Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Cách vào bài khi giảng dạy môn Vật lý lớp 10, 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.97 KB, 5 trang )

Cách vào bài khi giảng dạy
1.

Khúc xạ ánh sáng( VL11)

-Tại sao ta lại thấy ống hút lại bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi
trường. Hiện tượng gì đã làm cho sự quan sát của mắt khác với thực tế như
vậy? Để giải thích được ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

-Khi đi chơi thác ta thường nghe người dân lưu ý là phải tránh bước vào hòn đá
ma nếu không thì sẽ bị sụp hố và nguy hiểm đến tính mạng. Vậy hòn đá ma này
là do ma biến thành hay là do hiện tượng gì trong tự nhiên. Ta sẽ tìm hiểu và
giải thích vấn đề này qua bài học hôm nay.
2. Sự rơi tự do( VL 10)
Kể 1 câu chuyển để tạo sự hứng thú cho hs trước khi vào bài mới: Tháp nghiêng
Pisa.


Ngày xưa, nhà vật lý Ga-li-lê đã làm 1 thí nghiệm về sự rơi tự do của 2 vật có
khối lượng khác nhau ở cùng 1 độ cao. Ông leo lên trần cao nhất của tháp
nghiêng Pisa và thả rơi 2 vật nặng có khối lượng khác nhau xuống. Các em có
dự đoán là vật nào sẽ rơi chạm đất trước không? ( cho hs trả lời). Khá bất ngờ
khi ông thấy cả 2 vật nặng rơi xuống chạm đất cùng một lúc. Vậy để giải thích
được vấn đề này hôm nay ta sẽ tìm hiểu bài 6.
3.Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây.(VL11)
Làm 1 thí nghiệm nhỏ trước khi dạy bài mới.
Dụng cụ: bình nước, bóng đèn, khóa k, 2 ruột viết chì, dây dẫn, nguồn điện 6V.
Tiến hành: đầu tiên cho nước cất vào bình, đóng khóa k lại đèn không sáng
không có dòng điện trong mạch.
Sau đó, cho dd muối ăn vào bình đèn sángcó dòng điện trong mạch.
Đặt ra câu hỏi: Tại sao nước cất không dẫn điên? Dd muối ăn lại dẫn điện? dd


dẫn điệnvà dd không dẫn điện gọi là gì và có tính chất ra sau? Hôm nay chúng ta
sẽ tìm hiểu bài 19 để biết được điều này.
4.Từ trường( VL11)
Như chúng ta đã biết ngày nay nam châm không còn xa lạ, chúng được sử dụng
khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực như các thiết bị điện tử, viễn thông. Sau nhiều
nghiên cứu thực nghiệm về nam châm và dòng điện người ta đã xây dựng nên
những khái niệm mới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hôm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu “bài 26: Từ trường”.

5.Lực hấp dẫn(VL10)
Các em quan sát hình và cho cô biết là lá và táo rơi với tốc độ như thế nào? 2 vật
đều rơi xuống nhưng quỹ đạo của chúng có giống nhau không?( hs trả lời: Khác


nhau). Để biết sự khác nhau đó như thế nào hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài
17.

6.Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng.(VL11)
Thí nghiệm Ơ –xtet cho biết dòng điện sinh ra từ trường. Ngược lại từ trường có
thể sinh ra dòng điện được không? Để biết được điểu này, chúng ta sẽ tìm hiểu
bài 38.
7.Định luật I Niuton.(VL10)

Khi ta đang ngồi trên xe bus hoặc xe đò, nếu tài xế thắng gấp thì ta lại cúi người
về trước hoặc khi tăng tốc độ đột ngột ta lại bị ngã ngữa về phía sau. Tại sao lại
có hiện tượng như vây? Các em có thấy lạ không? Để biết được thì hôm nay
chúng ta sẽ vào bài 14.


8. Mắt( VL11)

Như các em đã biết, mắt là một bộ phận thu nhận ánh sáng giúp con người nhìn
thấy mọi vật xung quanh. Mắt là một hệ quang học hết sức phức tạm và tinh vi.
Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu mắt người về phương diện quang học.
9. Kính lúp(VL11)
Trong nhiều trường hợp, con người muốn quan sát các vật thể, các chi tiết nhỏ
hơn giới hạn mà mắt thường có thể thấy được. Ví dụ người thợ sửa đồng hồ
muốn quan sát các bộ phận của chiếc đồng hồ đeo tay,chuyên viên sinh học
muốn quan sát các tế bào,nhà thiên văn muốn quan sát những vì sao, thiên thể
trên bầu trời… Quang học đã chế ra được các dụng cụ đáp ứng được các nhu
cầu đó để bổ trợ cho mắt. Trong bài này ta sẽ tìm hiểu dụng cụ đầu tiên và đơn
giản là Kính Lúp.
10. Kính hiển vi(VL11)
Các em hãy xem 1 số hình ảnh được quan sát dưới kính hiển vi:

Một loại biến thể của vi rut
HIV

Kí sinh trùng sốt rét đang
tấn công hồng cầu


Hình ảnh lá cây Tuyết Tùng được
cắt ngang của nhà khoa học
Gautier Pháp

Tiến sĩ Stephen Lowry đã
dạt giải ấn tượng về chiếc
lưỡi của con ốc sên.

Vậy kính hiển vi là gì? Tại sao lại quan sát được các vật nhỏ như vậy. Ta sẽ tìm

hiểu qua bài hôm nay.



×