Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Vận dụng lý thuyết Sơ đồ tư duy của Tony và Barry Buzan để phát triển khái niệm sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học 11 – THTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.98 KB, 25 trang )

1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Xuất phát từ yêu cầu và định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI tháng
4/2011, nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, (Nghị Quyết số 29-NQ/TW) của Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI ngày 04/11/2013, luật Giáo dục (2005) tại Điều 28 đã nêu
những định hướng đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói
riêng nhiệm vụ quan trọng về việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
2. Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của dạy học là hình thành và phát triển KN
Các nhà nghiên cứu giáo dục học đã chỉ ra quan hệ bản chất giữa nhận thức, tư
duy với sự hình thành và phát triển KN trong dạy học. Muốn nâng cao chất lượng
dạy học không thể không chú trọng nghiên cứu sự hình thành và phát triển các KN
cơ bản trong chương trình của môn học.
3. Xuất phát từ vị trí, vai trò của kiến thức KN trong chương trình Sinh học ở THPT
Kiến thức KN về các cấp tổ chức sống chính là các đơn vị cấu trúc cơ bản trong
chương trình Sinh học ở THPT. Một trong những mục tiêu trọng tâm của chương
trình Sinh học 11 là phát triển các KN Sinh học cơ thể về các chức năng sinh lý cơ
bản như chuyển hóa VC-NL, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Nhiệm vụ
của người GV là phải vận dụng tiếp cận hệ thống để định hướng tổ chức cho HS
hình thành và phát triển được các KN cơ bản cấp độ cơ thể, qua đó đáp ứng được
mục tiêu của chương trình.
4. Xuất phát từ vai trò của SĐTD phù hợp với việc phát triển KN trong dạy học
Sinh học ở THPT
Xuất phát từ thực tiễn ứng dụng SĐTD trong dạy học cho thấy SĐTD là một
công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như các bậc
học cao hơn. Sự phát triển các KN trong dạy học được thực hiện qua con đường đào
sâu liên tục những hiểu biết về bản chất đối tượng nghiên cứu. Hình thức ghi chép
bằng SĐTD cho phép người sử dụng mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Do đó với
SĐTD, việc nhận thức các KN sẽ vừa sâu sắc hơn vừa khái quát hơn. Nếu vận dụng


SĐTD để phát triển KN Sinh học sẽ là một trong những hướng góp phần đáp ứng
mục tiêu và nâng cao chất lượng dạy học Sinh học hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời chúng tôi nhận thấy rằng chưa có tác
giả nào đi sâu nghiên cứu theo hướng vận dụng lý thuyết SĐTD để phát triển KN
Sinh học ở THPT. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết Sơ đồ tư duy
của Tony và Barry Buzan để phát triển khái niệm Sinh học cơ thể trong dạy học
Sinh học 11 – THPT”.
2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định các quy trình và biện pháp tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp
độ cơ thể theo hướng vận dụng lý thuyết SĐTD của Tony và Barry Buzan nhằm góp
phần nâng cao chất lượng lĩnh hội các KN cơ bản cấp độ cơ thể qua đó rèn luyện
được kỹ năng lập SĐTD của HS trong dạy học phần Sinh học cơ thể lớp 11 THPT.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận về: Hình thành và phát triển KN trong
dạy học nói chung, trong dạy học Sinh học nói riêng. Lý thuyết SĐTD của Tony và
Barry Buzan và những ứng dụng của SĐTD trong dạy học.
2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài, bao gồm: Tìm hiểu thực trạng về dạy
và học các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11 THPT; tìm hiểu
thực trạng về nhận thức và sử dụng SĐTD để dạy học Sinh học nói chung, để phát
triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 nói riêng.
3. Phân tích sự hình thành và phát triển của các KN cơ bản trong chương trình
Sinh học và phân tích cấu trúc logic của các KN cơ bản đó trong chương trình Sinh
học 11 theo quan điểm tiếp cận hệ thống.
4. Xác định các quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ
bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 THPT.
5. Xác định các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD trong quá trình phát triển các
KN cơ bản cấp độ cơ thể khi dạy học Sinh học 11 THPT.
6. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả các quy trình vận dụng SĐTD
và các biện pháp lập SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học

Sinh học 11 mà đề tài đã đề xuất.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Lý thuyết SĐTD của Tony và Barry Buzan và ứng dụng của lý thuyết SĐTD
trong dạy học.
- Các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11 THPT.
- Quy trình và biện pháp phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương
trình Sinh học 11 theo hướng vận dụng lý thuyết SĐTD.
4.1. Khách thể nghiên cứu:
- Quá trình dạy và học phần Sinh học cơ thể lớp 11 ở trường THPT.
V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi tập trung một số nội dung sau:
- Nhiệm vụ phát triển KN sinh học cơ thể được xác định giới hạn là phát triển 4
KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11 THPT (KN Chuyển hóa
VC-NL, KN Cảm ứng , KN Sinh trưởng và phát triển, KN Sinh sản).
- Quan điểm vận dụng lý thuyết SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ
3
thể được đề tài tập trung khai thác ở khía cạnh: vận dụng SĐTD như là công cụ, biện
pháp dạy học để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học
Sinh học 11 THPT.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được các quy trình và biện pháp tổ chức HS phát triển các KN cơ
bản cấp độ cơ thể theo hướng vận dụng lý thuyết SĐTD của Tony và Barry Buzan
và sử dụng chúng trong dạy học Sinh học 11 sẽ nâng cao chất lượng lĩnh hội các KN
cơ bản cấp độ cơ thể, qua đó rèn luyện được kỹ năng lập SĐTD cho HS.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2. Phương pháp điều tra thực trạng dạy học
3. Phương pháp quan sát sư phạm
4. Phương pháp chuyên gia

5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6. Phương pháp thống kê toán học và xử lý kết quả thực nghiệm
VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của vận dụng lý thuyết SĐTD
để phát triển KN Sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học THPT.
2. Phân tích cấu trúc logic của các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình
Sinh học 11 và khái quát được quá trình sự hình thành và phát triển các KN cơ bản
trong chương trình Sinh học phổ thông.
3. Xác định được quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ
bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 THPT.
4. Tổ chức phát triển 4 KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 theo
các quy trình đã xác định.
5. Xác định các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD trong quá trình phát triển phát
triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 THPT.
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về hình thành và phát triển KN trong dạy học
1.1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về hình thành và phát triển KN trong dạy học
ở trên thế giới
- Các vấn đề cơ bản về KN trong dạy học các môn học như: con đường hình
thành KN, những yêu cầu, nguyên tắc cần thiết để giảng dạy tốt một KN, phương
pháp lĩnh hội KN của HS…đã được các tác giả trên thế giới đề cập đến.
- Hình thành và phát triển KN trong dạy học Sinh học được các nhà nghiên cứu
trên thế giới quan tâm, cụ thể là đối với chương trình Sinh vật học đại cương. Phần
4
lớn các công trình đều tập trung phân tích sự phát triển nội dung các KN sinh vật
học. Nhiều tác giả chỉ mô tả sự triển khai nội dung khoa học của từng KN, chưa
vạch ra cơ sở lý luận chỉ dẫn cách phân tích sự phát triển của các loại KN. Mặt khác
phương pháp hình thành KN chưa được chú ý như mặt nội dung của KN.
1.1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về hình thành và phát triển KN trong dạy học

ở Việt Nam
- Hệ thống các KN cơ bản, phân tích sự hình thành và phát triển KN sinh học
chuyên khoa, KN sinh học đại cương. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các
KN cơ bản ở cấp độ tế bào và cơ thể trong chương trình Sinh học ở THCS một cách
có hệ thống, khá đầy đủ…
- Các nghiên cứu tập trung xây dựng con đường của quá trình hình thành một
KN trong dạy học Sinh học.
- Nghiên cứu những hình thức phát triển KN thường gặp trong chương trình
Sinh học đại cương. Xác định các hướng hợp lý để phát triển KN.
- Vận dụng quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống nghiên cứu sự sống ở mọi cấp
độ tổ chức sống, đồng thời phân tích nội dung các KN ở các cấp độ tổ chức sống
khác nhau trong sinh giới. Từ đó phát triển các nghiên cứu theo hướng xác định các
logic, phương pháp và biện pháp tổ chức dạy học các KN Sinh học hiệu quả nhất.
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về lý thuyết SĐTD và ứng dụng của SĐTD
trong dạy học
1.1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về lý thuyết SĐTD và ứng dụng của
SĐTD trong dạy học ở trên thế giới
Từ công trình nghiên cứu về SĐTD cũng như các hoạt động ứng dụng SĐTD
ở trên thế giới có thể nhận thấy Tony và Barry Buzan thành công khi đã phát minh
ra SĐTD. Riêng đối với những nghiên cứu về SĐTD trong lĩnh vực giáo dục, đa số
các nghiên cứu tập trung theo hướng phân tích, khai thác SĐTD như một công cụ để
phát triển năng lực tư duy trong việc học tập nói chung. SĐTD là công cụ đắc lực
cho quá trình ghi nhớ, hệ thống kiến thức, lập kế hoạch, soạn bài học, xây dựng ý
tưởng sáng tạo
1.1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về lý thuyết SĐTD và ứng dụng của
SĐTD trong dạy học ở Việt Nam
Các nghiên cứu về SĐTD và ứng dụng SĐTD trong dạy học ở trong nước:
+ Từ nghiên cứu lý thuyết SĐTD, các tác giả đã có những nhận xét, đánh giá về
ưu điểm SĐTD, đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng SĐTD trong từng môn học
cụ thể, kết hợp các phương pháp dạy học tích cực với sử dụng SĐTD.

+ SĐTD được vận dụng vào các mục đích khác nhau của lí luận dạy học như:
nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập củng cố kiến thức. Qua đó hình thành và phát triển
năng lực nhận thức trong học tập cho.
5
+ Vận dụng SĐTD để tổ chức dạy học với các hình thức khác nhau như cá
nhân, nhóm, tập thể đều đạt những hiệu quả.
1.2CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển KN trong dạy học Sinh
học ở THPT
1.2.1.1 Bản chất của KN – KN sinh học
KN sinh học là những KN phản ánh các dấu hiệu và thuộc tính bản chất của các
cấu trúc sống, của các hiện tượng, quá trình của sự sống, cũng như những mối liên
hệ, mối tương quan giữa chúng với nhau.
1.2.1.2 Đặc điểm của KN và KN Sinh học
*Các đặc điểm chung của KN: Tính bản chất, tính chung, tính phát triển biện chứng.
*Đặc điểm KN sinh học trong chương trình Sinh học phổ thông:Trong chương
trình Sinh học ở phổ thông, các KN được trình bày từ chỗ chưa đầy đủ, sâu sắc đến
chỗ đầy đủ, sâu sắc hơn. Hệ thống KN liên quan chặt chẽ với nhau, được hình thành
và phát triển theo một trật tự logic.
1.2.1.3 Cấu trúc logic của KN: Mỗi KN là một chỉnh thể bao gồm hai mặt nội hàm
và ngoại diên. Hai mặt này tạo thành cấu trúc logic của KN.
1.2.1.4 Các loại KN Sinh học
*Dựa vào phạm vi phản ánh rộng hay hẹp của KN: KN đại cương và chuyên khoa.
*Dựa vào mức độ phổ biến của KN: KN giống và KN loài.
1.2.1.5 Định nghĩa KN
*Bản chất của định nghĩa KN: Định nghĩa một KN là vạch rõ nội hàm của nó
nghĩa là đưa ra một số dấu hiệu bản chất đủ để xác định nó.
*Các cách định nghĩa KN:
+Định nghĩa thông qua việc xác định giống gần nhất và sự khác biệt nhau về loài.
+ Định nghĩa theo nguồn gốc.

+ Định nghĩa theo tên gọi.
1.2.1.6 Hình thành và phát triển KN trong dạy học Sinh học
*Ý nghĩa việc hình thành và phát triển KN trong dạy học Sinh học
*Con đường hình thành KN trong dạy học
Con đường hình thành KN trong dạy học Sinh học gồm: bước 1-Xác định
nhiệm vụ nhận thức; bước 2- Nhận biết một số dấu hiệu của KN; bước 3-Phân tích
dấu hiệu chung và bản chất của KN; bước 4-Đưa KN mới vào hệ thống KN đã có;
bước 5-Luyện tập và vận dụng KN.
*Các hướng phát triển KN trong dạy hoc Sinh học
- Cụ thể hóa nội dung của KN
- Hoàn thiện nội dung của KN
- Làm xuất hiện KN mới
1.2.1.7 Các nguyên tắc trong dạy học KN Sinh học
- Nguyên thắc thứ nhất, quán triệt mục tiêu và chương trình đào tạo
- Nguyên tắc thứ hai, đảm bảo tính chính xác và khoa học của nội dung
6
- Nguyên tắc thứ ba, đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa
- Nguyên tắc thứ tư, dạy học phù hợp với nhận thức của HS
- Nguyên tắc thứ năm, phát huy tính tích cực và chủ động của HS
- Nguyên tắc thứ sáu, tiếp cận quan điểm hệ thống để dạy học KN Sinh học
1.2.2 Cơ sở lý thuyết về SĐTD của Tony và Barry Buzan
1.2.2.1 Khái niệm về SĐTD
*Khái niệm về tư duy
*Khái niệm về tư duy mở rộng: Theo T. Buzan, bộ não con người không tư duy
theo kiểu tuần tự và đơn điệu mà nó tư duy theo nhiều hướng khác nhau, cùng một
lúc, xuất phát từ những điểm kích hoạt tại trung tâm ở dạng hình ảnh hoặc từ khóa
và gọi đó là Tư duy mở rộng.
*Khái niệm SĐTD: SĐTD là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh,
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa SĐTD là một ý tưởng hay hình ảnh trung
tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh. Nhờ sự

kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến SĐTD có thể bao
quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà các ý tưởng thông thường
không thể làm được. SĐTD là biểu hiện của Tư duy mở rộng, vì thế nó là chức năng
vốn có của tư duy.
1.2.2.2 Cơ sở khoa học của SĐTD
− Chức năng của bộ não với các kỹ năng tư duy
− Tính toàn thể trong hoạt động của bộ não
− Các chức năng của não bộ với hoạt động tư duy
− Quá trình học và ghi nhớ dưới góc độ tâm lý hoc
− Cách ghi chép thông thường khiến bộ não bị kìm hãm
1.2.2.3 Quy tắc lập SĐTD và quy trình rèn luyện kỹ năng lập SĐTD trong dạy học
* Quy tắc lập SĐTD: để lập SĐTD cần đảm bảo: Nhóm quy tắc kỹ thuật, nhóm quy
tắc bố trí.
* Quy trình rèn luyện kỹ năng lập SĐTD trong dạy học
Giai đoạn 1- Làm quen với SĐTD
Giai đoạn 2 - Tập vẽ SĐTD
Giai đoạn 3 - Thực hành vẽ SĐTD trên giấy
Giai đoạn 4-Luyện tập và phát triển kỹ năng vẽ SĐTD
* Công cụ thiết kế SĐTD: Thiết kế SĐTD bằng tay (thủ công), thiết kế SĐTD bằng
các phần mềm máy tính
* Cách đọc SĐTD: SĐTD được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm
di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ.
1.2.2.4 Phân loại SĐTD
7
* Phân loại SĐTD theo lĩnh vực ứng dụng: SĐTD trong lĩnh vực dạy học; SĐTD
trong các lĩnh vực chuyên môn.
* Phân loại SĐTD theo nội dung học tập: SĐTD theo đề cương; SĐTD theo
chương; SĐTD theo đoạn văn.
1.2.2.5 Vai trò của SĐTD đối với quá trình nhận thức trong học tập: Việc xây
dựng được SĐTD sẽ mang lại những lợi ích về các mặt: ghi nhớ; phát triển nhận

thức, tư duy, khả năng sáng tạo. Nghĩa là cùng với việc hình thành kiến thức, kỹ
năng tư duy của HS cũng được phát triển.
1.2.2.6 Những đặc trưng của SĐTD
* Cách thức biểu hiện của tư duy bằng sơ đồ so với tư duy truyền thống.
* Cách thức thể hiện của SĐTD so với Graph.
1.2.2.7 Mối quan hệ giữa lý thuyết SĐTD với việc phát triển KN trong dạy học
* SĐTD phù hợp với các thao tác tư duy logic để hình thành và phát triển KN
trong dạy học
* Cách thể hiện của SĐTD phù hợp để diễn đạt sự phát triển KN trong dạy học
Vận dụng lí thuyết SĐTD để phát triển KN nghĩa là dùng ngôn ngữ của SĐTD
ghi lại nhận thức của mỗi cá nhân về sự phát triển KN. Và SĐTD lập được đó là kết
quả quá trình tư duy nhận thức sự vận động và phát triển của KN được hình thức hóa
bằng một sơ đồ gọi là SĐTD phát triển KN. Đồng thời logic nhận thức của cá nhân
về KN phải được khái quát để phù hợp với logic khoa học của KN đó.
1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Mục đích, đối tượng, phương pháp và nội dung điều tra thực trạng
1.3.2 Kết quả và phân tích
1.3.2.1 Thực trạng dạy các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11 THPT
Qua điều tra cho thấy rất nhiều GV chưa nhận thức sâu sắc bản chất của việc
tiếp cận quan điểm hệ thống trong dạy các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương
trình Sinh học 11. Những hạn chế nhất định về nhận thức, phương pháp giảng dạy
các KN cơ bản về cấp độ cơ thể đã ảnh hưởng đến chất lượng lĩnh hội kiến thức KN
đó của HS.
1.3.2.2 Thực trạng về hiểu biết và sử dụng SĐTD trong dạy học Sinh học
Nhìn chung, đa số GV đều biết đến SĐTD. Tuy nhiên, GV đều dừng lại ở mức độ
hiểu biết nhất định về SĐTD. Tỉ lệ GV có sử dụng SĐTD trong dạy học Sinh học là còn
hạn chế. Khi GV sử dụng SĐTD trong dạy học Sinh học vẫn chưa thực hiện theo một
quy trình sư phạm nào mà chủ yếu là bằng kinh nghiệm dạy học cá nhân. GV thường
dùng SĐTD để củng cố và hệ thống kiến thức bài học cho HS. GV vẫn chưa chú ý rèn
luyện cho HS kỹ năng xây dựng và sử dụng SĐTD trong học tập.

1.3.2.3 Thực trạng vận dụng SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể
trong dạy học Sinh học 11 THPT
8
Kết quả điều tra cho thấy nhận thức của phần lớn GV về việc vận dụng SĐTD
để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể là còn khá mới mẻ. GV chưa thật sự quan
tâm đến vấn đề này.
1.3.2.4 Thực trạng nhận thức các KN cơ bản ở cấp độ cơ thể của HS
Nhìn chung, sự lĩnh hội các KN cơ bản cấp độ cơ thể của HS là chưa đầy đủ và
mới chỉ dừng lại ở mức độ biểu tượng, chưa phân biệt được chính xác dấu hiệu bản
chất và dấu hiệu không bản chất của mỗi KN.
Chương 2. VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM
SINH HỌC CƠ THỂ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 THPT
2.1VẬN DỤNG SĐTD ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KN SINH HỌC CẤP ĐỘ CƠ
THỂ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 (hình 2.1)
GĐ 1. Xác định các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11 THPT
GĐ 2. Vận dụng SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11
1. Phân tích chương trình Sinh học 11
3. Phân tích cấu trúc logic 4 KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11
2. Khái quát quá trình phát triển 4 KN cơ bản trong chương trình Sinh học phổ thông
4. Xác định quy trình vận dụng SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học
11
5. Xác định các biện pháp lập SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học
11
Hình 2 Logic vận dụng SĐTD để phát triển KN Sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học 11
2.2XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC KN SINH HỌC CƠ THỂ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11
2.2.1 Phân tích chương trình Sinh học 11
Cấu trúc chương trình Sinh học 11 được thể hiện trong 4 chương: Chương I.
Chuyển hóa VC-NL; Chương II. Cảm ứng; Chương III. Sinh trưởng và phát triển;
9

Chương IV. Sinh sản. Về nội dung, chương trình Sinh học 11 nghiên cứu cấp TCS
cơ thể nhưng là cơ thể đa bào, tập trung nghiên cứu cơ thể TV và ĐV (có cả người)
và đi sâu vào 4 hoạt động chức năng đặc trưng của cơ thể sống (tương ứng với 4
chương). Các hoạt động chức năng đặc trưng này cũng chính là các KN Sinh học cơ
bản đóng vai trò trọng tâm của toàn bộ chương trình Sinh học 11. Vì mỗi hoạt động
sinh lí ở TV và ĐV có những đặc điểm riêng, nên SGK trình bày thành phần riêng
biệt TV và ĐV trong từng chương (Phần A - Giới thiệu hoạt động sinh lí đó ở TV,
phần B - Giới thiệu hoạt động sinh lí đó ở ĐV). Chính điều này vừa mang tính thuận
lợi nhưng đồng thời cũng dẫn đến khó khăn cho GV và HS trong dạy và học. Mục
đích cuối cùng là phải phát triển được 4 KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh
học 11 THPT.
2.2.2 Khái quát quá trình phát triển các KN cơ bản trong chương trình Sinh
học phổ thông
2.2.2.1 Quá trình phát triển KN Chuyển hóa VC-NL trong chương trình Sinh học
phổ thông
2.2.2.2 Quá trình phát triển KN Cảm ứng trong chương trình Sinh học phổ thông
2.2.2.3 Quá trình phát triển KN Sinh trưởng và phát triển trong chương trình Sinh
học phổ thông
2.2.2.4 Quá trình phát triển KN Sinh sản trong chương trình Sinh học phổ thông
2.2.3 Phân tích cấu trúc logic các KN cơ bản ở cấp độ cơ thể trong chương trình
Sinh học 11
2.2.3.1 Cấu trúc logic của KN Chuyển hóa VC-NL cấp độ cơ thể
* Nội hàm KN Chuyển hóa VC-NL cấp độ cơ thể:
Bảng 2 Nội hàm KN chuyển hóa VC-NL cấp độ cơ thể
Dấu hiệu bản chất của KN Nội dung của
dấu hiệu bản
chất
1.Thu nhận VC-
NL
Lấy vật chất và NL từ

môi trường bên ngoài
Nguồn nguyên liệu
Cơ quan thực hiện
Cơ chế
Biến đổi vật chất
thành các chất dinh
dưỡng
Cơ quan thực hiện
Cơ chế
Vận chuyển các chất
dinh dưỡng đến tế bào
Các chất
Cơ quan thực hiện
Cơ chế
2.Chuyển hóa
VC-NL ở tế bào
Tổng hợp vật chất và tích lũy năng lượng
Phân giải vật chất và giải phóng năng
lượng
10
3.Đào thải, bài
tiết VC-NL
Sản phẩm
Cơ quan thực hiện
4.Điều hòa cân bằng nội môi (điều hòa chuyển hóa VC-NL)
*Ngoại diên KN Chuyển hóa VC-NL cấp độ cơ thể: tập hợp những quá trình
chuyển hóa VC-NL ở cơ thể Sinh vật có chứa tất cả các dấu hiệu trên. Cụ thể là tất
cả quá trình chuyển hóa VC-NL ở cơ thể TV theo phương thức tự dưỡng và quá
trình chyển hóa VC – NL ở cơ thể ĐV theo phương thức dị dưỡng.
2.2.3.2 Cấu trúc logic của KN Cảm ứng cấp độ cơ thể

* Nội hàm KN Cảm ứng cấp độ cơ thể:
Bảng 2. . Nội hàm KN Cảm ứng ở cấp độ cơ thể
Dấu hiệu bản chất của KN
Nội dung của dấu
hiệu bản chất
1.Thu nhận kích
thích
Tác nhân kích thích
Bộ phận thu nhận kích thích
2. Dẫn truyền kích thích (Phương thức truyền thông tin)
3. Xử lý và trả lời
kích thích
Bộ phận phân tích, tổng hợp kích thích
Bộ phận trả lời kích thích
Cơ chế cảm ứng để trả lời kích thích
Biểu hiện của hình thức trả lời kích
thích (Hình thức cảm ứng)
Vai trò cảm ứng
* Ngoại diên KN Cảm ứng cấp độ cơ thể: tập hợp những quá trình cảm ứng ở cơ
thể sinh vật (đa bào) có chứa tất cả các dấu hiệu trên. Nghĩa là tất cả quá trình cảm ứng ở
TV và ở ĐV (hướng sáng, hướng đất …ở TV; phản xạ, tập tính ở ĐV…)
2.2.3.3 Cấu trúc logic của KN Sinh trưởng và phát triển cấp độ cơ thể
*Nội hàm KN Sinh trưởng và phát triển cấp độ cơ thể:
Bảng 2 Nội hàm KN Sinh trưởng và phát tiển cấp độ cơ thể
Dấu hiệu bản chất của KN Nội dung của dấu
hiệu bản chất
1.Tăng kích thước, khối lượng
cơ thể (Biến đổi sinh trưởng)
Biểu hiện
Cơ chế

Đặc điểm
2.Phân hóa tế bào, mô và hình
thành cơ quan, hệ cơ quan
trong cơ thể (Biến đổi phát
triển)
Biểu hiện
Cơ chế
Đặc điểm
Quan hệ ST và PT
3.Điều hòa ST và PT
Nhân tố bên trong
Nhân tố bên ngoài
11
*Ngoại diên KN Sinh trưởng và phát triển cấp độ cơ thể: tập hợp những quá
trình sinh trưởng và phát triển ở cơ thể sinh vật có chứa tất cả các dấu hiệu trên.
Nghĩa là tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển ở cơ thể TV, sinh trưởng và
phát triển ở cơ thể ĐV. Ví dụ: Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở TV, Sinh trưởng và
phát triển qua biến thái ở ĐV…
2.2.3.4 Cấu trúc logic của KN Sinh sản cấp độ cơ thể
* Nội hàm KN sản cấp độ cơ thể:
Bảng 2 Nội hàm KN Sinh sản cấp độ cơ thể
Dấu hiệu bản chất của KN Nội dung của dấu hiệu bản chất
1.Nguồn vật chất di truyền
SSVT:
SSHT:
2.Truyền đạt vật chất di truyền
Cơ chế
SSVT:
SSHT:
Phương thức

SSVT:
SSHT:
Vai trò
SSVT:
SSHT:
3.Điều hòa sinh sản
Nhân tố bên trong SSVT:
Nhân tố bên ngoài SSHT:
*Ngoại diên KN Sinh sản cấp độ cơ thể: tập hợp những quá trình sản ở cơ thể
sinh vật (đa bào) có chứa tất cả các dấu hiệu trên. Nghĩa là tất cả quá trình sinh sản ở
TV và sinh sản ở ĐV. Ví dụ: SSVT (sinh sản sinh dưỡng ở cây thuốc bỏng, cây
khoai lang…, trinh sinh ở ong đực…); SSHT (SSHT với hình thức thụ phấn nhờ gió
của ngô…, SSHT với hình thức đẻ trứng ở chim…).
2.3 VẬN DỤNG SĐTD ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KN CƠ BẢN CẤP ĐỘ CƠ
THỂ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11
2.3.1 Các quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản
cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11
2.3.1.1 Định hướng xây dựng các quy trình
2.3.1.2 Quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ
cơ thể theo con đường quy nạp
Khi thực hiện theo con đường quy nạp tổng hợp để phát triển mỗi KN cơ bản
cấp độ cơ thể, GV tổ chức cho HS nghiên cứu phân tích nội dung của mỗi hoạt động
sinh lí đó theo bố cục của từng chương như trong SGK 11 (nghiên cứu nội dung
phần TV đến phần ĐV). Cuối cùng khái quát hóa để xác định các dấu hiệu bản chất
dẫn đến nhận thức nội hàm KN cơ bản cấp độ cơ thể.
Bước 1
Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể
Bước 2
Phân tích nội dung và phát triển KN chuyên khoa theo các logic khác nhau
bằng lập SĐTD

Bước 3
Khái quát để xác định dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể
Bước 4
Lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất
Bước 5
Vận dụng KN
12

Hình 2 Quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể theo
con đường quy nạp
Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể: Bước này vừa
giúp HS xác định được vị trí, ý nghĩa của KN cần nhận thức vừa tạo cho HS ý thức
sẵn sàng nhận thức KN một cách hứng thú, tự giác. GV có thể sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau nhằm định hướng cho việc phát triển KN một cách tích cực.
Bước 2. Phân tích nội dung và phát triển KN chuyên khoa theo các logic khác
nhau bằng lập SĐTD: Khi nghiên cứu mỗi chương trong SGK Sinh học 11, GV tổ
chức cho HS phân tích lần lượt những nội dung cụ thể qua mỗi bài và mỗi phần
trong từng chương theo bố cục như SGK. Trên cơ sở đó, GV tổ chức HS lập SĐTD theo
logic nhận thức cá nhân để ghi lại những nhận thức mình về các kiến thức chuyên khoa.
Bước 3. Khái quát hóa để xác định dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ
thể: Sau khi lập được SĐTD phân tích nội dung qua các bài trong mỗi chương, đến
phần tổng kết chương GV tổ chức HS trừu tượng hóa, khái quát hóa để tìm ra các
dấu hiệu chung, bản chất của hoạt động sinh lí ở cấp độ cơ thể.
Bước 4. Lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất:
Sau khi đã xác định được các dấu hiệu chung và bản chất của KN cơ bản, vận dụng
SĐTD để diễn đạt lại nội hàm KN theo các dấu hiệu bản chất đó.
Bước 5. Vận dụng KN: KN được nắm vững nghĩa là phải nhớ, hiểu, vận dụng nó để
lĩnh hội KN khác. GV tổ chức HS luyện tập vận dụng KN bằng các câu hỏi, bài tập
trong đó KN được sử dụng như một công cụ giải quyết vấn đề.
2.3.1.3 Quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ

cơ thể theo con đường diễn dịch
Bước 1
Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể
Bước 2
Xác định các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể.
Bước 3
Lập SĐTD phân tích nội dung kiến thức chuyên khoa của từng dấu hiệu bản chất
Bước 4
Lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất
Bước 5
Vận dụng KN
13
Khi thực hiện theo con đường diễn dịch để phát triển mỗi KN cơ bản cấp độ cơ
thể, GV xác định và đưa ra các chủ đề mà mỗi chủ đề này chính là mỗi dấu hiệu bản
chất của KN. Trên cơ sở đó GV tổ chức cho HS nghiên cứu, tìm tòi những thông tin
trong SGK ở cả phần TV và phần ĐV để chứng minh và làm rõ nội dung của từng
chủ đề mà GV vừa nêu ra. Cuối cùng tổng hợp, khái quát lại thì HS sẽ nhận thức KN
cơ bản cấp độ cơ thể một cách đầy đủ, trọn vẹn.
Hình 2 Quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể theo
con đường diễn dịch
Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể
Bước 2. Xác định các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể: Khi xác
định các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể, GV phải dựa vào sự phân
tích logic nội hàm KN đó.
Bước 3. Lập SĐTD phân tích nội dung kiến thức chuyên khoa của từng dấu hiệu
bản chất: Có thể xem các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản như là một chủ đề nhỏ
và đây chính là dạy học theo từng chủ đề.Trên cơ sở đó tổ chức HS lập SĐTD phân
tích nội dung của mỗi chủ đề theo nhận thức cá nhân. Như vậy, cùng chủ đề có thể
lập được các SĐTD phân tích nội dung theo các logic khác nhau.
Bước 4. Lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất:

GV định hướng HS khái quát hóa và có thể tái thiết lập các SĐTD diễn đạt lại các
chủ đề theo logic thể hiện tính khái nhất của từng dấu hiệu bản chất. Từ đó HS tái
thiết lập thành một SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất.
Bước 5. Vận dụng KN
2.3.1.4 Quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ
cơ thể theo con đường quy nạp bộ phận
Bước 1
Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể
Bước 2
Lập SĐTD để phân tích nội dung, phát triển KN chuyên khoa ở TV theo các
logic khác nhau
Bước 3
Khái quát hóa để xác định dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cơ thể TV
Bước 4
Lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cơ thể TV theo các dấu hiệu bản chất
Bước 5
Bằng logic suy diễn tương tự, bổ sung và hoàn chỉnh SĐTD diễn đạt KN cơ
bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất
Bước 6
Vận dụng KN
14
Với con đường quy nạp bộ phận, GV tổ chức lập SĐTD theo con đường quy
nạp nhưng chỉ ở phần TV. Tiếp đến, sau khi HS nghiên cứu xong nội dung ở phần
ĐV, bằng biện pháp suy diễn tương tự, GV tổ chức HS lập SĐTD diễn đạt KN cơ
bản cấp độ cơ thể (cả TV và ĐV) theo các dấu hiệu bản chất.
Hình 2. .Quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ
cơ thể theo con đường quy nạp bộ phận
Từ bước 1 đến bước 4: Cách tổ chức thực hiện giống với bước 1 đến 4 của quy
trình phát triển KN theo con đường nạp, tuy nhiên chỉ tiến hành thực hiện với nội
dung của phần TV trong chương.

Bước 5.Bằng logic suy diễn tương tự, bổ sung và hoàn chỉnh SĐTD diễn đạt KN
cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất: Bước này, GV tiếp tục tổ chức
cho HS nghiên cứu nội dung phần ĐV để bổ sung và hoàn chỉnh SĐTD ở bước 4
thành SĐTD phát triển KN cơ bản đó nhưng chung cho cấp độ cơ thể.
Bước 6.Vận dụng KN
2.3.1.5. Khái quát quan điểm vận dụng SĐTD để phát triển KN Sinh học cơ thể
trong dạy học Sinh học 11
Các con đường logic phát triển KN sinh học cơ thể trong dạy học 11:
-Con đường quy nạp tổng hợp
- Con đường quy nạp bộ phận
-Con đường diễn dịch
Vận dụng SĐTD để phát triển KN trong dạy học SH:
-Lập SĐTD phân tích nội dung KN chuyên khoa.
- Lập SĐTD diễn đạt KN theo các dấu hiệu bản chất.
- Tái thiết lập SĐTD.
Quan điểm của vận dụng SĐTD để phát triển
KN sinh học cơ thể trong dạy Sinh học 11
15
Hình 2 Quan điểm vận dụng SĐTD để phát triển KN sinh học cơ thể trong dạy học SH 11
2.3.2 Phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 theo các
quy trình vận dụng SĐTD đã xác định
2.3.2.1 Phát triển KN Chuyển hóa VC-NL cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11
theo con đường quy nạp bộ phận
2.3.2.2 Phát triển KN Cảm ứng cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 theo con
đường quy nạp
2.3.2.3 Phát triển KN Sinh trưởng và phát triển ở cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh
học 11 theo con đường diễn dịch
2.3.2.4 Phát triển KN Sinh sản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 theo con
đường diễn dịch
2.3.3 Biện pháp tổ chức HS lập SĐTD để phát triển các KN Sinh học cơ thể

trong dạy học Sinh học 11
2.3.3.1 Cơ sở xác định biện pháp lập SĐTD
Mục tiêu thứ nhất: HS phải lập được hai loại SĐTD để phát triển KN: Loại
SĐTD phân tích nội dung; loại SĐTD diễn đạt nội hàm KN theo các dấu hiệu bản chất
*Mục tiêu thứ hai: HS lập SĐTD phải đảm bảo quy trình, kỹ thuật cơ bản.
*Mục tiêu thứ ba: quá trình tổ chức HS lập SĐTD phải thể hiện được các mức độ
tăng dần tính tích cực và tự lực của HS, cụ thể là:
Hình 2 Sơ đồ quá trình tổ
chức HS lập SĐTD
2.3.3.2 Các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD để phát triển KN
Tiêu chí để phân loại các biện pháp lập SDTD chính là mức độ tham gia và tính tự
lực của HS trong quá trình tổ chức HS lập SĐTD.
16
* Biện pháp 1. GV lập SĐTD làm mẫu, HS theo dõi, làm quen và bắt chước
Bước 5. GV hoàn thành SĐTD, khái quát những điểm cần lưu ý khi lập SĐTD và đọc SĐTD
Bước 4. GV vừa thực hiện vừa hướng dẫn cách phát triển các nhánh phụ
Bước 3. GV vừa thực hiện vừa hướng dẫn cách xác định, liên kết các nhánh chính
Bước 2. GV xác định chủ đề trung tâm
Bước 1.GV nêu mục tiêu, nhiệm vụ lập SĐTD
Hình 2 Quy trình tổ chức HS lập SĐTD theo biện pháp 1
*Biện pháp 2. HS tập lập SĐTD dựa vào mẫu SĐTD gợi ý của GV
Bước 3. GV tổ chức thảo luận để đánh giá, nhận xét.
HS chỉnh sửa,hoàn thiện SĐTD và đọc SĐTD
Bước 2. GV tổ chức HS bổ sung, chỉnh sửa các dạng SĐTD
chưa hoàn chỉnh.
Bước 1. GV sử dụng các dạng SĐTD chưa hoàn chỉnh để nêu mục tiêu, nhiệm vụ lập SĐTD
Hình 2 Quy trình tổ chức HS lập SĐTD theo biện pháp 2
* Biện pháp 3. HS tự lập SĐTD có sự hướng dẫn, định hướng của GV
Bước 3. GV định hướng cho HS xác định và liên kết các nhánh chính, nhánh phụ bằng câu hỏi,
bài tập

Bước 2. HS xác định chủ đề trung tâm của SĐTD thông qua nhiệm vụ mà GV đã nêu
.
Bước 1. GV nêu nhiệm vụ lập SĐTD cho HS bằng câu hỏi, bài tập
17
Bước 4. HS hoàn chỉnh SĐTD, đọc SĐTD để trả lời câu hỏi, bài tập mà GV đã nêu nhiệm vụ ở bước
1.
Bước 5. GV tổ chức thảo luận để đánh giá, nhận xét. HS chỉnh sửa, hoàn thiện SĐTD và đọc SĐTD
Hình 2 Quy trình tổ chức HS lập SĐTD theo biện pháp 3
* Biện pháp 4. HS tự lực lập SĐTD theo nhiệm vụ GV đặt ra.
Bước 3. HS thảo luận theo nhóm để bổ sung, điều chỉnh SĐTD cá nhân ở bước 2 hoặc để lập SĐTD
chung theo nhóm
Bước 2. Mỗi HS tự lực lập SĐTD theo nhiệm vụ của GV đặt ra
.
Bước 1. GV nêu nhiệm vụ lập SĐTD cho HS bằng câu hỏi, bài tập
Bước 4. GV tổ chức thảo luận để đánh giá, nhận xét. HS chỉnh sửa, hoàn thiện SĐTD và đọc SĐTD
Hình 2 Quy trình lập SĐTD theo biện pháp 4
18
Chương 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các quy trình
vận dụng SĐTD và các biện pháp lập SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ
thể trong dạy học Sinh học 11 mà đề tài đã đề xuất.
3.2 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
3.2.1 Nội dung tiến hành thực nghiệm
Đề tài TN các quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển 4 KN cơ bản
cấp độ cơ thể tương ứng với 4 chương trong chương trình Sinh học lớp 11. Áp dụng
các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD trong quá trình phát triển 4 KN đó.
3.2.2 Nội dung đánh giá của thực nghiệm
- Đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức 4 KN cơ bản cấp độ cơ thể của HS.
- Đánh giá kỹ năng lập SĐTD của HS trong quá trình phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ

thể.
3.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.3.1 Chọn trường, lớp thực nghiệm: Chúng tôi đã liên hệ và chọn các trường
THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị để tiến hành TN.
3.3.2 Chọn GV dạy thực nghiệm: Trước khi tiến hành TN chúng tôi đã thống nhất
với GV cộng tác các ý đồ của quá trình TN.
3.3.3 Bố trí thực nghiệm
3.3.3.1 Đối với đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức các KN cơ bản cấp độ cơ thể
của HS: Tiến hành TN song song và kiểm tra giữa nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC:
+ Nhóm lớp TN: Sử dụng các các quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát
triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể. Sử dụng các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD để
phát triển các KN cơ bản đó.
+ Nhóm lớp ĐC: GV giữ nguyên giáo án truyền thống đang sử dụng.
3.3.3.2 Đối với đánh giá kỹ năng lập SĐTD của HS trong quá trình phát triển các
KN cơ bản cấp độ cơ thể: Chúng tôi tiến hành thu mẫu là các SĐTD mà HS đã lập
trong quá trình TN, phân loại các mẫu thu được và đánh giá theo cùng một thang
tiêu chí đo kỹ năng lập SĐTD (Bảng 3.1).
19
Bảng 3 Bảng các tiêu chí đánh giá kỹ năng lập SĐTD
Kỹ năng Mức độ của kỹ năng (Tiêu chí – M) Điểm
tối đa
Điểm
ĐG
0đ≤ M1 <5đ 5đ≤ M2 <8đ 8đ≤ M3 ≤10đ
1.Xác định
chủ đề trung
tâm
Xác định chủ
đề trung tâm
chưa chính

xác.
Xác định được
nội dung chủ đề
trung tâm nhưng
chưa chú ý đến
kỹ thuật diễn
đạt.
Xác định chủ đề
trung tâm đúng
về nội dung và
phù hợp về kỹ
thuật diễn đạt.
10
2.Xác định
và liên kết
nhánh chính
(nhánh cấp 1)
Xác định các
nhánh chính
chưa đúng về
nội dung hay
mức độ phân
cấp kiến thức.
Xác định và liên
kết được các
nhánh chính đúng
về nội dung và
mức độ phân cấp
nhưng chưa đầy
đủ hay chưa chú

ý đến kỹ thuật
diễn đạt.
Xác định và liên
kết các nhánh
chính đầy đủ,
chính xác về nội
dung và mức độ
phân cấp, kỹ
thuật diễn đạt phù
hợp.
10
3.Xác định
và liên kết
các nhánh
phụ (nhánh
cấp 2, 3…)
Chưa xác định
được hoặc xác
định các nhánh
phụ chưa đúng
về nội dung
hay mức độ
phân cấp kiến
thức.
Xác định và liên
kết được các
nhánh phụ với
nhánh chính
nhưng chưa đầy
đủ hay chưa chú

ý đến kỹ thuật
diễn đạt.
Xác định và liên
kết các nhánh phụ
với nhánh chính
đầy đủ, chính xác
về nội dung và
phù hợp kỹ thuật
diễn đạt.
10
4.Liên kết
kiến thức
của các
nhánh
Chưa liên kết
được kiến thức
giữa các nhánh
của SĐTD hoặc
liên kết chưa
chính xác
Liên kết được
kiến thức các
nhánh của
SĐTD nhưng
chưa đầy đủ,
sâu sắc
Liên kết được
kiến thức các
nhánh của
SĐTD đầy đủ,

sâu sắc
10
5. Sử dụng
hình thức
diễn dạt
SĐTD
Chưa sử dụng
các kỹ thuật cơ
bản về hình thức
để diễn đạt
SĐTD hay sử
Có sử dụng một
số kỹ thuật cơ
bản về hình thức
để diễn đạt
SĐTD nhưng
Sử dụng hầu hết
các kỹ thuật cơ
bản về hình thức
để diễn đạt
SĐTD, thể hiện
10
20
dụng không phù
hợp.
chưa sáng tạo.
được tính sáng
tạo
6.Khai thác
kiến thức

của SĐTD
Chưa đọc được
nội dung từ
SĐTD hoặc
đọc chưa đúng.
Đọc đúng nội
dung của SĐTD
nhưng chưa sâu
sắc và trọn vẹn.
Đọc SĐTD đúng
và đầy đủ, rút ra
kết luận kiến thức
sâu sắc và trọn
vẹn.
10
Tổng điểm (TĐ) 60
3.4KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN
3.4.1 Kết quả chất lượng lĩnh hội kiến thức KN Sinh học cơ thể của HS
3.4.1.1. Phân tích định lượng kết quả TN: * Kết quả bài kiểm tra số 1:
Bảng 3 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ở bài kiểm tra số 1
Phương án n
mX
±
S C
v
% t
d
t
α
ĐC 617 5,02 ± 0,05 1,24

24,7
17,33 1,65
TN 609 6,29 ± 0,05 1,33
21,2
Hình 3 Đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến (fi

) ở bài kiểm tra số 1
* Kết quả bài kiểm tra số 2:
Bảng 3 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ở bài kiểm tra số 2
Phương án n
mX
±
S C
v
% t
d
t
α
ĐC 614 5,15 ± 0,05 1,19
23,1
19,28 1,65
TN 603 6,45 ± 0,05 1,17
18,1
Hình 3 Đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến ở bài kiểm tra số 2
* Kết quả bài kiểm tra số 3:
Bảng 3 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ở bài kiểm tra số 3
Phương án n
mX
±
S C

v
% t
d
t
α
ĐC 618 5,17 ± 0,05 1,26 24,3
19,88 1,65
TN 605 6,57 ± 0,05 1,21 18,4
Hình 3 Đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến ở bài kiểm tra số 3
* Kết quả bài kiểm tra số 4:
21
Bảng 3 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ở bài kiểm tra số 4
Phương án n
mX
±
S C
v
% t
d
t
α
ĐC 613 5,24± 0,05 1,22 23,3
21,22 1,65
TN 600 6,71 ± 0,05 1,18 17,7
Hình 3 Đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến ở bài kiểm tra số 4
Nhận xét chung về định lượng:
- Điểm trung bình của nhóm lớp TN ở các bài kiểm tra là: 6,29; 6,45; 6,57; 6,71
cao hơn lớp ĐC: 5,02; 5,15; 5,17; 5,24, chứng tỏ kết quả của nhóm lớp TN cao hơn
nhóm lớp ĐC.
- Độ tin cậy (t

đ
) về sự sự sai khác giữa
X
TN

X
ĐC
của các lần kiểm tra theo
thứ tự là 17,33; 19,28; 19,88; 21,22 đều cao hơn t
α
= 1,65. Như vậy về mặt thống kê
thì sự sai khác giữa
X
TN

X
ĐC
là có ý nghĩa.
-Đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến của nhóm lớp TN luôn nằm bên phải nhóm
lớp ĐC, chứng tỏ số lượng HS đạt điểm cao của nhóm lớp TN là nhiều hơn so với
nhóm lớp ĐC.
-Kết quả xử lý bằng thống kê xác suất các đặc trưng giữa TN và ĐC cho thấy
hiệu quả của quy trình và biện pháp vận dụng SĐTD để phát triển KN sinh học cơ
thể trong dạy học Sinh học 11.
3.4.1.2. Phân tích định tính kết quả TN
Ở nhóm lớp TN, HS ghi nhớ các kiến thức chuyên khoa khá đầy đủ và có hệ
thống. HS các lớp TN trả lời tốt các câu hỏi đòi hỏi sự ghi nhớ chi tiết, trình tự diễn
biến, các yếu tố. Càng về sau của quá trình TN, mức độ ghi nhớ kiến thức của HS ở
lớp TN càng ổn định và vững chắc. Nhiều HS của nhóm lớp TN thể hiện được khả
năng khái quát kiến thức chuyên khoa để xác định các dấu hiệu bản chất của KN cơ

bản cấp độ cơ thể. Qua quá trình TN đã cho thấy HS các lớp TN đã nhận thức các
KN cơ bản một cách đầy đủ, chi tiết nhưng vừa hiểu được bản chất khái quát của
mỗi KN đó ở cấp độ cơ thể.
3.4.2 Kết quả kỹ năng lập SĐTD của HS trong quá trình phát triển các KN cơ
bản cấp độ cơ thể
3.4.2.1 Phân tích định lượng kết quả TN
*Đối với loại SĐTD phân tích nội dung kiến thức chuyên khoa:
Bảng 3 Kết quả kỹ năng lập SĐTD phân tích nội dung kiến thức chuyên khoa
Lần
thu
Số
lượn
ĐG Mức độ kỹ năng lập SĐTD
Tốt Khá Trung bình Yếu
22
mẫ
u
g (Rất thành
thạo)
(Thành thạo) (đạt yêu cầu) (chưa đạt yêu
cầu)
SL % SL % SL % SL %
Lần
1
482
ĐG1 83 17,2 152 31,5 181 37,6 66 13,7
ĐG2 61 12,7 149 30,9 198 41,1 74 15,4
TB 72 14,9 151 31,2 190 39,3 70 14,5
Lần
2

477
ĐG1 79 16,6 178 37,3 136 28,5 84 17,6
ĐG2 59 12,4 193 40,5 164 34,4 61 12,8
TB 69 14,5 186 38,9 150 31,4 73 15,2
Lần
3
454
ĐG1 125 27,5 215 47,4 104 22,9 10 2,2
ĐG2 111 24,4 198 43,6 121 26,7 24 5,3
TB 118 26,0 207 45,5 113 24,8 17 3,7
Hình 3 Biểu đồ so sánh kỹ năng
lập SĐTD phân tích nội dung
kiến thức chuyên khoa ở 3 lần thu
mẫu
Kỹ năng lập loại SĐTD phân tích
nội dung kiến thức chuyên khoa
của HS phần nhiều là đạt mức độ
khá thành thạo.
*Đối với loại SĐTD diễn đạt
KN cơ bản cấp độ cơ thể
Bảng 3 Kết quả kỹ năng lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể
Lần
thu
mẫ
u
ĐG
Số
lượn
g
Mức độ kỹ năng lập SĐTD

Tốt
(Rất thành
thạo)
Khá
(Thành thạo)
Trung bình
(đạt yêu cầu)
Yếu
(chưa đạt yêu
cầu)
SL % SL % SL % SL %
Lần
1
484
ĐG1 58 12,0 121 25,0 192 39,7 113 23,3
ĐG2 49 10,1 133 27,5 206 42,6 96 19,8
TB 54 11,1 127 26,2 199 41,1 105 21,6
Lần
2
481
ĐG1 86 17,9 175 36,4 141 29,3 79 16,4
ĐG2 95 19,8 184 38,3 129 26,8 73 15,2
TB 91 18,8 180 37,3 135 28,1 76 15,8
Lần
3
446
ĐG1 113 25,3 198 44,4 129 28,9 6 1,3
ĐG2 119 26,7 178 39,9 119 26,7 30 6,7
TB 116 26,0 188 42,2 124 27,8 18 4,0
23

Hình 3. . Biểu đồ so sánh kỹ năng
lập loại SĐTD diễn đạt KN cơ bản
cấp độ cơ thể theo dấu hiệu bản chất
ở 3 lần thu mẫu
+ Tỉ lệ HS lập SĐTD loại này đạt
mức độ khácũng tăng dần qua 3
lần thu mẫu: 26,2%; 37,3%;
42,2% và chiếm tỉ lệ cao nhất so
với các mức độ khác.
Như vậy có thể thấy kỹ năng lập hai loại SĐTD trong quá trình phát triển KN
sinh học cơ thể của HS đã có sự tiến bộ dần, vững chắc qua các mức độ từ trung
bình đến khá và từ khá đến tốt.
3.4.2.2 Phân tích định tính kết quả TN
*Đối với kỹ năng lập loại SĐTD phân tích nội dung kiến thức chuyên khoa: Khi
HS đã làm quen với kỹ thuật lập SĐTD thì các em luôn tìm cách lập SĐTD phân
tích nội dung theo những mạch logic khác nhau, nội dung triển khai đầy đủ và chi
tiết hơn. Thêm vào đó kỹ thuật diễn đạt cũng như cách sử dụng hình ảnh, màu sắc
cũng sáng tạo hơn.
*Đối với kỹ năng lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể: Trong quá trình TN,
chúng tôi nhận thấy, kỹ năng lập loại SĐTD này ở HS các lớp TN đã có sự tiến bộ
và thành thạo dần. Ở giai đoạn đầu TN, khi HS khái quát hóa để xác định dấu hiệu
bản chất của KN để diễn đạt bằng SĐTD, kết quả thể hiện ở các mức độ chính xác
khác nhau và chưa đồng đều. Tuy nhiên càng về sau của quá trình TN, với sự định
hướng của GV, mức độ khái quát hóa kiến thức để rút ra các dấu hiệu bản chất và
lập SĐTD diễn đạt nội hàm KN chặt chẽ hơn.
*Về tính tích cực và hứng thú học tập của HS
Đối với nhóm lớpTN, các giờ học diễn ra sôi nổi và hứng thú.HS chủ động, nhiệt
tình lập SĐTD theo nhiệm vụ học tập. Cách ghi nhớ KN trở nên nhanh chóng vì mỗi
SĐTD là một hình ảnh sinh động do chính các em tạo nên. Bên cạnh đó cùng với
việc nhớ nhanh thì HS cũng nhớ lâu hơn. Khả năng truy hồi kiến thức được ghi nhận

là gia tăng đáng kể. Khả năng tư duy của lớp TN không rập khuôn mà linh hoạt hơn.
*Phân tích mối quan hệ giữa kết quả chất lượng lĩnh hội kiến thức các KN Sinh
học cơ thể với kết quả kỹ năng lập SĐTD của HS
- Như mục 3.4.1 đã phân tích, kết quả về chất lượng lĩnh hội kiến thức các KN
Sinh học cơ thể của HS nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC. Điều này có thể khẳng
định, vận dụng SĐTD để phát triển các KN sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học
11 đã tác động tích cực đến chất lượng lĩnh hội kiến thức các KN sinh học cơ thể của
HS.
- Qua phân tích ở mục 3.4.1 và 3.4.2 cho thấy, chất lượng lĩnh hội kiến thức các
KN sinh học cơ thể của HS tỉ lệ thuận với chất lượng kỹ năng lập SĐTD để phát
triển các KN sinh học cơ thể của HS.
24
-Trong quá trình TN, Chúng tôi nhận thấy phần lớn những HS có kỹ năng lập các
loại SĐTD ở mức độ khá và tốt luôn có kết quả cao về các bài kiểm tra đánh giá chất
lượng lĩnh hội KN sinh học cơ thể.
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Với việc nghiên cứu cơ sở lí luận, luận án đã hệ thống và làm rõ các vấn đề:
bản chất của KN cũng như sự hình thành và phát triển KN trong dạy học Sinh học;
những cơ sở lý thuyết của SĐTD và ứng dụng SĐTD trong lĩnh vực dạy học. Trên
cơ sở đó đề tài đã xác định được khả năng vận dụng lý thuyết SĐTD để phát triển
KN trong dạy học Sinh học.
2. Kết quả nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài đã cho thấy việc vận dụng
SĐTD để phát triển KN trong dạy học Sinh học hiện nay còn rất hạn chế. Phần lớn
GV chưa thật sự quan tâm đến vấn đề vận dụng SĐTD để phát triển KN Sinh học cơ
thể trong dạy học Sinh học 11. Mặc dù trong dạy học Sinh học nói chung và Sinh
học cơ thể nói riêng, hình thành và phát triển KN là một trọng những nhiệm vụ trọng
tâm. Qua đó có thể khẳng định, nghiên cứu vận dụng lý thuyết SĐTD để phát triển
KN Sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học 11 là rất cần thiết.
3. Xác định và phân tích cấu trúc nội dung các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong

chương trình Sinh học 11 là cơ sở để phát triển các KN đó trong dạy học. Do đó,
luận án đã khái quát sự hình thành và phát triển 4 KN cơ bản trong chương trình
Sinh học phổ thông (KN Chuyển hóa Vật chất và năng lượng, KN Cảm ứng, KN
Sinh trưởng và phát triển, KN Sinh sản). Đồng thời phân tích cấu trúc logic của 4
KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11THPT.
4. Luận án đã xác định được 3 quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát
triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11: quy trình vận dụng
SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể theo con đường quy
nạp; quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ
thể theo con đường diễn dịch, quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển
các KN cơ bản cấp độ cơ thể theo con đường quy nạp bộ phận. Các quy trình này
được thể hiện theo các logic khác nhau nhưng đều phù hợp với cấu trúc chương trình
và SGK Sinh học 11. Để giải thích rõ hơn các quy trình đã đề xuất, luận án đã tổ
chức phát triển 4 KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 theo 3 quy
trình đã xác định.
5. Để tổ chức HS lập SĐTD trong quá trình phát triển các KN cơ bản cấp độ
cơ thể trong dạy học Sinh học lớp 11, luận án đã xác định được 4 biện pháp: Biện
pháp1-GV lập SĐTD làm mẫu, HS theo dõi, làm quen và bắt chước; Biện pháp 2-
HS tập lập SĐTD dựa vào mẫu gợi ý của GV; Biện pháp 3-HS tự lập SĐTD có sự
hướng dẫn, định hướng của GV; Biện pháp 4-HS tự lực lập SĐTD theo nhiệm vụ GV
đặt ra. Bốn biện pháp này thể hiện tăng dần tính tự lực của HS khi lập SĐTD. Mỗi
25
biện pháp đều được thực hiện theo trình tự chặt chẽ nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng
lập SĐTD và qua đó rèn luyện năng lực tư duy của HS.
6. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của các
quy trình vận dụng SĐTD và các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD để phát triển các
KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 mà luận án đã đề xuất. HS vừa
nâng cao chất lượng lĩnh hội các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh
học 11, vừa rèn luyện được kỹ năng lập loại SĐTD phân tích nội dung kiến thức
chuyên khoa cũng như loại SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể, từ đó nâng cao

năng lực tư duy của HS trong học tập.
II. KIẾN NGHỊ
1. Cần bồi dưỡng GV THPT về kỹ năng vận dụng SĐTD để dạy học Sinh học
nói chung và để phát triển KN Sinh học nói riêng nhằm nâng cao năng lực chuyên
môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học.
2. Ở các trường sư phạm cần chú ý hơn việc việc rèn luyện cho sinh viên các kỹ
năng khai thác và sử dụng SĐTD như một công cụ, biện pháp học tập, định hướng
cho sinh viên sư phạm sử dụng SĐTD vào quá trình hình thành kỹ năng dạy học.
3. Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, quá trình thực nghiệm sư
phạm mới chỉ thực hiện ở một số trường THPT, mong muốn trong thời gian tới, sẽ
có những nghiên cứu bổ sung và triển khai ứng dụng rộng rãi hơn kết quả nghiên
cứu theo hướng này.

×