Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Một số đồ dùng dạy học phát triển tư duy cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.73 KB, 18 trang )

Phần I – KÝ HIỆU SẢN PHẨM
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Phần II – THÔNG TIN CỦA SẢN PHẨM, TÁC GIẢ
1.Tên sản phẩm: Một số đồ dùng phát triển tư duy cho trẻ.
2. Ký hiệu sản phẩm: ..............................................................................................
3. Tên nhóm tác giả:
+ Bùi Thị Minh Xuân.
+ Nguyễn Thị Thanh Huyền.
+ Nguyễn Thị Mai Lan.
+ Nguyễn Thị Hà.
+ Trương Thị Thu Huyền.
4. Đơn vị công tác: Trường mầm non Xuân Tảo.
5. Cấp học: Mầm non.
- Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
6. Sản phẩm được xếp loại: Loại A cấp Quận, Giải Nhất cấp Thành phố năm
2016.

1


Phần III – THUYẾT MINH
“MỘT SỐ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ”
Nhóm “Một số đồ dùng dạy học phát triển tư duy cho trẻ” gồm có 08 bộ
như sau:


A. BỘ SỐ 1 - BỘ TRANH GHÉP ĐÔI
I. Mục đích, yêu cầu sáng tạo sản phẩm
1. Mục đích sáng tạo sản phẩm
Chế tạo bộ đồ chơi giúp trẻ hứng thú học tập, phát triển tư duy, có thêm
hiểu biết về môi trường sống xung quanh, về toán học, chữ cái, tạo hình, kỹ
năng sống...
2. Yêu cầu sáng tạo sản phẩm
Phù hợp với lứa tuổi mầm non, an toàn, dễ sử dụng với trẻ, dễ làm đối với
giáo viên, giá thành thấp.
II. Quá trình nảy sinh ý tưởng
Ý tưởng thiết kế “Bộ tranh ghép đôi” lúc đầu được hình thành từ suy nghĩ:
Làm thế nào để tăng cường trò chơi, bài tập cho trẻ khi hoạt động góc? Ngoài
tiết học ra, các con sẽ được tìm hiểu thêm những nội dung khác đơn giản, hấp
dẫn, bổ ích. Vì thế chúng tôi đã làm bộ tranh ghép đôi với nội dung khám phá
thế giới xung quanh như ghép mẹ với con, hoa với quả...., sau đó chúng tôi nhận
thấy bộ tranh này có thể phát triển nội dung của hoạt động khác nên đã làm thêm
các nội dung như làm quen với toán, chữ cái, tạo hình,...
III. Mô tả cách làm
Cấu trúc của sản phẩm: Gồm có 01 tấm bảng bằng nhựa ốp trần kích
thước A3 trên mặt có dán 06 ô tương ứng thành 03 cặp, các bộ lô tô (06 cái/1
bộ) trong mỗi bộ có 03 cặp đôi cùng một yêu cầu của bài tập, kích thước lô tô
09x12,5 cm.
Cách làm: Cắt tấm nhựa ốp trần thành tấm có kích thước A3 để làm bảng,
dán viền xung quanh bằng đề can để tránh gây thương tích cho trẻ, cắt bóng kính
thành mảnh có kích thước khoảng 09x15 cm dán 06 miếng thành cặp đôi trên
bảng. Sưu tầm hình ảnh thông qua sách, báo, internet hoặc ảnh tự chụp; xử lí
ảnh, đánh chữ tên hình ảnh có trong lô tô bằng photoshop để tạo bộ ảnh có kích
thước 09x12,5 cm. Mỗi nội dung ghép đôi tạo ít nhất một bài tập có 03 cặp ảnh
để vào một phong bì. Để trẻ có thể tự đánh giá kết quả sau khi chơi, phía sau


2


mỗi ảnh của cặp thứ nhất được dán một hình vuông, của cặp thứ hai dán một
hình tam giác và của cặp thứ ba dán một hình tròn bằng giấy màu.
Với cách làm như vậy, hiện nay chúng tôi đã xây dựng được 01 bộ tranh
ghép đôi với rất nhiều nội dung phong phú, có nhiều bài tập từ dễ đến khó dành
cho lứa tuổi mẫu giáo 3 - 6 tuổi.
IV. Thuyết minh tính năng, tác dụng
“Bộ tranh ghép đôi” là một đồ dùng dạy học đơn giản, bổ ích, có các mức
độ từ dễ đến khó, phù hợp với các lứa tuổi mẫu giáo.
Đồ dùng này vừa có tác dụng như một đồ chơi hấp dẫn, lý thú đối với trẻ
vừa có tác dụng như là một đồ dùng dạy học để trẻ bước đầu làm quen với con
số, với chữ viết, với những kiến thức gần gũi của đời sống xung quanh như cỏ
cây, hoa lá, con vật, vật dụng v.v...
Đồ dùng được thiết kế có kích thước, trọng lượng phù hợp với trẻ; không
tốn nhiều diện tích trưng bày; các trẻ có thể tự lấy và tự cất theo hướng dẫn của
cô.
V. Sử dụng và bảo quản
Tùy theo lứa tuổi của trẻ, theo nội dung học mà giáo viên lựa chọn cách
hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho phù hợp.
Đối với lứa tuổi mẫu giáo bé, khi tổ chức chơi lần đầu tiên, giáo viên phải
hướng dẫn cho các trẻ biết cách chơi và làm mẫu một vài lần. Chẳng hạn cô cài
1 tranh vào bảng rồi cho trẻ tìm tranh ghép đôi. Cô giải thích cho trẻ lý do ghép
đôi, hướng dẫn trẻ cách xác định kết quả bằng việc so sánh hình của miếng giấy
màu dán sau bức ảnh.
Sau khi các trẻ đã biết cách chơi, với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn,
cô tăng dần độ khó của việc ghép tranh, sử dụng các hình ảnh ít quen thuộc với
các trẻ hơn, các chữ khó hon, con số lớn hơn v.v…
Khi trẻ đã chơi thành thạo, cô có thể cho trẻ sẽ tự tìm cặp đôi và cài vào

bảng sau đó trẻ kiểm tra kết quả bằng cách lật mặt sau lô tô để xem hình dán
phía sau có giống nhau không.
Bảo quản: với vật liệu của bộ đồ dùng, để đảm bảo độ bền, đẹp cần để nơi
khô ráo, tránh xăng, dầu, chất hòa tan nhựa; sau khi chơi lô tô phải được để về
đúng bộ.
VI. Đánh giá tính ứng dụng và phổ biến sản phẩm

3


Sản phẩm đã được sử dụng trong thực tế từ tháng 10/2015 tại một số lớp
trong trường. Qua sử dụng cho thấy trẻ rất thích thú; bộ đồ dùng dễ sử dụng,
giúp trẻ thêm hiểu biết, mạnh dạn, linh hoạt hơn.
Sản phẩm này có thể phổ biến để sử dụng trong các trường mầm non
khác.
VII. Nguồn lực tài chính đầu tư sản phẩm Nguồn lực từ sự ủng hộ của
phụ huynh: in lô tô, ép plastic, tấm nhựa.
Nguồn từ nhà trường: đề can óng ánh 0,4 m x 25.000 đ = 10.000 đồng.

Hình ảnh 1: Bộ tranh ghép đôi

4


B. BỘ SỐ 2 - BỘ XÚC XẮC
I. Mục đích, yêu cầu sáng tạo sản phẩm
1. Mục đích sáng tạo sản phẩm
Chế tạo bộ đồ chơi giúp trẻ học số, học đếm, học chữ, nhận biết một số sự
vật hiện tượng xung quanh...
2. Yêu cầu sáng tạo sản phẩm

Phù hợp với lứa tuổi mầm non, an toàn, dễ sử dụng với trẻ, dễ làm đối với
giáo viên, giá thành thấp.
II. Quá trình nảy sinh ý tưởng
Ý tưởng làm bộ xúc xắc được nảy sinh từ việc xem các trò chơi có sử
dụng xúc xắc trên tivi. Từ đó chúng tôi đã xây dựng những cách chơi và quyết
định kết quả phù hợp với trẻ mầm non như là học đếm chấm trên xúc xắc, đọc
chữ trên xúc xắc, gọi tên một số đồ vật trên xúc xắc...
III. Mô tả cách làm
Bộ đồ chơi xúc xắc gồm 3 đồ vật sau:
Xúc xắc: Được làm bằng gỗ hoặc từ khối zubic cưa ra, có hình khối lập
phương. Trên mỗi mặt xúc xắc có dán đề can hình ảnh về chấm tròn (từ 1 đến 6
chấm), chữ cái (mỗi mặt một chữ cái), chữ số (mỗi mặt một chữ số), hình, con
vật… Các chữ cái, chữ số, hình,… dán trên xúc xắc theo đúng chương trình dạy
trẻ. Xúc xắc khám phá môi trường xung quanh: in các con vật nhỏ dán lên mặt
xúc xắc…
Bàn để đổ xúc xắc: 01 tấm bảng bằng nhựa ốp trần kích thước 40x40 cm
có dán mép bảng để tránh gây thương tích cho trẻ và đảm bảo tính mỹ thuật.
Ống để đựng xúc xắc: làm bằng lon sữa, bỏ nắp, trang trí bằng đề can.
IV. Thuyết minh tính năng, tác dụng
“Bộ xúc xắc” là một đồ dùng dạy học đơn giản, bổ ích, có các mức độ từ
dễ đến khó, phù hợp với các lứa tuổi mẫu giáo.
Đồ dùng này vừa có tác dụng như một đồ chơi hấp dẫn, lý thú đối với trẻ
vừa có tác dụng như là một đồ dùng dạy học để trẻ bước đầu làm quen với con
số, với chữ viết, với những kiến thức gần gũi của đời sống xung quanh.
Đồ dùng được thiết kế có kích thước, trọng lượng phù hợp với trẻ; không
tốn nhiều diện tích trưng bày; các trẻ có thể tự lấy và tự cất theo hướng dẫn của
cô.
V. Sử dụng và bảo quản
5



- Cách sử dụng: Trò chơi đếm số chấm: mỗi nhóm có 02 hoặc 03 trẻ cùng
chơi. Lần lượt mỗi trẻ đổ xúc xắc chấm tròn ra bảng, đếm số chấm tròn ở mặt
trên của xúc xắc xem bạn nào đổ được nhiều chấm hơn, mỗi lần chơi dùng bao
nhiêu quân xúc xắc tùy thuộc vào khả năng đếm của trẻ. Trò chơi tìm hiểu về
môi trường xung quanh: mỗi trẻ lần lượt đổ xúc xắc và gọi tên hình dán ở mặt
trên của xúc xắc. Trò chơi đọc chữ viết, chữ số cũng tương tự như vậy. Mỗi lần
đổ xúc xắc, trẻ nào đổ được nhiều chấm nhất, đọc đúng được nhiều chữ cái, chữ
số nhất sẽ được cài 01 bông hoa vào bảng. Khi kết thúc chơi, trẻ đếm số hoa,
bạn nào nhiều hoa nhất sẽ chiến thắng. Trẻ ở lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ
không chơi xúc xắc chữ. Giáo viên cần hướng dẫn và hỗ trợ nếu cần thiết.
- Bảo quản nơi khô dáo tránh ẩm mốc, chơi xong để về đúng bộ, không để
vật nặng đè lên hộp.
VI. Đánh giá tính ứng dụng và phổ biến sản phẩm
Sản phẩm đã được sử dụng trong trường từ tháng 3/2014. Qua sử dụng
cho thấy trẻ rất thích thú; bộ đồ dùng dễ sử dụng, giúp trẻ thêm hiểu biết, mạnh
dạn, linh hoạt hơn.
Sản phẩm này có thể phổ biến để sử dụng trong các trường mầm non
khác.
VII. Nguồn lực tài chính đầu tư sản phẩm
Nguồn lực từ sự ủng hộ của phụ huynh: in lô tô, cưa khối gỗ, cắt chữ vi
tính.
Nguồn từ nhà trường: đề can óng ánh 1m x 25.000 đ = 25.000 đồng.

Hình ảnh 2: Bộ xúc xắc
6


C. BỘ SỐ 3 - BÓNG CỦA TỚ ĐÂU
I. Mục đích, yêu cầu sáng tạo sản phẩm

1. Mục đích sáng tạo sản phẩm
Chế tạo bộ đồ chơi giúp trẻ hứng thú học tập, phát triển tư duy trên cơ sở
nhận biết hình dạng các đối tượng, rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
2. Yêu cầu sáng tạo sản phẩm
Phù hợp với lứa tuổi mầm non, an toàn, dễ sử dụng với trẻ, dễ làm đối với
giáo viên, giá thành thấp.
II. Quá trình nảy sinh ý tưởng
Bộ đồ chơi “Bóng của tớ đâu” được hình thành khi chúng tôi đọc mục đố
vui với trẻ tiểu học trên báo Họa Mi, đó là đố trẻ nối hình với bóng của chúng,
sau đó chúng tôi nghĩ rằng trẻ mầm non có thể chơi trò chơi này nếu trẻ được
ướm thử hình lên bóng. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi phát hiện ra rằng có
thể cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức hơn từ trò chơi này, đặc biệt là trẻ còn có
thể phát hiện ra có nhiều vật khác nhau nhưng lại có bóng giống nhau, chỉ cần
có hình dạng ở 1 hướng nhìn nào đó giống nhau.
III. Mô tả cách làm
Vật liệu để làm bộ đồ chơi này gồm tấm nhựa ốp trần, vải dạ màu và chỉ
thêu.
Bảng thêu là tấm nhựa ốp trần được cắt với kích thước của tờ giấy A4,
trên mặt bảng dán tấm dạ màu trắng có thêu hình rỗng làm bóng. Bóng của các
hình ảnh được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi phong phú về hình dạng.
Dạ màu được cắt và khâu viền mép thành các hình tương ứng với các
bóng, mỗi bóng có nhiều hình để trẻ lựa chọn. Ngoài hình ra, với lớp mẫu giáo
lớn có thể dùng thêm một số vật như quả bóng nhựa, vỏ hộp sữa (sẽ có bóng là
hình tròn hoặc hình chữ nhật) để trẻ phát triển trí tưởng tượng. Bên cạnh đó các
hình được thiết kế thao tác gắn vào bảng hoặc gắn giữa các bộ phân trong hình
với nhau bằng cúc bấm, cài khuy,… để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
IV. Thuyết minh tính năng, tác dụng
Đồ chơi “Bóng của tớ đâu” là một đồ chơi đơn giản, bổ ích, có các mức
độ từ dễ đến khó, phù hợp với các lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ.
Đồ chơi này hấp dẫn, lý thú đối với trẻ, giúp hình thành kỹ năng nhận

biết, so sánh, đồng thời cũng thêm hiểu biết về đồ vật gần gũi trong đời sống
xung quanh như cỏ cây, hoa lá, con vật, vật dụng v.v...
7


Đồ dùng được thiết kế có kích thước, trọng lượng phù hợp với trẻ; không
tốn nhiều diện tích trưng bày, trẻ có thể tự lấy và tự cất theo hướng dẫn của cô.
V. Sử dụng và bảo quản
- Sử dụng: Tùy theo lứa tuổi của trẻ, theo nội dung học mà giáo viên lựa
chọn cách hướng dẫn, cách tổ chức hoạt động cho phù hợp. Bảng thêu có thể
treo trên tường hoặc đặt nằm để trẻ chơi theo nhóm. Với lớp mẫu giáo lớn có thể
tổ chức trò chơi thi cá nhân hoặc nhóm.
- Bảo quản: đồ chơi cần được để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh lửa.
VI. Đánh giá tính ứng dụng và phổ biến sản phẩm
Sản phẩm đã được sử dụng trong trường từ tháng 9/2015. Qua sử dụng
cho thấy trẻ rất thích thú; bộ đồ chơi dễ sử dụng, giúp trẻ thêm hiểu biết, mạnh
dạn, linh hoạt hơn.
Sản phẩm này có thể phổ biến để sử dụng trong các trường mầm non
khác.
VII. Nguồn lực tài chính đầu tư sản phẩm
Nguồn từ nhà trường: dạ màu 4m x 20.000 đ = 80.000 đồng, tấm nhựa
0,2m x 150.000 đ = 30.000 đồng, kim, chỉ: 20.000 đồng, cúc: 10.000 đồng =>
Tổng số tiền là 140.000 đồng.

Hình ảnh 3: Bóng của tớ đâu

8


D. BỘ SỐ 4 - BÀN TÍNH ĐA NĂNG

I. Mục đích, yêu cầu sáng tạo sản phẩm
1. Mục đích sáng tạo sản phẩm
Chế tạo bàn tính từ vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm nhằm tạo cho trẻ
hứng thú học tập, trẻ được tập đếm, tập cộng, trừ, tách, gộp với số lượng nhỏ...
2. Yêu cầu sáng tạo sản phẩm
Phù hợp với lứa tuổi mầm non, an toàn, dễ sử dụng với trẻ, dễ làm đối với
giáo viên, giá thành thấp.
II. Quá trình nảy sinh ý tưởng
Từ bàn tính của học sinh tiểu học chúng tôi có ý tưởng muốn tự chế tạo ra
một bàn tính đơn giản cho trẻ mầm non. Để phù hợp với trẻ, bàn tính phải có
hình dáng, màu sắc thật sinh động và dễ sử dụng.
III. Mô tả cách làm
Bàn tính đa năng được làm từ các vật liệu phế thải sưu tầm được
như nút chai, thanh sắt trên tờ lịch, xốp cũ... Lựa chọn các miếng xốp cũ thích
hợp, cắt thành tấm với kích thước 12x25cm, bên trên gắn 4-5 vòng thép uốn
cong hình chữ U, được xuyên các nút chai với các màu khác nhau. Trên mặt tấm
xốp dán trang trí cho đẹp, bắt mắt và gắn một tấm ngăn dọc theo chiều dài.
IV. Thuyết minh tính năng, tác dụng
Bàn tính đa năng giúp trẻ làm quen với toán như học đếm, học phép cộng
trừ đơn giản. Trên mỗi bàn tính có 4-5 vòng sắt với số lượng nút chai khác nhau
sẽ cho phép giáo viên sử dụng phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
Bàn tính được thiết kế có kích thước, trọng lượng phù hợp với trẻ; không
tốn nhiều diện tích trưng bày; các trẻ có thể tự lấy và tự cất theo hướng dẫn của
cô.
V. Sử dụng và bảo quản
Tùy theo lứa tuổi của trẻ mà giáo viên lựa chọn cách hướng dẫn, tổ chức
hoạt động cho phù hợp.
Khi bắt đầu tổ chức, giáo viên phải hướng dẫn trẻ cách chơi, có thể một
bạn chơi, một bạn kiểm tra kết quả. Khi bắt đầu chơi thì dồn tất cả nút chai ở các
vòng sang một phía rồi mới bắt đầu chơi tập đếm các số lượng ở từng vòng hoặc

trẻ có thể cùng chơi tách gộp các số lượng. Trò chơi bàn tính có thể sử dụng
được cho tất cả các lứa tuổi mẫu giáo.
Bảo quản bàn tính tránh nơi ẩm mốc, tránh bén lửa.
VI. Đánh giá tính ứng dụng và phổ biến sản phẩm
9


Sản phẩm đã được sử dụng từ tháng 9/2015 tại một số lớp trong trường.
Qua sử dụng cho thấy trẻ rất thích thú; bàn tính dễ sử dụng, giúp trẻ làm quen
với tập đếm rất tốt.
Sản phẩm này có thể phổ biến để sử dụng trong các trường mầm non
khác.
VII. Nguồn lực tài chính đầu tư sản phẩm
Do vật liệu chủ yếu từ tận dụng nên chi phí chế tạo một bàn tính không
đáng kể. Nguồn từ nhà trường: dạ màu 0,2m x 20.000 đ = 4.000 đồng, keo nến =
2.000 đồng.

Hình ảnh 4: Bàn tính đa năng

10


E. BỘ SỐ 5 - BÀN TAY KỲ DIỆU
I. Mục đích, yêu cầu sáng tạo sản phẩm
1. Mục đích sáng tạo sản phẩm
Chế tạo bộ đồ chơi giúp trẻ tập đếm, thêm bớt trong phạm vi 10, có hứng
thú học tập, phát triển tư duy.
2. Yêu cầu sáng tạo sản phẩm
Phù hợp với lứa tuổi mầm non, an toàn, dễ sử dụng với trẻ, dễ làm đối với
giáo viên, giá thành thấp.

II. Quá trình nảy sinh ý tưởng
Xuất phát từ thực tế con người thường sử dụng các ngón tay để đếm trong
phạm vi 10, chúng tôi nảy sinh ý tưởng xây dựng trò chơi bàn tay kỳ diệu. Khi
tạo ra hình bàn tay có các ngón tay gấp xuống được thì trẻ có thể dễ dàng hơn là
tự đếm trên tay của mình.
III. Mô tả cách làm
Vật liệu để làm trò chơi là tấm nhựa ốp trần, vải dạ hoặc bao tay cũ dán
vào bảng. Tấm nhựa ốp trần được cắt bằng hình chiếc bảng vừa tầm tay trẻ, trên
đó có gắn hình đôi bàn tay bằng dạ màu, ở các đầu ngón tay có đính nháp dính.
IV. Thuyết minh tính năng, tác dụng
Bộ đồ chơi bàn tay kỳ diệu rất gọn nhẹ, an toàn với trẻ, sử dụng
được cho các lứa tuổi mẫu giáo.
Bộ sản phẩm giúp trẻ phát triển tư duy, có thể dễ dàng tự học đếm hoặc
thêm bớt trong phạm vi 10.
V. Sử dụng và bảo quản
Ban đầu, giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách gập ngón tay, cách đếm ở một
bàn tay, ở hai bàn tay.
Ở mức cao hơn, có thể cho trẻ đếm số chấm tròn hoặc đọc chữ số trên
bảng tổng và các bảng riêng từng bàn tay rồi gập số ngón tay cho đúng.
Sản phẩm cần được bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, tránh bén lửa.
VI. Đánh giá tính ứng dụng và phổ biến sản phẩm
Sản phẩm đã được sử dụng từ tháng 9/2015 tại một số lớp trong trường.
Qua sử dụng cho thấy trẻ rất thích thú; bộ đồ chơi dễ sử dụng, giúp trẻ tập đếm
rất tốt.
Sản phẩm này có thể phổ biến để sử dụng trong các trường mầm non
khác.
VII. Nguồn lực tài chính đầu tư sản phẩm
11



Nguồn từ nhà trường: tấm ốp trần 0,2m x 150.000 đ = 30.000 đồng, dạ
màu 0,5x 20.000 đ = 10.000 đồng, bìa màu 3 tờ x 300 đ = 900 đồng => Tổng
kinh phí là 40.900 đồng.

Hình ảnh 5: Bàn tay kỳ diệu

12


F. BỘ SỐ 6 - THỦ TÀI CỦA BÉ
I. Mục đích, yêu cầu sáng tạo sản phẩm
1. Mục đích sáng tạo sản phẩm
Chế tạo bộ đồ chơi giúp trẻ phát triển tư duy, định hướng, phân loại,
đếm…
2. Yêu cầu sáng tạo sản phẩm
Phù hợp với lứa tuổi mầm non, dễ sử dụng với trẻ.
II. Quá trình nảy sinh ý tưởng
Xuất phát từ trò chơi vượt mê cung trên các báo, chúng tôi nảy sinh ý
tưởng xây dựng trò chơi thử tài của bé. Chúng tôi tạo ra hình đường đi ở dạng
gân lá để trẻ di chuyển các con vật, quả, đồ dùng… về nhóm của chúng.
III. Mô tả cách làm
Vật liệu để làm trò chơi là 02 tấm gỗ mỏng, 01 tấm nhựa PVC mỏng, nút
trai, các miếng mam châm mỏng, tấm thép mỏng, lô tô theo chủ đề. Dùng 01
tấm gỗ được cắt thành hình chữ nhật kích thước 100x60cm, được khoét các
đường hình gân lá (điểm tròn cuối gân lá gắn nam châm) sau đó dán lên tấm gỗ
còn lại, giữa 2 tấm gỗ dán tấm nhựa cũng khoát ình gân lá nhưng đường gân
rộng hơn trên tấm gỗ. Nút chai được gắn nhựa chữ T, đầu chữ T co gắn miếng
thép mỏng, phía trên mặt có dán hình lô tô theo chủ đề.
IV. Thuyết minh tính năng, tác dụng
Bộ đồ chơi thử tài của bé, an toàn với trẻ, sử dụng được cho các lứa

tuổi mẫu giáo trong các giờ hoạt động như làm quen với toán, chữ cái, khám
phá, hoạt động góc..
Bộ sản phẩm giúp trẻ phát triển tư duy, có thể học chữ cái, học
khám phá, toán... tạo nhiều hứng thú cho trẻ.
V. Sử dụng và bảo quản
Ban đầu, giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách di chuyển nút trai, quan sát vị
trí cần di chuyển đến, sau đó di chuyển nút trai đến vị trí theo yêu cầu. Cô có thể
đặt các đối tượng của các nhóm ở các vị trí khác nhau sau đó trẻ phân loại chúng
theo từng nhóm. Lưu ý khi sử dụng cần cố định bảng chắc chắn, tránh làm đổ.
Sản phẩm cần được bảo quản sạch sẽ, để nơi khô ráo, tránh bén lửa.
VI. Đánh giá tính ứng dụng và phổ biến sản phẩm
Sản phẩm đã được sử dụng từ tháng 9/2015 tại một số lớp trong trường.
Qua sử dụng cho thấy trẻ rất thích thú; bộ đồ chơi dễ sử dụng, giúp trẻ học khám
phá, học chữ tốt.
13


Sản phẩm này có thể phổ biến để sử dụng trong các trường mầm non
khác.
VII. Nguồn lực tài chính đầu tư sản phẩm
Nguồn lực từ sự đầu tư của phụ huynh: 100%.

Hình ảnh 6: Thử tài của bé

14


G. BỘ SỐ 7 - ĐIỆN THOẠI CỦA BÉ
I. Mục đích, yêu cầu sáng tạo sản phẩm
1. Mục đích sáng tạo sản phẩm

Chế tạo bộ đồ chơi giúp trẻ phát triển tư duy, rèn kỹ năng sống cho trẻ.
2. Yêu cầu sáng tạo sản phẩm
Phù hợp với lứa tuổi mầm non, an toàn, dễ sử dụng với trẻ, dễ làm đối với
giáo viên, giá thành rẻ.
II. Quá trình nảy sinh ý tưởng
Xuất phát từ việc trẻ hay bắt chước người lớn gọi điện thoại, chúng tôi
nảy sinh ý tưởng xây dựng trò chơi điện thoại của bé. Chúng tôi tạo ra chiếc
điện thoại từ dạ, kèm danh bạ điện thoại có các số rời.
III. Mô tả cách làm
Vật liệu để làm trò chơi là vải dạ màu được thiết kế như hình dạng quyển
sách mở ra các trang có máy điện thoại, có nút bấm, có hình ảnh đại diện người
trong gia đình, có chỗ gắn số, các thẻ số rời.
IV. Thuyết minh tính năng, tác dụng
Bộ đồ chơi của bé, an toàn với trẻ, sử dụng được cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo
nhỡ và mẫu giáo lớn.
Bộ sản phẩm giúp trẻ phát triển tư duy, kỹ năng trong sử dụng điện thoại,
ôn chữ số
V. Sử dụng và bảo quản
Ban đầu, giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách đọc và gắn thẻ số theo dãy số
trong 1 số điện thoại, cách bấm số lần lượt trên số điện thoại, sau đó trẻ sẽ chơi,
gắn số điện thoại do cô đặt và chơi gọi điện thoại, hoặc trẻ có thể gắn số điện
thoại gia đình, người thân trong gia đình trẻ nhớ được.
Sản phẩm cần được bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, tránh bén lửa.
VI. Đánh giá tính ứng dụng và phổ biến sản phẩm
Sản phẩm đã được sử dụng từ tháng 9/2015tại một số lớp trong trường.
Qua sử dụng cho thấy trẻ rất thích thú; bộ đồ chơi dễ sử dụng, giúp trẻ ghi nhớ
các chữ số thông qua các số điện thoại.
Sản phẩm này có thể phổ biến để sử dụng trong các trường mầm non
khác.
VII. Nguồn lực tài chính đầu tư sản phẩm

Nguồn lực từ nhà trường: vải dạ 3m x 20.000 đ = 60.000 đồng.
15


Hình ảnh 7: Điện thoại của bé

16


H. BỘ SỐ 8 - AI TINH AI KHÉO
I. Mục đích, yêu cầu sáng tạo sản phẩm
1. Mục đích sáng tạo sản phẩm
Chế tạo bộ đồ chơi giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, tìm bộ phận
và gắn thành sự vật hiện tượng, rèn kỹ năng cài khuy áo cho trẻ.
2. Yêu cầu sáng tạo sản phẩm
Phù hợp với lứa tuổi mầm non, an toàn, dễ làm với giáo viên, giá thành rẻ,
dễ sử dụng với trẻ.
II. Quá trình nảy sinh ý tưởng
Xuất phát từ việc khi rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, các cô thường phải
dùng trang phục có khuy áo để dạy cho trẻ tập cài và cởi khuy, rất bất tiện. Vì
thế, chúng tôi thiết kế trò chơi ai tinh khéo, cho trẻ tìm và gắn các bộ phận khác
nhau thành một đối tượng nào đó để tạo hứng thú cho trẻ.
III. Mô tả cách làm
Vật liệu để làm trò chơi là vải dạ màu được cắt thành bộ phận của một số
đối tượng như bông hoa, quả, con thỏ… các bộ phận được thiết kế để gắn với
nhau gằng cách cài khuy.
IV. Thuyết minh tính năng, tác dụng
Bộ đồ chơi ai tinh ai khéo, an toàn với trẻ, sử dụng được cho các lứa
tuổi mẫu giáo., nhà trẻ 24 - 36 tháng
Bộ sản phẩm giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, rèn kỹ năng tự

phục vụ... tạo nhiều hứng thú cho trẻ.
V. Sử dụng và bảo quản
Ban đầu, giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách quan sát, tưởng tượng, thử
hình sau đó sẽ cài cúc gắn các mảnh rời để tạo thành đối tượng. Cô trộn mảnh
rời của 2 - 3 đối tượng vào một rổ rồi yêu cầu trẻ chọn và gắn. Với lứa tuổi nhà
trẻ cô đưa ra các bộ phận của 1 đối tượng trẻ chỉ làm thao tác cài khuy.
Sản phẩm cần được bảo quản nơi sạch sẽ, nơi khô ráo, tránh bén lửa.
VI. Đánh giá tính ứng dụng và phổ biến sản phẩm
Sản phẩm đã được sử dụng từ tháng 9/2014 tại một số lớp trong trường.
Qua sử dụng cho thấy trẻ rất thích thú; bộ đồ chơi dễ sử dụng, giúp trẻ học phát
triển trí tưởng tượng đồng thời rèn kỹ năng cài khuy cho trẻ.
Sản phẩm này có thể phổ biến để sử dụng trong các trường mầm non
khác.
VII. Nguồn lực tài chính đầu tư sản phẩm
17


Nguồn lực từ nhà trường: vải dạ màu 5m x 20.000 đ= 100.000 đồng.
VIII. Kiến nghị, đề xuất
Đề nghị cho phép nhà trường tiếp tục sử dụng cho học sinh để trên cơ sở
đó rút kinh nghiệm có thể cải tiến hoàn thiện sản phẩm.

Hình ảnh 8: Ai tinh - Ai khéo
Trên đây là bản thuyết trình các Bộ đồ dùng dạy học phát triển tư duy cho
trẻ của nhóm tác giả trường mầm non Xuân Tảo./.

18




×