Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích các giá trị văn hóa đặc trưng của văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.46 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thời đại Lý được xem như là mốc
son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt căn bản trong tư duy, nhận thức của người Việt về
lòng yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường. Triều Lý (1009 – 1225) là triều đại lớn
trong lịch sử dân tộc ta. Thời Lý được xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời
trung đại, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
Không chỉ có vậy, văn hóa thời kì nhà Lý cũng có những bước phát triển vượt bậc, có
thể nói văn hóa thời Lý là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa
nhà Lý đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích
hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Vì thế,
nó mang tính dân tộc sâu sắc. Nghiên cứu về các giá trị văn hóa đặc trưng thời kì nhà
Lý sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về văn hóa, cũng như lịch sử
dân tộc, có thể liên hệ với thực tiễn. Đồng thời biết cách khai thác có hiệu quả hơn các
giá trị văn hóa đặc trưng của nhà Lý trong kinh doanh du lịch hiện nay, từ đó có thể
thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch ở nước ta.


CHƯƠNG 1: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA
VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KÌ NHÀ LÝ
1.1 Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời kì nhà Lý
a. Tình hình chính trị, xã hội

Nhà Lý hoặc Lý triều là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều
đại này bắt đầu khi Thái Tổ Thần Vũ hoàng đế Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng
10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều
đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng,
lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào
năm 1225 – tổng cộng là 216 năm. Hơn 1 năm sau khi lên ngôi vua, tháng 7 âm
lịch năm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại


La (Hà Nội). Ông đã ban hành Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010. Quyết
định dời đô ra Thăng Long của Lý Thái Tổ được xem là sự kiện trọng đại, đánh
dấu bước phát triển vượt bậc của vương triều Lý. Trong vòng 8 thế kỷ tiếp theo,
hầu hết các triều đại phong kiến kế tục nhà Lý như nhà Trần, nhà Mạc, nhà Hậu
Lê đều tiếp tục dùng Thăng Long làm kinh đô và có thời gian tồn tại tương đối
lâu dài.
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách
lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn
vài chục năm.Vào năm 1054, hoàng đế Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại
Cồ Việt thành Đại Việt mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt
Nam. Nước Đại Việt dưới thời Lý bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
Phía Bắc biên giới gần với biên giới Việt Trung sau này, phái Tây giáp với bộ
lạc Ailao, phía Nam là vương quốc Chăm pa. So với những thời đại trước bộ
máy quản lý nhà nước của nhà Lý đã có những bước tiến bộ và hoàn chỉnh hơn
các triều đại trước đó.
• Đứng đầu triều đình là hoàng đế, dưới hoàng đế có ba chức quan đứng đầu
các quan lại trong triều, đó là Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo, dưới đó là chức
thái úy, tiếp đó là chức Tư không, Thiếu phó, Thiếu bảo,Nội điện đô trị sự,
Ngoại điện đô trị sự.
• Bộ máy quan lại ở trung ương thời lý cấu trúc theo 3 cấp : trung ương, hành
chính trung gian, cấp hành chính cơ sở
• Nhà Lý từ năm 1011 đổi 10 đạo thời lê thành 24 lộ , đặt thêm một số đạo và
trại, châu và một số châu, trại đổi thành phủ.
Về tổ chức quân đội và quốc phòng nhà Lý rất chú trọng xây dựng lực lượng
quốc phòng vững mạnh.Chỉ huy quân đội thời Lý có Đô thống ,Nguyên soái,
Tổng quản, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng. Tất cả nam đến tuổi 18 đều
phải đăng lính. Quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng
mạnh, ngoài chính sách Ngụ binh ư nông, các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy



mạnh các lực lượng thủy binh, kỵ binh, bộ binh, tượng binh....cùng số lượng
lớn vũ khí giáo, mác, cung, nỏ, khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy
bắn đá, những kỹ thuật tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự Nhà Tống. Việc trang
bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào, có đủ khả năng thảo phạt các bộ
tộc man di ở biên giới, cũng như quốc gia kình địch phía Nam là Chiêm
Thành hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công lãnh thổ và thậm chí mở
rộng hơn vào năm 1069, khi Hoàng đế Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm
Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ. Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn
khi đánh bại quân đội của Vương quốc Đại Lý, Đế quốc Khmer và đặc biệt là
sự kiện danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ
nhà Nhà Tống vào năm 1075, dẫn đến Trận Như Nguyệt xảy ra trên đất Đại
Việt và quân đội hùng mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại. Năm 1042, Lý
thái tông ban hành bộ luật " Hình thư " Bộ luật thành văn đầu tiên của nước
quân chủ Việt Nam. Bộ hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu
chỉ trước đó. Bộ luật Hình thư ra đời, Nhà nước Trung ương tập quyền đã
tương đối ổn định và được xây dựng hoàn chỉnh. Bộ luật này về cơ bản bảo vệ
quyền lợi của giai cấp phong kiến nhưng cũng có tác dụng ngăn chặn sự lộng
hành của quan lại các cấp.
b. Tình hình kinh tế
 Nông nghiệp

Về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp, ruộng đất trong cả nước đều
thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Hằng năm, nông dân phải nộp cho
nhà nước một số tô thuế là 100 thăng một mẫu, ngoài ra còn phải nộp một ít
tiền tùy theo số diện tích ruộng cày. Nhà Lý rất chú trọng thúc đẩy nông
nghiệp phát triển bằng nhiều chính sách và biện pháp khuyến nông như:
 Xuống chiếu cho những người phiêu tán về quê làm ăn.
 Chiêu tập đi khai hoang lập điền trang , thực hiện chính sách " Ngụ
Binh Ư Nông " trong quân đội. Bộ phận quân thưởng trực chia thành
năm phiên, luân phiên nhau cày cấy nhằm đảm bảo sản xuất nông

nghiệp , vừa đảm bảo số quân cần thiết.
 Những năm mất mùa đói kém, nhà nước giảm thuế, xá thuế, phát chẩn
cho dân nghèo. Nhà nước cũng thực hiện những biện pháp tích cực để
bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp như: Phạt nặng những kẻ ăn trộm
trâu, bò, mổ thịt trộm 1 con trâu bị phạt 80 trượng đầy làm lính chăn
ngựa, vợ cũng bị phạt 80 trượng đầy làm người chăn nuôi tằm và phải
đền trâu.
 Thủ công nghiệp
Trong cung đình, những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là
thợ bách tác. Sản phẩm họ làm ra để phục vụ hoàng cung. Theo Đại Việt Sử
ký Toàn thư, tháng 2 năm 1040, "vua Lý Thái Tông đã dạy cung nữ dệt


được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở
trong kho ra để may áo ban cho các quan,từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào
bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng
gấm vóc của nhà Tống nữa"
Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền
đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng
vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bảng gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải,
khai thác vàng lộ thiên đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay
người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy
Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội),….
 Thương nghiệp
Cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm
trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Ngoài ra,
nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài Vân Đồn, vùng biển
Diễn châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển.
Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với
nhau. Theo sách “Lĩnh ngoại đại đáp” của Nam Tống, người Việt thời Lý

thường sang Trung Quốc buôn bán qua hai ngả là trại Vĩnh Bình trên bộ,
nằm ở biên giới với Ung Châu, và đường biển là cảng châu Khâm và Liêm.
Nhà Lý cũng thường cử sứ giả sang buôn bán, gọi là "đại cương". Nhà Lý
cử sứ giả sang Trung Quốc ba lần để thống nhất cân đo, tạo điều kiện cho
buôn bán.
Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao
gồm giấy, bút, tơ, vải, gấm. Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm
hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người Tống.
 Tiền tệ
Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước
ngày càng tăng. Nhà Lý đúc tiền bằng hợp kim đồng – giống như tiền lưu
hành ở vùng Đông Nam Trung Quốc khi đó. Tuy nhiên, tiền do triều đình
đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa nên nhiều đồng tiền
nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước.
Các nhà khảo cổ hiện nay phát hiện được 6 loại đồng tiền được xem là tiền
do các vua nhà Lý phát hành: Thuận Thiên đại bảo, Minh Đạo thông bảo,
Càn Phù nguyên bảo, Thiên Phù nguyên bảo, Thiên Cảm thông bảo, Thiên
Tư thông bảo.
1.2 Các giá trị văn hóa đặc trưng
 Tôn giáo, tín ngưỡng

Thời nhà Lý đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung
sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật,
Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng tam giáo đồng nguyên, tam giáo tịnh tồn
ở thời kỳ này. Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, đạo
giáo, nho giáo và đặc biệt là phật giáo đã được tôn sùng.


Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục
thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với đạo giáo đã được tự do phát

triển và khuyến khích. Theo dã sử, đời Lý Thần Tông, có Trần Lộc dựa trên
các tín ngưỡng dân gian đã lập nên đạo Nội Tràng. Hình tượng Phật Mẫu
Man nương( có nguồn gốc từ chùa Dâu) đã được sùng bái, thờ cúng ở rất
nhiều nơi. Nhà Lý đã dựng đền "Đồ đại thành hoàng", đền "Đồng cổ" (trống
đồng), đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Phùng Hưng, đền thờ Phạm Cự
Lạng ở kinh thành Thăng Long; nâng lễ thờ thần Phù đổng thiên vương lên
tầm quốc gia.
Thời nhà Lý (thế kỉ XI – thế kỉ XIII) là giai đoạn thịnh đạt của Phật giáo ở
Việt Nam, đạo Phật hầu như chiếm địa vị độc tôn trong tín ngưỡng của
quần chúng nhân dân cũng như tầng lớp phong kiến thống trị. Những tư
tưởng và đạo lí nhà Phật: từ bi bác ái, khoan dung quảng đại… dễ dàng
chinh phục được tấm lòng những người dân Đại Việt và đồng thời cũng là
phương châm trị nước, trị dân của các vua nhà Lý. Do đó hoạt động kiến
trúc xây dựng chùa tháp Phật giáo thời này thật là “vô tiền khoáng hậu”:
triều đình, nhà vua và tầng lớp quý tộc nhiệt tình, sốt sắng đứng ra đầu tư
xây dựng, trong quần chúng nhân dân cũng đông đảo nhiều người hướng
ứng góp công, góp của khuyến khích dựng chùa. Sử sách còn ghi: năm
1031, triều đình bo tiền ra xây dựng 950 chùa, quán. Riêng thái hậu Linh
Nhân trước sau đã dựng đến 100 ngôi chùa. Năm 1129, triều đình mở hội
khánh thành 4000 ngôi bảo tháp (tháp bằng đất nung)… một số nhà vua
triều Lý như Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý
Cao Tông (1176-1210) và Lý Huệ Tông (1211-1224) đã từng đi tu, theo đạo
Phật. Vua Lý Thánh Tông còn sáng lập ra một phái Thiền tông mới ở Việt
Nam gọi là “phái Thảo đường”. Trong nhân dân, số sư sãi và tín đồ đạo
Phật chiếm một ti lệ khá đông, theo nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) thì
vào đời Lý: “… nhân dân quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có
chùa.”
Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc dưới một
phương thức giao lưu văn hóa cưỡng chế, vì vậy trong hơn 10 thế kỉ, nó vẫn
chỉ là một lớp váng mỏng đọng lại trong tầng lớp ưu tú. Thời Lý, nho giáo

được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một trí khá khiêm tốn. Năm
1070,Văn Miếu được xây dựng, thờ Chu Công, Khổng Tử và các vị tiên hiề,
làm nơi dạy học Hoàng Thái tử. Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi Thái
học sinh đầu tiên, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh;năm 1076, mở trường
Quốc Tử Giám. Đến năm 1086, Triều đình lập Hàn lâm viện, nho sĩ Mạc
Hiển Tích được tuyển bổ làm Hàn lâm học sĩ.
Ngoài phật giáo, nho giáo thì Đạo giáo cũng được lan truyền, tuy có vai trò
ít hơn nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định. Thời Lý các đạo sỹ luôn giữ vai
trò quan trọng tron gđời sống tâm linh. Họ thường được mời vào cung làm


các lễ tống trừ ma quỷ vào các dịp lễ tết, làm phép cầu đạo,.. Những đạo sỹ
nổi tiếng dưới thời kỳ này như Thông Huyền đạo nhân, Giác Hải thiền sư…
Dưới thời Lý đã tổ chức thi Tam giáo để kén chọn người có kiến thức rộng
cả về 3 hệ tư tưởng Phật, Nho, Đạo nhằm giúp vua trị nước .
Do vậy, thời Lý phật giáo, nho giáo và đạo giáo đều đồng thời phát triển và
có mặt thâm nhập lẫn nhau trong tinh thần “ Tam giáo đồng nguyên”. Sự
kết hợp nhuần nhuyễn, dung hợp giữa phật giáo, nho giáo và đạo giáo đã
tạo nên một nền văn minh Đại Việt rực rỡ và tinh hoa.
 Trang phục

 Trang phục triều đình

Năm 1029, vua Lý Thái Tông định quy chế mũ áo của các công hầu và
các quan văn võ. Nhưng việc quy định này còn chưa chặt chẽ kể cả về
hình thức phục và cách thức sử dụng. (Theo tư liệu để lại, các quan
triều Lý một thời gian vẫn đeo cái túi có hình cá bằng lụa đỏ và bằng
vàng, ít nhiều còn ảnh hưởng lối trang sức của nhà Tống).
Năm 1040, nhà vua chủ trương dùng gấm vóc trong nước để may lễ
phục mà không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa. Số gấm vóc của nhà

Tống còn lại trong kho thì phát hết ra may áo cho các quan, từ ngũ
phẩm trở lên: áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên, áo bào bằng vóc.
Điều này biểu thị chí tự cường, tự lập của dân tộc đã khá cao.
Năm 1059, vua Lý Thánh Tông định triều phục cho các quan. Vào chầu
vua, các quan phải đi tất, đi hia và đội mũ phác đầu. (Mũ này có 4 góc,
4 tai, sau làm 2 tai ngang, tức mũ cánh chuồn, có thể là kiểu mũ từ thời
Đinh, sau thêm tai), mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt đai da. Lệ đội mũ
phác đầu, đi hia bắt đầu có từ thời này.
Qua võ phục thời Lý, ta bắt gặp những dạng hoa văn, những hình xoắn,
hình móc... thường thấy trong lĩnh vực trang trí, hội họa thời đó. Những
biểu tượng cho thiên nhiên, cuộc sống được khắc lại trên trang phục của
những nhân vật tượng trưng cho sức mạnh là một đặc điểm hài hòa rất
có ý nghĩa. Các vũ nữ, tóc thường búi cao lên đỉnh đầu, trên trán có một
điểm trang trí, mái tóc điểm những bông hoa, tay đeo vòng, cổ đeo
những chuỗi hạt, mặc váy ngắn có nhiều nếp.
Trang phục của nhạc công cũng khá độc đáo. Mũ chùm kín tóc, phía
trên mũ được làm cao lên và trang trí các diềm uốn lượn. áo cánh trong:
tay dài và chít ở cổ tay. Bên ngoài là một chiếc áo, cộc tay. Quanh cổ áo
có chiếc vân kiên (như chiếc yếm dài) chùm cả một phần ngực, lưng và
vai. Quanh bụng đeo những miếng diềm vải rộng có trang trí nhiều
đường thêu đẹp. Bụng chân quấn xà cạp và chân đi giày vải mũi
nhọn.Thời gian này vẫn còn tục xăm mình. Từ vua đến quân sĩ ai cũng


xăm mình. Quân cấm vệ xăm vào ngực và chân những dấu hiệu riêng
và được phép xăm hình rồng lên người.
 Trang phục nhân dân

Thời Lý có lệnh cấm người dân mặc áo màu vàng (1182), con gái dân
gian không được bắt chước kiểu búi tóc như cung nhân.

Những pho tượng tròn hoặc tượng đắp nổi bằng đá của thời Lý còn lại
cũng chứng minh quần áo thời đó đã được may theo quy cách, bằng
nhiều loại vải tốt và mịn. Ở thời Lý, đàn bà thường đeo khuyên bạc, vũ
nữ thường búi tóc cao và buộc diềm hoa trên đầu gợi lại hình ảnh trang
điểm ở tượng người phụ nữ trên cán dao găm, trên chuôi kiếm ngắn từ
thời Hùng Vương, hoặc các võ tướng còn đính nhiều quả nhạc trên áo
giáp biểu hiện ý thức "nhớ nguồn", chứng minh tinh thần tiếp nối và phát
huy truyền thống.
Cùng với những hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục, những hoa
văn, họa tiết thời Lý ở các hiện vật khác không chỉ là yếu tố trang trí
nghệ thuật mà còn có nhiều ý nghĩa tượng trưng, như những hình dạng
xoắn ốc đôi, chính là ký hiệu mây mưa mà ông cha ta vẫn cầu mong mưa
thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, như hình tượng con rồng thời Lý là
"rồng rắn" một đồ án trang trí đẹp và độc đáo, tượng trưng cho nguồn
gốc lịch sử dân tộc, vòng uốn lượn mềm mại của thân rồng tượng trưng
cho nguồn nước và mây mưa, là niềm mơ ước của cư dân lúa nước.
Nghiên cứu trang phục và hoa văn, họa tiết thời Lý như trên, ta thấy một
ý nghĩa đặc biệt là nó đã phản ánh được mối tương quan thống nhất trong
đời sống kinh tế, quân sự, văn hóa... của xã hội thời đó khá rõ nét.
 Lễ hội

Những hoạt động văn hoá tinh thần dưới thời thịnh trị nhà Lý không chỉ làm
phong phú đời sống tinh thần của nhân dân mà còn góp phần nâng tầm văn
hoá Đại Việt trong bối cảnh cụ thể là không gian văn hoá Thăng Long. Cùng
tìm về với lịch sử để hiểu hơn những giá trị văn hoá tinh thần đó trong các
sinh hoạt lễ hội cung đình và trò chơi dân gian triều đình nhà Lý.
Sự giao lưu và tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, Miến Điện,
Chămpa… đã chắp cánh cho những giá trị văn hoá truyền thống của người
Việt cổ thời Lý. Điều đó tạo nên những lễ hội đặc sắc, những trò chơi dân
gian thú vị trong đời sống tinh thần của vua quan và dân chúng nhà Lý.

Những lễ hội tiêu biểu mà chúng ta có thể kể đến đó là: lễ hội mừng sinh nhật
nhà vua, lễ hội thề ở đền Đồng Cổ, hội đèn Quảng Chiếu…
Cùng với các lễ hội triều đình và những lễ hội mang tính tôn giáo, các vua
nhà Lý còn tổ chức những hoạt động mang tính lễ nghi gắn với tín ngưỡng
của cư dân nông nghiệp lúa nước như lễ cày tịch điền, làm lễ cầu ở đàn Xã
Tắc, đàn Nam Giao để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Năm
1038 vua Lý Thái Tông đã cho khôi phục lễ cổ; đích thân vua tự mình cày
ruộng tịch điền để thiên hạ noi theo với ý nghĩa: trên để cúng tông miếu, dưới


để nuôi muôn dân. Trong các lễ cày tịch điền hàng năm vua đều cày ruộng
tịch điền. Ngoài việc tự mình cày ruộng tịch điền, những năm hạn hán, mất
mùa nhà vua còn tự mình cầu đảo ở đàn Xã Tắc để cầu mưa thuận gió hoà
cho nhân dân. Theo sử sách thì đàn Xã Tắc được xây năm 1048 ở ngoài cửa
Trường Quảng (nay là khu vực thuộc Ô Chợ Dừa, đường Kim Liên).
Nhìn chung, thời Lý ngoài các lễ hội cung đình, các hoạt động tôn giáo tín
ngưỡng, nhiều hoạt đồng sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí cũng được tổ
chức rộng rãi ở trong hoàng cung và các khu vực dân chúng cư trú trong kinh
thành Thăng Long như: hội La Hán, khánh thành tượng Phật, tổ chức chơi đá
cầu, đua thuyền, đấu vật, chọi gà, chọi trâu, bơi trải… Ngày nay nhiều lễ hội
và trò chơi dân gian đó vẫn được truyền lưu và phổ biến trong các lễ hội
không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều địa phương trong cả nước. Đó chính là
những giá trị văn hoá tinh thần quý báu mà thế hệ ngày nay cần phải giữ gìn
và phát huy để không bị mai một trong một không gian văn hoá đa dạng,
phức hợp như hiện nay.
 Các loại hình nghệ thật
Nghệ thuật Đại Việt Thời Lý phản ánh thành tựu các loại hình nghệ thuật của
nước Đại Việt dưới thời nhà Lý, chủ yếu trên lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và
âm nhạc:
 Kiến trúc: Những công trình thời kỳ này là kinh thành, cung điện,


dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa và đặc biệt là các chùa
chiền, đền miếu.
 Điêu khắc, đúc tượng: Nghệ thuật điêu khắc thời Lý là một thành tố

hiện diện thường trực hiện diện ngay ở những công trình không tên
trong sử sách hay bia cổ cũng được trang hoàng uy nghiêm, bài trí
lộng lẫy. Nghệ thuật đúc chuông-tô tượng rất phổ biến. Nước Đại
Việt có 4 công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được gọi là “ An
nam tứ đại khí” thì 3 trong số đó được tạo ra trong thời Lý là tháp
Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng phật Dị Lặc chùa Quỳnh Lâm.
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý được đánh giá là đạt tới đỉnh cao của
nghệ thuật tạo hình dân tộc Việt. Theo quan điểm của nhiều nhà
nghiên cứu trong giới sử học, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời
Lý góp phần to lớn để sáng tạo ra giá trị của đỉnh cao văn hóa, văn
minh thứ hai của người Việt phục hưng.
 Âm nhạc:

Cách nay bảy thập niên nhà khảo cổ học Louis Bezacier đã phát hiện
những tảng đá vuông kê chân cột ở chùa Phật Tích, mỗi cạnh dài
0,72 m, chiều cao 0,21 m, trên đó có chạm khắc cả một dàn nhạc vui
tươi và sống động, gồm mười nhân vật : tám nhạc công và hai vũ nữ,
chia thành hai nhóm nghệ sĩ hát múa và đánh đàn từ hai bên, hướng
vào một chiếc lá bồ đề lớn tượng trưng cho Phật giáo. Những tảng đá


kê chân cột quí báu này cho ta biết là ở thời Lý đã có đại nhạc của
cung đình và tiểu nhạc của quần chúng với những nhạc cụ như trống
to, trống cơm, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn 7 dây, đàn tỳ bà, tiêu, sáo,
ngang và phách. Ngoài ra nghệ thuật chèo cũng phổ biến, được giới

quý tộc ưa thích.

CHƯƠNG II: KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA THỜI KÌ
NHÀ LÝ TRONG KINH DOANH DU LỊCH
2.1 Khai thác các giá trị văn hóa


Nghệ thuật kiến trúc
 Hoàng Thành Thăng Long:
Hoàng Thành Thăng Long là một tài sản vô giá, đặc biệt; nơi đây
có cảnh quan đẹp, nhiều trải nghiệm sinh động cho du khách cả
trong và ngoài nước. Song hành cùng lịch sử dân tộc trong suốt 10
thế kỷ qua, Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã trải qua khá
nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử
Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Chỉ có kiến trúc bên trong
là đã qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích
tại sao trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và
di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử. Các di tích đó có
mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên
hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối
quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự
tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng
Long. Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới vào năm 2010.
Với vị trí trung tâm của Thủ đô, địa chỉ du lịch này rất thuận tiện
cho việc kết nối các điểm di tích nổi tiếng khác như Lăng Chủ Tịch
Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám,
phố cổ Hà nội,…các công ty lữ hành cũng đã xây dựng các chương
trình du lịch tham quan hoàng thành phù hợp với yêu cầu của du
khách. Ngay từ khi mở cửa lần đầu tiên vào năm 2004 , Hoàng

Thành Thăng Long đã thu hút được một lượng khách đáng kể. Việc
quảng bá những giá trị của khu di tích này cũng đã được triển khai
hiệu quả khiến cho nhiều du khách trong và ngoài nước đều mong
muốn
tìm
đến
để
tham
quan
khi

dịp.
Tuy nhiên cũng có nhiều du khách đến đây đã bày tỏ sự thất vọng
bởi sự thiếu sống động của hoạt động du lịch nơi đây cũng như việc
thiếu những tài liệu để có thể hiểu được giá trị của khu di tích. Trên


thực tế, rất nhiều du khách cho rằng, đến thăm Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long giống như đi thăm một bảo tàng, mà điều này thì
cần có kiến thức sâu rộng, trong khi hầu hết khách du lịch không có
đủ thời gian để tham quan hết, càng không có đủ kiến thức sâu rộng
để “thẩm thấu” hết những giá trị “vĩ mô” này, mà thường chỉ muốn
tiếp cận với những hiện vật sống động, bắt mắt. Chính vì vậy, như
chia sẻ của một đại diện Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà
Nội, trong năm 2013, khu di sản đón khoảng 120.000 lượt khách
tham quan, trong đó, khách trong nước chiếm 80%, chủ yếu là
người cao tuổi, sinh viên. Còn khách quốc tế chỉ chiếm 20% và chủ
yếu là khách Nhật Bản. Những giá trị của Khu trung tâm Hoàng
thành hiện nay mới chỉ nằm trên lý thuyết và chưa chuyển tải đến
du khách. Những tài liệu, quảng bá hiện nay vẫn khô cứng, mang

tính bác học và không ai đọc. Chúng ta đang nói những thứ rất to tát
và đôi khi khách không thể nhớ hết được. Do đó việc hướng dẫn giá
trị di sản chỉ nên tập trung vào từng tình tiết và làm sống động
những tình tiết đó.
 Văn Miếu Quốc Tử Giám
Nhà Lý đã xây dựng Văn Miếu vào năm 1070, xây thêm Quốc Tử
Giám vào năm 1076. Khu di tích này cũng rất được chú trọng bảo
tồn và khai thác trong kinh doanh du lịch. Trung tâm Văn hóa Khoa
học Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã tổ chức nhiều hoạt động để khai
thác, phát huy giá trị của di tích: đón tiếp, hướng dẫn khách tham
quan; tổ chức các hoạt động văn hóa khoa học: nghiên cứu, xuất
bản sách, báo, tạp chí; tổ chức triển lãm, các cuộc thi; tổ chức
khuyến học, khen thưởng học sinh- sinh viên giỏi, tiên tiến, trao học
hàm, học vị; học chữ Hán- Thư pháp, cho chữ, tổ chức Ngày thơ
Việt Nam cùng các hoạt động văn hóa ngày Xuân; tư vấn, giúp các
dòng họ Tiến sĩ tra cứu tư liệu; giao lưu văn hóa quốc tế…Chính sự
độc đáo, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang nhiều ý
nghĩa, Văn Miếu- Quốc Tử Giám luôn là điểm đến hấp dẫn của du
khách gần xa. Hằng năm, di tích đón trên 1,5 triệu lượt khách trong
nước và quốc tế đến tham quan, học tập, trong đó còn có hàng trăm
đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn ngoại giao…
Nét nổi bật của Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian qua, nhất
là từ sau khi trở thành di tích quốc gia đặc biệt, Trung tâm Văn hóa
Khoa học Văn Miếu- Quốc Tử Giám luôn quan tâm, chú trọng, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, in tờ rơi, tờ gấp, giới thiệu về giá trị
của di tích nói chung và 82 bia Tiến sĩ nói riêng. Tổ chức các cuộc
Triển lãm, cuộc thi chuyên đề tại di tích và các địa phương lân cận
(Bắc Ninh, Hải Dương): Triển lãm“ Một số đồ dùng giảng dạy và



học tập xưa và nay”; Triển lãm: “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các
di tích Nho học Bắc Ninh”; Triển lãm: “Văn Miếu- Quốc Tử Giám
Thăng Long và thầy giáo Chu Văn An” tại Chí Linh…
Trung tâm luôn chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, giáo
dục, phát huy truyền thống, nâng cao hiểu biết cho người dân Việt
Nam nhất là các em học sinh, chú trọng công tác bảo vệ, an ninh
trật tự, giữ gìn cảnh quan, môi trường luôn xanh, sạch, đẹp; chấn
chỉnh tình trạng chèo kéo khách ở cổng ra vào, tăng cường kết nối
với các Công ty Lữ hành để đưa đón khách; xây dựng các sản phẩm
lưu niệm đặc thù về Văn Miếu- Quốc Tử Giám; nâng cao chất
lượng của đội ngũ thuyết minh “ lành nghề” …
 Khu di tích Đền Đô
Khu di tích lịch sử đền đô ở làng Đình Bảng (Bắc Ninh), nguyên là
Thái miếu nhà Lý, do Lý Thái Tông khởi công xây dựng năm 1030..
Đây chính là nơi thờ các vị vua Nhà Lý. Đây là một trong những
điểm hấp dẫn khách du lịch nhất ở bắc ninh.
Hằng năm, vào ngày 15-3 âm lịch, kỷ niệm ngày Lý Thái Tổ đăng
quang, nhân dân Đình Bảng lại tưng bừng mở hội, đón du khách trên
mọi miền Tổ quốc về chung vui và dâng hương tưởng niệm các nhà
vua Lý. Trong lễ hội, phần lễ được bắt đầu với nghi thức rước 10 cỗ
kiệu với sự tham gia của hàng nghìn người, hàng trăm đoàn đại biểu.
Nghi thức rước được thực hiện theo nghi thức cổ, tất cả những người
trực tiếp tham gia đoàn rước đều mặc trang phục cổ.Phần hội có
nhiều hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao phong phú như hát diễn
tuồng, giao lưu thơ, đấu vật, biểu diễn thái cực quyền, cờ tướng, cờ
người, thả chim bồ câu, thi đấu bóng chuyền, cầu lông, thi nấu cơm
niêu đất, gói bánh phu thê… Bên cạnh đó, du khách về dự hội đền
Đô còn được đắm mình trong những làn điệu quan họ đằm thắm, vãn
cảnh vùng đất Kinh Bắc, vừa khơi dậy lòng tự hào về cội nguồn phục
hưng và thăng hoa của đất nước từ thuở Đại Việt. Rất nhiều các công

ty lữ hành đã xây dựng các tour du lịch tâm linh, tour du lịch nhân
văn như: Khu di tích Đền Đô – Chùa Dâu – Chùa Phật Tích. Tổ chức
các tour du lịch hấp dẫn thông qua lễ hội Đền Đô. Đây là một điểm
dừng chân không thể bỏ qua của du khách khi đến với Bắc Ninh.
 Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích còn được gọi là Vạn Phúc Tự, toạ lạc trên sườn núi
Lạn Kha, xã Phật Tích (Tiên Du) là một trong những ngôi chùa nổi
tiếng ở Bắc Ninh gắn liền với nhiều sự tích hấp dẫn như Vương Chất
gặp Tiên, Từ Thức gặp tiên được nhiều người biết đến. Chùa xây
dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII-X. Tại đây, vua Lý Thánh Tông đã
cho dựng cây tháp quý và đúc pho tượng Phật mình vàng. Phật Tích


là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như : đồi, núi, rừng cây…
tạo cảnh quan môi trường hấp dẫn. Do vậy, nó được coi là khu du
lịch tâm linh – sinh thái thu hút du khách khám phá và tìm hiểu. Các
tour du lịch lữ hành đã tổ chức các tour du lịch nội tỉnh để phát triển
du lịch Bắc Ninh. Đặc biệt lễ hội Khán hoa mẫu đơn ở chùa Phật
Tích được tổ chức từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 5 tết hàng năm đã
thu hút rất nhiều du khách thập phương và là một yếu tố được các
công ty lữ hành khai thác trong kinh doanh du lịch. Hội chùa Phật
tích đã tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, gắn liền với ngôi chùa
Phật tích có bề dày lịch sử, chiều sâu tâm linh và nơi khởi nguồn của
Phật giáo. Do đó, các công ty du lịch đã tổ chức các tour du lịch tâm
linh để đáp ứng yêu cầu của du khách.
 C ố đ ô Hoa L ư
Kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm (968 – 1010). Trong đó 12 năm đầu
là triều đại Đinh, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Đinh
Tiên Hoàng, chọn Hoa Lư là Kinh đô, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
29 năm kế tiếp là triều đại Lê, người đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi

Hoàng Đế, hiệu là Lê Đại Hành. Và một năm sự khởi đầu vương
triều nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, Kinh
đô
Hoa

trở
thành
Cố
đô.
Không chỉ là Di tích quốc gia đặc biệt, cố đô Hoa Lư còn là 1 trong
4 vùng lõi của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An và là
điểm thăm quan du lịch không thể bỏ qua ở miền Bắc Việt Nam.
Các tour du lịch tham quan thường được tổ chức theo trình tự đi từ
Cửa Đông – Đền Vua Đinh Tiên Hoàng rồi đến đền Vua Lê Đại
Hành; Nhà bia Vua Lý Thái Tổ; Đình Yên Thành; chùa Nhất Trụ;
Đền thờ công chúa Phất Kim; Phủ Vườn Thiên và Lăng vua Đinh,
Lăng vua Lê...Ngoài ra các công ty lữ hành còn tổ chức các tour du
lịch lễ hội- lễ hội Cố đô Hoa Lư. Lễ hội này bao gồm phần lễ và
phần hội. Một điểm đặc biệt trong lễ hội Cố đô Hoa Lư là “lễ Rước
nước”. Đây là phần lễ chính nhất trong phần lễ hội Cố đô Hoa Lư.
Nghi lễ này thu hút đông đảo du khách và bà con thập phương. Bên
cạnh phần tế lễ, rước nước thì phần hội diễn ra với những trò chơi
dân gian đậm nét văn hóa đặc sắc truyền thống như: Đua thuyền,
đấu vật, bóng chuyền,… hay màn sân khấu hóa, trò diễn dân gian
Cờ lau tập trận, màn diễn xếp chữ Thái Bình, thi người đẹp Kinh đô
Hoa Lư, hội thi hát chèo,… Bên cạnh đó các tour du lịch nội tỉnh
cũng
được
tổ
chức.




Các loại hình nghệ thuật truyền thống


 Chèo

Nghệ thuật chèo cũng như các loại hình nghệ thuật truyền thống
khác, nó được đúc kết sau nhiều giai đoạn lịch sử hình thành và
phát triển và được coi có từ thời Lý. Gắn với văn hóa sông nước,
nghệ thuật chèo bắt nguồn từ nền nghệ thuật dân ca các trò diễn
xướng và hình thành từ chất liệu dân ca mà trong đó có sự hội tụ
của
vài
trăm
làn
điệu.
Gắn nghệ thuật truyền thống – chèo với phát triển du lịch là xu
hướng và mục tiêu mà ngành du lịch cũng như các đơn vị nghệ
thuật hướng tới. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có chủ trương xây
dựng chương trình quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các loại
hình nghệ thuật, rất nhiều các đơn vị nghệ thuật, cũng như các công
ty tư nhân đã vào cuộc, xây dựng chương trình “đặc sản” để phục
vụ du khách quốc tế. Cách làm này mang lại những hiệu quả rất
cao, cả trong việc quảng bá văn hóa truyền thống của Việt Nam đến
bạn bè quốc tế và trong việc giúp các đơn vị nghệ thuật và công ty
du lịch mở rộng hoạt động của mình và tăng doanh thu.
Tuy nhiên, việc đưa đoàn du khách đến các điểm biểu diễn nghệ
thuật lại luôn gặp trở ngại do giao thông ở Hà Nội không thuận lợi,

hoặc khó khăn về bãi đỗ xe. Các chương trình chưa phong phú,
chưa phù hợp với du khách nước ngoài. Đơn cử như nhiều tiết mục
phần lời còn nhiều trong khi khách quốc tế đều không biết tiếng.
Hoặc tiết mục còn quá dài trong khi thời gian cho mỗi tour như thế
không nhiều… Đặc biệt lịch diễn của các nhà hát chưa phù hợp với
các tour du lịch khi chỉ biểu diễn theo giờ, theo ngày. Các công ty
du lịch thường bị động và khó xây dựng tour. Đã từng có ý kiến,
các công ty du lịch mua hẳn chương trình phục vụ khách, song kinh
phí không cho phép.
 Múa rối nước:
Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc, nó khá phát triển ở thời
nhà Lý. Hiện nay múa rối nước đã từng bước đạt thành công trong
việc hướng tới phục vụ du khách quốc tế. Ví dụ như Nhà hát Múa
rối Thăng Long (Hà Nội) lúc nào cũng nườm nượp du khách quốc
tế đến từ khắp các châu lục. Thường tâm lý du khách bao giờ đến
một xứ sở xa lạ đều có nhu cầu thưởng thức các loại hình nghệ
thuật của địa phương, thành phố mà mình tới thăm . Nhà hát Múa
rối nước Thăng Long đã ký hợp đồng với nhiều công ty lữ hành; tổ
chức mời đại diện các công ty lữ hành đến, trao đổi về các giải pháp
phục vụ tốt nhất; tham gia các sự kiện, hội chợ của ngành Du lịch.
Về phần mình, nhà hát chú trọng đào tạo đội ngũ nghệ sỹ, có chế độ
đãi ngộ phù hợp để họ yên tâm công tác và cống hiến. Trong quá


trình biểu diễn, nhà hát có những điều chỉnh về nghệ thuật để khách
nước ngoài hiểu, yêu thích loại hình nghệ thuật rối nước Việt Nam .
Đánh giá việc khai thác giá trị văn hóa thời Lý trong kinh doanh du lịch:
 Thành

tựu:

- Công tác tuyên truyền quảng bá các công trình, kiến trúc, các loại hình nghệ
thuật truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo của thời Lý đã có sự chuyển biến tích
cực, được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
- Các di tích lịch sử đã được tôn tạo, các lễ hội được tổ chức rầm rộ hơn, nó
gây được chú ý và thu hút du khách hơn. Bản sắc văn hóa thời Lý khai thác
trong kinh doanh du lịch tạo được ấn tượng và gây thiện cảm cho khách quốc
tế.
- Nhiều nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam được biết đến như nghệ thuật múa
rối nước, chèo, tuồng, lễ hội Đền Đô, lễ hội Khán Hoa,…Mở rộng sự giao lưu

quan
hệ
quốc
tế.
- Khai thác có hiệu quả và phát huy được các giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử.
 Hạn
chế:
- Việt Nam có tiềm năng về du lịch tuy nhiên việc quy hoạch, khai thác thì
chưa tương xứng với tiềm năng ví dụ như có các giá trị văn hóa đưa vào khai
thác nhưng chưa hiệu quả và cũng có giá trị có tiềm năng nhưng chưa được đầu
tư đúng mức. Nhiều nơi khai thác các giá trị văn hóa còn cẩu thả, thiếu sự quản
lý của các cơ quan, ban ngành dẫn đến các giá trị dần bị lu mờ và không phát
huy
được
tiềm
năng
vốn
có.
- Du lịch khai thác bản sắc văn hóa dân tộc chỉ mới ở mức bùng nổ tự phát mà
chưa có định hướng phát rõ ràng, chưa có sự quản lý của nhà nước.

- Một số lễ hội, điểm du lịch được đầu tư quá mức nhưng có nơi lại bỏ không
gây nên sự mất cân đối mà bản sắc văn hóa dân tộc thì vốn quý như nhau.
- Có một số di tích chỉ khai thác ở mức qua loa.
- Vì quan niệm chạy theo lợi nhuận trong khai thác trong khai thác kinh doanh
du lịch mà một số người mất đi ý thức tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc cũng
như tôn trọng chính mình.
2.2 Hình thành tour du lịch
Qua những khai thác của ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua,ta có thể hình
thành 1 tour du lịch thăm quan các di tích thời nhà Lý để hiểu rõ hơn về Lịch sử, văn
hóa
Việt
Nam.
Điều đầu tiên khi làm 1 tour du lịch chúng ta cần chú ý là đối tượng khách du lịch: đối
tượng du khách nên tập trung vào những người trung niên,có thu nhập khá;...
+ Mức gía tour: 2 triệu cho 1 chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm với hành trình Hà Nội-


Ninh
Ngày 1: Hà Nội- Ninh Bình












Bình-Bắc

Ninh

8h00: Xe và hướng dẫn viên đón khách tại điểm hẹn, xuất phát từ Hà Nội đi
Ninh Bình, ngồi trên xe quý khách có thể ngắm cảnh miền quê nông thôn Việt
Nam. . Khoảng 10h sẽ đến Ninh Bình và đi thẳng vào chùa Bái Đính. Du
khách sẽ mất khoảng 1 tiếng 30 phút để đi tham quan hết khu chùa rộng nhất
Việt Nam này. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với
nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng
đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á,
chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... : Khuôn viên cả khu
chùa Bái Đính có diện tích 107ha, trong đó, Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ
rộng hàng ngàn mét vuông; tại ngôi chùa này có tượng Phật Tổ Như Lai bằng
đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng 100 tấn và ba pho tượng Tam Thế, mỗi pho
nặng 50 tấn. Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt
Nam.
11h30: Quý khách về nhà hàng nghỉ ngơi ăn trưa , cùng thưởng thức các đặc
sản nơi đây.( nhà hàng Thăng Long- chuyên các đặc sản dê núi, cơm cháy,
cách chùa Bái Đính 1km )
14h: Xe đón du khách đi tham qua khu di tích Cố đô Hoa Lư. Khu di tích lịch
sử văn hoá Cố đô Hoa Lư được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan
trọng. Hướng dẫn viên sẽ đưa du khách đi thăm hệ thống chùa cổ Hoa Lư, nhà
bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ, đền vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ vua Đinh,
đền thờ và lăng mộ vua Lê Đại Hành
17h: Du khách tự do đi tham quan, mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm hay các
món ăn đặc sản của Ninh Bình để làm quà như cơm cháy Ninh Bình, rượu
Kim Sơn, nem Yên Mạc…
18h: Du khách sẽ được hướng dẫn viên đưa đi ăn tối, thưởng thức đặc sản thịt
dê cơm cháy tại Ninh Bình (nhà hàng Ba Cua trong ngõ sâu gần đền vua Đinh)

19h30: Lên xe trở về thành phố Ninh Bình, nhận phòng và nghỉ ngơi. Tại
thành phố Ninh Bình cũng có nhiều điểm ăn vặt và dạo chơi như quanh khu
phố 8, nhà sàn Cố Đô, các nhà hàng khu vực nhà thi đấu…

Ngày 2: Ninh Bình-Bắc Ninh-Hà Nội


5h: Xe và hướng dẫn viên đón khách ở khách sạn, xuất phát đi Bắc Ninh. Khoảng
8h30, du khách sẽ đến Bắc Ninh.

Du khách bắt đầu đi tham quan Chùa Phật Tích ( thuộc xã Phật Tích, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Ngôi chùa cổ có lịch sử gần 1.000 năm lịch sử nơi đây đã
từng là trung tâm văn hoá Đại Việt. Ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di
tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962. Đến nơi quý khách tham quan quần thể di
tích chùa Phật tích , làm lễ Cầu Phúc, Cầu Tài, Cầu Lộc cho người thân và gia đình,


tham quan Chánh điện, Điện Phật,Ao Rồng,Quan Âm viện,Vườn tháp…. Đây là ngôi
chùa nổi tiếng với những công trình kiến trúc và các tác phẩm điêu khắc đá cổ kính.
Chiêm ngưỡng những cổ vật điêu khắc thời Lý, sững sờ trước những cặp ninh thú đã
được (Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục vào ngày 12-12-2007: Chùa Phật Tích
– ngôi chùa có 5 cặp tượng linh thú bằng đá lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt quý khách có
thể tận mắt chiêm ngưỡng pho tượng đức phật A DI ĐÀ được tạo bằng chất liệu đá
xanh nguyên khối vào thời nhà Lý, ngồi thiền định trên tòa sen cao 1,85m, kể cả bệ là
2,8m. Đây là một kiệt tác điêu khắc bằng đá thời Lý ở Việt Nam. Pho tượng đã được
Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục vào ngày 04-5- 2006 : “Chùa Phật
Tích với bảo tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất Việt Nam” . Bên cạnh đó còn nhiều
tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật như tượng mình người đầu chim đang vỗ
trống, chân cột bằng đá chạm hình ảnh dàn nhạc đang hoạt động, 36 ngọn bảo tháp
trong vườn tháp của Chùa Phật Tích…

Sau đó, xe đưa Quý khách đến tham quan chợ Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế
hay Cổ Pháp Điện) thuộc làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, thành phố
Bắc Ninh)– đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc
gia – nơi thờ 8 vị vua nhà Lý.). “ Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng
nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về).Tương truyền, xưa kia phía
trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.” Đến
nơi quý khách tham quan, làm lễ cầu phúc cầu tài, lộc, bình an cho người thân tại nhà
Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái
Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông).
Quý khách có thể tận mắt ngắm nhìn, nghe HDV gới thiệu về 3 bức tranh ( Cổ Pháp
Tường Vân ; Hoàng Long Vân Giáng hay còn gọi Bát Đế Vân Du. …).Quý khách
tham quan Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao uốn cong
mềm mại ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu…tất cả đều được xây
dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo.
12h : Quý khách nghỉ ngơi, ăn trưa tại nhà hàng thị trấn Tiên Du
13h30: Xe đón khách quay trở về Hà Nội. Du khách tiếp tục tham quan di tích
Hoàng thành Thăng Long – là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành
Thăng Long – Đông Kinh, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long, qua thời Đinh –
Tiền Lê và phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều
Nguyễn . Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong
nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các
di tích ở Việt Nam.
• 15h30 : Du khách tiếp tục di chuyển sang khu di tích Văn miếu – Quốc Tử Giám.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho
tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của




Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo trong khu vực và nền văn hóa mang ý nghĩa

nhân văn của toàn thế giới.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (10541072), có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử,
Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ.
Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu.
Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền
quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng
Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công
nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi
tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng
cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm
tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước
mỗi kỳ thi
• 17h: Du khách tham quan Chùa Một Cột. Chùa Một Cột (hay còn gọi là Chùa
Diên Hựu, Liên Hoa Đài), nằm giữa thủ đô Hà Nội, được xây dựng vào thời Lý,
năm Kỷ Sửu 1049 dưới đời vua Lý Thái Tông. Đây là ngôi chùa Chùa là một trong
những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một
bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên.
• 18h: Xe đón du khách quay trở lại điểm hẹn trả. Kết thúc chương trình.
Giá trên bao gồm:


Xe ô tô đưa đón theo chương trình.



Bữa ăn trưa theo chương trình.




Vé thắng cảnh tại điểm tham quan.



Hướng dẫn viên thành thạo, nhiệt tình.



Nước uống 0,5l / khách



Bảo hiểm du lịch

Giá chưa bao gồm:


Điện thoại, giặt là



Chi phí cá nhân ngoài chương trình


Thuế VAT
* Địa điểm lưu trú của khách tại Ninh Bình:





Khách sạn Ngọc Anh Ninh Bình, 2 sao

Địa chỉ: 30 đường Lương Văn Tụy, Thành phố Ninh Bình
Giá: 275.000 VND/đêm

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÓ HIỆU
QUẢ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÀ LÝ










Đầu tư, tôn tạo các di tích, tổ chức tốt các lễ hội từ thời nhà Lý: Ở nước ta còn
nhiều di tích bị bỏ hoang, cần có sự đầu tư thích đáng. Cũng cần có sự đầu tư
sửa chữa một số di tích do khai thác quá mức dẫn đến hư hại một phần như
Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long, Chùa một cột, Chùa phật Tích,…
Tổ chức tốt các lễ hội dân gian như Lễ hội Đền Đô, Lễ hội chùa phật tích,…
cần phải thành lập các ban quản lý, ban tổ chức vào mùa lễ hội hằng năm để
tránh những hiện tượng xấu. tổ chức lễ hội theo xu hướng chính là vui chơi giải
trí và phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của du khách.
Đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng , mạng lưới giao thông: Đây cũng là một vấn đề
quan trọng và cần được làm ngay. Đối với lễ hội, các hoạt động văn hóa ở gần
khu trung tâm hoặc ở cùng thành phố thì không nói làm gì> Nhưng một số các
lễ hội ở vùng xa các trung tâm dịch vụ lưu trú, nhiều nơi không có chỗ cho
khách ngủ qua đêm, khách phải vào nhà đn ngủ. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới

giao thông là một trong những điều kiện cơ bản để đưa du khách đến với tất cả
các màu sắc văn hóa thời Lý.
Tăng cường giáo dục ý thức trân trọng các giá trị văn hóa: Đưa vấn đề giáo dục
ý thức vào các trường đại học cao đẳng, trung học- chuyên nghiệp giúp cho
những người chủ tương lai của đất nước nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đê, khi ra trường sử dụng được các kiến thức của mình đã dược học để giữ
gìn các giá trị nghệ thuật, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và bản
sắc văn hóa thời Lý nói riêng để phục vụ cho sự phát triể của đất nước. Đặc
biệt là đội ngũ những người làm du lịch trong tương lai, phải rèn luyện cho họ
ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc ngay từ đầu trên ghế nhà trường. Giáo
dục cho họ ý nghĩa và tiềm năng to lớn của giá trị văn hóa dân tộc mà có những
phương pháp quản lý và kinh doanh thích hợp.
Mở các lớp bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, chuyên đề khai thác các giá trị văn
hóa: Qua các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ, nâng cao ý thức khi
khai thác các giá trị ăn hóa truyền thống góp phầ đưa du lịch Việt Nsm phát
triển. Cũng qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề khai thác giá trị văn hóa dân
tộc được đưa nên thành lý luận, có phương pháp, mục đích rõ rang ddeer làm
sao mà khai thác có hiệu quả những giá trị văn hóa dân tộc. Mặt khác cũng có
thể tuyên truyền sâu rộng, ý thức cho mọi người về giá trị văn hóa dân tộc nói
chung và giá trị văn hóa nhà Lý nói riêng trong phát triên du lịch ở Việt nam.




Xây dựng các quy định, thể chế hoạt động văn hóa, sinh hoạt xã hội theo
hướng giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam: Cần phải xây dựng các quy định thể
chế hoạt động văn hóa, sinh hoạt xã hội theo hướng các giá trị văn hóa, đồng
thời tăng cường kiểm soát, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các vi phạm.
Khi chúng ta có môi trường tốt, giữ vững phát triển thuần phong mĩ tục, bảo vệ
môi trường tự nhiên, khi mỗi cá nhân, mỗi gia dình, mỗi tập thể và cộng đồng

có long tự trọng và ý thức về giá trị của văn hóa nhà Lý, thì chúng ta có thể
khai thác có hiệu quả các giá trị này.



×