Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần 2 đến kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.18 KB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế là một lĩnh vực quan trọng, là tiêu chí hàng đầu để đánh giá trình độ phát
triển của một quốc gia, dân tộc cho dù quốc gia, dân tộc đó tồn tại dưới bất kì một hình
thái kinh tế - xã hội nào đi chăng nữa. Đối với sự phát triển kinh tế, không thể nào chỉ
dựa vào nguồn lực nội tại mà còn phải biết kết hợp với các nguồn lực bên ngoài, sự tác
động của các nguồn lực đó có thể tích cực hoặc tiêu cực nhưng ảnh hưởng rất lớn đến
nền kinh tế quốc gia.
Nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế của nước ta, không thể không kể đến
khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần hai, bởi
chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đã tác động rất lớn đến nền
kinh tế non yếu của Việt Nam. Tội ác của kẻ xâm lược, nhân loại đã được chứng kiến.
Thắng lợi của nhân dân ta, lịch sử đã ghi công. Nhưng nhìn lại, chúng ta vẫn cần xem
xét xem đằng sau những gì mà thực dân Pháp đã gây ra ấy, liệu đất nước ta có chịu
những tác động gì mang chiều hướng tích cực hay không?
Trước đây, với cách nhìn nhận cũ, chúng ta vẫn chỉ thường xem xét cuộc chiến
tranh ấy với những gì tiêu cực nhất. Nhưng kể từ sau sự nghiệp đổi mới của Đảng ta
(1986), tư duy lịch sử của các nhà sử học Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Nhiều vấn đề
lịch sử đã được nhìn nhận lại một cách khách quan, trung thực trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong đó có công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam
vào những năm của thế kỷ XX.
Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về kinh tế
Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, đồng thời đi sâu tìm hiểu từng ngành,
từng lĩnh vực cụ thể, từ đó lý giải được nguyên nhân sự phát triển chậm chạp của nền
kinh tế nước nhà, rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Từ những năm 20-30 của thế kỷ XX đã có một số công trình trực tiếp hoặc gián
tiếp đề cập đến vấn đề “Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực
dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam”. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân
Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên những chính sách bóc lột về thuế khoá, độc quyền


SVTH: Phan Thị Thanh Sang

1


buôn bán, cướp đoạt ruộng đất, khai mỏ của thực dân Pháp ở Đông Dương. Là một nhà
cách mạng, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là tập trung vạch trần những tội ác, thủ
đoạn bóc lột của thực dân Pháp ở Đông Dương và các thuộc địa khác.
Trong tác phẩm “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách
mạng tháng Tám - Tập 2, Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch
sử” GS. Trần Văn Giàu đã điểm qua những chính sách khai thác của thực dân Pháp ở
Đông Dương, ông phán xét sự bóc lột hà khắc của chính quyền thực dân nhưng ông
cũng đánh giá là “…Pháp đã tạo ra được một số cơ sở vật chất, cơ sở kỹ thuật cho một
cuộc đầu tư quy mô lớn.
GS. Đinh Xuân Lâm, trong bài viết “Nông thôn Việt Nam trong thời kì cận đại”
đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (NCLS) số 232 – 233, đã phân tích những chính
sách của thực dân Pháp đối với nông thôn Việt Nam. Việc chiếm đoạt ruộng đất đã làm
phá sản hàng loạt nông dân Việt Nam, biến họ thành tá điền hoặc công nhân nông
nghiệp. Việc hàng hoá công nghiệp của Pháp tràn vào cũng bóp chết nhiều ngành nghề
thủ công. Ông cũng nhận định rằng việc phát triển nền kinh tế hàng hoá ở nông thôn
Việt Nam làm tan rã nền kinh tế tự nhiên nhưng không đưa tới việc xây dựng một nền
kinh tế mới ở Việt Nam.
Cũng với vấn đề chính sách bóc lột của tư bản Pháp ở nông thôn Việt Nam, PGS.
Nguyễn Văn Kiệm có bài “Thuế, địa tô và nợ lãi và tác động của nó đối với nông dân
Việt Nam” cung cấp thêm những tài liệu để hiểu rõ những chính sách bóc lột về thuế
khoá của tư bản Pháp đối với người nông dân Việt Nam.
Cùng với chủ đề nghiên cứu kinh tế Việt Nam thời thuộc địa còn có các tác giả
như: Tạ Thị Thuý với các bài viết “Sự phát triển của ngành dịch vụ vận tải trong
những năm 20 của thế kỉ XX”, “Công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khai thác thuộc
địa lần thứ hai của người Pháp (1919 - 1930, “Thương nghiệp Việt Nam trong những

năm 20 của thế kỉ XX”; Nguyễn Ngọc Cơ – Lê Thị Hương “Quá trình thăm dò, khai
thác chế biến quặng kim loại ở Cao Bằng thời Pháp thuộc”; Nguyễn Văn Khánh “Cơ
cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945). Nhìn chung, những bài viết
này đã cố gắng nêu lên những chuyển biến của các ngành kinh tế Việt Nam dưới thời
Pháp thuộc. Bên cạnh việc nhìn nhận những tác động tích cực của chính sách đầu tư
của tư bản Pháp, các tác giả vẫn thống nhất ở chỗ khẳng định những tiến bộ đó là nằm

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

2


ngoài ý muốn chủ quan của chính quyền thực dân, là nhằm mục đích phục vụ cho công
cuộc khai thác thuộc địa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này giúp tôi tìm hiểu rõ hơn về tác động của chương trình khai
thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đối với kinh tế Việt Nam. Qua đó hiểu rõ hơn
về những tác động tích cực, tiêu cực đối với nhân dân Đông Dương nói chung và nhân
dân Việt Nam nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về tác động của chương trình khai
thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đối với kinh tế Việt Nam trên tất cả các mặt:
nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, tài
chính ngân hàng thông qua một số nội dung cụ thể như sau:
Khái quát chung về chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đối
với kinh tế Việt Nam.
Tác động tích cực và tiêu cực chương trình này đối với kinh tế Việt Nam trong
những năm 20 của thế kỷ XX.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần hai đối với kinh tế Việt Nam.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: kinh tế Việt Nam
Về thời gian: từ năm 1919 đến năm 1929
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tiểu luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau
và kết hợp giữa các phương pháp ấy trên cơ sở phương pháp luận sử học Macxit và các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng hợp,…
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực
dân Pháp.
Chương 2: Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân
Pháp đối với kinh tế Việt Nam.
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

3


NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát chung về chương trình khai thác thuộc địa lần
hai của thực dân Pháp
1.1. Hoàn cảnh lịch sử
a. Tình hình thế giới
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đem lại hậu quả nặng nề cho nhân loại, 10
triệu người chết, 20 triệu người bị tàn phế, các khoản chi trực tiếp cho quân sự lên tới
208 tỉ USD. Nền kinh tế tài chính của các nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, đình
đốn, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân ở cả chính quốc lẫn thuộc địa và phụ thuộc
vốn nghèo khổ nay lại càng nghèo khổ hơn.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc có

sự thay đổi, Nga trở thành khâu yếu nhất trong trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa,
từ đó đã tạo điều kiện cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga dành
được thắng lợi vĩ đại – nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời, trở thành
ngọn đuốc soi đường cho phong trào cách mạng thế giới. “Giống như mặt trời chói lọi,
Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp
bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng
nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” [11; 300]
Trong những năm 1918-1924, phong trào cách mạng vô sản ở châu Âu bùng lên
mạnh mẽ, nhiều đảng Cộng sản được thành lập như Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng
Cộng sản Anh (1920),… Tháng 3-1919, Quốc tế cộng sản được thành lập đã giúp đỡ rất
lớn cho phong trào cách mạng của giai cấp vô sản, nhân dân các nước thuộc địa và phụ
thuộc thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Tuy diễn ra sôi nổi
nhưng cuối cùng, phần lớn các phong trào cách mạng kể trên đều không giành được
thắng lợi, từ năm 1914 đến năm 1925 trở đi, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống
khi chủ nghĩa tư bản bước vào thời kỳ ổn định tương đối.
Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những thuận lợi và khó
khăn nhất định. Và cũng chính trong bối cảnh đó, thực dân Pháp tiến hành chương trình
khai thác thuộc địa lần hai, trước hết là ở Đông Dương và châu Phi.

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

4


b. Tình hình trong nước
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đồng
thời cũng chịu nhiều tổn thất nặng nề và lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt
(thiệt hại hơn 200 tỷ Franc, đồng Franc mất giá; từng là đế quốc cho vay nặng lãi, Pháp
trở thành con nợ của Mỹ với hơn 300 tỷ Franc (năm 1920)). Trong khi đó, đế quốc Nga
tách khỏi hệ thống tư bản, đây là một tổn thất lớn của Pháp về mặt thị trường đầu tư (số

vốn mà Pháp đầu tư vào nước Nga Sa hoàng là 14 tỷ Franc bị mất trắng). Thêm vào đó
là nạn lạm phát, giá cả leo thang, đời sống nhân dân khó khăn đã làm trỗi dậy các
phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống lại chính phủ.
Trong bối cảnh đó, Đông Dương nổi lên hàng đầu vì khả năng tiềm tàng của nó
biểu hiện khá rõ trong việc “một mình nó gánh đến phân nửa những của cải vật chất
mà tất cả các thuộc địa cung cấp cho chính quốc trong thời gian chiến tranh”[9, 374].
Đông Dương lại là nơi có thể cung cấp những sản phẩm đang được giá cao và đòi hỏi
nhiều trên thị trường thế giới là lúa gạo, cao su, quặng mỏ. “Vừa trực tiếp phục vụ cho
chính quốc, lại vừa phải giúp đỡ các thuộc địa khác ở Thái Bình Dương trở thành có
ích cho chính quốc” [10; 89]. Đáp ứng được những tiêu chí đặt ra đó, Đông Dương,
nhất là Việt Nam tất nhiên trở thành miếng mồi ngon không thể bỏ qua của tư bản tài
chính Pháp.
Trước tình hình đó, một mặt, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi
phục nền kinh tế, lấy lại vị trí của mình trong thế giới tư bản; mặt khác, để thực hiện
mục đích biến Đông Dương thành bàn đạp từ đó làm chủ được khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, đồng thời đứng trước nguy cơ đe dọa từ phía các cường quốc khác, nhất
là Mỹ và Nhật Bản, chính phủ Pháp lựa chọn con đường có lợi nhất cho chúng là đẩy
mạnh khai thác tất cả các thuộc địa, trong đó có Việt Nam về mọi phương diện là quan
trọng nhất, phát triển nhất và giàu có nhất.
1.2. Khái quát nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân
Pháp
Cuộc khai thác đầy tham vọng về kinh tế, chính trị, xã hội được triển khai trên quy
mô lớn qua các kế hoạch của Albert Sarraut- Viên toàn quyền Đông Dương, sau là Bộ
trưởng Bộ thuộc địa và được các học giả gọi là “Quá trình tích lũy tư bản lần thứ nhất
diễn ra từ khi Pháp sơ chiếm Nam Kỳ cho đến hết thế chiến thứ nhất”. Trong 10 năm,
công cuộc khai thác đã tạo ra “sự bứt phá về kinh tế thuộc địa, chấm dứt tình trạng nhỏ
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

5



giọt về đầu tư, tình trạng thờ ơ chần chừ của tư bản tư nhân Pháp trong việc kinh
doanh, khai thác xứ thuộc địa này”. [20; 15]
Về thời gian, công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai được triển khai từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất, đến ngày 12-4-1929 trở thành đường lối chính thức trong
dự án luật “Quy định một chương trình chung khai thác các thuộc địa Pháp” do Bộ
trưởng Bộ Thuộc địa Albert Sarraut đề xuất và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới (1929-1933).
Để đạt được mục đích của mình, trong những năm 20 của thế kỷ XX, Pháp đầu tư
vào Đông Dương với tốc độ và quy mô lớn, đưa đến sự phát triển tư bản, mở rộng kinh
doanh của những công ty cũ đã có từ trước và thành lập những công ty mới ở cả những
ngành trước đây chưa từng kinh doanh. Đến năm 1929, Pháp có 50 công ty nông
nghiệp, 46 công ty công nghiệp, 19 công ty mỏ, 31 công ty thương nghiệp, tất cả đều
nằm dưới sự kiểm soát, chi phối của các tập đoàn tư bản tài chính (nhất là ngân hàng
Đông Dương).
Về vốn đầu tư, riêng năm 1920, khối lượng vốn đầu tư của tư bản Pháp vào Việt
Nam đã lên đến 255 triệu Franc. Nếu trước chiến tranh, chủ yếu là vốn đầu tư của nhà
nước thì trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai này, vốn đầu tư của tư bản tư
nhân đứng vị trí hàng đầu, kế tiếp là vốn của nhà nước và của quỹ tín dụng nông
nghiệp. Các nguồn vốn này hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát huy hiệu quả, trong đó,
vốn nhà nước thu hút, mở đường cho vốn tư nhân, còn vốn tư nhân giúp chính quyền
đạt những mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội. (xem phụ lục 1)
Về hướng đầu tư, trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chủ
yếu đầu tư vào ngành khai thác mỏ, sau đó là giao thông vận tải, thương nghiệp, nông
nghiệp thì trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai này, Pháp đổ vốn vào đầu tư
trong ngành nông nghiệp (1.272,6 triệu Franc), khai thác mỏ (653,3 triệu Franc), công
nghiệp chế biến (606,2 triệu Franc), thương nghiệp (363,6 triệu Franc), giao thông vận
tải (174,2 triệu Franc), ngân hàng và kinh doanh bất động sản,…. (xem phụ lục 2)
Chính sách tăng cường đầu tư của thực dân Pháp đã và đang làm biến đổi mạnh
mẽ cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế Việt Nam. Cơ cấu đầu tư này nói

lên sự tăng cường chính sách độc quyền kinh tế của đế quốc Pháp, mặt khác cũng bộc
lộ tính chất hẹp hòi, bảo thủ, ăn bám, vụ lợi theo kiểu “bòn mót” của chủ nghĩa tư bản
Pháp.
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

6


Chương II. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai
đối với kinh tế Việt Nam
2.1. Tích cực
2.1.1. Dòng vốn đầu tư của Pháp đổ vào Việt Nam ngày càng lớn, phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập sâu làm cho kinh tế Pháp phát triển trên
nhiều lĩnh vực, từng bước làm phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp của nước
ta, gắn kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhằm nhanh chóng khôi phục lại kinh tế và vị
thế của mình trên trường quốc tế, thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào thuộc địa,
nhất là Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam. Việc tăng cường đầu tư vốn đã đưa
đến sự phát triển tư bản, mở rộng kinh doanh của những công ty đã hoạt động từ trước
và sự thành lập ngày càng nhiều của những công ty mới, ở cả những ngành trước đây
chưa từng được kinh doanh với sự góp sức của ngân hàng Đông Dương.
Số vốn đầu tư vào Đông Dương tăng qua các năm, “chỉ tính riêng năm 1920, khối
lượng vốn đầu tư vào Việt Nam của tư bản tư nhân Pháp đã đạt tới 255 triệu Franc.
Nếu từ 1888 đến 1918, tư bản Pháp đã đầu tư vào Đông Dương khoảng trên 1 tỷ Franc
thì chỉ riêng trong 5 năm từ 1924 đến 1929, khối lượng vốn đầu tư của Pháp đã tăng
lên 4 tỷ Franc” [15; 76-77].
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, đầu tư của tư bản Pháp có
giảm nhưng từ năm 1934, tư bản Pháp lại tái đầu tư vào Việt Nam, mặc dù tốc độ và
quy mô giảm so với thời kỳ trước đó.
Nếu trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tư bản Pháp chủ yếu đầu

tư vào ngành khai mỏ, giao thông vận tải, thương mại thì trong chương trình khai thác
lần thứ hai này, tư bản Pháp tập trung vốn mạnh nhất vào ngành nông nghiệp và khai
mỏ.
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành được thực dân Pháp ưu tiên hàng đầu với
1/3 tổng số vốn. Năm 1924, số vốn đầu tư vào nông nghiệp là 52 triệu Franc, thì đến
năm 1927, số vốn đã lên tới 400 triệu Franc.

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

7


Để mở rộng diện tích canh tác, thực dân Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông
dân lập nên các đồn điền, “người ta cấp cho châu Âu những đồn điền cò bay thẳng
cánh nhiều khi quá 20.000 hecta, mà những người châu Âu này thì ngoài cái bụng phệ
và cái màu da trắng ra, không có mảy may kiến thức gì về nông nghiệp và kỹ thuật” 1.
Số lượng đồn điền tăng lên nhanh chóng, diện tích các đồn điền ngày càng mở rộng, có
đồn điền rộng tới hàng nghìn ha. Năm 1900, có 322.000 ha thì đến năm 1930, con số đó
đã lên tới 1.025.600 ha, trong đó, Bắc Kỳ có 134.400 ha, Trung Kỳ có 168.400 ha, Nam
Kỳ có 606.500 ha.
Sắc lệnh ngày 19-9-1926 và 28-3-1929 nêu rõ: Toàn quyền Đông Dương cho phép
bán đấu giá những lô đất rộng trên 300 hecta với giá 1-8 đồng/hecta.“Những khoảnh
đất được cấp dưới 300 ha không phải trả tiền, trường hợp xin cấp từ 1000 ha đến 4000
ha thì phải trả một khoản tiền nhưng không lớn lắm và do toàn quyền Đông Dương
quyết định” [14; 3], những đơn xin cấp dưới 1000 ha do Thống sứ, Khâm sứ và Thống
đốc trực tiếp giải quyết.
Như vậy, chính quyền Pháp đã tiếp tay cho bọn địa chủ Pháp ra sức cướp đoạt
ruộng đất lập đồn điền (năm 1930, diện tích đồn điền của Pháp ở Đông Dương là
1.025.000 ha, bằng ¼ diện tích đất canh tác ở Việt Nam, trong đó, Nam Kỳ có 606.500

ha [14; 4]).
Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, chủ yếu là chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất, “ngày 21-31923, thống sứ Bắc Kỳ ban hành thông tư dành các ruộng bãi bồi ở những làng ven
sông làm công điền, cấp cho các làng một diện tích dưới 500 ha làm ruộng công…
bình quân ruộng đất/khẩu ở Bắc Kỳ chỉ bằng 1/3 Nam Kỳ”[14; 7]
Riêng ở Nam Kỳ, nhằm tạo nguồn nông phẩm dồi dào phục vụ xuất khẩu, thực
dân Pháp khuyến khích phát triển chế độ sở hữu lớn về ruộng đất. Lí do là bởi đây là
vùng đất mới khai phá, còn nhiều đất hoang, dân cư thưa thớt lại khá bằng phẳng, màu
mỡ. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn hỗ trợ cho địa chủ Việt Nam tăng cường chiếm
đoạt các thửa ruộng vắng chủ của nông dân, biến thành tài sản riêng bằng cách cho địa
chủ vay với lãi suất 10%, rồi địa chủ lại cho nông dân vay lại với lãi suất 30%. Do lãi
suất cao, “người đi vay không thể nào trả được nợ, họ bị phá sản và lâm vào tình cảnh
gần như là tình cảnh của nông nô” [14; 5].
1

Nguyễn Ái Quốc, Tình cảnh nông dân Việt Nam, Báo Đời sống thợ thuyền, bản dịch: Nxb Sự thật, Lên án chủ
nghĩa thực dân, Hà Nội, 1959.

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

8


Bên cạnh đó, tư bản Pháp còn tiến hành ban bố những sắc luật vô lý nhằm chiếm
ruộng đất của nông dân như sắc luật ngày 21-7-1925: “Những tài sản vắng chủ và vô
chủ, lòng sông cái, sông con ở mức nước chảy đầy bờ tự nhiên,… bãi biển ở mức nước
triều cao nhất, đầm nước mặn ăn thông với biển,… đều thuộc tài sản công cộng của
nhà nước bảo hộ” [14; 10].
Tính đến năm 1930, “tổng số ruộng đất bị thực dân Pháp chiếm đoạt đã lên tới
1.2 triệu ha” [17; 213], trong đó, ở Bắc Kỳ có 1060 địa chủ sở hữu 50 mẫu (18 ha) trở
lên, ở Trung Kỳ có 384 địa chủ sở hữu từ 50 mẫu trở lên (25 ha), ở Nam Kỳ có 6316

địa chủ sở hữu trên 50 mẫu (50 ha) trở lên.
Chính sách cướp đoạt ruộng đất đã đẩy hàng vạn nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh
trắng tay, mất ruộng hoặc thiếu ruộng canh tác, buộc phải lĩnh canh hoặc trở thành tá
điền với những điều kiện và đồng lương hết sức ngặt nghèo.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, việc chiếm ruộng đất lập đồn điền đã
làm tăng thêm diện tích canh tác, phát huy thế mạnh đất đai ở trung du và thượng du để
phát triển cây công nghiệp, từng bước phá vỡ thế độc canh cây lúa, mở rộng cơ cấu cây
trồng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, diện tích canh tác không
còn bị xé lẻ, phân tán, manh mún mà đã tập trung thành những vùng canh tác lớn, từ đó,
có điều kiện để áp dụng các phương pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, trồng
nhiều loại giống cây trồng mới. Sắc lệnh ngày 21-7-1925 có giá trị như một “sắc lệnh
cải cách ruộng đất” của chính quyền thực dân, tạo nên một chế độ ruộng đất thống nhất
trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đại đa số các đồn điền được tư sản Pháp sử dụng để trồng lúa (chiếm 1/3 tổng
diện tích đồn điền). Theo Niên giám thống kê Đông Dương, diện tích lúa canh tác trên
toàn Đông Dương là 6.169.000 ha với sản lượng lúa là 7.270.000 tấn. Riêng ở Việt
Nam, con số đó là 4.736.000 ha và 6.044.000 tấn. [15; 81]
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhu cầu về cao su trên thị trường thế giới và
trong nước rất lớn (trong 3 năm, từ năm 1924 đến năm 1926, giá cao su tăng gấp 4 lần)
nên tư bản Pháp tập trung đầu tư vào các đồn điền cao su. “Diện tích trồng cao su tăng
lên nhanh chóng, từ 18.000 ha năm 1925 lên 127.328 ha năm 1937 và 133.000 ha năm
1942. Tính đến năm 1937, trên toàn lãnh thổ Đông Dương đã thành lập 814 đồn điền
cao su, trong đó người Pháp có 382 đồn điền, chiếm 93.4% tổng diện tích”[15; 87].
Sản lượng cao su ngày càng tăng, từ 3.500 tấn (năm 1919) lên tới 6.796 tấn (năm
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

9


1924), diện tích trồng và sản lượng cao su của Đông Dương đứng hàng thứ hai thế giới,

chỉ sau Malaysia.
Bên cạnh lúa và cao su, một số cây công nghiệp khác cũng được trồng trong các
đồn điền như cà phê, mía, chè, dừa, lạc….Cà phê được trồng chủ yếu ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ, diện tích lên tới 10.000 ha, sản lượng tăng từ 2.000 tấn lên 3.000 tấn. Chè
được trồng chủ yếu ở miền Bắc (Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang) với diện tích
khoảng 2.600 ha, chủ yếu là do người Việt trồng (85.8%). Sản lượng chè cũng tăng
hằng năm, trên 10.000 tấn, mỗi năm xuất khẩu khoảng 1.000 tấn, chủ yếu là vào thị
trường Pháp.
Về cơ cấu giống cây trồng cũng được tư bản Pháp chú trọng đầu tư với nhiều loại
cây mới được nhập khẩu như lúa (Thái Lan); các loại mía (Inđônêxia); cam, quýt (Bắc
Phi, Địa Trung Hải); khoai tây (Pháp); các loại rau quả ôn đới,…
Nông cụ cũng được cải tiến với việc đầu tư các loại động cơ hơi nước, động cơ nổ,
máy kéo, xà beng, cuốc, xẻng,… phục vụ cho khai phá đồn điền.
b. Thủ công nghiệp
Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng có những chuyển biến đáng kể và
tiến bộ hơn. Chính quyền cũng chú trọng đầu tư vào các ngành thủ công nghiệp truyền
thống, các hội đoàn thể được thành lập để bảo vệ quyền lợi của thợ thủ công.
Do nhu cầu trong nước cũng như sự mở rộng của các đô thị, dân cư ngày càng tập
trung trong các thị trấn nên máy móc, phương tiện kỹ thuật được du nhập vào trong
nước làm thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp.
Nghề dệt được tư sản Pháp chú trọng. Năm 1926, tư sản Pháp đã thành lập được 3
cơ sở chăn tằm kiểu mẫu ở Huế, Vinh và Bình Định với số vốn đầu tư là 38.000$ (420
triệu Franc). Diện tích trồng dâu tăng đáng kể, “ở Nam Kỳ diện tích tăng từ 454 ha
(1926) lên 725 ha (1930). Ở Trung Kỳ, diện tích trồng dâu gấp 18 lần Nam Kỳ, còn ở
Bắc Kỳ chỉ bằng 2/3 Trung Kỳ”.[15; 99]
Sau nghề dệt, nghề chế biến thực phẩm cũng được Pháp chú trọng, bao gồm nghề
xay xát gạo, làm bột, làm bánh, bún, đậu,… trong đó, nghề xay xát gạo phát triển nhất.
Theo P. Gourou, “năm 1935 ở Bắc Kỳ có tới 37.000 người làm nghề này” [15; 100],
tập trung chủ yếu ở Bắc Kỳ, nhất là các vùng ven đô.
Các ngành nghề khác như chế biến chè, nấu đường mật, ép dầu, nấu rượu, làm đồ

trang sức, đan lát,… cũng tồn tại và phát triển ở nhiều vùng trong nước.
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

10


Công cụ sản xuất được cải tiến, nhất là trong ngành dệt bằng việc chuyển từ khung
dệt đạp chân sang khung dệt giật tay đã góp phần nâng cao năng suất đáng kể.
Tóm lại, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, được sự hỗ trợ về vốn, các ngành nghề
thủ công truyền thống của ta phát triển mạnh, số thợ thủ công cũng không ngừng được
tăng lên, “thời Kỳ này tồn tại khoảng 108 nghề thủ công khác nhau. Tổng số thợ thủ
công năm 1943 là 277.400 người, trong đó Bắc Kỳ có 171.500 người.” [15; 102]
c. Công nghiệp
Cùng với nông nghiệp, sau chiến tranh thế giới thứ hai, công nghiệp Việt Nam
được tăng cường đầu tư vốn và mở rộng quy mô sản xuất (số vốn đầu tư chiếm khoảng
1/3 tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp). Viện nghiên cứu Liên Xô nhận định: “Đại
chiến thế giới thứ nhất đã đẩy mạnh công nghiệp thuộc địa phát triển bởi vì trong thời
gian chiến tranh, việc xuất khẩu công nghiệp phẩm của chính quốc sụt hẳn”.
Bảng 1.3: Tình hình vốn đầu tư trong các ngành công nghiệp Đông Dương (19031939)
Thời kỳ
1903-1918

Tỷ lệ trong tổng số vốn đầu tư (%)
74

1924-1930

32

1931-1939

44.5
Trung bình
50.1
(Nguồn: Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc
địa (1858-1945), Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, tr.103)
Chính sách chung của thực dân Pháp là hạn chế phát triển công nghiệp ở thuộc địa
để không làm phương hại đến nền công nghiệp chính quốc mà chỉ nhằm bổ sung cho
nền công nghiệp chính quốc nên cơ cấu của nền công nghiệp Việt Nam vẫn là 3 ngành
chủ đạo: công nghiệp mỏ, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Mặc dù chính sách
chung là vậy nhưng muốn thu được lợi nhuận lớn thì thực dân Pháp buộc phải đầu tư
vốn, cơ sở vật chất để khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Trong “Dự luật khai thác thuộc địa”, Albert Sarraut trình bày “mục đích được ưu
tiên trước hết không phải chỉ là nông phẩm nhiệt đới mà còn là nguồn tài nguyên dưới
lòng đất, tức mỏ quặng” [20; 16]. Năm 1914, tổng số giấy phép thăm dò mỏ mới có
257 giấy phép, đến năm 1924 đã tăng lên 1375 giấy phép, năm 1930 con số đó là
17.685 giấy phép.
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

11


Vốn đầu tư vào công nghiệp mỏ chỉ đứng sau nông nghiệp với 653.3 triệu Franc.
Trước năm 1919, Đông Dương có 4 công ty vô danh về mỏ với số vốn rất khiêm tốn,
nhưng từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những công ty cũ được tăng thêm vốn như
công ty than Bắc Kỳ tăng vốn từ 4 triệu lên 8 triệu Franc năm 1920, 16 triệu Franc năm
1922; công ty than Đông Triều tăng từ 2.5 triệu Franc lên 8 triệu Franc năm 1922 và 28
triệu Franc năm 1927. Số công ty mới được thành lập ngày càng nhiều như công ty
nghiên cứu mỏ Đông Dương (năm 1920), công ty than Tuyên Quang (năm 1924), công
ty mỏ Ninh Bình (năm 1926), công ty Beaugeraund (năm 1928), … Đến năm 1930, có
tất cả 40 công ty mỏ các loại, tập trung chủ yếu ở phía Bắc.

Diện tích khai mỏ tăng từ 60.000 ha (năm 1911) lên 430.000 ha (năm 1930), tức
cao gấp 7 lần. Sản lượng khai thác tăng lên nhanh chóng, trong giai đoạn 1919-1923
sản lượng khai thác trung bình là 848 tấn, đến giai đoạn 1924-1930 đã tăng lên 1612
tấn, cao gấp 2 lần. Năm 1923, Bắc Kỳ cung cấp 99% sản lượng than của toàn Đông
Dương. Đây là thời kỳ mà kỹ nghệ mỏ thực sự nở rộ, thực dân Pháp gọi là căn bệnh
“cơn sốt mỏ” (La Fièvre Minière)[13; 39].
Khu mỏ có trữ lượng than lớn nhất nằm ở Quảng Yên, than ở đây có chất lượng
cao (nhiệt lượng từ 7500-8000 calo, không khói, không xỉ, khá bở), lại nằm lộ thiên,
thuận tiện cho việc khai thác. Hai công ty đảm trách việc khai thác than ở Quảng Yên là
công ty than Đông Triều và công ty than Bắc Kỳ, năm 1937, “sản lượng than mà công
ty than Bắc Kỳ khai thác được là 1.683.000 tấn, chiếm 71% tổng sản lượng than Đông
Dương” [15; 105].
Ngoài ra còn có các công ty chuyên khai thác kim loại như thiếc, chì, kẽm,…, sản
lượng mỗi năm cũng đạt hàng trăm tấn. “Tổng giá trị các loại quặng khoáng sản đã
khai thác được từ năm 1923 đến năm 1929 tăng lên gấp 2 lần, đạt 18.6 triệu đồng”.[5;
214]
Về kỹ thuật khai thác, tư bản Pháp cho đưa vào sử dụng một số phương tiện khai
thác mới như 10 búa khoan bằng khí nén, 48 búa khoan, 3 máy rạch đập bằng khí nén,
5 máy đập bằng xích, 17 máy chạy điện,… tất cả các khâu sản xuất bằng máy móc
chiếm khoảng 6% tổng sản lượng khai thác. Các nhà máy điện cũng nâng cao năng
suất. Năm 1935, lượng điện tiêu thụ bình quân trên người là 2 Kwh đến năm 1930, sản
lượng điện ở Đông Dương là 65.2 triệu Kwh.

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

12


Bên cạnh công nghiệp khai khoáng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến
cũng rất phát triển. Hầu hết các công ty cũ đều được bổ sung thêm vốn hoạt động, công

ty bông sợi Bắc Kỳ trong 7 năm (1920-1927) được bổ sung thêm 5 triệu Franc vốn.
Ngoài ra, một số công ty mới cũng được thành lập như công ty sợi Sài Gòn (năm 1924),
công ty chăn Bắc Kỳ (năm 1926), công ty dệt lụa Nam Định (năm 1926),…
Ngoài các ngành công nghiệp nói trên, thực dân Pháp còn chú ý phát triển một số
lĩnh vực kỹ nghệ có khả năng phục vụ đắc lực cho các nhu cầu cấp bách trước mắt của
chính quyền thuộc địa như ngành in, sản xuất gạch ngói, thủy tinh,…
Từ đây, cơ cấu một nền công nghiệp thuộc địa đã được xác lập và ngày càng hoàn
chỉnh với hai bộ phận chính là công nghiệp mỏ và công nghiệp chế biến, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của nền công nghiệp dân tộc Việt Nam, đưa Việt Nam tiếp cận trình
độ kỹ nghệ của tư bản phương Tây, “xứ Đông Dương đã xa dần giai đoạn tiền tư bản
để tiến sát gần với chủ nghĩa tư bản thật sự, trong đó đã xuất hiện sự tách rời giữa lao
động và tư bản” [15; 109].
d. Thương nghiệp
 Ngoại thương
Ngoại thương thời kỳ này cũng rất phát đạt, số vốn đầu tư lên tới 363.6 triệu
Franc. Tổng giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu tăng nhanh qua các năm, năm 1920 là
318 triệu Franc, đến năm 1928 đã tăng lên 500 triệu Franc. Từ vị trí thứ ba ở giai đoạn
trước, thương nghiệp bị tụt xuống hàng thứ tư sau nông nghiệp, công nghiệp mỏ, giao
thông vận tải nhưng số tiền mà tư bản bỏ vốn vào lại tăng so với trước (40 triệu Franc),
gấp 9 lần (theo thống kê của Ch.Robequain).
Một mặt, Pháp đầu tư xây dựng các thương cảng phục vụ cho việc giao dịch hàng
hóa, mặt khác, lại đổ vốn vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông sản, khoáng
sản để thu lợi lớn. Các công ty thương mại cũ được tăng vốn đầu tư, một số công ty
mới được thành lập, theo tính toán của Martin Murray thì từ năm 1919 đến năm 1930,
có 47 công ty thương mại được thành lập ở Đông Dương với số vốn 26.691 triệu Franc,
chiếm phần lớn là công ty xuất nhập khẩu nông phẩm, khoáng sản, đồ kim khí,… Trên
phạm vi ba kỳ có 75 công ty thương mại với tổng số vốn 143.592 triệu Franc: Bắc Kỳ
có 15 công ty với tổng số vốn là 28.082 triệu Franc, Trung Kỳ có 4 công ty với tổng số
vốn là 1.348 triệu Franc, Nam Kỳ có 56 công ty với tổng số vốn là 114.151 triệu Franc.
[21; 47]

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

13


Theo tính toán của J. Aumiphin thì trong 15 năm (1924-1929), khối lượng vốn đầu
tư của tư bản Pháp vào Đông Dương lên đến 11.644 triệu Franc, chủ yếu là của 269
công ty vô danh, trong đó có 223 công ty có trụ sở kinh doanh tại Đông Dương.
Về xuất khẩu, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, việc xuất nhập khẩu không chỉ là
nhu cầu của giới tư bản công nghiệp tài chính mà việc trao đổi hàng hóa còn là nhu cầu
của thị trường tiêu dùng tại thuộc địa, nhất là nhu cầu của giới tư bản thuộc địa trong
việc thực hiện tư bản, đầu tư một cách ồ ạt vào các ngành kinh tế.
Đồng thời, sự phát triển của kinh tế Việt Nam thời kỳ này có xu thế gắn với thị
trường nước ngoài, trước hết là thị trường lúa gạo và nguyên liệu cao su. Trong suốt 30
năm (1909-1938), số nông phẩm hằng năm xuất khẩu chiếm 78.3% tổng giá trị hàng
hóa của nước Pháp xuất khẩu từ Đông Dương. Trong số hàng hóa lương thực, hầu hết
là lúa gạo Nam Kỳ chiếm 64.5%, hằng năm, tư bản Pháp dành ¼ sản lượng lúa gạo để
bán trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn 1889-1903, sản lượng gạo xuất khẩu của
Đông Dương là 809.000 tấn/năm đến giai đoạn 1919-1923, con số đó là 1.123.000
tấn/năm. Tổng lượng gạo xuất khẩu trong thời kỳ 1919-1929 đạt 14.079.238 tấn, trung
bình 1.279.930 tấn/năm, giá trị gạo xuất khẩu đạt 1.673.106.000 Franc [27; 20]. Với
sản lượng nông phẩm này, “Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung trở thành
nước đứng thứ hai trong việc xuất khẩu lúa gạo trên thị trường thế giới vào thời Pháp
thuộc”. [14; 6]
Xuất khẩu gạo nhanh chóng đưa thương mại Việt Nam hội nhập với kinh tế khu
vực và thế giới, hạt gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 30 nước với những thị
trường chủ yếu như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản,…
Mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu vẫn giữ được mức cao nhưng từ năm 1930, ngoài
gạo còn một số mặt hàng khác được xuất khẩu, khiến cho tỷ trọng gạo xuất khẩu giảm
xuống từ 69% năm 1928 xuống còn 42% năm 1937. Điều này chứng tỏ, việc phát triển

cây trồng khác đã góp phần quan trọng trong việc phá thế độc canh cây lúa, đưa nông
nghiệp Việt Nam chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa, thúc đẩy ngành
công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ phụ trợ khác phát triển như vận tải, cơ khí,

Ngô là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai của Đông Dương. Sở dĩ trong thời gian
này, ngô được xuất khẩu với số lượng lớn là do nhu cầu tiêu thụ ngô ở chính quốc tăng

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

14


lên trong khi giá ngô nhập khẩu từ châu Âu tăng cao, chất lượng ngô Đông Dương có
khả năng cạnh tranh với ngô Nam Mỹ.
Ngô được trồng chủ yếu ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ (khoảng 200.000 ha năm 1938), sản
lượng ước đạt 213.800 tấn, phần lớn trong số đó đem xuất khẩu. Năm 1938, sản lượng
ngô ở Đông Dương là 613.000 tấn nhưng xuất khẩu hết 557.000 tấn (90.9%),“Đông
Dương là nơi xuất khẩu ngô lớn nhất châu Á và đứng hàng thứ tư thế giới về mặt này”.
Sau ngô là cao su cũng chiếm vị trí rất quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu
của Đông Dương. Năm 1929, sản lượng cao su xuất khẩu là 10.300 tấn thì năm 1937
đã tăng lên 44.000 tấn. Tính chung, sản lượng lúa gạo, ngô, cao su đã chiếm tới 70%
(3/4) tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Đông Dương. (xem phụ lục 3)
Bên cạnh những mặt hàng chủ lực đó, các mặt hàng thủ công nghiệp cũng được
xuất khẩu. Nghề dệt tơ lụa nổi tiếng nhất ở La Khê, Vạn Phúc, các sản phẩm của hai
vùng này được xuất khẩu sang cả Cao Miên (Campuchia) và Pháp, thúc đẩy sự phát
triển của ngành này. Nghề trồng bông cũng có xuất khẩu nhưng số lượng không nhiều
(trong 2 năm 1924-1925 chỉ xuất khẩu 908 tấn).
Ngoài ra, sản phẩm ngư nghiệp cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu của
Đông Dương (đạt 5% giá trị xuất khẩu) với các mặt hàng như cá khô, cá hun khói, cá
muối,…

Trong công nghiệp mỏ, việc xuất khẩu nằm trong tay 6 công ty lớn của Pháp,
chiếm 7% tổng giá trị xuất khẩu, đứng đầu là than đá (năm 1930, xuất khẩu 35.000 tấn
đến năm 1937 đã tăng lên 250.000 tấn), sau đó là thiếc, kẽm, vàng, …Xi măng bắt đầu
xuất khẩu từ năm 1905 với khối lượng 400 tấn, đến năm 1920 đã tăng lên 73.000 tấn.
Về nhập khẩu, thực dân Pháp đánh thuế nặng vào các mặt hàng của nước ngoài,
nhất là hàng của Trung Quốc và Nhật Bản nhằm “cho phép Đông Dương có một sự
phát triển trong đó nền tài chính chính quốc đang suy thoái có được một lợi ích chắc
chắn mà không tước mất của chính quyền quyền ưu tiên đưa hàng hóa của mình vào
Đông Dương. Đông Dương dần thịnh vượng và cũng giúp cho nước Pháp trong khả
năng tốt nhất của mình trong công cuộc vực dậy nền kinh tế”.[21; 49]
Các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu phần lớn là từ Pháp, chủ yếu là hàng tiêu
dùng, phục vụ sinh hoạt như vải, bông, sợi, giày dép, rượu bia,… số lượng hàng hóa
này chiếm 2/3 tổng giá trị các hàng nhập khẩu, “chỉ riêng các mặt hàng bia rượu được
đưa vào Đông Dương đã lên tới 63 triệu Franc” [2; 216]. “Dưới quyền cai trị của
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

15


Ngài (Anbert Sarraut), dân tộc Việt Nam đã được hưởng phồn vinh thật sự và hạnh
phúc thật sự, hạnh phúc được thấy nhan nhản bình rượu khắp trong nước, đâu đâu
cũng có những ty rượu và những ty thuốc phiện…đã làm cho người Việt Nam tiến bộ
nhất châu Á và sung sướng nhất trần đời”2.
Hầu hết các hoạt động nhập khẩu nằm trong tay của người Pháp (54%) và người
Hoa (15%), riêng trong giai đoạn 1924-1928, nổi bật lên vai trò của Hoa thương, họ xác
lập được vị trí của mình trong nền kinh tế thuộc địa, đặc biệt là trong lĩnh vực thương
mại, dịch vụ và giữ độc quyền trong xuất khẩu lúa gạo,“khối lượng hàng hóa mậu dịch
của Trung Quốc xuất sang Việt Nam là 26%” [25; 22], . Ngoài ra, bạn hàng của Việt
Nam còn có Anh, Ấn Độ, Mỹ, Italia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản. Tại châu Á,
Trung Quốc và Hồng Kông là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, sản lượng gạo Việt

Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 775.000 tấn năm 1922-1926, ngoài
ra còn có các mặt hàng khác như cá khô, gà, vịt, chè,…
Sau năm 1920, quan hệ buôn bán với các nước châu Á giảm dần, thay thế vào đó
là việc tăng cường mở rộng quan hệ buôn bán với Pháp. Có thể nói, “Đông Dương nói
chung, Việt Nam nói riêng đã đóng vai trò Người điều chỉnh thương mại của chính
quốc” [5; 216]
Bảng b: Quan hệ ngoại thương Việt Nam và Pháp
Xuất khẩu (%)
Nhập khẩu

1911-1920
19.6

1921-1930
20.9

1931-1937
48.1

1938
53

29.6
43.2
57.1
57.1
(%)
(Nguồn: Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc

địa (1858-1945), Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, tr.119)

Trong những năm 1930, hàng của Mỹ, Đức, Bỉ, Hà Lan cũng có mặt ở Việt Nam.
Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam dầu nhớt, xăng, kim loại và nhập về lúa gạo, cao su,…
Anh cũng xuất khẩu sang Đông Dương các mặt hàng như bông, sợi, len,…


Nội thương

việc giao lưu buôn bán trên thị trường nội địa được tăng cường, hoạt động trao
đổi hàng hóa giữa các vùng miền, giữa các tỉnh trở nên sôi nổi, đem lại diện mạo mới
cho các đô thị của Việt Nam, xuất hiện các chợ lớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ
2

Nguyễn Ái Quốc, Lá thư ngỏ gửi ông Anbe Xaro-Bộ trưởng Bộ thuộc địa, trích Báo Người cùng khổ, ngày 1-81922, bản dịch: Nxb Sự thật, Lên án chủ nghĩa thực dân, Hà Nội, 1959, tr 31.

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

16


Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội),“Các chợ đều rất đắt khách vì những
phương tiện mua bán mạnh hơn, nhờ vào việc bán các sản phẩm nông nghiệp trong đó
người ta nhấn mạnh sự tiến triển của việc trồng trọt các loại cây trồng của châu Âu”
[21; 50].
Các mặt hàng dầu hỏa, xà phòng, đồ kim khí dần thâm nhập vào thôn quê nhờ
nhập khẩu: “Việc buôn bán dầu hỏa rất phát đạt, việc cung cấp đến từ Trung Quốc,
qua Đồng Đăng và Cao Bằng hoặc là do nhập khẩu, nhãn hiệu Comet, Croix và
Poisson”[21; 50]. Việc thông thương giữa các vùng rất nhộn nhịp, giữa nội địa và bến
cảng, giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng sản xuất và vùng tiêu thụ: “Tại Vân Đồn,
tháng 6-1924, việc buôn bán rất được thỏa mãn qua việc nhập vào từ Hải Phòng 48 tấn
hàng các loại…trong khi xuất cho Hải Phòng 489 tấn than và các loại; tháng 4-1925,

mua từ Hải Phòng 82.900kg gạo, 14.850kg phốt phát, 9.100kg xi măng và xuất cho Hải
Phòng 30.000kg than, 283 m3 gỗ. [21; 51]
Trên thương trường, Pháp vẫn giữ độc quyền mua và bán ba loại hàng là rượu,
muối và thuốc phiện, các hoạt động buôn bán lớn trong nước đều nằm trong tay người
Pháp và Hoa kiều.
e. Tài chính – ngân hàng
Trong việc đầu tư vốn, ngân hàng Đông Dương đóng vai trò là kẻ “nắm tài khoản
hiện hành của ngân khố Đông Dương, con bạch tuộc trung tâm tài chính ở Đông
Dương”[19; 25], có chức năng phát hành tiền giấy, cho vay lấy lãi, đầu tư vốn, góp cổ
phần, “ít có những xí nghiệp của người Pháp có một tầm quan trọng nào đó mà nó
không nắm một phần vốn hay không đặt những mối quan hệ chặt chẽ”[15; 78], ngân
hàng Đông Dương trở thành chúa tể trong nền kinh tế Đông Dương.
Từ 48 triệu Franc vốn (năm 1910), ngân hàng Đông Dương nhanh chóng phát
triển số vốn đó lên 72 triệu Franc (năm 1919) và 120 triệu Franc (năm 1931). Lợi nhuận
năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 1920, lợi nhuận đạt 20.6 triệu Franc; đến năm
1921, con số đó là 22.8 triệu Franc; năm 1922, đã lên đến 26.41 triệu Franc. [19; 26]
Ngày 20-1-1920, chính phủ Đông Dương ký thỏa ước giao cho ngân hàng Đông
Dương là cơ quan phát hành giấy bạc và là ngân hàng ngoại thương của Đông Dương.
Số tiền lưu hành tăng lên nhanh chóng từ 32.2 triệu đồng Đông Dương (năm 1913) đã
tăng lên 216.3 triệu đồng Đông Dương (năm 1939), mỗi năm số tiền lưu hành lại tăng
thêm 5%; “chỉ cần đưa vào két bao nhiêu lần 100 đồng bằng kim loại bạc là được phát
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

17


hành bấy nhiêu lần 300 đồng tiền giấy”[18; 50]. Điều này đã dẫn đến tình trạng lạm
phát, đồng thời làm ảnh hưởng đến tình hình đầu tư vốn của tư bản Pháp vào Việt Nam.
Với sự cộng tác của chính quyền thực dân, từ năm 1925 đến năm 1930, ngân hàng
Đông Dương còn tổ chức thêm 19 Nông phố tương tế tại hầu hết các tỉnh ở Bắc Kỳ,

Trung Kỳ, Nam Kỳ để cho vay lãi, xen vào lĩnh mà trước nay Hoa kiều và Ấn kiều lũng
đoạn.
Có thể nhìn nhận một cách tổng quan về ngân hàng Đông Dương như sau: “Ngân
hàng Đông Dương có quyền nhận tiền ký thác của khách hàng tư nhân cho nên nó trở
thành ngân hàng ủy thác của khách hàng; một ngân hàng nông tín, vì ngân hàng Đông
Dương có quyền cho các nông gia vay; một ngân hàng thương mại vì ngân hàng Đông
Dương có quyền cho tư nhân vay và chiết khấu các thương phiếu; và một ngân hàng
doanh nghiệp, vì ngân hàng Đông Dương có quyền tham dự vào việc thiết lập những
công ty kỹ nghệ, thương mại hay nông nghiệp… với những đặc quyền trên, trái tim,
khối óc của nền kinh tế Đông Dương đã bị ngân hàng Đông Dương chi phối”.[3; 17]
Với số vốn đầu tư lớn đó, thực dân Pháp có điều kiện tăng cường thêm các thiết bị
nên các quan hệ tư bản chủ nghĩa có điều kiện để phát triển, làm biến đổi cơ cấu kinh tế
- xã hội truyền thống của Việt Nam.
2.1.2. Chương trình khai thác thuộc địa lần hai đã kiến thiết những cơ sở hạ
tầng tối thiểu cần thiết cho sự phát triển về sau của nền kinh tế nước ta
a. Xây dựng cơ sở vật chất trong các ngành kinh tế
Với nguồn vốn đầu tư lớn lên đến hàng tỷ Franc, thực dân Pháp tiến hành xây
dựng những cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân
sự.
Trong nông nghiệp, bên cạnh những đồn điền rộng lớn, hàng loạt các công ty ra
đời như công ty Đất Đỏ, công ty trồng cây nhiệt đới, công ty Misơlanh,…. Chức năng
của các công ty này là nhằm phát triển cây công nghiệp, nhất là cao su để xuất khẩu,
kiếm nguồn lợi nhuận lớn.
Để đảm bảo năng suất lúa xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, thực dân Pháp chủ
trương xây dựng các công trình thủy nông. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, lúa được trồng chủ
yếu trên ba châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Đây là vùng có khí hậu
khắc nghiệt, nắng nóng, mưa nhiều, bão lũ, đòi hỏi phải có công tác trị thủy, đê điều.

SVTH: Phan Thị Thanh Sang


18


Bắc Kỳ có hệ thống thủy nông Thác Huống, sông Cầu phục vụ tưới tiêu cho 28.000 ha
ruộng (chiếm 54.4% đồn điền của Pháp).
Ngoài ra, Pháp còn cho xây dựng thêm các trạm bơm Phà Sa (Sơn Tây), phục vụ
tưới cho 10.000 ha và hệ thống thủy nông sông Nhuệ, đập Đáy. Trung Kỳ có hệ thống
thủy nông Bái Thượng (Thanh Hóa) tưới cho 50.000 ha, hệ thống Đô Lương (Nghệ An)
tưới cho 35.600 ha, hệ thống Đồng Cạm (Hà Tĩnh) tưới cho 20.000 ha,…Từ năm 1905
đến năm 1930, chúng đào hàng trăm kênh lớn nhỏ với “khối lượng đất là 165.637.000
m3, đưa diện tích canh tác lên 2.452.000 ha”. [8; 94]
Riêng vùng Nam Kỳ, do đặc điểm địa hình có nhiều sông rạch chằng chịt nên việc
trồng lúa phụ thuộc vào chế độ nước sông Cửu Long và sông Bassac (Tiền Giang và
Hậu Giang). Vấn đề quan trọng ở đây là công tác tiêu nước và lựa chọn giống lúa thích
hợp với điều kiện đất đai. Từ năm 1930 trở đi, tư bản Pháp tiến hành hoàn thiện hệ
thống kênh rạch, xây dựng các hệ thống thoát nước.
Với chủ trương đầu tư mạnh vào nông nghiệp, chính quyền Pháp còn thiết lập nên
Viện khảo sát Nông lâm Đông Dương (IRAFI), Túc mễ cục Đông Dương, một số cơ sở
thí nghiệm hóa học Đông Dương, côn trùng học, thổ nhưỡng học,… phục vụ công tác
nghiên cứu, đưa vào thử nghiệm ở các đồn điền.
Trong thủ công nghiệp, nhất là nghề dệt, tư bản Pháp đầu tư 38.000$ (tương
đương 420 triệu Franc) để thành lập 3 cơ sở chăn tằm kiểu mẫu ở Huế, Vinh, Bình
Định, xây dựng các nhà máy dệt lụa ở Nam Định, Phú Phong (Bình Định), Tân Châu
(Châu Đốc).
Bên cạnh nghề dệt, nghề gốm sứ cũng rất phát triển, nhất là ở các làng nghề Bát
Tràng (Hà Nội), Thanh Trì (Hà Đông), Móng Cái (Quảng Ninh), mở rộng các cơ sở sản
xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong công nghiệp, nhiều công ty mới ra đời như công ty Hạ Long – Đồng Đăng
(năm 1924), công ty than và mỏ kim khí Đông Dương (năm 1924), công ty mỏ than
Ninh Bình (năm 1926).

Trong ngành khai thác than, ở Quảng Yên có hai công ty tư bản lớn nhất của Pháp
là công ty than Đông Triều và công ty than Bắc Kỳ, sản lượng khai thác than đạt
1.683.000 tấn (chiếm 71% tổng sản lượng than của Đông Dương).
Mặc dù chủ trương chung của tư bản Pháp là không phát triển công nghiệp nặng
nhưng để phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản thì một số cơ sở chế biến quặng,
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

19


lò đúc kim loại kẽm, chì, sắt ở Sài Gòn, Quảng Yên, Hải Phòng được xây dựng; ngoài
ra còn có một số cơ sở cơ khí phục vụ yêu cầu sửa chữa tàu thủy (ở Sài Gòn) và tàu hỏa
(ở Gia Lâm, Vinh),…
Trong công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, một số cơ sở được tư bản Pháp
bỏ vốn mở rộng quy mô như công ty bông sợi Bắc Kỳ, công ty sợi Sài Gòn, công ty
chăn Bắc Kỳ, dệt lụa Nam Định, nhà máy diêm ở Bến Thủy,…
b. Giao thông vận tải
Đầu tư lớn về mặt cơ sở hạ tầng nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm
mục đích khai thác tài nguyên và mục đích quân sự. So với đầu thế kỉ XX, số vốn đầu
tư vào giao thông vận tải có giảm nhưng vẫn đạt trên 12% tổng số vốn đầu tư của tư
bản Pháp vào Việt Nam, chủ yếu là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống đường sắt, đường
bộ.
Về đường sắt, tư bản Pháp cho xây dựng 823km đường sắt xuyên Việt, mở một số
tuyến phụ từ Krongpha đi Đà Lạt (dài 43km), tuyến Tân Ấp – Xóm Cục – Bannaphao
(Lào) dài 59km, tuyến Sài Gòn – Lộc Ninh dài 140km. Đến năm 1931, Pháp đã xây
dựng được 2.389km đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong dự án xây dựng tuyến đường sắt xuyên Việt, giai đoạn 1, Pháp cho xây
dựng tuyến Vinh – Đông Hà dài 299km với kinh phí 34 triệu Franc từ năm 1922 đến
năm 1927; giai đoạn 2, hoàn thành xây dựng đoạn đường Nha Trang - Đà Nẵng dài
524km với kinh phí 205 triệu Franc, được xây dựng trong 6 năm (1931-1936). Đến năm

1927, xe lửa có thể chạy thẳng từ Na Sầm đến Đà Nẵng.
Ngày 2-10-1936, chính quyền Pháp tổ chức khánh thành đường xe lửa xuyên Việt
tại Sài Gòn, đến “tháng 10-1936, Việt Nam có 2600km đường xe lửa, số lượng đầu toa
xe tăng gấp đôi”.[15; 111]
Như vậy, đường xe lửa ở Đông Dương có hai đoạn dài là Hà Nội – Tourane (phía
Bắc) và Sài Gòn – Nha Trang (phía Nam), đoạn cuối cùng phải hoàn tất là Nha Trang –
Tourane dài 532km phải đợi đến tháng 11-1931 mới bắt đầu khởi công xây dựng.
Đường xe lửa Đông Dương như một “xương sống khổng lồ” giúp Pháp khai thác và
phân phối tài nguyên hiệu quả nhất.
Cùng với hệ thống đường sắt, đường quốc lộ và đường liên tỉnh cũng được xây
dựng và củng cố. “Đến năm 1930, Pháp mở được 15.000 km đường quốc lộ và đường
liên tỉnh, trong đó có gần 4000 km đường rải nhựa” [28; 244]. Năm 1922,“chính
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

20


quyền thuộc địa cho sửa chữa cầu Doumer, nâng cấp phần cầu đường bộ dành cho xe
cơ giới và hoàn thành thông xe vào tháng 4 năm 1924” [1; 50]. Ngoài việc mở rộng
đường chính từ Mục Nam Quan đến biên giới Campuhia, thực dân Pháp còn cho làm
nhiều con đường nối liền Việt Nam với Campuchia, Lào.
Số vận tải ô tô ngày càng tăng, “năm 1920, Đông Dương có 250 xí nghiệp và 700
ô tô; đến năm 1930 đã tăng lên 3.400 xí nghiệp với 4.300 ô tô” [12; 96]. Có thể nói
rằng, trong thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những nơi có hệ thống đường xá
tốt nhất Đông Nam Á. Những công trình đó có thể coi là biểu tượng về sức mạnh và ưu
thế của kỹ thuật văn minh phương Tây đối với xã hội nông nghiệp truyền thống của
phương Đông lúc bấy giờ.
Đồng thời, giao thông thủy cũng được Pháp chú trọng, nhất là việc đầu tư xây
dựng hệ thống các cảng sông, cảng biển như Hải Phòng, Hòn Gai – Cẩm Phả, Bến
Thủy, Đà Nẵng, Sài Gòn, “các hải cảng Hải Phòng và Sài Gòn đóng vai trò trung tâm

trong thương mại vùng, tạo nên trung tâm thần kinh của sự thịnh vuợng của thuộc địa,
ngoài ra còn có hai cảng Bến Thủy và Quy Nhơn có trọng tải hơn 4 tấn” [23; 42]…
thực dân Pháp còn trang bị thêm các thiết bị, đưa vào khai thác, vận chuyển hành khách
và hàng hóa. Ngày 22-9-1922, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định mở rộng cảng Sài
Gòn bằng việc sát nhập cảng này với hệ thống giao thông cảng sông chợ Lớn, có tác
dụng đặc biệt trong việc vận chuyển và xuất khẩu lúa gạo Nam Kỳ.
Đặc biệt, trong chương trình khai thác thuộc địa lần này, trong lĩnh vực giao thông
vận tải có sự xuất hiện của đường hàng không, ra đời vào khoảng những năm 1920 và
1930. Ngày 11-7-1917, Sở Hàng không Đông Dương được thành lập, chuyên phục vụ
các yêu cầu về quân sự. Gần một năm sau, vào ngày 6-4-1918, Sở Hàng không dân sự
Đông Dương chính thức ra đời. “Năm 1927, học giả V.Goloubev (E.F.E.O) đã sử dụng
máy bay để chụp ảnh bán đảo Đông Dương. Các nhà địa chính Pháp còn dùng máy
bay để đo đạc ruộng đất, lập địa bạ trên địa bàn Bắc Kỳ”[15; 112]
Sự ra đời của ngành hàng không đã góp phần mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới
giao thông của Việt Nam. Đây cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng để thống nhất thị
trường dân tộc, tạo điều kiện phát triển kinh tế hoàng hóa, trong báo cáo kinh tế hằng
năm, thống sứ Bắc Kỳ đánh giá: “Việc cải tạo các hệ thống đường giao thông ngay lập
tức đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại”.[23; 42]

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

21


2.1.3. Chương trình khai thác thuộc địa lần hai đã tạo điều kiện cho sự hình
thành và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của người Việt Nam trên nhiều
lĩnh vực (tư sản dân tộc)
Trước chiến tranh, tư sản Việt Nam chỉ là một tầng lớp nhỏ bé, kinh doanh trong
thương nghiệp, hoạt động sản xuất hạn hẹp. Sau chiến tranh, hoạt động kinh doanh của
tư sản Việt Nam được mở rộng và có quy mô lớn, kinh doanh hầu hết trong các ngành

kinh tế, không phải chỉ là bốn nhà tư sản lớn ở Việt Nam “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam
Xường, tứ Bưởi” mà ở khắp ba miền, ở các thành phố lớn, trong tất cả các ngành đều có
mặt của nhà tư sản Việt Nam, một số còn có quan hệ buôn bán với nước ngoài.
Trong nông nghiệp, bên cạnh các đồn điền cao su rộng lớn của tư bản Pháp, tư sản
Việt Nam cũng bỏ vốn để lập đồn điền. Có đồn điền rộng thu hút đến vào trăm công
nhân như đồn điền của Huỳnh Trinh Lộc (rộng 131 mẫu), Lê Phát Vĩnh và Nguyễn
Hữu Hào (388 mẫu), Nguyễn Văn Của (300 mẫu), nhiều người còn có cổ phần trong
tập đoàn cao su Đông Dương.
Sự phát triển của sản xuất hàng hóa với hoạt động thương mại đã thúc đẩy một số
nhà sản xuất công nghiệp Việt Nam ra đời nhưng hoạt động nhỏ bé. Kinh tế Việt Nam
vốn bị phụ thuộc vào kinh tế Pháp, khi chiến tranh xảy ra, việc xuất vốn đầu tư của
Pháp vào Việt Nam giảm đáng kể, có lúc ngừng hẳn, công cuộc khai thác ở tình trạng
cầm chừng. Nhân cơ hội đó, một số tư sản Việt Nam đã mở xưởng kinh doanh một số
nghề như dệt vải, ép dầu, thuộc da,…thay thế cho số hàng không nhập cảng được.
“Nhà máy dệt của Lê Phát Vĩnh (Sài Gòn) sử dụng khung cửi tay và khung cửi máy có
50 công nhân, gần 100 phụ nữ và trẻ em quay tơ, kéo chỉ; nhà máy ươm tơ của công ty
Đồng Lợi của Nguyễn Khắc Trương ở Thái Bình có 100 công nhân với 20 khung cửi;
xưởng thêu của Trương Đình Long ở Hà Nội có 300 công nhân”.[11, 24]
Số lượng các nhà tư sản bỏ vốn kinh doanh càng ngày càng nhiều, bên cạnh đó,
một số thợ thủ công trước kia bị phá sản cùng một số cơ sở sản xuất thủ công cũng
nhân dịp này mà phục hồi lại.
Hoạt động thủ công nghiệp mặc dù còn mang nặng tính chất gia đình, đóng vai trò
như một nghề phụ, số làng chuyên cũng như số thợ thủ công ít ỏi nhưng sự tồn tại của
nền thủ công nghiệp thời kỳ này đã tạo những tiền đề cần thiết để hình thành nên nền
công nghiệp dân tộc và giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam vừa nhỏ bé vừa non yếu.

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

22



Bộ phận tư sản công nghiệp duy trì và phát triển sản xuất theo lối công trường thủ
công, một số chuyển sang sản xuất theo kiểu xí nghiệp như xưởng in của Lê Văn Phúc,
Ngô Tử Hạ, Bùi Huy Tín, một số khác mua ôtô, xe kéo để kinh doanh vận tải. Ở Nam
Bộ, có hai nhà máy điện của tư sản Việt Nam là nhà máy điện Long Đức ở Trà Vinh và
nhà máy điện Lê Trung Long, Lê Phát Vĩnh cung cấp điện cho một số tỉnh ở miền Nam
và Campuchia.
Trong công nghiệp mỏ, trong danh sách nhượng địa mỏ được hiệp hội mỏ Bắc Kỳ
đưa vào “Công nghiệp mỏ Đông Dương năm 1933”, cả Đông Dương có 364 nhượng
địa mỏ thì có 41 nhượng địa của cá nhân người Việt. Tiêu biểu có Bạch Thái Bưởi hoạt
động khai thác mỏ than ở Bí Chợ, Nguyễn Hữu Thu, Nguyễn Thị Tâm khai thác mỏ
than ở Mùa Xuân (Quảng Yên) sử dụng 800 công nhân, Phạm Kim Bảng khai thác than
ở Đông Triều có 500 công nhân,…
Do bị thực dân Pháp và tư sản mại bản (những người thầu khoán, đại lý của Pháp)
chèn ép nên đa số tư sản dân tộc Việt Nam tập trung lại để kinh doanh trong thương
nghiệp với các công ty, hội buôn khá lớn như Quang Hưng Long (xuất khẩu thổ sản, đồ
thêu), hội buôn tơ lụa ở Hội An.
Ngoài các công ty cũ như Phượng Lâu, Quảng Hưng Long, Liên Thành,… một số
công ty mới được thành lập như công ty thương mại Bạch Thái Tòng, Nam Đồng Ích
(Thanh Hóa), Liên đoàn thương mại kỹ nghệ ở Rạch Giá,…
Hàng hóa Việt Nam từ các vùng sản xuất chuyên nghiệp như tơ lụa Hà Đông,
chiếu cói Thái Bình, đường Quảng Nam,… lưu hành trong nước với tốc độ nhanh
chóng. Một số thương nhân còn có tàu thuyền buôn bán trực tiếp với nước ngoài như
công ty Trí Phú (Hải Phòng) buôn bán hàng Pháp, Mỹ, Nhật,…; công ty Thuận Hòa
(Nam Kỳ) chuyên nhập khẩu ô tô, xe đạp, xăng dầu,… “hằng năm, các công ty thương
mại của tư sản Việt Nam đã nhập khẩu vào trong nước từ 3000 tấn đến 7000 tấn hàng
hóa, xuất khẩu một số lượng hàng hóa truyền thống của Việt Nam ra thị trường khu
vực như tơ lụa, đường, chè uống, gạo,…” [16; 31], nhờ đó mà tư sản Việt Nam thu
được lãi, vốn tăng lên nhanh chóng làm xuất hiện những chủ xí nghiệp tương đối lớn.
Có xí nghiệp thuê đến hàng trăm công nhân làm việc, có những xí nghiệp đã cơ khí hóa

hoặc bán cơ khí hóa, hàng trăm xí nghiệp được trang bị máy móc, kỹ thuật sản xuất tiến
bộ.

SVTH: Phan Thị Thanh Sang

23


Bên cạnh đó, một số tư sản đã cố gắng kiểm soát tuyến đường vận chuyển hàng
hóa thủy nội địa (Hà Nội – Sài Gòn) và quốc tế (Việt Nam – Hồng Kông) như Nguyễn
Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi – “Vua tàu thủy” của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Năm 1920,
xưởng đóng tàu của công ty Bạch Thái đóng thành công tàu đi biển Bình Chuẩn, đầu
những năm 20 của thế kỷ XX, công ty Bạch Thái có 40 tàu, làm chủ các tuyến vận tải
đường thủy trong nước và một số tuyến đường biển quốc tế.
Sản xuất của tư sản tăng lên nhanh chóng, địa vị kinh tế đã khá rõ trên thị trường
nhưng để nâng cao hơn nữa địa vị của mình đồng thời đối phó với lực lượng kinh tế
khác kìm hãm, tư sản Việt Nam đã sử dụng rất nhiều biện pháp mở rộng quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Công ty Nam Kỳ thương mại kỹ nghệ xã hội với điều lệ ghi rõ:
“giữ gìn cho nhau sự giao thiệp trong cuộc thương mại, chịu đựng với nhau và giúp đỡ
nhau trong cuộc thương mại và kỹ nghệ”[27; 96]. Kêu gọi các nhà tư sản bước vào con
đường thực nghiệp để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa “Thực nghiệp! Thực nghiệp!
Hai chữ đó ta chớ nên quên vì ta phải dùng hai chữ ấy làm một thứ khí giới thiêng
liêng để giữ mình khi bước vào con đường tiến hóa mà nó vẫn sẵn lòng đợi ta vậy” [27;
96].
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, năm 1927, một số tư sản, địa chủ như Lê
Văn Gồng, Trần Trinh Trạch, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Sở,… hùn vốn lập Nhà
ngân hàng Việt Nam, với số vốn ban đầu là 250.000 đồng, đến năm 1929 đã tăng lên
700.000 đồng.
2.2. Tiêu cực
2.2.1. Kinh tế Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, nhỏ bé, què quặt,

phụ thuộc vào kinh tế Pháp
Trong toàn bộ nền kinh tế, giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm 70% tổng thu nhập
quốc dân, kinh tế nông nghiệp giữ địa vị thống trị. Mặc dù bộ phận kinh tế tư bản chủ
nghĩa có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn không làm biến đổi được cấu trúc của nền
kinh tế Việt Nam.
Trong nông nghiệp, phương thức kinh doanh ruộng đất chủ yếu vẫn là phát canh
thu tô, nghĩa là giao ruộng đất về cho các gia đình nông dân sản xuất rồi thu tô thuế. Tô
có thể bằng tiền hoặc hiện vật (lúa gạo) và các sản phẩm thu được từ đất canh tác,“Ở
Nam Kỳ có tới 345.000 gia đình nông dân chuyên sống bằng lĩnh canh ruộng đất của
địa chủ, chiếm 57% tổng số hộ nông dân, 63% ruộng đất được đem phát canh và số
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

24


chủ ruộng có phát canh lên đến 90.285 người. Ở Bắc Kỳ, số người lĩnh canh ruộng đất
và tá điền là 275.000 người, chiếm 24% dân cư nông thôn. Còn ở Trung Kỳ, số tá điền
và những người lĩnh canh ít hơn với khoảng 68.471 người, chiếm 13% dân cư nông
nghiệp”.[15; 140]
Bình quân, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, địa tô chiếm 40-70% hoa lợi, ở Nam Kỳ từ 5080% hoa lợi, ruộng của “nhà chung” thu tô 2/3 hoa lợi, ngoài các khoản thu địa tô
chính, tá điền phải nộp thêm các khoản tô phụ như tô trâu, tô nước, tô nông cụ. Bên
cạnh đó, nạn sưu thuế là gánh nặng lớn đè lên vai người nông dân. Theo quy định, tất
cả mọi người từ 18-60 tuổi phải đóng 2.5 đồng thuế thân, mỗi mẫu đất đóng 0.5 đến 2.3
đồng, mỗi mẫu ruộng từ 1 đồng đến 9 đồng.
Do mật độ dân cư cao nên đất canh tác bị chia nhỏ, ở đồng bằng sông Hồng được
chia thành 1.600.000 mảnh, thuộc về 1.300.000 chủ sở hữu; số chủ ruộng có diện tích
dưới 5 ha chiếm 98% và nắm trong tay 40% tổng diện tích đất canh tác. Diện tích manh
mún nên sản xuất lúa ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp, sản
lượng thu hoạch không cao dẫn đến khả năng xuất khẩu kém.
Về nông cụ, mặc dù tư bản Pháp có sử dụng một số nông cụ tiên tiến như cuốc,

xẻng, xà beng,… nhưng số lượng đó là rất ít, trên cơ bản, tư bản Pháp vẫn sử dụng các
phương tiện kỹ thuật cổ truyền, thô sơ, các biện pháp kỹ thuật trong các khâu làm đất,
tưới nước, chăm bón, thu hoạch,… hầu như không được áp dụng. Theo ước tính của
Yves Henry, “số lượng trâu bò dùng làm sức kéo vào năm 1930 ở Bắc Kỳ là 500.000
con, ở Trung Kỳ là 620.000 con, ở Nam Kỳ là 420.000 con”[15; 92].
Trong điều kiện đó, năng suất lúa ở Việt Nam chuyển biến rất chậm chạp. Từ năm
1980 đến năm 1945, năng suất lúa ở Việt Nam chỉ tăng được 3 tạ/ha (tức là 9.0 tạ/ha
lên 12-13 tạ/ha). Trong khi đó, năng suất lúa cùng thời gian này ở Xiêm là 18 tạ, ở
Inđônêxia là 15 tạ, Tây Ban Nha là 58 tạ/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai, bão
lụt, vỡ đê khiến cho hàng ngàn ha lúa bị ngập, mất mùa. Bình quân lương thực ngày
càng giảm, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nạn thiếu lương thực diễn ra triền miên và phổ biến
ở nhiều vùng nông thôn.
Tóm lại, trong cuộc khai thác lần thứ hai này, nền nông nghiệp Việt Nam đã có
nhiều biến chuyển, nhất là trong khu vực kinh tế đồn điền. Nhưng nhìn một cách tổng
quát, phương thức canh tác và trình độ kỹ thuật nông nghiệp còn rất lạc hậu, thấp kém.
Lực lượng cán bộ kỹ thuật nông nghiệp trực tiếp làm việc ở nông thôn rất hiếm hoi.
SVTH: Phan Thị Thanh Sang

25


×