Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

tập huấn môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.41 KB, 89 trang )

Tµi liÖu kho¸ häc
KỸ NĂNG & PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
CÓ SỰ THAM GIA

Tháng 7 năm 2014

Nguyễn Thu Ba - Tư vấn về Phương pháp tập huấn
có sự tham gia và Quản lý dự án
Email: hoặc
Tel : 091 2287 211 hoặc 097 897 7719


Tài liệu này được biên soạn và điều chỉnh có sự tham khảo của những nguồn tài liệu sau:








Phương pháp tập huấn có sự tham gia trong phát triển – Ban Đào Tạo, LaDeCen
(nay là CECEM) – 2003
Số tay phương pháp luận dạy học của chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp Xã hội –
SDC và Swisscontact – 2002
Học và hành động có sự tham gia – Jules Pretty, Irene Guijt, John Thompson, Ian
Scoone
Người giáo viên tài năng (the skillful teacher) – Stephen D. Brookfield
Giảng dạy mà không cần nói (Teaching with your mouth shut) – Donald L. Finkel
Hướng dẫn tập huấn viên: Khái niệm, Nguyên tắc và Phương pháp tập huấn Hassan Hakimian, Amdissa Teshome, 1993, Rome.
Thiết kế khóa học - Peter Taylor, 2003, Cromwell Press Ltd. London.



Ngoài ra, bộ tài liệu này còn được chỉnh sửa dựa trên kinh nghiệm cũng như những bài học
rút ra trong quá trình giảng viên giảng dạy nhiều khóa kỹ năng tập huấn cho tập huấn viên
được tổ chức bởi Trung tâm Nâng cao Năng lực cộng đồng (CECEM); Trung tâm Viện Công
Nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITCV), Sở Y tế Hà Nội và một số tổ chức quốc tế khác như Tổ
chức Oxfam Anh (2006 – 2010); Tổ chức PACT (2007 - 2010); Tổ chức Lao động Quốc Tế
(ILO) (2007 - 2011); Tổ chức PATH (2008 – 2012), tổ chức PLAN ( 2010 & 2012); Tổ chức
Sức khoẻ Gia đình Quốc tế (FHI 360) (2005 – 2013); Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới (2006 –
2014 ); tổ chức dịch vụ dân số quốc tế (PSI) (2013)…
Tôi hy vọng nhận được nhiều đóng góp của học viên để bổ sung và hoàn thiện bộ tài liệu
này.
Hà nội, tháng 7 năm 2014
Nguyễn Thu Ba

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................3

PHẦN I: MỘT SỐ KIẾN THỨC & KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ TẬP HUẤN........................6
CHU TRÌNH TẬP HUẤN..............................................................................................................7
NGUYÊN TẮC HỌC CỦA NGƯỜI LỚN....................................................................................9
CHU TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM...................................................................................9
Sơ đồ chu trình học qua trải nghiệm.............................................................................................9
KỸ NĂNG QUAN SÁT.................................................................................................................12
KỸ NĂNG LẮNG NGHE.............................................................................................................13
KỸ NĂNG GÓP Ý MANG TÍNH XÂY DỰNG (PHẢN HỒI)..................................................16
KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG TẬP HUẤN............................................................18
TRÌNH BÀY HIỆU QUẢ.............................................................................................................21

Bước 1: Phân tích người nghe......................................................................................................21
Bước 2: Xác định mục tiêu bài trình bày rõ ràng.......................................................................21
Bước 3: Chuẩn bị nội dung...........................................................................................................21
Bước 4: Chuẩn bị phương pháp...................................................................................................22

Một số lưu ý khi trình bày............................................................................................23
TRÌNH BÀY SÁNG TẠO.............................................................................................25
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO CỤ TRỰC QUAN..................................................................26

1. Giấy to.....................................................................................................................26
2. Thẻ giấy...................................................................................................................26
3. Thiết kế trang chiếu.................................................................................................27
.....................................................................................................................................27
PHẦN II: MỘT SỐ KỸ THUẬT HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA VÀ TƯƠNG TÁC GIỮA
HỌC VIÊN...................................................................................................................28
KỸ THUẬT TIA CHỚP...............................................................................................................29
KỸ THUẬT PHILÍP XYZ............................................................................................................30
VÒNG TRÒN CHIA SẺ...............................................................................................................31
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG TẬP HUẤN.............................................................................32

PHẦN III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN TÍCH CỰC....................................34
PHƯƠNG PHÁP THẺ GIẤY.......................................................................................................35
PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO.....................................................................................................36
1. Mục đích sử dụng.......................................................................................................................36

3


2. Năm bước của phương pháp động não.....................................................................................36
3. Một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp động não..............................................37

PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ....................................................................................................37
1. Mục đích sử dụng.......................................................................................................................38
2. Trình tự tiến hành phương pháp nhóm nhỏ.............................................................................38
2.1. Chia nhóm................................................................................................................................38
2.2. Hướng dẫn hoạt động nhóm...................................................................................................39
2.3. Theo dõi và tạo điều kiện cho các nhóm làm việc.................................................................40
2.4. Tổng kết hoạt động nhóm nhỏ................................................................................................40
THẢO LUẬN NHÓM LỚN.........................................................................................................42
PHƯƠNG PHÁP TRANH ẢNH/XEM VIDEO..........................................................................43
PHƯƠNG PHÁP BÀI TẬP TÌNH HUỐNG...............................................................................44
PHƯƠNG PHÁP SẮM VAI.........................................................................................................45
XÉ, DÁN TRANH ẢNH...............................................................................................................46
PHƯƠNG PHÁP ĐI THỰC ĐỊA.................................................................................................48

THV nên dành thời gian tìm hiểu và đánh giá tiến bộ của HV sau chuyến đi thực địa.
Có thể THV không thể giám sát toàn bộ học viên trong suốt quá trình đi thực địa, tuy
nhiên, THV có thể đánh giá bằng cách đặt câu hỏi cho HV hoặc yêu cầu................51
HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA KHI GIẢNG DẠY LỚP ĐÔNG.................................................51
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN...............................................................................54
TỔNG KẾT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN TÍCH CỰC..........................................56

PHẦN IV: THIẾT KẾ BÀI HỌC....................................................................................60
(LẬP KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG)....................................................................................60
LẬP KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG....................................................................................................61

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC.................................................................................61
MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH DẠY..................................................................................65
BỐ TRÍ PHÒNG HỌC.................................................................................................................66

Ví dụ Danh sách văn phòng phẩm/đồ dùng tập huấn................................................68

Tên văn phòng phẩm/đồ dùng dạy học........................................................................................68
Số lượng.........................................................................................................................................68
ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC.............................................................................................................69

.....................................................................................................................................71
PHẦN V: PHỤ LỤC....................................................................................................71
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ................................................................................................72
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC................................................................................................74

4


PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ TRÒ CHƠI SỬ DỤNG TRONG TẬP HUẤN.....................................75

5


PHẦN I:
MỘT SỐ KIẾN THỨC & KỸ NĂNG
CƠ BẢN VỀ TẬP HUẤN

6


CHU TRÌNH TẬP HUẤN
Phân tích nhu
cầu tập huấn

TẬP HUẤN
LẤY HỌC

VIÊN LÀM
TRUNG
TÂM

Đánh giá

Tiến
hành tập
huấn

Thiết kế
Tập huấn (khoá
học & bài học)

Chuẩn bị
tài liệu,
hậu cần

7


1.

Phân tích nhu cầu tập huấn

Bước này giúp người tập huấn viên xác định được người học cần phải được học những gì
để có thể làm tốt hơn công việc của họ. Việc phân tích có thể được tiến hành thông qua
phiếu hỏi, quan sát họ làm việc, xem kết quả công việc, trao đổi trực tiếp với người học,
đồng nghiệp của họ, cấp trên trực tiếp quản lý họ và cấp dưới, những người có quan hệ
công việc hoặc nhận dịch vụ từ họ.

2.

Thiết kế tập huấn

Trong bước này, tập huấn viên đưa ra được mục tiêu khoá học, thời khoá biểu khoá học
(cụ thể đến từng bài học, sắp xếp thứ tự các bài, phân bổ thời gian, phân bổ người dạy),
phương pháp chính sử dụng, mục tiêu cho từng bài học và các hoạt động sẽ diễn ra trong
từng bài học (đề nghị xem chi tiết trong phần thiết kế bài học).
3.

Chuẩn bị tài liệu và hậu cần

Trong bước này, tập huấn viên soạn và chuẩn bị chi tiết tài liệu sẽ phát cho học viên, tài
liệu, bài tập sẽ sử dụng trong từng bài học, các dụng cụ sử dụng trong khoá học như máy
chiếu, giấy to, tranh, văn phòng phẩm…Ngoài ra, tập huấn viên còn phải chuẩn bị phiếu
đánh giá khoá học, thư mời học và các vấn đề hậu cần khác của khoá học.
4.

Tiến hành tập huấn

Trong bước này, tập huấn viên thực hiện những gì đã thiết kế trong bước thiết kế tập huấn.
5.

Đánh giá tập huấn

Việc đánh giá tập huấn được tiến hành sau khi kết thúc mỗi ngày học và sau khi kết thúc
khoá học. Đánh giá cuối ngày học giúp tập huấn viên có thể đưa ra những thay đổi, điều
chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học của học viên (đề nghị xem chi tiết trong
phần đánh giá khóa học)
Đánh giá cuối khoá giúp tập huấn viên nhìn lại toàn bộ khoá học một cách hệ thống, trên

cơ sở đó đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu khoá học, những điểm tốt và những điều
cần thay đổi trong toàn bộ năm (5) bước của chu trình tập huấn (đề nghị xem chi tiết trong
phần đánh giá khóa học)


NGUYÊN TẮC HỌC CỦA NGƯỜI LỚN
Dưới đây là 7 nguyên tắc học của người lớn. Nếu người tập huấn viên/người dạy đảm bảo
những nguyên tắc này nghĩa là họ đã tạo điều kiện tốt nhất giúp người lớn học hiệu quả
nhất.

Người lớn chỉ có thể học tốt khi họ:
1.

Muốn học.

2.

Cảm thấy cần phải học.

3.

Học qua làm/thực hành.

4.

Học thông qua giải quyết những vấn đề thực tế.

5.

Học thông qua áp dụng và phân tích kinh nghiệm đã qua.


6.

Học trong môi trường thoải mái, thân thiện.

7.

Học bằng nhiều giác quan.

CHU TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Chu trình học qua trải nghiệm (HQTN) là một lý thuyết về quá trình học diễn ra trong mỗi
con người. HQTN diễn ra theo 4 bước: Trải nghiệm – Phân tích – Rút ra bài học/Khái quát
hoá - Áp dụng.
Sơ đồ chu trình học qua trải nghiệm

Trải nghiệm:
Sự kiện đã hoặc vừa
xảy ra chứa đựng
vấn đề quan tâm

Áp dụng: Thay đổi

Phân tích: nhìn lại trải

cách làm, cách suy nghĩ,
quan điểm trước đây.
Thực hiện những bài học
đã rút ra.

nghiệm, phân tích nguyên

nhân, phát hiện những đặc
điểm, ý nghĩa…

Rút ra bài học/Khái
quát hoá
Trên cơ sở phân tích, đúc kết
thành những bài học chung,
quy luật, xu hướng…

9


Ví dụ:


Bạn có nhiệm vụ truyền thông cho cộng đồng về thay đổi hành vi để bảo vệ môi
trường, tuy nhiên, kết quả truyền thông không hiệu quả như bạn mong muốn (Trải
nghiệm)



Bạn lấy ý kiến góp của đồng nghiệp và của cộng đồng về cách bạn truyền thông,
đồng thời bạn tự xem xét tại sao mình truyền thông chưa thành công (Phân tích).



Những ý kiến góp ý và quá trình tự đánh giá giúp bạn nhận ra rằng ngôn ngữ bạn sử
dụng chưa phù hợp với đối tượng, thái độ của bạn chưa phù hợp, địa điểm cũng như
thời gian tiếp cận đối tượng chưa phù hợp. Bạn đã rút ra kinh nghiệm/bài học cho
mình cần phải thay đổi gì trong cách truyền thông (Rút ra bài học/Khái quát hoá.)




Những lần truyền thông sau bạn làm theo những gì bạn đã rút kinh nghiệm (Áp
dụng).

Quá trình học này rất tự nhiên và diễn ra liên tục. Bước áp dụng bài học trở thành ‘trải
nghiệm’ để phân tích và rút ra những bài học tiếp theo, ở mức cao hơn. Cứ như vậy, con
người ngày càng cải tiến, hoàn thiện các hoạt động của mình.
Do những thế mạnh trên, lý thuyết HQTN đã được sử dụng để thiết kế và điều hành quá
trình học. Tập huấn viên tổ chức và thực hiện các hoạt động trên lớp tương ứng với các
bước của chu trình HQTN để việc học tập của học viên hiệu quả và thú vị.
Bước của chu
trình HQTN

Giải thích

Ví dụ một số hoạt động THV có thể sử dụng
hỏi các câu hỏi giúp học viên nhớ lại kinh
nghiệm đã qua hoặc phải sử dụng kinh
nghiệm/kiến thức đã có để trả lời.
- chơi trò chơi liên quan đến nội dung học
- xem tranh ảnh
- nghe kể chuyện
- đọc thông tin trên báo
- đọc thông tin trên thẻ giấy
- đọc 1 tình huống THV đưa ra
- thực hiện một công việc/bài tập đòi hỏi sử dụng
kiến thức/kỹ năng đã có (vẽ tranh; hoàn thành
câu văn; điền vào chỗ trống, phân loại thông

tin; khớp ghép thông tin; cho ý kiến đúng
sai/hoặc tán thành – phản đối....)
- xem băng/đĩa (video)
- xem vở kịch diễn trên lớp
- thăm quan thực tế
- …
Đưa ra các câu hỏi giúp học viên phân tích trải
nghiệm, VD:
- Hỏi câu hỏi giúp nhớ lại trải nghiệm, các câu
hỏi phân tích (đề nghị xem phần cấp độ câu
hỏi để biết thêm chi tiết)
- hỏi phân tích những gì vừa trải nghiệm:
o tại sao
o cái gì
o khi nào
-

Trải nghiệm

Phân tích

Giúp học viên được
nghe, nhìn, cảm nhận,
nhớ lại…hoàn cảnh,
tình huống, kinh
nghiệm,…liên quan
đến những điều học
viên cần học. Trải
nghiệm cần gắn với
mục tiêu bài học.


Giúp học viên phân
tích hoạt động trải
nghiệm vừa diễn ra
trên lớp. VD nguyên
nhân, hậu quả của vấn
đề, cảm xúc của bản
thân hoặc của các
nhân vật trong trải
nghiệm, vv…

10


Bước của chu
trình HQTN

Giải thích

Ví dụ một số hoạt động THV có thể sử dụng

-

Rút ra bài
học/Khái quát

Áp dụng

Giúp học viên đúc kết
những ý kiến đã phân

tích trong bước phân
tích thành những bàì
học mang tính khái
quát, những kết luận,
quy luật, qui tắc, tiến
trình…để sau này có
thể áp dụng vào hoạt
động trong công việc,
cuộc sống.

Giúp học viên suy nghĩ
về việc áp dụng những
bài học vừa rút ra vào
thực tiễn công việc
hoặc cuộc sống. Hoặc
cao hơn nữa, học viên
được làm bài tập, giải
quyết tình huống hoặc
thực hành, vv

o bao nhiêu
o làm thế nào
o .....
Yêu cầu nhận xét kết quả phần trải nghiệm
Điều chỉnh lại kết quả phần trải nghiệm và giải
thích tại sao…


-


Phần này luôn bám vào mục tiêu bài học. THV
đưa ra câu hỏi/bài tập để từ đó HV khái quát
hoá vấn đề/rút ra bài học, nguyên tắc, điều ý
nghĩa đối với mình.... Sau đó, THV bổ sung
hoặc điều chỉnh để phần khái quát/rút ra bài
học được chính xác và đầy đủ.

-

Một số câu hỏi có thể sử dụng: chúng ta rút ra
bài học gì qua những điều đã phân tích; chúng
ta rút ra được những quy luật gi? Nguyên tắc
gì?...

-

Nếu như thời gian bài học hạn chế, THV có thể
trình bày luôn phần rút ra bài học/khái quát (mà
không cần hỏi học viên) để có thời gian cho HV
thực hành /áp dụng bài học

-

Hỏi câu hỏi liên hệ bản thân/hoặc liên hệ đến
công việc hoặc cuộc sống
Lập kế hoạch áp dụng
Làm bài tập đòi hỏi phải vận dụng bài học vừa
rút ra. Bài tập có thể ở dạng như trong phần
trải nghiệm nhưng ở mức độ khó hơn/hoặc cao
hơn, VD:

o đưa ra tình huống để HV xử lý
o đóng vai thể hiện hành vi, thái độ
o phân tích/nhận xét 1 công việc/ bài viết...
Thực hành trên lớp
Thực hành tại thực tiễn

-

-

11


KỸ NĂNG QUAN SÁT
Tất cả chúng ta đều quan sát để sống, để tồn tại, để hiểu nhiều hơn về con người và mọi
vật xung quanh ta. Một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng có đến 2/3 thông tin mà con
người nhận được thông qua đôi mắt.
1.

Mục đích của việc quan sát

Một tập huấn viên thành công cần phát triển kỹ năng quan sát học viên để hiểu học viên và
quản lý được quá trình học của lớp. Quan sát tốt giúp tập huấn viên:


Đánh giá thái độ, kiến thức, kỹ năng của học viên.



Thu thập thông tin và phân tích quá trình học để quyết định cần thay đổi, can thiệp gì

trong lớp học để học viên học tốt nhất. Những điều chỉnh, thay đổi có thể về:
o

Nội dung,

o

Phương pháp,

o

Tốc độ tiến hành tập huấn hoặc

o

Tiến trình hỗ trợ việc học như: xây dựng tinh thần đoàn kết trong nhóm, xây
dựng tính tự tin, tạo không khí thoải mái, yên tâm, tạo sự thử thách.



Xây dựng mối quan hệ/kết nối với học viên.

2.

Những lĩnh vực tập huấn viên cần quan sát



Mức độ hứng thú của mỗi học viên.




Khả năng nhận thức, sự hiểu bài của học viên.



Mức độ tham gia của mỗi học viên vào các hoạt động học tập và các hoạt động khác
trong lớp.



Mối quan hệ tình cảm, tinh thần hỗ trợ và hợp tác giữa các học viên trong lớp.



Mối quan hệ, sự tin tưởng của học viên đối với tập huấn viên.



Cách học của từng học viên.



Những điều làm cản trở việc học của học viên.

3.

Cách quan sát hiệu quả




Tập huấn viên cần xác định rõ lĩnh vực cần quan sát và chọn địa điểm quan sát phù
hợp. Ví dụ, sau khi bài tập cho nhóm thảo luận cho các nhóm, tập huấn viên cần
quan sát xem học viên đã hiểu bài tập chưa? có điều gì cản trở quá trình thảo luận
của nhóm không ? Tập huấn viên không nên đứng quá gần một nhóm vì như vậy sẽ
không quan sát được các nhóm khác, đồng thời sự có mặt của tập huấn có thể làm

12


cho nhóm không thoải mái thảo luận. Tập huấn viên chỉ nên lại gần khi nhóm cần trợ
giúp hoặc khi tập huấn viên xem xét kết quả thảo luận của nhóm.


Quan sát chung, bao quát không gian rộng, bao quát cả nhóm lớn, rồi mới đên từng
nhóm nhỏ, cá nhân. Điều này sẽ giúp tập huấn viên thấy được toàn cảnh của lớp
học. Nếu phát hiện thấy nhóm hoặc cá nhân nào cần trợ giúp, tập huấn mới can
thiệp.



Quan sát cử chỉ, biểu hiện hành vi, tâm trạng thông qua những chỉ số/dấu hiệu/biểu
hiện. Ví dụ: tư thế ngồi, đứng, nét mặt, ánh mặt, giọng nói, dáng vẻ, sự tham gia ý
kiến, sự hợp tác với các bạn trong lớp, giờ đến, giờ về...



Quan sát kết hợp với lắng nghe và phân tích. Nếu chỉ quan sát mà không kết hợp với
lắng nghe và phân tích có thể việc nhận định của tập huấn viên chưa chính xác




Quan sát khách quan, không áp đặt, tránh dùng những định kiến, kinh nghiệm, quan
niệm để kết luận.



Quan sát liên tục.



Thái độ quan sát: thân thiện, cởi mở, khuyến khích...

Tập huấn viên có kỹ năng quan sát tốt sẽ không vội vàng diễn giải những gì họ nhìn thấy vì
cùng một hành vi phi ngôn ngữ có thể có rất nhiều lý do. Một người quan sát tốt là người
có khả năng thu thập rất nhiều thông tin phi ngôn ngữ và có khả năng kết hợp những gì
quan sát được với những gì thu được từ các giác quan khác để thực sự hiểu học viên.

KỸ NĂNG LẮNG NGHE
Nghe chủ động là một kỹ năng cơ bản trong tập huấn. Khi lắng nghe chủ động, tập huấn
viên không chỉ nghe các từ để hiểu nghĩa mà còn để khuyến khích sự tham gia của học
viên, thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết của mình về học viên. Khi tập huấn viên chăm chú
lắng nghe, họ cũng cảm nhận được tốt hơn những gì đang diễn ra trong lớp học và có thể
đáp lại nhu cầu của học viên cũng như cải tiến chất lượng tập huấn của mình.
Để trở thành một người biết lắng nghe tốt, chúng ta cần lắng nghe toàn bộ một con người
chứ không phải chỉ lắng nghe lời nói của họ.
1.

Các mức độ lắng nghe


1. Lắng nghe cái đầu (họ nghĩ gì): có nghĩa là lắng nghe suy nghĩ - quan điểm, ý
kiến, thông tin...

2. Lắng nghe trái tim (họ cảm thấy gì): có nghĩa là lắng nghe tình cảm - cảm xúc,
trạng thái, kinh nghiệm....

3. Lắng nghe đôi chân (họ muốn gì): có nghĩa là lắng nghe động cơ - ý chí, động
lực, lý do, nhu cầu.

13


2.

Mức độ lắng nghe cái đầu (suy nghĩ)

Đây là mức độ thông thường ta lắng nghe. Nhưng nhiều khi chúng ta lắng nghe không
được tốt như ta tưởng. Liệu chúng ta có thật sự chỉ tập trung nghe suy nghĩ của người nói
không? Bộ não của con người suy nghĩ nhanh hơn lời nói vì vậy khi nghe người khác nói,
não của chúng ta có thể đã phân tích những gì người ta nói bằng ngôn ngữ suy nghĩ của
chính mình, hoặc nghĩ về chuyện khác, hoặc suy nghĩ chúng ta cần nói gì sau khi người ta
nói xong...
Để lắng nghe tốt ở mức độ này ta cần:


Tôn trọng ý kiến/suy nghĩ của người nói



Cởi mở lắng nghe, không đánh giá người nói theo quan điểm của mình.


3.

Mức độ lắng nghe con tim (tình cảm)

Đây là mức độ lắng nghe sâu hơn vào đời sống nội tâm của người nói - lắng nghe tình cảm
của người nói. Tình cảm của người nói có thể là: tức giận, ngượng ngùng, bối rối, căng
thẳng, bất đồng, chán nản, vui vẻ,vv... Để lắng nghe được tình cảm của người nói chúng ta
thường lắng nghe giọng nói, biểu hiện nét mặt, điệu bộ... và sự im lặng hơn là lắng nghe từ
ngữ nói ra. Vì vậy đôi mắt của người nghe rất cần để giúp chúng ta "nghe" tình cảm của
người nói.
Để lắng nghe tốt ở mức độ này ta cần:


Tĩnh lặng/bình thản: không suy nghĩ, bồn chồn, lo lắng... về những chuyện khác. Điều
này sẽ giúp ta thực sự đồng cảm với người nói. Điều này cũng có nghĩa là ta đặt
mình vào vị trí của người nói, hiểu những điều người nói nói ra theo theo quan điểm
của họ.



Quan sát tình cảm bộc lộ qua ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, tư thế, sự
im lặng…)



Chú ý nghe giọng nói, âm lượng, tốc độ nói, ngữ điệu… để hiểu tâm trạng.

4.


Mức độ lắng nghe đôi chân (động cơ)

Lắng nghe động cơ của người nói là phần khó nhất của nghệ thuật lắng nghe. Nhiều khi
chính người nói nhận thức về động cơ của mình cũng còn chưa rõ ràng. Lắng nghe tốt sẽ
giúp khám phá "đằng sau" những suy nghĩ và "bên dưới" những tình cảm kia là động cơ gì.
Động cơ của người nói là nguồn lực cho năng lực tiềm ẩn và ý thức cam kết của người nói.
Động cơ của người nói thường cho biết những điều chưa được nói ra. Nếu hiểu sai động
cơ nhiều khi dẫn đến những hiểu lầm trong giao tiếp và sự hiểu lầm này có thể dẫn đến
những khó khăn trong giao tiếp sau này. Để lắng nghe tốt ở mức độ này ta cần:


Giữ lại cách phản ứng của mình (người nghe).



Tĩnh lặng, bình thản. Có nghĩa là khi lắng nghe, ta hoàn toàn thuộc về người nói, tâm
tư không bị chi phối bởi những chuyện khác.

14




Tìm những điểm chung giữa mình và người nói về cách nhìn nhận, hiểu biết và kinh
nghiệm.



Đặt mình vào vị trí của người nói.
Những điều NÊN làm và KHÔNG NÊN làm khi lắng nghe

Nên
Không nên

-

Tập trung

-

Cãi lại hoặc tranh luận

-

Quan sát và lắng nghe để không chỉ
nghe thông tin mà còn hiểu cảm xúc và
động cơ của người nói

-

Kết luận quá vội vàng

-

Cắt ngang lời người khác trừ khi bạn cần làm
rõ vấn đề đang bàn luận

-

-


-

Có cử chỉ tích cực, khuyến khích người
nói. VD: gật đầu, mỉm cười, nhìn vào
mắt người nói...
Lắng nghe toàn bộ con người (3 mức
độ)
Tỏ thái độ tôn trọng và đồng cảm. VD:
dùng đại tư xưng hô phù hợp, lắng
nghe mà không cắt ngang lời, thể hiện
thái độ phù hợp với tâm trạng của
người nói
Lắng nghe trước, đánh giá/bình luận
sau

-

Thể hiện mình đang lắng nghe bằng
cách nhắc lại hoặc tóm tắt lại những gì
nghe được.

-

Giữ im lặng khi cần thiết

-

Chỉ ghi chép khi cần thiết

Diễn đạt phần còn lại trong câu nói của người

khác
Phán xét (đúng - sai; hay - dở) và đưa ra
nhận xét quá vội vàng hoặc trước khi nghe
hết nội dung.

-

Đưa ra lời khuyên khi người ta không yêu
cầu

-

Để cho những cảm xúc của người nói tác
động quá mạnh đến tình cảm của mình

-

Luôn nhìn vào đồng hồ

-

Giục người nói kết thúc câu chuyện của họ

15


KỸ NĂNG GÓP Ý MANG TÍNH XÂY DỰNG (PHẢN HỒI)
Mục đích của việc góp ý là để người nhận làm việc gì đó tốt hơn hoặc cảm thấy tốt hơn.
Trong tập huấn, việc góp ý đúng cách sẽ làm cho học viên biết mình đã làm được những
gì, những gì mình chưa làm được hoặc làm chưa tốt và cách thay đổi, chỉnh sửa. Việc góp

ý thường được diễn ra sau khi đọc/nghe hoặc xem kết quả thảo luận/bài tập, thực hành.
Tập huấn viên là không chỉ là người biết góp ý mang tính xây dựng mà còn là người đảm
bảo mọi thành viên khác trong lớp cũng phải tuân thủ cách góp ý mang tính xây dựng.
1.

Thế nào là ý kiến góp ý mang tính xây dựng?



Cụ thể, rõ ràng, chính xác.



Nêu cả những điểm tốt và những điểm cần cải tiến, thay đổi.



Đề cập đến sự việc, hành động, lời nói, không phán xét về con người.



Kịp thời (nhưng cần đúng lúc, đúng chỗ).



Gợi ý cho người nhận ý kiến để họ tự đánh giá và quyết định về việc thay đổi.



Sử dụng ngôn ngữ và thái độ đúng mực.


2.

Cách góp ý



Phát biểu trên quan điểm của chính mình: Sử dụng đại từ nhân xưng ‘Tôi’, không
dùng ‘mọi người’, “người ta”, v.v. Ví dụ: ‘Tôi thấy rằng anh nói chuyện riêng trong giờ
học...’



Đề cập đến hành động, sự kiện; không đưa ra phỏng đoán về động cơ hay thái độ.
Các ý nêu ra cần rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Ví dụ: “khi truyền thông cho cộng đồng,
tôi thấy anh không mỉm cười với họ. Điều này làm cho không khí buổi truyền thông
căng thẳng”



Khen ngợi /nói những điểm tốt trước khi nói đến những điểm cần cải tiến/thay đổi.
Một số nhà tâm lý cho rằng con người hầu như đều thích được khen. Vì vậy, nếu bạn
biết khen ngợi chân thành sẽ giúp người nhận ý kiến được khích lệ vì họ được công
nhận. Trên cơ sở đó, họ sẽ dễ dàng lắng nghe và chấp nhận những ý kiến góp ý thay
đổi/cải tiến: Tránh sử dụng từ "nhưng" hoặc “nhưng mà”. Bạn có thể sử dụng một
số cụm từ thay thế như: “Tôi có một số gợi ý để bạn thay đổi/cải tiến là….” hoặc “Kết
quả sẽ tốt hơn nếu bạn thay đổi những điều sau…” hoặc “Để làm tốt hơn trong những
lần sau, bạn có thể thay đổi như sau…” vv




Chọn lọc và đưa ra lượng thông tin vừa đủ vì khả năng tiếp nhận những gì mình làm
chưa tốt và cần thay đổi/cải tiến của con người không phải là vô cùng. Hơn nữa,
người thu nhận thông tin cũng cần có thời gian và năng lực để thay đổi. Vì vậy, người
đưa góp ý cần chọn lọc xem đâu là điểm cần thay đổi/cải tiến phù hợp nhất tại thời
điểm đó đối với người nhận. Theo kinh nghiệm, mỗi lần, mỗi người có thể nhận
khoảng 2 - 3 điểm cần cải tiến/thay đổi.



Đưa ra những ý kiến về những điểm có thể thay đổi được.

16




Thái độ chân tình, cởi mở, trung thực.

Cách góp ý sẽ quyết định việc người nhận ý kiến có chấp nhận và làm theo hay
không.
3.

Cách nhận ý kiến góp ý



Cởi mở




Lắng nghe



Chấp nhận



Không phán xét



Không thanh minh



Làm rõ ý kiến đóng góp (nếu cần)



Lấy ý kiến đóng góp về lĩnh vực cụ thể

17


KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG TẬP HUẤN
Lớp học không có đối thoại, trao đổi của học viên là một lớp học chết. Để thúc đẩy đối thoại
và trao đổi của học viên, tập huấn viên thường đặt các câu hỏi. Nếu các câu hỏi tốt và biết
cách sử dụng, nó sẽ đóng góp đáng kể vào quá trình học tập.

1.

Mục đích của việc sử dụng câu hỏi trong tập huấn



Kích thích người học suy nghĩ, khám phá;



Thăm dò hoặc làm sáng tỏ vấn đề;



Lôi cuốn sự tham gia, chú ý của người học;



Khuyến khích sự hợp tác học hỏi giữa các học viên trong lớp;



Thu thập ý kiến từ học viên;



Khuyến khích những người rụt rè, ít nói;




...

2.

Đặc điểm câu hỏi tốt



Ngắn gọn: tránh hỏi những câu hỏi dài với quá nhiều giải thích.



Chỉ có một ý hỏi: Tránh đưa ra nhiều ý hỏi cùng một lúc khiến học viên không biết
bắt đầu trả lời từ đâu và nhiều khi còn quên cả ý hỏi.



Rõ ý hỏi: khi đặt câu hỏi, bạn cần biết rõ mục đích hỏi thì mới chọn từ để hỏi cho
chính xác. ý hỏi sẽ không rõ ràng nếu câu hỏi quá chung chung.



Phù hợp (với chủ đề, với hoàn cảnh, tâm lý, văn hóa... người được hỏi)

3.

Một số loại câu hỏi

3.1. Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng thường chỉ giới hạn ở câu trả lời ‘có’ hoặc ‘không’ hoặc một câu trả lời rất

ngắn gọn và đưa ra một đáp án.
VD:


Buổi truyền thông hôm nay có hiệu quả không?



Bạn gặp khó khăn về kinh phí cho hoạt động truyền thông hay về kỹ năng truyền
thông?

Câu hỏi đóng thường được hỏi lúc đầu giao tiếp hoặc khi muốn khẳng định lại.
3.2. Câu hỏi mở
Là những câu hỏi có từ để hỏi như: Cái gì, khi nào, tại sao, thế nào, ở đâu, do đâu,
nếu….thì…

18


Câu hỏi mở có bản chất kích thích tư duy và thách đố. Chúng cho phép có các câu trả lời
khác nhau và phạm vi trả lời rộng.


Làm thế nào thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động thích ứng biến
đối khí hậu?



Anh/chị gặp khó khăn gì khi truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về thích
ứng biến đổi khí hậu?


3.3. Câu hỏi thăm dò và làm rõ
Thăm dò là một kỹ thuật giúp học viên hiểu rõ vấn đề và học tốt hơn. Để thăm dò tốt, tập
huấn viên thường sử dụng câu hỏi. Dưới đây là một vài cách thăm dò và làm rõ:


Đi sâu vào chi tiết:
VD: Khó khăn lớn nhất chúng ta gặp phải trong thực hiện
truyền thông về thích ứng biến đổi khí hậu là gì?



Làm rõ:



Thách thức:

VD: nếu … thì sao?



Chứng minh:

VD: Dựa vào đâu mà anh nói rằng…

4.

Các cấp độ câu hỏi sử dụng trong tập huấn


VD: Anh nói... nghĩa là thế nào?

4.1. Nhớ lại, kể lại, miêu tả
Loại câu hỏi này giúp người được hỏi miêu tả tình tiết, lời nói, hành động, diễn biến của
các sự vật, hiện tượng đã xảy ra. VD:


Trong tháng này chị truyền thông được bao nhiêu buổi về thích ứng biến đổi khí hậu?



Khi truyền thông chị đã làm theo những bước như thế nào?

4.2. Phân tích, đánh giá
Câu hỏi ở cấp độ này giúp người được hỏi so sánh, giải thích, tổ chức/sắp xếp thông tin,
tìm điểm tốt/ chưa tốt, cho ý kiến của mình về một hiện tượng, sự vật, con người…VD:


Trong quá trình truyền thông chị hài lòng nhất ở bước nào?



Bước nào chị gặp khó khăn?



Chị đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?

4.3. Khái quát hoá
Câu hỏi dạng này nhằm giúp người được hỏi tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá

để tổng kết thành bài học kinh nghiệm, thành những qui luật, qui tắc, quy trình…VD:


Theo chị, để truyền thông hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì?

19


4.4. Câu hỏi áp dụng
Câu hỏi dạng này nhằm giúp người được hỏi suy nghĩ về việc áp dụng bài học, kinh
nghiệm, quy luật, quy trình… vào thực tiễn cuộc sống. VD:


Điều gì chị sẽ cải tiến trong lần truyền thông tới để kết quả buổi truyền thông tốt hơn
trước?

Trong tập huấn, tập huấn viên cần phải dùng cả 4 cấp độ câu hỏi trên trong từng bài học
để phù hợp với tiến trình tư duy của học viên.
5.

Quy trình đặt câu hỏi

Nên bắt đầu bằng các câu hỏi đòng và dễ trả lời, sau đó tiếp tục bằng các câu hỏi mở, trừu
tượng. Quy trình đặt câu hỏi như sau:


Đặt câu hỏi cho cả lớp




Chờ 1 vài giây (2 - 3giây)



Đảm bảo mọi người hiểu câu hỏi (quan sát phản ứng của học viên)

Nếu chưa có học viên trả lời có thể:


Chờ thêm 1 vài giây nữa, hoặc



Đặt cùng câu hỏi đó cho một học viên cụ thể, hoặc



Mời cụ thể một vài học viên trả lời



Tìm sự ủng hộ cho câu trả lời đúng

6.

Xử lý các câu trả lời hoặc những tình huống học viên không trả lời
Tình huống

Câu trả lời đúng


Câu trả lời đúng một
phần

Câu trả lời sai

Học viên không trả
lời

Gợi ý xử lý của tập huấn viên
















Khen ngợi
Công nhận (VD: nói “vâng”; gật đầu; vv)
Đánh giá phần trả lời đúng
Đề nghị học viên khác bổ sung ý kiến
Đề nghị học viên khác hoàn thiện/chỉnh sửa

Giảng viên bổ sung/chỉnh sửa thêm (nếu cần)
Ghi nhận sự phát biểu ý kiến
Đề nghị học viên khác nhận xét câu trả lời
Hỏi tiếp những câu hỏi khác giúp học viên hiểu ra vì sao
câu trả lời chưa chính xác
Giảng viên nhận xét chưa chính xác ở đâu và tại sao
Hỏi những học viên khác
Hỏi lại câu hỏi bằng từ ngữ khác/hoặc cách khác dễ hiểu
hơn
Làm rõ câu hỏi
Giảng lại nội dung/khái niệm hoặc yêu cầu học viên xem lại

20


tài liệu (nếu cần)

TRÌNH BÀY HIỆU QUẢ
Dưới đây là 4 bước chuẩn bị cho sự thành công của bất kỳ buổi trình bày nào.


Phân tích người nghe.



Xác định mục tiêu bài trình bày rõ ràng.



Chuẩn bị nội dung.




Chuẩn bị phương pháp.

Bước 1: Phân tích người nghe
Phân tích người nghe giúp ta hiểu rõ họ hơn và trên cơ sở đó bạn có thể xác định được nội
dung và cách trình bày. Thực ra các bạn vẫn thường phân tích người nghe khi giao tiếp
hay trình bày rồi đấy. Hãy thử nhớ lại xem… Ví dụ, cùng một câu chuyện đi tắm biển, khi
kể cho một cháu bé, kể cho vợ, kể cho bạn, kể cho cấp trên… cách kể và nội dung kể của
bạn đã khác nhau rồi. Năm câu hỏi chính giúp bạn phân tích người nghe:


Người nghe là ai?



Họ cần có được thông tin/hiểu điều gì?



Họ cần có những cảm xúc gì?



Họ cần tin vào điều?



Họ cần có hành động/thay đổi gì sau khi nghe trình bày?


Ngoài ra còn một số câu hỏi khác có thể sử dụng thêm cũng rất có ích:


Người nghe đã biết những gì về vấn đề sắp trình bày?



Những điều gì họ cần biết thêm?



Thái độ của họ đối với vấn đề trình bày như thế nào?

Bước 2: Xác định mục tiêu bài trình bày rõ ràng
Mục tiêu bài trình bày cần hướng tới người nghe/học viên đạt được đIều gì sau khi nghe
trình bày chứ không phải tập huấn viên nói được cái gì. Mục tiêu bài trình bày trả lời câu
hỏi:
Bạn muốn người nghe:


Tìn vào điều gì



Nhớ được điều gì



Làm được gì sau bài trình bày


Bước 3: Chuẩn bị nội dung
Ba tiêu chí để lựa chọn thông tin cho nội dung:


mục tiêu bài trình bày;



kiến thức đã có và nhu cầu của người nghe đến chủ đề mình trình bày;



thời gian trình bày.

21


Nội dung trình bày:
Thông tin sử dụng trong trình bày cũng phải rõ ràng, ngắn gọn. Nội dung trình bày gồm 3
phần:





Phần mở đầu




Phần thân bài

Phần tóm tắt/kết thúc

Phần mở đầu:
Chiếm khoảng10-15% tổng số thời gian trình bày. Phần này bao gồm những ý chính sau:
-

Chào đón người nghe, giới thiệu ngắn gọn về mình (nếu cần)

-

Nêu chủ đề trình bày

-

Nêu mục tiêu trình bày

-

Thời gian cho bài trình bày

-

Cấu trúc bài trình bày

-

Thời điểm thảo luận/hỏi đáp. Cần tạo nên sự hứng thú cho người nghe ngay từ lúc
này thông qua một số số cách gợi ý sau:


Phần thân bài:
Với một bài trình bày trong khoảng từ 10 –15 phút, bạn nên lựa chọn hai hoặc ba đề
mục/nội dung chính để trình bày thôi. Tránh đưa quá nhiều vì người nghe sẽ bị quá tải về
thông tin hoặc các thông tin đưa ra sẽ sơ sài. Thông tin cần được sắp xếp hợp lý theo một
trong những nguyên tắc sau để giúp người nghe dễ hiểu và dễ nhớ:
-

theo trật tự thời gian;

-

theo trật tự không gian;

-

theo trình tự nhân quả;

-

theo thứ tự giải quyết vấn đề (VD: vấn đề – nguyên nhân - giải pháp);

-

theo từng chủ đề.

Phần kết luận:
Có thể chiếm 5-10% tổng thời gian bài trình bày. Trong phần này bạn cần củng cố sự ghi
nhớ của người nghe thông qua một số cách như:
-


tóm tắt lại những ý chính;

-

nhấn mạnh điểm quan trọng;

-

kêu gọi hành động ở người nghe.

-

Cảm ơn sự chú ý của người nghe

-

….

Bước 4: Chuẩn bị phương pháp


minh họa cho nội dung trình bày (bằng số liệu, kết quả nghiên cứu/đánh giá dẫn chứng,
câu chuyện, ví dụ thực tế, tranh ảnh...)



ghi các ý chính lên tờ nhắc để tránh bỏ sót thông tin trong quá trình trình bày.

22





sử dụng giọng nói: nói rõ ràng, nói vừa đủ nghe, tốc độ vừa phải, tránh nói quá nhanh.
Cần nói rõ trọng âm, tránh nói quá đều đều tạo cảm giác buồn ngủ cho người nghe.



sử dụng ngôn ngữ cơ thể (hình dáng, tác phong, cách ăn mặc, điệu bộ, nét mặt, cười,
giao tiếp bằng ánh mắt…) để giao tiếp với người nghe làm họ có ấn tượng tốt về bạn.



sử dụng các phương tiện nghe, nhìn: cần để thời gian đủ cho người nghe đọc và nhìn;
tránh chỉ chú ý nhìn những phương tiện này. Chỉ sử dụng chúng như là phương tiện hỗ
trợ. Nhân vật trung tâm của bài trình bày là người nghe chứ không phải là giáo cụ trực
quan.



bố trí địa điểm trình bày trước, bao gồm cả sắp xếp khoảng cách giữa người nói và
người nghe.

Một số lưu ý khi trình bày
Ngắn gọn:


hạn chế thời gian trình bày khoảng 10 –15 phút vì người nghe chỉ có thể lắng nghe
hiệu quả trong vòng 10 -15 phút. Sau 15 phút đó, sự tập trung của người nghe giảm

dần. Bài trình bày càng dài hiệu quả càng ít.



Cần nêu vấn đề một cách rõ ràng và ngắn gọn. Cần cung cấp những thông tin mới (cập
nhật) và phù hợp để chứng minh cho vấn đề. Đảm bảo có đủ chứng cớ, số liệu để giải
thích rõ ràng vấn đề.



Nếu có thời gian, hãy đưa những ví dụ/câu chuyện thực tế để minh hoạ cho vấn đề
mình nói. Những ví dụ hoặc câu chuyện thực tế luôn làm bài trình bày sinh động, hấp
dẫn và thuyết phục hơn.

Sử dụng đôi mắt:


Hãy nhìn vào người nghe chứ đừng luôn nhìn vào tờ nhắc hoặc giáo cụ trực quan



Giao tiếp bắng mắt với học viên để tạo lập và tăng thêm sự thiện cảm. Nên đưa mắt
nhìn đều mỗi người khoảng 1 – 3 giây để tăng hiệu quả. Trong trường hợp người nghe
đông, nên nhìn vào người nghe theo hình chữ M hoặc W



Quan sát người nghe để đánh giá họ hiểu đến đâu và có chú ý nghe không.

Sử dụng giọng nói:



Rõ ràng



Nhấn mạnh vào những điểm chính



Sử dụng âm lượng đủ nghe



Tốc độ nói vừa phải (khoàng 125 từ /1 phút)



Cần chuyển giọng điệu cao thấp để gây hứng thú, tránh dùng giọng nói đều đều



Đến những điểm quan trọng nên nói chậm lại để gây tác động mạnh



Hãy tạm ngừng (1 – 2 giây) sau khi kết thúc một ý tưởng hoặc một đoạn

23





Tránh hoặc giảm bớt những từ đệm như “tôi muốn nói rằng” “Như các bạn đã biết”
“Vâng”….hoặc những tiếng đệm như “à, ừ…”

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể:


Hãy mỉm cười - điều này giúp bạn và người nghe cảm thấy thoải mái



Nét mặt thể hiện sự nhiệt tình, tự tin



Giữ tư thế thẳng và thoải mái



Nên sử dụng những động tác nhẹ nhàng và tự nhiên. Tránh những động tác gây mất
tập trung (VD: nghịch bút, vặn vẹo tay…) hoặc những động tác thể hiện hấp tấp, vội
vàng hay gò bó, cứng nhắc



Sử dụng tay nên: trong khoảng từ cằm đến thắt lưng (tránh vung tay cao quá hoặc thấp
quá); đưa tay từ trong ra và từ dưới lên. Thỉnh thoảng đổi tay để tạo sự khác biệt




Không nên đứng sau bàn hoặc một vật cản nào đó



Không nên đứng yên một chỗ nhưng cũng không nên rảo bước khắp phòng

Một số gợi ý để khắc phục sự mất bình tĩnh:


Chuẩn bị kỹ lưỡng



Tập trình bày trước cho đến khi thấy tự tin



Hãy ngồi một mình thư giãn vài phút trước khi bắt đầu



Thở sâu vài lần trước khi nói



Nên suy nghĩ theo hướng tích cực (VD: nghĩ rằng mọi người đang nghe đều là bạn
mình; hãy hình dung mình vừa kết thúc phần trình bày và được người nghe hoan
nghênh)




Sử dụng tờ nhắc để tránh quên những điều quan trọng



Sử dụng phương tiện trực quan (nếu có thể) để bạn có thể liếc mắt nhìn bố cục phần
trình bày và những điểm chính



Nên viết trước những câu nói đầu tiên – những câu nói đầu tiên gây ấn tượng có thể
giúp bạn bớt đi sự lo lắng.



Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi yêu cầu người nghe trả lời. Điều này cho bạn một
phút nghỉ ngơi, trấn tĩnh.

Cần nhớ rằng:
Từ ngữ chỉ đóng góp 7% vào sự thành công của bài trình bày.
Trong khi đó cách trình bày đóng góp 93% (giọng nói, ngôn ngữ cử chỉ, giáo cụ trực
quan, trang phục…tất cả những gì tác động vào mắt người nghe)

24


TRÌNH BÀY SÁNG TẠO
Trong tập huấn lấy học viên làm trung tâm nên tránh thuyết trình tràng giang đại hải. Nếu

bài trình bày/thuyết trình dài hơn 10-15 phút, hãy chia bài trình bày/thuyết trình thành các
phần . Sau từng phần, hãy dành thời gian đề người học/người nghe được tham gia vào
các hoạt động học tập khác liên quan đến nội dung thuyết trình, ví dụ trao đổi giữa người
thuyết trình và người học/người nghe, thảo luận trong nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ... Dưới
đây là một số cách kết hợp thuyết trình với các hoạt động học tập khác:
-

Hỏi người học/người nghe về quan tâm, băn khoăn...của họ về chủ đề mình sắp
trình bày. Sau đó trình bày, mỗi phần trình bày từ 10-15 phút.

-

Sau mỗi phần trình bày, đề nghị người học/người nghe dành thời gian xem lại
những điều mình đã ghi chép, đề nghị họ thảo luận với người bên cạnh về: (a) điều
bổ ích nhất họ thu được; (b) điều họ còn thấy khó hiểu.

-

Sau mỗi phần trình bày, đề người học, người nghe thảo luận trong nhóm nhỏ thông
qua trả lời các câu hỏi, trò chơi mang tính học tập, cuộc thi khả năng hiểu, vận dụng
những kiến thức nghe được…

-

đưa các ví dụ đời thường hoặc ví dụ của chính bản thân mình vào bài thuyết trình
nếu có thể. Dành thời gian để người học/người nghe liên hệ những điều họ thu
được với cuộc sống và công việc của họ sau khi thuyết trình xong.

-


Yêu cầu người học/ người nghe liên hệ kinh nghiệm của mình với chủ đề mình sắp
trình bày thông qua việc hỏi – trả lời miệng hoặc ra câu hỏi và đề nghị họ ghi câu trả
lời lên giấy sau đó mời một vài người chia sẻ câu trả lời. Sau đó kết nối những
thông tin người học/người nghe đã chia sẻ hoặc quan tâm với những điều mình sẽ
trình bày.

-

Khi kết thúc phần trình bày, THV có thể mở ra những câu hỏi, những bình luận,
những vấn đề cần tiếp tục phải nghiên cứu, tìm tòi,...về chủ đề mình vừa trình bày.

-

Ngoài ra, phương pháp thuyết trình còn có thể kết hợp với các phương pháp giảng
dạy/tập huấn khác như bài tập tình huống, động não, sắm vai…. tùy thuộc vào mục
tiêu, nội dung, người học và điều kiện lớp học.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×