Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập tình huống giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.61 KB, 16 trang )

DS-N04 - TL2 - nhóm 3

MỤC LUC
Lòi nói đầu........................................................................................................
1. Khái quát chung........................................................................................
LI Khái niệm, đặc điểm của giao dịch dân sự ...............................................
1.2 Hình thức giao dịch dân sự........................................................................
2. Tìm hiểu các vụ việc cụ thể có tranh chấp liên quan ...
2. Ì Vụ việc thứ nhất.........................................................................................
2.1.1. Tóm tắt vụ án...........................................................................................
2.1.2 Giải quyết cùa tòa án................................................................................
2.1.3. Nhận xét quyết định của Tòa án...............................................................
3.

Vụ việc thứ hai...........................................................................................
__ r

2.2.1. Tóm tát vụ án...........................................................................................
2.2.2 Giải quyết của tòa án................................................................................
2.2.3. Nhận xét quyết định của Tòa án...............................................................
4.

Vụ việc thứ ba.............................................................................................

2.3. ỉ . Tóm tắt vụ án...........................................................................................
2.3.2 Giải quyết của tòa án................................................................................
2.3.3. Nhận xét quyết định của Tòa án...............................................................
3. Một sổ bất cập trong quy định của pháp luật liên
quan đến hình thức của giao dịch dân sự.....................................................
Kết luận ............................................................................................................


Ì


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng nằm trong kiến trúc thượng tầng, luôn bị
tác động bởi cơ sở hạ tầng. Điều này pháp luật luôn phải biến đổi hằng ngày theo những yêu
cầu của xã hội có thể nói rằng, các vụ việc có tranh chấp liên quan đến hình thức của giao
địch ngày nay được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và nhìn chung là hẹp pháp. Tuy nhiên, sự
phức tạp của các vụ án, và một số yếu tể khách quan khác đôi khi tác động làm cho việc giải
quyết các vụ việc liên quan đến các hình thức giao dịch dân sự chưa thể làm các bên thảo mãn
thậm chỉ còn những thiếu xót chưa hợp pháp. Qua việc tìm hiểu một số vạ việc nhóm chúng tôi
xin đưa ra 3 vụ việc cụ thể để phân tích và đưa ra những ý kiến nhận xét riêng để hiểu thêm về
hình thức giao dịch dân sự.

1. Khái quát chung
5. Khái niệm, đặc diêm của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đon phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, (điều 121,BLDS năm 2005).
Đặc điểm chung của giao dịch dân sự: Thứ nhất, phải thể hiện được ý chí của các bên tham
gia. Khỉ tham gia giao dịch dân sự chủ thể muốn đạt được mục đích nhất định nhằm thỏa mãn nhu
cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
Thứ hai, chế tài giao dịch mang tính chất bắt buộc nhưng cũng rất linh hoạt nguyên tắc thỏa
thuận, tự do cam kết và xây dụng chế tài. Đây là nguyên tắc cơ bản của luật dân sự nói chung, của
giao dịch dân sự nói riêng.
Thứ ba, các bên tham gia phải giao dịch tự nguyện. Đây là sự phản ánh thống nhất ý chí của
các bên, là nguyên tắc quan trọng để thiết lập giao dịch.
Thứ tư, nội dung của giao dịch không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Mục đích của
giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
( điều 123, BLDS năm 2005)
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi

dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
6. Hình thức giao dịch dân sự

22


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông qua
phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã
xác lập. Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng hình sự. Nó là
chứng cứ xác nhận các quan hệ đã đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân
sự khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Các hình thức giao dịch dân sự: Hình thức bằng miệng (bằng lời nói): Hình thức miệng
được coi là hình thức phổ biến nhất ương xã hội hiện nay, mặc dù hình thức này có độ xác thực
thấp nhất. Hình thức miệng này thường được áp dụng với các giao dịch được thực hiện ngay và
chấm dứt ngay sau đó ( mua bán trao tay) hoặc giữa các chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy,
giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng cũng có trường hợp giao dịch dân sự nếu được thực hiện bằng hình
thức miệng phải đảm bảo tuân thủ những điều kiện luật định mới có giá trị (di chúc miệng Điều 654 BLDS).
Hình thức vãn bản bao gồm: Văn bản thường và có công chứng. Với vãn bản thường các
bên tham giã giao dịch dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy đinh giao dịch phải thể hiện theo
hình thức văn bản. Nội dung giao dịch được thể hiện trên văn bản có chữ ký xác nhận của chủ
thể, cho nên hình thức này là chứng cứ xác thực chủ thể đã tham gia vào một giao dịch dân sự rõ
ràng hơn nhiều trường hợp giao dịch được thể hiện bằng lời nói.
Văn bản có Công chứng chứng nhận, UBND cấp có thẳm quyền chứng nhận: được áp dụng
trong những trường hợp pháp luật có quy định giao dịch bắt buộc phải được lập thành văn bản
hoặc các bên có thỏa thuận phải chúng nhận, chúng thực, đãng kí hoặc xin phép thì khi xác lập
các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục.
Hình thức bằng hành vi: Giao dịch dân sự có thể được xác lập thông qua những hành vi
nhất định theo quy ước định trước. Đây là hình thức giản tiện nhất của giao dịch. Giao dịch có

thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời
của tất cả các bên tại nơi giao kết. 2. Tìm hiểu các vụ việc cụ thể có tranh chấp liên quan 2. Ì
Vu viêc thứ nhất
9 •
Dựa ưên bản án "QUYẾT ĐỊNH SỐ 18/2003/HĐTP-DS NGÀY 30-05-2003 VỀ VỤ ÁN
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ" 2.LI, Tóm tắt vạ án
Nguyên đơn:

33


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Bà Trần Thị Ngọc Hiền, sinh năm 1957 và các con bà Hiền là Trần Thị Ngọc Diệp; Trần
Thị Ngọc Chi; Trần Thị Ngọc Hiếu; Trần Thị Bích Trâm (đều do bà Hiền giám hộ); cùng trú tại
số 4 khu phố li, phường Tân Thuận Tây, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Trần Thị Lý; Trần Thanh Bình; Trần Văn Nghĩa; Trần Thị Giàu; Trần Văn Hùng; tất cả
đều uy quyền cho bà Trần Thị Lệ trá tại số 11/4B khu phố Ì, phường Phú Thuận, quận 7, thành
phố Hồ Chí Minh.
Bị đon: Ông Tràn Văn Thọ và vợ là bà Phan Thị Hồng Hoa; cùng trú tại số 1B khu A khu
phố Ì, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh Trần Thanh Xuân và chị Mai Lan Roberts cư
trá tại Australia, ủy quyền cho anh Thọ.
Diện tích 120m2 nhà trên diện tích 1.199m2 đất tại số 2/7 khu phố 3, đường liên tỉnh lộ 15
(nay là đường Huỳnh Tấn Phát), phường Bình Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh là sờ hữu
của ông Trần Văn Lung. Ông Lung có vợ là bà Trần Thị Ngọc Hiên. Trong diện tích nhà đát nói
trên mới chỉ có 120m nhà trên 170m đát là có giây tờ, phần đất còn lại chưa được hợp thức hoa
quyền sử dụng do ông Lung mua lại của người khác, nhưng chưa hoàn tất thủ tục mua bán.
Ngày 24-09-1999, ông Lung thoa thuận bán căn nhà 2/7 khu phố 3 nói trên cho vợ chồng
ông Thọ, bà Hoa với giá 2,4 tỷ đồng. Dù chưa lập hợp đồng, nhưng ông Thọ đã giao cho ông
Lung 360 triệu đồng. Ngày 26-09-1999, ông Lung giao toàn bộ nhà đất cho ông Thọ sử dụng.

Việc giao nhà hai bên có làm "tờ giao nhận" trong đó có nội dung: "trong thời gian ông Lung
chưa nhận đủ số tiền còn lại (theo hợp đồng bản nhà), mọi chỉ phí sửa chữa ông Lung hoàn
toàn không bồi thường gì cả". Sau đó, phía ông Thọ tiếp tục trả thêm cho phía ông Lung tổng
cộng là 1,08 tỷ đồng (trong đó có số tiền 51.000USD do em ông Thọ là anh Xuân và chị Mai
Lan gửi trả từ Australia).
Tháng 12-1999, ông Thọ và ông Lung mới cùng nhau lập hợp đồng mua bán nhà đất nêu
trên. Nội dung ông Lung bán nhà 2/7 khu phố 3 cho ông Thọ với giá 2,4 tỷ đồng, thanh toán tiền
mua bán nhà làm 2 đợt:
Đợtl: 1,4 tỷ đồng.
Đạt 2: Tính từ ngày 24-09-1999 đến ngày 24-12-1999, bên ông Thọ phải thanh toán tiếp số
tiền còn lại là Ì tỷ đồng. Nếu đến hạn mà bên ông Thọ không đủ tiền thanh toán thì hai bên sẽ
cùng nhau thế chấp căn nhà đang mua bán để vay Ì tỷ đồng trả cho

44


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
ông Lung. Hợp đồng này chỉ có ông Lung, ông Thọ ký và Uy ban nhân dân phường Bình Thuận
xác nhận chữ kỷ của hai ông, chứ chưa phải là xác nhận tình trạng tài sản chuyển dịch và chưa
qua Công chứng theo quy định.
Thực hiện hợp đồng, tính đến ngày 04-12-1999, phía ông Thọ mới giao cho ông Lung
51.000USD và 430 triệu đồng (làm 3 lần). Phía ông Thọ cho ràng lần thứ 4 giao cho ông Lung
320 triệu đồng, nhưng không làm biên nhận. Điều này không được nguyên đơn thừa nhận. Sau
đó, ông Thọ cũng không trả thêm tiền cho ông Lung, không thiết lập hợp đồng mua bán nhà đất
theo quy định với lý do ông Lung không cùng ông Thọ lo thủ tục mua bán nhà đất đó. Ngày 1804-2000, ông Thọ khởi kiện tại Toa án nhân dân quận 7 yêu cầu ông Lung phải làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu nhà đất cho ông Thọ, sau đó, ông Thọ sẽ trả hết số tiền còn lại là Ì tỷ đồng.
Ngày 01-11-2000, ông Thọ xin rút đơn khởi kiện ông Lung tại Tòa án để yêu cầu Uy ban nhân
dân quận 7 giải quyết hợp đồng nêu trên. Sự việc chưa được giải quyết thì ngày 10-05-2000 ông
Lung chết. Những người hường thừa kế của ông Lung gồm: bà Muội là mẹ ông Lung; bà Hiền
là vợ cùng các con của ông Lung gồm: Trần Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Ngọc Chi, Trần Thị Ngọc

Hiếu và Trần Thị Bích Trâm. Ngày 22-11-2000, bà Lệ khởi kiện ông Thọ tại Toa án yêu cầu ông
Thọ tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà với ông Lung, yêu cầu ông Thọ phải trả số tiền
còn lại và lãi suất chậm ưả trên số tiền đó. Ông Thọ cho rằng nhà đất của ông Lung phần lớn
chưa được họp pháp hoa quyền sở hữu nên yêu cầu phía bà Lệ làm xong thủ tục chuyển quyền
sở hữu nhà đất, thì ông Thọ mới trả nốt số tiền còn lại; nếu không thì xin huy hợp đồng mua bán
nhà và yêu cầu phía bà Lệ trả lại ông số tiền 1,4 tỷ đồng cùng với lãi suất và tiền sửa chữa nhà
hết 100 triệu đồng. Nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì số tiền còn lại là Ì tỷ đồng ông sẽ trả khi
án có hiệu lực pháp luật.
2.1.2 Giải quyết của tòa án
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 151/DSST ngày 24-01-2002, Tòa án nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh đã quyết định:
Hủy họp đồng mua bán nhà ở lập tháng 12-1999 giữa ông Trần Văn Lung với ông Tràn Văn
Thọ và bà Phan Thị Hồng Hoa.
Ông Lung chết tháng 05-2000, bà Muội mẹ ông Lung chết tháng 11-2001. Buộc ông Thọ,
bà Hoa có trách nhiệm giao nhà 2/7 khu phố 3, đường liên tình 15 (nay là đường Huỳnh Tấn
Phát) phường Bình Thuận, quận 7 cùng khuôn viên đất cho các đồng

55


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
thừa kế của ông Lung gồm: Tràn Thị Ngọc Hiền, Trần Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Ngọc Chi, Trần
Thị Ngọc Hiếu và Trần Thị Bích Trâm, Trần Thị Lý, Trần Thanh Bình, Trần Văn Nghĩa, Trần
Thị Giàu, Trần Văn Hùng do bà Lệ đại diện nhận.
Các đồng thừa kế của ông Lung, do bà Lệ đại diện có trách nhiệm giao ưả ông Thọ
1.103.404.350 đồng, giao nhà và tiền thực hiện cùng một lúc, hạn chót ngày 24-042002.
2.1.3. Nhận xét quyết định của Tòa án
Việc Toà án cấp sơ xác định hợp đồng mua bán nhà giữa ông Lung vái ông Thọ, bà Hoa là
hợp đồng vô hiệu là đúng.
Thứ nhất, cần phải khẳng định rằng đây là một hợp đồng mua bán nhà ở không họp lệ. Bởi

theo Điều 443 BLDS 1995 thì hình thức hợp đồng mua bán nhà ở được quy định rằng : "Hợp
đồng mua bản nhà ở phải được lập thành vãn bản, cỏ chứng thực của Công chứng nhà nước
hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp cổ thẩm quyền ".
Như vậy, về mặt hình thức hợp đồng mua bán nhà giữ ông Lung và ông Thọ chưa được
công chức bởi cơ quan có thẩm quyền nên hợp đồng này bị vô hiệu về mặt hình thức.
Thứ hai, vê xác định lôi:
Bên bán nhà tức ông Lung đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của bên bán nhà. Đất của ông
Lung tuy mới chỉ có 120m2 nhà trên 170m2 đất là có giấy tờ nhưng từ trước cho tới sau khi hợp
đồng được kí kết cũng không xảy ra tranh chấp gì, bên ông Lung cũng tạo điều kiện để 2 bên có
thể hoàn thành thủ tục chuyển nhượng. Nhưng ông Lung cũng có lỗi trong việc không tuân thủ
đúng hình thức của hợp đồng mua bán nhà.
Bên mua nhà tức ông Thọ là người có lỗi khi không thanh toán theo thỏa thuận và hợp đồng
mua bán nhà giữa ông và ông Lung. Bởi các lý do sau:
Tại hợp đồng mua bán nhà ở lập tháng 12-1999 quy định ông Thọ phải thanh toán cho ông
Lung 1,4 tỷ đồng vào ngày 24-09-1999, số tiền còn lại thanh toán đợi 2 là Ì tỷ đồng vào ngày
24-12-1999. Tuy ông Thọ khai đã trả cho ông Lung 1,4 tỷ đồng, nhưng thực tế, ông Thọ mới chỉ
giao cho ông Lung được 1,08 tỷ đồng, phần còn lại, ông Thọ không thanh toán. Đối với số tiền
còn lại, ông Thọ cũng chưa thanh toán được do ngân hàng không đồng ý cho vay Ì tỷ. Như vậy,
ông Thọ là người vi phạm thoa thuận về điều khoản thanh toán.

66


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Chính bởi những lẽ đó, theo điều 146 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu:
ỉ . Giao dịch dân sự vồ hiệu không ỉa phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điếm xác
lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên cỏ

lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Tùy từng trường hợp, xét theo tỉnh chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi
tức thu được có thế bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà
giữa ông Lung và ông Thọ, đồng thời yêu cầu ông Thọ, bà Hoa có trách nhiệm giao nhà 2/7 khu
phố 3, đường liên tình 15 (nay là đường Huỳnh Tấn Phát) phường Bình Thuận, quận 7 cùng
khuôn viên đất cho các đồng thừa kế của ông Lung và các đồng thừa kế của ông Lung, do bà Lệ
đại diện có trách nhiệm giao ứả ông Thọ
1.103.404.350 đồng là hoàn toàn hợp lý.
2.2 Vu viêc thứ hai
**
Dựa trên bản án "QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẲM SỐ 30/2005/DS-GĐT NGÀY 0612-2005 VÈ vụ ÁN "TRANH CHẤP HỢP ĐÒNG MUA BẤN TÀI SẢN".
2.2.Ỉ. Tóm tắt vạ án
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hoàng Giang Trú tại: Nhà số 31/9 Tân Hòa Đông, phường 13,
quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Người đại diện hóp pháp của nguyên đon: Chị Nguyễn Thị
Ngọc Trâm là người đại diện do nguyên đơn ủy quyền. Trú tại: DD9 cư xá Bắc Hải, phường 15,
quận lo thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Nghĩa. Trú tại: Nhà số 135/15D Hùng Vương, phường 6, quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thị Tình. Trú tại: Nhà số 9 quốc lộ Ì, khu
phố 2 , phường Tân Hiệp, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và Ông Trần Minh Đức (chồng bà Nghĩa).
Trú tại: Nhà số 135/15D Hùng Vương, phường 6, quận 6, thành phố HỒ Chí Minh.

77


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Ngày 19-10-1995, bà Nguyễn Thị Nghĩa đến cơ sở của ông Nguyễn Hoàng Giang đặt mua
13.800 túi xách, giá 10.500 đồng/cái, thành tiền là 144.900.000 đồng. Việc mua bán chỉ thỏa
thuận miệng, nhưng khi nhận tiền và giao hàng đều có ghi sổ ký nhận. Bà Nghĩa đã trả nhiều lần

được 80.000.000 đồng. Sau đó, bà Nghĩa không trả nữa và yêu cầu ông đến gặp bà Trần Thị
Tình là người cầm tiền của bà Nghĩa để lấy tiền. Ngày 17-8-1996, ông đến gặp bà Tình để lấy
tiền thì bà Tình ừả 1.800 USD tương đương 19.800.000 đồng. Tổng cộng số tiền bà Nghĩa và bà
Tình đã trả ông là 99.800.000 đồng. Nay ông Giang yêu càu bà Nghĩa trả cho ông số tiền còn lại
là 45.000.000 đồng và yêu cầu tính lãi theo quy định của ngân hàng từ ngày 17-8-1996 đến nay.
Theo các lời khai của bà Nguyễn Thị Nghĩa là bị đơn ữong quá trình giải quyết vụ án thì:
bà Nghĩa và bà Tình là bà con họ hàng xa. Khoảng tháng 10-1995, bà cho bà Tình mượn nhà để
làm văn phòng giao dịch. Ngày 25-10-1995 bà đi cùng bà Tình đến cơ sở của ông Giang để mua
túi xách. Người mua túi xách là bà Tình. Khi thương lượng thì bà thương lượng với ông Giang
và có nói khi nào nhận tiền thì gọi ông Giang đến nhà bà nhận tiền. Sau đó, bà đã nhận tiền từ
bà Đỗ Hồng Nga, bà Tình và bạn hàng của bà Tình để trả tiền cho ông Giang. Tính đến ngày 152-1996, bà đã trả cho ông Giang tổng cộng là 80.000.000 đồng, bà có ký tên vào sổ của ông
Giang. Tháng 4-1996, bà không cho bà Tình mượn nhà làm văn phòng nữa, bà có báo cho ông
Giang biết số tiền còn lại ông Giang nên gặp trực tiếp bà Tình để thanh toán. Từ đó, ông Giang
không liên hệ với bà. Nay ông Giang yêu cầu bà trực tiếp trả nợ, bà không đồng ý. 2.2.2 Giải
quyết của tòa án
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày 10-3-2000, Toa án nhân dân quận 6 đã căn cứ
vào Điều lo, 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Điều 321, 322, 421, 431 Bộ luật
dân sự; Nghị định 70/CP ngày 12-6 1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí Toa án, quyết
định:
Bà Nguyễn Thị Nghĩa có nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn Hoàng Giang 45.100.000
đồng tiền mua túi xách còn thiếu tại thời điểm tháng lo 1995 và trách nhiệm do chậm thực hiện
nghĩa vụ dân sự từ ngày 17-8-1996 đến nay là 31.849.620 đồng, tổng cộng 76.949.620 đồng.
Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán: một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
Kẻ từ ngày ông Giang có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bà Nghĩa không chịu trả số tiền nêu trên
thì hàng tháng bà Nghĩa còn phải

88


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3

chịu khoản tiền lãi tính theo lãi nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời
gian chưa thi hành.
Các đương sự được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. 2.2.3. Nhận
xét quyết định của Tòa án
Trong nhóm chúng tôi có một số ý kiến cho rằng: "Trong vụ án nêu trên việc tòa án quyết
định là phù hợp với các căn cứ pháp lý" và có cách lý giải như sau:
Giao dịch dân sự là hợp đồng mua bán tài sản giữa ông Giang và bà Nghĩa đã được thiết lập
một họp pháp bằng hình thức miệng, hai bên hoàn toàn tự nguyện. Theo quy định của điều 421
BLDS năm 1995 về hợp đồng mua bán tài sản: ".. .là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đỏ bên
bản cỏ nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền còn bên mua cỏ nghĩa vụ nhận tài sản và
trả tiền cho bên bán .." vì vậy trách nhiệm của bên mua là bà Nghĩa là phải giao tiền đầy đủ cho
bên bán (ông Giang) khi đã nhận đủ hàng (túi sách). Hai bên đã có sự thỏa thuận nên số tiền còn
thiếu của ông Giang phải được bà Nghĩa hoặc bà Tình tiếp tục ứả (bao gồm cả phần lãi do việc
chậm thực hiện việc trả tiền) theo quy định tại khoản 2 điều 313 BLDS năm 1995. Đẻ bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của ông Giang Tòa án yêu cầu bà Nghĩa.
Tuy nhiên ý kiến đưa ra cũng nhận định tòa án cũng cần xác định trách nhiệm của bà Tình
trong việc có trách nhiệm cùng với bà Nghĩa trả tiền cho ông Giang hay không, vì bà Tình là
người có liên quan trực tiếp, có mặt trong khi xác lập việc mua bán túi sách giữa ông Giang và
bà Nghĩa, đã thực hiện nghĩa vụ trả một phần tiền cho ông Giang, để giải quyết triệt để vụ án.
Và cả nhóm nhất trí với nhận định bản án sơ thấm tuyên "Thời hạn thanh toán một lần ngay sau
khỉ án có hiệu lực pháp luật thỉ hành " là không chính xác bởi vì pháp luật thi hành án không có
quy định này.
Đa số các ý kiến nhóm chúng tôi nhận thấy một số thiếu xót trong việc giải quyết vụ án
này. Trước hết theo điều 400 BLDS năm 1995 về hình thức của hóp đồng dân sự "có thể được
giao kết bằng lời nói bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại
hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định; Trong trường hợp pháp luật cỏ
quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải cỏ công chứng hoặc chứng thực, phải
đăng kỷ hoặc xỉn phép thì phải tuân thủ các quy định đỏ; Hợp đồng không bị vô hiệu trong
trường hợp cỏ vỉ phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.


99


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Theo các tài liệu trong vụ án thì việc mua bán này chỉ thỏa thuận bằng miệng nhưng khi
nhận hàng và giao tiền đều có ghi sổ ký nhận. Đó cũng là một hình thức của giao dịch dân sự.
Vì thế hợp đồng này hoàn toàn có hiệu lực. Xét lại vụ việc ta thấy khi đặt mua túi xách bà Nghĩa
là người đứng ra trực tiếp thương lượng, nhận hàng và ký vào sổ ký nhận, thực tế bà cũng là
người đã trả cho ông Giang được 80.000.000 đồng. Vì vậy có căn cứ xác định bà Nghĩa là người
mua, thương lượng, đặt cọc, trả tiền cho nên bà Nghĩa phải có trách nhiệm đối với số tiền còn
thiếu của ông Giang.
Theo quyết định của tòa án thì bà Nghĩa cũng phải có trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa
vụ dân sự từ ngày 17/8/1996 cho đến nay. Vì căn cứ theo điều 431 BLDS năm 1995 về nghĩa vụ
trả tiền: "Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thỏa thuận; nếu không có
thỏa thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại điểm giao tài sản; Bên mua phải trả lãi kể từ
ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 điều 313 của bộ luật này trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Tuy nhiên quyết định của Tòa là chưa hợp lý vì trong vụ việc nêu trên bà Tình cũng là
người có liên quan vì thế tòa án cần xác minh làm rõ về nguồn gốc của khoản tiền 80.000.000
đồng do bà Nghĩa trả cho ông Giang là ở đâu, lý do vì sao bà Tình lại trả cho ông Giang 1800
USD và tiến hành đối chất giữa ông Giang với bà Tình, bà Nghĩa. Từ đó mới có cơ sờ xác định
bà Tình có phải chịu trách nhiệm liên đới cùng bà Nghĩa trả số tiền còn thiếu cho ông Giang hay
không.
Qua vụ việc trên ta thấy hợp đồng mua bán giữa ông Giang và bà Nghĩa chi được thực
hiện dưới hình thức giao dịch bằng miệng, một hình thức được coi là phổ biến trong xã hội hiện
nay mặc dù hình thức này có độ xác thực thấp nhất. Tuy nhiên hình thức này vẫn hoàn toàn có
hiệu lực pháp lý nên các bên tham gia vào hợp đồng vẫn có quyền và nghĩa vụ liên quan.
2.3 Vu viêc thứ ba
Dựa trên bản án dân sự sơ thẩm số 09/DSST ngày 01-11-2002 Toà án nhân dân quận
Tây Hồ về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà. 2.3.1. Tóm tắt vụ án


l i 10


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Nguyên đon: Ông Trần Tấn Hiệp, sinh năm 1943 và Bà Vũ Thị Thục Đức, sinh năm 1943
(vợ ông Hiệp). Cùng trú tại: số 75 đường Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội.
BỊ đơn: Ông Lê Trọng Đỉnh, sinh năm 1949 và Bà Nguyễn Thị Kim Hồng Thịnh, sinh
năm 1952 (vợ ông Đỉnh). Cùng trú tại: số 6 đường Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội. 11
Tại đon khởi kiện ngày 5-6-2002 và các lời khai tại Toa án ông Trần Tấn Hiệp và bà Vũ
Thị Thục Đức trình bày: Ngôi nhà số 6 đường Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội
thuộc quyền sở hữu của vợ chồng chúng tôi. Từ tháng 3-2000 đến tháng 6-2000 vợ chồng chúng
tôi đã vay ông Đỉnh nhiều lần tiền để kinh doanh; tháng 9-2000 vợ chồng chúng tôi đã cho vợ
chồng ông Đỉnh vào ở nhờ ngôi nhà số 6 đường Âu Cơ. Khi đó hồ sơ về ngôi nhà vợ chồng
chúng tôi đang thế chấp tại Ngân hàng Hàng Hải để vay tiền kinh doanh. Vợ chồng chúng tôi có
vay ông Đỉnh một số tiền; sau này chúng tôi được biết số tiền ông Đinh cho chúng tôi vay thực
chất là tiền của Công ty Bắc Sơn mà chúng tôi là đồng sở hữu, ông Đỉnh đã rút ra cho chúng tôi
vay lại. Khoảng năm 2000 Ngân hàng Hàng Hải là nơi chúng tôi thế chấp ngôi nhà số 6 đường
Âu Cơ để vay tiền đã thúc ép chúng tôi phải thanh toán tiền cho Ngân hàng, do vậy vợ chồng tôi
đồng ý để ông Đỉnh nộp một phần tiền với tư cách chúng tôi nợ ông Đỉnh để ứả nợ Ngân hàng
Hàng Hải và giải chấp ngôi nhà trên. Ngày 01-02-2001, Ngân hàng Hàng Hải đã trả toàn bộ giấy
tờ nhà cho chúng tôi. Sau khi giải chấp ngôi nhà, do nghĩ là vợ chồng tôi đã nợ ông Đỉnh một số
tiền lớn nên ngày 06-3-2001, vợ chồng chúng tôi đã viết giấy nhận nợ ông Đỉnh 5 tỷ đồng, cùng
ngày chứng tôi đưa ông Đỉnh toàn bộ giấy tờ của ngôi nhà. Mục đích chúng tôi đưa giấy tờ nhà
cho ông Đỉnh là tạo điều kiện cho ông Đỉnh thế chấp nhà để vay tiền Ngân hàng. Ngày 26-52001, vợ chồng chúng tôi và vợ chồng ông Đỉnh đã lập tờ khai mua bán ngôi nhà số 6 đường Âu
Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Hai bên thống nhất giá 7,6 tỷ đồng, sau khi trừ số
tiền chúng tôi còn nợ ông Đỉnh 5 tỷ đồng, số tiền vợ chồng ông Đỉnh còn phải thanh toán cho vợ
chồng chúng tôi là 2,6 tỷ đồng. Vì vậy, tại bản khai mua bán ngày 26-5-2001 chúng tôi thống

nhất chỉ ghi giá là 2,6 tỷ đồng, khi nào vợ chồng ông Đỉnh trả đủ tiền sẽ làm hợp đồng mua bán
nhà đất. Sau đó, vợ chồng ông Đỉnh tự động mang bản khai mua bán nhà trên ra Uy ban nhân
dân phường Quảng An để xác nhận. Ông Đỉnh đã "chạy chọt" để sang tên nhà đất nhưng chưa
được. Chúng tôi khẳng định giữa vợ chồng chúng tôi và

l i 11


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
vợ chồng ông Đỉnh không có việc mua bán nhà đất trên và đề nghị huy thoa thuận mua bán nhà
số 6 đường Âu Cơ, Hà Nội; buộc ông Đỉnh phải trả lại ngôi nhà số 6 đường Âu Cơ cho vợ
chồng chúng tôi.
Ông Lê Trọng Đỉnh và bà Nguyễn Thị Kim Hồng Thịnh trình bày: Chúng tôi quen biết
ông Hiệp từ năm 1989, đến tháng 02-2000, chúng tôi gặp lại nhau tại Hà Nội, qua trao đổi trò
chuyện, chúng tôi được biết ông Hiệp cần một số tiền để kinh doanh phải cầm cố xe ô tô để vay
tiền. Chúng tôi đã cho ông Hiệp vay tiền để ừang trải công nợ từ tháng 3-2000 đến tháng 72001, ông Hiệp đã nợ chúng tôi số tiền là 417.900 USD và 2.601.527.400 đồng Việt Nam. Do
ông Hiệp nợ nần quá nhiều và nhà số 6 đường Âu Cơ đang phải thế chấp Ngân hàng để vay tiền,
trước tình hình đó ông Hiệp, bà Đức đã gợi ý bán nhà số 6 đường Âu Cơ cho chúng tôi và đây là
lý do chúng tôi nộp tiền tại Ngân hàng Hàng Hải để thanh toán nợ cho ông Hiệp. Sau khi giải
chấp được nhà số 6 đường Âu Cơ, ông Hiệp đã đưa toàn bộ giấy tờ của ngôi nhà số 6 đường Âu
Cơ cho vợ chồng chúng tôi. Sau đó giữa vợ chồng chúng tôi và vợ chồng ông Hiệp thoa thuận
giá mua ngôi nhà số 6 đường Âu Cơ là 5,5 tỳ đồng Việt Nam; số tiền này nhỏ hơn số tiền mà vợ
chồng ông Hiệp nợ vợ chồng chúng tôi. Ngày 26-5-2001, ông Hiệp đã lập 4 bản khai mua bán
quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Trong giấy tờ chuyển nhượng có tên chủ bán là vợ chồng
ông Hiệp, bà Đức và người mua là vợ chồng chúng tôi, diện tích nhà đất là toàn bộ ngôi nhà số
6 đường Âu Cơ có diện tích mặt sàn là 160m2 trên thửa đất 108 rộng 626m2 với số tiền là 2,6 tỷ
đồng Việt Nam. Giấy tờ chuyển nhượng có đầy đủ chữ ký của 4 người: Tôi, vợ tôi (Thịnh), ông
Hiệp, bà Đức (vợ ông Hiệp). Bản kê khai mua bán nhà đất trên đã được Ưỷ ban nhân dân
phường Quảng An xác nhận vào ngày 04-7-2001. Đến tháng 7-2001, giữa tôi (Đinh) và ông
Hiệp đã làm đơn đề nghị Sở Địa chính Hà Nội xin được làm sổ đỏ cho ông Hiệp và sau đó làm

tiếp thủ tục sổ đò từ tên ông Hiệp sang tên tôi là Lê Trọng Đỉnh. Từ khi mua ngôi nhà số 6
đường Âu Cơ đến nay, vợ chồng chúng tôi đã sửa chữa cải tạo lại như: Xây dựng mới từ gara ô
tô lên 3 tầng, diện tích 45,5m2, phòng cạnh bếp làm thêm từ tầng Ì lên 3 tầng diện tích 48,7m2;
sửa chữa cải tạo tôn nền sân, bếp, làm lại toàn bộ công trình phụ. Tổng số tiền sửa chữa hết hơn
700 triệu đồng. Nay ông Hiệp xin huy hợp đồng mua bán nhà vợ chồng chúng tôi không chấp
nhận, vì việc mua bán chuyển nhượng giữa hai bên đã hoàn tất.
2.3.2 Giải quyết của tòa án

l i 12


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 09/DSST ngày 01-11-2002 Toa án nhân dân quận Tây Hồ đã
xử:
Ì - Bác yêu cầu xỉn huy hợp đồng mua bán nhà số 6 đường Ấu Cơ giữa ồng Trần Tấn Hiệp, bà
Vũ Thị Thục Đức với ông Lê Trọng Đỉnh, bà Nguyễn Thị Kim Hồng Thịnh.
7. Ngôi nhà sổ 6 Ẩu Cơ diện tích 192m2 thuộc quyền sở hữu của ông Lê Trọng Đỉnh và bà
Nguyễn Thị Kìm Hồng Thịnh. 11
Diện tích 434 mi đất chưa hợp thức ông Lê Trọng Đỉnh và bà Nguyễn Thị Kim Hồng Thịnh phải
chấp hành các quyết định của cơ quan nhà đất địa phương.
8. Ấn phí sơ thẩm ồng Hiệp, bà Đức nộp 189.336.00ồđ, đã nộp 20.000.000đ, còn phải nộp
169.000.000d.
2.3.3. Nhận xét quyết định của Tòa án
Nhóm chúng tôi không đồng ý với quyết định trên của tòa án về việc bác yêu cầu xin hủy
hợp đồng mua bán nhà giữa ông Hiệp, bà Đức với ông Đỉnh, bà Thịnh và ngôi nhà số 6 Âu Cơ
diện tích 192m2 thuộc quyền sở hữu của ông Đỉnh và bà Thịnh, bời lý do sau:
Thứ nhất, cần phải khẳng định rằng đây là một họp đồng mua bán nhà ở không hợp lệ. Bởi theo
Điều 443 BLDS 1995 thì hình thức hợp đồng mua bán nhà ở được quy định rằng : "Hợp đồng
mua bản nhà ở phải được lập thành văn bàn, cỏ chứng thực của Công chứng nhà nước hoặc
chứng thực cùa ủy ban nhân dân cấp cổ thẩm quyền". Mặc dù, có cơ sở xác định vợ chồng ông

Hiệp đã bán nhà số 6 đường Âu Cơ cho vợ chồng ông Đỉnh nhưng việc mua bán hai bên không
lập thành văn bản theo quy định của pháp luật (mới chỉ là bản khai mua bán nhà) ; còn tranh
chấp về giá bán nhà nên không thể khẳng định đây là một bản hóp đồng mua bán nhà họp lệ
được. Ngoài ra, theo Điều 444 BLDS năm 1995 quy định về thủ tục mua bán nhà ở "Các bên
phải đăng kỉ trước bạ sang tên nhà ở tại cơ quan nhà nước cổ thâm quyên. Quyên sở hữu nhà ở
được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm đăng kỉ qưyề sở hữu". Theo đó, 2 bên chim là thủ tục
đãng kí trước bạn sang tên như vậy không có căn cứ để khẳng định rằng ngôi nhà số 6 Âu Cơ
diện tích 192m2 thuộc quyền sở hữu của ông Đỉnh và bà Thịnh. Bởi những lẽ trên nhóm xin đưa
ra hướng giải quyết như sau: Đe nghị tòa tuyên giao dịch chuyển nhượng nhà số 6 đường Âu
Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ giữa vợ chồng ông Hiệp, bà Đức với ông Đỉnh, bà Thịnh là
hợp đồng vô hiệu.

1313


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Căn cứ theo điều 139 BLDS năm 1995 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không
tuân thủ quy đinh về hình thức "Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự vô hiệu,
nếu không được thể hiện bằng văn bản, không được Công chứng nhà nước chứng nhận, không
được chứng thực, đăng kí hoặc cho phép, thì theo yêu cầu của một bên thực hiện quy định về
hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quả thời hạn đó mà không thực
hiện, thì giao dịch vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch đó phải bồi thường thiệt hại. V. Như
vậy, trong một thời hạn nhất định do Tòa án quy định, 2 bên có thể tiếp tục hòa thiện hợp đồng
mua bán cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Còn trong trường họp, trong thời gian tòa án cho phép để hai bên hoàn thiện quy định về
hình thức của hợp đồng mà hai bên không hoàn thành thì theo căn cứ của điều 146 BLDS năm
1995 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu không là
phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập.
Khỉ giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền.

Bên cổ lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Tùy từng trường hợp, xét theo tính chát của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi
tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định cùa pháp luật.
Tức là, Vợ chồng ông Đỉnh, bà Thịnh phải có trách nhiệm trả lại toàn bộ ngôi nhà số 6
đường Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội cho vợ chồng ông Trần Tấn Hiệp, bà
Vũ Thị Thục Đức cũng như các giấy tờ có liên quan tới ngôi nhà. Ông Hiệp, bà Đức phải có
trách nhiệm thanh toán ứả ông Đỉnh bà Thinh số tiền còn nợ.
3. Một sổ bất cập trong quy định của pháp luật liên quan đến hình thức của giao dịch dân
sự
Trong BLDS năm 2005, Điều 122 là quy định mang tính nguyên tắc chung: GDDS có hiệu
lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục
đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã
hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Hình thức của GDDS là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch ứong trường hợp pháp luật có quy định. Tuy nhiên, Điều 127 BLDS Việt Nam
lại quy định: "GDDS không cổ một trong

1414


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này, thì vô hiệu". Thuật ngữ "không có
một trong các Mếu kiện" làm cho người đọc hiểu theo một cách khuôn cúng là GDDS thiếu
một trong bốn điều kiện nêu trên sẽ vô hiệu. Quy định này đã làm cho người đọc lầm hiểu điều
luật 127 là một điều luật độc lập hay ngoại lệ với điều khoản khác. Đê áp dụng điều luật một
cách mềm dẻo theo đúng nghĩa của nó, chúng ta không nên quy định Điều 127. vấn đề xác định
giao dịch có đủ điều kiện hay vô hiệu chỉ cần căn cứ vào Điều 122 BLDS và các điều luật về
những trường hợp GDDS vô hiệu cụ thể.
Theo Điều 134 BLDS Việt Nam, hình thức giao dịch dân sự (GDDS) là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch, trường họp các bên không tuân theo, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên,
Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về

hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô
hiệu. Đây là quy định không hợp lý bởi lẽ hình thức giao dịch thực chất chỉ là sự thể hiện ý chí
của các bên tham gia GDDS bằng mực đen trên giấy trắng "văn bản". Pháp luật quy định vi
phạm hình thức dẫn tới GDDS vô hiệu sẽ tạo nên một khoảng cách giữa sự thống nhất ý chí
thực và hiệu lực của giao dịch. Quy định ở điều 134 đạt được hiệu quả áp dụng trong trường
hợp cả hai bên tham gia giao dịch vẫn giữ nguyên cam kết ban đầu, nhưng một trong hai bên
không thực hiện các quy định về hình thức, chứ không áp dụng trong trường hợp mà một trong
hai bên không thiện chí thực hiện những cam kết mua bán với nhau nữa. Bởi lẽ trong thực tiễn
giải quyết của toa án cho thấy, nếu một hoặc các bên mà đã yêu cầu huy hợp đồng vì một lý do
nào đó thì dù toa án có quy định thời gian dài đến đâu đi chăng nữa họ vẫn không thay đổi quan
điểm. Còn những trường họp các bên tham gia giao dịch chỉ nhằm thực hiện những quy định về
hình thức thì rất ít trên thực tế. Do đó, quy định tại Điều 134 BLDS là không thiết thực trong
quá trình giải quyết giao dịch dân sự vô hiệu. Có thể sửa đổi Điều 134 theo hướng, khi có tranh
chấp mà đương sự yêu càu tòa án giải quyết thì xem xét từng trường hợp để công nhận hay hủy
bỏ giao dịch. Nếu GDDS đáp ứng 3 điều kiện: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân
sự; mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội; người tham gia
giao dịch hoàn toàn tự nguyện và đã thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu, đối phương chấp thuận, thì
giao dịch đó được công nhận. Sự không tuân thủ các quy định về hình thức không phải là điều
kiện dẫn tới GDDS vô hiệu.

1515


DS-N04 - TL2 - nhóm 3DS-N04 - TL2 - nhóm 3
Đoạn 2 khoản 2 Điều 401 viết: " hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm
về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Tuy nhiên tại khoản 2 điều 122 quy
định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dấn sự có viết "hình thức giao dịch dân sự là điều
kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật quy đinh" và các điều khoản khác. Các
quy định về bản chất không có sự xung đột nhưng nếu đặt vào một số tình huống cụ thể khi mổ
sẻ sẽ rất dễ gây mâu thuẫn với các quy định tại khoản 2 Điều 122, Điều 127, Điều 134 và Điều

136.
BLDS Việt Nam tại Điều 137 lại quy định: "...Khi GDDS vô hiệu thì các bên khôi phục lại
tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trà được bằng hiện
vật thì phải hoàn trà bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch
thu theo quy định của pháp luật. Bên cỏ lỗi gây thiệt hại phải bồi thường*'. Quy đinh trên rõ
ràng là rất chung chung trong khi thực tiễn tài sản được hoàn trả không phải lúc nào cũng còn
nguyên giá trị của nó tại thời điểm giao kết, nó thường bị biến đổi do tác động của các yếu tố tự
nhiên và xã hội làm cho không còn nguyên giá trị ban đàu. Nếu chúng ta áp dụng điều luật này
sẽ không phù hợp, không công bằng nhất là trong tình huống ở thời điểm tuyên bố GDDS vô
hiệu giá cả của đối tượng giao dịch có tăng hoặc giảm so với thời điểm giao kết. Trên đây là một
vài vấn đề còn hạn chế, hi vọng trong thời gian sắp tới, những quy định được xem xét sửa đổi để
phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
*

*

*

*

*

*

*

*

*


*

Làm mới, sửa đồi hệ thống pháp luật chỉ đáp ứng đúng và kịp thời một phần những yêu cầu
chung, còn lại là sự bất hợp lí trong việc áp dạng. vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế
trong quy định của pháp luật liên quan đến hình thức của giao dịch dân sự. Ba vụ việc trên
đây khá phức tạp về các tình tiết liên quan, nhóm chúng tôi đã lược bỏ đi một sỗ nội đung để
làm bật về hình thức giao địch. Đồng thời cũng mạnh dạn đưa ra những ý kiến riêng của
nhóm về cách giải quyết các vụ án đưa ra và một số bất cập về vẩn đề này. Đo gặp nhiều khó
khăn về tìm hiểu, hạn chế về mặt thời gian, tài liệu ... nên chắc hẳn bài viết còn nhiều thiết
xót, nhóm chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía độc giả! Xin chân
thành cảm ơn!

1616



×