Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hoạt động ngoài giờ chủ đề : Tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.33 KB, 6 trang )

Lớp 8B - Trường THCS Phan Chu Trinh
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Năm học 2010 – 2011
Chủ đề : Tai nạn thương tích và biện pháp phòng tránh
Thời gian thực hiện: 21/2/2011
Giáo viên chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Hương
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giáo dục cho học sinh nhận thức về tình hình tai nạn thương tích hiện nay,
từ đó học sinh thực hiện được các biện pháp phòng tránh các tai nạn thương
tích.
- Giáo dục tính tự giác, tích cực, chủ động đề phòng những nguy hiểm do tai
nạn thương tích gây ra để bảo vệ sức khoẻ bản thân và những người xung
quanh.
- Rèn luyện khả năng tự tin, thể hiện trước tập thể, rèn tính đoàn kết trong
tập thể lớp, phát huy năng khiếu của học sinh trong lớp để từ đó giúp học
sinh có khả năng chủ động trong các hoạt động ngoại khoá.
B. Chuẩn bị:
- Tư liệu: phim và hình ảnh về tai nạn thương tích, kiến thức về nguy cơ và
cách phòng chống tai nạn thương tích.
- Văn nghệ: Nhạc bài hát “Cuộc đời tươi đẹp”, “Đến với con người Việt
Nam tôi”, kịch “An toàn giao thông”.
- Dẫn chương trình: Nam: Lê Minh Nhật
Nữ: Lê Hà Linh
C, Tiến trình hoạt động: 30 phút
Văn nghệ chào mừng ( hát tốp ca bài “Cuộc đời tươi đẹp” ) (5’)
Xin mời thầy cô và các bạn đến với buổi sinh hoạt ngoại khoá ngày hôm nay
của lớp8B
I, Đặt vấn đề :
Hiện nay, tai nạn thương tích là vấn đề gây tử vong hàng đầu của trẻ em.Tai
nạn thương tích xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau đã gây ra các hậu quả
hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe,học tập,cũng như các hoạt động khác


Lớp 8B - Trường THCS Phan Chu Trinh
trong sinh hoạt của đời sống…Vì vậy vấn đề tai nạn thương tích là một vấn
đề rất được Đảng, nhà nước và đoàn thể xã hội quan tâm.
II, Nội dung chương trình:
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân
3. Thực trạng
4. Hậu quả
5. Nguy cơ, rủi ro gây ra tai nạn thương tích
6. Biện pháp phòng tránh
7. Những điều cần biết khi xử lý tai nạn
III, Nội dung chi tiết:
1. Khái niệm tai nạn thương tích
Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa:
- Tai nạn là : một sự kiện không định trước gây ra thương tích không
định trước được.
- Thương tích là : tổn thương của cơ thể do sự va đập mạnh hoặc cọ
sát hay bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả
Ví dụ
- Một đứa trẻ chạy và va vào phích nước bị bỏng
- Một học sinh đi ngang qua đường bị xe cán
- Một đứa trẻ trèo cây bắt tổ chim bị ngã gãy chân
2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân tai nạn thương tích gây tử vong ở nhóm tuổi 0 – 19 năm
2007 :
• Đuối nước 48%
• Tai nạn giao thông 28%
• Thương tích khác không phân loại 18%
• Ngộ độc 2%
• Ngã 2%

• Động vật cắn 1%
Xin mời thầy cô và các bạn theo dõi đoạn phim về nguyên nhân gây ra tai
nạn thương tích hiện nay tại Việt Nam
Và một số hình ảnh về nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích:
- Chạy xô đẩy nhau ở trường
- Nền nhà trơn trượt
- Chạy vấp ngã
- Nguy cơ do đứng cạnh lan can thấp
Lớp 8B - Trường THCS Phan Chu Trinh
- Ngã do với đồ ở cầu thang
- Trèo cây
Sau đây xin mời thầy cô và các bạn đến với trò chơi nhìn hình đoán tên của
lớp chúng tôi:
Luật chơi: Có 6 miếng ghép tương ứng với 6 hình ảnh về nguyên nhân gây
ra tai nạn thương tích, mỗi người chơi được chọn 1 trong 6 miếng ghép bất
kì, khi miếng ghép được mở ra thì người chơi phải đoán được nguyên nhân
gây ra tai nạn thương tích của miếng ghép đó, khi mở đến miếng ghép cuối
cùng thì sẽ có một bức tranh lớn về nguyên nhân chính gây ra tai nạn
thương tích hiện nay, người chơi phải nêu được ý nghĩa của bức tranh đó
- Ý nghĩa của trò chơi: Giáo dục cho học sinh về nguyên nhân gây ra các tai
nạn thương tích để các em thấy được hậu quả nghiêm trọng của các tai nạn
thương tích đó và có những biện pháp phòng tránh thích hợp
3. Thực trạng
- Theo một điều tra của Bộ Y tế do 8 trường đại học trên toàn quốc :
+ TNTT là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở trẻ dưới 15 tuổi ở nước ta (chiếm 75%).
+ Tử vong do các bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 12%.
+ Do bệnh mãn tính chỉ chiếm 15%.
- Ước tính bình quân cứ 20 phút có một trẻ tử vong vì tai nạn thương
tích.

Trong đó : đuối nước/chết đuối là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong cho trẻ nhỏ chiếm 48,8%.
Xin mời các thầy cô cùng toàn thể các bạn theo dõi một số hình ảnh thương
tâm về thực trạng tai nạn thương tích hiện nay ( chiếu phim về thực trạng
tai nạn thương tích )
4. Hậu quả của tai nạn thương tích
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Gây nguy hiểm đến tính mạng
- Để lại nhiều di chứng, chấn thương trên cơ thể và nhiều hậu quả nghiêm
trọng khác.
5. Nguy cơ gây tai nạn thương tích
5.1. Nguy cơ xảy ra TNTT trẻ em khi ở nhà:
- Bỏng:
+ Nước sôi ( canh, nước uống, cám lợn, mỡ, hơi nước nồi áp suất )
+ Bưng bê không cẩn thận nên bị nước sôi đổ vào người
+ Khi sử dụng bếp, bàn là, ổ điện, dây điện hở, bình nóng lạnh
Lớp 8B - Trường THCS Phan Chu Trinh
+ Đốt vàng mã, nghịch bật lửa, diêm, đốt giấy, rơm, nướng khoai
+ Chập điện đứt dây. Ống bô xe máy.
Xin mời thầy cô và các bạn xem đoạn phim về nguy cơ gây ra tai nạn
thương tích của trẻ em
- Ngã:
+ Trèo ghế, cửa sổ, thang, cầu thang, vấp ngã. Trượt chân do sàn nhà
ướt.
+ Đùa nghịch, xô đẩy nhau
+ Ngã từ tầng cao xuống
+ Tập xe đạp, xe máy (THCS)
- Ngộ độc:
+ Thức ăn ôi thiu, hoặc quá hạn, rửa không kĩ, nấu không chín.
+ Uống thuốc không theo chỉ dẫn, uống nhầm thuốc, ngộ, dị ứng thực

phẩm, mĩ phẩm….
- Ngạt, tắc đường hô hấp
+ Vật nhỏ ( lạc, bi, đậu, ngô….) bị nuốt phải
+ Do sặc thức ăn
+ Do sử dụng than gây ngộ độc ….
- Do động vật cắn
5.2. Nguy cơ gây tai nạn thương tích ở trường
- Bỏng : do nấu ăn, làm thí nghiệm…
- Ngã : do đùa nghịch, leo trèo….
- Ăn uống thức ăn không rõ nguồn gốc
- Không đảm bảo vệ sinh khi ăn uống …
5.3. Nguy cơ gây tai nạn thương tích nơi công cộng:
- Bỏng : sét đánh, đốt pháo, điện giật, do dung hóa chất gây nổ….
- Tai nạn giao thông : không tuân thủ luật giao thông đường bộ…
- Chết đuối : do bơi ở hồ, ao ,sông, biển, do cấp cứu người khi đúng cách,
ngã nước bất ngờ…
- Ngộ độc : do ăn thức ăn ôi thiu, phẩm màu công nghiệp….
Mời các bạn xem tiểu phẩm vui “An toàn giao thông”
Kết thúc tiểu phẩm, mỗi nhân vật nói một thông điệp về phòng chống tai
nạn thương tích:
- An toàn là bạn, tai nạn là thù
- Nhanh một giây, chậm cả đời
- Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông
- Phía trước tay lái là sự sống, hãy tuân thủ luật lệ giao thông
- Hãy lái xe an toàn vì cuộc sống của bạn và những người xung quanh
Thông qua tiểu phẩm trên, chúng tôi muốn gửi tới thầy cô và các bạn
thông điệp: Tai nạn giao thông là một trong những nguy cơ hàng đầu
Lớp 8B - Trường THCS Phan Chu Trinh
gây ra tai nạn thương tích và thậm chí là gây tử vong cho những người
tham gia giao thông mà không tuân thủ luật lệ giao thông. Chính vì thế,

các bạn cần lưu ý khi tham gia giao thông phải dừng xe trước vạch kẻ
khi thấy có đèn đỏ, đi đúng làn đường của mình và phải nhường đường
cho người đi bộ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và cho
những người khác.
6. Biện pháp phòng tránh:
Phòng chống đuối nước:
- Rào ao, hỗ, rãnh nước quanh nhà, làm cửa chắn nếu nhà gần ao hồ.
- Đổ nước trong các xô chậu nếu không cần.
- Luôn đậy nắp bể, giếng
- Vùng lũ: Dùng giường ba vách, tập trung trẻ ở nhà trẻ.
- Trẻ lớn: Không cho trẻ tự do đi bơi ở sông hồ lớn
Phòng chống tai nạn giao thông
- Cha, mẹ trẻ cần tôn trọng luật lệ giao thông, làm gương cho trẻ.
- Giáo dục luật giao thông trong trường học.
Phòng chống bỏng cho trẻ em:
- Tuyên truyền về phương pháp phòng chống cho gia đình và trẻ lớn.
- Bố trí lớp nấu ăn hợp lý, ngoài tầm với của trẻ.
- Không để đồ vật đang nóng trong tầm với của trẻ (nồi canh, phích
nước, vòi nước nóng, bàn là nóng ).
- Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa
Phòng chống tai nạn do ngã:
- Sử dụng cũi để trông trẻ nhỏ.
- Không cho trẻ nhỏ ngồi, nằm võng nơi khi không có người lớn trông.
- Sắp xếp đồ đạc cho hợp lý không để vướng trẻ đi lại.
Phòng chống điện giật trẻ em:
- Để nguồn điện cao, xa khỏi tầm tay với của trẻ.
- Kiểm tra hệ thống điện để bảo đảm an toàn.
- Hướng dẫn cách phòng điện giật cho cha mẹ và trẻ lớn tuổi.
- Hướng dẫn cách sơ cấp cứu cơ bản cho gia đình, trường học và cộng
đồng.

Xin mời thầy cô và các bạn theo dõi đoạn phim về các biện pháp phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ em
7. Những điều cần biết khi xử lý tai nạn
- Làm những động tác cấp thiết đầu tiên như:
+ Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm
+ Sơ cứu nạn nhân
Lớp 8B - Trường THCS Phan Chu Trinh
- Gặp trường hợp tai nạn nặng, nhiều người bị thương thông báo ngay
cho cơ quan y tế, gọi 115
- Mọi người có mặt đều phải có trách nhiệm giúp nạn nhân.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã theo dõi chương trình của lớp chúng tôi, để
kết thúc chương trình xin mời thầy cô và các bạn cùng nghe bài hát “Đến
với con người Việt Nam tôi ” do tốp ca lớp 8B trình bày ( Mở nhạc và hát
tập thể bài “Đến với con người Việt Nam tôi”) (5’)

×