Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tích hợp trong nói chuyện chuyên đề trong học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên giáo dục chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.08 KB, 5 trang )

TÍCH HỢP NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ TRONG HỌC PHẦN
RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN GIÁO
DỤC CHÍNH TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN
INTERGRATION OF THEMATICH PRESENTATION IN MODULE
PEDAGOGICAL TRAINING FOR POLITICAL EDUCATION STUDENT OF
THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION – THAI NGUYEN
UNIVERSIT
Th.s Trần Thanh An
Khoa Giáo dục chính trị - Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Mail: ; Sđt: 0973474393
Tóm tắt: Dạy học tích hợp ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tích hợp trong nói chuyện
chuyên đề trong học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một vấn đề mới, cần thiết
và phù hợp với xu thế hiện nay. Nó giúp trang bị thêm cho sinh viên những kỹ
năng: tổ chức hoạt động ngoài giờ, chọn lọc vấn đề, nghiên cứu các vấn đề bức
thiết... ngoài những kỹ năng quen thuộc. Từ đó, sinh viên tự tin, chủ động khi đi
thực tập và cũng là hành trang cho các em sau khi ra trường.
Abstract: Integrated teaching increasingly play important role in the
development of education, meeting the requirements of education reform.
Integration of thematic presentation in module pedagogical is a new issues,
necessary and consistent with the trend. In addition to the familiar skills, it helps to
equip students with the skills: organizing extracurricular activities, issues selection,
researching the pressing issues.... From there, students will become self-confidence,
initiative to internship and it’s also the valuable knowledge for the students after
graduated.
Từ khóa: chuyên đề, tích hợp, rèn luyện, sư phạm, sinh viên.
Keywords: Thematic, integration, pedagogical, education, student.
1. Đặt vấn đề
Thực hiện các Nghị quyết TW về đổi mới Giáo dục và Đào tạo, trong những
năm vừa qua các trường Đại học, Cao đẳng nói chung, đặc biệt là các trường Sư


phạm đã hết sức chú trọng đến vấn đề chất lượng, coi đó là một trong những vấn đề
then chốt trong quy trình đào tạo tay nghề cho sinh viên. Một trong những yếu tố
quan trọng không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát
triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Năng lực của sinh viên được hình thành
thông qua quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Thông qua hoạt động này, tay
nghề dạy học của sinh viên được hình thành và được rèn luyện thường xuyên. Đây
là điều kiện “cần” để sinh viên bớt đi sự bỡ ngỡ khi xuống các trường phổ thông
thực tập sư phạm. Hoạt động này cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng dạy học,
kĩ năng giáo dục cần thiết, góp phần rút ngắn khoảng cách “tập sự” của giáo viên trẻ
mới ra trường.
2. Nội dung
Một giáo viên giỏi không chỉ là người có chuyên môn tốt mà còn thành thạo
những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. Trong những năm qua, đào tạo nghiệp vụ cho
1


sinh viên sư phạm đã được các trường sư phạm quan tâm nhiều hơn, như cho sinh
viên rèn nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, tham gia các hoạt động thực hành thực
tế, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, cấp trường. Thông qua những hoạt
động này giúp cho sinh viên hình thành những kỹ năng tưởng chừng như đơn giản
như viết, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng sử dụng các dụng cụ và đồ dùng dạy
học. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một việc làm vô cùng quan trọng, cần thiết
đối với mỗi sinh viên sư phạm, làm tăng hiệu quả hoạt động thực tế sau này.
Nghề giáo là một nghề có nhiều nét đặc thù, người giáo viên tốt không chỉ
cần có năng lực chuyên môn mà còn cần có nghệ thuật sư phạm khéo léo, linh hoạt.
Tuy nhiên, có một thực tế đã tồn tại bấy lâu nay là việc giảng dạy trong các trường
sư phạm đang chú trọng nhiều đến năng lực học tập mà chưa quan tâm đúng mức
đến việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Trong khi đó, chương trình đào tạo sư phạm
còn mang nặng tính hàn lâm, lí luận về phương pháp dạy học chưa thực sự gắn với
thực tiễn. Không ít sinh viên sư phạm hiện nay còn có quan niệm phiến diện rằng:

Cứ học giỏi là có thể dạy tốt. Chính vì vậy, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có
phần bị sao nhãng. Qua tìm hiểu thực tế các đợt thực tập của sinh viên sư phạm ở
một số trường THPT cho thấy, không ít sinh viên có kiến thức chuyên môn khá tốt
nhưng lại tỏ ra lúng túng, máy móc trong việc xử lý các tình huống sư phạm cụ thể.
Hơn nữa, thực trạng hiện nay cho thấy tại không ít trường sư phạm, những giờ dạy
phương pháp chủ yếu biến thành những giờ dạy lý thuyết hàn lâm, chưa có quy
trình rèn nghề bài bản. Những tiết dạy có thực hành về quan sát đối tượng học sinh
thì lại chủ yếu cho sinh viên tự nghiên cứu, chưa có sự hướng dẫn của thầy. Sau đó,
thầy cũng không biết kết quả sinh viên nộp cho mình đã phải là kết quả thực không.
Thời gian thực tập của sinh viên sư phạm tại các trường phổ thông thường kéo dài 7
– 8 tuần. Khoảng thời gian eo hẹp này là không đủ để sinh viên rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm, nâng cao khả năng giảng dạy để có thể đáp ứng được yêu cầu thực hành
sau khi ra trường. Do vậy, để hình thành kỹ năng nghề cho sinh viên sư phạm, thiết
nghĩ các trường sư phạm cần tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực
hành sư phạm cho học sinh sinh viên.
Quá trình đổi mới giáo dục hiện nay cũng đặt ra cho các cơ sở đào tạo sinh
viên sư phạm yêu cầu phải thay đổi cách thức đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho
người giáo viên tương lai. Theo đó, đào tạo sinh viên ngành sư phạm cần kết hợp đủ
cả ba yếu tố, bao gồm: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm và đạo đức nghề
nghiệp. Trong quá trình đào tạo, cần dành thời lượng phù hợp cho việc thực tập của
sinh viên, giúp họ có ý thức và khả năng thực hành. Đồng thời, ưu tiên đào tạo
những “kỹ năng mềm” cần thiết như: Khả năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xử lý
linh hoạt từng tình huống sư phạm cụ thể…, giúp cho sinh viên sư phạm sau khi ra
trường có thể tự tin đảm nhận nhiệm vụ. Việc không ngừng đổi mới và nâng cao
chất lượng đào tạo đối với sinh viên sư phạm sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt, điều này càng có ý nghĩa khi thời
gian tới, ngành GD&ĐT bắt tay vào việc thực hiện chiến lược đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục.
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên là một trong những trường sư phạm
trọng điểm của cả nước, với vai trò, sứ mệnh đào tạo ra đội ngũ giáo viên phục vụ


2


chủ yếu cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Chính vì vậy, nhà trường luôn quan tâm
đến công tác đào tạo, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho sinh viên trước khi ra
trường. Một học phần luôn được nhà trường quan tâm đó là Học phần: Rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm. Học phần này được chia làm các học phần nhỏ: rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm 1, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2 và rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm 3. Mỗi học phần nhỏ được học trong 2 tín chỉ, thông qua đây sinh viên được
rèn luyện những kỹ năng sư phạm cần thiết, giúp các bạn sinh viên tự tin khi đi thực
tập cũng như sau khi ra trường. Trong các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm,
các bạn sinh viên được trang bị các kỹ năng: trình bày bảng, thuyết trình, soạn giáo
án, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.... đây là những kỹ năng thiết thực, sẽ gắn
bó với các bạn sinh viên trong suốt quá trình dạy học. Tuy nhiên, với nhu cầu của
đối mới giáo dục và đào tạo, đối mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy
năng lực của học sinh thì các bạn sinh viên sư phạm cần trang bị thêm một số kỹ
năng hơn nữa. Một trong những kỹ năng cần thiết và hầu như các bạn sinh viên
đang thiếu đó là “Nói chuyện chuyên đề” – một hình thức tổ chức dạy học, phù hợp
với các giờ học ngoại khóa.
Nói chuyện chuyên đề không phải là hình thức tổ chức dạy học mới nhưng
lại ít được nói đến trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Hầu hết, các thầy,
cô giáo chỉ chú ý đến các kỹ năng cơ bản: soạn giáo án, viết bảng, thuyết trình....mà
quên đi rèn luyện cho sinh viên cách tổ chức một giờ nói chuyện chuyên đề cho học
sinh. “Nói chuyê ̣n chuyên đề ” là hình thức tư vấn, trò chuyện giữa chuyên gia với 1
tập thể, 1 cộng đồng nhất định. Trong môi trường giáo dục, “Nói chuyện chuyên
đề” là hình thức nói chuyện giữa giáo viên với một lớp học sinh. Tại các buổi nói
chuyện, bằng những cách tiếp cận mới, các thầy cô là các chuyên gia nhiều kinh
nghiệm sẽ mang đến cho các em học sinh nhiều trải nghiệm quý. Học sinh được
lắng nghe và tiếp cận được nhiều phương pháp học tập hiện đại mang lại hiệu quả

cao. Học sinh được học tham gia, chia sẻ kiến thức, tập hợp, phát huy trí tuệ khi
tham gia học nhóm. Học sinh được tiếp cận với những vấn đề trong cuộc sống thực
tiễn. Vì vậy, tích hợp hình thức nói chuyện chuyên đề vào nội dung học phần Rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm là rất cần thiết.
Tại sao phải tích hợp nội dung nói chuyện chuyên đề trong giảng dạy môn
GCDC? Những chuyên đề cần phải cung cấp cho sinh viên là những chuyên đề
nào? Đây là những thắc mắc của hầu hết các bạn sinh viên khoa Giáo dục chính trị
khi học học phần này. Bởi lẽ, đưa nội dung “Nói chuyên chuyên đề” vào môn rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm là một cách làm hoàn toàn mới ở trường sư phạm Thái
Nguyên. Do hầu hết những học phần rèn luyện trước chủ yếu là rèn luyện các kỹ
năng như: thuyết trình, vấn đáp, sử dụng công nghệ thông tin....mà cách thức tổ
chức một buổi nói chuyện chuyên đề cho học sinh THPT lại ít được đề cập đến
hoặc có đề cập thì đề cập không sâu. Nói chuyện chuyên đề phù hợp với các buổi
ngoại khóa, với nội dung là cung cấp cho học sinh những kiến thức xã hội cần thiết
ngoài kiến thức trong sách giáo khoa. Môn GDCD là môn học rèn luyện nhân cách,
đạo đức cho các em học sinh, là môn học giáo dục con người, giáo dục tư tưởng,
đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Nên việc tích hợp hình thức “nói chuyện chuyên
đề” trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Giáo dục Chính trị -

3


trường Đại học sư phạm Thái Nguyên sẽ là một luồng gió mới cho các bạn sinh
viên, trang bị thêm cho sinh viên những kỹ năng thuyết trình, chọn lọc vấn đề, tổ
chức bài học, trang bị những vấn đề xã hội nóng bỏng, kiến thức xã hội cần thiết,
những thông tin cập nhật trong cuộc sống hàng ngày.... Vì vậy, khi tổ chức nói
chuyện chuyên đề cho học sinh môn Giáo dục công dân sẽ có lượng đề tài rộng, hấp
dẫn, nhiều phương án lựa chọn cho giáo viên khi tổ chức lên lớp. Khi tổ chức nói
chuyện chuyên đề cho học sinh, người giáo viên sẽ phải sử dụng cùng một lúc nhiều
phương pháp dạy học khác nhau như: phương pháp thuyết trình, phương pháp thảo

luận nhóm, phương pháp vấn đáp, đàm thoại...., mỗi phương pháp dạy học sẽ phát
huy tính tích cực của học sinh, tăng sự hứng thú với bài học cho học sinh.
Để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đào tạo ra những con người có đủ
đức, đủ tài để phục vụ đất nước cần phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
Tích hợp nói chuyện chuyên đề trong học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho
sinh viên khoa Giáo dục Chính trị - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên sẽ giải
quyết được một phần yêu cầu đó. Nội dung này sẽ cung cấp cho sinh viên thêm
nhiều kỹ năng mới, hình thành những năng lực cần thiết của ngườ giáo viên sau khi
ra trường. Là cơ sở cho sinh viên thêm tự tin, chủ động, sáng tạo trong những lần đi
thực tập sư phạm.
Khi nói đến cách thức tổ chức một buổi nói chuyện chuyên đề, thì không thể
không nhắc tới nội dung của chuyên đề. Đây là vấn đề cốt lõi, quyết định đến sự
thành công hay không thành công của bài học. Môn Giáo dục công dân ở trường
THPT là môn học giúp hình thành nhân cách cho học sinh nên môn học này có rất
nhiều chuyên hấp dẫn để lựa chọn. Môn Giáo dục công dân lớp 10 có 2 phần: Công
dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và Công dân với
đạo đức; Lớp 11: Công dân với kinh tế và Công dân với các vấn đề chính trị - xã
hội; Lớp 12: Công dân với pháp luật. Mỗi một học phần, có thể đưa ra những
chuyên đề phù hợp với nội dung bài học, đồng thời phù hợp với nhận thức của học
sinh và quan trọng hơn hết chuyên đề cần phải thiết thực, có tác dụng giáo dục học
sinh.
Với giới hạn của bài viết, tác giả xin đưa ra một số chuyên đề nên tích hợp
trong học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục chính trị.
Những chuyên đề ở đây sẽ là những vấn đề cấp thiết của nhân loại, của đất nước,
những vấn đề có ý nghĩa giáo dục nhân cách cho học sinh, những vấn đề thời sự
nóng bỏng.
Lớp
Lớp
10


Tên bài
Chuyên đề
Bài 12: Công dân với tình Giáo dục sức khỏe
yêu, hôn nhân và gia đình sinh sản vị thành
niên ở trường
THPT

Các phương pháp cần thiết
-Thuyết trình
-Nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm

Bài 14: Công dân với sự Bảo vệ chủ quyền -Thuyết trình
nghiệp xây dựng và bảo biển đảo – trách - Trực quan
vệ Tổ quốc
nhiệm của công - Thảo luận nhóm

4


Lớp
11

Lớp
12

dân với Tổ quốc
Bài 12: Chính sách tài Biến đổi khí hậu – -Điều tra và quan sát
nguyên và bảo vệ môi vấn đề phải suy - Vấn đáp
trường

ngẫm.
Biển đang kêu cứu
và hành động của
chúng ta
Bài 13: Chính sách giáo Khoa học công
dục và đào tạo, khoa học nghệ - nền tảng và
và công nghệ, văn hóa.
động lực để phát
triển kinh tế.
Bài 2: Thực hiện pháp Tai nạn giao thông
luật
– hiểm họa của
mọi nhà.
Bài 10: Pháp luật với hòa Tự tôn dân tộc và
bình và sự phát triển tiến trách nhiệm của
bộ của nhân loại
công dân với Tổ
quốc

-Thuyết trình
-Trực quan
-Động não
-Thảo luận nhóm
-Thảo luận nhóm
-Nêu vấn đề
-Trực quan
-Thuyết trình
- Thảo luận nhóm

3. Kết luận

Tích hợp nói chuyện chuyên đề trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm giúp sinh viên có thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết trước khi đi thực tập cũng
như sau khi ra trường. Giúp các bạn có thêm hiểu biết, sự tự tin, cách thức tổ chức
những hoạt động dạy học mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Để làm được điểu
này đòi hỏi nhà trường sư phạm cần quan tâm đến hoạt động thực hành của sinh
viên, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp cận với những phương pháp học tập
mới, trang bị cho sinh viên hành trang tốt nhất trước khi ra trường.
Tài liệu tham khảo
1, Nguyễn Việt Bắc (2004), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
2, Phạm Trung Thanh (2008), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
3, Trần Thị Thanh Thủy (2016), Dạy học tích hợp theo hướng phát huy năng lực
học sinh, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Th.s Trần Thanh An
Khoa Giáo dục chính trị - Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Địa chỉ: số 20, đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên
Mail: ; Sđt: 0973474393

5



×