Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Vận dụng hệ thống sơ đồ tư duy trong dạy và học ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.24 MB, 29 trang )

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH


BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN DỰ THI
Cuộc thi
Tri thức trẻ vì giáo dục
********

VẬN DỤNG HỆ THỐNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY VÀ HỌC NGỮ VĂN
Người dự thi: Trịnh Văn Quỳnh
Ngày sinh: 19/09/1989
Địa chỉ: Yên Quang – Ý Yên – Nam Định
Đơn vị công tác: THPT Lương Thế Vinh
– Nam Định
Chức vụ: Giáo viên
Email:
SDT: 0163 383 8324

Nam Định, ngày 26 tháng 6 năm 2016


BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN DỰ THI
A. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên sáng kiến dự thi:
Vận dụng hệ thống sơ đồ tư duy trong dạy và học Ngữ văn
2. Thuộc lĩnh vực: Phương pháp học
3. Người dự thi: Trịnh Văn Quỳnh
Ngày sinh: 19/09/1989


Địa chỉ: Yên Quang – Ý Yên – Nam Định
Đơn vị công tác: THPT Lương Thế Vinh – Nam Định
Chức vụ: Giáo viên
Email:
SDT : 0163 383 8324
B. PHẦN TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN DỰ THI:
1. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết :
Môn Ngữ văn là một môn học vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật,
hơn nữa lại là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình phổ thông. Với những
đặc trưng của bản thân môn học này đã đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng cảm thụ, tưởng
tượng và phát hiện của người học. Tuy nhiên, trong rất nhiều năm qua, việc dạy văn
theo kiểu giáo viên đọc – học sinh chép đã không chỉ hạn chế khả năng sáng tạo, sự
cảm thụ của chính học sinh, mà còn khiến học sinh có hình dung sai lạc về môn học
này (nhiều học sinh gọi môn học này là môn học thuộc, môn chép bài, môn viết nhanh
chữ đẹp,…). Điều này khiến chúng tôi đặt ra câu hỏi: Đối với việc dạy học Ngữ văn,
phải chăng giáo viên chưa có phương pháp dạy học tích cực, chưa có phương tiện dạy
học phù hợp?. Từ việc học sinh không chủ động học tập, thu thập kiến thức, không có
điều kiện thể hiện sự sáng tạo, những cảm nhận cả nhân, và từ đó, việc học tập – quá
trình sáng tạo sẽ không đạt được mục đích của nó.
Học sinh gặp khó khăn trong việc hiểu và hệ thống hóa kiến thức khi học tập
nội dung văn học này. Và nếu không hiểu, không hệ thống hóa kiến thức, các em sẽ
không thể có những phát hiện, những cảm thụ cá nhân và phương pháp học tập hiệu
quả trong học tập nội dung này.
Giáo dục phổ thông hiện nay quan tâm định hướng cho học sinh phương pháp
học tập, để học sinh trở thành những người làm chủ tri thức và chủ động trên con
đường chinh phục kho tàng kiến thức. Muốn vậy, giáo viên không chỉ cần giúp các em


có năng lực khám phá các tri thức hiện đại, mà đồng thời còn cần giúp các em hệ
thống kiến thức ấy, đảm bảo cho quá trình thu thập, lưu giữ và truy hồi thông tin một

cách hiệu quả. Đặt trong bối cảnh xã hội hiện đại, với sự phát triển không ngừng của
công nghệ thông tin, việc xây dựng và trang bị được hệ thống phương pháp, phương
tiện dạy học tiên tiến có khả năng thúc đẩy quá trình học tập và sáng tạo của học sinh
một cách hiệu quả.
Nhận thấy những yêu cầu, đỏi hỏi khách quan từ phía người dạy, người học
trong xã hội mới, nhận thấy tính hữu dụng của sơ đồ tư duy trong nhiều lĩnh vực và
căn cứ những đặc trưng bộ môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi đã xem xét và chọn lựa
sáng kiến “Vận dụng hệ thống Sơ đồ tư duy trong dạy và học Ngữ văn THPT”.
Thời gian học
của em quá ít!

Em không thể tập
trung vào bài học?

Các em đừng lo, vấn
đề không phải em học
gì mà quan trọng là
như thế nào? Có rất
nhiều phương pháp
học hiệu quả

Chúng em phải
làm thế nào để
học tốt?

Thầy ơi, trí nhớ
của em không tốt
mà khối lượng bài
quá lớn?



2. Mô tả tóm tắt nội dung của giải pháp, kết quả thử nghiệm.
2. 1 Sơ đồ tư duy là gì?
Theo Tony Buzan – người đã sáng tạo nên thuật ngữ Mindmap, sơ đồ tư duy “là
một hình thức ghi chép sử dụng hình ảnh và màu sắc, để mở rộng và đào sâu ý tưởng.
Ở giữa sơ đồ là ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này
sẽ được phát triển thành các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối
với ý trung tâm” . Trong khái niệm này, Tony Buzan mới chỉ nhấn mạnh đến đặc điểm
hình thức của sơ đồ tư duy, chưa thể coi là một định nghĩa hoàn chỉnh về công cụ tư
duy này.
Khái niệm “Mindmap” được hiểu là “một dạng biểu đồ được dùng để biểu thị
các từ ngữ, ý tưởng, nhiệm vụ hoặc yếu tố khác có liên quan hoặc được sắp xếp xung
quanh một ý tưởng trung tâm …Các sơ đồ tư duy được sử dụng nhằm tạo ra hình dung
cấu trúc hay phân loại ý tưởng, cũng như là một phương tiện hỗ trợ trong học tập, tổ
chức, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và viết”. [26]
Trong cuốn sách Ứng dụng Sơ đồ tư duy, năm 2008, Joyce Wycoff cũng mang
đến cho độc giả những hình dung về sơ đồ tư duy “cũng tương tự như sơ đồ đường
phố giúp cho hành trình của bạn, sơ đồ tư duy sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh, bức
tranh tổng thể về một chủ đề cụ thể và giúp bạn hoạch định lộ trình hay lựa chọn của
mình”. Tác giả nhấn mạnh “sơ đồ tư duy lưu trữ lượng lớn thông tin một cách hiệu
quả, nhưng phần quan trọng nhất là thấy được sơ đồ tư duy cuối cùng không những dễ
nhìn, dễ đọc mà hơn thế nữa còn sử dụng tiềm năng của bộ não theo cách rất thú vị.
Nó giúp phát triển những kỹ năng mới cho bộ não – những điều thường bị lướt qua
trong các phương pháp dạy học truyền thống”.
Từ những khái niệm trên, có thể nhận thấy rằng, các nhà nghiên cứu ít nhiều
cũng đã có sự gặp gỡ nhau trong cách giải thích khái niệm sơ đồ tư duy. Song rất khó
có thể xác định được một định nghĩa hoàn chỉnh về thuật ngữ này.
Trên cơ sở phân tích, tổng kết các quan niệm của các tác giả, chúng tôi tóm
lược khái niệm về sơ đồ tư duy như sau:
Sơ đồ tư duy là công cụ phản ánh cơ chế tư duy diễn ra trong bộ não con người

dưới dạng sơ đồ mở rộng. Với việc sử dụng từ khóa, hình ảnh, màu sắc và đường nét
trong việc thể hiện và phát triển ý tưởng, công cụ tư duy này có thể hệ thống hóa các
nội dung tri thức, thúc đẩy khả năng ghi nhớ và phát huy tiềm năng sáng tạo không
ngừng của con người.
2.2 Cấu trúc của một sơ đồ tư duy.
Một sơ đồ tư duy thông thường có cấu trúc như sau:
- Trung tâm sơ đồ thường biểu diễn một ý tưởng chính hay hình ảnh đặc trưng,
đại diện.
- Ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh
chính thể hiện ý tưởng chính và đều được nối với trung tâm.


- Các nhánh chính lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề ở
mức độ sâu hơn.
- Các nhánh nhỏ này lại được phân thành các nhánh nhỏ hơn nhằm thể hiện chủ
đề ở mức độ sâu hơn nữa.
- Chủ đề ở mỗi nhánh sẽ được khái quát bằng một từ hoặc một hình ảnh.
Dưới đây là một ví dụ minh họa cho cấu trúc đặc trưng của một sơ đồ tư duy:

2.3 Ý nghĩa của sơ đồ tư duy.
2.3.1 Sơ đồ tư duy kích thích sự hoạt động của cả bộ não
Theo nghiên cứu của Tony Buzan, cách ghi chép thông thường là sử dụng chữ,
số và sắp xếp chúng một cách tuyến tính theo hình thức:
- Dùng câu đầy đủ để ghi lại những nội dung cần thiết ở dạng tường thuật.
- Ghi lại các ý tưởng theo tuần tự xuất hiện của nó.
- Lập dàn ý, lên kế hoạch theo kiểu xâu chuỗi các ý với nhau tuần tự từ trên
xuống dưới, phân rõ ý lớn, ý nhỏ.
Theo ông, với cách ghi chép này, khả năng tư duy và sức sáng tạo của bộ não sẽ
bị hạn chế. Vì nó mới chỉ huy động được sự làm việc của một nửa bộ não – bán cầu
não trái.



Bộ não người được cấu tạo bởi hai bán cầu: bán cầu não phải và bán cầu não
trái.

Mỗi bán cầu não thực hiện những nhiệm vụ trí tuệ chuyên biệt: các dòng kẻ,
chuỗi, chữ số và danh sách được xử lý bởi các kỹ năng thần kinh của bán cầu não trái;
chức năng thần kinh của bán cầu não phải gồm sự tri nhận màu sắc, hình ảnh, nhịp
điệu và khả năng không gian.
Dù thực hiện các nhiệm vụ trí tuệ khác nhau nhưng hai bán cầu não luôn có sự
phối hợp, liên kết với nhau. Bán cầu não trái giúp con người đưa ra lý luận và phân
tích vấn đề. Bán cầu não phải giúp con người có được sư cảm nhận và mơ mộng. Mức
độ hợp tác giữa chúng càng cao thì hoạt động của bộ não càng hiệu quả.
Sơ đồ tư duy là một công cụ không những sử dụng chữ và số mà còn sử dụng cả
màu sắc và hình ảnh trong việc thể hiện ý tưởng, nội dung. Chính vì vậy, nó có thể kết
hợp sự hoạt động của cả bán cầu não trái và bán cầu não phải. Mỗi bán cầu não đều
đồng thời nhận sự hỗ trợ và củng cố hoạt động cho nửa kia trong quá trình thiết kế hay
sử dụng một sơ đồ tư duy bất kỳ. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa
hai bán cầu não và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của người sử dụng sơ
đồ tư duy.
2.3.2 Sơ đồ tư duy hoạt động dựa trên nguyên tắc tưởng tượng và liên kết


Theo nghiên cứu vào năm 1972 của tiến sĩ y học Richard Restak, quy luật tư
duy của bộ não chính là: mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có
các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới
được đưa vào bộ não, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin
cũ đã tồn tại trước đó.
Sơ đồ tư duy là công cụ làm việc trực tiếp với bộ não, kích thích bộ não nảy
sinh ý tưởng và hình thành liên kết giữa các ý tưởng. Điều này được thể hiện ở chính

cấu trúc sơ đồ tư duy:
- Sơ đồ tư duy xuất phát từ một ý tưởng hoặc hình ảnh trung tâm: Theo các
nghiên cứu khoa học, hình ảnh bao giờ cũng có giá trị tự khắc thu hút sự tập trung của
mắt và bộ não, kích thích vô số liên kết trong quá trình tư duy. Đồng thời, giúp người
tiếp nhận có khả năng ghi nhớ dễ dàng, hiệu quả.
- Từ hình ảnh trung tâm, hàng loạt những đường kẻ đậm được tỏa ra nhiều
hướng. Mỗi đường kẻ được thể hiện bằng một màu sắc khác nhau, được ghi chú bằng
từ khóa có liên quan đến nội dung chính của vấn đề. Tiếp tục, các nhánh lớn được
phân ra thành các nhánh nhỏ nhằm cụ thể hóa chủ đề, nội dung cần đề cập. Việc phân
nhánh càng nhỏ thì mức độ cụ thể hóa, chi tiết càng cao. Nhờ sự kết nối giữa các
nhánh mà các ý tưởng được phác họa cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Với
phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh này, sơ đồ tư duy sẽ kích thích được
khả năng tưởng tượng và liên kết các ý tưởng của bộ não.
- Trong khi tạo dựng sơ đồ tư duy, khả năng tưởng tượng. liên tưởng của bộ não
còn được kích thích bởi từ khóa và hình ảnh. Những từ khóa trên sơ đồ tư duy có vai
trò khái quát hóa một nội dung, một khía cạnh bất kỳ của chủ đề. Từ đó giúp ghi nhớ
một cách ngắn gọn mà vẫn phản ánh được rõ nét nội dung. Hình ảnh được xem là một
trong những yếu tố có khả năng huy động nhiều nhất khả năng tư duy trên vỏ não, bởi
nó bao gồm màu sắc, đường nét, hình thể, kích thước, kết cấu, bố cục. Không chỉ vậy,
hình ảnh luôn gợi được sự hình dung, tưởng tượng của người xem. Sơ đồ tư duy sử
dụng từ khóa và hình ảnh chính là tận dụng khả năng ghi nhớ, tưởng tượng vốn có của
bộ não.
Như vậy, sơ đồ tư duy là sự biểu thị cho cơ chế tư duy của bộ não, công cụ này
hoạt động dựa trên các quy luật tư duy. Nó không ngừng giúp người sử dụng lưu ý tới
trung tâm của vấn đề và bằng liên kết, tưởng tượng, nó sẽ là nguồn cảm hứng mạnh
mẽ của tư duy logic và sáng tạo.





Muốn vẽ sơ đồ tư
duy em phải chuẩn bị
những gì?

Các bước để vẽ 1 sơ
đồ tư duy hoàn thiện
rất đơn giản!


Chuẩn bị:

Bước 1:
Vẽ hình ảnh trung tâm.
Bước 2:
Tìm các ý chính làm rõ cho hình ảnh trung tâm, từ đó vẽ ra các nhánh chính đầu tiên.
Dùng từ khóa thích hợp đặt lên các nhánh chính.


Bước 3:
Tiếp tục tìm câu hỏi để làm rõ nhánh chính, từ đó vẽ tiếp các nhánh con. Đi kèm các
nhánh con là các từ khóa thích hợp.

Bước 4:
Lặp lại bước 3, để trí tưởng tượng và sáng tạo của bạn đưa đến bất cứ đâu
2.4 Vận dụng tư duy trong dạy văn và học văn.
Ứng dụng sơ đồ tư duy như một phương pháp dạy học là nhấn mạnh việc giáo viên
ứng dụng cách tiếp cận của sơ đồ tư duy để thiết kế các hoạt động dạy học. Cách tiếp
cận đó diễn ra theo hướng xuất phát từ một hoạt động trung tâm, giáo viên xác định
những hoạt động phân nhánh khác, nhằm hỗ trợ hoạt động trung tâm đạt mục đích,
hiệu quả. Dưới đây là một thiết kế thể nghiệm trong các phân môn của một đề thi thpt

quốc gia.
a. Trong hoạt động đọc hiểu văn bản
Hoạt động của GV và HS
- GV giao đề đọc hiểu.
Đọc văn bản sau:
“Một hoạ sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh
đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết
được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ
điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin
nâng cao giá trị con người”.
Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và

Nội dung kiến thức cần đạt


được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian,
bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào,
mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều
bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán
biết bao nếu không có tình yêu”.
Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính mới từ trận
mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hoà
bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hoà bình ở
đó có cái đẹp”. Và hoạ sĩ đã tự hỏi mình: “Làm
sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hoà bình và
tình yêu?”.
… Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh
mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ.
Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn ngập
hạnh phúc và bình an. Hoạ sĩ đã hiểu thế nào là

điều đẹp nhất trần gian, sau khi hoàn thành tác
phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình”.
(Chung Sa, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ
2004, tr.58)
Trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là
gì?
2. Vì sao vị giáo sĩ, cô gái và người lính có câu trả
lời khác nhau với cùng một câu hỏi của ông hoạ
sĩ?
3. Nhan đề nào dưới đây phù hợp nhất với nội
dung văn bản? Vì sao?
Gia đình
Niềm tin, tình yêu, hoà bình
Bức tranh tuyệt vời
4. Từ nội dung văn bản, anh (chị) rút ra bài học gì
trong cuộc sống?
- Gv yêu cầu HS xác định nội dung chính của văn
bản.
HS lựa chọn hình minh họa phù hợp với nội dung
vẽ hình trung tâm.
- GV yêu cầu HS xác định các cấp độ câu hỏi
trước khi trả lời.
HS xác định và vẽ các nhánh câu hỏi
- GV có thể chia nhóm để hoàn thiện sơ đồ.
Ghép sản phẩm các nhóm. Yêu cầu HS trình bày,

Bức tranh đẹp nhất

Nhóm 1


Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4


các nhóm khác bổ sung.
GV thống nhất câu trả lời.

Ý nghĩa của việc đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy
 Nhận thức vấn đề bằng cả ngôn từ lẫn hình ảnh
 Tạo trường liên tưởng trong thực tế và phát huy các ý tưởng sáng tạo
 Xác định được mục tiêu câu hỏi, định hướng cách trả lời
 Sơ đồ nhiều cấp bậc, tiếp cận vấn đề từ dễ đến khó
 Hệ thống ý rõ ràng, đầy đủ dễ dàng thêm và bổ sung các ý.
b. Trong hoạt động làm văn nghị luận xã hội.
Hoạt động của GV và HS
- GV giao đề nghị luận xã hội:
"Những thói xấu ban đầu là người khách qua
đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà, và kết
thúc là ông chủ khó tính"
Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên?

Nội dung kiến thức cần đạt

= Thói xấu



- Gv yêu cầu HS xác định vấn đề cần nghị luận.
HS lựa chọn hình minh họa phù hợp với nội dung
vẽ hình trung tâm.
- GV yêu cầu HS xác định các thao tác lập luận cần
sử dụng. Chia nhánh bố cục, hình thành các luận
điểm chính.
HS xác định và vẽ các nhánh luận điểm.
- GV có thể chia nhóm để hoàn thiện sơ đồ.
Ghép sản phẩm các nhóm. Yêu cầu HS trình bày,
các nhóm khác bổ sung.

Nhóm 1 (giải thích)
Nhóm 2 (biểu hiện)
Nhóm 3 (hậu quả)
GV thống nhất, Hs dựa vào sơ đồ sử dụng thêm dẫn Nhóm 4 (bài học)
chứng, lời văn để diễn đạt lại thành bài văn của bản
thân.

Ý nghĩa của việc làm bài nghị luận xã hội bằng sơ đồ tư duy
 Vấn đề xã hội trở nên gần gũi, thực tiễn bởi hình ảnh trực quan sinh động
 Hình ảnh minh họa phát huy tư duy và khả năng đánh giá vấn đề
 Hệ thống ý rất rõ ràng và đầy đủ, bố cục mạch lạc
 Tránh được viết lan man, lủng củng và lặp ý
 Sắp xếp theo thứ tự hợp lý các dẫn chứng phù hợp


c. Trong hoạt động làm văn nghị luận văn học.
Hoạt động của GV và HS
- GV hướng dẫn HS phân tích nhân vật Mị trong tác
phẩm Vợ chồng A Phủ:

Cuộc đời của Mị chia thành những chặng nào?
Hình ảnh nào thể hiện được bản chất của nhân vật
Mị?
- GV chia nhánh sơ đồ về cuộc đời nhân vật Mị.
Hãy tìm những chi tiết thể hiện đặc điểm của nhân
vật Mị trong các chặng đó?
Qua những chi tiết đó em có nhận xét gì về nhân vật
Mị?
- GV có thể chia nhóm để hoàn thiện sơ đồ.
Ghép sản phẩm các nhóm. Yêu cầu HS trình bày, các
nhóm khác bổ sung.
GV thống nhất, Hs dựa vào sơ đồ chung để hoàn
thiện bài vào vở ghi chép.

Nội dung kiến thức cần đạt

Nhân vật Mị
Nhóm 1: Trước khi làm dâu
Nhóm 2: Cuộc đời nô lệ
Nhóm 3: Sức sống tiềm tàng
Nhóm 4: Khát vọng phản
kháng


Ý nghĩa của việc làm bài nghị luận văn học bằng sơ đồ tư duy
 Ghi nhớ sâu sắc vấn đề bằng hình ảnh
 Hệ thống rõ ràng luận điểm, luận cứ, dẫn chứng
 Không lo thiếu ý, lặp ý, viết lan man.
 Bạn hoàn toàn tự do trong diễn đạt
 Kết hợp được các phương pháp làm nhóm, thuyết trình…

 Phát huy năng lực tự học, tư duy sáng tạo.
2.5 Một số sơ đồ minh họa đã được thực hiện.

Sơ đồ tư duy nghị luận xã hội về vấn đề nước sạch với môi trường sống.






3. Hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường:
3.1 Các sản phẩm đã được xuất bản thành sách:
Năm 2015: Sách ôn thi THPT Quốc gia bằng sơ đồ tư duy
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2016: Bộ sách Đột phá mindmap – tư duy bằng hình ảnh lớp 10, 11 và 12


3.2 Các bài văn đạt điểm cao thông qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy.
Thông qua thực tế áp dụng, HS dựa vào sơ đồ tư duy đã có thể sáng tạo nên những bài
văn xuất sắc, đạt điểm tối đa trong các bài kiểm tra và các kỳ thi.
Bài văn điểm 10 về vai trò của điểm số trong học tập – Bài viết của em Phạm Ngọc
Ánh, học sinh lớp 11A1 – THPT Lương Thế Vinh Nam Định.
Bài viết được đăng tải trên báo Zing.vn tại địa chỉ:
/>Bài viết cũng được đăng tải trên báo điện tử dantri.com.vn tại địa chỉ:
/>Sơ đồ do nhóm HS trong lớp thực hiện:


Bài làm của em Phạm Thị Phượng lớp 12A7 – trường THPT Lương Thế Vinh thực
hiện.

Đề bài:
“Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được
ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng và tội nghiệp.
Ta hỏi dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không
chảy thì chỉ là một vũng nước, khô cạn dần rồi biến mất.
Ta hỏi con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con tàu
không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian.
Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời : Ta cần được lao động
trong sáng tạo”.
(Những câu hỏi không lãng mạn - Nguyễn Quang Thiều).
Hãy viết bài văn ngắn (không quá 600 từ), anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về
vai trò của lao động trong sáng tạo.
Bài viết đạt điểm 9 và được đăng tải trên báo Zing.vn tại địa chỉ:
/>Dưới đây là sơ đồ bàn về lao động do em và các bạn trong lớp thực hiện:


Bài làm của em Trần Thị Thùy Linh lớp 11A3 – trường THPT Lương Thế Vinh thực
hiện.
Đề bài:
"Suy nghĩ của anh/chị về tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang diễn ra hiện nay?".
Bài viết đạt điểm 9 và được đăng tải trên báo Zing.vn tại địa chỉ:
/>Dưới đây là sơ đồ bàn về lao động do em và các bạn trong lớp thực hiện:

Học văn bằng sơ đồ tư duy đã được các giáo viên và học sinh trên toàn quốc hưởng
ứng. Các bạn học sinh ở các trường THPT trên toàn quốc đều tham gia và gửi các sơ
đồ tư duy do các em tự vẽ.
Bài làm của em Phan Thị Thanh Ngọc (học sinh lớp 11A, trường THPT Trung Phú, xã
Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM) bàn về cách ứng xử trước nỗi đau:
/>Nguyễn Hà Lâm Thy – học sinh lớp 12, trường THPT Nam Hà, TP Biên Hòa, Đồng
Nai chia sẻ: “Não bộ của chúng ta ghi nhớ hình ảnh, màu sắc và âm thanh tốt hơn ký

tự chữ và những con số. Vì vậy, em dùng phương pháp này nhằm tăng cường sự liên
tưởng, giúp sơ đồ thêm sinh động, dễ nhớ”
Xem chi tiết các sơ đồ do các em học sinh trên toàn quốc thực hiện tại:
/>

×