Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.31 KB, 23 trang )

PHẦN MỘT: THÔNG TIN TÁC GIẢ VIẾT KINH NGHIỆM
- Họ và tên tác giả viết kinh nghiệm:
- Ngày tháng năm sinh:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Trình độ chuyên môn:
- Đề nghị xét công nhận kinh nghiệm: Cấp cơ sở
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục đào tạo
- Tên kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn HS giải bài tập quy luật di truyền
trong môn sinh học 9.

1


PHẦN HAI: NỘI DUNG KINH NGHIỆM
Chương I. Những vấn đề chung
1. Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị
Trường THCS .............. nằm trên địa bàn thôn ....................
Trường được thành lập từ năm ..........9, đến nay( năm học 2016 - 2017) nhà
trường đã có bề dày truyền thống dạy và học. Năm học 2016-2017, trường trung
học cơ sở ........... có ........ lớp với tổng số ........... học sinh và ........... cán bộ giáo
viên, nhân viên. Các đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đều có trình
độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nên thuận lợi cho công tác giảng dạy,
công việc lao động chủ yếu theo nghề nông nên điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó
khăn, địa bàn còn nhiều phức tạp về vấn đề xã hội, cũng gây ảnh hưởng đến hiệu
quả giảng dạy của nhà trường.
Vượt qua những khó khăn ở trên, trong những năm gần đây, nhà trường
đang có những bước tiến nhiều khởi sắc: trong hai năm học 2011-2012 và 20122013 trường đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc. Năm học 20132014 trường đạt tập thể lao động tiên tiến. Có được những thành tích đó là do nhà
trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Đảng ủy,chính
quyền địa phương, phòng Giáo dục và đào tạo ..............., của Chi bộ nhà trường.
1.1. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu trường THCS ...................., và các tổ chức đoàn thể trong nhà


trường luôn quan tâm, động viên các giáo viên giảng dạy nêu cao tinh thần tự giác,
tích cực khắc phục khó khăn về phương tiện, cơ sở vật chất để phấn đấu dạy tốt.
- Nhà gần trường, tuổi nghề còn trẻ nên có nhiều nhiệt huyết với nghề. Đối với bản
thân, là một giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học
nhất là ở lớp 8 và lớp 9 và đặc biệt đã tham gia bồi dưỡng HS giỏi nhiều năm liền
nên kinh nghiệm giảng dạy ngày càng được nâng cao.
- Nhà trường cũng đã trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy
như: máy chiếu, máy tính xách tay…
- Đa số học sinh chăm ngoan, ham học hỏi có ý thức phấn đấu trong học tập.
- Chương trình sinh học 9 có 1 số tiết bài tập nên có thời gian cho học sinh ôn lại
các cách giải đã được học trên lớp.
1.2. Khó khăn:
- Kiến thức môn sinh học 9 trong học kì I rất khó và trừu tượng, học sinh rất khó
hình dung ra kiến thức mình cần nắm được.
2


- Thời lượng dành cho các tiết chữa bài tập quá ít, nên học sinh không có đủ thời
gian để rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập.
- Số lượng các bài tập quy luật di truyền trong sách giáo khoa rất ít nên học sinh
không có thời gian rèn luyện thành thạo kĩ năng giải bài tập.
- Một số em khả năng học toán rất kém nên không biết cách vận dụng các bước
giải bài tập quy luật di truyền nên kết quả học tập kém.
- Còn một bộ phận nhỏ giáo viên còn ngại nghiên cứu tài liệu, trung thành với sách
giáo khoa, chỉ tham khảo sách giáo viên nên trong những bài lí thuyết về quy luật
di truyền không đưa ra các bước giải chung làm học sinh khi đến tiết bài tập không
biết cách làm.
2. Lý do chọn kinh nghiệm
Hiện nay chất lượng giáo dục là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Và để
nâng cao chất lượng giáo dục thì đòi hỏi người giáo viên cần phải lựa chọn phương

pháp dạy học thích hợp giúp học sinh dễ hiểu bài từ đó chất lượng học tập của các
em ngày càng nâng lên.
Mặt khác kiến thức môn sinh học 9 về quy luật di truyền rất khó, nếu chỉ
truyền tải nội dung lí thuyết y hệt như trong sách giáo khoa mà không đưa ra
phương hướng giải bài tập thì đa số học sinh không biết cách làm bài tập.
Chính vì những lý do ở trên nên tôi thấy việc hướng dẫn cho học sinh biết
cách giải bài tập quy luật di truyền là hết sức cần thiết, đặc biệt là những học sinh
thi học sinh giỏi môn sinh học, cho nên tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và viết nên
kinh nghiệm hướng dẫn HS giải bài tập quy luật di truyền trong môn sinh học 9.
3. Mục đích của kinh nghiệm
Giúp cho các giáo viên dạy môn sinh học 9, và các GV tham gia bồi dưỡng
học sinh giỏi môn sinh học biết cách hướng dẫn học sinh các bước giải bài tập quy
luật di truyền. Đồng thời giúp cho các em học sinh biết cách giải các bài tập quy
luật di truyền một cách thành thạo, từ đó gây hứng thú, yêu thích môn học cho các
em, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập, trong các kì thi học sinh giỏi cấp
trường, cấp huyện, cấp tỉnh.

4. Phương pháp nghiên cứu viết kinh nghiệm
Bản thân tôi được tham gia trực tiếp giảng dạy môn sinh học , trong quá
trình nghiên cứu viết kinh nghiệm tôi đã phối hợp nhiều phương pháp trong giảng
3


dạy như: Phương pháp quan sát, điều tra, thu thập thông tin, phân tích, gợi mở, dẫn
dắt có đối chiếu, thực nghiệm so sánh giữa các lớp trong mỗi năm học, tự rút kinh
nghiệm cho bản thân qua từng năm, có điều chỉnh cho phù hợp với các đối tượng.
5. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến kinh nghiệm
a. Cơ sở khoa học
Sinh học là ngành khoa học thực nghiệm. Các kiến thức sinh học cần được
hình thành theo phương pháp quan sát và thí nghiệm. Tuy nhiên chương trình sinh

học 9 mang tính khái quát, trừu tượng khá cao, cho nên cần phải hướng dẫn học
sinh phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập.
Việc dạy tốt, học tốt môn sinh học ở bậc THCS là mong muốn của toàn xã
hội. Môn sinh học góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên
cứu khoa học, giải thích được các hiện tượng thực tế trong cuộc sống hay trong lao
động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
b. Cơ sở pháp lí:
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09- 12-2000của Quốc Hội khóa
X và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11-6-2001 cuả Thủ tướng Chính phủ về đổi
mới giáo dục phổ thông.Trong Luật Giáo Dục 2005 (Điều 5) có qui định: “Phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực; tự giác; chủ động; tư duy sáng tạo của
người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học; khả năng thực hành; lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên”.Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh; phù hợp đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều
kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp
tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; kỹ năng sống tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Trong dạy học nóichung và trong dạy học sinh học 9 nói riêng, bài tập có
vai trò định hướng hoạt động tư duy của học sinh, giúp học sinh phát huy tính tích
cực, năng lực chủ động sáng tạo trong học tập. Đặc biệt ở những nội dung kiến
thức có nhiều mối quan hệ thì việc giải bài tập có thể giúp học sinh mở rộng được
kiến thức. Vì vậy kỹ năng giải bài tập có một vai trò rất quan trong trong biện pháp
tổ chức hoạt động học tập cho học sinh hiện nay. Học sinh có kỹ năng giải bài tập
sẽ rất thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động nhận thức và củng cố mở rộng kiến
thức. Thực tế ở một số môn học khoa học tự nhiên như : Toán, Vật lý, Hóa học…

4



việc hình thành kỹ năng giải bài tập là một việc làm thường xuyên và không thể
thiếu được.
Chương II. Nội dung
1. Thực trạng của kinh nghiệm
a) Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Qua nhiều năm dạy học môn sinh học khối 9 ở trường THCS An Thịnh và
đi dự giờ các tiết giảng của giáo viên trường khác môn sinh học 9 phần quy luật di
truyền, tôi thấy một số thực trạng như sau:
- Nhiều giáo viên trong quá trình giảng các tiết lí thuyết chỉ giảng hết nội dung
trong sách giáo khoa, không biết chắt lọc những kiến thức học sinh cần phải nắm
vững giúp cho việc giải bài tập sau này, mà kiến thức của môn sinh học 9 rất khó
và trừu tượng, trình bày trong sách giáo khoa dài dòng, gây khó hiểu cho học sinh.
Nếu như kiến thức sinh học lớp 6,7,8 học sinh chỉ cần đọc sách giáo khoa là có thể
tự nêu được các nội dung chính của bài vì các mục rất rõ ràng, thì sang nội dung
kiến thức môn sinh học 9 phần quy luật di truyền học sinh khó có thể hiểu được
nội dung kiến thức mình cần phải nắm được qua tiết giảng.
- Một số giáo viên không hướng dẫn phương pháp giải bài tập theo các bước,
không giúp học sinh biết cách nhận diện dạng bài toán thuận hay bài toán ngược,
không định hướng cho học sinh biết một số công thức, dẫn đến rất nhiều học sinh
không biết giải bài tập quy luật di truyền, chỉ trông chờ cô giáo trình bày lời giải để
chép.
- Còn một số học sinh lười nghiên cứu bài, trong lớp không chú ý nghe giảng, kiến
thức môn toán còn kém cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giải bài tập quy luật
di truyền.
Qua khảo sát điều tra 134 học sinh lớp 9 làm bài tập quy luật di truyền
trong sách giáo khoa sinh học 9, tôi thu được kết quả như sau:
Số học sinh biết làm tốt

Số học sinh không biết làm


Số học sinh

các bài tập quy luật di

hoặc làm được ít bài tập quy

Tổng số: 134
Số phần trăm

truyền
89
66,4

luật di truyền
45
33,6

b) Mô tả kinh nghiệm đã được áp dụng, những ưu khuyết điểm của kinh
nghiệm khi áp dụng tại cơ quan, đơn vị .
5


Trong các giờ lên lớp khi dạy các bài về quy luật di truyền tôi đã hướng dẫn
cho học sinh có thể nhắc lại ngay các kiến thức trọng tâm cần thiết có liên quan
đến việc giải bài tập, vào thời gian cuối mỗi tiết học trong phần củng cố tôi hướng
dẫn cho học sinh các bước giải tổng quát qua ví dụ cụ thể, sau đó ra bài tập về nhà
để học sinh vận dụng làm thành thạo.
- Ưu điểm của kinh nghiệm:
+ Kinh nghiệm dễ áp dụng cho giáo viên và học sinh

+ Giáo viên cảm thấy tự tin hơn khi giảng bài thấy học sinh có thể trình bày được
kiến thức trọng tâm và làm được nhiều bài tập.
+ Học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả học tập cao hơn.
- Tồn tại:
+ Thời gian để giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức và giáo viên hướng
dẫn các bước giải bài tập còn ít vì kiến thức môn sinh học 9 khó và dài, cho nên
thời gian giao bài tập về nhà cho học sinh vận dụng thành thạo thường thiếu, bản
thân tôi nhiều lần phải phô tô bài tập phát cho học sinh về nhà làm vì không đủ
thời gian cho học sinh chép đề bài về nhà.
c) Quan điểm của bản thân:
Từ thực trạng trên tôi thấy để có thể nâng cao chất lượng dạy và học môn
sinh học nói chung và cách giải các bài tập quy luật di truyền nói riêng, đòi hỏi
mỗi giáo viên cần có những biện pháp cụ thể, để hình thành cho học sinh được kỹ
năng giải bài tập di truyền, góp phần khắc phục những yếu kém trong việc giải bài
tập quy luật di truyền của học sinh hiện nay, gây hứng thú cho học sinh trong tiết
học, mang lại chất lượng dạy và học ngày càng cao.
2. Nội dung của kinh nghiệm
2.1. Giải quyết vấn đề
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học sinh học là phát triển tư
duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, và vì thế việc dạy các bài tập có
một vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chất đó. Để
giải quyết tốt các bài tập sinh học ngoài kiến thức về các quy luật di truyền đã
được học trong chương trình giáo khoa, học sinh cần phải có khả năng phân tích,
tư duy, qua đó xác định các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. Đối với
bài tập quy luật di truyền trong môn sinh học 9 chia thành hai loại bài đó là lai một
6


cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng, tôi xin đưa ra cụ thể về phương pháp giải
từng loại bài tập trên như sau:

2.1.1 Loại bài tập lai một cặp tính trạng
Trước khi hướng dẫn học sinh giải bài tập giáo viên cần yêu cầu học sinh
nhắc lại một số kiến thức cơ bản về lí thuyết có liên quan đến nội dung cần trình
bày trong bài giải, một số nội dung quan trọng đó là:
- Nội dung quy luật phân lí: Khi đem lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về
một cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2
có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng ngoài và bên trong cơ thể sinh vật
- Kiểu gen: Là tổ hợp các gen trong tế bào của cơ thể
- Thể đồng hợp: Chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau, ví dụ: AA; aa
- Thể dị hợp: Chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau, ví dụ Aa
- Lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen
với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả:
+ 100% cá thể mang tính trạng trội suy ra kiểu gen cá thể cần xác định có kiểu gen
đồng hợp trội.
+ 1 trội : 1 lặn suy ra kiểu gen cá thể cần xác định là dị hợp
Tiếp theo người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận diện bài tập quy
luật di truyền thuộc kiểu bài toán thuận hay là dạng bài toán nghịch
a) Với dạng bài toán thuận: Đây là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu
hình của bố mẹ. Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của con lai và lập sơ đồ lai.
* Bài toán thuận thường có ba bước giải:
+ Bước 1:
- Dựa vào đề bài, lập quy ước gen ( Nếu đề bài đã có quy ước gen sẵn thì không
phải tiến hành bước này)
+ Bước 2:
- Từ kiểu hình của bố mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ.
+ Bước 3:
- Lập sơ đồ lai và xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
* Với dạng bài này ngoài việc hướng dẫn cho các em các bước giải tổng quát, giáo
viên nên giới thiệu thêm cho các em biết căn cứ vào kiểu hình hay tỉ lệ của nó ta

nhanh chóng suy ra kiểu gen và kiểu hình của P. Ví dụ nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 3: 1
thì P đều dị hợp, nếu tỉ lệ kiểu hình 1: 1 thì một bên P là thể dị hợp, bên còn lại là
thể đồng hợp lặn.
7


* Bài tập minh họa:
Bài tập 1: Biết ở đậu Hà Lan, gen B quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với
gen b quy định hạt màu xanh. Cho giao phấn giữa cây đậu hạt vàng không thuần
chủng với nhau thì cây lai F1 có kết quả như thế nào?
- Bước 1:
Không cần làm bước này vì bài đã quy ước gen sẵn
- Bước 2: Từ kiểu hình của bố mẹ xác định kiểu gen bố mẹ
Hai cây P có kiểu hình hạt vàng không thuần chủng, đều mang kiểu gen là Bb
- Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
P:
Hạt vàng
x
Hạt vàng
Bb
Bb
GP :
B; b
B;b
F1 :
B
b

B


b

BB
Bb

Bb
bb

Tỉ lệ kiểu gen: 1BB : 2Bb : 1 bb
Tỉ lệ kiểu hình: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
Bài tập 2: Ở một loài thực vật, nếu giao phấn giữa bố mẹ có hoa vàng và hoa trắng
với nhau thì ở đời con tiếp theo đều đồng loạt có hoa vàng. Người ta thực hiện
phép lai giữa các cây có hoa màu vàng với nhau, xác định kết quả có thể xảy ra ở
thế hệ con lai F1.
- Bước 1: Quy ước gen
Theo đề bài nếu giao phấn giữa cây hoa vàng với cây hoa trắng thì đời con đều có
hoa vàng. Suy ra bố mẹ mang cặp tính trạng tương phản, con lai đồng tính. Vậy
theo định luật đồng tính suy ra tính trạng màu hoa vàng trội hoàn toàn so với tính
trạng màu hoa trắng.
Quy ước: Gen A quy định tính trạng hoa vàng
Gen a quy định tính trạng hoa trắng
- Bước 2: Từ kiểu hình bố mẹ xác định kiểu gen của bố mẹ
Bố mẹ đều có hoa vàng kiểu gen AA hoặc Aa, có thể xuất hiện các phép lai sau: P:
AA x AA ; P: AA x Aa ; P: Aa x Aa
- Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở con lai
Trường hợp 1:
8


P:


Hoa vàng
AA
A

GP :
F1 :
Kiểu hình:
Trường hợp 2:
P:
Hoa vàng
AA
GP :
A
F1 :
Kiểu hình:
Trường hợp 3:
P:
Hoa vàng
Aa
GP :
A; a
F1 :
A
a

x

Hoa vàng
AA

A
100% AA
100% hoa vàng
x

Hoa vàng
Aa
A; a
1AA : 1 Aa
100% hoa vàng
x

Hoa vàng
Aa
A; a
A

a

AA
Aa

Aa
aa

Tỉ lệ kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 hoa vàng : 1 hoa xanh
b) Với dạng bài toán nghịch: Đây là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác
định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
Đối với dạng bài toán nghịch có hai trường hợp với hai phương pháp giải khác

nhau, cho nên giáo viên cần phải hướng dẫn kĩ cho học sinh để học sinh tránh
nhầm lẫn.
* Trường hợp 1: Dạng bài toán nghịch và đề bài đã xác định đầy đủ kết quả
về tỉ lệ kiểu hình ở con lai.
Dạng bài này có hai bước giải:
- Bước 1:
Rút gọn tỉ lệ kiểu hình ở con lai. Dựa trên tỉ lệ đã được rút gọn để suy ra kiểu gen
của bố mẹ.
- Bước 2:
Lập sơ đồ lai ( nếu có yêu cầu)
9


Với dạng bài này giáo viên cần lưu ý thêm cho học sinh nếu đề bài chưa cho
biết tính trội, tính lặn thì có thể dựa vào tỉ lệ rút gọn ở con lai trong bước 1 nói trên
để xác định và quy ước gen.
Bài tập minh họa:
Bài tập 3: Cho biết ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể
thường và cánh dài trội so với cánh ngắn. Trong một phép lai giữa cặp bố mẹ đều
có cánh dài, thu được con lai đều mang cánh dài, hãy giải thích để xác định kiểu
gen của bố mẹ và các con lai?
+ Bước 1: Rút gọn tỉ lệ kiểu hình ở con lai. Dựa trên tỉ lệ đã được rút gọn để suy ra
kiểu gen của bố mẹ.
- Theo đề bài, quy ước gen B quy định tính trạng cánh dài, gen b quy định tính
trạng cánh ngắn. Bố mẹ đều có cánh dài, kiểu gen BB hoặc Bb.
- Con lai đều mang cánh dài, suy ra con lai đều mang tính trội ( B-). Do vậy ít nhất
một cơ thể bố hoặc mẹ tạo một loại giao tử mang B, kiểu gen của cơ thể đó là BB
lai với cơ thể còn lại mang kiểu gen BB hoặc Bb.
- Kiểu gen của các con lai được xác định qua một trong hai sơ đồ sau:
P: BB x BB hoặc BB x Bb.

- Bước 2: Lập sơ đồ lai
Sơ đồ 1:
P:
Cánh dài
x
Cánh dài
BB
BB
GP :
B
B
F1 :
100% BB
Kiểu hình:
100% cánh dài
Sơ đồ 2:
P:
Cánh dài
x
Cánh dài
BB
Bb
GP :
B
B; b
F1 :
1 BB : 1 Bb
Kiểu hình:
100% cánh dài.
Bài tập 4: Từ một phép lai giữa hai cây, người ta thu được 92 cây cho quả ngọt và

31 cây cho quả chua. Hãy biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và
lập sơ đồ lai.
+ Bước 1: Rút gọn tỉ lệ kiểu hình ở con lai. Dựa trên tỉ lệ đã được rút gọn để suy ra
kiểu gen của bố mẹ.
10


- Xét tỉ lệ kiểu hình ở con F1
92 quả ngọt / 31 quả chua xấp xỉ 3 quả ngọt / 1 quả chua
Tỉ lệ 3: 1 ở con lai tuân theo định luật phân li của Men đen, suy ra tính trạng quả
ngọt trội hoàn toàn so với tính trạng quả chua.
- Quy ước gen A quy định tính trạng quả ngọt, gen a quy định tính trạng quả chua.
F1 có tỉ lệ 3: 1 suy ra P đều mang kiểu gen dị hợp Aa( quả ngọt)
+ Bước 2: Lập sơ đồ lai
P:
Quả ngọt
x
Quả ngọt
Aa
Aa
GP :
A;a
A; a
F1 :
A
a

A

a


AA
Aa

Aa
aa

Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2 Aa : 1 aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả ngọt : 1 quả chua
* Trường hợp 2: Dạng bài toán nghịch mà đề bài không cho biết đầy đủ các
kiểu hình ở con lai.
Để giải được dạng bài toán này giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào cơ
chế phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Cụ thể
là căn cứ vào kiểu gen, kiểu hình con lai đã được biết để suy ra loại giao tử mà con
đã nhận từ bố và mẹ. Từ đó xác định kiểu gen của bố mẹ. Nếu đề bài yêu cầu thì
lập sơ đồ lai kiểm nghiệm.
Bài tập 5: Giao phấn giữa hai cây, F1 xuất hiện cả hạt trơn và hạt nhăn. Biết hạt
trơn là tính trạng trội hoàn toàn. Xác định bố mẹ và lập sơ đồ lai trong mỗi trường
hợp sau đây:
- Bố và mẹ có cùng kiểu gen
- Bố và mẹ mang kiểu gen khác nhau
Hướng dẫn giải:
- Theo đề bài quy ước gen T quy định tính trạng hạt trơn, gen t quy định tính trạng
hạt nhăn
- Xét F1 có cả hạt nhăn là tính lặn, kiểu gen tt, suy ra 2 cây bố và mẹ đều tạo ra
giao tử t, tức là có kiểu gen Tt hoặc tt.
11


+ Nếu bố mẹ có cùng kiểu gen: thì bố mẹ đều mang kiểu gen Tt, tức là có hạt trơn,

sơ đồ lai như sau:
P:
Hạt tròn
x
Hạt tròn
Tt
Tt
GP:
T; t
T; t

T
t

T

t

TT
Tt

Tt
tt

Kiểu gen:
1TT : 2Tt : 1tt
Kiểu hình:
3 hạt trơn : 1 hạt nhăn
+ Nếu bố mẹ mang kiểu gen khác nhau: thì bố mẹ có một cây mang Tt( hạt trơn)
và một cây còn lại là tt ( hạt nhăn), sơ đồ lai như sau:

P:
Hạt trơn
x
Hạt nhăn
Tt
tt
GP:
T; t
t
F1 :
1Tt : 1tt
Kiểu hình: 50% hạt trơn : 50% hạt nhăn
2.1.2. Loại bài tập lai hai cặp tính trạng
Cũng tương tự như đối với loại bài lai một cặp tính trạng, người giáo viên
cần yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức lí thuyết cơ bản giúp cho việc giải
bài tập, đó là:
- Nội dung định luật phân li độc lập: Khi đem lai hai bố mẹ thuần chủng khác
nhau về hai cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập với nhau, thì F 2 có tỉ lệ
mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng tổ hợp thành nó.
- Biến dị tổ hợp: Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P, có kiểu hình khác P
Với dạng bài này giáo viên nên phân tích cho học sinh, để học sinh biết thêm
một số công thức giúp học sinh giải bài tập nhanh hơn, đồng thời học sinh có thể tự
kiểm tra xem bài của mình đúng hay sai để điều chỉnh, sửa chữa cho chính xác,
một số công thức quan trọng là:
Số loại giao tử

2n

Số loại hợp tử
Số loại kiểu gen


4n
3n
12


Số loại kiểu hình
Tỉ lệ phân li kiểu gen

2n
( 1 + 2 + 1) n

Tỉ lệ phân li kiểu hình

(3 + 1 ) n

Trong đó n là số cặp gen dị hợp. Các công thức tổ hợp cho thấy sự di truyền độc
lập là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng về kiểu gen và phong phú về kiểu
hình làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở những loài sinh sản hữu tính.
Tiếp theo giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận diện bài tập quy luật
di truyền thuộc kiểu bài toán thuận hay là dạng bài toán nghịch, tuy nhiên mức độ
kiến thức của lai hai cặp tính trạng khó và phức tạp hơn, học sinh dễ nhầm lẫn hơn
so với lai một cặp tính trạng, cho nên giáo viên cần hướng dẫn và phân tích kĩ hơn
phương pháp giải qua các ví dụ tổng quát.
a) Với dạng bài toán thuận: Biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của bố mẹ, tìm con
lai.
* Phương pháp giải cũng gồm ba bước:
- Bước 1: Quy ước gen (nếu đề bài chưa có quy ước)
- Bước 2: Xác định kiểu gen của bố mẹ.
- Bước 3: Lập sơ đồ lai

* Bài tập minh họa:
Bài tập 6: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, thân cao trội hoàn toàn
so với thân thấp. Cho cây cà chua thuần chủng có quả đỏ, thân thấp giao phấn với
cây thuần chủng có quả vàng, thân cao thu được F 1. Tiếp tục cho giao phán F 1 với
nhau. Lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con F 1 và F2,
biết các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
Hướng dẫn giải:
- Bước 1: Quy ước gen
Theo đề bài quy ước: Gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng
Gen B quy định thân cao, gen b quy định thân thấp
- Bước 2: Xác định kiểu gen bố mẹ
Ở P có: Cây thuần chủng quả đỏ, thân thấp mang kiểu gen AAbb
Cây thuần chủng quả vàng, thân cao có kiểu gen aaBB
- Bước 3: Lập sơ đồ lai
P:
Quả đỏ, thân thấp
x
Quả vàng, thân cao
AAbb
aaBB
13


GP :
Ab
aB
F1: Kiểu gen:
AaBb
Kiểu hình:
100% quả đỏ, thân cao

F1 x F1:
Quả đỏ, thân cao
x
Quả đỏ, thân cao
AaBb
AaBb
GF1:
AB; Ab; aB; ab
AB; Ab; aB; ab
F2 :
AB
Ab
aB
ab

AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb

Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb

aB
AaBB
AaBb

aaBB
aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

Tỉ lệ kiểu gen: 1 AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1 AAbb : 2 Aabb : 1aaBB:
2aaBb : 1 aabb
Tỉ lệ kiểu hình:
9A–B- :
9 quả đỏ, thân cao
3 A – bb
:
3 quả đỏ , thân thấp
3 aaB:
3 quả vàng, thân cao
1 aabb
:
1 quả vàng, thân thấp
a) Với dạng bài toán nghịch: Biết kết quả kiểu hình ở con lai. Xác định kiểu gen
của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
* Phương pháp giải gồm bốn bước:
- Bước 1: Quy ước gen ( nếu đề bài chưa quy ước gen)
- Bước 2: Phân tích từng cặp tính trạng ở con lai. Có thể rút gọn tỉ lệ rút gọn của
mỗi cặp tính trạng. Căn cứ vào tỉ lệ rút gọn ở con để suy ra phép lai và kiểu gen có
thể có ở bố mẹ.
- Bước 3: Tổ hợp hai cặp tính trạng để suy ra kiểu gen ở hai cặp tính trạng của bố

mẹ.
- Bước 4: Lập sơ đồ lai
* Giáo viên lưu ý cho học sinh trong trường hợp kết quả lai hai cặp tính trạng mà
cho tỉ lệ kiểu hình rút gọn ở con lai bằng hoặc xấp xỉ 9 : 3: 3 : 1 thì có thể dựa vào
định luật phân li độc lập để suy ra kiểu gen của bố mẹ mà không cần phân tích
từng cặp tính trạng.
* Bài tập minh họa:

14


Bài tập 7: Từ một phép lai giữa hai thứ cà chua , người ta thu được kết quả ở con
lai F1 như sau:
37,5 % số cây thân cao, quả đỏ
37,5 % số cây thân cao, quả vàng
12,5 % số cây thân thấp, quả đỏ
12,5 % số cây thân thấp, quả vàng
Biết hai cặp tính trạng chiều cao thân và màu quả di truyền độc lập nhau, thân cao
và quả đỏ là hai tính trạng trội so với thân thấp và quả vàng. Biện luận xác định P
và lập sơ đồ lai.
Hướng dẫn giải:
- Bước 1: Quy ước gen
Gen B quy định tính trạng thân cao, gen b quy định tính trạng thân thấp
Gen T quy định tính trạng quả đỏ, gen t quy định tính trạng quả vàng
- Bước 2: Phân tích từng cặp tính trạng ở con lai
+ Về chiều cao của thân cây:
Thân cao/ Thân thấp = 37,5% + 37,5 %/ 12,5% + 12,5 % = 75%/25% = 3/1
F1 có tỉ lệ của định luật phân li, suy ra 2 cây P đều có kiểu gen dị hợp Bb( thân cao)
P: Bb x Bb
+ Về màu quả:

Quả đỏ/Quả vàng = 37,5% + 12,5%/ 12,5% +12,5% = 50%/50% = 1/1
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích. Suy ra ở P có 1 cây dị hợp Tt( quả đỏ) và 1 cây
mang tính trạng lặn tt( quả vàng)
P: Tt x tt
- Bước 3: Tổ hợp hai cặp tính trạng để suy ra kiểu gen ở hai cặp tính trạng của bố
mẹ.
Tổ hợp hai cặp tính trạng chiều cao thân và màu sắc quả suy ra:
+ Có 1 cây P mang kiểu gen BbTt ( thân cao, quả đỏ)
+ Có 1 cây P còn lại mang kiểu gen Bbtt ( Thân cao, quả vàng)
- Bước 4: Lập sơ đồ lai
P:
Thân cao, quả đỏ
x
Thân cao, quả vàng
BbTt
Bbtt
GP:
BT; Bt; bT; bt
Bt ; bt
F1 :
Bt

BT
BBTt

Bt
BBtt
15

bT

BbTt

bt
Bbtt


bt

BbTt

Bbtt

bbTt

bbtt

Kiểu gen : 1 BBTt : 2 BbTt : 1 BBtt : 2 Bbtt : 1bbTt : 1 bbtt
Kiểu hình: 3 B-T:
3 thân cao, quả đỏ ( = 37,5%)
3B- tt
:
3 thân cao, quả vàng ( = 37,5%)
1bbT:
1 thân thấp, quả đỏ ( = 12,5%)
1bbtt
:
1 thân thấp, quả vàng
2.1.3. Những điểm khác biệt, tính mới của kinh nghiệm so với giải pháp, biện
pháp đang được áp dụng.
Trong thực tế nhiều giáo viên giảng dạy làm đến bài tập nào chữa bài tập

đấy, học sinh chủ yếu ghi cách giải như giáo viên viết trên bảng, nên khi giao một
bài tập khác, học sinh sẽ thấy khó hiểu, không hình dung ra cách làm vì thấy đề bài
khác nhau, muốn làm được cần phải có giáo viên hướng dẫn. Tính mới của kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập quy luật di truyền trong môn sinh học 9 là:
+ Để học sinh nhắc lại được kiến thức lí thuyết cần liên quan đến bài tập trước khi
tiến hành vào làm bài tập, việc làm này đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn cho
việc biết cách trình bày bài tập cho học sinh, giúp học sinh biết cách viết kiểu gen,
sơ đồ lai chính xác.
+ Việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh các bước giải chung sẽ giúp rất nhiều cho
học sinh biết hướng giải quyết bài tập, học sinh chỉ cần áp dụng tốt các bước giải
đó thì khi gặp các bài tập có nội dung khác sau thì học sinh vẫn có thể tự mình làm
được, việc làm được bài tập sẽ giúp cho học sinh không cảm thấy lo lắng sợ sệt mà
cảm thấy hứng thú hơn khi đến các giờ học môn sinh học 9.
Trong hai năm vừa qua nhờ áp dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài
tập quy luật di truyền trong môn sinh học 9, đã giúp tôi có nhiều thành tích trong
giảng dạy, cụ thể:
- Khả năng làm bài tập của học sinh nhanh hơn và học sinh hiểu một cách tổng thể
hơn về quy luật di truyền.
- Kết quả học tập của các em học sinh lớp 9 khi học môn Sinh học do tôi giảng dạy
đã tăng lên rõ rệt, tạo cho học sinh sự say mê học tập bộ môn:
Số học sinh

Số học sinh biết làm tốt các
bài tập quy luật di truyền

Tổng số: 134

124
16


Số học sinh không biết làm
hoặc làm được ít bài tập quy
luật di truyền
10


Số phần trăm

92,5

7,5

- Số lượng học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải môn sinh ngày càng tăng, đặc
biệt năm học 2013 – 2014 vừa qua có 8 em tham dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn
sinh thì có 7 em đạt giải, trong đó có 1 giải nhất, 5 giải ba, 1 giải khuyến khích.
2.2 Khả năng áp dụng của kinh nghiệm:
Kinh nghiệm có tính khả thi, dễ thực hiện, có thể áp dụng tốt cho các đồng
chí giáo viên giảng dạy môn sinh học 9, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn
sinh học ở các trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông
Kinh nghiệm cũng có thể áp dụng dễ dàng cho các em học sinh lớp 9, học
sinh thi học sinh giỏi các cấp ở trường trung học cơ sở hoặc ở trường THPT trong
quá trình học tập môn sinh học.
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của kinh nghiệm
- Phạm vi áp dụng kinh nghiệm: Trong các trường THCS và THPT
- Đối tượng áp dụng kinh nghiệm:
+ Giáo viên giảng dạy môn sinh học 9, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh
học, học sinh trường THCS, THPT.
+ Học sinh lớp 9, học sinh thi học sinh giỏi các cấp ở trường trung học cơ sở hoặc
ở trường THPT.
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng kinh nghiệm

a, Hiệu quả do áp dụng kinh nghiệm
Tôi đã áp dụng kinh nghiệm: hướng dẫn học sinh giải bài tập quy luật di
truyền trong môn sinh học 9, cùng với việc đặt nhiệm vụ và phương hướng cụ thể
cho học sinh ở từng lớp như việc chuẩn bị bài, đồ dùng học tập, chuẩn bị mẫu vật
chu đáo cho những tiết học cần có mẫu vật, nhờ vậy mà hiệu quả thu được cụ thể
như sau:
* Kết quả về mặt nhận thức, tư duy của học sinh:
- Khả năng làm bài tập của học sinh nhanh hơn và học sinh hiểu một cách tổng thể
hơn về quy luật di truyền. Các em ngày càng biết tư duy, phân tích để có thể nhận
biết được kiến thức, phương pháp giải ở mức độ khó hơn.
- Khả năng phối hợp làm việc hiệu quả trong giờ học, nhất là trong những giờ thảo
luận nhóm của học sinh ngày càng tăng, tất cả các thành viên trong nhóm đều hoạt
động một cách tích cực, qua đó các em rèn luyện thêm kĩ năng giao tiếp, các em
mạnh dạn và tự tin, hứng thú hơn đối với tiết học.
17


* Kết quả về mặt điểm số của học sinh
+ Trước khi áp dụng kinh nghiệm:
Lớp

Tổng số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


9A

34 =
100%
34 =
100%
33 =
100%
33 =
100%

3=
8,8%
5=
14,9%
7=
21,3%
3=
9%

8=
23,5%
7=
20,5%
11 =
33,3%
7=
21,3%


14 =
41,2%
15 =
44,1%
14 =
42,4%
15 =
45,5%

9=
26,5%
7=
20,5%
1=
3,0%
8=
24,2%

Khá

Trung bình

Yếu

9B
9C
9D

+ Sau khi áp dụng kinh nghiệm:
Lớp


Tổng số

Giỏi

9A

34 =
8=
14 =
11 =
1=
100%
23,5%
41,2%
32,4%
2,9%
9B
34 =
10 =
14 =
10 =
0
100%
29,4%
41,2%
29,4%
9C
33 =
13 =

16 =
4=
0
100%
39,4%
48,5%
12,1%
9D
33 =
7=
12 =
13 =
1=
100%
21,2%
36,4%
39,4%
3,0%
* Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi:
Số lượng học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải môn sinh ngày càng
tăng, đặc biệt năm học 2013 – 2014 vừa qua có 8 em tham dự thi học sinh giỏi cấp
tỉnh môn sinh thì có 7 em đạt giải, trong đó có 1 giải nhất, 5 giải ba, 1 giải khuyến
khích.
Quá trình thực nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi đã thu được kết quả rất
khả quan mặc dù mới chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp ở trường THCS An Thịnh. Vì
vậy tôi nhận thấy kinh nghiệm này của tôi cũng có tính khả thi cao nếu được triển
khai áp dụng trong những năm tiếp theo. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của
tôi trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập quy luật di truyền trong môn sinh
học 9, do thời gian nghiên cứu và trình độ nhận biết còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của


18


các bạn đồng nghiệp, để tôi có thể đạt được những thành công hơn nữa trong công
tác giảng dạy của mình.
b, Lợi ích thu được khi áp dụng kinh nghiệm
- Giáo viên giảng dạy môn sinh học 9, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh
ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông biết cách hướng dẫn học sinh
giải bài tập quy luật di truyền trong môn sinh học 9.
- Học sinh biết phương pháp giải các bài tập quy luật di truyền, từ đó học sinh sẽ
hứng thú vào các hoạt động học tập do giáo viên yêu cầu, học sinh sẽ không còn
cảm thấy mệt mỏi, chán nản sợ sệt khi cô giáo yêu cầu giải các bài tập.

Chương III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học sinh học là phát triển tư
duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, và vì thế việc vận dụng để giải
các bài toán trong sinh học có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành trong học
sinh những phẩm chất đó. Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kinh nghiệm hướng
dẫn học sinh giải bài tập quy luật di truyền trong môn sinh học 9 mà tôi đưa ra đã
19


đạt hiệu quả rất tốt. Bản thân tôi là người giáo viên cũng cảm thấy tự tin hơn vì đã
truyền đạt được nội dung rất khó và trừu tượng mà học sinh vẫn hiểu bài, còn đối
với học sinh, các em cảm thấy hứng thú hơn, mạnh dạn hơn, không còn thấy sợ khi
đến những tiết có bài tập sinh 9 như trước nữa.
Tuy nhiên việc vận dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập
quy luật di truyền đạt được hiệu quả hay không còn tuỳ thuộc vào năng lực sư

phạm và khả năng vận dụng sáng tạo của người giáo viên. Từ thực tế giảng
dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài
tập quy luật di truyền trong môn sinh học 9, bản thân tôi thấy: Để tạo hứng thú đối
với học sinh khi học những bài về quy luật di truyền ở môn sinh học 9 thì trước hết
phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, bằng các hình ảnh,
sơ đồ minh họa phép lai, sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết sơ đồ, lưu
ý đến tỉ lệ..., phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích
cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều biện pháp sinh động,
hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học, tạo cho các em học sinh
sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học.
Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải
không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững
vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
2. Kiến nghị
Qua kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập quy luật di truyền trong
môn sinh học 9, tôi mong muốn:
- Đối với các cấp, các ngành:
+ Bổ sung thêm cơ sở vật chất dùng cho môn sinh học phần giải bài tập quy luật di
truyền như: tranh ảnh minh họa sơ đồ lai, máy tính...
+ Bổ sung thêm kinh phí cho giáo viên mua mẫu vật dùng cho các phép lai đã được
sử dụng trong phép lai đã giới thiệu trong sách giáo khoa.
- Đối với ban giám hiệu:
+ Bổ sung thêm tiết tự chọn môn sinh học 9 trong học kì I, để giáo viên có nhiều
thời gian hơn cho việc hướng dẫn các em giải bài tập sinh học.
- Đối với giáo viên:
+ Cần phải hệ thống hoá kiến thức trọng tâm của chương trình một cách logic và
khái quát nhất trong quá trình giảng dạy.
+ Nắm vững các phương pháp suy luận cũng như phương pháp giải bài tập, xây
dựng được hệ thống phương pháp đơn giản, đa dạng, hiệu quả.
20



+Tận dụng mọi thời gian để có thể hướng dẫn giải được lượng bài tập nhiều nhất.
+ Phô tô cho các em một số bài tập quy luật di truyền phát vào cuối tiết học vì
chương trình sinh học lớp 9 rất dài, thường không có đủ thời gian cho học sinh
chép đề bài.
+ Chủ động hơn khi hướng dẫn học sinh giải bài tập quy luật di truyền, qua đó sẽ
giúp đỡ các em rất nhiều trong việc trang bị cho mình một số phương pháp giải
nhanh các bài tập, từ đó các em không những phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo trong học tập bộ môn cũng như chuẩn bị tốt cho các kì thi học sinh giỏi, kì
thi tốt nghiệp cấp trung học phổ thông sau này.
- Đối với học sinh:
+ Phải tích cực rèn luyện kĩ năng, hệ thống hoá kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương.
+ Hăng hái phát biểu xây dựng bài
+ Rèn luyện bản thân viết sơ đồ lai thành thạo
+Tích cực rèn luyện cho bản thân khả năng tự học, tự đánh giá, tích cực làm các
bài tập vận dụng ở trên lớp cũng như ở nhà.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc hướng dẫn học sinh giải
bài tập quy luật di truyền trong môn sinh học 9. Tôi đã áp dụng và bước đầu đã đạt
được hiệu quả khá khả quan. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
đồng nghiệp, hội đồng khoa học các cấp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện
và áp dụng có hiệu quả hơn trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

..............., ngày 15 tháng 9 năm 2016
Người viết

21



Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học ở trường THCS của
nhà xuất bản giáo dục và đào tạo.
2. Tuyển tập 108 bài tập quy luật di truyền chọn lọc của tác giả Nguyễn Văn Sang
– Nguyễn Thị Vân.
3. Ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 của tác giả Lê Đình Trung
4. Đổi mới phương pháp dạy học trong môn sinh học của tác giả Nguyễn Quang
Vinh
5. Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập môn sinh học của tác giả Hoàng Thị
Sản

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.

MỤC LỤC
Phần một. Thông tin tác giả viết kinh nghiệm..................................................1
Phần hai. Nội dung kinh nghiệm
Chương I. Những vấn đề chung
1. Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị...................................................2
22


2. Lý do chọn kinh nghiệm....................................................................................3
3. Mục đích của kinh nghiệm.................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu viết kinh nghiệm.......................................................4

5. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến kinh nghiệm.......................4- 5
Chương II. Nội dung
1. Thực trạng của kinh nghiệm...........................................................................5-6
2. Nội dung kinh nghiệm
2.1. Giải quyết vấn đề.....................................................................................6 - 17
2.2. Khả năng áp dụng của kinh nghiệm..............................................................17
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của kinh nghiệm..............................................17
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng kinh nghiệm...............................17- 19
Chương III. Kết luận và kiến nghị..............................................................20-21
Tài liệu tham khảo.................................................................... ...........................22

23



×