Phan Thị Kim Anh - KHPT3
A. LỜI NÓI ĐẦU
Ước lượng và dự báo cầu của một loại hàng hóa là một trong những
hoạt động quan trọng và phố biến đối với các nhà kinh tế học vi mô nhằm
củng cố lí thuyết về cầu hàng hóa. Đối với các nhà quản lí vĩ mô, các nhà
quản lí doanh nghiệp, việc ước lượng cầu còn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và ra quyết định đúng đắn
trong tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lí một cách có hiệu quả
nhất là việc rất cần thiết.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết,
hiện Việt Nam đứng thứ 18/20 có số lượng người sử dụng internet lớn nhất
thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực châu Á và đứng ở vị trí thứ 3 trong khu
vực Đông Nam Á. So với năm 2000, số lượng người dùng internet hiện tại
đã tăng hơn 15 lần.
Trong hành trình 15 năm phát triển internet Việt Nam, theo Thứ
trưởng Lê Nam Thắng, đây là giai đoạn bùng nổ các loại hình dịch vụ, ứng
dụng và nội dung thông tin trên Internet. Các dịch vụ, ứng dụng nội dung
của Việt Nam từng bước đã cạnh tranh được với dịch vụ và ứng dụng nước
ngoài, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng internet.
Mười lăm năm phát triển, internet đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các hoạt động của bộ máy công
quyền cũng ngày càng sử dụng internet để tăng cường hiệu quả quản lý,…
Vì vậy, nhu cầu sử dụng internet của người dân Việt Nam cũng như
số lượng người sử dụng ngày càng tăng. Việc nghiên cứu phân tích và dự
báo cầu sử dụng internet của người dân Việt Nam là một đề tài rất hay và
có ý nghĩa. Trong khuôn khổ bài tập này em xin chọn đề tài “Dùng
phương pháp trung bình trượt để dự báo số lượng người sử dụng dịch vụ
internet của Việt Nam năm 2013 thông qua số liệu các năm 2003-2012 ”.
1
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
Do sự hạn chế về thời gian và kiến thức thực tế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót về nội dung. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý
của thầy và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình làm bài tập nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Hữu Xuân - giảng viên khoa kế
hoạch phát triển, Học viện Chính sách và Phát triển. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới thầy!
2
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
B. NỘI DUNG
1. Phương pháp trung bình động (TB trượt)
1.1. Theo phương pháp này, giá trị dự báo của một thời kì bằng giá trị
trung bình của một số thời kì trước. Số thời kì lấy càng lớn thì khả
năng san bằng càng lớn vì mỗi thời kì nhận được một hề số càng
nhỏ. Dự báo càng tốt nếu sai số càng nhỏ.
a. Nội dung:
Đưa ra dự báo cho giai đoạn tiếp theo dựa trên cơ sở kết quả trung
bình của các kỳ trước đó thay đổi (trượt) trong một giới hạn thời gian nhất
định.
b. Công thức:
n
A
∑
Ft =
t−
i
i=
1
n
Trong đó:
- F t – là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t;
- A t - i – là nhu cầu thực tế của giai đoạn t-i;
- n – số giai đoạn quan sát.
1.2 Cần thử một số thời kì rồi chọn lấy dự báo có RMSE nhỏ nhất:
RMSE =
(A
∑
t
−
Ft ) 2
m
m = số lượng quan sát - số lượng trượt
Ưu điểm:
- Cho độ chính xác tương đối
3
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
- Rút ngắn số liệu lưu trữ
Nhược điểm:
- Không cho thấy được mối tương quan trong các đại lượng của
dòng yêu cầu.
2. Dự báo nhu cầu(số lượng) người sử dụng dịch vụ internet của Việt
Nam năm 2013 dựa vào số liệu các năm 2003-2012
2.1. Bảng số liệu số người sử dụng internet của Việt Nam giai đoạn
2003-2012:
Thời gian
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Số lượng người sử
dụng internet (đơn
vị: triệu người)
3,1
6,3
10,7
14,7
17,7
20,8
22,8
26,8
30,6
31,2
?
Nguồn: Emarketer ( )
4
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
2.2 Bảng dự báo cầu theo phương pháp trung bình trượt:
Quý
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Thị
phần
thực
3,10
6,30
10,70
14,70
17,70
20,80
22,80
26,80
30,60
31,20
Dự báo
trượt 2
năm
4,70
8,50
12,70
16,20
19,25
21,80
24,80
28,70
30,90
A-F
(A-F) 2
6,00
6,20
5,00
4,60
3,35
5,00
5,80
2,50
Tổng
36,00
38,44
25,00
21,16
12,60
25,00
33,64
6,25
198,09
Dự báo
trượt 3
năm
6,70
10,57
14,37
17.73
20,43
23,47
26,73
29,53
5
Học viện Chính sách và Phát triển
A-F
(A-F) 2
8
7,13
6,43
5,07
6,37
7,13
4,47
Tổng
64
50,84
41,34
25,70
40,58
50,83
19,98
293,27
Dự báo
trượt 5
năm
10,50
14,04
17,34
20,56
23,74
26,44
A-F
(A-F) 2
10.30
8,76
9,64
10,04
7,46
Tổng
106,09
76,74
89,49
100,80
55,65
428,77
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
Ta có:
RMSE2 =
•
RMSE3 =
•
198,09
= 4,98
8
RMSE của trượt 2 năm là:
293,27
= 6,47
7
RMSE của trượt 3 năm
là:
• RMSE của trượt 5 năm là:
RMSE 5 =
408,77
= 9,26
5
Qua kết quả RMSE ta thấy: RMSE 2 < RMSE 3 < RMSE 5 . Theo lí
thuyết chúng ta sẽ chọn lây dự báo có RMSE nhỏ nhất. Vì vậy, ở đây
ta chọn giá trị dự báo trượt 2 quý. Do đó, số người sử dụng internet
trong năm 2013 được dự báo với giá trị là 30,9 triệu người.
3. Các nhân tố tác động tới (lượng cầu) số người sử dụng
dịch vụ internet của Việt Nam
Gia nhập mạng internet vào 19-11-1997, Việt Nam đã có những bước tiến
vượt bậc về cơ sở hạ tầng mạng. Đến 2003, Việt Nam mới chỉ có khoảng 1,8 triệu
6
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
người dùng internet. Tuy nhiên, kể từ khi VNPT đi đầu trong việc triển khai
internet băng rộng ADSL, internet đã thực sự bùng nổ.
Cùng đó, sự tăng trưởng vũ bão của thiết bị truy nhập, dịch vụ cũng như yêu
cầu của người dùng, băng thông kết nối trong nước đã được nâng cấp vượt bậc.
Hiện, Việt Nam là quốc gia có cơ sở hạ tầng được đánh giá thuộc loại tốt nhất khu
vực.
Báo cáo toàn cảnh 15 năm của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cũng cho
thấy, đến tháng 9/2012, số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam đã đạt trên
31 triệu, chiếm 35,49% dân số.
Ngoài ra, sự ta đời của dịch vụ Internet qua 3G (tháng 10/2009-VinaPhone là
đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ) đã đánh dấu thời kỳ phát triển của Internet băng
rộng vô tuyến. Đến tháng 7/2012, đã có hơn 16 triệu người sử dụng, chiếm 18%
dân số.
Hiện, Internet băng rộng đã cung cấp dịch vụ khắp cả nước với tỷ lệ xã có
Internet tại thành thị đạt 99,85% và nông thôn là 84,46%; số hộ gia đình kết nối
Internet đạt 8,2% trên tổng số 12,6% hộ gia đình có máy tính.
Con số của VIA đưa ra cũng cho thấy, người sử dụng Internet Việt Nam dành
khá nhiều thời gian để lên mạng với trung bình là 142 phút/ngày trong tuần. Việc
truy cập Internet chủ yếu qua máy tính để bàn (84%), máy tính xách tay (38%) và
thiết bị di động (27%)…
Trong đó, việc truy cập Internet để đọc tin tức chiếm 94%, tìm kiếm 92%,
nghe nhạc 78%, nghiên cứu học tập/công việc chiếm 72%... Về đối tượng sử dụng,
lực lượng học sinh, sinh viên chiếm đông đảo với 33%, tiếp sau là điều hành các
cấp/nhân viên cấp dưới chiếm 15%...
Đặc biệt, cũng theo khảo sát của WeAreSocial, 55% người dùng Internet ở
VN tin rằng Internet giúp họ tự tin hơn.
Mạng xã hội, thiết bị kỹ thuật số và điện thoại di động của VN đang phát
triển với tốc độ đáng kinh ngạc, với người sử dụng Internet trong nước tăng 5% kể
từ báo cáo khảo sát của WeAreSocial vào cuối năm 2011.
7
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
WeAreSocial cho biết số người dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu. Tỉ lệ
người dùng Internet trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới
là 33%). Riêng năm 2012, Việt Nam có thêm 1,59 triệu người dùng mới.
Số người sử dụng internet ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng vào các công
việc, hoạt động vui chơi giải trí, tìm kiếm thông tin cao:
- Xu thế hội nhập làm cho công nghệ thông tin bùng nổ: hiện đại hóa làm
cho nhu cầu kết nối cao, yêu cầu của việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong
thời kì đi lên
- Sự phát triển mạnh của công nghệ: thiết bị thu phát (vệ tinh vinasat 1,2),
máy tính cá nhân, các thiết bị thông minh có thể kết nối internet... và các phần
mềm liên lạc, các trang mạng xã hội có sức lan tỏa và thu hút không chỉ giới thanh
trẻ: yahoo, facebook, skype, my space, twiller, flick... các phần mềm như zalo,
viber, whatsapp, line, kakao talk,... và các dịch vụ trực tuyến e learing, game
online... khiến nhu cầu sử dụng và số người dùng internet ngày một tăng lên.
- Không chỉ trong nhu cầu phục vụ vui chơi giả trí, internet còn đóng góp
trong công cuộc hiện đại hóa kinh doanh, các hoạt động tài chính, tín dụng: hợp
đồng, trao đổi thông tin, hội họp online, dịch vụ chuyển khoản, trao đổi trên thị
trường chứng khoán... ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên internet.
8
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
C. KẾT LUẬN
Tuy đạt được nhiều thành tựu, song cũng cần phải nói còn rất nhiều thách
thức đang chờ đợi với những nguy cơ bùng nổ mặt trái như quản lý nội dung thông
tin, vấn đề an toàn thông tin trên Internet…. Do đó, bên cạnh việc thúc đẩy phát
triển nội dung trên Internet, thời gian tới cần phải có cơ chế để đảm bảo an toàn an
ninh cũng như môi trường pháp lý để doanh nghiệp Việt cạnh tranh lành mạnh với
các doanh nghiệp nước ngoài.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực (người mở đường cho sự bùng nổ Internet về Việt
Nam) cho rằng, cuộc sống Internet không phải là ảo, mà một môi trường sống
khác. Do đó, các chế tài cuộc sống thật cần được áp dụng ở Internet, cần phải có
những giải pháp kỹ thuật, quản lý bằng luật pháp, tuyên truyền rộng rãi để Internet
Việt Nam phát triển bền vững.
9
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Cao Thúy Xiêm (chủ biên), Kinh tế học vi mô phần 2, Nhà xuất bản
đại học Kinh tế quốc dân, 2012, Hà Nội.
PGS.TS Cao Thúy Xiêm (chủ biên), Câu hỏi trắc nghiệm và bào tập kinh tế
học vi mô phần 2, Nhà xuất bản chính trị - Hành chính, 2012, Hà Nội.
VnEconomy: />Báo Dân trí: />
10
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU..................................................................1
B. NỘI DUNG
1. PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH TRƯỢT........................3
2. DỰ BÁO CẦU...................................................................4
3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.................6
C. KẾT LUẬN
9
11
Học viện Chính sách và Phát triển
Phan Thị Kim Anh - KHPT3
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
10
12
Học viện Chính sách và Phát triển