Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG HIỂU BIẾT về LIÊN hợp QUỐC và VAI TRÒ của LIÊN hợp QUỐC TRONG QUAN hệ QUỐC tế HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.04 KB, 12 trang )

1
NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC VÀ VAI TRÒ CỦA LIÊN
HỢP QUỐC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. Khái quát sự hình thành của Liên hợp quốc
Ngày 24/10/1945, tổ chức Liên hợp quốc đã chính thức được thành lập với sự tham gia của 51
quốc gia đầu tiên. Tên "Liên hợp quốc" do Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sử dụng trong Tuyên
ngôn của Liên hợp quốc (01/01/1942). Trước năm 1945 Trước sự yếu kém của Hội Quốc Liên và nguy
cơ xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba, và bảo đảm một thế cân bằng mới trong quan hệ quốc tế sau chiến
tranh, ba cường quốc chính của phe Đồng minh là Anh, Mỹ và Liên Xô đã tiến hành hai hội nghị Thượng
đỉnh quan trọng (Têhêran 11/1943 và Ianta 02/1945). Nội dung trao đổi chính giữa Trớctrin, Xtalin và
Rudơven bao gồm số phận châu Âu và tương lai của Liên hợp quốc. Việc Liên Xô tán thành thiết lập Tổ
chức Liên hợp quốc tại Hội nghị Ianta mở ra khả năng hợp tác giữa các nước đồng minh trong việc xây
dựng một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Tại Ianta, ba cường quốc trên đã thống nhất với nhau về
một số điểm then chốt trong việc thiết lập tổ chức Liên hợp quốc: chấp nhận ghế thành viên riêng rẽ của
Ucơraina và Bạch Nga (nay là Bêlarút), dành quyền phủ quyết cho các thành viên thường trực của Hội
đồng Bảo an, Liên hợp quốc có quyền giám sát việc tạo dựng trật tự châu Âu. Đến Hội nghị Pốtxđam từ
17/7 đến 2/8/1945, ba cường quốc nhất trí thoả thuận thành lập cơ chế để giải quyết các vấn đề sau chiến
tranh (bồi thường chiến tranh của Đức; xác định lại biên giới các quốc gia vv..). Hội đồng Ngoại trưởng 5
nước gồm Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc được thành lập và trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị
Ianta, đại biểu của 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị Xan Phranxítxcô (Mỹ) tháng 4/1945 và dự thảo Hiến
chương của Liên hợp quốc. Sự ra đời của Liên hợp quốc là một sự kiện quan trọng: Liên hợp quốc đã
thay thế Hội Quốc Liên (hoạt động kém hiệu quả), trở thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu
hàng đầu là bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững.
Liên hợp quốc hoạt động theo các mục tiêu và nguyên tắc qui định trong Hiến chương Liên
hợp quốc. Điều 1 của Hiến chương nêu rõ bốn mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc là:
Một là, duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; Hai là, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc
gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự
quyết; Ba là, thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho
tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; Bốn là, xây dựng Liên
hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.


Và 6 nguyên tắc hoạt động chủ yếu của Liên hợp quốc là:
Một là, bình đẳng về chủ quyền quốc gia;
Hai là, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;
Ba là, cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
Bốn là, không can thiệp vào công việc nội bộ các nước;
Năm là, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế;


2
Sáu là, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên hợp quốc mang tính bao quát, phản ánh
mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên này thay đổi tuỳ theo sự chuyển biến
cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ chức này. Thời gian đầu khi mới ra đời, cùng với sự tăng vọt
về số lượng thành viên, Liên hợp quốc tập trung vào các vấn đề phi thực dân hoá, quyền tự quyết dân
tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai. Trong thời kỳ gần đây Liên hợp quốc ngày càng quan
tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế và phát triển. Hoạt động của Liên hợp quốc trong gần 60 năm
qua cho thấy trọng tâm chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và giúp đỡ sự
nghiệp phát triển của các quốc gia thành viên.
Liên hợp quốc là tổ chức với đặc điểm bao trùm nhất đó là nó không phải là một nhà nước
siêu quốc gia. Liên Hợp Quốc là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt động thực chất và
đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp và điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ
quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia. Theo Điều 2 mục 7 của Hiến
Chương, Liên hợp quốc không được can thiệp vào các vấn đề thuộc quyền tài phán nội bộ của các
nước. Tất cả các quốc gia tham gia Liên hợp quốc theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền. Nguyên tắc
này được phản ánh triệt để nhất trong cơ chế tham gia bỏ phiếu các quyết định và nghị quyết tại Đại
Hội Đồng Liên hợp quốc (các quốc gia lớn nhỏ đều có một phiếu).
Liên hợp quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu (thành phần gồm hầu hết các quốc gia
độc lập trên mọi châu lục) so với Hội Quốc liên và đặc biệt là tính toàn diện của nó: chương trình nghị
sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an ninh, mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát
triển kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản thân hệ thống Liên hợp quốc bao gồm hàng loạt cơ

quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và
quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hoá, khoa học.
Tổ chức Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế
trong gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao
đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương
nói chung. Tuy nhiên, sự ra đời của Liên hợp quốc và bản thân Hiến chương Liên hợp quốc tất nhiên
chưa đủ để bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để giữa các quốc gia lớn nhỏ. Sự đóng góp của
Liên hợp quốc đối với hoà bình an ninh quốc tế trong gần 60 năm qua là rất đáng kể. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy trong nhiều vấn đề, nhiều sự kiện, Liên hợp quốc không thể hiện được vai trò của mình
hoặc có thể nói Liên hợp quốc chưa làm tròn sứ mệnh của mình. Các siêu cường vẫn có vai trò lớn và
nhiều khi giữ vai trò quyết định trong quá trình ra quyết định của Liên hợp quốc, đặc biệt là cơ cấu và
cơ chế hoạt động của Hội đồng Bảo an, Hiến chương Liên Hợp Quốc và các cơ quan chuyên môn của
Liên hợp quốc.
2. Vai trò của Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế


3
Từ khi ra đời và trong quá trình phát triển, Liên hợp quốc đã thể hiện vai trò quan trọng của
mình trong đời sống chính trị thế giới. Bên cạnh đó trong hoạt động của mình Liên hợp quốc đã bộc
lộ những điểm bất cập, hạn chế ở những thời điểm, những công việc nhất định như bị lợi dụng chi
phối bởi các thế lực phản động, các nước lớn thao túng làm hạn chế vai trò của Liên hợp quốc trong
đời sống chính trị thế giới.
* Vai trò tích cực của Liên hợp quốc thể hiện:
- Luôn nêu cao vai trò giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế,
Với quy mô là tổ chức quốc tế lớn nhất, Liên hợp quốc tập hợp hầu hết các nước trên thế giới
đã góp phần giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế, thi hành hoà bình, giải quyết các tranh chấp quốc tế,
ngăn chặn dùng vũ lực uy hiếp độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác, làm giảm
căng thẳng, hoà hoãn xung đột ở các khu vực và trên thế giới; góp phần giải trừ quân bị và hạn chế sản
xuất vũ khí hạt nhân. Liên hợp quốc cũng trở thành diễn đàn quốc tế quan trọng để các lực lượng tiến
bộ xã hội, dân chủ và hoà bình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực

phản động quốc tế khác.
- Tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia,
Từ khi ra đời đến nay Liên hợp quốc đã có nhiều hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ
hợp tác về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, thúc đẩy tăng cường, đầu tư hỗ trợ hợp tác sản xuất,
chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, giữa các nước phát triển và đang phát triển. Triển khai sâu
rộng các dự án về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… cho vay vốn, tạo việc làm, hỗ trợ
phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo phát triển tiềm năng của con người ở các nước thành viên.
- Chú trọng bảo vệ và phát triển các giá trị lịch sử, văn hóa, thông qua các tổ chức của mình
Liên hợp quốc tạo điều kiện giúp đỡ các nước có các công trình văn hóa tu tạo, bảo vệ tốt các công
trình này.
- Tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, thông qua Chương trình môi trường của
Liên hợp quốc với mục đích đưa ra những đường lối có tính chỉ đạo và các chương trình hành động
toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mà không gây tổn hại cho thế giới tương lai, đóng vai
trò xúc tác, điều phối, cung cấp tư vấn kỹ thuật, pháp lý và cơ cấu tổ chức cho các chính phủ nâng
cao khả năng xây dựng thể chế và các sáng kiến phát triển bền vững. Liên hợp quốc đã xây dựng một
hệ thống các điều ước quốc tế về các lĩnh vực môi trường: Công ước về các vùng đất ngập nước,
Công ước về đa dạng sinh học, Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật hoang dã có nguy cơ
tuyệt chủng, Công ước về biến đổi khí hậu, Công ước chống hoang mạc hoá…
- Hoạt động từ thiện, nhân đạo, cứu trợ, Liên hợp quốc cung cấp lương thực, thực phẩm, nước
uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời bỏ
nhà cửa vì chiến tranh, hay bị ảnh hưởng của các thảm hoạ khác. Chương trình lương thực thế giới đã
cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc gia… Cao uỷ Liên hợp quốc về
người tị nạn hiện đang điều hành các dự án ở hơn 116 quốc gia, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình


4
ở hơn 24 quốc gia. Bên cạnh đó Liên hợp quốc cũng hỗ trợ kỹ thuật nhằm chống lại bệnh tật ở trên thế
giới, đặc biệt là ở các nước nghèo…
* Những mặt hạn chế, yếu kém:
- Liên hợp quốc bị một số nước lớn thao túng, nên không phải mọi hoạt động của Liên hợp

quốc đều mang tính tích cực. Ở thời kỳ (1949 - 1953) Mỹ thao túng Liên hợp quốc hơn 800 nghị
quyết mà Đại Hội đồng thông qua, chỉ có 2 nghị quyết của Mỹ không được thông qua. Trong các
nghị quyết được Mỹ ủng hộ thông qua có nhiều nghị quyết mang tính tiêu cực như nghị quyết can
thiệp vào Palextin (1948 - 1949), chiến tranh Triều Tiên (1949 - 1953), nghị quyết vu cáo Anbani,
Bungari, mất ổn định ở Ban Căng (1947)… Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh và hiện nay sự thao
túng của Mỹ nhiều khi đã vượt qua cả giới hạn vi phạm các nguyên tắc của Liên hợp quốc, triệt
để lợi dụng học thuyết Chủ quyền quốc gia có điều kiện của ông K.Anan để can thiệp vào công
việc nội bộ các nước. Liên hợp quốc bất lực trước việc giải quyết vấn đề Nam Tư, đặc biệt là
vấn đề Irắc, không ngăn cản được Mỹ và NATO gây chiến tranh, xâm phạm thô bạo chủ quyền
của các quốc gia này.
- Bất bình đẳng giữa các quốc gia trong giải quyết các vấn đề khu vực và thế giới, vai trò của
Đại Hội đồng nơi tập trung đông đủ các nước thành viên còn thấp, Hội đồng Bảo an có quyền hạn lớn
và thao túng các hoạt động của tổ chức. Đặc biệt cơ cấu tổ chức Hội đồng Bảo an với 5 uỷ viên thường
trực có quyền phủ quyết các nghị quyết của Liên hợp quốc được đông đảo thành viên ủng hộ, thông
qua rõ ràng là không dân chủ, hạn chế hiệu quả của tổ chức này.
- Hiệu quả hoạt động có giai đoạn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nước trong giải quyết các
vấn đề nảy sinh, do bị thao túng nên một số hoạt động của Liên hợp quốc phục vụ lợi ích của một số
nước lớn. Vì vậy, nhiều hoạt động của Liên hợp quốc không được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và
của các lực lượng tiến bộ. Không ngăn cản được chủ nghĩa dân tộc ly khai gây mất ổn định chính trị, xã
hội ở nhiều nước: Xri Lanca (tồn tại tổ chức đối lập Những con hổ giải phóng Tamin), Inđônêxia (Achê),
Trung Quốc (Vấn đề Tây Tạng), Việt Nam (Vấn đề người Thượng Tây Nguyên), Nga (Vấn đề
Chécxnhia)
- Bộ máy cồng kềng, nạn tham nhũng, bất lực trong giải quyết các cuộc xung đột, các điểm
nóng trên thế giới như: Xoomali, Awnggola… Liên hợp quốc không có giải pháp cụ thể nào ngăn
chặn được, làm cho uy tín của Liên hợp quốc xuống thấp. Bộ máy biên chế số lượng đông, số nhân
viên ở các trụ sở lên đến hàng nghìn người. Hiện tượng tiêu cực, biển thủ công quỹ trong các công
trình, dự án, các hoạt động nhân đạo, các chiến dịch giữ gìn hoà bình ở các khu vực trên thế giới vẫn
xảy ra.
Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư ký. Chức năng và quyền hạn của Liên hợp
quốc thể hiện rõ ở các chức năng, quyền hạn của các cơ quan này.



5
Các cơ quan của Liên hợp quốc luôn tổ chức và hoạt động thống nhất nhằm thực hiện các
mục tiêu chung được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc. Nhìn một cách tổng quát, có thể
thấy rằng vai trò của Liên hợp quốc là hết sức quan trọng trên nhiều lĩnh vực trong giải quyết các mối
quan hệ của các quốc gia trên khắp thế giới. Đây là tổ chức toàn cầu có ý nghĩa nền tảng không thể
thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn. Điều này thể hiện trên các vấn đề
như:
Xác định sứ mệnh cao cả của Liên hợp quốc được ghi rõ trong những dòng đầu tiên
của Hiến chương Liên hợp quốc là sự phản ánh nguyện vọng cháy bỏng của các dân tộc mới trải qua
những mất mát chưa từng có trong chiến tranh thế giới thứ hai - đó là ngăn ngừa một cuộc chiến
tranh thế giới mới. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho hòa bình, các quốc
gia thành viên đề ra mục đích hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế,
đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác cho các hoạt động của Liên hợp quốc là tăng
cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh
tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho Liên hợp
quốc vai trò là trung tâm điều hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó.
Ðể tạo điều kiện về tổ chức, thể chế cho Liên hợp quốc đảm nhiệm được vai trò của mình, các
quốc gia đã quy định trong Hiến chương những nguyên tắc cho quan hệ giữa các quốc gia và hoạt
động của Liên hợp quốc. Cùng với đó là bộ máy gồm các cơ quan chính chịu trách nhiệm về các lĩnh
vực hoạt động khác nhau. Trong số đó, Hội đồng Bảo an được trao trách nhiệm hàng đầu trong việc
duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và được các quốc gia ủy quyền đưa ra các biện pháp, kể cả các biện
pháp cưỡng chế nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, chống lại các đe dọa xâm lược, phá hoại hòa
bình.
Vai trò quan trọng của Liên hợp quốc cũng thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn
60 năm qua, tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ
chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào
năm 1951, Liên hợp quốc hiện có tới 192 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm
các cơ quan chính nêu trên, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5 Ủy ban kinh tế - xã hội

đặt ở các khu vực. Nói đến số lượng thành viên đông đảo như hiện nay của Liên hợp quốc, chúng ta có
thể kể đến thành công của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa, góp phần đưa
các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới 750 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập.
Ðóng góp lớn nhất của Liên hợp quốc là đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một
cuộc chiến tranh thế giới mới trong 62 năm qua. Một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải
quyết với sự trung gian hòa giải của Liên hợp quốc. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tổ chức này đã
hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột ở các khu vực.
Theo yêu cầu của các bên trong xung đột, Liên hợp quốc đã triển khai 60 hoạt động
gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt


6
xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên hợp quốc đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước
quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới. Vì những
hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa
bình Nobel vào năm 1988, sau đó Tổ chức Liên hợp quốc và ông Tổng Thư ký Kofi Annan được
tặng Giải thưởng này vào năm 2001.
Trong lĩnh vực phát triển, việc tạo môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế
bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển là ưu tiên trong hoạt động
của Liên hợp quốc, trong đó có việc nhằm thúc đẩy Vòng đàm phán Ðô-ha hiện nay về thương mại
và phát triển. Từ năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập
kỷ nhằm huy động hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung, nhất là ở các nước đang phát
triển; bên cạnh đó, các tổ chức Liên hợp quốc đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho các nỗ lực
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của các nước này. Tại diễn đàn này, các quốc gia
đã ký kết hơn 500 điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giao lưu quốc tế,
trong đó có Công ước về Luật biển (năm 1982), đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của
luật pháp quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, các quốc gia thành viên đã xây
dựng các văn kiện cơ bản nhất trong lĩnh vực nhân quyền là Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80

công ước, tuyên bố được thông qua sau này về các vấn đề khác nhau về quyền con người.
Năm 2005 trong Hội nghị cấp cao thế giới, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa
sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy Liên hợp quốc làm trung tâm nhằm đối
phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay. Tại các Hội nghị Thiên niên kỷ năm 2000, Hội
nghị cấp cao năm 2005 và mới đây nhất là Phiên thảo luận cấp cao chung Khóa 62 Đại hội đồng Liên hợp
quốc có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, các vị lãnh đạo các quốc
gia đã đề ra những định hướng lớn cho công việc của Liên hợp quốc trong thời gian tới. Ðó là thúc đẩy
mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và
các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển,
trong đó có việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để toàn cầu hóa trở thành một lực lượng
tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện Liên hợp quốc. Hiện nay, Liên hợp
quốc đang triển khai nhiều biện pháp cụ thể theo các định hướng này. Thực tế cho thấy những nhân tố quyết
định thành công các hoạt động của Liên hợp quốc là ý chí chính trị của các quốc gia và sự tôn trọng những
nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
3. Liên hợp quốc với vấn đề cải tổ Liên hợp quốc
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, cục diện thế giới có sự biến
đổi, vấn đề lợi ích quốc gia luôn đang trong tình trạng tranh chấp, xung đột dân tộc, sắc tộc tiếp tục
gia tăng, sự uy hiếp về tiềm lực quân sự ngày càng rõ…Và thực tế uy tín của Liên hợp quốc ngày


7
càng giảm sút, một phần là do thái độ coi thường Liên hợp quốc của các nước phương Tây, một phần
là do tâm trạng bất bình ngày càng tăng trong hàng ngũ những nước đang phát triển mạnh mẽ: họ coi
thủ tục thông qua quyết định và cơ cấu hiện nay của Liên hợp quốc đã lỗi thời, đã không còn thích
hợp với những hiện thực mới của thế giới hiện đại. Thế giới đang đối mặt với hàng loạt vấn đề đòi
hỏi các nỗ lực hành động chung, tăng cường sự liêm chính và các quan hệ đối tác. Vì vậy, yêu cầu cải
tổ Liên hợp quốc đặt ra một cách cấp thiết. Việc cải tổ Liên hợp quốc không chỉ là nghị trình mà nó
đang thật sự trở thành không khí tại các hội nghị của Liên hợp quốc.
Trong Diễn đàn với chủ đề “Liên hợp quốc trong quản trị toàn cầu” tổ chức tại Chile,
Ông Joseph Deiss, chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 đã khẳng định, nhu cầu cấp thiết phải

cải tổ Liên hợp quốc để tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này thích ứng với một thế giới mới. Ông
còn nhấn mạnh, bức tranh quản trị toàn cầu hiện đã trở nên phức tạp hơn. Cảnh báo do nguy cơ Liên
hợp quốc bị đẩy ra bên lề chính trường thế giới, nên các nỗ lực mang tính quyết định cần phải được
thúc đẩy khẩn cấp để phục hồi vai trò thực sự của Đại hội đồng Liên hợp quốc, cải tổ Hội đồng Bảo an,
xem xét lại hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tăng cường các cơ quan kinh tế của
Liên hợp quốc nhằm tìm ra các cơ chế thích hợp để thông tin, tư vấn và hợp tác giữa Liên hợp quốc và
các đối tác quản trị toàn cầu khác.
Ngay từ đầu những năm 90, các nước thành viên Liên hợp quốc đã tích cực thảo luận về
việc cải tổ Liên hợp quốc nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, tăng dân chủ hóa, minh bạch, tiết kiệm hơn.
Các nội dung cải tổ gồm: tăng cường vai trò của Đại hội đồng, cải tổ Hội đồng Bảo an, Ban thư ký, phương
thức làm việc, tài chính... Trọng tâm của cải tổ suy cho cùng vẫn chủ yếu là quy chế ủy viên thường trực và
quyền phủ quyết. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thành lập nhiều Nhóm làm việc về các vấn đề cải tổ Liên
hợp quốc và một số nhóm vẫn tiếp tục làm việc đến nay. Tháng 9/2000, Liên hợp quốc họp Hội nghị Cấp
cao Thiên niên kỷ và thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ, trong đó đề ra những mục tiêu ưu tiên của Liên
hợp quốc trong thế kỷ mới, kể cả các mục tiêu về cải tổ nhằm tăng cường vai trò, hiệu quả và dân chủ hoá
Liên hợp quốc. Đầu tháng 9/2003, trong Báo cáo về tình hình thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ, Tổng Thư
ký kêu gọi cải tổ mạnh mẽ Liên hợp quốc, đồng thời quyết định thành lập một Nhóm các nhân vật lỗi lạc để
nghiên cứu và khuyến nghị các biện pháp ứng phó với các thách thức về hoà bình - an ninh, cũng như cải tổ
Liên hợp quốc. Nhóm này chính thức thành lập tháng 1/2004, gồm 16 thành viên nguyên là những người
lãnh đạo của một số nước thành viên.
Nhìn chung các đề án cải tổ xoay quanh các vấn đề chủ yếu như: những nguyên tắc
hình thành Hội đồng Bảo an, tăng số lượng thành viên Hội đồng Bảo an, quyền hạn của các thành
viên mới, quy chế ủy viên thường trực và quyền phủ quyết (đó là có nên tăng thêm số nước được
hưởng quy chế ủy viên thường trực hay không và nếu nên thì đó là những nước nào; quyền phủ quyết
có còn được duy trì hay không và nếu còn thì những quốc gia nào sẽ được hưởng quyền đó)...
Việc cải tổ Liên hợp quốc thì vấn đề cơ cấu quyền lực của Hội đồng Bảo an đang được
đặt ra một cách cấp thiết. Hầu hết các quốc gia thành viên đều muốn Hội đồng Bảo an tăng cường dân


8

chủ và đại diện hơn nữa, nghĩa là mở rộng thêm sự tham dự của các thành viên. Cơ quan này được hình
thành từ khi Liên hợp quốc mới chỉ có 51 thành viên. Nay số lượng thành viên Liên hợp quốc đã lên tới
191 nước, do đó cơ cấu của Hội đồng Bảo an cần phải được mở rộng để thể hiện tính dân chủ hơn.
Hiện nhiều quốc gia đông dân vào loại nhất thế giới, từ các nước giàu như Nhật Bản hay Đức cho đến
các nước nghèo hơn như ấn Độ, Bra-xin không có ghế trong Hội đồng Bảo an. Vì vậy họ bị loại ra khỏi
những quyết định quan trọng nhất của Liên hợp quốc.
Tuy vậy, các thành viên thường trực hiện lo ngại là việc mở rộng thành phần sẽ khiến
cơ quan này hoạt động không hiệu quả vì hiện nay quyền phủ quyết của 5 ủy viên thường trực đã làm
Hội đồng bảo an gặp khó khăn trong việc đạt thỏa thuận. Chính vì nhiều quốc gia thành viên vẫn tiếp
tục theo đuổi mục tiêu riêng của mình thay vì tìm kiếm nền tảng chung mà từ hơn 10 năm nay, một
nhóm nghiên cứu cải cách đã làm việc mà không đạt được tiến triển về việc nước nào giành ghế thường
trực mới và nếu vậy thì những nước nào có quyền phủ quyết hay không. Theo Tổng Thư ký Côfi
Annan thì đã đến lúc phải cải tổ Liên hợp quốc một cách nghiêm túc để tổ chức quốc tế lớn nhất hành
tinh này có được quyền pháp lý lớn hơn. Việc mở rộng số thành viên Hội đồng bảo an trong đó có thể
tăng số ủy viên thường trực và số thành viên được bầu theo nhiệm kỳ nhằm cho phép các khu vực và
các nhóm nước khác nhau có được đại diện tại Hội đồng.
Cải tổ Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng bảo an, một cơ quan có nhiều quyền hành, đòi
hỏi các quốc gia thành viên phải đặt lợi ích tối thượng của nhân loại là hòa bình lên trên hết và thực sự
quan tâm đến cơ cấu an ninh quốc tế, do đó nó đòi hỏi ý thức sáng tạo lớn, lòng dũng cảm và tầm nhìn
rộng lớn, bao quát hơn để có thể đưa ra được những đề nghị có tính sáng tạo và đúng đắn cũng như công
bằng hơn.
Nhưng, đã nhiều năm trôi qua, các đề án hay cả các ý tưởng cải tổ Liên hợp quốc đều
không có khả năng thực thi. Nói chung, ý tưởng mở rộng Hội đồng Bảo an được rất nhiều nước tán
thành. Nhưng khi bàn đến những quốc gia cụ thể thì cuộc thảo luận bị sa lầy vào những yêu sách giữa
các quốc gia với nhau. Hay về quyền phủ quyết thì bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc bãi bỏ quyền
này hoặc về việc trao quyền đó cho các ủy viên thường trực mới đều vấp phải sự phản đối của 5 nước
ủy viên thường trực hiện nay.
Rút cuộc ai cũng hiểu rằng sự đồng thuận về những vấn đề cốt yếu nói trên không thể
đạt được trong một tương lai gần. Điều này không ngăn trở các quan chức Liên hợp quốc tiếp tục
khẳng định “đã có tiến bộ trong các cuộc thương lượng” cũng như “đã có một bước tiến đáng kể

trong những cuộc bàn thảo về công cuộc cải cách Liên hợp quốc”.
Như vậy, mọi người dường như đều nhất trí đã đến lúc cần cải tổ Liên hợp quốc nhưng
điều này lại không thể làm được trong khuôn khổ các quy tắc hiện hành bởi vì, bất kỳ sự sửa đổi nào
trong Điều lệ Liên hợp quốc đều phải được sự đồng thuận của 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng
Bảo an và của hai phần ba các nước hội viên Liên hợp quốc, sau đó, còn phải được Quốc hội của từng
nước phê chuẩn. Bởi vì 5 nước ủy viên thường trực hoàn toàn thỏa mãn với quy chế hiện nay của họ


9
nên họ không mặn mà gì với những biện pháp cải tổ được đề xuất. Điều tối đa có thể đạt được trong
hoàn cảnh hiện nay là tăng thêm số lượng thành viên Hội đồng Bảo an bằng cách thỏa mãn yêu cầu
của Đức, Nhật, Brazil và Ấn Độ. 4 nước này sẵn sàng từ bỏ quyền phủ quyết và chỉ yêu cầu được làm
ủy viên thường trực, đồng thời thỏa mãn yêu cầu mở rộng quyền đại diện của các nước châu Á, châu
Phi và Mỹ Latinh.
Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này thì 5 nước ủy viên thường trực hiện nay vẫn
sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn so với khả năng có hạn của các nước ủy viên thường trực khác bởi một
lẽ đơn giản: họ có quyền phủ quyết, tức là có thể phong tỏa bất kỳ nghị quyết nào.
Như vậy, rõ ràng là có sự bế tắc về pháp lý: để cải tổ Liên hợp quốc thì cần thay đổi Điều
lệ và Hiến chương của tổ chức quốc tế này, nhưng trong thực tế hiện nay, đó là nhiệm vụ bất khả thi nếu
không sửa đổi sơ bộ những văn bản nền tảng đó.
Hiển nhiên, hệ thống trật tự quốc tế được xây dựng trên cơ sở kết quả cuộc chiến tranh
thế giới lần thứ 2 mà biểu hiện cụ thể là tổ chức Liên hợp quốc, đã được bảo vệ quá chắc chắn khỏi
mọi tác động từ bên ngoài, điều này làm nó trở nên vừa bất khả xâm phạm lại vừa thiếu sức sống,
không có khả năng thích ứng với những thay đổi lớn lao đang diễn ra trên thế giới.
Để vượt qua một loạt các thách thức phức tạp chưa từng thấy hiện nay, mỗi dân tộc và mọi
quốc gia thành viên của Liên hợp quốc cần nỗ lực và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa. Và cùng với
nỗ lực chung ấy, những biện pháp cụ thể nhằm cải tổ Liên hợp quốc, cải tổ các cơ quan của Liên hợp
quốc càng cần hơn bao giờ hết để tổ chức toàn cầu này đối phó tốt hơn với các thách thức lớn như
biến đổi khí hậu, an ninh, phát triển bền vững, khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỷ XXI này.
Vì thế, khi hệ thống này còn tồn tại thì không thể nói đến việc cải tổ Liên hợp quốc một cách sâu

rộng được.
4. Việt Nam, một thành viên tích cực của Liên hợp quốc
Ngay sau khi dân tộc vừa giành lại được độc lập vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thay mặt cho nước Việt Nam mới viết thư gửi Khóa họp đầu tiên của Ðại hội đồng tổ chức tại Luân
Ðôn (tháng 1-1946) khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với những mục tiêu của Liên hợp quốc
và bày tỏ mong muốn được góp sức vào công việc chung của tổ chức thế giới mới đó.
Kể từ đó, nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn thử thách khắc nghiệt, phấn đấu
vì những mục tiêu thiêng liêng của cả dân tộc, đồng thời cũng là những lý tưởng của Liên hợp quốc là
hòa bình, quyền tự quyết, bình đẳng cho mọi dân tộc, và cũng từ đó để mỗi con người có thể vươn
lên đạt những hoài bão xứng với địa vị, phẩm giá của mình. Chính những thắng lợi mà nhân dân Việt
Nam đạt được cũng là thắng lợi của những người yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới, góp
phần vào việc thực hiện những lý tưởng của Liên hợp quốc.
Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức là thành viên của Liên hợp quốc. Ngay từ
những ngày đầu tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã chủ động đóng góp tiếng nói về những vấn đề
liên quan đến hòa bình, ổn định, hợp tác ở Ðông - Nam Á. Ðồng thời, chúng ta tích cực cùng nhiều


10
quốc gia thành viên các nước thúc đẩy Liên hợp quốc thông qua các nghị quyết, quyết định cùng các
biện pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của Liên hợp quốc, tăng cường sự phối hợp giữa các dân tộc
trong cuộc đấu tranh chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh
chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình, bảo vệ độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc,
cải thiện môi trường kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quyền con người.
Trong những năm qua, hoạt động của nước ta tại Liên hợp quốc thể hiện rõ nét đường
lối đối ngoại của chúng ta là độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển với chính sách đối ngoại đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Việt Nam đã đóng góp quan trọng
vào việc đưa Ðông - Nam Á từ một khu vực bị chia rẽ, đối đầu bởi chiến tranh trở thành một khu vực
hòa bình, hữu nghị, hợp tác, không có vũ khí hạt nhân. Mối quan hệ được mở rộng với các nước. Việc
quan hệ của nước ta được mở rộng về mặt ngoại giao với 174 nước và về kinh tế thương mại với hầu

hết các quốc gia, vùng lãnh thổ cùng với việc nước ta là thành viên tích cực của nhiều tổ chức và diễn
đàn toàn cầu và khu vực đã tạo những điều kiện thuận lợi mới cho hợp tác giữa nước ta với các quốc
gia thành viên khác trong các công việc của Liên hợp quốc.
Trong các lĩnh vực công việc cụ thể của Liên hợp quốc, Việt Nam với tư cách là một
trong 66 thành viên của Hội nghị giải trừ quân bị tại Geneve đã tích cực tham gia vào các hoạt động
của diễn đàn nhằm thực hiện mục tiêu giải trừ quân bị toàn diện và triệt để do Liên hợp quốc đề ra.
Việt Nam nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ thành viên của các điều ước quốc tế về chống phổ biến
vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an về báo cáo các biện
pháp thực hiện các điều ước này, mới đây đã phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện và ký
Nghị định thư bổ sung cho Hiệp ước Bảo đảm Hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt
nhân.
Chúng ta ủng hộ các cố gắng của các nước cùng Liên hợp quốc tìm các giải pháp hòa
bình cho các cuộc xung đột khu vực và đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia
một cách có hiệu quả vào Hội đồng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, phù hợp với điều kiện và khả
năng của Việt Nam. Chúng ta coi trọng việc tăng cường đối thoại với các nước, hợp tác quốc tế trong
và ngoài Liên hợp quốc trên các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quyền con người, trong đó có
việc báo cáo về việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên
và tham gia vào các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc như ECOSOC, Ủy ban về các vấn đề xã
hội của Ðại hội đồng, Ủy hội nhân quyền và nay là Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.
Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành công đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình
trong việc thực hiện các chương trình hành động của các hội nghị Liên hợp quốc về phát triển xã hội,
môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ
nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS...


11
Chúng ta cũng đã thể hiện ý thức trách nhiệm cao đối với vấn đề cải tổ Liên hợp quốc,
hiện đang đóng góp cụ thể vào việc đổi mới hệ thống phát triển của Liên hợp quốc bằng việc cùng các
tổ chức Liên hợp quốc thực hiện có kết quả Sáng kiến "Một Liên hợp quốc" ở Việt Nam sau khi được

Liên hợp quốc chọn làm một trong tám nước trên thế giới thực hiện thí điểm sáng kiến này.
Ghi nhận những đóng góp nhiều mặt của Việt Nam vào công việc của Liên hợp quốc,
các quốc gia thành viên đã nhiều lần bầu Việt Nam vào cơ chế lãnh đạo của nhiều cơ quan Liên hợp
quốc như Phó Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc, thành viên ECOSOC, Chủ tịch Ðại hội đồng Tổ
chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Phó Chủ tịch Hội đồng chấp hành tổ chức UNDP/UNFPA,
Ủy ban Nhân quyền, Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), Hội đồng
điều hành các tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU),
Hội đồng chấp hành các Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), Hội đồng quản trị Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Xuất phát từ đường lối đối ngoại nêu trên và với mong muốn đóng góp hơn nữa vào
những hoạt động của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực hòa bình - an ninh quốc tế, từ năm 1997, Việt
Nam đã ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị cho việc đảm nhận vai trò quan trọng này.
Tháng 10-2006, Việt Nam được Nhóm các nước châu Á nhất trí đề cử là ứng cử viên của châu lục và
cho tới nay đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước. Tại Phiên thảo luận cấp cao vừa qua
của Ðại hội đồng Liên hợp quốc, thay mặt cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định sự cam kết, đồng thời trình bày những hướng tham gia cụ thể
để có thể đóng góp hết sức mình vào việc thực hiện sứ mạng cao cả của cơ quan này.
Trong nhiệm kỳ 2 năm là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc của Việt Nam (2008 - 2009). Dư luận Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế đánh giá cao những
nỗ lực của Việt Nam mặc dù lần đầu tiên tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam đã chủ
động bắt nhịp nhanh với cường độ làm việc cao và khẩn trương của Hội đồng Bảo an, thể hiện lập
trường độc lập, có nguyên tắc, vừa bảo đảm lợi ích của đất nước vừa bảo đảm lợi ích chính đáng của
các nước khác trong các vấn đề quốc tế, đảm nhiệm trọng trách là Chủ tịch Ủy ban 1132 về Xiêra
Lêôn, Phó Chủ tịch các Ủy ban 1533 về Cộng hòa dân chủ Cônggô, Ủy ban 1636 về Libăng…
Trong nhiệm kỳ này, Việt Nam thành công trong 2 tháng là Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo
an, những tháng mà Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an phải đầu tư nhiều tâm lực
mới hoàn thành tốt công việc trong tháng của cơ quan quyền lực cao nhất của Liên hợp quốc. Trong
tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an lần 1 (tháng 7/2008), Việt Nam chủ trì xây dựng Báo cáo hoạt động
năm 2007-2008 của Hội đồng Bảo an, đề xuất và chủ trì Phiên thảo luận mở về trẻ em trong xung đột

vũ trang, Phiên thảo luận mở về tình hình Trung Đông. Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an lần 2 (tháng
10/2009), Việt Nam trình bày trước Đại hội đồng Liên hợp quốc hoạt động của Hội đồng Bảo an năm


12
2008 - 2009, đề xuất cuộc thảo luận mở về vấn đề “Phụ nữ, hòa bình và an ninh”. Đây là những chủ đề
được các nước và các tổ chức ở Liên hợp quốc đánh giá cao.
Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, Việt Nam đang phát triển theo xu hướng tiến bộ cùng
nhân loại xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp; Việt Nam mong muốn thế giới không có chiến
tranh xung đột, không có áp bức bất công trong xã hội, mọi quốc gia trên thế giới đều chung sống
hòa bình, ổn định tạo môi trường thuận lợi cho con người phát triển toàn diện… Với tinh thần đó,
Việt Nam luôn tích cực, xây dựng, hợp tác, có trách nhiệm trong đời sống quốc tế, Việt Nam quyết
tâm phối hợp cùng các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và các đối tác của Liên hợp quốc phấn đấu
phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Liên hợp quốc vì lợi ích chung và sự tiến bộ của các dân tộc trên
thế giới.



×