Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ. CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.24 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ:
NHÓM 8:

1. MỤC TIÊU:

 Học sinh thấy được sự ô nhiễm môi trường, sự tàn phá khủng khiếp của con
người đối với tàn nguyên thiên nhiên.
 Từ đó làm cho học sinh nhận ra rõ trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của mình và cho mọi
người xung quanh.
 Có thái độ tích cực trong việc đấu tranh và lên án những hành vi phá hoại
môi trường,và các biểu hiện sai trái ảnh hưởng đến môi trường.
 Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học hoặc địa phương
góp phần nhỏ vào bảo vệ môi trường sống. Tuyền truyền cho mọi người
biết về tầm quan trọng của thiên nhiên, môi trường.
2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

• Tổ chức cho Học sinh tìm hiểu và thu nhận thông tin về các vấn đề về môi
trường có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người, cảnh quan,ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của chính chúng ta và động vật.
• Dẫn dắt một số luật về môi trường nhăm răn đe các em ý thức đựơc trách nhiệm của
bản thân ,các công ước hiện nay về vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.
• Đi sâu tìm hiểu một số vấn đề vê môi trường , đặc biệt là môi trường sông
xung quanh chính các em HS.
• Cung cấp những thông tin cho các em học sinh về những lợi ích mà thiên nhiên
cung cấp cho con người chúng ta:để làm thuốc chữ bệnh ,rừng thì cho chúng ta
gỗ qúy,biển thì cho con người tôm cá, hải sản…rất là nhiều thứ.


• Cung cấp những thông tin cần thiết để HS hiểu rõ tác hại của việc phá hoại


thiên nhiên:
- Chặt phá rừng phòng hộ bừa bãi thấy được những lợi ích trước mặt như lấy
gỗ, lấy đất làm nương rẫy…….mà không thấy được hậu quả to lớn của điều
mình làm.
- Ngày nay cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp nó cũng tương
đương với sự phá hủy môi trường xung quanh con nguời một cách khủng
khiếp nhất.
- Sự phát triển của các resoft có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa
dạng sinh học và cân bằng sinh thái .
- Sức khỏe của chúng ta cũng bị đe dọa. các căn bệnh như :ung thư, các bệnh
về mũi,………..chính là do các thứ độc hại như:khói, bụi , hóa chất…..
- Điều kiện sống của chúng ta ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn
nhiều.thường xuyên xảy ra lũ lụt ,han hán ,mùa màng kém chất lượng
hơn,bệnh tật tăng cao.
- Do sự tàn phá của con người làm cho tần khí quyển bi thủng gây tác hai
nghiệm trọng.nó chính là :”lá phổi xanh " của chúng ta và tầm quan trọng
của nó
- Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình ,xã hội.
3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:


HOẠT ĐỘNG :
CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG:
CỦA HỌC SINH

• ổn định lớp, lớp trưởng báo cáo sĩ số • Phân công các tổ chuẩn bị các nội dung
lớp.
hoạt động

• Chuẩn bị tài liệu để cung cấp cho học
sinh như: một số tờ rơi,băng dĩa,có liên
quan đến chủ đề môi trường. Xác định
nội dung cần thảo luận và chuẩn bị các
kiến thức làm trọng tâm cho H thảo luận.
• Chuẩn bị sẵn một số tình huống để các
em tập xử lý nhằm khắc sâu các hiểu biết
nếu như tàn phá môi trường thiên nhiên
thì con người sẽ phải chịu hậu quả : thiên
tai ,hạn hán ,ô nhiễm, bệnh tật,rất nhiều
lọai động vật bị tiệt chủng,lời kêu gọi của
môi trường…kêu gọi học sinh phải góp
phần nhỏ của mình vào bảo vệ môi
trường.
• Gợi ý cho học sinh khẳng định vai trò của
tất cả mọi người, trách nhiệm của bản
thân với nhau và trách nhiệm của các
thành viên trong gia đình trong việc
phòng chống tệ nạn .gây ô nhiễm môi
trường.phải biết tố cáo những hành vi làm
ảnh hưởng môi trường.
• Hội ý với cán bộ lớp và cán bộ Đoàn
thanh niên để phân công chuẩn bị các nội
dung:
- Quan niệm của các em về như thế nào
là bảo vệ môi trường một cách tích
cực nhất.
- Theo như các em suy nghĩ thì môi
trừơng bao gồm những gì và tầm quan
trọng của môi trường.

- Đối với các em học sinh: cách cư xử
với những bạn có hành vi gây ô nhiêm
môi trường như :vứt rác bừa bãi,khặc
nhỗ…gây ảnh hưởng đến môi trường
học đường,như thế nào là môi trường
không bị ô nhiễm.

-

Có thể chuẩn bị cho học sinh diễn tiểu
phẩm về cảnh một người làm một số
viêc gây ô nhiễm môi trường như :vứt

• Chuẩn bị một số câu hỏi tình huống và
đáp án cho cuộc toạ đàm.

• Chuẩn bị trả lời các câu hỏi của đội
bạn.

• Trang trí lớp theo kiểu bàn tròn đễ các
bạn có thể nhìn nhau rõ hơn khi trao
đổi.

• Chuẩn bị các thắc mắc nêu ra cho các
bạn và thầy, cô giáo giải đáp giúp.

.


4. Tổ chức hoạt động:

• Lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc toạ đàm
hoặc cuộc thi. Mời GVCN làm trọng tài hoặc BGK.
• Giới thiệu các thành viên tham gia và trình tự buổi thảo luận hoặc trình tự cuộc
thi, thể lệ cuộc thi.
• Cử người làm thư ký.
• Nếu tổ chức thi đấu loại: chia lớp thành 4 đội như các cuộc thi khác.
Cho bốc thăm chia thành 2 bảng.
Vòng 1: Mời 2 đội bảng 1 lên sân khấu. Có 2 nội dung mà các đội phải thực hiện:
• GVCN hoặc BGK cho 2 đội nghe một đoạn của bài hát trong vòng 30 giây.
Hai đội có 30 giây để hội ý và nhấn chuông trả lời. Đội nào trả lời nhanh và
chính xác nhất sẽ ghi được 10 điểm. nếu đội nhấn chuông trả lời sai thì đội còn
lại được quyền trả lời lại. nếu đội còn lại trả lời đúng sẽ ghi được 5 điểm.
• BGK cho điểm công khai bằng cách giơ bảng điểm. Người dẫn chương trình
(MC) đọc điểm, thư ký ghi chép điểm cho các đội.
• Hai đội trả lời câu hỏi do BGK đưa ra. Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm có 5
lựa chọn trong đó có 1 câu đúng. MC là người quản lý câu hỏi và đáp án. Mỗi
đội được bốc thăm 1 câu. MC đọc to câu hỏi cho mọi người nghe và đọc 4
phương án trả lời a,b,c,d. Hai đội có 10 giây suy nghĩ và đưa ra đáp án của đội
mình. MC công bố đáp án và cho điểm các đội: đúng được 10 điểm, sai được 0
điểm.
Như vậy điểm kỳ vọng của vòng thi là 80 điểm ( 30 điểm cho nghe đóan tựa bài
hát, 50 điểm trả lời câu hỏi của BGK)
Ví dụ:
Câu 1:
Ngày môi trường thế giới là ngày nào trong năm?
a. 4/7

b. 8/5

c. 5/6


d. 15/4


(đáp án đúng là câu c)
câu 2:
bộ tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường, quy
định pháp lý về ảnh hưởng và tác động của môi trường là gì?
a. ISO 14000

b. HUT 75849

c. FHE 56203

d. GTA 12540

(đáp án đúng là câu a)

Câu 3:
Biện pháp xử lý và thu gom nước thải sinh hoạt được gọi là gì?
a. 2FG-K

b.5SD-J

c.3H-D

d.3R-W

(đáp án là câu d)
Câu 4:

Việc thực hiện xử li và thu gom rác thải 3R-W là chữ viết tắt của?
a. Reduce Reuse Recycle-Water

b. Rib Run Reuse-Wer

c. Rand Rom Rice -Worm

d. Reduce Reuse Rua-Wer

(đáp án là câu a)
Câu 5:
Năm nào là năm tphcm thực hiện nếp sống văn minh đô thị?
a.2000

b.2005

c.2006

d.2008


(đáp án là câu d)

Bảng 1 thi xong, người dẫn chương trình tuyên bố đội thắng và mời 2 đội bảng 2
lên sân khấu thi tiếp như 2 đội bảng 1. Kết thúc cuộc thi sẽ chọn được 1 đội thắng
ở bảng 2.

Vòng 2. Hai đội thắng ở vòng 1 tiếp tục gặp nhau ở vòng 2. Cách thức tiến hành
thi ở vòng 2 giống như ở vòng 1. Kết thúc sẽ chọn được một đội nhất, một đội nhì
và hai đội ba đồng hạng.

Nếu tổ chức toạ đàm thì phải phân công cho học sinh chuẩn bị trước các nội dung
cùng trao đổi. Nên nêu vấn đề dưới dạng tình huống. Có thể tình huống tốt và có
thể tình huống xấu để học sinh thảo luận, giáo viên chủ nhiệm là người chủ trì.
Thí dụ:
• Có người nói: môi trường chỉ bao gồm đất ,nước,các điều kiện sống xung
quanh . Điều đó đúng hay sai? Tại sao?
• Có người nói: hiện nay thế giới đang chiu 5 khủng hỏang là:dân số ,lương
thục ,năng lựợng,tài nguyên,sinh thái. Ý kiến của bạn về vấn đề này thế
nào?,điều này có phải là môi trường hay không?
• Nếu bạn nhìn thấy một người nào đó xã rác bừa bãi ,bạn sẽ nói gì với người
đó?
• Khi bạn nhìn thấy một người hàng của bạn buôn bán một số động vật quý
hiếm , bạn sẽ xử sự như thế nào?
• Có người nói: môi trường không có tiêu chuẩn để đánh giá ,điều nay đúng hay
sai? Tại sao?ý kiến của chúng ta như thế nào?
• Có người nói:không khí vào buổi sáng thường rất trong lành,nhưng tại sao
những năm gần đây các nhà khoa học lại phản đối ý kiến trên ? Tại sao?điều
nay có phải do sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế hay không ?
• Có người nói: nước mưa được gọi là nước không rễ,được nhiều người coi là
nước sạch,nhưng hiện nay thì sao điều đó còn đúng hay không? Tại sao?
• Theo em các loài động vật trong thiên nhiên dần dần đến con đường tiệt chủng
là do đâu là chính , chúng ta có cách nào để bảo vệ chúng không?
Học sinh có thể nêu các thắc mắc của mình, giáo viên nên để cho các em giải
đáp cho nhau, sau mới kết luận, không nên có ý kiến ngay từ đầu.


5. Kết thúc hoạt động:
• Giáo viên tổng kết đánh giá những hiểu biết của học sinh về phòng chống tệ
nạn phá rừng bừa bãi, nhấn mạnh tác hại của việc tàn phá rừng, tài nguyên
thiên nhiên và động vật quý hiếm: thanh niên học sinh phải kiên quyết các hiện

tượng gây ô nhiễm đặc biệt là môi trường sống xung quanh của mình.
• Mỗi em viết một bài thu hoạch ( không quá 1 trang) nhằm giúp các em hiểu và
có thể giúp được cho môi trường một phần nào đó.

6.CÂU HỎI KIỂM TRA
Câu 1:
Nước sạch là gì?
Trả lời:

Tuy vậy, có thể nói "Nước uống sạch là nước không có màu, mùi vị khác thường gây
khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người,
không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức khoẻ người sử dụng
trước mắt cũng như lâu dài".
Trong nước sông hồ thường có nhiều chất lơ lửng, một số chất khoáng hoà tan và các vi
sinh vật gây bệnh cho con người. Nước lấy từ các giếng khơi và giếng khoan thường
trong và ít vi khuẩn gây bệnh hơn, nhưng lại nhiều muối khoáng hoà tan hơn, đặc biệt là
sắt. Do vậy, trước khi sử dụng cho sinh hoạt, các loại nước này cần được xử lý để loại bỏ
chất lơ lửng và sắt. Thông thường ở các làng quê, nước lấy từ sông hồ về phải đánh phèn,
để lắng hoặc lọc qua một lớp sỏi, cát dày trước khi dùng. Ở các đô thị, khi có điều kiện,
người ta khử trùng để tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong nước và cung cấp nước đó tới
người dùng qua hệ thống ống dẫn kín. Tuỳ thuộc vào phương pháp xử lý và khử trùng,
nước có thể đạt độ trong sạch tới mức uống được. Tuy nhiên mức độ khử trùng càng cao
thì chi phí sản xuất càng lớn, làm giá thành nước tăng lên. Do đó, không phải ở đâu người
ta cũng khử trùng nước máy tới mức có thể uống ngay được.
Người ta đã chế tạo được những màng lọc đặc biệt, có tác dụng chỉ cho nước đi qua và
giữ lại toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh cũng như các chất tan trong nước. Nước sau khi
lọc tinh khiết, trong sạch như nước cất. Tuy nhiên, nước này cũng như nước cất, không
hoàn toàn có lợi cho sức khoẻ con người, mặc dù chúng không chứa các vi trùng gây



bệnh, nhưng chúng có thể không có đủ các loại muối khoáng hoà tan cần thiết cho cơ thể
con người. Ngoài ra, máy lọc nước lại đắt tiền, rõ ràng là dùng máy lọc nước để uống vừa
tốn kém, vừa không có lợi.

Đun sôi là biện pháp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên,
trong khi đun cần phải để cho nước sôi một lúc, nhất là khi đun nước trên các vùng núi
cao. Bình đựng nước đun sôi để nguội, chai hộp nước ngọt uống dở phải được đậy kín để
tránh côn trùng
Câu 2:
Con người có gây ra sự tiệt chủng trên trái đất hay không?
Trả lời:
Hoạt động đầu tiên của con người gây nên sự tuyệt chủng là việc tiêu diệt các loài thú lớn
tại châu Úc, Bắc và Nam Mỹ cách đây hàng ngàn năm khi bắt đầu chế độ thực dân tại
những châu lục này. Trong một thời gian rất ngắn, sau khi con người khai phá những
vùng đất này đã có từ 74% đến 86% các loài động vật lớn (có trọng lượng cơ thể trên 44
kg) ở đây bị tuyệt chủng mà một trong những nguyên nhân trực tiếp là do việc săn bắt và
gián tiếp do việc đốt, phá rừng.
Sự tuyệt chủng của các loài chim, thú được nghiên cứu nhiều và dễ nhận biết. 99% sự
tuyệt chủng của các loài khác trên thế giới hiện nay chỉ là những dự báo sơ bộ. Mặc dù
vậy ngay cả với các loài thú và chim, những số liệu về sự tuyệt chủng cũng không có
những con số chính xác, một số loài đã được xem là tuyệt chủng vẫn được phát hiện lại,
và một số loài tưởng như vẫn còn tồn tại thì rất có thể đã bị tuyệt chủng.
Theo thống kê khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ năm 1600, tương
ứng 2,1% các loài thú và 1,3% các loài chim. Tốc độ tuyệt chủng đối với các loài thú và
chim là khoảng 1 loài trong 10 năm tại thời điểm từ 1600-1700, nhưng tốc độ này tăng
dần lên đến 1 loài/năm vào thời gian từ 1850-1950. Rất nhiều loài về nguyên tắc vẫn
chưa bị tuyệt chủng nhưng đang tiếp tục là đối tượng săn bắt của con người và chỉ còn
tồn tại với một số lượng rất ít như tê giác, hổ... ở Việt Nam. Những loài này có thể coi
như đã bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học vì số lượng của chúng ít đến nỗi
không đóng vai trò gì trong cơ cấu quần xã. Nguy cơ đối với các loài cá nước ngọt và

động vật thân mềm cũng đáng lo ngại. Các loài thực vật cũng bị đe dọa, nhóm thực vật
hạt trần và cọ là những nhóm đặc biệt dễ bị tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng đáng ra chỉ là
một quá trình tự nhiên, nhưng 99% số loài bị tuyệt chủng chủ yếu do con người gây ra.
Câu 3:
Nghèo đói và môi trường có liên quan như thế nào?


Trả lời:







Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên
mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự
nhiên và xã hội.
Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá
giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường.
Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ
diệt.
Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng
trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.
Nghèo đói góp phần bùng nổ dân số.

Câu 4:
Cuộc cách mạng xanh là gì?
Trả lời:
Cách mạng Xanh có hai nội dung quan trọng hỗ trợ và bổ sung cho nhau là tạo ra những

giống mới và năng suất cao chủ yếu là cây lương thực và sử dụng tổ hợp các biện pháp
kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới.
Cuộc Cách mạng Xanh được bắt đầu ở Mêhico cùng với việc hình thành một tổ chức
nghiên cứu quốc tế là: "Trung tâm quốc tế cải thiện giống ngô và mì CIMMYT và Viện
nghiên cứu quốc tế về lúa ở Philippin - IRRI và ở Ấn Độ - IARI".
Ấn Độ, từ một nước luôn có nạn đói kinh niên, không sao vượt qua ngưỡng 20 triệu tấn
lương thực, thành một đất nước đủ ăn và còn dư để xuất khẩu với tổng sản lượng kỷ lục
là 60 triệu tấn/năm. Năm 1963, do việc nhập nội một số chủng lúa mì mới của Mêhico và
xử lý chủng Sonora 64 bằng phóng xạ đã tạo ra Sharbati Sonora, hàm lượng protein và
chất lượng nói chung tốt hơn cả chủng Mêhico tuyển chọn. Đây là một chủng lúa mì lùn,
thời gian sinh trưởng ngắn. Sản lượng kỷ lục của lúa mì ở ấn Độ là 17 triệu tấn vào
những năm 1967 - 1968. Ngoài ra, những loại cốc khác, nhờ tạo giống mới cũng đã đưa
đến năng suất kỷ lục. Bajra, một chủng kê có năng suất ổn định 2500 kg/ha, ngô cao sản
năng suất 5000 - 7300 kg/ha. Lúa miến (Sorga) năng suất 6000 - 7000 kg/ha với những
tính ưu việt như chín sớm hơn, chống chịu sâu bệnh tốt hơn hẳn so với các chủng địa
phương. Đặc biệt lúa gạo, trồng trên diện tích rộng ở Ấn Độ - trên 35 triệu ha, nhưng
năng suất trung bình chỉ đạt 1,1 tấn/ha. Với Cách mạng Xanh, giống IR8 đã tạo ra năng
suất 8 - 10 tấn/ha.
Một điều đáng lưu ý là Cách mạng Xanh ở Ấn Độ không những đem đến cho người dân
những chủng cây lương thực có năng suất cao, mà còn cải thiện chất lượng dinh dưỡng
của chúng gấp nhiều lần. Ví dụ chủng Sharbati hạt vừa to, vừa chắc, chứa 16% protein,
trong đó 3% là lizin. Do tiếp tục cải tiến và tuyển lựa giống nên có nơi chủng này đã cho
21% protein.


Như vậy, Cách mạng Xanh đã tạo ra những thành tựu lớn trong sản xuất lương thực của
thế giới. Bên cạnh đó, Cách mạng Xanh vẫn tiềm ẩn những hạn chế như yêu cầu vốn lớn
để đầu tư cho sản xuất, sử dụng nhiều loại phân bón có thể làm tăng mức độ ô nhiễm khu
vực canh tác nông nghiệp, sử dụng đại trà giống mới làm giảm dự trữ các nguồn gen về
cây lương thực.




×