Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất chè tại xã tân cương, thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––  ––––––––––––

NGUYỄN HÀ ANH

Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT CHÈ TẠI XÃ TÂN CƢƠNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa
: Kinh tế và Phát triển nông thôn
Khóa học
: 2012 - 1016

Thái Nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––  ––––––––––––

NGUYỄN HÀ ANH



Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT CHÈ TẠI XÃ TÂN CƢƠNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp

Lớp
Khoa
Khóa học

: 44 - Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế và Phát triển nông thôn
: 2012 - 1016

Giảng viên hƣớng dẫn : Ths. Cù Ngọc Bắc

Thái Nguyên, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ 1 học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại địa phƣơng tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phƣơng nơi
thực hiện đề tài.
Sinh viên

Nguyễn Hà Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng giúp sinh viên trau dồi,
củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập đƣợc ở trƣờng. Đồng thời cũng giúp
sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực
tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế
để khi ra trƣờng trở thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lí luận cao,
chuyên môn giỏi. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng trên, đƣợc sự phân công của Khoa Kinh
tế và PTNT, đồng thời đƣợc sự hƣớng dẫn của Thầy giáo Ths. Cù Ngọc Bắc, em
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp
phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất chè tại xã Tân Cương, thành
phố Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô,
các anh chị tại đơn vị thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Các thầy cô
trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh tế và

PTNT đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc, UBND xã Tân Cƣơng,
thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện và cung cấp cho em những số liệu cần
thiết. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo Ths. Cù Ngọc Bắc
đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt bài khóa luận tốt
nghiệp. Ngoài ra em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, những ngƣời đã
động viên và khích lệ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc,
chúc các bạn sinh viên thành công trong tƣơng lai!
Thái Nguyên, ngày.......tháng 06 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Hà Anh


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thông tin xã hội cơ bản của xã Tân Cƣơng .................................. 24
Bảng 4.2. Tình hình biến động dân số của xã Tân Cƣơng giai đoạn 2013 - 2015 .. 24
Bảng 4.3. Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động của xã qua 3 năm ........ 26
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ......... 29
giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................... 29
Bảng 4.5a. Nội dung các công việc và thành phần tham gia thực hiện .......... 35
Bảng 4.5b. Phân công công việc cụ thể ........................................................ 35
Bảng 4.5c. Kế hoạch thực hiện các công việc ............................................... 36
Bảng 4.6a. Nội dung các công việc và thành phần tham gia thực hiện .......... 37
Bảng 4.6b. Phân công công việc cụ thể ........................................................ 37
Bảng 4.6c. Kế hoạch thực hiện công việc ..................................................... 38
Bảng 4.7a. Nội dung các công việc và thành phần tham gia thực hiện .......... 38
Bảng 4.7b. Phân công công việc cụ thể ........................................................ 39
Bảng 4.7c. Kế hoạch thực hiện công việc ..................................................... 39

Bảng 4.8. Thống kê về kinh doanh của hợp tác xã Minh Thu 2013-2015 ..... 42
Bảng 4.9. Thống kê kết quả hoạt động 3 năm của HTX chè Thiên Phú ........ 44
Bảng 4.10. Thống kê kết quả hoạt động 3 năm của HTX chè Kim Chang .... 46
Bảng 4.11. Giống và diện tích, năng suất chè của các hợp tác xã trên địa bàn
xã trong 3 năm gần đây ....................................................................... 51
Bảng 4.12. Một số thông tin chung về các hợp tác xã điều tra ...................... 52
Bảng 4.13. Quy mô và diện tích chè của nhóm hộ điều tra trong các hợp tác
xã năm 2015 ........................................................................................ 52
Bảng 4.14. Chi phí sản xuất chè Trung du của các hộ điều tra năm 2015 ..... 53
Bảng 4.15. Chi phí sản xuất chè LDP1 của các hộ điều tra năm 2015 .......... 54
Bảng 4.16. Doanh thu từ chè của các xã viên điều tra HTX Minh Thu ......... 54
Bảng 4.17. Doanh thu từ chè của các hộ điều tra HTX Thiên Phú ................ 55
Bảng 4.18. Doanh thu từ chè của các hộ điều tra HTX Kim Chang .............. 55
Bảng 4.19. So sánh HQKT giữa chè Trung Du và LDP1 .............................. 56


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Sơ đồ về cách thức tổ chức chung của 3 HTX chè ........................ 31
Hình 4.2. Quy trình chế biến chè tại HTX Minh Thu.................................... 32
Hình 4.3: Quy trình chế biến chè tại HTX Thiên Phú và Kim Chang ........... 34
Hình 4.4: Quy trình sản xuất chè tại xã các HTX ......................................... 47


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CC

: Cơ cấu

CN

: Công nghiệp

ĐVT

: Đơn vị tính

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HTX


: Hợp tác xã



: Lao động

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SL

: Sản lƣợng

TS

: Thủy sản

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài nghiên cứu..................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã ...................................... 4
2.1.1.1. Kinh tế hợp tác .................................................................................. 4
2.1.1.2. Hợp tác xã ......................................................................................... 5
2.1.1.3. Quy chế làm việc của hợp tác xã sản xuất: ......................................... 8
2.1.2. Đặc điểm của cây chè ......................................................................... 11
2.1.3. Hiệu quả kinh tế ................................................................................. 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong và ngoài nƣớc ...................... 14
2.2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ................................................. 14


vii

2.2.1.2. Tình hình sản xuất chè trong nƣớc ................................................... 17
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
và xã Tân Cƣơng .......................................................................................... 18
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................ 20
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 20
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 21
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 21
3.4.1.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................. 21
3.4.1.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................ 21
3.4.2. Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh .......................................................... 22
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................. 22
3.4.4.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích ................................................ 22
3.4.4.2. Hệ thống chỉ tiêu so sánh chuyển dịch cơ cấu lao động,
cơ cấu dân số ................................................................................................ 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ................... 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 23
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 23
4.1.1.2. Địa hình ........................................................................................... 23
4.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................ 23
4.1.1.4. Thủy văn.......................................................................................... 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................... 24


viii

4.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực ................................................................ 24
4.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng ......................................................................................28
4.2. Cách thức tổ chức hoạt động của hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn Chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi của ban quản trị hợp tác xã ........................ 29

4.2.1. Cách thức tổ chức hoạt động của hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn 29
4.2.2. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức chung của 3 HTX chè...............................................30
4.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi của ban quản trị hợp tác xã .............. 31
4.2.4. Quy trình sản xuất và kế hoạch làm việc của các hợp tác xã ............... 32
4.2.4.1. Quy trình sản xuất ........................................................................... 32
4.2.4.2. Kế hoạch làm việc hàng tháng của các HTX .................................... 34
4.2.5. Thành tích của các hợp tác xã qua 3 năm (2013-2015) ........................ 41
4.2.5.1. Hợp tác xã chè Minh Thu ................................................................ 41
4.2.5.2. Hợp tác xã chè Thiên Phú ................................................................ 43
4.2.5.3. Hợp tác xã chè Kim Chang .............................................................. 45
4.3. Đặc điểm canh tác cây chè tại 3 HTX thuộc xã Tân Cƣơng ................... 46
4.3.1. Tình hình sử dụng phân bón ............................................................... 46
4.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè ...................................... 47
4.3.3. Thực trạng phát triển mô hình sản xuất chè tại 3 HTX........................ 47
4.3.4. Đặc điểm sản xuất chè của 3 hợp tác xã trên địa bàn xã Tân Cƣơng ... 51
4.3.4.1. Một số loại giống chè đƣợc trồng và diện tích đất trồng chè của các
hợp tác xã trong 3 năm gần đây tại xã Tân Cƣơng ........................................ 51
4.3.4.2. Đặc điểm chung của các xã viên trồng chè ...................................... 52
4.3.4.3. Nguồn đất sản xuất và quy mô của xã viên. ..................................... 52
4.4. Tình hình sản xuất của các xã viên trồng chè ......................................... 53
4.4.1. Chi phí sản xuất chè trung bình của xã viên ........................................ 53
4.4.2. Doanh thu của xã viên ........................................................................ 54
4.4.3. So sánh hiệu quả kinh tế của xã viên trồng chè Trung du LDP1 ......... 56


ix

PHẦN 5. CÁC GIẢI PHÁP ....................................................................... 57
5.1. Một số đề xuất về giải pháp phát triển các mô hình sản xuất chè trên địa
bàn xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên ................................................. 57

5.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách ............................................................. 60
5.3. Giải pháp áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chè ......................... 60
5.4. Giải pháp về thị trƣờng .......................................................................... 61
5.5. Giải pháp về vốn đầu tƣ ......................................................................... 61
5.6. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................. 62
5.7. Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng ............................................................. 62
5.8. Giải pháp về tăng cƣờng cơ sở hạ tầng .................................................. 63
KẾT LUẬN ................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................
I. Tài liệu tiếng Việt .........................................................................................
II. Tài liệu tiếng Anh ........................................................................................
III. Các trang web .............................................................................................


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, “Chè” từ lâu đời đã là một thức
uống không thể thiếu trong mỗi gia đình ngƣời Việt, là nét độc đáo trong văn
hóa ẩm thực Việt Nam mang tính truyền thống đem lại hƣơng vị cội nguồn
ấm cúng và đặc trƣng.
“Chè Thái, gái Tuyên”, đó là câu cửa miệng của nhiều ngƣời khi nói về
hai vùng đất của trung du miền núi phía Bắc. Chè ngon phải kể đến chè Thái
Nguyên, còn con gái đẹp, dịu dàng thì phải kể đến con gái Tuyên Quang, hẳn
rằng câu nói đó không quá đề cao nét độc đáo của hai vùng đất, nhƣng ẩn dấu
trong đó những điều hoàn toàn khiến cho ngƣời ta tin tƣởng.
Uống là một nhu cầu cần thiết của con ngƣời nhằm duy trì sự cân bằng
trọng lƣợng cơ thể, đảm bảo nƣớc cho sự phát triển của con ngƣời, ngƣời ta

có thể nhịn ăn ba ngày nhƣng không thể không uống nƣớc đƣợc. Trong cách
uống của ngƣời Việt Nam phải kể đến cái thú uống nƣớc chè (trà) là một cái
thú có từ lâu trên đất nƣớc ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm
nổi bật trong văn hoá ẩm thực dân tộc.
Cái thú uống nƣớc chè để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày
mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn
cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách
uống trà vậy. Mỗi khi cái tên Thái Nguyên đƣợc nhắc đến, gợi cho nhiều
ngƣời về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một
ATK của Đảng và Bác Hồ trƣớc và sau cách mạng Tháng Tám, với Hồ Núi
Cốc, Đền Đuổm, con Sông Công… song cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn
hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè.


2

Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở
thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hƣơng. Khác với các vùng
đất trồng chè khác của đất nƣớc, chè Thái Nguyên đã trở thành một “thƣơng
hiệu” nổi tiếng đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá cao. Đất Thái Nguyên, đặc biệt là
vùng chè đặc sản Tân Cƣơng đƣợc coi là một trong những vùng cung cấp những
loại chè ngon nổi tiếng. Đây chính là vùng đất chè truyền thống của tỉnh. Sản
phẩm chè của quê hƣơng đƣợc đem đi khắp các vùng miền và cả thị trƣờng nƣớc
ngoài, đƣợc những ngƣời sành chè và nhiều thị trƣờng khó tính chấp nhận.
Nắm bắt đƣợc nhu cầu đó cùng hiệu quả kinh tế mà nó mang lại để hoạt
động sản xuất kinh doanh chè trở nên thuận tiện hơn vùng sản xuất chè Tân
Cƣơng tiến hành sản xuất chè tập trung với các mô hình hợp tác xã nhằm phát
huy sức mạnh tập thể đồng thời góp phần cải thiện đời sống của từng xã viên.
Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nƣớc, đứng thứ 2 sau tỉnh Lâm
Đồng và vùng chè Tân Cƣơng là nơi đại diện cho cách thức tổ chức trên.

Với mong muốn nghiên cứu hiện trạng và đƣa ra giải pháp giúp phát
triển mô hình các hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cƣơng, thành
phố Thái Nguyên góp phần củng cố sự hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất kinh doanh chè đƣa lại hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ thực tế
nói trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trƣờng, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.s Cù
Ngọc Bắc, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất
giải pháp phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất chè tại xã Tân
Cương, thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển mô hình hợp tác
xã sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên. Từ đó


3

đƣa ra các biện pháp mới góp phần tăng năng suất, chất lƣợng chè, nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân tại địa phƣơng.
- Nghiên cứu cách thức tổ chức và hoạt động của các mô hình hợp tác
xã sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cƣơng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của các mô hình hợp tác xã
tại xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên.
- Nêu và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất chè của các
hợp tác xã trên địa bàn.
- Tìm hiểu quy chế làm việc của các hợp tác xã Minh Thu, Thiên Phú
và Kim Chang hoạt động trên địa bàn xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên.
- Đƣa ra giải pháp khắc phục những tồn tại và phƣơng hƣớng phát triển
cho các mô hình hợp tác xã.

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Là nguồn cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về sau
- Củng cố các kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên xã hội của địa phƣơng nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho
công tác nghiên cứu sau này.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, quy hoạch, lập kế hoạch, nhân
rộng và phát triển mô hình hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn để mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn cho địa phƣơng.


4

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã
2.1.1.1. Kinh tế hợp tác
Kinh tế hợp tác là hình thức tự nguyện của những ngƣời lao động,
những ngƣời sản xuất nhỏ dƣới các hình thức đa dạng, để kết hợp sức mạnh
của các thành viên tạo nên sức mạnh tập thể để giải quyết các vấn đề sản xuất
kinh doanh và đời sống tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả và bền vững.[3]
Ở nƣớc ta trong những năm gần đây có nhiều quan niệm mới về kinh tế
hợp tác đó là:
Thứ nhất, kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện của những chủ thể
độc lập trong sản xuất, lƣu thông hoặc tiêu dùng.
Thứ hai, các chủ thể này hợp tác với nhau dƣới nhiều cấp độ khác nhau

nhƣ: hợp tác trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, liên kết nhau lại
thành tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân tự chịu trách nhiệm về hoạt động
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp tác với nhau ở một số khâu dịch vụ
phục vụ sản xuất.
Trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta, hộ nông nghiệp ở nƣớc ta nhỏ bé,
sản xuất tự cung tự cấp và hoạt động sản xuất chịu nhiều thiên tai. Trong điều
kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt do đó kinh tế hộ nông
dân muốn tồn tại thì cần thiết phải có sự hợp tác để cùng phát triển. Bên cạnh
đó, sự hợp tác này còn giúp giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ việc làm, tăng
thu nhập cho một bộ phận dân cƣ và tiềm lực kinh tế của địa phƣơng.[4]


5

2.1.1.2. Hợp tác xã
Một trong những hình thức liên kết giữa các chủ thể đó là thành lập
HTX. HTX đƣợc tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao
động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần.
Mỗi xã viên có quyền nhƣ nhau đối với công việc chung. HTX là phƣơng
thức tất yếu trong lao động sản xuất và các hoạt động kinh tế, gắn liền với sự
phát triển kinh tế và bị ràng buộc và quy định bởi sự tiến triển trong quá trình
xã hội hoá của hoạt động kinh tế của con ngƣời và phải thích ứng với tiến
trình phát triển kinh tế đó. HTX phải tạo ra xung lực tăng năng suất lao động
và đạt hiệu quả kinh tế cao.[5]
Xuất phát từ khái niệm kinh tế hợp tác, nhiều tổ chức và các nhà kinh
tế đã đƣa nhiều khái niệm về HTX, cụ thể:
Liên minh HTX quốc tế đƣa ra khái niệm nhƣ sau: “Hợp tác xã là một
tổ chức chính trị của những ngƣời tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu
cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua
một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”.

Còn Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng: “Hợp tác xã là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện
liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài
sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và
giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ chịu trách nhiệm và
bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ
cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”.[4]
Sự giống nhau ở hai khái niệm trên đều cho rằng HTX là một tổ chức
đƣợc hình thành trên cơ sở sự liên kết tự nguyện của các thành viên, đƣợc vận
hành và quản lý trên cơ sở dân chủ và sự đồng thuận nhằm đạt mục tiêu mang
lại lợi ích chung cho các thành viên. Tuy vậy, với khái niệm do Liên minh


6

HTX quốc tế nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác giữa các thành viên trong quá
trình thành lập và điều hành các HTX để phục vụ lợi ích chung, còn với khái
niệm HTX do Tổ chức Lao động quốc tế lại nhấn mạnh cơ sở của sự hợp tác
giữa các thành viên là để khắc phục sự khó khăn khi hoạt động riêng lẻ, với
sự liên kết này đã mang lại lợi ích chung cho tập thể.
Với cách hiểu đơn giản hơn, trong tác phẩm Đƣờng Kách mệnh, Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Ngƣời cho rằng: “Trong chế độ dân chủ mới... các hợp tác
xã nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hợp tác xã là
thành phần thứ hai trong năm thành phần kinh tế ở nước ta”. Xét theo hình
thức sở hữu tƣ liệu sản xuất, Ngƣời cho rằng: “Hợp tác xã tức là sở hữu của
tập thể nhân dân lao động…. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu của nhân
dân lao động, Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó
phát triển”. Ngƣời khẳng định hợp tác xã là khâu chính thúc đẩy cải cách xã
hội chủ nghĩa. Đặc biệt, Ngƣời cho rằng HTX có thể thành lập ở cả trong
công sở, hầm mỏ, xƣởng máy, đồn điền... và nhất là ở nông thôn với nhiều

loại hình: Tín dụng, tiêu thụ, sản xuất, mua bán,….[17]
Ở nƣớc ta, trong Luật HTX 2003 có định nghĩa nhƣ sau: “Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích
chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát
huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.[4]
Hợp tác xã hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp, có tƣ cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật.


7

Theo luật HTX năm 2012 có định nghĩa nhƣ sau: “Hợp tác xã là tổ chức
kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự
nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.[3]
Từ các khái niệm về HTX, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về
HTX nhƣ sau:
Hợp tác xã là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong hoạt động
kinh tế. Mục tiêu của HTX là phát triển đƣợc sức sản xuất xã hội, tiết kiệm
lao động, tăng hiệu quả kinh tế, phải thích hợp với các mối quan hệ kinh tế
mới trong điều kiện mới.
Việc thành lập HTX không làm mất đi tính tự chủ vốn có của các bên
tham gia, trái lại nó tăng thêm sức mạnh tổng lực và phát triển đƣợc những ƣu
thế của phƣơng thức HTX.
Thành lập HTX là tạo ra đòn bẩy để phát triển kinh tế các chủ thể kinh tế

tự chủ. HTX là việc liên kết nhau lại giữa các chủ thể kinh tế tự chủ tạo ra sức
mạnh mới, thông qua đó phát triển đƣợc kinh tế của mình. Nhƣ vậy khi thành lập
HTX mới không phải vì kinh tế HTX mà là sự phát triển kinh tế của các thành
viên. Do đó, kinh tế HTX là tổ chức kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế tự
chủ. Kinh tế HTX thể hiện đƣợc bản chất tự do lựa chọn phƣơng thức hoạt động
kinh tế của họ trong điều kiện kinh tế thị trƣờng vì kinh tế thị trƣờng thì các chủ
thể kinh tế tự chủ họ có nhiều cách để đạt tới mục đích kinh tế của mình. Nhƣ
vậy, trong điều kiện mới, các chủ thể kinh tế tự chủ họ có thể tham gia HTX
hoặc không, khi HTX không đáp ứng yêu cầu của họ.[5]
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể nhận định rằng: Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Hình thành HTX là một


8

quá trình hoàn toàn tự nhiên từ những đòi hỏi, nhu cầu thực tế của con ngƣời
trong các hoạt động kinh tế.
2.1.1.3. Quy chế làm việc của hợp tác xã sản xuất:
Ban quản trị HTX làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; mọi hoạt
động của Ban quản trị đƣợc thực hiện công khai, dân chủ; Các kế hoạch,
chiến lƣợc của Ban quản trị đƣợc thảo luận và quyết định theo đa số. Ban
quản trị tổ chức họp thƣờng kỳ 1 tháng 1 lần vào cuối tháng mỗi tháng và
tổng kết năm vào tháng 12, để kiểm điểm đánh giá kết quả hoạt động của Ban
quản trị, đồng thời các xã viên phải có bản tự kiểm điểm và đánh giá xếp loại
công tác cuối năm. Khi cần thiết Ban quản trị có thể triệu tập họp bất thƣờng
(chủ yếu khi có nhiều đơn đặt hàng từ phía khách hàng và đúng mùa vụ thu
hoạch). Phiên họp thƣờng kỳ hoặc bất thƣờng do Ban quản trị HTX triệu tập
và chủ trì. Chƣơng trình, nội dung của kỳ họp phải đƣợc gửi đến các thành
viên HTX trƣớc 3 ngày của kỳ họp thƣờng kỳ cần thảo luận.[2]
Trong các kỳ họp thống nhất kế hoạch, các ủy viên Ban quản trị đóng

góp ý kiến bằng việc phát biểu trực tiếp hoặc ghi ý kiến của mình bằng văn
bản gửi cho chủ toạ kỳ họp. Những ý kiến khác nhau đƣợc tổ chức thảo luận
kỹ trƣớc khi biểu quyết. Cuộc họp này phải có ít nhất 2/3 tổng số ủy viên đến
dự. Các kế hoạch, chỉ thị của Ban quản trị phải đƣợc quá 1/2 tổng số ủy viên,
thành viên có mặt tán thành mới có giá trị.
Chủ toạ hội nghị Ban quản trị là Chủ tịch HTX. Khi chủ tịch vắng mặt,
Phó Chủ tịch đƣợc ủy nhiệm của Chủ tịch làm Chủ toạ.
Trong các phiên họp thƣờng kỳ hoặc bất thƣờng của Ban quản trị, có
mở rộng đến các ban chuyên môn, Giám đốc, Chủ nhiệm là thành viên của
HTX có liên quan (không phải là ủy viên Ban chấp hành) đƣợc mời dự họp,
đƣợc phát biểu ý kiến, trả lời chất vấn khi chủ toạ phiên họp đồng ý hoặc
yêu cầu.[3]


9

Các kỳ họp của Ban quản trị đều có kế hoạch và thông báo đến từng
thành viên hoạt động trong HTX.
Khen thƣởng kỷ luật:
Thành viên HTX có những thành tích xuất sắc trong phong trào phát
triển kinh tế HTX, đƣợc Ban quản trị HTX khen thƣởng hoặc đề nghị Liên
minh HTX khen thƣởng.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các thành viên Ban
chấp hành có trách nhiệm thực hiện quy chế.
* Một số quy định cho thành viên hoạt động trong HTX:
Thứ nhất, về vấn đề đầu tư:
Thành viên HTX có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân. Cá nhân
phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 17 Luật Hợp tác xã mới
có thể trở thành thành viên. Theo đó, “1. Công dân Việt Nam từ mười tám
tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán

thành Điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã có thể trở thành
xã viên”. Quy định này đã giới hạn các đối tượng là cá nhân về các mặt như
quốc tịch (một người mang quốc tịch nước ngoài hay không có quốc tịch sẽ
không bao giờ tham gia vào hợp tác xã với tư cách là xã viên mà chỉ có công
dân Việt Nam), độ tuổi (đủ 18 tuổi trở lên); có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; có đơn xin gia nhập hợp tác xã; tán thành điều lệ, nội quy, quy chế hợp
tác xã khi họ muốn trở thành xã viên. Hộ gia đình, pháp nhân nếu muốn trở
thành xã viên “phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với cá nhân
tham gia” (khoản 2, Điều 17 Luật Hợp tác xã).
Thứ hai, về việc góp vốn:
Với thành viên có thể góp vốn hoặc góp sức. Đây cũng là một quy định
rất đặc trƣng cho hợp tác xã. Việc góp vốn đƣợc thực hiện theo quy định của
Điều lệ hợp tác xã, mức vốn góp không đƣợc thấp hơn mức tối thiểu và cũng


10

không đƣợc vƣợt quá ba mƣơi phần trăm vốn điều lệ của hợp tác xã. Sở dĩ
pháp luật có quy định nhƣ vậy là nhằm tránh sự thao túng của một cá nhân
nào đó đối với hợp tác xã, bởi hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể, dựa
trên sở hữu của các xã viên. Thành viên có thể góp vốn một lần hoặc nhiều
lần theo quy định của điều lệ hợp tác xã. Ngoài ra, trên thực tế, có những
ngƣời không có đủ điều kiện kinh tế để góp vốn nhƣng vẫn mong muốn đƣợc
trở thành thành viên, sẵn sàng góp sức, tán thành điều lệ hợp tác xã thì pháp
luật quy định họ có thể trở thành xã viên bằng cách góp sức. “Góp sức dưới
các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn
cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tùy thuộc
vào nhu cầu của hợp tác xã”. [4]
Pháp luật hạn chế mức góp vốn tối đa của mỗi thành viên tại mọi thời
điểm không vƣợt quá ba mƣơi phần trăm vốn điều lệ.

Thứ ba, về quyền quản lý
Mọi thành viên đều có quyền biểu quyết ngang nhau thông qua nguyên
tắc mỗi ngƣời một phiếu biểu quyết. Điều này thể hiện sự bình đẳng giữa các
thành viên, đồng thời cũng là một trong những yếu tố tích cực khuyến khích
các đối tƣợng lao động thuộc ngành chè tham gia vào hợp tác xã sản xuất chè
tập trung.
Thêm vào đó, mọi thành viên đều có quyền tham gia vào bộ máy điều
hành hợp tác xã, không phụ thuộc vào mức vốn góp.
Thứ tư, về vấn đề chia lãi
Thành viên đƣợc hƣởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và
theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Các thành viên công ty đƣợc
hƣởng phần lãi theo tỷ lệ vốn góp, điều đó có nghĩa thành viên nào góp vốn
nhiều thì sẽ đƣợc hƣởng phần lãi nhiều.


11

2.1.2. Đặc điểm của cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi
của chúng đƣợc sử dụng để sản xuất thức uống. Cây chè có thân thẳng và tròn,
phân nhánh liên tục thành một hệ thống cành và chồi. Thân, cành, bộ lá tạo
thành tán cây chè, để mọc tự nhiên có dạng vòm đều. Lá mọc ra từ các mấu,
chồi mọc ra từ nách lá. Theo chức năng thì chồi có hai loại: chồi dinh dƣỡng
mọc ra lá và chồi sinh thực mọc ra nụ, hoa, quả. Theo vị trí trên cành, chồi có 3
loại là chồi ngọn, chồi nách và chồi ngủ. Lá chè có 3 loại: lá vảy ốc rất nhỏ và
cứng, mọc ở đỉnh sinh trƣởng, lá cá nhỏ phát triển không đầy đủ, kích thƣớc
nhỏ, hình thuôn, mép không hoặc ít răng cƣa, mọc tiếp theo là các lá vảy ốc, lá
thật gồm một phiến lá và một phiến chè mọc tiếp theo các lá cá, mới mọc là lá
non, tiếp theo là các lá bánh tẻ rồi đến lá già tùy theo trình độ sinh trƣởng.[16]
Hoa và quả của cây chè: Hoa bắt đầu nở trên cây chè 2 - 3 tuổi, từ chồi

sinh thực ở nách lá, hoa lƣỡng tính, tràng có 5 - 9 cánh màu trắng hay phớt
hồng. Quả chè có hình tròn hay hình tam giác tùy vào số hạt bên trong, vỏ quả
màu xanh, khi chín có màu nâu rồi nứt ra. Hạt chè có vỏ sảnh màu nâu, ít khi
đen, hạt to nhỏ tùy vào giống chè và chất dinh dƣỡng.
Hệ rễ gồm có rễ cọc, rễ trần màu nâu hay nâu đỏ và dễ hút hay dễ hấp
thụ < 1mm, màu vàng ngà, rễ trụ dài hay ngắn tùy theo giống chè, chất đất,
chế độ làm đất và chất dinh dƣỡng. [1]
2.1.3. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,
tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu xác định. Từ khái niệm khái quát này, có thế hình
thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế nhƣ sau:
H = K/C


12

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (quá trình kinh tế) nào
đó; K là kết quả thu đƣợc từ hiện tƣợng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí
toàn bộ để đạt đƣợc kết quả đó. Và nhƣ thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn:
hiệu quả kinh tế phản ánh chất lƣợng hoạt động kinh tế và đƣợc xác định bởi
tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá đƣợc tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn
lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm nhƣ thế
hoàn toàn có thể tính toán đƣợc hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến
đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và
tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế nhƣ đã trình bày ở trên, chúng ta có thể
hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên

vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt đƣợc mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
- Một số chỉ tiêu phân tích và cách tính hiệu quả.
+ Tổng giá trị sản xuất (GO) đƣợc xác định là giá trị bằng tiền của toàn
bộ sản phẩm chè sản xuất ra (thƣờng là một năm) trên một đơn vị diện tích.
GO: Tổng giá trị sản xuất
Qi: Khối lƣợng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại i
+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thƣờng
xuyên và dịch vụ sản xuất.Trong quá trình sản xuất chè chi phí trung gian bao
gồm các chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nhƣ: giống, phân bón,
thuốc trừ sâu, làm đất…
+ Giá trị tăng (VA) là phần giá trị tăng thêm của quá trình sản suất kinh
doanh.VA đƣợc thể hiện bằng công thức:
VA = GO - IC


13

+ Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần túy của ngƣời sản xuất, bao
gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận mà họ có thể nhận đƣợc khi sản
xuất một đơn vị diện tích.Thu nhập hỗn hợp đƣợc tính theo công thức sau:
MI = VA - (A + T)
Trong đó:
A là phần khấu hao tài sản cố định và cho phí phân bổ
T là thuế sản xuất.
+ Thu nhập hỗn hợp/ngày công lao động
Chỉ tiêu này cho biết giá trị thu nhập của một ngày công lao động đƣợc
hoạch toán trong trồng chè của nôn hộ.
+ Thu nhập hỗn hợp/chi phí vật chất
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nhập của một đồng vốn đầu tƣ cho

sản xuất chè.
+ Lợi nhuận:

Pr = GO - TC

Trong đó: GO là giá trị sản xuất, TC là tổng chi phí
- Các tiêu chí thể hiện hiệu quả để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp ngƣời ta dùng nhiều phƣơng pháp và chỉ tiêu khác nhau,
trong phƣơng pháp thƣờng dùng là:
* Hiệu quả theo chi phí trung gian
+ Giá trị sản xuất trên một đòng chi phí GO/IC
+ Giá trị gia tăng trên một đòng chi phí VA/IC
+ Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí MI/IC
- Một số công thức tính HQKT
+ Công thức 1: HQKT đƣợc xác định bằng tỉ số giữa giá trị kết quả thu
đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = kết quả thu đƣợc / chi phí sản xuất
Hay H = Q/C


14

Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế,Q là kết quả thu đƣợc, C là chi phí sản xuất
+ Công thức 2: HQKT đƣợc xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để thu đƣợc kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = kết quả thu đƣợc - chi phí sản xuất
Hay H = Q/C
* Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế cây chè bao gồm:
+ Năng suất

+ Sản lƣợng
+ Thị trƣờng
+ Giá cả
+ Chế độ chăm sóc
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong và ngoài nước
2.2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Thị trƣờng chè thế giới với 1,4 triệu tấn, chủ yếu là Sri Lanka, Kenya,
Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm khoảng 2/3 tổng lƣợng xuất khẩu. Việt Nam
nắm 2-3% thị phần thế giới, nhƣng có ƣu thế hơn về chè xanh. Việc có thêm
nhiều nƣớc trồng chè có thể làm tang cung thế giới, trong khi cầu tang chậm.
Thị trƣờng thế giới về chè và sản phẩm chè rất yếu, giảm 0,4%/năm về giá trị
từ năm 1999 đến năm 2013, và chỉ tăng 3%/năm về số lƣợng. Đến năm 2013,
giá trị của thị trƣờng khoảng 2880 triệu đô. Các nƣớc nhập khẩu nhiều nhất là
Anh (10,8%), Nga, Pakistan, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong đó chỉ có đạt mức
tăng trƣởng tích cực trong vòng 5 năm qua. Thị trƣờng của chè đen lớn hơn 5
lần chè xanh những năm gần đây, tình hình tăng trƣởng thị trƣờng của chè
xanh đã tốt lên. [16]


×