Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ THI môn HIẾN PHÁP nước NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.3 KB, 6 trang )

ĐỀ THI MÔN HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI - QT35 60 Phút

1.
2.
3.
4.
5.

Câu 1 (5 điểm):
Quyền khởi kiện và thủ tục giám sát Hiến pháp của Hội đồng bảo hiến Cộng hoà Pháp
giống với Toà án Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức.
Trong chính thể cộng hoà hỗn hợp, Nghị viện có quyền bất tín nhiệm tất cả các thành
viên của Chính phủ.
Xét về tương quan lực lượng giữa hai viện trong cơ cấu tổ chức của Nghị viện Hợp
chủng quốc Hoa kỳ thì Thượng viện yếu thế hơn với Hạ viện.
Cách thành lập và thành phần chính trị của Chính phủ ở những quốc gia theo chính
thể đại nghị là giống nhau.
Toà án tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Vương quốc Anh.

Câu 2 (5 điểm): Anh chị hãy trình bày điểm khác nhau cơ bản trong cách thức thành
lập và vị trí, vái trò của Nguyên thủ quốc gia theo các chính thể đại nghị, cộng hoà
tổng thống, cộng hoà hỗn hợp và giải thích:
1. Cơ sở hình thành mô hình Nguyên thủ quốc gia trong các chính thể nêu trên và vai trò
của Charles De Gaulle trong việc sáng tạo ra chính thể cộng hoà hỗn hợp?
2. Vì sao chính thể quân chủ còn tồn tại khá phổ biến trong những nhà nước dân chủ?

ĐỀ THI MÔN HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI – HS35 90 Phút
Câu 1 (5 điểm):
1. Phương pháp bảo hiến của hệ thống Toà án Hợp chúng quốc Hoa Kỳ giống với Hội
đồng bảo hiến Cộng hoà Pháp.



2. Theo quy định của Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tổng thống là do cử tri trực

tiếp bầu ra.
3. Chính thể quân chủ không tồn tại trong những nhà nước dân chủ.
4. Xét về tương quan lực lượng giữa hai viện trong cơ cấu tổ chức của Nghị viện Nhật
Bản thì Hạ viện hoàn toàn thắng thế so với Thượng viện.
5. Các quốc gia trong thế giới đương đại đều thành lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
để thực hành quyền công tố và kiểm sát chung.
Câu 2 (5 điểm): Anh chị hãy trính bày điểm khác nhau cơ bản trong mối quan hệ giữa
cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp theo các chính thể đại nghị, cộng hoà tổng
thống, cộng hoà hỗn hợp và giải thích:
1. Cơ sở hình thành mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp theo các
chính thể trên?
2. Đảng chính trị đã làm biến dạng các chính thể này như thế nào và quy luật chung của
những sự biến dạng này là gì?

ĐỀ THI MÔN HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI – DS36A 75 Phút
Giảng viên ra đề: Lưu Đức Quang
Câu 1 (3 điểm):
Theo anh chị, khi nghiên cứu các hình thức nhà nước đương đại, chúng ta cần
dựa trên những nguyên lý nào?


Câu 2 (3 điểm):
Theo anh chị, tại sao chúng ta cần nghiên cứu về đảng chính trị trong môn học
Luật Hiến pháp nước ngoài?
Câu 3 (4 điểm):
Anh chị hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của
Chính phủ.


ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI – QT36B 90 Phút
Câu 1 (5 điểm):
1. Quyền khởi kiện và thủ tục giám sát Hiến pháp của Hội đồng bảo hiến Cộng hoà Pháp
giống với Toà án Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức.
2. Trong chính thể cộng hoà hỗn hợp, Nghị viện có quyền bất tín nhiệm tất cả các thành
viên của Chính phủ.


3. Theo Hiến pháp Liên bang Nga 1993, Tổng thống liên bang có thể sử dụng quyền giải

tán Đuma quốc gia trong mọi trường hợp.
4. Xét về tương quan lực lượng giữa hai viện trong cơ cấu tổ chức của Nghị viện Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ thì Thượng viện yếu thế hơn so với Hạ viện.
5. Toà tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Vương quốc Anh.
Câu 2 (5 điểm):
1. Điểm khác nhau cơ bản trong cách thức thành lập và vị trí, vai trò của Nguyên thủ
quốc gia theo các chính thể đại nghị, cộng hoà tổng thống và cộng hoà hỗn hợp.
2. Vì sao nói chính thể cộng hoà hỗn hợp là sự sáng tạo của Charles De gaulle nhưng
cũng tiềm ẩn những nguy cơ bất trắc?

ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI – TM, DS 37 90 Phút
Câu 1 (5 điểm):
1. Quyền khởi kiện và thủ tục giám sát Hiến pháp của Hội đồng bảo hiến Cộng hoà Pháp
giống với Toà án Hiến pháp Cộng hoà liện bang Đức.
2. Trong các cuộc bầu cử tổng thống của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người trúng cử luôn
nhận được sự ủng hộ của số đông cử tri.
3. Thuỵ Sĩ là quốc gia điển hình cho chính thể đại nghị ở Châu Âu lục địa.



4. Theo Hiến pháp Liên bang Nga 1993, Tổng thống liên bang có thể sử dụng quyền giải

tán Đuma quốc gia trong mọi trường hợp.
5. Xét về tương quan lực lượng giữa hai viện trong cơ cấu tổ chức của Nghị viện Vương
quốc Anh thì Hạ viện yếu thế hơn so với Thượng viện.
Câu 2 (5 điểm): Anh chị hãy phân tích:
1. Điểm khác nhau cơ bản trong mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành
pháp theo các chính thể đại nghị, cộng hoà tổng thống và cộng hoà hỗn hợp.
2. Vì sao nói chính thể cộng hoà hỗn hợp là sự sáng tạo của Charles De gaulle nhưng
cũng tiềm ẩn những nguy cơ bất trắc?

ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI – 60 PHÚT
Câu 1 (3 điểm):
1. Trong hệ thống pháp luật Mỹ, một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến (Hiến pháp
Liên bang) thì đạo luật đó sẽ không được ban hành.
2. Thẩm phán của Toà Công bằng nước Anh được bổ nhiệm từ các pháp quan.
Câu 2 (5 điểm): Trả lời ngắn
1. Nêu ý nghĩa của việc từ năm 1925, Toà án tối cao Mỹ (Supreme Court of the
United Staes) được quyền ban hành “đặc lệnh lấy lên xét xử lại” (certiorari).
2. Nêu những điều kiện cần thiết trong việc sử dụng nguồn thông tin thứ yếu khi
nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài.


Câu 3 (2 điểm):
Anh chị hãy cho biết tại sao Việt Nam nên đồng thời áp dụng cả luật thành văn
và án lệ?




×