Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TIỂU LUẬN đấu TRANH PHÒNG, CHỐNG các THẾ lực THÙ ĐỊCH lợi DỤNG vấn đế tôn GIÁO để CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.12 KB, 27 trang )

Tụn giỏo l mt hỡnh thỏi ý thc xó hi ra i t tha xa xa trong lch
s nhõn loi v cũn tn ti lõu di. Trong xó hi cú giai cp v u tranh giai
cp, cỏc th lc thng tr phn ng luụn s dng tụn giỏo nhm thit lp, duy
trỡ v thc hin quyn thng tr ca chỳng i vi nhõn dõn lao ng.
Tôn giáo là một trong những vấn đề rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội ở từng quốc gia, dân tộc cũng nh trên phạm vi
toàn thế giới. ở nớc ta, tôn giáo đang và sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong
quá trình xây dựng ch ngha xó hi. Giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm tăng cờng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nớc là
vấn đề có ý nghĩa chiến lợc của cách mạng Việt Nam.
Chớnh sỏch nht quỏn ca Nh nc Vit Nam l tụn trng v bo m
cỏc quyn t do tớn ngng, tụn giỏo v t do khụng tớn ngng, tụn giỏo ca
cụng dõn. Cỏc quyn ny ó c nờu rừ trong Hin phỏp v cỏc vn bn
phỏp lut khỏc ca nh nc Vit Nam, trong ú cú Phỏp lnh tớn ngng, tụn
giỏo. Trờn thc t, cỏc tụn giỏo Vit Nam c Nh nc quan tõm v to
iu kin phỏt trin. Mi sinh hot tụn giỏo ca tớn , chc sc thuc cỏc
h phỏi u din ra bỡnh thng. ễng Crớt Xõy-l (Chris Seiple), Ch tch
Vin Liờn kt ton cu (IGE) ca Hoa K ó khng nh: thi im hin
nay, khụng th núi rng vn tụn giỏo l mt khớa cnh nhy cm trong
quan h Vit Nam - Hoa K
Tuy nhiờn, cỏc th lc thự ch vn li dng vn tụn giỏo chng
phỏ Vit Nam. Mt s nc vn cũn cú cỏc nhúm ngi cụng khai, li dng
vn tụn giỏo, can thip thụ bo n cụng vic ni b ca Vit Nam. Li
dng chớnh sỏch i mi, m ca ca ng v Nh nc Vit Nam, hng nm
cú hng chc phỏi on vo tỡm hiu tỡnh hỡnh t do tụn giỏo ti Vit Nam,


2
trong đó vẫn có những nhân vật lợi dụng hoạt động này để nắm bắt tình hình,
hỗ trợ, chỉ đạo các hoạt động chống phá Việt Nam. Trong cái gọi là “Báo cáo
tự do tôn giáo quốc tế” hằng năm, họ thường xuyên tạc tình hình tự do tôn


giáo tại Việt Nam, trong đó có những thông tin cố tình làm sai lệch và phản
ánh không đúng tình hình như ở Tây Nguyên mấy năm trước và một số địa
phương trong những tháng đầu năm nay.
NỘI DUNG
1. Cơ sở của việc sử dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của
các thế lực thù địch
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta phải
thực hiện và giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Mỗi vấn đề có vị trí, vai trò riêng nằm trong tính chỉnh thể thống
nhất của một chế độ. Cùng với các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền thì
vấn đề tôn giáo - một vấn đề nhạy cảm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng để chống phá cách mạng
Việt Nam. Ðiều đó có thể cắt nghĩa bằng những lý do sau đây:
Một là, do sự khác nhau về quan điểm triết học (duy vật - duy tâm)
giữa những người theo chủ nghĩa Mác và người theo tôn giáo. Ðây là tiền đề
của sự khác nhau về thế giới quan, sự khó thống nhất trong cách nhìn nhận
đánh giá một sự việc, một vấn đề và do đó dễ phát sinh mâu thuẫn. Về bản
chất đây là mâu thuẫn nội bộ. Song khi bị địch kích động đúng lúc đúng chỗ,
thì mâu thuẫn này có thể phát triển, chuyển hóa thành mâu thuẫn đối kháng.
Hai là, trên thế giới số người theo tôn giáo chiếm 80% tổng dân số, ở
Việt Nam có khoảng 30% dân số theo các tôn giáo. Rõ ràng đây là một lực
lượng quần chúng đáng kể. Tập hợp những người cùng tín ngưỡng tôn giáo
lại có tính liên kết khá chặt chẽ; họ bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật và chịu


3
sự điều khiển của bộ máy tổ chức giáo hội, vì thế nó có thể trở thành một "lực
lượng xã hội" không thể xem thường. (Lực lượng này có khả năng hỗ trợ hoặc
ngăn cản chính quyền của một giai cấp). Do vậy đế quốc và bọn phản động
rất coi trọng việc sử dụng tôn giáo nhằm chống lại các phong trào cách mạng.

Ba là, do xu hướng muốn gắn "thần quyền" với "thế quyền" của các
giáo hội. Hầu hết các tôn giáo đều có xu hướng thế tục hóa, tham vọng gắn
"thần quyền" với "thế quyền", gắn "giáo quyền với chính trị". Xu hướng lợi
dụng lẫn nhau giữa các giáo hội và các thế lực chính trị, kinh tế là là xu
hướng hiện thực, thời nào cũng có. Nói cách khác, việc các thế lực thù địch
thường chọn tôn giáo làm đối tượng lợi dụng còn xuất phát từ "nhu cầu" của
một số người đứng đầu trong các tôn giáo.
Bốn là, Niềm tin tôn giáo có đặc trưng là "không cần sự kiểm chứng",
nên người theo tôn giáo có thể rơi vào trạng thái cuồng tín, cực đoan trong
suy nghĩ và hành động, nhất là khi họ đã nằm trong vòng tay điều khiển của
các thế lực chính trị phản động.
Những tín đồ cuồng tín sẵn sàng "tử vì đạo", thậm chí có người còn đi
đến chỗ phủ nhận cả quốc gia, dân tộc là những phạm trù đang được mọi
người tôn trọng, giữ gìn.
Năm là, ngày nay phần lớn các tôn giáo đều có quan hệ quốc tế. Ðây là
một điều kiện thuận lợi cho các thế lực chính trị phản động ở nước ngoài thực
hiện ý đồ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước sở tại, thông qua con
đường lợi dụng các giáo hội trong nước.
Sáu là, Vấn đề tôn giáo nhìn chung là vấn đề "tế nhị và phức tạp", nó tế
nhị và phức tạp ở chỗ: Vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng là vấn đề thuộc lĩnh vực
nhân quyền và dân quyền, mặt khác kẻ lợi dụng tôn giáo ngày nay lại có
nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn trước. Vì thế, kinh nghiệm cho thấy giải
quyết vấn đề tôn giáo không đơn giản, rất dễ mắc sai lầm: hoặc tả khuynh,


4
hoặc hữu khuynh (mà ở đây "bệnh tả khuynh" cũng nguy hại không kém
"bệnh hữu khuynh").
Bảy là, khi vấn đề tôn giáo được gắn với những vấn đề khác (chẳng
hạn: với vấn đề dân tộc), thì tính phức tạp của vấn đề được nhân lên gấp bội.

Ngày nay, bên cạnh việc lợi dụng tôn giáo, bọn đế quốc thường gắn
vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc và xem đó như "hai gọng kìm" để "bẻ gẫy
xương sống" của Cộng sản.
Từ những lý do nêu trên đủ cho ta thấy: Con bài lợi dụng tôn giáo để
chống phá cách mạng từ bên trong, là một con bài rất lợi hại của các thế lực
thù địch.
2. Khái quát tình hình và các phương thức lợi dụng tôn giáo của các thế
lực thù địch trong lịch sử
2.1. Lịch sử lợi dụng tôn giáo trên thế giới.
* Một số sự kiện tiêu biểu:
Việc lợi dụng tôn giáo của các triều đại phong kiến châu Âu để xâm
chiếm lãnh thổ của nhau đã xuất hiện rất sớm, nhưng nó được thực hiện một
cách triệt để nhất vào thời kỳ cận-hiện đại. Từ thế kỷ XV-XVII, để phục vụ
cho công cuộc mở mang thuộc địa đến các vùng đất xa xôi, Tây Ban Nha, Bồ
Ðào Nha và Pháp đã biết dựa vào thế lực của giáo hội Công giáo (Tòa Thánh
Va Ti Căng). Với danh nghĩa của những người đi "mở mang nước Chúa",
"cứu chuộc những đứa con tội lỗi ở trần thế", "khai hóa văn minh", giáo hội
Công giáo đã đóng vai trò như một lực lượng mở đường cho công cuộc chinh
phục thuộc địa của thực dân. Mặt khác, thông qua đó giáo hội cũng đạt được
một số mục đích như: đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, mở rộng địa bàn ảnh
hưởng, thu nạp thêm nhiều tín đồ, củng cố và nâng cao vị thế của giáo hội
Công giáo trên thế giới.


5
Giữa thế kỷ XIX, trên thế giới xuất hiện hệ tư tưởng mới là chủ nghĩa
Cộng Sản, càng ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đe dọa
trực tiếp lợi ích của giai cấp tư sản, phong kiến.
Ðể chống lại xu thế lịch sử đó, bọn đế quốc mà đứng đầu là đế quốc
Mỹ liên kết với các thế lực phản động áp dụng nhiều thủ đoạn chống phá cách

mạng một cách điên cuồng, trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự,
ngoại giao... Ðặc biệt, chúng tiếp tục đẩy mạnh việc lợi dụng các tôn giáo
(nhất là giáo hội Công giáo) vào mục đích chính trị: Xóa bỏ nhà nước XHCN,
xóa bỏ học thuyết Mác-Lênin.
Năm 1891, Giáo Hoàng Lê-On XIII đã công bố thông điệp "tâm sự"
với nội dung chống chủ nghĩa Cộng sản... Thông điệp Bách Chu Niên (1991)
kêu gọi thay thế học thuyết Mác-Lênin bằng học thuyết xã hội Công Giáo mà
nền tảng là "phúc âm hóa" toàn thế giới.
Từ năm 1945, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được thiết lập trên
khắp các châu lục. Ðể chống lại xu hướng lịch sử đó, đế quốc và các nước
phản động khác (đứng đầu là đế quốc Mỹ), tìm mọi cách kéo giáo hội các tôn
giáo vào cuộc chiến tranh "diễn biến hòa bình", nhằm xóa bỏ chế độ xã hội
chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản ở các nước này.
Bằng cách lập ra những trung tâm thông tin, đêm ngày phát sóng tuyên
truyền phát triển đạo, nói xấu Ðảng Cộng sản, kích động chiến tranh tôn giáo,
chiến tranh sắc tộc, kêu gọi tín đồ đấu tranh đòi tự do tôn giáo, đòi tách giáo
hội khỏi sự kiểm soát của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, gây mất ổn định chính
trị xã hội nhằm tạo thời cơ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đó.
* Những phương thức chủ yếu của bọn đế quốc trong việc lợi dụng tôn
giáo nhằm chống phá cách mạng.
Thứ nhất, chúng tìm mọi cách để đưa giáo hội vào các cuộc chiến chính trị.


6
Một mặt chúng thúc giục các giáo hội ủng hộ các đảng phái đồi lập
hoạt động chống Ðảng Cộng Sản. Mặt khác thông qua hoạt động của các đảng
phái đối lập để lôi kéo, tập hợp, kích động các chức sắc, giáo sĩ, tín đồ chống
lại nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, xúi giục các giáo hội đòi lập khu tôn giáo tự trị.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, bọn đế quốc chú trọng đến việc

xây dựng các khu tôn giáo tự trị ngay trên lãnh thổ các nước xã hội chủ nghĩa.
Chẳng hạn ở Trung quốc, đã một thời xuất hiện khu tự trị Phật Giáo Tây Tạng.
Mục đích của việc hình thành các khu tự trị tôn giáo này là:
- Tăng thêm tính độc lập của giáo hội đối với nhà nước.
- Tạo thế và lực cho giáo hội hoạt động chống nhà nước.
- Tạo cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động can thiệp trực tiếp khi
giáo hội yêu cầu.
Thứ ba, khơi dậy, khoét sâu những mâu thuẫn, những vấn đề tôn giáo
và dân tộc; kích động các cuộc chiến tranh mang màu sắc tôn giáo, sắc tộc,
làm suy yếu tiến tới làm sụp đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2.2. Lịch sử các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá
cách mạng ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, nên việc lợi dụng tôn giáo
để thực hiện mưu đồ chính trị được đế quốc và bọn phản động đặc biệt quan
tâm. Do điều kiện lịch sử, mỗi tôn giáo bị lợi dụng ở mức độ khác nhau, trong
đó giáo hội Công giáo (đạo Thiên Chúa) bị các thế lực thực dân cũ và mới lợi
dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau, phương thức lợi dụng
tôn giáo của kẻ thù cũng có sự khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu chính trị
phản động của chúng trong giai đoạn đó.
* Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến trước năm 1945.


7
Ðạo Thiên Chúa truyền vào nước ta từ thế kỷ thứ XVI trong bối cảnh
lịch sử nội chiến Nam-Bắc triều phân tranh Trịnh Nguyễn. Lúc đầu các giáo
sĩ Hà Lan và Bồ Ðào Nha đã lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong
kiến Việt Nam lúc đó để đạt mục đích truyền giáo cụ thể: người Hà Lan thì
bán vũ khí cho chúa Nguyễn ở đằng trong, người Bồ thì bán vũ khí cho chúa
Trịnh ở đằng ngoài để đánh nhau. Như vậy ngay từ đầu truyền giáo của các
giáo sĩ đã gắn với chính trị; can thiệp vào nội tình chính trị của nước ta, phục

vụ cho lợi ích thương mại của các quốc gia họ.
Ðộng cơ phục vụ lợi ích "chính quốc" được thể hiện rõ nét hơn thông
qua hoạt động của các giáo sĩ người Pháp trong tổ chức truyền giáo gọi là
"Hội thừa sai Pa ri", bắt đầu từ năm 1664.
Ngay từ khi mới ra đời, hội thừa sai Pa ri đã được chính phủ Pháp sử dụng
vào việc bành trướng thế lực thực dân của mình ở Viễn Ðông, đặc biệt là Việt
Nam. Mục đích lợi dụng truyền giáo để phục vụ công cuộc thực dân được nhấn
mạnh trong bản điều trần của Hội gửi quốc hội Pháp năm 1790 như sau:
"Hội TSPR là tổ chức duy nhất của các thầy tu người Pháp... có sứ
mạng đem ánh sáng của đức tin và ảnh hưởng của nước Pháp tới các nước
phương Ðông... Các giáo sĩ của Hội không quên lợi ích của nước mình, họ sẽ
và mãi mãi có nhiệm vụ thông báo cho nhà nước mọi phát kiến và những tin
tức cần thiết mà họ đã thu được...Họ tạo điều kiện cho việc buôn bán của
nước Pháp ở phương Ðông và chính họ đã tổ chức ra Công Ty Ðông ấn... ".
Mục đích tôn chỉ đó đã được các giáo sĩ thừa sai quán triệt trong suốt
quá trình truyền giáo ở Việt Nam. Tiêu biểu nhất (ở thời kỳ 1664-1802) là các
giám mục Parancois - Pan Luy, Lam-be-de-lamốt, P. Poivre, và đặc biệt là
giám mục Adran - Bá Ða Lộc.
Tuy nhiên, hoạt động của hai vị giám mục nói trên mới chỉ dừng lại ở
mức độ cung cấp tin tức tình báo về đất nước chúng ta, hoặc khuyến khích


8
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sự kiện có tính chất điển hình hơn cả là
hoạt động của Bá Ða Lộc (người được giới thực dân đánh giá như "một bậc
tiên khởi" của quá trình xâm lược Việt Nam, kẻ trực tiếp làm môi giới cho
Nguyễn ánh ký với Pháp Hiệp Ước Véc Xây (1787) với thỏa thuận:
Pháp giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn để giành lại Vương triều,
Nguyễn Ánh cắt cho Pháp Côn đảo và Hội an (Quảng Nnam, Ðà nẵng). Với
sự giúp đỡ của Bá Ða Lộc, Nguyễn Ánh đã đánh bại Tây sơn, lên ngôi năm

1802, và từ đó Việt Nam chính thức nằm trong sự ảnh hưởng của Pháp.
Bước sang thế kỷ XIX, hoạt động cấu kết giữa các giáo sĩ với thực dân
Pháp nhằm đạt mục đích truyền giáo và xâm lược cũng đậm nét. Có thể nói
hoạt động của các giáo sĩ thế kỷ XIX là một bộ phận hợp thành trong công
cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa thực dân và truyền
giáo trong thời kỳ này được phản ánh qua một số hoạt động và sự kiện chủ
yếu sau đây:
- Các giáo sĩ tích cực thu thập tin tức tình báo phục vụ cho việc can
thiệp bằng quân sự của Pháp vào Việt Nam.
Giám mục Pơ Lô Ranh và linh mục Húc cai quản địa phận Huế không
những tích cực vận động triều đình Napôlêôn III xúc tiến việc xâm lược bằng
quân với nước ta, mà còn trực tiếp dẫn đường cho tàu chiến Pháp trong quá
trình do thám và tiến công nước ta.
- Lợi dụng khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc ta, cụ thể là: Mâu
thuẫn nhân dân ta với các vua triều Nguyễn (do chính sách bóc lột nặng nề
của nhà Nguyễn đưa lại); mâu thuẫn giữa quần chúng giáo dân theo đạo Thiên
Chúa với người không theo tôn giáo, hoặc tín đồ của tôn giáo khác.
Ðặc biệt là mâu thuẫn giữa quần chúng giáo dân với nhà Nguyễn, do
những sai lầm có tính chất phương pháp trong việc cấm đạo, sát đạo của các
triều đại phong kiến thời Nguyễn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, tạo cơ


9
hội cho các giáo sĩ tập hợp giáo dân chống lại triều đình, làm hậu thuẫn cho
công cuộc xâm lăng của Pháp.
Ðiển hình trong lĩnh vực này là vụ giáo sĩ MaRchand (tức cố Dụ) tập hợp
giáo dân vùng Gia Ðịnh giúp Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mệnh, vụ hai
giáo sĩ Lêpêbve và Ducloc kích động dân Công giáo nổi loạn thời vua Thiệu Trị;
vụ hai Giám Mục Sampedro, Hermosilla (tức cố Xuyên và cố Liêm) tổ chức
giáo dân ở một số địa phận Nam định, Hải dương, Hưng yên, với mục đích rước

Lê Duy Minh từ Ma Cao (Trung quốc) về nước để lật đổ triều Nguyễn.
Sự cộng tác của giáo hội với thực dân Pháp ở Việt Nam trong thế kỷ
XIX còn thể hiện ở chỗ: Giáo hội là chỗ dựa cho chính sách ngu dân về văn
hóa của bọn thực dân. Về thực chất đây là một bộ phận của chính sách cai trị
thuộc địa theo lối đồng hóa nền văn hóa dân tộc. Mục tiêu của sự đồng hóa
này là "Thiên Chúa giáo hóa" Việt Nam để đạt mục đích xâm lược và cai trị
dân. Bằng cách sử dụng giáo sĩ vào công việc quản lý nhà nước, loại trừ ảnh
hưởng của Nho giáo (hệ tư tưởng chính thống trong nền văn hóa Việt Nam
dưới thời phong kiến). Nhiều giám mục đã đề nghị thực dân đàn áp đội ngũ sĩ
phu "Văn Thân" của Việt nam, vì theo họ: "Bọn Văn Thân rất có ảnh hưởng,
họ công tiến lớn và một khi được làm quan là thiên hạ kính trọng họ, vì vậy
nhất thiết phải thanh toán bọn họ đi..., bởi vì họ quá yêu nước không thể nào
chấp thuận sự cai trị của chúng ta. Hơn nữa, chẳng bao giờ một người Văn
Thân chịu theo đạo Ki-Tô!" (theo lời kể của toàn quyền Lan Ít xăng).
Ðối với quần chúng, các giám mục Pháp chủ trương tôn giáo hóa bằng
nhiều biện pháp khác nhau: Làm cho họ thấy rõ lợi ích của việc theo đạo;
hoặc bằng cách nào đó để họ thấy được vấn đề là nếu đã theo đạo mà bỏ đạo
thì không an toàn về cuộc sống; kể cả dụ dỗ và cưỡng bức theo đạo.
Ðối với giáo dân, giáo hội cấm không cho họ tiếp xúc với xã hội người
lương, các tài liệu sách báo có tư tưởng yêu nước, cách mạng. Việc làm này


10
phục vụ cho chính sách chia rẽ lương - giáo, biến các làng giáo dân, khu vực
giáo dân thành những cứ địa riêng để cha cố dễ bề quản lý hoặc huy động vào
các mục đích thực dân khi cần thiết.
* Giai đoạn 1945-1954.
Ngày 02.9.1945, Nước Việt Nam dân chủ cộng hào được thành lập, sự
kiện đó đã mở ra giáo hội Việt Nam một cơ hội: Từ bỏ con đường cũ, con
đường hoàn toàn phụ thuộc vào thực dân, phục vụ cho những mục đích xâm

lược và cai trị của chúng, để vươn lên tự khẳng định mình, hòa nhập vào
trong lòng dân tộc. Ða số giáo dân và giáo sĩ người Việt yêu nước đã hân
hoan đón chào độc lập, hăng hài góp phần nhỏ bé của mình của mình vào sự
nghiệp chung của đất nước.
Song, phần lớn các giáo sĩ ngoại quốc vẫn giữ thái độ im lặng, chờ thời,
hoặc hoạt động chống phá ngầm. Và đúng như bản chất phản cách mạng của
chúng, khi Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam, bọn phản động trong giáo hội
lại tiếp tục phản bội dân tộc Việt Nam. Tính chất chính trị phản động của giáo
hội ở thời kỳ này biểu hiện chỗ: Lợi dụng các sắc chỉ chống cộng sản của tòa
thánh để chống lại chính phủ ta (Vì chính phủ là cộng sản) sử dụng những
khẩu hiệu như: "Nguy cơ đỏ", "Hãy tiêu diệt cộng sản để làm vinh danh
Chúa"... Nhằm mục đích chia rẽ đối lập giữa đồng bào Công giáo với Chính
phủ với đồng bào không theo tôn giáo.
Có thể khái quát thủ đoạn lợi dụng giáo hội Công giáo của thực dân
Pháp vào mục đích chống lại cuộc kháng chiến của dân tộc ta như sau:
- Gán cho Cộng sản tất cả những gì xấu xa nhất.
- Tuyên truyền về "Cộng sản đàn áp giáo hội", thúc ép giáo dân di cư
vào nam (năm 1954).
- Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo hội còn tiến hành thành lập
các tổ chức, Ðảng phái hoạt động để "đoàn ngũ hóa" giáo dân, biến giáo dân


11
thành tai mắt và thành lũy để chống lại kháng chiến, như: "Ðạo Binh đức mẹ",
Ðạo Binh Xanh". Hiệp hội hiến sỹ đức mẹ bảo vệ nhà thờ...".
- Phạt vạ những giáo sĩ và giáo dân tham gia ủng hộ giúp đỡ kháng chiến.
- Nguy hiểm nhất là chúng tiến hành vũ trang cho dân công giáo. Thực tế
cho thấy vào năm 1950, hầu hết các xứ đạo đều được vũ trang (Tề, Ngụy). Lính
công giáo được thôi thúc bởi tín điều chống cộng sản nên hành động rất điên cuồng.
Với những thủ đoạn nói trên, thực dân Pháp và bọn phản động trong

giáo hội lại một lần nữa đẩy quần chúng giáo dân vào hoàn cảnh khó xử...
muốn giữ đạo thì phải từ bỏ kháng chiến, từ bỏ dân tộc... nên thực tế chúng đã
thực hiện được một phần mục đích chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc là một
yếu tố đóng vai trò to lớn với sự thành công của cách mạng.
* Giai đoạn 1954-1975.
Trong những năm 1954-1955 các thế lực phản động đã kêu gọi người
Công giáo di cư vào miền nam nhằm thực hiện ý đồ xây dựng một chính
quyền mà trong đó người Công giáo chiếm đa số để đối đầu với Cộng sản.
Thời kỳ này đế quốc Mỹ đã thi hành chính sách thực dân kiều mới ở
Miền Nam Việt Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Ðình Diệm mà nòng
cốt là những người Công giáo: 50% lính trong quân đội Ngụy là người Công
giáo, 40% tướng tá Ngụy là Công giáo. Mỹ ngụy đồng loạt dựng lên các tổ
chức Công giáo phản động: "Liên đoàn sĩ quan Công giáo khu thủ đô sài gòn",
"Thanh niên công giáo tiến hành", “Thanh niên thôn quê Công giáo", "Thanh
niên cộng hòa" do chính các linh mục và giám mục chỉ huy hoặc làm cố vấn,
các tổ chức trên được sử dụng nhiều trong chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng".
- Mỹ-Ngụy đã sử dụng thủ đoạn kích động tư tưởng kỳ thị tôn giáo
giữa đạo Công giáo với đạo Phật: đưa đạo Công giáo lên hàng quốc đạo,
thẳng tay đàn áp những giáo tín đồ có tư tưởng tiến bộ.


12
- Thấy việc lợi dụng đạo Công giáo chống phá cách mạng vẫn chưa đủ,
Mỹ-Ngụy ra sức lợi dụng đạo Hòa Hảo và đạo Cao đài, đồng thời Mỹ còn hậu
thuẫn cho việc phát triển đạo Tin Lành ở miền Nam, xây dựng và gắn kết lực
lượng phản động Fulro ở vùng Tây nguyên với đạo Tin lành.
- Từ năm 1974 trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, nguy cơ
sụp đổ của chính quyền Ngụy ngày càng trầm trọng, Mỹ đã chuyển hướng lợi
dụng tôn giáo theo một chiều hướng mới để phục vụ cho mục đích chống phá
cách mạng thời kỳ hậu chiến tranh cụ thể là:

+ Ðối với đạo Công giáo: không trực tiếp chống cộng sản bằng vũ lực
mà chống phá mạnh mẽ trong lĩnh vực chính trị tư tưởng. Ngăn chặn các chức
sắc tiếp xúc với những luồng tư tưởng tiến bộ, cô lập các chức sắc có tư tưởng
tiến bộ, kích động các tín đồ xuống đường biểu tình phản đối các chính sách
của chính quyền cách mạng.
+ Ðối với đạo Tin Lành: Tiếp tục củng cố các tổ chức ở vùng dân tộc ít
người, gắn kết tin lành với phản động FULRO xây dựng thêm nhiều cơ sở
phản động trong đao tin lành để đối phó với cách mạng sau khi miền Nam
được giải phóng.
+ Ðối với đạo Cao đài và Hòa hảo: Ðế quốc Mỹ đã giúp đỡ các tổ chức
tôn giáo xây dựng lực lượng vũ trang nhằm mục đích chống phá cách mạng
trên cả hai lĩnh vực chính trị và quân sự.
+ Ðối với đạo Phật: Ðế quốc Mỹ nhận định đối với Phật giáo ở Việt
nam trước mắt chưa thể lợi dụng được nhưng sẽ lợi dụng bằng cách dùng các
tổ chức Phật giáo ở ngoài nước để tác động vào một số chức sắc ở Việt Nam,
(tổ chức mà Mỹ chuyên lợi dụng là "tổ chức thân hữu Phật tử thế giới").
* Giai đoạn 1975 đến nay:


13
Ðế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế vẫn chủ trương tiếp tục lợi
dụng các tôn giáo vào hoạt động chống phá Việt Nam nhất là đối với đạo Công
giáo và đạo Tin Lành. Và đôi khi coi đó là lực lượng chủ yếu chống phá cách
mạng Việt Nam. Thực tế, khi Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam (1975),
viên Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn - Polga - nói rằng: “Sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam
Việt Nam thì lực lượng đấu tranh với cộng sản, chủ yếu là tôn giáo...”.
Những năm gần đây, Va ti căng đặc biệt chú ý lợi dụng số tín đồ Công
giáo Việt Nam lưu vong ở nước ngoài (Mỹ, Pháp, Italia) để tác động vào giáo
hội Việt nam hoạt động chống phá chế độ. Số này có khoảng 400 linh mục,
200 tu sĩ và hàng trăm ngàn giáo dân, tập hợp trong các tổ chức "Thiên Chúa

giáo Việt Nam hải ngoại", "Liên đoàn Công giáo Việt nam", "Cộng đồng giáo
sĩ, tu sĩ Việt Nam" ở Mỹ. Nhiều người trong số đó có hận thù với cộng sản,
thuộc các đảng phái phản động trong Ngụy quân ngụy quyền trước đây, một
số tín đồ là đảng viên đảng cần lao nhân vị thời Ngô Ðình Diệm. Va ti căng
đã cho thành lập "văn phòng trung ương tông đồ mục vụ Việt nam - Hải
ngoại" để tập hợp số tín đồ Việt nam lưu vong ở nước ngoài. Văn phòng này
là một thành viên tích cực tham gia dàn dựng cho việc phong 117 thánh tử
đạo cho Việt Nam (năm 1988).
Việc phong thánh lần này là sự kiện mang tính chất chính trị, vì nó
được thực hiện vào đúng ngày thành lập "quân lực Việt nam Cộng hòa", phần
lớn các giáo sĩ được tân phong thánh tử đạo lại có quá trình cộng tác với thực
dân Pháp chống lại nhà nước Việt nam, vi phạm chủ quyền độc lập dân tộc ta
thời các vua nhà Nguyễn.
Cùng với những hoạt động hà hơi tiếp sức cho các phần tử chống chế
độ trong giáo hội, Bộ đế quốc phối hợp với Tòa thánh Va ti căng còn sử dụng
các đài phát thanh của các nước tư bản, các báo, tạp chí của các tổ chức người


14
Việt nam di tản để phát tán vào nước ta, hòng phá hopại tư tưởng quần chúng,
chia rẽ dân với Ðảng, chia rẽ dân tộc, lương giáo. Ðài phát thanh "nguồn sống"
hàng ngày phát sóng bằng tiếng Việt và tiếng Mông để tuyên truyền phát triển
đạo, vu khống ta vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo... các thế lực thù địch xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động người
Việt Nam ở nước ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản động trong các
dân tộc, tôn giáo ở trong nước hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam như:
“Liên đoàn Khơme Campuchia Crôm thế giới”, “Mặt trận dân tộc giải phóng
Khơme Campuchia Crôm”…; “Trí thức Mông”, “Tôn giáo – Chính trị”, “trung
tâm nghiên cứu văn hóa Mông”…; “Hiệp hội người Thượng Đềga” (MDA),
“Trung tâm Thái học”, “Văn phòng Chămpa quốc tế - IOC”… chúng còn hỗ

trợ thành lập các dài phát thanh như VOKK (Khơme Campuchia Crôm), RFA
(Châu Á tự do), đài Đềga và in ấn báo chí, tạp chí, tài liệu.
Bước vào công cuộc đổi mới, chủ nghĩa đế quốc tiếp tục lợi dụng vấn
đề tôn giáo để thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam. Các thế lực
thù địch tuyên truyền rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang còn mạnh,
chưa thể chuyển hóa ngay được nội bộ. Vì vậy, để làm cho Cộng sản Việt
Nam suy yếu, biện pháp hữu hiệu nhất là dùng vấn đề tôn giáo và dân tộc để
phá hoại an ninh, làm cho Việt Nam suy yếu...”.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn xác định vấn đề “tự do
tôn giáo” là hướng ưu tiên chính trong chính sách đối với Việt Nam, chúng
tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước. Quốc hội Mỹ đã
ra một số nghị quyết và tổ chức nhiều cuộc điều trần về vấn đề tôn giáo ở việt
Nam; xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia “đàn áp tôn giáo”! Gần đây,
Ủy ban Tự do tôn giáo của Mỹ tiếp tục công bố báo cáo đánh giá tiêu cực về
tình hình tôn giáo ở Việt Nam.


15
Trong khi đó, bọn phản động lợi dụng tôn giáo trong nước, nhất là số
cực đoan, quá khích trong công giáo, phật giáo Ấn Quang, phật giáo Hòa
Hảo,... lợi dụng những diễn biến phức tạp trên thế giới, hoạt động ngày càng
quá khích hơn; câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài lôi kéo, tập hợp tín
đồ để kích động biểu tình, gây rối, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp.
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn
giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, tập trung vào một số hoạt động chủ
yếu sau đây: Một là, tìm cách ủng hộ và thông qua các đạo luật mang tính
pháp lý nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động can thiệp, chống phá. Hai
là, dung túng, giúp đỡ lực lượng phản động trong tôn giáo người Việt ở hải
ngoại tổ chức hoạt động chống Việt Nam. Ba là, hỗ trợ, kích động và chỉ đạo
các đối tượng cực đoan, phản động trong tôn giáo ở trong nước tổ chức các

hoạt động chống phá.
Các cơ quan đại diện chính thức của một nước lớn tại Việt Nam có
nhiều hoạt động công khai, trắng trợn nhằm ủng hộ cho các đối tượng cực
đoan, phản động trong các tôn giáo. Đại sứ quán của họ tại Hà Nội và Tổng
lãnh sự quán tại TP.Hồ Chí minh thường xuyên cử người đi các tỉnh, thành
của Việt Nam để “nắm tình hình” sinh hoạt của các tôn giáo, nhưng thực chất
là nhằm trực tiếp tiếp xúc, kích động các chức sắc và tín đồ tôn giáo gây áp
lực đòi thả những tên đội lốt tôn giáo hoạt động chống phá bị ta bắt; “tiếp
sức” cho các đối tượng đang có hoạt động chống đối.
Tình báo của họ thông qua một số chức sắc tôn giáo cực đoan, ngầm
chỉ đạo Nguyễn Văn Lý, Chân Tín, Thích Quảng Độ, Lê Quang Liêm ra các
“lời kêu gọi” phản động để “nắn gân” cộng sản Việt Nam sau Đại hội X.
Nhóm thiên chúa giáo cực đoan liên tục lợi dụng tranh chấp đất đai để hoạt


16
động đấu tranh chống chính quyền. Đặc biệt, ở một số địa phương từ tranh
chấp đất đai, chúng lợi dụng người cầm đầu tổ chức tôn giáo ở đó để kích
động, xô đẩy giáo dân vào cuộc đấu tranh mang màu sắc chính trị, gây mất ổn
định chính trị, tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp.
Các thế lực thù địch đã chỉ đạo cho một số đối tượng cực đoan, núp
dưới danh nghĩa những nhà truyền đạo, như “mục sư”, “tình nguyện viên”,...
để đi sâu vào nội bộ quần chúng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nhằm lừa
phỉnh, dụ dỗ, xúi giục, kích động các tín đồ bỏ lao động sản xuất để tham gia
hoạt động biểu tình chống đối chính quyền. Được chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch hậu thuẫn, bọn phản động trong các tôn giáo ở Tây Nguyên ra
sức lợi dụng việc Đảng và Nhà nước ra thực hiện chủ trương xóa các tổ chức
Tin Lành trái phép để vu cáo chính quyền Nhà nước Việt Nam “Vi phạm tự
do tôn giáo”, kêu gọi “cầu nguyện cho Tin Lành Tây Nguyên”, đồng thời kích
động các hoạt động chống đối.

Hiện nay và trong thời gian tới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch đã, đang và sẽ tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ mọi mặt để phát triển đạo
trong các vùng dân tộc ít người, bao gồm cả phát triển các đạo giáo mới và cả
số người theo đạo, biến các tổ chức và hoạt động tôn giáo thành các tổ chức
và hoạt động chính trị chống lại cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải thường
xuyên nêu cao cảnh giác, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để nhân dân thấy
rõ âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
3. Một số giải pháp phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn
đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam trong tình hình mới
Âm mưu của địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam
thật sự là một vấn đề cấp bách, cần được nhận thức đúng bản chất của vấn đề
để có phương hướng, biện pháp chủ động ngăn ngừa và đấu tranh phòng,


17
chống. Thực tế, đây là vấn đề được Đảng ta quan tâm khi Đảng mới ra đời,
bởi đó là một vấn đề có tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều
này được thể hiện ở tất cả các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc
biệt là Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về công tác tôn giáo, nghị quyết
chuyên đề về công tác tôn giáo, tạo ra một bước mới trong nhận thức và hành
động của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo
Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về công tác
tôn giáo, từ thực trạng vấn đề tôn giáo trong lịch sử thế giới và ở nước ta, tôi
xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đấu tranh phòng, chống các thế lực
thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam như sau:
Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc,
tôn giáo của Đảng và Nhà nước; âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch đồng thời
tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật, hình thành chủ
nghĩa vô thần cho toàn dân mà trực tiếp là đồng bào các dân tộc theo đạo.

Nội dung tuyên truyền phải toàn diện, tổng hợp. Trước hết, cần phải
quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng thừa nhận rằng: tín ngưỡng, tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân còn tồn tại lâu dài trong quá trình
xây dựng CNXH; tôn giáo có những giá trị văn hóa đạo đức phù hợp với chế
độ mới; Đảng và Nhà nước tôn trọng và bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tín
ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của quần chúng; tuyên truyền cho đồng bào hiểu
rõ: chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề tôn giáo không có mục
đích nào khác là nhằm thúc đẩy quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của
Đảng (trong giai đoạn hiện nay là thúc đẩy toàn diện quá trình đổi mới đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh)
được củng cố và tăng cường. Dù tính tới sự tác động của bất kỳ nhân tố nào,
chính sách đối với đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo cũng không thể làm ảnh


18
hưởng tiêu cực tới việc đạt mục tiêu đó. Chính sách đối với tín ngưỡng, tôn
giáo được xây dựng và ban hành không phải nhằm đối phó với những tình
huống trong nước và quốc tế mang tính nhất thời, càng không phải nhằm đáp
ứng một số nhu cầu mang tính áp lực nào đó của các thế lực đang ra sức lợi
dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để đẩy tới trong việc thực hiện chiến lược
“diễn biến hoà bình” đối với nước ta, mà nhằm thể chế hoá sâu sắc hơn, đầy
đủ hơn, toàn diện hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền không tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đã được xác định trong Hiến pháp của chúng
ta; bằng cách đó, góp phần củng cố, nâng cao và phát huy vai trò khối đại
đoàn kết toàn dân tộc - không phân biệt có tín ngưỡng tôn giáo hay không có
tín ngưỡng, tôn giáo - trong quá trình tiếp tục đổi mới đất nước.
Tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện đúng đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bồi dưỡng niềm tin vào con đường đi lên
CNXH và sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo. Giáo dục chủ nghĩa yêu
nước, ý thức bảo vệ độc lập thống nhất của Tổ quốc, truyền thống tốt đẹp của

dân tộc, của Đảng. Động viên đồng bào nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý
thức vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tích cực tham gia xây dựng đời
sống văn hoá mới, bài trừ mê tín dị đoan...Tuyên truyền vận động đồng bào
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia các hoạt động quản lý nhà
nước ở địa phương, đấu tranh chống tệ tham nhũng, quan liêu, thực hiện
khiếu tố đúng quy định của pháp luật
Đồng thời với “việc giải quyết hợp lý những nhu cầu tín ngưỡng của
quần chúng”, cũng cần phải “kịp thời đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi
dụng tôn giáo phá hoại cách mạng”. Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng
định rằng, chúng ta không chống tôn giáo, mà chỉ chống ai lợi dụng tôn giáo
để phá hoại cách mạng. Chính vì vậy, cần thường xuyên tuyên truyền, giáo


19
dục để đồng bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo của các
thế lực thù địch, đề cao cảnh giác để không bị chúng lừa gạt, lôi kéo, lợi dụng.
Nói tôn trọng tự do tín ngưỡng không có nghĩa là khuyến khích phát
triển tôn giáo. Trong một điều kiện nhất định, khi tín ngưỡng và niềm tin tôn
giáo còn tồn tại như một hiện tượng khách quan, khi nó còn là nhu cầu của một
bộ phận nhân dân thì nhà nước của dân có trách nhiệm tạo điều kiện để bộ phận
quần chúng đó thức hiện nhu cầu tâm linh của mình. Song, tôn giáo bao giờ
cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tiêu cực của tôn giáo luôn luôn ảnh
hưởng ngược chiều đến sự phát triển của cá nhân và sự tiến bộ xã hội. Bây giờ
không phải là lúc ngồi tranh cãi suốt ngày xem "vô thần" đúng hay "hữu thần"
đúng. Vả lại, làm như vậy không khéo chúng ta lại trúng kế của địch: chúng
đang muốn khoét sâu mâu thuẫn giữa "vô thần" và "hữu thần", giữa cộng sản
với người theo tôn giáo, muốn chuyển hóa mâu thuẫn nội bộ thành mâu thuẫn
đối kháng để chúng lợi dụng. Cái cấp thiết hiện nay là nâng cao trình độ dân trí,
nâng cao sự hiểu biết về những kiến thức khoa học, kỹ thuật cần thiết nhất, trên
cơ sở đó mà hình thành và phát triển chủ nghĩa vô thần trong nhân dân. Chính

khoa học - kỹ thuật - công nghệ sẽ là lực lượng chủ công để giải quyết một
cách cơ bản sự tồn vong của tín ngưỡng và tôn giáo.
Để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, phải có
phương pháp tuyên truyền, vận động đúng đắn: tác động đồng bộ vào mọi
khâu; chống mệnh lệnh, áp đặt thô bạo; coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục,
nêu gương; quan tâm giải quyết đời sống hàng ngày của họ. Trong đó, giới
chức sắc tôn giáo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quan hệ giữa giáo hội
và giáo dân, có tác động rất trực tiếp tới suy nghĩ và hành động của giáo dân.
Làm cho họ trở thành những người tiêu biểu trong việc thực hiện “Tốt đời - đẹp
đạo”, “Nước vinh - đạo sáng”...là cách tốt nhất trong tuyên truyền, giáo dục và
thực hiện đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.


20
Hai là, triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của đồng bào. Đồng thời hết sức quan tâm giải quyết một số
vấn đề bức xúc về kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào theo đạo.
C.Mác đã từng cảnh báo rằng: Lý tưởng mà xa rời lợi ích, lý tưởng tự
bôi nhọ mặt mình. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một lý tưởng
cao đẹp – tạo lập và phát huy một động lực mạnh mẽ nhất cho thắng lợi của
cách mạng nước ta nói chung, của đổi mới nói riêng. Song, sự đoàn kết là
phạm trù tư tưởng – chính trị phải lấy sự thống nhất về lợi ích làm cơ sở. Lợi
ích đó rất đa dạng, bao gồm hai loại cơ bản nhất: Lợi ích vật chất và lợi ích
tinh thần. Đối với đồng bào tôn giáo, ngoài lợi ích được tự do tín ngưỡng,
hoằng thịnh tôn giáo, còn cần có đời sống vật chất sung túc.
Đứng trên phạm vi cả nước, nhiệm vụ chính trị trọng đại của cả dân tộc
ta lúc này là đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới nhằm sớm đưa nước ta
thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tạo điều kiện để đến năm 2020 Việt
Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên tiền đề có

đường lối đúng, việc phát huy cho được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, trong đó có gần một phần tư dân số theo 6 tôn giáo lớn là một động
lực mạnh nhất của quá trình phát triển để đạt mục tiêu vừa nêu. Việc giải
quyết vấn đề tôn giáo phải góp phần phục vụ cho nhiệm vụ chính trị căn bản
đó. Chính quá trình đưa đất nước tiến tới mục tiêu một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại sẽ mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người,
trong đó có tín đồ tôn giáo.
Trong những năm trước mắt, liên quan tới vấn đề vừa nêu, cần đẩy
mạnh xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh đô thị hoá. Bởi lẽ, một khi đời sống mọi
mặt đồng bào được bảo đảm, thì dù thế lực thù địch bên trong và bên ngoài có


21
muốn gây rối bằng việc lợi dụng vấn đề tôn giáo của đồng bào có tín ngưỡng
tôn giáo cũng không thể thực hiện được.
Do vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần thực hiện tốt hơn nữa
chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khắc phục và tiến tới
xoá bỏ hiện tượng mê tín dị đoan. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phòng,
chống có hiệu quả hiện tượng tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân.
Cần tập trung tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo
đảm y tế, chăm sóc sức khoẻ, xây dựng đời sống văn hoá mới. Trước hết, cần
giải quyết dứt điểm tình trạng nghèo đói, thiếu đất sản xuất, di dân tự do. Tiếp
tục thực hiện tốt công tác định canh, định cư kết hợp với các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, các cụm
tuyến dân cư dọc biên giới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xoá mù
chữ, phổ cập giáo dục, khắc phục tình trạng phòng học tạm, lớp học 3 ca, xây
dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có chính sách
đãi ngộ thích đáng với đội ngũ này.
Trong đời sống thực tế, nổi lên tình hình khá phổ biến là đồng bào có đạo

thường tích cực tham gia làm việc nghĩa, ít tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội; các
hình thức hoạt động xã hội tự quản của dân cư, hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với
chính quyền địa phương để giữ gìn trật tự trị an, giải quyết các tranh chấp nội bộ,
chống các tệ nạn xã hội và hành vi phạm pháp cũng xuất hiện sớm và phát triển
nhanh ở một số nơi đồng bào có đạo; những cuộc vận động xóa đói giảm nghèo,
xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, xây dựng gia đình và khu dân cư văn hòa mới
cũng được đông bào có đao nhiệt tình hưởng ứng tham gia.
Những kinh nhiệm và mô hình tốt, thể hiện mặt tích cực của đồng bào
có đạo cần được tổng kết và nhân rộng. Ðồng thời đó là căn cứ thực tế giúp
cho việc khắc phục thái độ còn hẹp hòi, nặng về đối phó của một số cán bộ,


22
đảng viên và cơ quan chính quyền đối với tôn giáo, dẫn tới việc làm sai chính
sách khiến cho chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo ở một số nơi còn giữ
mặc cảm, nghi kị đối với chính sách của Ðảng và Nhà nước ta". (trích phát
biểu của Phó thủ tướng: Phan Văn Khải, UVBCT, tại hội nghị tổng kết hướng
dẫn nghị quyết 24/NQ/TW).
Ba là, củng cố và từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc, cán bộ an
ninh, cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ.
Đây là điều kiện bảo đảm nắm được quần chúng đồng thời làm nòng cốt
cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, giáo dục cảm hoá, cải tạo những phần tử
xấu, trừng trị những kẻ lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để hoạt động trái
pháp luật, làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện của hệ thống tổ chức đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở các địa phương,
chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, phát triển đảng
đến từng thôn buôn. Rà soát lại và đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ cơ
sở, nhất là cán bộ chủ chốt như Bí thư, Chủ tịch xã, Trưởng Công an xã, Xã

đội Trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên. Trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng,
rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ, năng lực công tác
của cán bộ, bổ sung kịp thời những chỗ còn thiếu và yếu. Không để kẻ địch
cài cắm lực lượng vào các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương. Kiên quyết
xử lý những cán bộ thoái hoá, biến chất, vi phạm chính sách, pháp luật để
củng cố lòng tin trong nhân dân.
ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa nhất thiết phải duy trì các
tổ, đội công tác của lực lượng Công an và Quân đội. Thông qua lực lượng này
giúp địa phương làm tốt công tác dân vận, đồng thời nắm tình hình địa bàn,
tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xử lý kịp thời, chính xác các


23
tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của từng tổ chức, từng lực lượng trong công tác này.
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở còn phải chú trọng chất lượng cán bộ làm
công tác an ninh, công tác tôn giáo, dân tộc, hướng vào đối tượng người dân
tộc thiểu số tại chỗ. Ở cấp cơ sở cơ bản không có cán bộ chuyên trách công
tác tôn giáo, cán bộ kiêm nhiệm không ổn định; họ thiếu thông tin, nhiều
người chưa nắm vững nội dung các văn bản của Đảng và Nhà nước về tôn
giáo và công tác tôn giáo. Do đó khi giải quyết các vụ việc, nhu cầu tôn giáo
họ thường rơi vào các thái cực tả, hoặc hữu hoặc vừa tả vừa hữu (60,7% cán
bộ được hỏi cho là như vậy). Sự yếu kém, hẫng hụt từ đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo hiện nay có thể nó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn
đến những hạn chế, yếu kém của công tác này. Vì thế, bên cạnh việc tăng
cường đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, trước hết
cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ đang làm công tác này.
Mấy năm nay, trong sự phối hợp của các đơn vị làm công tác tôn giáo, nhiều
loại lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo và công tác tôn giáo được
mở cho hàng ngàn cán bộ ở các cấp, ngành, các đoàn thể. Đây là một chuyển

biến lớn, góp phần nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo cho
toàn hệ thống chính trị.
Về đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hiện nay đòi hỏi: các cấp ủy
quan tâm bố trí đúng người làm công tác tôn giáo, họ phải được bồi dưỡng về
kiến thức tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo. Đã đến lúc phải đưa
chương trình tôn giáo học và các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các
trường chính trị, đoàn thể các cấp, có hình thức linh hoạt phổ biến kiến thức
tôn giáo học cho nhân dân với tính cách “xã hội hóa”. Đặc biệt, cần có kế
hoạch phát hiện, đào tạo những cán bộ có uy tín, có năng lực vận động chức
sắc tôn giáo để tạo ra mối quan hệ đồng thuận.


24
Cán bộ làm công tác tôn giáo cũng cần đảm bảo tính ổn định. Bên cạnh
chế độ đãi ngộ vật chất, về mặt tinh thần, họ phải được lãnh đạo động viên,
khen thưởng… để cán bộ yên tâm, nhiệt tình trong công tác.
Bốn là, triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt công tác phòng, chống
và giải quyết “điểm nóng”, biểu tình, bạo loạn.
Phải tôn trọng giáo chủ, tranh thủ giáo sĩ, thực lòng quan tâm đến đồng
bào các tôn giáo, dân tộc để vận động đồng bào tham gia phong trào bảo vệ an
ninh Tổ quốc. Đối với đồng bào không theo tôn giáo thì giáo dục để giữ vững
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện các hình thức tín ngưỡng
truyền thống, làm vô hiệu hoá hoạt động truyền đạo trái pháp luật. Đối với
những người thực sự có nhu cầu theo tôn giáo, cần giáo dục để đồng bào hiểu
rõ và thực hiện đúng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, đẩy mạnh
phong trào thi đua xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Đối với đồng bào thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), cần
động viên, hướng dẫn, giúp đỡ các chức sắc, Ban trị sự và tín hữu hoạt động
đúng đường hướng hành đạo của Hội thánh và pháp luật của Nhà nước, tạo
điều kiện cho bà con xây dựng cơ sở thờ tự và làm nơi sinh hoạt tôn giáo hợp

pháp. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của số chức sắc tiến bộ, đấu tranh, giáo
dục, cảm hoá số cực đoan, chủ động xây dựng số cốt cán trong hàng ngũ chức
sắc để tuyên truyền vận động quần chúng tín đồ.
Cần soát lại, nắm chắc số lượng, nội dung và tính chất hoạt động của tổ
chức “Tin Lành Đề Ga” để có biện pháp giải quyết kịp thời. Đối với quần
chúng nhẹ dạ tin theo, phải tích cực giáo dục để đồng bào hiểu rõ bản chất và
tham gia đấu tranh cô lập, loại bỏ tổ chức phản động này. Riêng số cốt cán
của “Tin Lành Đê Ga”, phải đấu tranh vạch rõ những việc làm sai trái, vi
phạm pháp luật, yêu cầu họ cam kết từ bỏ việc lôi kéo quần chúng vào tổ


25
chc phn ng, tu theo tớnh cht, mc sai phm a ra kim im
trc dõn hoc x lý theo phỏp lut.
i vi ng bo Mụng di c vo Tõy Nguyờn theo o Tin Lnh thỡ
ng viờn ng bo sinh hot tụn giỏo ti gia, to iu kin cho ng bo n
nh cuc sng v ngn chn tỡnh trng di dõn t do, truyn o trỏi phỏp lut
luụn ch ng trong mi tỡnh hung, cn xõy dng cỏc k hoch,
phng ỏn phũng, chng im núng kt hp vi phũng chng gõy ri, biu
tỡnh, bo lon. Phi thng xuyờn nờu cao cnh giỏc, d bỏo tỡnh hỡnh v ch
ng phũng nga, u tranh ngay t u. Khi cú v vic phc tp liờn quan
n vn tụn giỏo, dõn tc phi tỡm hiu rừ nguyờn nhõn cú bin phỏp x
lý phự hp. Phi nm tỡnh hỡnh, phõn loi i tng v cú s phi hp cht
ch gia cỏc t chc, cỏc lc lng cựng tham gia gii quyt. X lý tỡnh
hung phi nhanh, gn, khụng ỏm ụng t hp kộo di. Cng khụng quỏ
núng vi, cng nhc v nht thit khụng xy ra lỳng tỳng, to s h cho k
xu li dng kớch ng nhõn dõn lm phc tp thờm tỡnh hỡnh. Phi ly bin
phỏp chớnh tr lm u, i vi qun chỳng nh d tin theo bn xu thỡ kiờn trỡ
gii thớch, thuyt phc, vch trn õm mu, th on ca cỏc th lc thự ch
tranh th s ng tỡnh ng h ca nhõn dõn.

Gii phỏp chung c bn nht vụ hiu húa s li dng vn dõn tc,
tụn giỏo ca cỏc th lc thự ch l thc hin tt chớnh sỏch phỏt trin kinh t
xó hi, m trc tip l chớnh sỏch dõn tc, tụn giỏo; nõng cao i sng vt cht
tinh thn ca nhõn dõn cỏc dõn tc, tụn giỏo; cng c khi i on kt ton
dõn tc, thc hin thng li cụng cuc i mi theo mc tiờu dõn giu, nc
mnh, xó hi cụng bng, dõn ch, vn minh.
Túm li, u tranh phũng, chng cỏc th lc thự ch li dng vn
tụn giỏo chng phỏ cỏch mng Vit Nam là một yêu cầu khách quan, cấp thiết
đối với sự nghiệp cách mạng XHCN ở nớc ta hiện nay. Chủ nghĩa đế quốc và


×