Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Giáo trình trắc địa công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 148 trang )

Mục lục

Trang
Lời nói đầu..................................................................................................... 3
Chơng 1: khảo sát và xây dựng tuyến đờng.........................
8
1.1. Khái niệm về tuyến đờng và định tuyến đờng ..
1.1.1. Khái niệm...
1.1.2. Các yếu tố tuyến đờng..
1.1.3. Các thông số của việc định tuyến đờng
1.1.4. Đặc điểm định tuyến đờng ở đồng bằng và miền núi..
1.2. Khảo sát đờng giao thông
1.2.1. Phân loại tuyến đờng
1.2.2. Quy định kỹ thuật khi thiết kế tuyến đờng...
1.2.3. Quy trình công nghệ của việc khảo sát tuyến đờng..
1.3. Phơng pháp định tuyến đờng. ...
1.3.1. Định tuyến đờng trong phòng...
1.3.2. Định tuyến ngoài thực địa..
1.4. Đờng cong tròn ngang.
1.4.1 Khái niệm...
1.4.2. Bố trí đờng cong tròn ngang.
1.5. Đờng cong chuyển tiếp ...
1.5.1. ý nghĩa và phơng trình đờng cong chuyển tiếp..
1.5.2. Tính và bố trí đờng cong tổng hợp
1.6. Đờng cong hình rắn.
1.6.1. Các yếu tố cơ bản của đờng cong hình rắn...
1.6.2. Bố trí đờng cong hình rắn.
1.7. Đo độ cao và vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang..
1.7.1. Đo độ cao và vẽ mặt cắt dọc...
1.7.2. Đo vẽ mặt cắt ngang...
1.8. Bố trí chi tiết nền đờng


1.8.1. Khái niệm mặt cắt ngang thi công.
1.8.2. Bố trí mặt cắt ngang chỗ đắp đất
1.8.3. Bố trí các mặt cắt ngang ở chỗ đào đất
Chơng 2: công tác trắc địa trong khảo sát và thi công
cầu.
2.1. Khái niệm công trình cầu...
2.1.1. Những yếu tố cơ bản của cầu.
2.1.2. Phân loại cầu...
2.1.3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật khi lựa chọn địa điểm xây dựng cầu.
2.2. Đo vẽ địa hình xây dựng cầu.
2.2.1. Bản đồ địa vật.
2.2.2. Bản đồ chi tiết tỷ lệ lớn..
2.3. Lới khống chế trắc địa phục vụ công trình cầu
2.3.1. Thiết kế lới
2.3.2. Thi công lới..
2.4. Bố trí tâm trụ và mố cầu.
2.4.1. Bố trí tuyến đờng qua cầu.
2.4.2. Các phơng pháp bố trí tâm trụ và mố cầu.
2.5. Bố trí chi tiết trụ và mố cầu
2.5. Bố trí chi tiết tâm trụ và mố cầu.
2.5.1. Khái niệm về móng trụ cầu.

3

8
8
8
9
10
13

13
14
15
17
17
21
24
24
25
35
35
38
45
45
46
51
51
55
57
57
57
61
71
71
71
71
71
72
72
72

73
73
75
76
76
76
79
79
79


2.5.2. Bố trí trụ cầu trên cạn và trên đảo...
2.5.3. Bố trí các móng trụ cầu trên bè (khung vây và cọc ống) ...
2.6. Kiểm tra kết cấu nhịp cầu, quan trắc lún và biến dạng cầu...
2.6.1. Kiểm tra kết cấu nhịp cầu..
2.6.2. Quan trắc lún và biến dạng cầu...
Chơng 3: công tác trắc địa trong khảo sát thiết kế
công trình thủy lợi - thủy điện
3.1. Khái niệm công trình thủy lợi - thủy điện
3.2. Đo vẽ địa hình lòng sông..
3.2.1. Lới khống chế và tỷ lệ đo vẽ
3.2.2. Công tác đo sâu và xác định vị trí điểm đo sâu..
3.3. Thành lập mặt cắt sông .
3.3.1. Thành lập mặt cắt dọc sông
3.3.2. Thành lập mặt cắt ngang sông
3.4. Công tác trắc địa khu vực hồ chứa nớc
3.4.1. Công tác trắc địa trong giai đoạn thiết kế hồ chứa nớc.
3.4.2. Xác định biên giới hồ chứa nớc ngoài thực địa.
3.5. Khảo sát xây dựng tuyến kênh mơng ..
3.5.1. Các tài liệu địa hình cần để thiết kế

3.5.2. Lới khống chế trắc địa cho các tuyến kênh mơng..
3.5.3. Bố trí tuyến kênh mơng
Chơng 4: công tác trắc địa trong xây dựng công trình
đầu mối thủy lợi - thủy điện..
4.1. Lới khống chế trắc địa.........................................................................
4.1.1. Lới khống chế mặt phẳng.
4.1.2. Lới khống chế độ cao
4.2. Bố trí công trình đầu mối ......................................................................
4.2.1. Khái niệm về các trục cơ bản của công trình đầu mối
4.2.2. Công tác trắc địa khi bố trí các trục đập bê tông và đập đất...
4.3. Quan trắc chuyển dịch và biến dạng công trình đầu mối ......................
Chơng 5: công tác trắc địa trong xây dựng đờng hầm.
5.1. Khái niệm về công trình ngầm .............................................................
5.1.1. Định nghĩa và phân loại công trình ngầm..
5.1.2. Các giai đoạn thiết kế công trình ngầm..
5.1.3 Công nghệ thi công công trình ngầm..
5.2. Đo vẽ bản đồ phục vụ thiết kế đờng hầm ............................................
5.2.1. Đối với đờng tàu điện ngầm..
5.2.2. Đối với đờng hầm xuyên núi
5.3. Bố trí đờng hầm ..................................................................................
5.3.1. Phơng pháp hình học
5.3.2. Phơng pháp giải tích.
5.4. Cơ sở trắc địa trong xây dựng đờng hầm ............................................
5.4.1. Lới khống chế trắc địa mặt bằng..
5.4.2. Lới khống chế độ cao
5.5. Sai số đào thông hầm ............................................................................
5.5.1. Sai số đào thông hầm..
5.5.2. Các nguồn sai số đào thông hầm và phân phối chúng
5.6. Ước tính độ chính xác cần thiết của cơ sở trắc địa trong xây dựng đờng hầm ..........................................................................................................
5.6.1. ớc tính độ chính xác cần thiết của lới khống chế trắc địa

5.6.2 ớc tính độ chính xác của lới đã thiết kế...
Chơng 6: phơng pháp thành lập lới khống chế trắc địa
trong xây dựng đờng hầm
6.1. Khống chế trắc địa trên mặt đất ...........................................................
6.1.1. Khảo sát, thiết kế và chọn điểm..
6.1.2. Lới tam giác..

4

80
80
81
81
82
86
86
87
87
88
88
88
94
94
94
94
99
99
99
101
104

104
104
106
108
108
108
111
113
113
113
113
114
114
114
115
115
115
117
118
118
118
119
119
121
124
124
127

133
133

133
134


6.1.3. Lới đờng chuyền.
6.1.4. Lới GPS.
6.1.5. Lới khống chế độ cao
6.2. Khống chế trắc địa trong hầm ...............................................................
6.2.1. Lới khống chế mặt bằng...
6.2.2. Lới khống chế độ cao trong hầm..
Chơng 7: các phơng pháp định hớng cơ sở trắc địa trong
hầm.
7.1. Nội dung và nhiệm vụ định hớng qua giếng đứng .................... .
7.2. Định hớng qua giếng đứng bằng phơng pháp tam giác liên hệ.
7.2.1. Treo dọi chiếu điểm
7.2.2. Đo tam giác liên hệ.
7.2.3. Tính lới tam giác liên hệ...
7.2.4. Hình dạng có lợi nhất của tam giác liên hệ.
7.3. Định hớng qua hai giếng đứng ............................................................
7.3.1 Định hớng qua một giếng đứng và một lỗ khoan..
7.3.2. Định hớng qua hai giếng đứng..
7.3.3. Định hớng qua hai lỗ khoan.
7.4. Chuyền độ cao xuống hầm ...................................................................
7.4.1. Các trờng hợp chuyền độ cao xuống hầm.
7.4.2. Chuyền độ cao bằng thớc thép..
7.4.3. Chuyền độ cao bằng dây thép.
7.4.4. Chuyền độ cao bằng máy đo xa điện tử.
Chơng 8: công tác trắc địa trong quá trình thi công
đào hầm..
8.1. Công tác trắc địa khi thi công đào hầm ................................................

8.1.1. Chỉ hớng đào hầm về phơng diện mặt bằng
8.1.2. Chỉ hớng đào hầm về phơng diện độ cao
8.1.3. Xác định khối lợng đất đá
8.2. Xác định và điều chỉnh sai số đào thông hầm ......................................
8.2.1. Phơng pháp xác định sai số đào thông hầm..
8.2.2. Điều chỉnh sai số đào thông hầm
8.3. Đo vẽ hoàn công đờng hầm.................................................................
Tài liệu tham khảo...

5

135
137
138
138
138
142
145
145
146
147
150
154
155
158
159
161
162
165
165

166
168
170
177
177
177
179
179
180
180
181
183
186


chơng 1

khảo sát và xây dựng tuyến đờng
1.1. Khái niệm về tuyến đờng và định tuyến đờng
1.1.1. Khái niệm
Tuyến đờng là đờng nối giữa các điểm tim đờng (các điểm nằm giữa nền đờng hoặc giữa phần xe chạy).Vì phải tránh các chớng ngại vật, tuyến đờng gồm
nhiều đoạn thẳng, chuyển hớng ở các đỉnh ngoặt. ở các chỗ chuyển hớng, để đảm
bảo xe chạy an toàn, ngời ta phải nối tiếp các đoạn thẳng với nhau bằng các đờng
cong.
Nhìn chung, tuyến đờng là một đờng cong không gian bất kỳ và rất phức tạp.
Trong mặt phẳng, nó bao gồm các đoạn thẳng có hớng khác nhau và chêm giữa
chúng là những đờng cong phẳng có bán kính cố định hoặc thay đổi. Trong mặt cắt
dọc, tuyến bao gồm các đoạn thẳng có độ dốc khác nhau và nối các đoạn thẳng đó là
những đờng cong đứng có bán kính không đổi.
1.1.2. Các yếu tố tuyến đờng

Một con đờng thờng đợc thể hiện trên ba bản vẽ cơ bản: Bình đồ dọc tuyến,
mặt cắt dọc và mặt cắt ngang tuyến đờng.
Bình đồ dọc tuyến là hình chiếu bằng của bề mặt địa hình dọc tuyến đờng lên
mặt phẳng. Ngoài các yếu tố địa hình đợc biểu diễn bằng các đờng đồng mức, tuyến
đờng xác định bằng các yếu tố sau:
- Điểm đầu, điểm cuối và các điểm đỉnh ngoặt;
- Các góc chuyển hớng ở 1 , 2 , 3
chỗ đổi hớng tuyến;
- Chiều dài và góc phơng vị của các đoạn thẳng;
- Các yếu tố đờng cong gồm có góc chuyển hớng , bán kính đờng cong
R, chiều dài đoạn tiếp cự T, chiều dài đờng cong K, đoạn phân cự B, đoạn đo trọn D;
- Các cọc lý trình: Cọc Hm (100 m) và cọc Km (1000 m), các vị trí công
trình cầu cống
Mặt cắt dọc tuyến là mặt cắt thẳng đứng theo trục (đờng tim) tuyến đờng đã
duỗi thẳng, giao tuyến giữa mặt cắt dọc tuyến và mặt đất tự nhiên biểu diễn sự thay
đổi địa hình dọc tuyến. Mặt đất tự nhiên thể hiện trên mặt cắt dọc bằng màu đen nên
đợc gọi là đờng đen. Trục đờng thiết kế đợc thể hiện bằng màu đỏ nên đợc gọi là đờng đỏ.
Đờng đỏ xác định bằng:
- Cao độ thiết kế điểm đầu và điểm cuối của đoạn dốc;

6


- Độ dốc dọc (phần trăm hay phần nghìn) và chiều dài các đoạn dốc;
- Đờng cong đứng lồi và lõm tại các chỗ đổi dốc và các yếu tố của nó;
- Cao độ thiết kế (cao độ đỏ) của các điểm trung gian, các điểm có công
trình, các điểm thay đổi địa hình.
Căn cứ vào cao độ đỏ và cao độ đen, xác định các cao độ đào và cao độ đắp.
Vì độ dốc dọc của tuyến thờng không lớn, cho nên để biểu diễn độ dốc của
tuyến đợc rõ ràng, thì tỷ lệ đứng của mặt cắt dọc thờng đợc chọn lớn hơn 10 lần so

với tỷ lệ ngang.
Mặt cắt ngang tuyến là mặt cắt thẳng đứng vuông góc với trục đờng thiết kế,
giao tuyến giữa mặt cắt ngang tuyến và mặt đất tự nhiên biểu diễn sự thay đổi địa
hình ngang tuyến đờng tại vị trí đo vẽ mặt cắt ngang. Trên mặt cắt ngang, mặt đất tự
nhiên cũng thể hiện bằng màu đen nên đơc gọi là đờng đen. Trên mặt cắt ngang, tỷ
lệ đứng và tỷ lệ ngang đợc chọn bằng nhau.
Các yếu tố thiết kế trên mặt cắt ngang là:
- Bề rộng phần xe chạy;
- Bề rộng nền đờng;
- Các rãnh biên (sát nền đờng) để thoát nớc dọc tuyến;
- Mái dốc (còn gọi là taluy) và độ dốc taluy;
- Lề đờng: diện tích còn lại hai bên phần xe chạy để tăng an toàn và để đỗ xe
tạm thời.
Trên đờng cao tốc, phần xe chạy đợc chia riêng biệt theo các chiều xe để tăng
cờng an toàn và phân cách nhau bằng giải phân cách.
Theo vị trí tơng quan giữa đờng đỏ và đờng đen trên mặt cắt ngang, ta có thể
có các mặt cắt ngang đào, mặt cắt ngang đắp hoặc nửa đào nửa đắp.
1.1.3. Các thông số của việc định tuyến đờng
Thông thờng, tuyến đờng đợc xây dựng phải thoả mãn những yêu cầu nhất
định do những điều kiện kỹ thuật của việc thiết kế tuyến đờng đề ra. Khi thiết kế
một tuyến đờng nào đó, ngời ta cho trớc độ dốc dọc lớn nhất và nhỏ nhất, cho trớc
bán kính tối thiểu của đờng cong phẳng và đứng
Trong việc định tuyến ngời ta chia ra các thông số sau:
- Thông số trong mặt phẳng: bao gồm các góc chuyển hớng của tuyến đờng,
các bán kính cong phẳng, chiều dài các đờng cong chuyển tiếp, các đoạn thẳng
chêm.
- Thông số độ cao (trong mặt cắt dọc): bao gồm các độ dốc dọc, chiều dài
các đoạn trong mặt cắt, các bán kính cong đứng.
Tập hợp các công tác khảo sát - xây dựng theo tuyến đợc chọn, đáp ứng đợc
những yêu cầu của các điều kiện kỹ thuật và đòi hỏi một chi phí nhỏ nhất cho việc

xây dựng tuyến đợc gọi là công tác định tuyến đờng. Bằng cách so sánh các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật các phơng án tuyến, chúng ta sẽ chọn đợc phơng án tuyến tối u.
Nếu tuyến đợc chọn dựa vào bình độ địa hình, các tài liệu ảnh hoặc mô hình
số mặt đất thì ngời ta gọi là định tuyến trong phòng. Nếu tuyến đợc chọn trực tiếp
ngoài thực địa thì ta gọi là định tuyến ngoài trời.
Phức tạp nhất cho việc định tuyến là những tuyến đờng đòi hỏi phải thoả
mãn đồng thời các thông số mặt phẳng và thông số độ cao. Còn đối với một số công
trình khác nh tuyến dẫn điện, thì độ dốc thực địa ít ảnh hởng đến việc thiết kế tuyến
và ngời ta cố gắng chọn tuyến sao cho ngắn nhất và qua những nơi có điều kiện
thuận lợi. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà các tuyến đờng nên bố trí đi qua những

7


vùng đất ít có giá trị canh tác.
1.1.4. Đặc điểm định tuyến đờng ở đồng bằng và miền núi
1.1.4.1. Định tuyến đờng ở đồng bằng
Do đặc điểm địa hình ở đồng bằng, vị trí tuyến đờng đợc xác định chủ yếu
dựa vào địa vật. Độ dốc trung bình của mặt đất ở vùng đồng bằng thờng nhỏ hơn độ
dốc thiết kế cho phép, nên khi xác định tuyến thiết kế ta dựa vào các điểm đặc trng
của mặt đất dọc theo hớng đã chọn, ta có tuyến tự do về độ cao. Khi định tuyến
theo hớng đã chọn, ngời ta cố gắng cho tuyến tơng đối thẳng. Tuy nhiên trong khi
định tuyến, chúng ta gặp phải các địa vật (các điểm dân c, hồ nớc) buộc tuyến đờng AB phải chuyển hớng (hình 1-1).
Mỗi một góc ngoặt sẽ dẫn đến l : l một độ dài thêm của tuyến đờng. Độ
dài thêm tơng đối của tuyến đờng là đợc xác định nh sau:
(1-1) l 1 cos
=
l
cos
C


l+l


l

Tuỳ thuộc vào độ lớn
B độ dài thêm tơng đối
A của góc chuyển hớng mà
của tuyến sẽ là (Bảng 1-1):
Hình 1-1: Tuyến đờng chuyển hớng
Bảng 1-1. Độ dài thêm tuyến đờng do ảnh hởng góc chuyển hớng

10
20
30
40
50
60
(tính bằng độ)
1,5
6,4
15,5
30,5
55,5
100
l : l
(tính bằng %)
Qua số liệu trên ta thấy khi góc chuyển hớng < 200 thì độ dài thêm của tuyến
là không đáng kể.

ở vùng đồng bằng, để có đợc tuyến đờng ngắn nhất thì khi định tuyến cần
tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Giữa các địa vật có đờng bao nên đặt tuyến thẳng. Độ lệch tuyến so với đờng thẳng (tức là độ dài thêm tơng đối) và độ lớn của góc chuyển hớng cần phải đợc
khống chế trớc.
- Đỉnh các góc ngoặt chọn đối diện với khoảng giữa của địa vật để cho tuyến
đờng vòng qua địa vật đó.
- Các góc chuyển hớng của tuyến cố gắng không lớn hơn 200 - 300.
Tuy nhiên, trên những khu vực có địa vật phức tạp thì vị trí các đỉnh góc
ngoặt đợc xác định bởi các điều kiện giao nhau có lợi nhất của các tuyến đờng hoặc
vòng tránh qua các địa vật.
1.1.4.2. Định tuyến đờng ở vùng núi
Vị trí tuyến đờng ở vùng núi đợc chọn chủ yếu dựa vào địa hình. Vì độ dốc ở
vùng núi thờng lớn hơn đáng kể so với độ dốc thiết kế của tuyến. Độ dốc có ảnh hởng rất nhiều đến giá thành xây dựng, chủ yếu là qua khối lợng đào đắp. Độ dốc dọc
thiết kế càng lớn thì chiều dài tuyến đờng trên vùng đồi và vùng núi càng ngắn, khối

8


lợng đào đắp càng nhỏ dẫn tới giá thành đầu t xây dựng càng thấp. Ngợc lại, khi độ
dốc dọc thiết kế càng lớn thì xe chạy càng lâu, tốc độ xe chạy càng thấp, hao mòn
xăm lốp càng nhiều, tức là giá thành vận tải càng caoNh vậy có thể kết luận là trên
một địa hình nhất định, sẽ tồn tại một độ dốc dọc có lợi nhất, độ dốc này tuỳ thuộc
địa hình và tuỳ thuộc rất nhiều vào yêu cầu chạy xe. Vì những lý do trên, việc định
tuyến ở đây đợc tiến hành theo độ dốc giới hạn của từng đoạn tuyến. Các phơng án
để đảm bảo đợc độ dốc đó có thể là: đào, đắp hoặc kéo dài tuyến đờng bằng cách
làm lệch tuyến đờng đi những góc khá lớn so với đờng thẳng. Trong đó phơng án đợc chọn là làm lệch tuyến đờng đi những góc khá lớn so với đờng thẳng. Hay nói
cách khác là phải làm tăng chiều dài thiết kế của tuyến. Bởi vậy, trong điều kiện
vùng núi, tuyến đờng trong mặt phẳng nói chung có hình dạng rất phức tạp.
Độ dài thêm cần thiết của tuyến đợc tính nh sau:
l(i i )

(1-2)
l = m o
io
Trong đó:
im - độ dốc thực địa;
io - độ dốc cho phép của tuyến;
l - khoảng cách giữa các điểm trên thực địa.
Hoặc tính theo tỷ số tơng đối:
l i m i o
=
l
io
(1-3)
Ví dụ: Khi im = 0,015, i0 = 0,012 thì độ dài thêm tơng đối l: l =1: 4, nghĩa
là khoảng 25% chiều dài tuyến.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa hình mà chúng ta có thể sử dụng các phơng
án khác nhau để gia tăng độ dài của tuyến đờng.
Nếu độ dài thêm của tuyến cho phép nhỏ thì ta có thể thay thế chiều dài đoạn
thẳng bằng chiều dài đờng cong hình chữ S (hình 1-2).

50,055,0
50,0
B
35.0lớn thì ta có thể áp 35.0
Nếu độAdài thêm của tuyến cho phép tơng đối
dụng
những
35.0
đờng congAphức tạp hơn dới dạng một đờng vòng 35.0
quanh có điểm kết thúc

ở phíaBđối
35.0
35.0
diện (hình 1-3) hoặc dới dạng một đờng xoắn ốc khi tuyến50,0
này nâng dần độ cao và
A đờng ô tô, để kéo dài thêm
cắt nhau
các tuyến
60,0
30,0ở một độ cao khác (hình 1-4). Trên45,0
35.0
35.0
tuyến đờng ngời ta sử dụng các loại đờng cong
hình rắn.25,0
30,0
35.0
35,035.0
40,0
35,0định tuyến ở vùng núi
Nh vậy, khi
tuân thủ các nguyên tắc sau:
35.0
35.0cần35.0
35.0
B
35.0






40,0

Hình 1-2: Đờng cong hình chữ S
Hình 1-3: Đờng vòng có điểm
Hình 1-4: Tuyến đờng xoắn ốc
kết thúc ở phía đối diện
9


1- Định tuyến theo một độ dốc giới hạn có khối lợng công tác bằng không.
Chỉ làm giảm độ dốc (hoặc cho độ dốc bằng không) ở những vùng riêng biệt, những
khu vực đòi hỏi phải tuân thủ theo những điều kiện kỹ thuật nào đó.
2- Các yếu tố của tuyến và độ cao mặt đất đợc chọn có lu ý đến mặt cắt thiết
kế đã lập trớc đây và những yêu cầu khi chêm các đoạn thẳng và các đờng cong.
3- Phải căn cứ vào độ dốc định tuyến và độ kéo dài cho phép của tuyến đờng
mà quyết định vị trí các đỉnh góc ngoặt và độ lớn của chúng. Cần phải loại bỏ những
đờng cong có bán kính nhỏ vì ở những nơi đó buộc phải làm giảm một cách đáng kể
độ dốc cho phép.
1.2. Khảo sát đờng giao thông
1.2.1. Phân loại tuyến đờng
Một mạng lới đờng tốt là mạng lới có hình dạng phù hợp với các hớng vận
chuyển hành khách và hàng hoá chủ yếu. Sau đó trình độ trang bị của từng tuyến
phải đáp ứng nhu cầu vận chuyển đặt ra cho nó.
1.2.1.1. Đờng ô tô
Mức độ phát triển mạng lới đờng ô tô đợc đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
- Mật độ đờng trên 1000 kmdiện 2 tích lãnh thổ ở các nớc phát triển, chỉ tiêu
này là 250 - 1000 km, ở các đang phát triển là 100 - 250 km, ở các nớc chậm phát
triển là dới 10 km trên 1000 km.
- Chiều dài đờng trên 1000 dân. Đợc xem ở mức trung bình khi đạt 3 - 5 km

đờng có lớp mặt cấp cao trên 1000 dân.
- Chiều dài đờng trên một phơng tiện giao thông. Lới đờng xem nh đủ nếu
đạt trên 50 m đờng cho một ô tô; trong phạm vi 20 - 50 m coi nh cần bổ xung và dới
20 m coi nh còn quá thiếu.
Đờng có thể phân loại theo ý nghĩa hành chính, mật độ chuyển động của các
phơng tiện giao thông, theo nguồn ngân sách đầu t, duy tu bảo dỡng v.v
- Hệ thống đờng quốc lộ nối các trung tâm kinh tế chính trị giao thông có ý
nghĩa toàn quốc. Trong mạng lới đờng quốc lộ nớc ta, đờng xuyên Việt mang tên
quốc lộ 1 là rất quan trọng nối từ Lạng Sơn đến Nam bộ. Sau đó là quốc lộ 5 nối Hà
Nội đến Hải Phòng. Hai quốc lộ đang đợc cải tạo, nâng cấp cho thích hợp trong nhu
cầu vận tải trong giai đoạn mới.
- Hệ thống đờng địa phơng (tỉnh lộ, huyện lộ,nối liền các trung tâm kinh tế
có tính chất địa phơng nh tỉnh, huyện, xã v.v).
Bảng 1-2. Bảng phân cấp kỹ thuật đờng ô tô
Loại đờng
Tên cấp

Đờng cao tốc
loại A
120 100 80

Đờng cao tốc
loại B
100 80
60

10

Đờng ô tô
80


60

40

20


Tốc độ tính toán 120 100 80
km/h
ứng với lu lợng tính
toán tơng lai 20 năm 20000 - 30000
(xe
con
quy
đổi/ngày đêm)

100

80

60

80



10000 - 15000

3000


60



900

40

20



150

<150

Theo tiêu chuẩn Việt nam, đờng ô tô đợc phân ra 2 loại:
- Đờng cao tốc: Đờng chuyên cho ô tô chạy, có 2 phần xe chạy riêng biệt
(mỗi chiều ít nhất có 2 làn xe) trong đó lại chia ra:
- Đờng cao tốc loại A: tất cả các nút giao thông trên đờng đều là khác mức;
- Đờng cao tốc loại B: cho phép một số nút giao thôngtrên tuyến đợc phép
giao bằng;
- Đờng ô tô: dùng chung cho tất cả các loại phơng tiện giao thông, trừ xe
xích.
Đờng ô tô và đờng cao tốc đợc phân ra các cấp tùy theo chức năng của con đờng, theo địa hình nh chỉ dẫn (bảng 1-2).
Đờng còn đợc phân chia theo cấp hạng quản lý, để quản lý vốn đầu t, lập kế
hoạch xây dựng và kế hoạch quản lý khai thác (bảng 1-3).
Bảng 1-3. Các cấp quản lý của đờng ô tô
Cấp

quản

I
II

Cấp kỹ thuật

Tốc độ tính
toán Vtt
(km/h)

Số làn
xe yêu
cầu
6

Chức năng chủ yếu của đờng

Cấp 80 và 60

80 và 60

4

Đờng nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa lớn

III

2


IV

Cấp 60 và 40

60 và 40

2

V

Cấp 40 và 20

40 và 20

2 hoặc 1

Đờng nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa của địa phơng với nhau và với đờng trục
ô tô hay đờng cao tốc
Đờng nối các điểm lập hàng, các khu dân c

1.2.1.2. Đối với đờng sắt
Đợc chia thành 3 cấp:
- Đờng cấp I: là những tuyến đờng sắt bảo đảm sự giao thông liên lạc trong
phạm vi lãnh thổ của một quốc gia và tuyến đờng sắt liên vận quốc tế có khối lợng
vận chuyển hàng hoá lớn (hơn 5 triệu tấn/km/năm) và với mật độ vận chuyển hành
khách lớn (hơn 10 cặp đầu máy chạy đờng dài trong 1 ngày đêm với vận tốc lớn 150
km/h).
- Đờng cấp II: là những tuyến vận tải hàng hoá và hành khách giữa các vùng

lãnh thổ trong nớc có cờng độ vận chuyển lớn và với tốc độ 100 - 120 km/h.
- Đờng cấp III: là những tuyến hoặc những nhánh đờng sắt liên tỉnh có khối lợng vận tải không lớn lắm (vận chuyển hàng hoá 2 - 3 triệu tấn/km/năm và vận
chuyển hành khách dới 3 cặp đầu máy/ngày đêm).
1.2.2. Quy định kỹ thuật khi thiết kế tuyến đờng
Yêu cầu chủ yếu đề ra đối với các tuyến đờng giao thông là độ bằng phẳng
và an toàn cho các chuyển động với tốc độ cho trớc. Muốn thế, trên các tuyến đờng
ô tô và đờng sắt cần phải tuân thủ chặt chẽ độ dốc cho phép cực đại và bán kính
cong tối thiểu (Bảng 1-4).

11


Trên những đờng cong có bán kính không lớn, ngời ta làm giảm độ dốc cho
phép giới hạn xuống. Đối với các tuyến đờng sắt, độ giảm dốc này xác định bởi
công thức:
0
0
00
12,2.
()
i =

Trong đó:
- góc chuyển hớng của tuyến,
0 tính bằng độ;
K - chiều dài đờng cong, tính bằng mét.
Vì (R là bán kính cong
o = 57,3o o
K
=

rad R = R o
tính bằng mét),

Do vậy:
12,2. o 700
i =
=
(1-4)
R
R
Ví dụ: Khi độ dốc cho
phép icp = 20 thì trên đờng cong có bán kính R=700m, độ dốc lớn nhất cho phép
chỉ là:
i = icp - i = 20 - ( 700: 700) = 19
Bảng 1-4. Các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế tuyến đờng
Các thông số
Cấp đờng
Đờng ô tô
I
II
III
Độ dốc dọc 0 00 max()
30
40
50
Bán kính cong phẳng min (m)
1000
600
400
Bán kính cong đứng min (m)

----------- lồi
25000
15000
10000
----------- lõm
8000
5000
3000
Đờng sắt
Độ dốc cho 0 00 phép ()
15
15
20
Bán kính cong phẳng (m)
---------- lớn nhất
4000
4000
4000
----------- nhỏ nhất
1200
800
600
Bán kính cong đứng cho phép
10000
10000
5000

IV
60
250


V
70
125

5000
2000

2500
1500

1.2.3. Quy trình công nghệ của việc khảo sát tuyến đờng
1.2.3.1. Khảo sát điều tra trớc khi thiết kế để thành lập báo cáo kinh tế - kỹ
thuật
1. Khảo sát kinh tế giao thông
- Tìm hiểu lực lợng lao động trên khu vực khảo sát, chỉ rõ những khu vực
trọng tâm của tuyến.
- Xác định trên bản đồ tỷ lệ nhỏ phơng án tuyến kinh tế nhất, dự kiến cờng độ
chuyển động trên tuyến.
- Dự tính các đặc trng kỹ thuật của tuyến (cấp đờng, số làn xe chạy, tốc độ
chuyển động thiết kế).
2. Chọn hớng đi cơ bản của tuyến
- Định tuyến trong phòng các phơng án tuyến trên bản đồ địa hình tỷ lệ trung
bình (1: 50000 ữ 1: 25000).
- Thành lập sơ đồ và bình đồ ảnh trên những khu vực phức tạp dựa vào các tài

12


liệu đo vẽ ảnh hàng không hiện có.

- Nghiên cứu các tài liệu thăm dò và đo vẽ địa chất của những năm trớc đây.
- Đo vẽ ảnh hàng không (khái quát) những chỗ vợt lớn và những khu vực
phức tạp ở tỷ lệ 1: 40000 ữ 1: 30000.
- Khảo sát ngoài thực địa những khu vực phức tạp.
- Đo vẽ điều tra địa chất công trình.
- So sánh các phơng án. Dự tính khối lợng công tác và giá thành. Chọn hớng
tuyến.
- Thành lập báo cáo kỹ thuật cho thiết kế tuyến đờng.
1.2.3.2. Khảo sát thiết kế chi tiết để thành lập bản thiết kế kỹ thuật tuyến đờng và các công trình dọc tuyến
1. Chọn phơng án tuyến tối u
10000.

- Đo vẽ ảnh hàng không dọc theo các phơng án tuyến ở tỷ lệ 1: 15000 ữ 1:

- Xây dựng mạng lới khống chế cơ sở mặt bằng và độ cao dọc tuyến. Đo nối
các tấm ảnh hàng không. Tiến hành điều vẽ ở thực địa.
- Đo vẽ và điều vẽ địa chất công trình.
- Thành lập bình đồ của tuyến ở tỷ lệ 1: 10000 ữ 1: 5000 với khoảng cao đều
2 ữ 5 m.
- Thành lập bản đồ địa chất công trình bằng ảnh và bản đồ cảnh quan khu vực
ở tỷ lệ đo vẽ ảnh hàng không.
- Định tuyến trong phòng và thiết kế các phơng án tuyến. Tính toán khối lợng
công tác. So sánh chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các phơng án tuyến và lựa chọn phơng
án tối u.
2. Khảo sát và chính xác hoá vị trí tuyến đờng ngoài thực địa
- Chuyển phơng án tuyến đã chọn ra thực địa dựa vào các địa vật. Khảo sát
thực địa vị trí tuyến đờng.
- Đo vẽ địa hình và địa vật tỷ lệ lớn ở những chỗ vợt, nhà ga, chỗ giao nhau
với các đờng giao thông, những khu vực phức tạp.
- Đo vẽ địa chất công trình tỷ lệ lớn dọc tuyến. Đo đạc thuỷ văn khu vực xây

dựng cầu.
- Thống nhất phơng án tuyến với các địa phơng và các cơ quan hữu quan.
1.2.3.3. Khảo sát trớc lúc xây dựng để thành lập bản vẽ thi công
1. Bố trí chi tiết tuyến đờng ngoài thực địa:
- Định tuyến ngoài trời kết hợp bố trí các điểm cọc và đo thuỷ chuẩn dọc
tuyến.
- Đo vẽ bổ sung bình đồ tỷ lệ 1: 1000 ữ 1: 500 với khoảng cao đều 0,5 m
vùng xây dựng cầu và những chỗ phức tạp.
- Đánh dấu vị trí các điểm cơ bản của tuyến.
2. Xây dựng cơ sở trắc địa dọc tuyến:
- Cách trục đờng 30 ữ 50 m, bố trí các mốc cơ sở mặt bằng và độ cao dọc

13


tuyến cách nhau 400 ữ 500 m bằng các mốc bê tông cốt sắt.
- Xây dựng các mốc cơ sở mặt bằng và độ cao dọc tuyến.
3. Tiến hành các công tác điều tra thăm dò:
- Thăm dò địa chất công trình dọc tuyến, thăm dò khí tợng thuỷ văn và thổ nhỡng khu vực.
- Đo nối trắc địa cho các lỗ khoan thăm dò địa chất và thuỷ văn.
- Thăm dò chi tiết khu vực cung cấp vật liệu xây dựng.
4. Chỉnh lý trong phòng các tài liệu khảo sát. Thành lập mặt cắt dọc, các mặt
cắt ngang và bình đồ dọc tuyến
Thu thập toàn bộ các số liệu sau đây:
- Sổ đo chiều dài tổng quát và chiều dài chi tiết;
- Sổ bố trí đờng cong;
- Sổ đo cao tổng quát và đo cao chi tiết dọc tuyến đờng;
- Sổ ghi chép trên tuyến về địa hình, địa chất, thủy văn dọc tuyến;
- Sổ sơ họa tuyến...
Sau khi thu thập đầy đủ, tiến hành kiểm tra tài liệu và so sánh với yêu cầu kỹ

thuật. Các tài liệu sau kiểm tra đạt yêu cầu ta tiến hành vẽ mặt cắt dọc, các mặt cắt
ngang và bình đồ dọc tuyến đờng.
1.3. Phơng pháp định tuyến đờng
1.3.1. Định tuyến đờng trong phòng
1.3.1.1. Định tuyến trên bản đồ địa hình
Việc định tuyến trong phòng các công trình dạng tuyến đợc thực hiện khi
khảo sát kinh tế - kỹ thuật để chọn hớng cơ bản của tuyến và các phơng án tuyến đờng. Tuy nhiên, trên những khu vực địa hình phức tạp thì trong quá trình định tuyến
ngoài thực địa ngời ta cũng kết hợp định tuyến trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Tuỳ
thuộc vào điều kiện địa hình mà có thể tiến hành theo hai phơng pháp: Phơng pháp
thử và phơng pháp đặt các đoạn có cùng độ dốc.
1. Phơng pháp thử:
Đợc áp dụng ở vùng đồng bằng. Giữa các điểm định hớng, ngời ta đánh dấu
trên bản đồ tuyến đờng ngắn nhất và dựa vào đó thành lập mặt cắt dọc tuyến và
tuyến thiết kế. Trên cơ sở phân tích mặt cắt dọc ta tìm ra đợc những vùng, tại đó có
thể dễ dàng chuyển tuyến đờng sang trái hoặc sang phải để độ cao của thực địa gần
với độ cao thiết kế. Sau đó định tuyến lại những khu vực này và thành lập đợc bản
thiết kế tuyến đờng tốt nhất.
2. Phơng pháp đặt các đoạn có cùng độ dốc:
a. Nội dung phơng pháp:
Đợc áp dụng ở vùng núi. Nội dung của phơng pháp này là căn cứ vào khoảng
cao đều h giữa các đờng đồng mức kế tiếp trên bản đồ và độ dốc cho phép i của
tuyến đờng để tìm trên hớng tuyến đã cho các đoạn có cùng độ dốc thiết kế theo
công thức:
h
h
(1-5)
D=
=
Nếu tỷ lệ bản đồ là 1: M thì
tgv i tk

khoảng cách đó tơng ứng trên bản
đồ sẽ là:

14


(1-6)

h
Ví dụ: Khi h = 5 m, thì trên idtk == 0,012
i tk .M
bản đồ 1: 25000
5000
1
d=
.
= 16,7 mm
0,012 25000
5
4
1
d

d

d

2
I


d

B
II

3

A

Sau khi
tính
đợc
d, các
dùng
compa
đoạntrên
có bản
cùngđồđộ dốc trên bản
Hình
1-5:
Đặt
đoạn
thẳngxác
có định
cùngcác
độ dốc
đồ. Mở khẩu độ compa tơng ứng là d. Lấy A làm tâm quay compa theo hớng tới
điểm B cắt đờng đồng mức kế tiếp tại điểm 1 (Hình 1-5), sau đó lại lấy điểm 1 làm
tâm quay cùng khẩu độ compa cắt đờng đồng mức kế tiếp tại điểm 2, cứ nh thế ta
tiến dần đến điểm B. Nh vậy ta nhận đợc đờng gãy khúc A, 1, 2, 3, 4, 5, B. Đờng gãy

khúc này có độ dốc đúng bằng độ dốc thiết kế.
Trong trờng hợp khẩu độ compa không cắt đờng đồng mức chứng tỏ địa hình
ở đây có độ dốc nhỏ hơn độ dốc thiết kế, ta có thể tự ý cho cắt theo hớng ngắn nhất
so với điểm B. Nếu chọn theo tuyến trên thì công tác đào đắp đất là ít nhất nhng
chiều dài của tuyến tăng lên và phải bố trí nhiều đờng cong. Vì vậy sau khi định
tuyến xong, có thể căn cứ vào địa hình để khái quát lại tuyến đờng nhằm có đợc
tuyến ít gãy khúc hơn.
Ví dụ: Ta có thể chọn tuyến đi qua các điểm A, I, II, B với điều kiện đào đắp
đất không lớn lắm.
Sau khi đã xác định tuyến đờng trên bản đồ địa hình ta dựa vào các đờng
đồng mức để xác định độ cao đen của các điểm cọc 100 m và các điểm cọc phụ.
b. Ước tính độ chính xác công tác định tuyến trên bản đồ địa hình khi biết độ
dốc (i) cho trớc
Từ công thức chuyển về dạng h sai số trung phơng tơng đối ta có:
=2
2
(1- m 2 i m
i
hD m D
7)
= 2 + 2
2
i
hD D
m
Vì D đợc xác định với độ
chính xác tơng đối cao nên ta có thể bỏ D qua thành phần .
Suy ra:
mi mh
(1-8)

=
i
h
Từ (1-8) ta thấy sai số xác
định các đoạn trên tuyến có độ dốc i cho trớc phụ thuộc vào vị trí các đờng đồng
mức trên bản đồ.
m hm i 1
Nếu cho thì = 20%
=
h mi i 5
Khi cho i = 20% thì = 4%.
1.3.1.2. Định tuyến trên mô hình lập thể
Khi đo đạc trên các mô hình lập thể, thì chênh cao h của các điểm thực địa đ ợc tính nh sau:
H.
H.
(1-9)
h=

b + P
b
15


sẽ là:
(1-10)

Trong đó:
H - độ cao bay chụp;
b - đờng đáy ảnh ở tỷ lệ của ảnh hàng không;
- hiệu số thị sai dọc của P các điểm.

Bởi vậy, công thức để xác định độ dốc trên thực địa bằng phơng pháp đo ảnh
i=

h H..
=
D
D.b

D - khoảng cách
giữa các điểm cọc 100 m trên thực
địa.
Nếu biểu diễn D qua d ở tỷ lệ ảnh chụp, ta có:
d.H
D=
Ta đợc:
i
= f kf.kP (1-11)
Trong đó: fk - tiêu cự của máy d.b chụp ảnh hàng không.
Từ (1-10) và (1-11) ta dễ dàng tìm đợc hiệu số thị sai dọc tơng ứng với độ dốc
định tuyến thiết kế itk:
- Nếu khoảng cách lấy trên thực địa:
D.b
(1-12)
P =
.i tk
- Hoặc, khoảng cách đo trên
H
ảnh:
d.b
(1-13)

P =
.i tk
Pf
Khi định tuyến bằng phơng
k
pháp đo ảnh, việc định hớng các
tấm ảnh hàng không trên máy lập thể đợc tiến hành dựa vào các điểm cơ sở theo phơng pháp thông thờng. Ngời ta nghiên cứu địa hình, địa vật của mặt đất và các điều
kiện địa chất và xác định đợc các phơng án tuyến đờng. ở vùng đồng bằng, việc
định tuyến đợc tiến hành theo phơng pháp thử. Bằng phơng pháp đo ảnh, ngời ta lập
đợc các mặt cắt dọc dọc theo các phơng án tuyến và trên cơ sở đó lựa chọn một phơng án tốt nhất. ở vùng núi, để định tuyến trớc hết chúng ta tính trớc đại lợng dựa
vào độ dốc định tuyến cho trớc và khoảng cách d đã tính đợc, rồi xác định trên các
mô hình lập thể tuyến có khối lợng công tác đào đắp bằng không. Đặt tiêu đo tại
điểm đầu của tuyến (trên mô hình) và xác định số đọc ban đầu trên núm thị sai của
máy đo vẽ lập thể. Thêm vào số đọc này giá trị tính toán (có dấu + hay - tuỳ thuộc
vào độ dốc). Di chuyển giá đỡ đi một khoảng d, ta sẽ tìm trên hớng tuyến một điểm
mà tại đó tiêu đo tiếp xúc với bề mặt của mô hình. Điểm này nằm trên đoạn thẳng
có độ dốc thiết kế. Tiếp tục thêm vào số đọc ở núm thị sai đại lợng , di chuyển giá
đỡ đi một khoảng d, và lại tìm đợc một điểm nữa mà tại đó tiêu đo tiếp xúc với mô
hình. Sau khi định tuyến xong trên một mô hình lại chuyển sang định tuyến trên các
mô hình tiếp theo.
Nhợc điểm chủ yếu của phơng pháp định tuyến trên các mô hình đơn là khi
chuyển sang các mô hình tiếp theo cũng nh khi phân tích mặt cắt dọc, chúng ta phải
sử dụng lại các mô hình trớc đó, nghĩa là phải định tuyến lặp trên các tấm ảnh hàng
không làm mất khá nhiều chi phí về thời gian. Để khắc phục ngời ta sử dụng máy đo
vẽ lập thể. Với phơng diện này, có thể thành lập mô hình bề mặt thực địa trên một số
lợng lớn các cặp ảnh lập thể.
1.3.2. Định tuyến ngoài thực địa
Việc định tuyến ngoài thực địa gồm các công việc sau:

16



- Chuyển bản thiết kế tuyến ra thực địa. Định các cạnh của tuyến;
- Đo góc ngoặt trên tuyến;
- Đo chiều dài các cạnh kết hợp bố trí các điểm cọc lộ trình. Lập sơ đồ đánh
dấu cọc;
- Bố trí các đờng cong (tròn và chuyển tiếp);
- Bố trí các mốc thuỷ chuẩn dọc tuyến, đo thuỷ chuẩn tuyến đờng;
- Đánh dấu tuyến đờng;
- Đo nối tuyến với các cơ sở trắc địa;
- Đo vẽ mặt bằng, chỗ tiếp giáp và giao nhau của các tuyến đờng;

tuyến.

- Hiệu chỉnh các tài liệu ngoại nghiệp, thành lập bình đồ và mặt cắt dọc

1.3.2.1. Chuyển bản thiết kế tuyến đờng ra thực địa
Công tác bố trí tuyến đờng ra thực địa là xác định vị trí các đỉnh góc ngoặt,
cánh tuyến, thậm chí cả các cọc chi tiết.
Để bố trí đợc các đỉnh ngoặt ra thực địa phải xây dựng lới bố trí, theo quy
trình khảo sát đờng ô tô hiện hành, đối với tuyến đờng thiết kế cấp 4 trở lên phải lập
lới đờng chuyền cấp 2 dọc tuyến trong giai đoạn lập dự án khả thi. Vì vậy chúng ta
thờng dùng đờng chuyền cấp 2 để bố trí các đỉnh ngoặt của tuyến.
1. Phơng pháp cạnh vuông góc
Phơng pháp này chỉ thực hiện đợc khi cả trên bản đồ địa hình và ngoài thực
địa có các điểm của lới khống chế mặt bằng (điểm đờng chuyền cấp 2 trở lên).
Đ1

Đ0


II

b

III
Đ0

a
I

Đ2

1-6: Xác
định tuyến
phIII,...(hình
ơng pháp cạnh
góc ngoặt của
Giả sử Hình
các điểm
lới khống
chế làtheo
I, II,
1-6).vuông
Các đỉnh
tuyến thiết kế là Đ0, Đ1, Đ2,Trên bản đồ từ các đỉnh ngoặt của tuyến đờng ta hạ các
đờng vuông góc xuống cạnh lới khống chế (ví dụ Đ0Đ0), đo khoảng cách a, b trên
bản đồ.
Ngoài thực địa, đặt máy kinh vĩ 'o (hoặc máy toàn đạc điện tử) tại I ngắm về
II, trên hớng đó bố trí đoạn bằng a.M đợc điểm Đ. Chuyển máy về Đ ngắm I bố trí
một góc vuông, trên hớng vuông góc đó bố trí một đoạn bằng b.M đánh dấu đợc

đỉnh Đo cần bố trí.
Trong đó: M - mẫu số tỷ lệ bản đồ thiết kế.
Bằng cách tơng tự bố trí các đỉnh khác.
2. Bố trí tuyến bằng phơng pháp toạ độ cực
Nếu biết toạ độ các điểm đỉnh góc ngoặt Đ o, Đ1, Đ2, của tuyến cùng trong
hệ toạ độ với các điểm khống chế I, II, III.ngoài thực địa thì chúng ta có thể dùng
II
phơng pháp toạ độ cực để bố trí (hình1-7).
Đ1

Đ0
S
I


17

Đ2

Hình 1-7: Xác định tuyến đờng theo phơng pháp toạ độ cực


Từ toạ độ của các điểm trong lới bố trí và toạ độ các điểm đỉnh góc ngoặt
của tuyến ta tính ra các số liệu bố trí là góc cực () và khoảng cách cực (S). Dùng
máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc điện tử bố trí các đỉnh bằng phơng pháp toạ độ cực.
1.3.2.2. Đo các góc ngoặt của tuyến

Đ1

1

2

1
Đ0

Đ2

2

Hìnhđờng
1-8: Góc
tuyếnhớng
đờng) là góc hợp bởi cánh tuyến
Góc ngoặt của tuyến
(góctrên
chuyển
phía trớc và cánh tuyến phía sau kéo dài.
Tuỳ thuộc vào hớng tuyến chuyển sang phải (tại đỉnh Đ 1) hoặc chuyển sang
trái (tại đỉnh Đ2) mà phân biệt góc ngoặt phải 1 hoặc góc ngoặt trái 2 (Hình 1-8).
Đo góc trên tuyến là đo góc hợp " bởi hai cánh tuyến theo phơng pháp đơn
giản với độ chính xác 30. Từ góc ta tính ra góc chuyển hớng . Trong thực tế để
tránh nhầm lẫn ngời ta luôn đo góc bên phải hoặc bên trái tuyến.
o o o
Nếu đo góc bên phải tuyến: PT==<
>180
180
- 180

khi góc thì tuyến rẽ phải còn khi
góc thì tuyến rẽ trái .

Nếu đo góc bên trái tuyến: thì ngợc lại.
1.3.2.3. Đo chiều dài trên tuyến đờng
Công tác đo chiều dài trên tuyến đờng bao gồm:
1. Đo chiều dài tổng quát: là đo khoảng cách giữa các đỉnh ngoặt của tuyến đờng. Chiều dài tổng quát đợc đo bằng thớc thép hoặc máy toàn đạc điện tử đo theo 2
chiều đo đi và đo về. Đối với nơi địa hình phức tạp mà không có máy toàn đạc điện
tử thì có thể dùng phơng pháp tam giác, mia ba la để đo.
Độ chính xác đo chiều dài tổng quát tuỳ theo cấp đờng, yêu cầu kỹ thuật và
điều kiện địa hình.
Thông thờng độ chính xác nh sau:
1
+ Đối với địa hình S
=
đồng bằng:
S 2000
1
+ Đối với địa hình S
=
miền núi:
S 1000

18


Trong đó:

Sđi - Svề

- hiệu số S = khoảng cách giữa đo đi và đo về;
S - giá trị trung bình
cộng giữa hai lần đo đi và đo về.

2. Đo chiều dài chi tiết: Để thuận tiện cho thiết kế, thi công cho quản lý và
bảo dỡng tuyến đờng ngời ta chia tuyến đờng thành những đoạn dài 100 m và đánh
dấu bằng những điểm cọc gọi là cọc 100 m và đợc ký hiệu theo thứ tự từ đầu tuyến
đến cuối tuyến là KMO, H1, H2,, H9, KM1, H1, H2,,H9, KM2, H1, H2
Khi bố trí các cọc H trên phần đờng thẳng,theo chiều hớng tuyến cứ 100 m ta
bố trí một cọc. Với các cọc H đầu tiên ngay sau đỉnh ngoặt cần phải đo thêm đoạn
đo trọn D (Độ rút ngắn của tuyến đờng khi bố trí đờng cong).
Khi đo đạc, khảo sát ngoài những cọc 100 m (cọc H) ngời ta còn bố trí các
cọc chi tiết hay cọc địa hình. Đây là các cọc mà ở đó địa hình thay đổi hoặc những
vị trí giao nhau của tuyến với các công trình nhân tạo khác.
Đo chiều dài chi tiết là đo khoảng cách giữa các cọc trên tuyến trên phần đờng thẳng. Chiều dài chi tiết đợc đo một lần bằng thớc thép. Kiểm tra kết quả đo
chiều dài chi tiết với đo chiều dài tổng quát theo công thức sau:
1 S
1
(1-14)
=

S =TSTQ S(SCT1000
+ Di )
Trong đó:
- tổng khoảng cách của các cánh STQ tuyến khi đo dài tổng quát;
- khoảng cách các cánh tuyến SCT trên phần đờng thẳng;
- đoạn đo trọn tại đỉnh ngoặt thứ D i i.
Lý trình (hay số hiệu 100 m) của một điểm chính là khoảng cách theo trục
tuyến đờng từ điểm đó đến điểm đầu tuyến đờng. Hay nói cách khác, lý trình của
một điểm trên tuyến đờng chính là lý trình của điểm cọc H trớc nó cộng với khoảng
cách từ điểm đó đến cọc H ấy.
Ví dụ: Cầu I có lý trình là KM5+155,55 m.
Nghĩa là:
- Tim cầu I cách điểm đầu tuyến đờng 5155,55 m;

- Tim cầu I cách điểm cọc H trớc nó (cọc H1 có số hiệu KM5+100) là 55,55
m.
1.3.2.4. Bố trí các điểm cơ bản của đờng cong (Trình bày ở 1-4)
1.3.2.5. Đánh dấu tuyến đờng trên thực địa
Tuyến đờng sau khi đợc đa ra thực địa phải đợc cố định bằng cách đóng cọc
đánh dấu tuyến để bảo quản trong một thời gian và khi cần thiết dễ dàng khôi phục
đợc.
Tuỳ vào yêu cầu độ chính xác của ì cấp đờng, tuỳ thuộc vào thời gian sử
dụng và điều kiện địa hìnhmà chúng ta lựa chọn cọc bê tông cốt thép (có kích thớc
101050 cm), đinh thép, cọc gỗ, cọc tre để đánh dấu.
Các điểm cần đánh dấu là: Điểm đầu, cuối tuyến, các đỉnh ngặt, nơi tuyến vợt sông (đánh dấu hai bên bờ) hoặc các vị trí giao nhau với tuyến đờng khác.
Để bảo quản lâu dài và khi mất có thể khôi phục lại thì phải đo nối chúng với
các đia vật cố định (cây độc lập, cột điện, góc nhà) nếu điều kiện không cho phép
thì ta phải chôn các cọc sắt hay bê tông cốt sắt và đo các yếu tố cần thiết để sau này
khi các đỉnh ngọăt của tuyến bị mất ta có thể dễ dàng dùng phơng pháp giao hội hớng hoặc phơng pháp giao hội cạnh để xác định lại.
1.4. Đờng cong tròn ngang

19


1.4.1 Khái niệm
Để nối hai cánh tuyến với nhau ngời ta dùng đờng cong ngang. Đờng cong
ngang thờng đợc sử dụng khi thiết kế tuyến đờng đó là đờng cong tròn, đờng cong
tổng hợp, đờng cong quay đầu
- Các điểm cơ bản của đờng cong ngang:
+ Đối với đờng cong tròn đó là các điểm Tđ, G, Tc.
+ Đối với đờng cong tổng hợp đó là các điểm Nđ, Tđ, G, Tc, Nc.
- Các yếu tố chính của đờng cong tròn ngang bao gồm (Hình 1-9):

+ Góc ngoặt (góc chuyển h- ớng) đợc tính thông qua đo góc (Góc

hợp bởi hai cánh tuyến).
+ Bán kính đờng cong R đợc chọn tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình và cấp đờng.
+ Chiều dài tiếp cự T:
T
=
R.tg (1-15)
+ Chiều dài đờng cong tròn 2 ngang:
K=R.
. o (1-16)
+ Chiều dài đoạn phân cự:
180 o


1
sec
B = R = R
1 2

1
(1-17)


+ Độ rút ngắn của tuyến đ- cos


2

ờng khi bố trí đờng cong tròn
ngang:
D = 2T - K

(1-18)
+ Chiều dài dây cung :

b = 2Rsin
(1-19)
2
Đ



T

G

b



R

T
Tc

/2

O
1.4.2. Bố trí đờng cong tròn ngang
1.4.2.1. Bố trí
các 1-9:
điểmCác

cơ bản
đờng
Hình
điểmcủa
chính
củacong
đờngtròn
congngang
tròn ngang
1. Trờng hợp thông thờng (đỉnh ngoặt đặt đợc máy)

20


Đặt máy kinh vĩ tại điểm đỉnh 180 ooo
ngoặt Đ1, quay máy ngắm đỉnh phía 270 o.
2 2
sau Đo và cố định bộ phận ngắm,
trên hớng đó dùng thớc thép đo một đoạn có chiều dài bằng T, đánh dấu ta đợc vị trí
điểm tiếp đầu Tđ. Quay máy ngắm đỉnh phía trớc cũng bố trí một đoạn có chiều dài
bằng T ta đợc điểm tiếp cuối Tc. Máy đang ngắm về Tc, ta quay máy một góc nếu tại
đỉnh chuyển hớng phải hoặc nếu tại đỉnh chuyển hớng trái ta sẽ đợc hớng đờng
phân giác góc đỉnh , trên hớng đó đo một đoạn bằng B ta sẽ xác định đợc vị trí điểm
giữa G của đờng cong.
Trờng hợp sử dụng máy toàn đạc điện tử ta có thể bố trí các điểm trên theo
phơng pháp bố trí bằng tọa độ phẳng vuông góc hoặc phơng pháp tọa độ cực.
2. Trờng hợp đặc biệt (đỉnh ngoặt không đặt đợc máy)
Trong thực tế không phải lúc nào đỉnh ngoặt của tuyến đờng cũng có thể đặt
máy đợc (đỉnh ngoặt nằm ở ao hồ, sông suối, khe sâu).
Giả sử có hai cánh tuyến giao nhau tại điểm Đ ở giữa hồ (không đặt đợc máy). Nh vậy không đo đợc góc đỉnh hợp bởi hai cánh tuyến và không tính đợc

góc chuyển hớng (Hình 1-10).

Hồ

M

/2
t

Đ
b
G

t


t
2

E

F
Tc


1

N

H


/4

/2

O

làm
Để xác định
góc1-10:
chuyển
nh sau:
Hình
Bố hớng
trí các ta
điểm
chính
khi khi đỉnh ngoặt
không
đặt
đ
ợc
máy
Trên hai cánh tuyến ta chọn hai 21 điểm E và F đặt đợc máy và đo đợc
khoảng cách giữa E và F. Đặt máy kinh vĩ tại E và F đo đợc các góc và . Từ đó
tính đợc:
1 +o
2 12
, và
21==180

Lựa chọn bán kính R của đờng cong, tính 4 yếu tố cơ bản của đờng cong tròn
ngang T, K, B, D.
Để bố trí đợc các điểm Tđ và Tc ta 1 phải tính khoảng cách giữa Đ với E và Đ 1
với F. Trong tam giác EĐ1F theo định lý hàm số sin ta có:
Đ1 E
Đ F
EF
= 1 =
o
ĐEFE2
)
Từ đó suy ra: = Sin 2 SinSin
1 1 1Sin(180
o
và Đ1F =
(1-20)
Sin(180 )
Để bố trí các điểm Tđ và Tc

21


ta xét các trờng hợp sau:
- Nếu T > Đ1E suy ra điểm Tđ nằm ngoài đoạn Đ1E, đặt máy tại điểm E ngắm
đỉnh phía sau, theo hớng đó ta đo một đoạn bằng T-Đ1E kể từ E ta sẽ đợc vị trí điểm
Tđ.
- Nếu T < Đ1E suy ra điểm Tđ nằm trong Đ1E, đặt máy tại điểm E ngắm đỉnh
phía sau, quay máy 1800 theo hớng đó ta đo một đoạn bằng Đ1E-T kể từ E ta sẽ đợc
vị trí điểm Tđ.
Vị trí điểm Tc bố trí tơng tự.

Để bố trí điểm G, giả sử ta kẻ đờng tiếp tuyến với đờng cong tại G cắt hai
cánh tuyến tại M và N.
NTc == t
Ta có:
TđM = MG = GN =
(1-21)
R.tg
Từ đó suy ra cách xác định vị
4 trí điểm G nh sau:
Đặt máy tại điểm Tđ ngắm về đỉnh phía sau, quay máy 180 0, theo hớng đó ta
bố trí một đoạn bằng (t) kể từ Tđ đánh dấu đợc điểm M. Tơng tự ta bố trí điểm N.
Chuyển máy về M ngắm N, bố trí một đoạn bằng (t) kể từ M ta đợc vị trí điểm G.
Hoặc có thể bố trí điểm G nh sau:
Bố trí điểm M nh trên.
o
o

Chuyển máy đến điểm M, ngắm 180 +
2
đỉnh phía sau quay máy một góc nếu
tuyến chuyển hớng trái hoặc góc nếu tuyến chuyển hớng phải. Theo hớng đó ta đặt
một đoạn bằng (t) kể từ M ta đợc vị trí điểm G.
3. Đờng cong trùng tiếp tuyến
Hai đờng cong có bán kính khác nhau R1 và R1 nối với nhau gọi là đờng cong
trùng tiếp tuyến. Đờng cong trùng tiếp tuyến có hai loại cùng chiều và ngợc chiều.
Đờng cong trùng tiếp tuyến ngợc chiều chỉ thấy bố trí đối với đờng sắt, còn trong đờng bộ hầu nh là không bố trí. ở đây chúng ta chỉ xét loại đờng cong trùng tiếp
tuyến cùng chiều (hình 1-11).
, chuyển hớng và đo khoảng cách S
Sau khi xác định các góc
Đ 1 21R Tvà TR sao cho:

giữa hai đỉnh Đ1 và Đ2. Phải lựa chọn
1 C1 đ2
2
1
Đ
2

S = T1 + T2
2
T
T 12
Trong đó:
và Tđ1
2
1
TC2
TT21 = R 12 .tg


T
=
T
S

T
Trớc tiên chọn R1 bất kỳ để 2 1 21 S
tính , ta có:
R
T
S T1

Vậy:
R 21 = 2 =
R2
2
2
tg
tg
2
2
Hình1-11: Đờng cong trùng tiếp tuyến cùng chiều

Sau khi có R1 và R2 ta phải kiểm tra các điều kiện sau:

22


- Phù hợp với yêu cầu kỹ thuật
- Bán kính hai đờng cong không đợc lớn hơn nhau quá 1,3 lần. Nếu không
đảm bảo phải lựa chọn lại. Thực tế khảo sát khi gặp trờng hợp trên có thể coi nh đây
là trờng hợp đỉnh ngoặt không đặt đợc máy và Đ1Đ2 là tiếp tuyến.


Nên:
S = R 1 .tg 1 + R 2 .tg 2
R 2= R 2
Coi , từ đó :
S = R(tg1 1 +2tg 2 )
1 ,2 2
Biết và S ta sẽ tính đợc
2

R.
Trong trờng hợp này phải kiểm tra xem bán kính R có phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật và điều kiện địa hình không. Nếu không bảo đảm thì phải bố trí thành hai
(hoặc nhiều) đờng cong trùng tiếp tuyến nh phần trên.
1.4.2.2. Bố trí chi tiết đờng cong tròn ngang
Trong quá trình đo đạc khảo sát thiết kế cũng nh để thuận tiện cho thi công
sau này, trên đờng cong ta phải xác định các điểm cách nhau một khoảng cách cung
nhất định k. Các điểm này đợc gọi là các điểm chi tiết của đờng cong. Khoảng cách
cung giữa các điểm chi tiết trên đờng cong thờng đợc chọn bằng nhau phụ thuộc vào
bán kính R của đờng cong đợc chọn, theo địa hình và cấp đờng.
- Nếu R<100 m thì k = 5 m;
- Nếu 100 m R 500 m thì k = 10 m;
- Nếu R 500 m thì k = 20 m.
1. Trờng hợp thông thờng (Tđ và Tc đặt đợc máy)
Có nhiều phơng pháp để bố trí các điểm chi tiết trên đờng cong tròn ngang,
trong giáo trình này chỉ xét 3 phơng pháp sau: phơng pháp toạ độ vuông góc, phơng
pháp toạ độ cực và phơng pháp dây cung kéo dài. Nguyên tắc chung của 3 phơng
pháp này là các điểm chi tiết đợc bố trí từ 2 điểm đầu đờng cong (Tđ) và (Tc) vào
điểm giữa đờng cong (G).
a. Phơng pháp toạ độ vuông góc
Chọn trục X hớng về đỉnh ngoặt, trục Y hớng về tâm đờng cong. Gốc toạ độ
là giao điểm của trục X vuông góc với trục Y tại điểm Tđ (hoặcTc).
Vì khoảng cách cung giữa các điểm chi tiết đợc chọn bằng nhau nên

góc ở tâm () bị chắn bởi các cung giữa các điểm chi tiết cũng bằng nhau.
X

Đ

2


x2

x1

1



Tđ y
1


y2

R

0

Y

Hình 1-12: Bố trí các điểm chi tiết của đờng cong tròn ngang
theo phơng pháp toạ độ vuông góc
23


Theo (hình 1-12), toạ độ các điểm chi tiết đợc tính nh sau:
(1- x 1 = R.sin





- cos) ) = 2Rsin 2
x 2 == R(1
R.sin(2

y1 = R - R.cos
2


)
x 3 = R.sin(3

y = 2Rsin 2 (2 )
Công thức tổng quát 2
2
2
tính toạ độ cho điểm chi tiết i y 3 = 2Rsin (3 2 )

22)
(1-23)
(1-24)

bất kỳ sẽ là:
(1-25)
x i = R.sin( i. )

o
Trong đó:
0 k.180

k.
2
yi ==2Rsin (i.= )

* Bố trí ngoài thực địa:
.R 2 R
Giả sử bố trí điểm chi tiết 1, đặt máy kinh vĩ tại điểm Tđ ngắm về đỉnh Đ theo
hớng này đặt một đoạn bằng x 1 kể từ điểm Tđ đánh dấu vị trí và chuyển máy về đó
ngắm điểm Tđ quay một góc 900 hoặc 2700 theo hớng đó đặt một đoạn bằng y1, đánh
dấu ta đợc điểm chi tiết 1. Các điểm khác bố trí tơng tự.
Sau khi bố trí đợc các điểm chi tiết từ điểm Tđ đến điểm giữa G, ta tiếp tục bố
trí các điểm chi tiết từ điểm Tc đến điểm giữa G của đờng cong. Do hai nửa đờng
cong đối xứng nhau nên không phải tính lại toạ độ cho các điểm chi tiết.
* Nhận xét:
Bố trí điểm chi tiết bằng phơng pháp toạ độ vuông góc cho độ chính xác cao
nhất. Các điểm đợc bố trí độc lập nhau, không chịu sai số của điểm trớc nó. Nhng có
hạn chế là thời gian bố trí lâu. Phơng pháp này áp dụng tốt ở địa hình bằng phẳng.
* Chú ý: Khi các điểm cọc 100 m (cọc H) nằm trên tiếp cự ta phải chuyển
chúng vào đờng cong tơng tự nh trên.
Theo chiều hớng cánh tuyến từ đầu tuyến đờng cứ 100 m ta bố trí một cọc H.
Nếu cọc Hi nằm trên tiếp cự ta phải chuyển nó vào đờng cong. Việc bố trí cọc Hi từ
tiếp cự vào đờng cong cũng giống nh bố trí các điểm chi tiết của đờng cong theo phơng pháp toạ độ vuông góc.
Nh vậy, để bố trí đợc ta phải tính toạ độ vuông góc của điểm cọc Hi đó.
x = Rsin

k.180 0 k.
Trong đó:
=y = 2Rsin=2
Muốn thế, ta phải tính đ- .R
2R

ợc chiều dài cung k từ điểm Tđ
hoặc Tc đến điểm cọc Hi và tính đợc góc ở tâm bị chắn bởi cung k.
Chiều dài cung k tính đợc thông qua số hiệu của cọc Tđ hoặc Tc và số hiệu
của điểm cọc Hi:
Nếu cọc Hi nằm trong khoảng Tđ ữ G thì k = Hi - HTđ
Nếu cọc Hi nằm trong khoảng Tc ữ G thì k = HTc- Hi
Trong đó:
- Số hiệu cọc của điểm Tđ: HTđ = HĐ - T
- Số hiệu cọc của điểm Tc: HTc = HTđ + K
- Số hiệu cọc của điểm K G: HG = HTđ +
2
Cách kiểm tra:

24

(1-26)


(1-27)
Đối với đờng H = H + T D
D
cong tổng hợp ta cũng làm nh TC

trên đó là xem cọc H i nằm ở

K
đâu trên phần đờng cong H G = H TC

2
chuyển tiếp hay đờng cong tròn

để từ đó ta xác định toạ độ của nó.
b. Phơng pháp toạ độ cực
* Cơ sở lý thuyết của phơng pháp nh sau:
Đ
2
2/2
/2

1

S

S






R

1-13: Bố trí các điểm chi tiết của đờng cong
Chọn điểm THình
đ và điểm Tc làm cực. Góc cực là góc tạo bởi tiếp tuyến của
tròn
ngangT theo
phơng pháp toạ độ cực
đờng cong và các hớng đi từ điểm
đ (hoặc Tc) qua các điểm chi tiết. Khoảng cách
giữa các điểm chi tiết liền nhau là S.

Ta thấy: Hớng Tđ-1 tạo với hớng Tđ-Đ một góc và điểm 1 cách điểm Tđ
một đoạn bằng S.
2
Hớng Tđ-2 tạo với hớng Tđ-Đ một góc và điểm 2 cách điểm 1 một
2
đoạn bằng S...
2
Nh vậy, nếu biết đợc góc thì ta có thể xác định đợc vị trí các điểm chi
tiết theo quy luật trên.
2
Từ hình (1-13) ta có: S = 2R.sin.
S
Do
đó:
2
=
arcsin
(1-28)
* Bố trí ngoài 2
2R

thực địa:

Đặt máy kinh vĩ tại điểm Tđ (hoặc điểm Tc) ngắm về đỉnh Đ, quay máy một
góc /2 trên hớng đó đặt một đoạn bằng S kể từ đểm T đ (hoặc điểm Tc) ta đợc điểm
chi tiết 1. Quay máy tiếp một góc /2 nữa, từ điểm chi tiết 1 đặt một đoạn bằng S
sao cho đoạn S cắt hớng ngắm của máy kinh vĩ ta đợc điểm chi tiết 2. Các điểm chi
tiết khác bố trí tơng tự nh điểm chi tiết 2.
* Nhận xét: Theo cách bố trí trên ta thấy vị trí điểm chi tiết sau đợc xác định
dựa vào điểm trớc nó. Vì vậy sai số bố trí của điểm trớc ảnh hởng tới sai số bố trí

điểm sau. Hay nói cách khác điểm sau tích luỹ sai số của các điểm trớc nó. Đây là
nhợc điểm của phơng pháp toạ độ cực. Tuy nhiên u điểm của phơng pháp này là áp
dụng nhanh và thuận tiện hơn tại nơi địa hình khó khăn so với phơng pháp toạ độ
vuông góc.
c. Phơng pháp kéo dài dây cung
* Cơ sở lý thuyết của phơng pháp:

25


Giả sử điểm chi tiết 1 trên đờng cong đã biết vị trí (hình 1-14). Theo hớng Tđ1 kéo dài đặt đoạn bằng S kể từ điểm 1 ta có điểm 2. Điểm chi tiết 2 trên đờng cong
cách điểm chi tiết 1 một đoạn bằng S và cách điểm 2 một đoạn bằng d. Tơng tự nh
vậy, theo hớng 1-2 kéo dài kể từ điểm 2, đặt đoạn S ta có điểm 3. Điểm chi tiết 3
trên đờng cong cách điểm chi tiết 2 một đoạn bằng S và cách điểm 3 một đoạn bằng
dDo đó nếu khoảng cách d xác định đợc thì ta có thể bố trí đợc các điểm chi tiết
theo phơng pháp giao hội cạnh.
X

(Đ)

3
d

2'

d

s

3


2


x1

1
R





0

Y

Hình 1-14: Bố trí các điểm chi tiết của đờng cong tròn ngang
Khoảng cách d đợc
tính
nh sau:
(O12) đồng dạng tam giác
theo
phơng
phápTừ
kéotam
dài giác
dây cung
(122) ta có:
2 S

dS
d=
(1-29)
=

Bình thờng ta sử dụng k = S, S R R nhng muốn chính xác hơn thì sau

khi chọn k ta tính góc ở tâm theo công thức:
k.1800

0= 2R.Sin
S
=
2

*Bố trí ngoài thực địa: Vị
.R
trí điểm chi tiết 1 đợc bố trí bằng
phơng pháp toạ độ vuông góc. Theo hớng Tđ-1 kéo dài, từ điểm 1 đặt một đoạn bằng
S ta đợc điểm 2. Từ điểm 1 và 2 dùng thớc đo giao hội cạnh với bán kính S và d ta
xác định đợc điểm chi tiết 2. Các điểm khác làm tơng tự.
*Nhận xét: Cũng giống nh phơng pháp toạ độ cực, độ chính xác của phơng
pháp này không cao, chỉ áp dụng đối với tuyến đờng cấp thấp và tại hiện trờng
không có máy kinh vĩ để bố trí thì bằng mắt thờng và thớc thép cũng có thể bố trí đợc tơng đối chính xác vị trí các điểm chi tiết để thi công.
2. Bố trí điểm chi tiết khi Tđ (hoặc Tc) không đặt đợc máy
Trên thực tế, trong một số trờng hợp không thể đặt đợc máy ở Tđ (hoặc Tc),
nh vậy chúng ta không thể bố trí các điểm chi tiết bằng các phơng pháp trên.
Để có thể xác định các điểm chi tiết ta phải xác định một điểm trên đờng
cong và tiếp tuyến tại điểm đó (ví dụ điểm Đ1 trong hình 1-15).
Cách xác định nh sau:

Giả sử taị Tđ không đặt đợc máy. 90 0 Trên cánh tuyến này về hai phía của T đ
ta chọn hai điểm M và N (Hình 1-15). Dùng thớc thép đặt chiều dài đoạn ĐM. Ta
xác định đoạn MN nh sau: đặt máy tại M ngắm đỉnh Đ, quay một góc . Trên hớng
đó dùng thớc đặt một đoạn bằng a (a tự chọn). Ta đợc vị trí điểm M. Điểm N xác
định tơng tự.
Điểm cần xác định Đ1 sẽ chính là giao điểm của hớng đờng thẳng MN và đ-

26


ờng cong tròn.

Từ phần bố trí điểm chủ yếu,
T
=
R.tg
ta đã tính đợc độ dài tiếp tuyến . Nh
2
vậy đoạn MTđ có chiều dài là: MTđ =
T - ĐM. Đặt máy tại M ngắm N, dùng thớc thép đo một đoạn bằng T-ĐM ta sẽ đợc
điểm L.
1
Tính giá trị góc , ta có:
OL R a
Nh vậy
Cos1 =
= a
R
OD1
R

1 = arcCos
(1-30)
R
R.Sin
RSin
1 11
Biết đợc ta tính đợc
chiều dài đoạn LĐ1= . Điểm L đã biết,
đặt máy tại L ngắm M trên hớng đó
đặt một đoạn bằng LĐ1= ta sẽ đợc vị trí điểm Đ1. Đặt máy tại Đ1, ngắm N quay
máy một góc bằng , ta sẽ đợc hớng tiếp tuyến tại Đ1.
Đ



M
T=RTg/2




T=RTg/4
N
T=RTg/8





a 1

M

L



Đ1
D1
R

I 1 /2


F

Tđ1
N





G1





TC
E


J

O

T
C1

Hình 1-15: Bố trí các điểm chi tiết của đờng cong
tròn ngang khi Tđ không đặt đợc máy
R
R

/8
/4
/2



Hình 1-16: Bố trí chi tiết trên đờng cong tròn lớn

27


×