BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
....... .......
PHẠM THANH LỊCH
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐA HỒI QUY ĐỂ DỰ BÁO
NHU CẦU PHỤ TẢI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
--------------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN
Hà Nội – Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
....... .......
PHẠM THANH LỊCH
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐA HỒI QUY ĐỂ DỰ BÁO
NHU CẦU PHỤ TẢI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
*******
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN
MÃ SỐ: 2012BKTĐ-HTĐ-PC31
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Lân Tráng
Hà Nội – Năm 2014
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tổng hợp và thực hiện. Các kết quả
phân tích hoàn toàn trung thực, nội dung bản thuyết minh chưa được công bố.
Luận văn có sử dụng các tài liệu tham khảo đã nêu trong phần tài liệu tham khảo.
Nam Định, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Lịch
----------------------------------------------------------------------------
i
-- ---------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
Lời cam đoan …………………………………………………………….…
i
Mục lục …………………………………………………………………….
ii
Danh mục các bảng ………………………………………………………...
vi
Danh mục đồ thị và hình vẽ ………………………………………………..
vii
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài……………………………………………………
1
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn………………………………………
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………….
2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn …………………………….
3
5. Nội dung của luận văn…………………...………………………………
3
Chương 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2002 – 2013 …..
4
1.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên xã hội tỉnh Nam Định ……………….…..
4
1.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………...……….
4
1.1.2. Diện tích và dân số ………………………………………………...
4
1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn
5
2002-2013 ………………………………………………………………….
1.2.1. Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2013 ………..….
5
1.2.2. Tình hình dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013 ………......
10
1.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020
11
định hướng đến năm 2030 ………………………………………………….
1.3.1. Quan điểm phát triển ………………………………………………
11
1.3.2. Mục tiêu phát triển ………………………………………………...
12
1.3.2.1. Mục tiêu tổng quát ……………………………………..………
12
1.3.2.2. Mục tiêu cụ thể …………………………………………….…..
12
1.3.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực …………………...…...
13
----------------------------------------------------------------------------
ii -- ---------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.3.3.1. Phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ……...…...
13
1.3.3.2. Phát triển công nghiệp …………………………………...…….
14
1.3.3.3. Phát triển thương mại và dịch vụ …………………………..….
14
1.4. Hiện trạng mạng lưới cấp điện của tỉnh Nam Định …………………...
15
1.4.1. Nguồn điện và trung tâm cấp điện ………………………………..
15
1.4.2. Hiện trạng lưới điện phân phối trung áp ………………………….
18
1.4.2.1. Đường dây …………………………………………………...
18
1.4.2.2. Trạm biến áp …………………………………………………
19
1.4.3. Hiện trạng vận hành lưới điện trung áp tỉnh Nam Định ………….
22
1.4.3.1. Hiện trạng mang tải các đường dây và trạm trung gian………
22
1.4.3.2. Hiện trạng tổn thất điện áp và tổn thất điện năng ……………
23
1.5. Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013
25
1.5.1. Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 2002 - 2013 ……..
25
1.5.2. Phân tích tình hình điện năng theo các ngành giai đoạn 2002 - 2013
28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
34
Chương 2 - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ
BÁO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG ………………………………………..
35
2.1. Phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng …………………………..
35
2.1.1. Mục đích của việc phân tích nhu cầu năng lượng ………………...
35
2.1.2. Các khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của dự báo ……………...
35
2.1.2.1. Các khái niệm cơ bản của dự báo …………………..………….
35
2.1.2.2. Tầm quan trọng của dự báo ……………………………………
35
2.1.2.3. Các bước của quá trình dự báo ………………………………...
37
2.2. Các phương pháp dự báo ……………………………………………...
38
2.2.1. Phương pháp tĩnh ………………………………………………….
38
2.2.2. Phương pháp động …………………………………………………
40
2.2.3. Phương pháp ngoại suy ……………………………………………
41
2.2.4. Dự báo nhu cầu phụ tải bằng phương pháp tính trực tiếp …………
44
----------------------------------------------------------------------------
iii -- ---------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.2.5. Phương pháp chuyên gia …………………………………………..
45
2.2.6. Phương pháp hệ số đàn hồi thu nhập ………………………………
45
2.2.7. Phương pháp Neural ……………………………………………….
47
2.3. Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu điện năng ……………………
48
2.4. Một số phần mềm dùng trong dự báo nhu cầu năng lượng ……………
49
2.4.1. Mô hình kinh tế kỹ thuật MEDEE-S ………………………………
49
2.4.2. Phần mềm SPSS …………………………………………………...
50
2.4.3. Phần mềm EVIEWS ……………………………………………….
51
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ……………………………………………………
53
Chương 3 - PHƯƠNG PHÁP ĐA HỒI QUY VÀ GIỚI THIỆU PHẦN
MỀM SIMPLE_E ………………………………………………………….
54
3.1. Phương pháp đa hồi quy ……………………………………………….
54
3.1.1. Khái niệm chung ……………………………………..……………
54
3.1.2. Mô hình tương quan đa hồi quy …………………………..……….
54
3.1.3. Ước lượng các hệ số trong mô hình …………………………….…
56
3.1.4. Phân tích biến đa hồi quy .…………………………………….…...
57
3.1.5. Kiểm định …………………………………………………………
59
3.1.6. Lựa chọn phương trình hồi quy phù hợp nhất ……………………..
63
3.2. Phần mềm Simple_ E (Simple Econometric Simulation System). ……
63
3.2.1.Giới thiệu phần mềm ………………………….……………………
63
3.2.2.Yêu cầu bộ dữ liệu đầu vào giai đoạn 2002 - 2013 ……………..….
64
3.2.3. Sơ đồ hoạt động của các bảng tính trong Simple_E ………………
64
3.2.4. Trình tự các bước thực hiện ……………………………………….
65
3.2.5. Kiểm tra mô hình …………………………………………………..
66
3.2.6. Mô phỏng …………………………………………………...……..
66
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
----------------------------------------------------------------------------
68
iv -- ---------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 4 - DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG TỈNH NAM ĐỊNH GIAI
ĐOẠN 2014 – 2025 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐA HỒI QUY ……………
69
4.1. Yêu cầu bộ dữ liệu đầu vào giai đoạn 2002 – 2013 …………………...
69
4.2. Dự báo nhu cầu điện năng bằng phương pháp đa hồi quy (mô hình
Simple_E ) ………………………………………………………………….
70
4.2.1. Sơ đồ khối hoạt động của Simple_E ………………………………
70
4.2.2. Xây dựng hàm dự báo về nhu cầu điện năng cho toàn tỉnh ……….
71
4.2.3. Sử dụng phần mềm Simple_E cho dự báo nhu cầu điện năng tiêu
thụ tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2025 …………………………………
72
4.3. Đánh giá tính chính xác của phương pháp đa hồi quy trong dự báo nhu
cầu điện năng……………………………………………………………….
82
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ……………………………………………………
92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………..
93
1. Kết luận …………………………………………………………………
93
2. Kiến nghị ………………………………………………………………..
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..
95
PHỤ LỤC
----------------------------------------------------------------------------
v -- ---------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH MỤC CÁC BẢNG
Chương 1
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thành phần kinh tế……….…
8
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 4 năm theo từng giai đoạn…...
9
Bảng 1.3. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm giai đoạn 2008-2013 (%)……
9
Bảng 1.4. Dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 – 2013 ………………….…
10
Bảng 1.5.Kịch bản phát triển kinh tế đến 2025……………………………....
15
Bảng 1.6. Kết quả dự báo phát triển dân số giai đoạn 2014- 2025 ……….…..
15
Bảng 1.7. Tình trạng mang tải các trạm biến áp trung gian………………..….
20
Bảng 1.8. Tình trạng mang tải các trạm 220 -110kV của tỉnh Nam Định……..….
23
Bảng 1.9. Tổng hợp tiêu thụ điện năng tinhe Nam Định giai đoạn 2002 - 2013
26
Bảng 1.10. Tiêu thụ điện năng trung bình giai đoạn 4 năm ………………….
28
Bảng 1.11. Hệ số đàn hồi trung bình theo GDP giai đoạn 4 năm …………….
28
Bảng 1.12. Tiêu thụ điện và tỷ trọng tiêu thụ điện giai đoạn 2002- 2013 ……
29
Bảng 1.13. Diễn biến giá điện theo các lĩnh vực khác nhau ………………….
32
Bảng 1.14. Hệ số đàn hồi giữa tốc độ tăng trưởng điện năng theo giá ……….
33
Bảng 1.15. Hệ số đàn hồi trung bình theo giá ………………………………...
34
Chương 4
Bảng 4.1. Kịch bản phát triển kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2025 .... 69
Bảng 4.2. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng giai đoạn 2014 -2025(PA cơ sở)
80
Bảng 4.3. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng theo phương pháp tính trực tiếp
giai đoạn 2010 - 2015 ………………………………………………
Bảng 4.4. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng theo phương pháp đa hồi quy
giai đoạn 2010 - 2015 ………………………………………………
Bảng 4.5. Bảng so sánh sai số kết quả dự báo tính bằng phương pháp đa hồi
quy và phương pháp trực tiếp ………………………………………
Bảng 4.6. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng giai đoạn 2014 -2025 (PA thấp)..
83
Bảng 4.7. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng giai đoạn 2014 -2025 (PA cao)...
87
Bảng 4.8. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng giai đoạn 2014 -2025 ……...
89
----------------------------------------------------------------------------
84
85
86
vi -- ---------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Chương 1
Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu GDP năm 2013 ……………………………………
9
Hình 1.2. Dung lượng máy biến áp phân phối trên địa bàn tỉnh Nam Định ….
22
Hình 1.3. Bản đồ lưới điện tỉnh Nam Định …………………………………..
25
Hình 1.4. Biểu đồ điện thương phẩm tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013…
26
Hình 1.5. Đồ thị tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2002 – 2013
27
Hình 1.6. Đồ thị biểu diễn cơ cấu tiêu thụ điện năng giai đoạn 2002- 2013….
30
Hình 1.7. Đồ thị biểu diễn thay đổi tỷ trọng điện năng giai đoạn 2002- 2013..
30
Chương 4
Hình 4.1. Giao diện Data sheet dữ liệu khai báo biến và các dữ liệu đầu vào...
72
Hình 4.2. Sheet mô hình khai báo các hàm tương ứng với các biến ………….
73
Hình 4.3. Sheet mô hình Simulation thể hiện phương trình dự báo ………….
76
Hình 4.4. Sheet mô hình Simulation thể hiện kết quả dự báo ………………..
77
Hình 4.5. Sheet kết quả dự báo nhu cầu điện năng giai đoạn 2014 -2025…….
80
Hình 4.6. Đồ thị biểu diễn nhu cầu điện năng tiêu thụ cuối cùng giai đoạn
81
2014 – 2025 (kịch bản kinh tế phương án cơ sở) ……………………………..
Hình 4.7. Đồ thị biểu diễn nhu cầu điện năng tiêu thụ giai đoạn 2010 – 2013
84
(so sánh các phương pháp tính với nhu cầu điện năng thực tế) ………………
Hình 4.8. Đồ thị biểu diễn nhu cầu điện năng tiêu thụ giai đoạn 2010 – 2013
87
(kịch bản kinh tế phương án thấp) ……………………………………………
Hình 4.9. Đồ thị biểu diễn nhu cầu điện năng tiêu thụ giai đoạn 2014 – 2025
88
(kịch bản kinh tế phương án cao) ……………………………………………..
Hình 4.10. Đồ thị biểu diễn nhu cầu tiêu thụ điện năng tỉnh Nam Định theo 3
90
kịch bản kinh tế giai đoạn 2014 – 2025 ………………………………………
----------------------------------------------------------------------------
vii-- ---------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
viii-- ---------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngành điện là một ngành công nghiệp mũi nhọn, ảnh hưởng trực tiếp đến tất
cả các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay, ngành điện vừa có
vai trò cung cấp năng lượng thúc đẩy phát triển kinh tế của các ngành vừa trực tiếp
tham gia phục vụ đời sống xã hội và sinh hoạt của con người. Nhất là khi nước ta
đang thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá để hội nhập với nền
kinh tế khu vực và trên thế giới thì nhu cầu điện năng ngày một tăng nhanh đòi hỏi
sự dự báo chính xác là rất cần thiết. Nếu cung không đáp ứng đủ cầu thì sẽ gây thiệt
hại về kinh tế, nếu cầu thấp hơn cung thì cũng gây lãng phí và thiệt hại về kinh tế
không những của ngành điện mà còn ảnh hưởng đến các ngành khác.
Ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng kéo dài nên việc dự
báo nhu cầu điện năng dài hạn là rất quan trọng. Để luôn đảm bảo cân bằng lượng
điện năng sản xuất và lượng điện năng tiêu thụ trên hệ thống trong một khoảng thời
gian dài.
Từ năm 2002 đến nay, bằng những quyết sách đúng đắn và kịp thời, Đảng bộ
và chính quyền tỉnh Nam Định đã phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân
trong tỉnh đưa kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển. Cũng từ đó, nhu cầu
điện cho các ngành kinh tế cũng như tiêu dùng dân cư không ngừng tăng cao. Nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, việc tiến hành dự báo
báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định để phục công tác phát triển nguồn và lưới điện
kịp thời phục vụ cung cấp ổn định hệ thống điện và đảm bảo chất lượng điện năng
là rất cần thiết.
Trong các đề án quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Nam Định những năm gần
đây, dự báo nhu cầu phụ tải thường được dự báo theo các phương pháp trực tiếp,
phương pháp tương quan và phương pháp đàn hồi dựa trên hệ số đàn hồi giữa nhu
---------------------------------------------------------------------------
1
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
cầu điện và GDP bằng phương pháp mô phỏng - kịch bản, trên cơ sở tham khảo hệ
số đàn hồi của các giai đoạn trước. Dự báo theo các phương pháp này có hạn chế là
không sử dụng kết quả trực tiếp từ nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu điện năng
và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tăng trưởng kinh tế, thu nhập, giá điện, yếu tố tiết
kiệm điện, trên cơ sở các số liệu thống kê trong quá khứ của tỉnh. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế là yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các
yếu tố khác như thu nhập đầu người, giá điện, yếu tố tiết kiệm điện….dù nhỏ nhưng
cũng thể gây ra tác động trong quá trình dự báo. Nếu dựa vào phương pháp mô
phỏng, chuyên gia trên cơ sở số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khoảng
10%-12% thì có thể dự báo nhu cầu điện năng tăng trưởng khoảng từ 15%-22%,
như vậy giải dự báo quá rộng.
Sử dụng phương pháp dự báo đa hồi quy ứng dụng phần mềm Simple_E là
phương pháp được dự báo nhu cầu điện/năng lượng, có ưu điểm hơn so với phương
pháp đàn hồi và một số phương pháp dự báo khác.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Xuất phát từ lý do thực tế như trên, việc nghiên cứu lựa chọn đề tài “Sử dụng
phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu phương pháp đa hồi quy, trên cơ sở đó
nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng phần mềm Simple_E cho dự báo nhu cầu điện
năng. Từ đó dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025 và những tiếp
theo.
Trên cơ sở dự báo giúp cho việc lập quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện
tỉnh Nam Định trong thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất
lượng, độ tin cậy cung cấp điện và thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng là hiện trạng cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định.
---------------------------------------------------------------------------
2
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Phân tích và đánh giá hiện trạng tình hình cung cấp và tiêu thụ điện năng tỉnh
Nam Định giai đoạn 2002 – 2013.
- Nghiên cứu, phân tích các đặc điểm phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở cho
việc tính toán dự báo nhu cầu phụ tải điện ở các giai đoạn tương ứng.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng, lựa
chọn sử dụng phần mềm thích hợp để dự báo nhu cầu phụ tải trong giai đoạn từ
2014 – 2025.
- Đưa ra các kết luận và kiến nghị cơ bản, các biện pháp tổ chức, quản lý,
thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu phát triển điện năng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng, cụ thể là phương
pháp hồi quy và sử dụng phần mềm Simple_E làm công cụ dự báo nhu cầu điện
năng trong tương lai.
Đề tài mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp cơ quan quản lý áp dụng vào
việc dự báo nhu cầu điện năng tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Trên cơ sở dự báo
chính xác nhu cầu điện năng từ đó giúp cho việc quy hoạch lưới điện tỉnh Nam
Định đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp và đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh.
5. Nội dung của luận văn
Luận văn gồm các chương:
Mở đầu
Chương 1- Phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội và tiêu thụ điện năng
tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013
Chương 2 - Cơ sở phương pháp luận về phân tích và dự báo nhu cầu năng
lượng
Chương 3 - Phương pháp đa hồi quy và giới thiệu phần mềm Simple_E
Chương 4 - Dự báo nhu cầu điện năng tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2025
trên cơ sở phần mềm Simple_E
Kết luận và kiến nghị.
---------------------------------------------------------------------------
3
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 1
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2002 - 2013
1.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên xã hội tỉnh Nam Định
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, trải rộng từ 19052
đến 20030 vĩ độ Bắc và 105055 đến 106035 kinh độ Đông. Địa hình Nam Định chủ
yếu là đồng bằng ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Bắc giáp
tỉnh Hà Nam - Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình - Phía Đông Nam và Nam giáp với
biển Đông - Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Nam Định nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C. Lượng mưa trung bình năm
khoảng 1.400 ml. Độ ẩm trung bình năm 83,5%. Hướng gió chính là Đông Nam và
Đông Bắc. Khí hậu Nam Định nhìn chung rất thuận lợi cho môi trường sống con
người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.
Về tổ chức hành chính, Nam Định có 1 thành phố (thành phố Nam Định) và 9
huyện: huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên, huyện Nghĩa Hưng, huyện
Nam Trực, huyện Trực Ninh, huyện Xuân Trường, huyện Giao Thủy, huyện Hải
Hậu.
1.1.2. Diện tích và dân số
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.650 km2, bằng 0,52% diện tích cả nước và
13,2% diện tích của đồng bằng Bắc Bộ.
Dân số: Dân số của tỉnh gần 2 triệu người, mật độ dân số bình quân gần 1.212
người/km2, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng.
Nam Định có dân số năm 2013 là 1.840.514 người, trong đó dân số nông thôn
chiếm 82%, dân số thành thị chiếm 18%. Quy mô dân số thành thị những năm gần
đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn. Đây là chiều hướng phù hợp với quá
trình đô thị hoá đang phát triển. Số người trong độ tuổi lao động năm 2013 là
1.071.870 người. Cân đối lao động xã hội toàn tỉnh có 85% lao động làm việc trong
---------------------------------------------------------------------------
4
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
các ngành kinh tế và cũng còn 2% số lao động chưa có việc làm (không kể số lao
động trong độ tuổi đang đi học). Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo
năm 2013 là 54% tổng số lao động, tăng 23% so với năm 2003. Chất lượng lao
động là khá cao so với các tỉnh trong cả nước. Nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định
là một thế mạnh nổi bật, dân số cũng góp phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về
mọi mặt, nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề
truyền thống cao.
1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2013
1.2.1. Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2013
Giai đoạn 2001-2005: Kinh tế trong tỉnh giai đoạn 2001-2005 tiếp tục phát
triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng
trưởng nhanh và toàn diện.
- Tổng sản phẩm (GDP) 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 7,6% ; trong giai
đoạn này GDP năm 2004 tăng cao với mức 8,25%. GDP bình quân đầu người đạt
5,3 triệu đồng (khoảng 350USD)
- Sản phẩm nông nghiệp: Giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân
3,35%/năm
- Thủy sản: Giá trị sản xuất tăng bình quân 15,6%/năm
- Ngành công nhiệp, xây dựng: Liên tục tăng trưởng cao, với tốc độ bình
quân 20,4% năm, trong đó công nghiệp địa phương tăng bình quân 23,4%, công
nghiệp trung ương tăng 13,2%. Ngành công nghiệp cơ khí tăng 28%.
- Các ngành dịch vụ phát triển, tốc độ tăng 8,3%
Cơ cấu kinh tế chung và trong từng ngành có sự chuyển dịch tích cực: Tỷ
trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp từ 40,9% năm 2003 giảm xuống còn 31,9% năm
2005; ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 20,9% lên 31,5%; ngành dịch vụ 36,6%
Cơ cấu lao động bước đầu thay đổi, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, lao động trong ngành nông nghiệp từ 78,2% năm 2000 giảm còn 74,9% năm
2005 lao động trong ngành công nghiệp xây dựng từ 12,7% tăng lên 14,5%; lao
---------------------------------------------------------------------------
5
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
động ngành dịch vụ từ 9% tăng lên 10,6%. Lao động đã qua đào tạo tăng từ 21% lên
33% năm 2005.
Giai đoạn 2006-2010: Kinh tế trong tỉnh giai đoạn 2006-2010 có bước phát
triển mới về quy mô, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%, cao hơn mức
bình quân của thời kỳ giai đoạn 2001-2005. Năm 2010 trong tổng GDP, khu vực
kinh tế nhà nước chiếm 18,4%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 79%; khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,6%; ngành công nghiệp – xây dựng và dịch
vụ chiếm gần 70 %; nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 31,9% xuống còn 29,5%;
công nghiệp và xây dựng tăng từ 31,1% lên 36,5%. Quy mô nền kinh tế được mở
rộng, so với thời kỳ 2001-2005 Tổng GDP tăng hơn 1,63 lần; GDP bình quân đầu
người tăng hơn 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần.
Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá
trị sản xuất tăng bình quân 20,5% năm; (trong đó:công nghiệp trung ương tăng
4,7%, công nghiệp địa phương tăng 23,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
41,7%). Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP tăng dần, năm 2010 đạt
36,5%
- Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển. Giá trị sản xuất bình
quân toàn tăng 3,8% năm
- Thủy sản phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 11% năm
- Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bình quân 9,1% năm
- Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân 3,35% năm. Mặc
dù diện tích trồng trọt giảm nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt gần 1 triệu tấn
năm, không ngừng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Giá trị sản xuất bình
quân trên 1ha đất canh tác đạt 35,5 triệu đồng.
Giai đoạn 2011-2013: Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định đã có bước khởi sắc
rõ rệt. Với chế độ mở cửa của nền kinh tế đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào tỉnh
Nam Định, kết quả là giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tốc độ phát triển kinh tế của tất
cả các ngành.
---------------------------------------------------------------------------
6
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổng GDP năm 2011-2013 tăng bình quân ước đạt 11,9%; thuỷ sản phát
triển nhanh với tốc độ tăng 15,6% năm, trong đó nuôi trồng thuỷ sản tăng 24,4%
năm. Ngành công nghiệp xây dựng liên tục tăng trưởng cao, đạt tốc độ tăng bình
quân 21,55% năm, trong đó công nghiệp địa phương tăng 23,17%, công nghiệp cơ
khí tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ 28% năm. Một số ngành cơ khí chủ lực có khả
năng cạnh tranh như đóng mới tàu thuỷ, sản xuất xe ô tô…Trên địa bàn tỉnh đã đầu
tư 1 khu công nghiệp tập trung với diện tích 327 ha, khu công nghiệp Bảo Minh (Vụ
Bản) và 16 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút hàng trăm dự án trong và ngoài
nước. Đang triển khai xây dựng khu công nghiệp cao Mỹ Trung với diện tích 150
ha và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp Thành An và Hồng Tiến huyện Ý Yên
với tổng diện tích trên 700 ha. Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, giá trị sản xuất
tăng 8,3% năm. Ngành du lịch có bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ du lịch
đạt hiệu quả cao. Bưu chính viễn thông được mở rộng, 100% xã có điểm bưu điện
văn hoá xã, mật độ máy điện thoại đạt 9.1 máy/100 dân. Cơ cấu kinh tế có sự
chuyển hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp từ 40,9% năm 2003
giảm xuống còn 34,5% năm 2013; công nghiệp xây dựng từ 20,94% lên 28,1%;
ngành dịch vụ 37,4%. Cơ cấu lao động đã thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Lao động trong ngành nông nghiệp đến năm 2013 còn 76,9%,
lao động trong công nghiệp chiếm 13,2%. Trong ngành nông nghiệp, thuỷ sản đã
phát triển nhanh với tỷ trọng giá trị từ 9,4% tăng lên 15,5%: ngành trồng trọt 75,3%
giảm xuống còn 66,6%; tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp 24,7%
tăng lên 33,4%. Ngành nghề nông thôn phát triển mạnh, nhiều làng nghề truyền
thống được khôi phục. Năm 2013 có 80 làng nghề, giá trị sản xuất ước tính đạt
1.864 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2003. Hoạt động xuất nhập khẩu có tiến
bộ mới với tốc độ tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu đạt 413,5triệu USD năm
2013, tăng 16,5% năm, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 18,2% năm. Giá trị xuất
khẩu bình quân đầu người đạt 217 USD.
---------------------------------------------------------------------------
7
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thành phần kinh tế
(theo giá so sánh năm 1994: triệu VNĐ)
Năm
Tổng
2002
5.125.586
2003
Nông lâm
Tốc độ tăng trưởng
CN&XD
Dịch vụ
1.899.012
1.271.121
1.940.850
7,05
5.521.276
2.051.274
1.382.730
2.087.272
7,72
2004
5.976.185
3.978.206
1.610.244
2.244.767
8,24
2005
6.396.639
2.042.475
1.916.698
2.437.466
7,02
2006
7.133.379
2.268.888
2.227.586
2.636.905
11,52
2007
7.954.306
2.384.713
2.688.863
2.880.730
11,57
2008
8.833.276
2.464.050
3.211.044
3.158.182
11,05
2009
9.464.976
2.482.936
3.577.698
3.404.342
7,15
2010
10.456.711
2.627.982
4.106.236
3.722.493
10,48
2011
11.722.688
2.713.687
4.871.493
4.136.908
12,10
2012
13.094.243
2.895.418
5.358.642
4.840.183
11,70
2013
14.665.298
3.074.902
6.144.871
5.445.525
12,00
sản
GDP(%)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định)
Qua bảng số liệu ta thấy GDP có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP trong
những năm đầu của giai đoạn này 2006 - 2008 tương đối cao (trung bình khoảng
11,38%); điều này là phù hợp bởi nó là thời kỳ đầu đánh dấu bắt đầu quá trình công
nghiệp hoá của nước ta. Sau đó tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 7,15% vào năm
2009 do ảnh ảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng đến năm 2010, do những
thay đổi tích cực trong cơ chế chính sách, thu hút đầu tư và mở rộng hợp tác quốc
tế, tốc độ tăng GDP đã tăng ổn định trở lại và đã đạt mức 10,48% và tiếp tục duy trì
tăng trưởng cao đến năm 2013 đạt trung bình 12 %. Nói chung tốc độ tăng trưởng
GDP trung bình 4 năm gần đây là khá ổn định, thể hiện sự ổn định tương đối của
nền kinh tế.
---------------------------------------------------------------------------
8
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 4 năm theo từng giai đoạn
Giai đoạn
2002 - 2005
2006 - 2009
2010 - 2013
Tốc độ tăng trưởng
GDP(%)
7,51
10,32
11,57
Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2013 đạt 12%; trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản đạt 6,19%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,6%, khu
vực dịch vụ 10,44 %. Năm 2011 có tốc độ tăng trưởng 12,1%, cao nhất trong giai
đoạn 2010-2013, trong đó tất cả 3 khu vực đều tăng.
25,8 % Nông, lâm, thủy sản
40% Công nghiệp, xây dựng
34,2 Dịch vụ
Hình 1.1:
Biểu đồ cơ cấu GDP năm 2013
Diễn biến tăng trưởng GDP, các thành phần kinh tế toàn tỉnh Nam Định giai
đoạn 2008-2013 được thể hiện trong bảng 1.3
Bảng 1.3. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm giai đoạn 2008-2013 (%)
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng số
11,05
7,15
10,48
12,10
11,70
12,00
Nông, lâm nghiệp
3,33
0,77
5,84
3,26
6,70
6,19
Công nghiệp và xây dựng
19,42
11,42
14,77
18,64
10,00
14,60
Dịch vụ
9,63
7,79
9,35
11,13
17,00
10,44
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định)
---------------------------------------------------------------------------
9
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.2.2. Tình hình dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013
Dân số của tỉnh Nam Định gần 2 triệu người, mật độ dân số bình quân 1.212
người/km2, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng.
Nam Định có dân số năm 2013 là 1.840.514 người, trong đó dân số nông thôn
chiếm 82%, dân số thành thị chiếm 18%.
Bảng 1.4. Dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013
Năm
Dân số ( người)
Tốc độ tăng dân số
(so với năm trước: %)
2002
1.844.899
0,59
2003
1.848.513
0,20
2004
1.859.356
0,58
2005
1.851.042
- 0,45
2006
1.839.365
- 0,63
2007
1.829.675
- 0,53
2008
1.826.126
- 0,19
2009
1.828.380
0,12
2010
1.830.023
0,09
2011
1.833.500
0,19
2012
1.836.900
0,19
2013
1.840.514
0,20
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định)
Qua bảng số liệu ta thấy dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2009 -2013 tăng gần
như tuyến tính và ổn định qua các năm, tăng trung bình 2426,8 người/năm. Điều
này có được là do công tác tuyên truyền sâu rộng và thực hiện chính sách kế hoạch
hoá gia đình. Kết quả này còn được thể hiện rõ tốc độ tăng dân số âm trong cả giai
đoạn 2005-2008. Tuy trong 3 năm gần đây 2011 đến 2013 tốc độ này có tăng nhẹ
do nhà nước nới lỏng chính sách kế hoạch hoá gia đình.
---------------------------------------------------------------------------
10
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 định
hướng đến năm 2030
Trong triển vọng từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 dựa vào các
phân tích tình thế kinh tế trong tỉnh cũng như những nhận định về xu hướng kinh tế
toàn khu vực kết hợp với chỉ tiêu kinh tế 2014 theo Nghị quyết kỳ họp thứ bảy Hội
đồng nhân dân tỉnh khoá XVII và dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Nam Định đã được UBND tỉnh Nam Định trình Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 2-12-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2341/QĐ-TTg
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1.3.1. Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020
phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; đảm bảo có vai trò đóng góp
vào tăng trưởng đối với tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng cũng như cả vùng
đồng bằng sông Hồng ngày càng tăng lên.
Huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững và hiệu
quả; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng
tăng trưởng; ưu tiên phát triển và xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực của
tỉnh có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.
Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo
nhanh, tạo việc làm, từng bước giảm dần chênh lệch mức sống giữa các khu vực,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu và phát triển bền vững hướng tới hình thành một tỉnh xanh, sạch về môi
trường vào cuối những năm 2020, đầu những năm 2030.
Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, giữ
vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
---------------------------------------------------------------------------
11
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.3.2. Mục tiêu phát triển
1.3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nền kinh tế của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền
vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là CNH-HĐH
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng
hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú
trọng phát triển; mức sống người dân từng bước được cải thiện; môi trường được
bảo vệ bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội;
xây dựng Thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
Đến năm 2020, Nam Định có trình độ phát triển ở mức trung bình khá và đến năm
2030 đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng.
1.3.2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2020 là 12,5%/năm, phấn đấu
giai đoạn 2011-2015 khoảng 13%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 13,5%/năm; thời
kỳ 2021-2030 khoảng 12,7%/năm.
- Đến năm 2015: Cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ tương ứng là 26,0%, 39,5% và 34,5%; GDP bình quân đầu người
đạt khoảng 39-40 triệu đồng; thu ngân sách tăng khoảng 17%/năm; giá trị xuất khẩu
tăng khoảng 11%/năm.
- Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ tương ứng là 13,0%, 45,7% và 41,3%; GDP bình quân đầu người
đạt khoảng 86 triệu đồng; thu ngân sách tăng khoảng 15%/năm; giá trị xuất khẩu
tăng khoảng 15%/năm.
- Định hướng đến năm 2030: Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống
dưới 10%; tỷ trọng phi nông nghiệp tăng trên 90% trong cơ cấu kinh tế.
b) Về xã hội
- Đến năm 2015: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,92%/năm; trên 60%
lao động qua đào tạo; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 25%; tỷ lệ lao động nông nghiệp 52%;
---------------------------------------------------------------------------
12
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Đến năm 2020: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,9%/năm; trên 75%
lao động qua đào tạo; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 35%; tỷ lệ lao động nông nghiệp
còn khoảng 35%;
1.3.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
1.3.3.1. Phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, chất
lượng cao, bền vững. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
sinh học vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nông sản. Phát huy
lợi thế các tiểu vùng sinh thái (vùng đồng bằng ven sông, vùng ven biển) để hình
thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các cánh đồng mẫu lớn quy mô từ 3050ha, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với hệ thống chế biến,
phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,9%
thời kỳ 2011-2020 và đạt 2,2% thời kỳ 2021-2030.
- Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, đầu tư hoàn
chỉnh hệ thống tưới tiêu, củng cố đê điều, xây dựng giao thông nông thôn, giao
thông nội đồng để bảo đảm phát triển sản xuất ổn định, từng bước cải thiện cuộc
sống của người dân theo tiêu chí nông thôn mới.
- Nông nghiệp: Ổn định diện tích canh tác lúa khoảng 75 nghìn ha; hình
thành các vùng sản xuất rau màu tập trung; có giải pháp dồn điền đổi thửa để tạo
điều kiện cho người dân phát triển kinh tế trang trại; xây dựng thương hiệu cho các
sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh. Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi gia súc,
gia cầm theo hướng trang trại tập trung gắn với chế biến tạo ra các sản phẩm chất
lượng cao đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; phấn đấu tỷ trọng
chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp tăng dần từ 41,2% (năm 2015) lên
46,6% (năm 2020).
- Thủy sản: Quản lý và thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản;
hình thành các vùng nuôi tập trung theo phương thức bán thâm canh và thâm canh,
áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến cho năng suất cao và an toàn.
---------------------------------------------------------------------------
13
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.3.3.2. Phát triển công nghiệp
- Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh để
chủ động hội nhập với khu vực và thế giới; khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế so
sánh để phát triển; nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư
thuận lợi nhằm thu hút được các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện
môi trường tạo bước đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn
đấu tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp thời kỳ 2011-2020 đạt 17,6%/năm, thời
kỳ 2021-2030 đạt 13,5%/năm.
- Tập trung đầu tư hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa
phương có khả năng cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
cao như đóng tàu, trung tâm điện lực, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất dược liệu, cơ khí
chế tạo, ô tô, xe máy, điện tử - tin học...
- Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp có thị trường tương đối ổn
định, hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu (công
nghiệp chế biến nông sản thực phẩm), lao động (dệt may, da giày...); tăng cường
đầu tư chiều sâu, đổi mới trang bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ; khuyến
khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, đa dạng hóa
các nguồn vốn đầu tư.
- Phát triển công nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển
dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.3.3.3. Phát triển thương mại và dịch vụ
Phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ bền vững, hiệu quả đáp ứng nhu cầu
phát triển ngày càng cao của xã hội, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh
bạch; phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12,2%/năm cho cả giai đoạn.
- Thương mại: Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục
vụ thương mại theo hướng kết hợp giữa phát triển thương mại tại khu vực đô thị với
phát triển thị trường nông thôn; phát triển các khu chợ đầu mối để thu mua sản
phẩm của người dân; hình thành các cụm thương mại - dịch vụ kết nối với vùng sản
xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung hoặc gắn với các khu, cụm công nghiệp; quy
---------------------------------------------------------------------------
14
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B
Đề tài luận văn “Sử dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Nam Định đến năm 2025”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
hoạch hệ thống chợ phù hợp với phân bố dân cư, chú trọng công tác vệ sinh, an toàn
thực phẩm tại các khu chợ. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại
các loại thị trường dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Du lịch: Đổi mới chính sách đầu tư, quản lý về du lịch nhằm thu hút các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nâng cấp hạ tầng du lịch; phát triển du lịch theo
loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, tâm linh... hình thành các
tuyến du lịch liên tỉnh.
Các kịch bản phát triển kinh tế giai đoạn 2011- 2025 được thể hiện số liệu
tổng hợp tại bảng 1.5.
Bảng 1.5. Kịch bản phát triển kinh tế đến 2025
Kịch bản cơ sở
Kịch bản cao
Hạng
mục
GDP
2011-
2016-
2021-
2011-
2016-
2021-
2015
2020
2025
2015
2020
2025
12,2%
12,5%
12,7%
13%
13,5%
13%
Bảng 1.6. Tổng hợp kết quả dự báo phát triển dân số giai đoạn 2014 - 2025
Năm
2014
2015
2020
2025
Triệu người
1.857
1.873
1.956
2.039
1.4. Hiện trạng mạng lưới cấp điện của tỉnh Nam Định
1.4.1. Nguồn điện và trung tâm cấp điện
Lưới điện tỉnh Nam Định được cung cấp nguồn từ hệ thống điện Miền Bắc.
Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 11 trạm biến áp 110kV đang vận hành cấp điện
cho khu vực, cụ thể như sau:
---------------------------------------------------------------------------
15
-----------------------------------------------------------------------------
Học viên: Phạm Thanh Lịch – Mã số CB121119 - Lớp 12B HTĐ-PC – Khóa 2012B