xuất khép kín từ khâu tuyển quặng, luyện gang, sản xuất phôi,
luyện thép và chế biến thành phẩm. Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp thép
có quy mô lớn nhất cả nước. Việc kết hợp lò cao với nguồn năng lượng đầu vào giá
rẻ, chi phí sản xuất phôi thép của Hòa Phát thấp hơn khoảng 10% so với các công ty
nội địa khác sử dụng công nghệ lò điện. Đây cũng là một lợi thế lớn để thép Hòa Phát
chiếm lĩnh thị trường.
2. Chất lượng

- Việc chủ động cho nguyên liệu đầu vào, ứng dụng công nghệ lò cao hiện đại đã
giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng ngay từ đầu để sản xuất được sản phẩm
đúng như thiết kế và nhu cầu của người tiêu dùng.
- Sản phẩm của thép Hòa Phát được sản xuất bằng công nghệ dây truyền hiện đại,

được chuyển giao từ các tập đoàn sản xuất thép hàng đầu trên toàn thế giới. Thép Hòa
Phát được các nhà thầu xây dựng lớn đánh giá cao về mác thép, độ bền cơ tính, thẩm
mỹ của sản phẩm. Tất cả các nhà máy của Hòa Phát đều áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 (BVQI), sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn
trong nước và xuất khẩu như JS 3112-1987, ASTM A615, TCVN 1651-2008. Đặc
biệt Hòa Phát là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất được thanh thép cỡ lớn D55,
phục vụ các công trình cầu đường lớn
3. Sự đổi mới

Cùng với sự chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ cán, luyện thép Hòa Phát cũng tập
trung nghiên cứu, thực hiện mô hình sản xuất thép khép kín nhằm góp phần hạ chi phí
giá thành sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường. Hòa Phát thành công với

công nghệ lò cao (khi mà các đối thủ cạnh tranh trong nước chưa có) liên động khép
kín từ quặng sắt đến sắt thành phẩm.


Với quy mô sản xuất khép kín, ứng dụng công nghệ tiên tiến, Hòa Phát kiểm soát
chặt chẽ giá thành ở các khâu và hiện đang có giá thành thấp hơn mức trung bình của
ngành. Có lợi thế này, Hòa Phát chủ động được giá bán đặc biệt ở những khu vực thị
trường cạnh tranh cao. Thậm chí, với quy trình công nghệ lò cao liên động khép kín
thép Hòa Phát có giá thành thấp hơn so với ngành thép khu vực và Đông Nam Á, có
thể cạnh tranh với thép Trung Quốc cũng như sản phẩm cùng loại của một số nước
ASEAN
Lợi thế về công nghệ, thép Hòa Phát cũng là một trong số ít những nhà sản xuất trong

nước sản xuất thép theo tiêu chuẩn Mỹ và tiêu chuẩn Nhật Bản.
4. Đáp ứng khách hàng

So với các đối thủ cạnh tranh đã có thương hiệu lâu năm như thép Tisco,
vinasteel….thì thép Hòa Phát có chất lượng không kém mà giá thành sản phẩm lại
thấp hơn là do Hòa Phát làm tốt quy trình sản xuất và mua được nguồn nguyên liệu
giá rẻ
Sản phẩm của Hòa phát cũng đạt chất lượng tốt, Hòa Phát là một trong số ít các công
ty thép của Việt Nam có thể sản xuất phôi thép, chủ động nguyên vật liệu cho quá
trình sản xuất , qua đó đáp ứng được mong muốn của khách hàng là mua được hàng
chất lượng với giá thành thấp.
Với mạng lưới bán hàng được xây dựng và phát triển rộng rãi, với tư duy sản xuất

đồng bộ theo chiều dọc, với nền tảng là khu liên hiệp gang thép đươc mở rộng liên
tục trong 7 năm qua. Cuối năm 2013, tập đoàn đã đưa vào hoạt động giai đoạn 2 của
dự án này tại Kinh Môn, Hải Dương, nâng tổng công suất lên tới 1.15 triệu tấn một
năm. Hòa Phát đã đáp ứng cao nhu cầu của thị trường.
Với việc vay vốn thấp, kinh doanh lien tục có lãi (năm 2014 tập đoàn lãi sau thuế
2000 tỷ đồng trong khi quý I/2014 lợi nhuận gộp cũng đã gấp đôi so với cùng kì năm
trước) thép Hòa Phát sẽ có cơ hội phủ kín các khu vực thị trường, xây dựng các chính
sách giá cả hợp lí, linh hoạt với từng thị trường, từng dự án cụ thể.


Kết Luận
Phần lớn doanh nghiệp ngành thép vẫn đang phải đối mặt với khó khăn khi mà cạnh

tranh ngày một cao; nhiều doanh nghiệp thua lỗ vì lãi vay quá lớn. Tuy nhiên, với Hòa
Phát (HPG) thì khó khăn của ngành dường như lại là cơ hội để phát triển.
Tiền thân là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy móc, vật liệu xây
dựng từ năm 1992, công ty Hòa Phát đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành doanh
nghiệp đa ngành đa nghề, hiện nay chủ yếu là thép, bất động sản và nội thất. Đặc biệt
thép trở thành trọng tâm kinh doanh, chiếm đến 80% lợi nhuận cũng như doanh thu
của Tập đoàn này.
Trong ngành vật liệu xây dựng, Hòa Phát đang nắm giữ thế thượng phong, điểm nhấn
chính là khu liên hiệp gang liên tục được đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất trong 7
năm trở lại đây
Phải nói rằng ngành thép như sản xuất thép ống đen, thép mạ kẽm… không phải là sân
chơi dễ nhằn cho các doanh nghiệp nhỏ, cần chiến lược đầu tư dài hạn, nhiều lợi thế

cạnh tranh vững vàng.
Sự phát triển của Hòa Phát, đặc biệt trong thời điểm không mấy khả quan của thị
trường xây dựng cũng như bất động sản, khiến không ít công ty sản xuất thép khác
khỏi ngưỡng mộ.
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tấm gương sáng để nhiều công ty, doanh
nghiệp nhỏ khác tại Việt Nam học tập và áp dụng.



×