Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy tích cực trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 29 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
–––––––––––––––––––––––––

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển
tư duy tích cực trong trường mầm non.

Lĩnh vực/Môn: Giáo dục mầm non

NĂM HỌC 2015 – 2016


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON HỒ TÙNG MẬU
–––––––––––––––––––––––––

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển
tư duy tích cực trong trường mầm non.

vực/Môn
Giáo viên

: Giáo dục mầm non


: Lớp Mẫu giáo lớn

2


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
NĂM HỌC 2015 – 2016
MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi, giúp trẻ
phát triển nhân cách một cách toàn diện và hiện nay việc đổi mới hình thức tổ chức
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non là một nhiệm vụ cực kỳ bức thiết trong
xã hội. Có rất nhiều yếu tố để góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện như: Sự khỏe
mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giáo dục cho trẻ giàu
lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung
quanh, thật thà, lễ phép, hồn nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra
cái đẹp ở xung quanh; Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí
thông minh, tư duy tích cực, tính ham hiểu biết ... cho trẻ. Song vai trò của đồ dùng đồ
chơi trong dạy học lại chiếm một vai trò rất quan trọng trong giáo dục trẻ.
Thế giới riêng của trẻ thơ không thể thiếu đồ dùng, đồ chơi; Đồ dung đồ chơi là
cầu nối giữa trẻ với môi trường xung quanh, nơi mà trẻ thơ thả tâm hồn vào đó, bộc
bạch những tình cảm của mình và chỉ có đồ dùng, đồ chơi mới lôi cuốn trẻ, tạo hứng
thú cho trẻ vào hoạt động học tập.
Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm thì đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
là nhu cầu không thể thiếu. Không thể có một tiết dạy tốt khi không có đồ dùng, đồ
chơi phục vụ tiết dạy, trẻ không thể phát huy tính tích cực, tự lực học tập khi không có

đồ dùng, đồ chơi để trẻ nhận thức nhiệm vụ học tập .
Bởi đối với trẻ lứa tuổi mầm non, các cháu chưa phát triển tư duy trừu tượng, nên
muốn nhận thức thế giới xung quanh đều phải qua những hình ảnh trực quan cụ thể.
Muốn trẻ biết hình dạng của một con vật thì nhất thiết phải có con vật mẫu để hình
thành biểu tượng về con vật đó cho trẻ, muốn trẻ biết số lượng là 8 thì phải có 8 bông
hoa, phân biệt ít hơn nhiều hơn, cao hơn thấp hơn đều có hình ảnh cụ thể giữa các
nhóm đồ vật, hoặc hình ảnh mẫu cây cao, cây thấp.
2. Cơ sở thực tiễn

3


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
Hàng năm sở giáo dục và đào tạo đều triển khai phong trào làm đồ dùng, đồ chơi
dạy học sang đến phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện và các nhà trường. Ban
giám hiệu trường chúng tôi tích cực phát động phong trào “Hội thi làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo” và đội ngũ giáo viên mỗi lớp chúng tôi tích cực hưởng ứng tham gia. Sản
phẩm đồ dung đồ chơi dạy học tự tạo của các tập thể lớp, của cá nhân tham gia ngày
càng nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đó đều được tạo ra từ những nguyên liệu
dễ hư hỏng, kém bền như giấy, bìa,…và thường được in cố định chứ không thể tạo ra
cho trẻ các kĩ năng, thao tác khi sử dụng như dấp dính, cài , bấm, đan, bện, tết, ít sáng
tạo, nhiều sản phẩm chỉ mang tính chất trưng bày, tính năng hoạt động hạn chế.
Là một cô giáo mầm non với nhiều năm kinh nghiệm (Gần 20 năm) thường
xuyên được tiếp xúc với trẻ, được ngắm nhìn trẻ học tập, trẻ chơi đùa tôi nhận thấy
được rằng trẻ nhỏ rất thích học, thích chơi với những đồ dùng, đồ chơi mới lạ. Trong
khi đó những đồ dùng, đồ chơi trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng
và ít được thay đổi. Với mong muốn sẽ tạo ra được những sản phẩm có nhiều tính
năng hơn, phát huy tính tư duy tích cực của trẻ hơn… tôi nhận thấy cần phải thiết kế
nhiều đồ dung mới lạ, có tính năng sử dụng cao để để kích thích và phát triển tư duy

tích cực của trẻ. Chính vì vậy trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã lựa chọn
đề tài: “Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non”.
3. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế, tạo ra một số đồ dùng dạy học giúp phát triển tư duy tích cực cho trẻ 5
– 6 tuổi trong trường mầm non.
4. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo lớn.
5. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Trẻ Mẫu giáo lớn A1 khảo sát chất lượng về mặt phát triển nhận thức tích cực
cho trẻ thông qua một số đồ dùng dạy học tự tạo.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, báo, các tài liệu có liên quan đến đề
tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Điều tra thực trạng.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp dùng lời.
+ Phương pháp thực hành.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp xử lý số liệu
4


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Đề tài này được thực hiện trong năm học. Từ tháng 9/2015 đến hết tháng 3/
2016.


5


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trẻ mầm non (0-6 tuổi) là thời kỳ đầu tiên của con người, phát triển rất đặc biệt
với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí quan trọng là đặt tiền
đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách mai sau. Chính vì vậy mà người lớn đặc
biệt là người giáo viên mầm non và cũng chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước
chập chững đầu đời, phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa
ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho tất cả các môn học qua đó phát huy tính tích
cực, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ. Đó chính là một trong những mục tiêu quan
trọng mà mọi nền giáo dục hướng tới.
Vậy ngay từ tuổi mầm non, trẻ cần phải được dạy như thế nào? Làm thế nào để
trẻ phát huy được tư duy sáng tạo, tính tích cực chủ động ... thì người giáo viên mầm
non cần có những chiến lược dạy, tự làm một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo, bồi đắp phù
hợp để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ, nhân cách, sớm giúp trẻ thành công. Vì thế
việc rèn luyện cho trẻ phát triển tư duy tích cực, có được một tính cách mạnh dạn, tự
tin là rất quan trọng và cần thiết. Khi trẻ tư duy tốt thì trẻ sẽ mạnh dạn, trẻ có thể tham
gia vào các hoạt động tập thể. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tự tin trước đám đông và tự
xử lý các tình huống. Trẻ mạnh dạn, tư duy tốt khiến cha mẹ yên tâm và là tố chất thiết
yếu cho những thành công của trẻ trong tương lai.
Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non luôn tò mò, hiếu động, ham học hỏi và
tìm tòi khám phá những gì mới lạ. Mặt khác trẻ ở lứa tuổi này tâm lý thường là “Học
mà chơi chơi mà học” không thể gò ép trẻ vào một khuôn khổ hay hình thức mang tính
áp đặt nào. Mà ở trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên theo sự hưng phấn của trẻ.
Cho nên việc tạo ra một số đồ dùng từ nguyên vật liệu sẵn có trong lớp gây sự chú ý,

hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ hoạt động tích cực nhiều. Những đồ dùng tự tạo là
tận dụng từ những nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có… để tạo ra những
đồ dùng cho trẻ được hoạt động với nó, chơi với nó, thông qua đó mà trẻ phát triển
được tư duy tích cực. Song việc thiết kế, làm các đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động
không phải là dễ với tất cả giáo viên, nhiều đồ dùng chưa khai thác được tối đa hoạt
động của trẻ để trẻ phát triển nhận thức tư duy tích cực hoặc chưa được thiết kế đúng
theo ý nghĩa của nó khiến trẻ thường chơi thụ động ít sáng tạo.
Sách là sự kết hợp của rất nhiều các kỹ năng cho trẻ nhận biết thế giới xung
quanh, kích thích sự phát triển của các giác quan và phát triển trí não, sách vừa là bạn
vừa là thầy cho bé.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi:
6


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
- Trường Mầm Non nơi chúng tôi làm là trường chuẩn quốc gia nằm trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm, có truyền thống dạy và học tốt, với đội ngũ cán bộ - giáo viên trẻ
năng động, trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, đầu tư của các cấp, các
ngành và đặc biệt là của phòng Giáo dục quận Bắc Từ Liêm về cơ sở vật chất và bồi
dưỡng chuyên môn.
- Lớp luôn được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu sửa sang đầu tư cơ sở vật chất,
tạo điều kiện cho giáo viên học bồi dưỡng chuyên môn.
- Trong lớp có đủ 05 giáo viên, trong đó có một cô giáo với nhiều năm đạt giáo
viên giỏi cấp Quận và Thành phố, được đào tạo qua trường lớp chính quy, yêu nghề,
yêu trẻ, luôn tâm huyết với nghề. Giáo viên trong lớp đoàn kết đều năng động, nhiệt
tình trong công việc, luôn có tính sáng tạo cao, tâm huyết với nghề, nhiệt tình yêu trẻ,
luôn thống nhất trong giảng dạy. Đồng thời giáo viên thường xuyên nghiên cứu tài
liệu, học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của bản than

để có nhiều đổi mới, sang tạo trong mọi hoạt động.
- Quan hệ và giao tiếp với phụ huynh chặt chẽ, phụ huynh luôn nhiệt tình ủng hộ
trường, lớp. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các con. Mặt khác phụ
huynh còn tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ lớp mỗi khi có việc, đặc biệt luôn ủng hộ
các cô trong mọi hoạt động giáo dục trẻ ở lớp cũng như phối hợp mật thiết với giáo
viên trong việc giáo dục trẻ ở nhà.
- Học sinh ngoan, thông minh, nhanh nhẹn, có khả năng lĩnh hội kiến thức tương
đối đồng đều nhau.
2. Khó khăn
- Số học sinh tương đối đông nên số lượng trẻ hoạt động ở các góc chơi nhiều
- Đồ dùng và nguyên vật liệu học tập chưa được giáo viên khai thác tối đa giá trị
sử dụng trong các hoạt động học và chơi.
3. Khảo sát

SS
trẻ

77

Đầu năm

Lĩnh vực PT

Đạt

C.Đạt

GDTC

50 – 64,9%


27 – 35,1%

Ngôn ngữ

55 – 71,4%

22 – 28,6%

Nhận thức

50 – 64,9%

27 – 35,1%

TC QH - XH

52 – 67,5%

25 – 32,5%

Thẩm mỹ

45 - 58,4%

32 – 41,6%

7



Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
III. Thiết kế một số đồ dùng dạy học phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lơn
trong trường mầm non.
Để có được những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học tập và phát huy tích
cực tư duy cho trẻ thì tôi và các cô trong lớp đã tìm tòi, suy nghĩ để tạo ra những đồ
dùng phù hợp với chủ đề, phục vụ cho các môn học mà lại lôi cuốn trẻ.
Ví dụ: Môn LQVT chúng tôi đã thiết kế ra những cuốn sách bằng dạ cho trẻ lập
số lượng theo yêu cầu hay tách gộp theo só cho trước, hay gắn khối phù hợp với bóng
của nó…
Thiết kế các đồ dùng khác nhau nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân
hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn.
Giúp trẻ tìm hiểu, ôn luyện, khám phá cái mới, hoạt động với đồ dùng và rèn luyện
những kiến thức đã học
1. Cách thực hiện sách “Thử tài của bé”.
* Tên đồ dùng:
Sách “Thử tài của bé”.
* Nguyên liệu để làm đồ dùng:
Vải dạ các mầu, gỗ dán mỏng, đây thép cứng, đấp dính dán, hạt đá, chun, thẻ số
bằng bìa.
* Cách làm:
Tôi sử dụng chất liệu dạ màu để làm sách, bên trong là những tấm gỗ dán mỏng
giúp cho cuốn sách cứng hơn. Gáy sách tôi dùng dây thép cứng uốn cong xoắn lại
(Ảnh minh họa 1).

Ảnh minh họa 1
Trang sách 1 tôi sử dụng các chất liệu dạ màu, dấp dính để làm thành chậu hoa
nhưng thiếu cánh. Nhụy hoa tôi để mở (Ảnh minh họa 2).
8



Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

Ảnh minh họa 2
Trang 2 tôi đính những bông hoa nhỏ bằng hạt đá lên khắp mặt trang. Trang 3 tôi
làm cây bằng dạ màu và dán dấp dính lên tán cây, Mỗi một trang tôi đều khâu vắt vừa
làm viền vừa để trang trí cuốn sách cho đẹp.
* Cách chơi:
Trang 1: Bông hoa trong chậu đều thiếu cánh. Yêu cầu trẻ gắn số cánh còn thiếu
lên bông hoa đó và sau đó trẻ gắn thẻ số tương ứng với cánh hoa trên nhụy hoa mà tôi
để mở (Ảnh minh họa 3).

9


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

(Ảnh minh họa 3).
. Trang 2: Những bông hoa nhỏ bằng hạt đá trên khắp trang. Yêu cầu khi chơi
trẻ sử dụng chun để sáng tạo ra các hình mà trẻ tưởng tượng ra trên bảng này (Ảnh
minh họa 4, 5).

Ảnh minh họa 4,5
Trang 3: Cây học toán. Yêu cầu trẻ gắn quả theo số của băng màu tương ứng với
băng màu chạy ở thân cây. Sau đó trẻ đếm số quả trên tán và gắn thẻ số thể hiện kết
quả đếm được ở hàng cuối cùng (Ảnh minh họa 6,7)

10



Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

Ảnh minh họa 6,7
* Kết quả thực tiễn:
- Sau khi cho trẻ học toán bằng quyển sách “Thử tài của bé” và cho trẻ chơi trong
các giờ hoạt động góc, tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú và say sưa với đồ chơi mới.
100% trẻ làm được theo yêu cầu của đồ chơi, giúp trẻ phát huy tính tư duy tích cực và
tính sáng tạo trong khi chơi của trẻ.
2. Cách thực hiện sách “Kỹ năng sống”:
* Tên đồ dùng:
Bộ sách học “Kỹ năng sống”.
* Nguyên liệu để làm đồ dùng:
Vải dạ màu, khuy, dây thép kẽm, dây dù, len các màu.
* Cách làm:
Tôi sử dụng chất liệu vải dạ màu chập đôi rồi để làm sách, gáy sách tôi dùng gen
điện làm nẹp cho cứng sau đó khoan lỗ để xoắn dây kẽm vào cho chắc chắn (Ảnh minh
họa 8).

11


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

(Ảnh minh họa 8)
Trang 1: Tôi sử dụng vải dạ màu cắt thành hình áo của bé. Sau đó đính khuy áo
trên một vạt áo, vạt áo kia tôi thùa khuyết để dùng cài khuy. Có áo tôi lại đính khuy

bấm để trẻ tập cài khuy bấm (Ảnh minh họa 9).

Ảnh minh họa 9
Trang 2: Tôi dùng vải dạ để cắt hình cái áo, hai bên vạt áo tôi may khóa kéo để
trẻ tập kéo khóa áo.

12


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

(Ảnh minh họa 10)
Trang 3: Tôi dùng vải dạ để cắt hình cái áo, sau đó tôi may ở hai bên sườn áo là
những hàng dây chun có kèm theo khóa đóng mở giống như khóa cài áo phao (Ảnh
minh họa 11)

Ảnh minh họa 11
Trang 4: Tôi dùng vải dạ để cắt hình cái váy có đính hai dây ruy băng để cho trẻ
tập thắt, buộc dây váy.
Trang 5: Tôi dùng vải dạ cắt thành hình cái quần có đai và thắt lưng để trẻ tập
luồn và cài thắt lưng.
13


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
* Cách chơi:
Trang 1, 2,3: Chiếc áo trên trang 1 tôi để mở và yêu cầu trẻ cài khuy áo sau đó lại
cởi ra và cài lại, hay cài khuy bấm rồi lại mở ra bấm vào, cứ như vậy lặp đi lặp lại.

Tương tự chiếc áo trên trang 2 tôi cũng để mở để trẻ tập cài khóa rồi kéo khóa, cứ như
vậy lặp đi lặp lại. Chiếc áo trên trang 3 thì tôi cũng để mở để trẻ tập đóng khóa rồi bấm
mở khóa, cứ như vậy lặp đi lặp lại. (Ảnh minh họa 12, 13, 14, 15).

Ảnh minh họa 12, 13, 14, 15
Trang 4: Chiếc váy trên trang 1 thì khác, với hai chiếc dây ruy băng tôi để mở và
yêu cầu trẻ buộc, thắt hình cái nơ sau đó lại cởi ra, thắt vào, cứ như vậy lặp đi lặp lại
(Ảnh minh họa 16).

14


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

Ảnh minh họa 16
Trang 5: Với chiếc quần ở trang 4 tôi để dây thắt lưng mở và yêu cầu trẻ phải
biết xỏ đinh vào lỗ rồi luồn vào cài lại, rồi lại cởi ra xỏ vào, cứ như vậy lặp đi lặp lại
(Ảnh minh họa 17).

Ảnh minh họa 17
* Kết quả thực tiễn:
- Sau khi cho trẻ hoạt động góc với quyển sách “Bé vui học kỹ năng” tôi thấy
100% trẻ rất hào hứng, thích thú chơi kể cả các bạn trai và bạn gái. Trẻ thấy thật thoải
mái, hồn nhiên và thấy mình tự tin lên rất nhiều. Trẻ luôn luôn mong đến giờ hoạt
động để được chơi với những trang sách đó.
15


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy

tích cực trong trường mầm non.
3. Cách thực hiện “Bàn cá ngựa”
* Tên đồ dùng:
Bàn cá ngựa.
* Nguyên liệu để làm đồ dùng:
Vải dạ trắng, gỗ dán mỏng, dấp dính, những mẩu gỗ nhỏ đúc thành hình đầu
ngón tay....
* Cách làm:
Tôi cắt tấm dạ trắng thành 2 hình vuông to có kích thước 50x50, sau đó tôi may
chập hai hình vuông đó lại vào với nhau và luồn ở giữa là tấm gỗ mỏng có cùng kích
thước để cho bàn cá ngựa có độ cứng, phẳng. Trên mặt tôi trang chí giống hệt hình bàn
cá ngựa cũng bằng chất liệu dạ. Chỉ khác là các ô về chuồng tôi gắn dấp dính để có thể
gắn số hoặc chữ cái tùy. Còn chiếc xúc xắc tôi cũng làm bằng khối gỗ cũng dán dấp
dính để gắn chấm tròn hoặc chữ cái. Cái là những viên gỗ hình ngón tay tôi luồn vào
bên trong con cá ngựa đủ 4 màu tím, xanh, vàng, cam được tôi may rỗng bằng vải dạ
(Ảnh minh họa 18).

Ảnh minh họa 18
* Cách chơi:
Nếu tôi muốn cho trẻ được ôn toán, thì tôi sẽ gắn dấp dính các chấm tròn vào xúc
xắc giống xúc xắc của cá ngựa và gắn các số lên bàn cá ngựa. Khi trẻ chơi tôi yêu cầu
trẻ lắc xúc xắc vào mấy chấm tròn thì đồng nghĩa trẻ sẽ phải đi bấy nhiêu bậc, cách
chơi này giống như chơi cá ngựa. Còn nếu tôi muốn cho trẻ được ôn chữ cái thì tôi sẽ
gắn các chữ cái lên xúc xắc và chuồng cá ngựa. Khi chơi tôi yêu cầu trẻ lắc xúc xắc
vào chữ cái nào thì trẻ sẽ phải đọc tên chữ cái đó và chạy vào ô có chữ cái đó (Ảnh
minh họa 19, 20).
16


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy

tích cực trong trường mầm non.

17


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

(Ảnh minh họa 19, 20)
* Kết quả thực tiễn:
- Mỗi khi các cháu hoạt động góc là tôi lại tổ chức cho trẻ chơi tùy thuộc vào
kiến thức cần ôn. Qua quan sát tôi thấy trẻ đều rất thích chơi và tự hướng dẫn bạn chơi
cùng mình. Trẻ vừa chơi vừa học đếm hoặc đọc chữ thành thạo theo từng bước đi. Trẻ
vô cùng thích thú.
4. Cách thực hiện “Bộ sách tổng hợp”
* Tên đồ dùng:
Bộ sách tổng hợp.
* Nguyên liệu để làm đồ dùng:
Vải dạ màu, khuy to và nhỏ, bông, dấp dính, len, giấy bó hoa màu hồng và đỏ...
* Cách làm:
Tôi sử dụng vải dạ màu để làm sách, hai mép sách tôi thùa khuyết và đơm khuy
để trẻ cài lại cho chắc (Ảnh minh họa 21).

18


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

Ảnh minh họa 21

Quyển 1: “Bé với kỹ năng đan” Tôi gắn các sợi màu đỏ và hồng được cắt từ giấy
bó hoa lên đầu và bên cạnh gáy cuốn sách. Các sợi dây có kích thước bằng nhau về
chiều dài là 20cm, chiều rộng là 1cm (Ảnh minh họa 22).

Ảnh minh họa 22
Quyển 2: “Bé với kỹ năng tết” Một trang, tôi dùng vải dạ cắt thành hình đôi giầy
sâu đó dập lỗ rồi dùng sợi dây len to luồn vào, còn trang kia tôi dùng chiếc đĩa nhựa
loại dùng một lần làm khuôn mặt bé gái, dùng giấy bó hoa mầu đỏ cắt thân áo bé gái
rồi gắn những sợi len dàigắn lên đầu làm tóc bé gái.
Quyển 3: “Bé học toán” Một trang tôi dùng dấp dính cắt thành những băng dài
nằm ngang trên trang vở, tôi dùng giấy bọc hoa cắt làm khung, chia 2 cột, một cột để
19


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
gắn số, còn cột kia để mở. Bên cạnh đó tôi gắn dấp dính vào những chiếc khuy để trẻ
chơi. Còn trang kia, tôi dùng vải dạ mầu nâu cắt hình túi bao để đựng những thảm cỏ
có gắn những chiếc khuy có số lượng bất kỳ từ 1 đến 10. Phía trên tíu đựng tôi gắn 3
dấp dính một dấp dính ở giữa bên trên để gắn số, còn hai dấp dính hai bên để gắn thảm
hoa theo các cách tách khác nhau (Ảnh minh họa 23).

Ảnh minh họa 23
Quyển 4: “Bé gắn hình cho đúng”, một trang tôi vẽ nhiều hình bất kỳ liên kết
nhau, mỗi hình tôi đều gắn dấp dính để mở, trang kia tôi cắt những hình giống hình vẽ
trang trước bằng vải dạ mầu đỏ nhưng dời nhau và có gắn dấp dính phía sau mỗi hình
đó (Ảnh minh họa 24).

20



Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
Ảnh minh họa 24
Quyển 5: “Bé với các hình khối”, một trang tôi vẽ bóng của các khối và có gắn
dấp dính ở giữa những hình đó để mở, trang kia tôi dùng vải dạ cắt làm vỏ các khối
bên trong có nhồi bông, bên ngoài tôi khâu vắt để tạo nên các khối và cũng không
quên gắn dấp dính (Ảnh minh họa 25).

Ảnh minh họa 25
Quyển 6: “Bé với các mốc thời gian”, một trang tôi dùng tấm thảm xốp cắt hình
mặt con cú để làm mặt đồng hồ rồi dùng dạ ốp lên bìa cắt thành hai kim dài và ngắn
của đồng hồ, ở giữa chốt bằng đinh vít, các số của đồng hồ tôi cắt bằng vải dạ mầu rồi
dùng keo nến gắn lên mặt đồng hồ. Trang kia tôi cũng dùng vải dạ để cắt một bao để
đựng các hình ảnh được tôi ken màu rồi ép plastic phía sau có gắn dấp dính, bên trên
trang đó tôi có gắn một dấp dính để mở.
. Quyển 7: “Cây lớn lên như thế nào”, phía trên trang vở tôi gắn bằng dấp dính
những hạt đậu – cây – hạt nảy mầm… được cắt từ vải dạ và nhồi bông, phía sau có gắn
dấp dính. Còn phía dưới trang tôi gắn các số đủ số lượng qui trính phát triển của cây từ
hạt (Ảnh minh họa 27)

21


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

Ảnh minh họa 27
* Cách chơi:
Quyển 1 và 2: Với quyển “Bé với kỹ năng đan, tết, buộc” này tôi hướng dẫn và

yêu cầu trẻ chơi đan nong mốt 1 - 1, 1 – 2 từ những sợi nan được cắt đều nhau có
chiều rộng 1cm mà tôi để mở. Hay từ những sợi len trên đầu bé gái làm tóc tôi hướng
dẫn cho trẻ cách tết tóc: Tết đôi sam, tết ba, tết 4 cho bé gái; cứ tết đi tết lại cho đến
khi thành thạo. Hay từ những lỗ luồn dây trên giầy trẻ biết luồn dây giầy qua các lỗ
sao cho đúng cách rồi yêu cầu trẻ tập buộc và thắt dây giầy (Ảnh minh họa 28, 29, 30).

22


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

Ảnh minh họa 28, 29, 30
Quyển 3 và 5: Với quyển “Bé học toán” tôi gắn số ở cột đầu tiên rồi yêu cầu trẻ
gắn số khuy tương ứng với số cột bên, sau khi trẻ đã quen tôi có thể hoán vị vị trí số để
trẻ gắn lại. Còn trang bên cạnh thì tôi gắn số lên trên rồi yêu cầu trẻ gắn thảm hoa sang
hai bên sao cho khi gộp lại số hoa ở hai thảm phải tương ứng với số ở trên. Với quyển
“Bé v ới các hình khối”, tôi yêu cầu trẻ gắn các khối có những mặt giống ở hình trang
bên cạnh sao cho phù hợp (Ảnh minh họa 31, 32,33).

23


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.

Ảnh minh họa 31, 32,33
Quyển 4 “Bé gắn hình cho đúng”, tôi yêu cầu trẻ quan sát kỹ các hình vẽ sắn
trong vở rồi gắn những hình cắt sẵn ở trang bên vào những hình đã vẽ sao cho khớp
(Ảnh minh họa 34).


(Ảnh minh họa 34)
24


Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển tư duy
tích cực trong trường mầm non.
Quyển 6 “Bé với các mốc thời gian”, tôi yêu cầu trẻ quay số giờ sau đó lấy
những hình ảnh phù hợp với mốc thời gian ở trang bên gắn cho tương ứng (Ảnh minh
họa 35)

Ảnh minh họa 35
Quyển 7 “Cây lớn lên như thế nào”, tôi yêu cầu trẻ gắn số bất kỳ rồi gắn hình ảnh
tương ứng với sự phát triển của cây phù hợp với số đó (Ảnh minh họa 36)

Ảnh minh họa 36
* Kết quả thực tiễn:
- Trong quá trình chơi bảng đan nong mốt trẻ đã phát hiện ra một qui tắc mà trẻ
đã được học đó là qui tắc 1 – 1, 2 – 1, 1 – 1 – 1. Khi chơi tết tóc hay luồn dây tôi thấy
25


×