Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Khai thác và sử dụng nguồn tài liệu nước ngoài trong biên soạn chương trình Lịch sử Việt Nam ở bậc Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.78 KB, 40 trang )

Đề tài
“Khai thác và sử dụng nguồn tài liệu nước ngoài trong biên soạn chương
trình Lịch sử Việt Nam ở bậc Trung học phổ thông”
Tác giả: Phan Thị Hồng Nhung, Trường THPT Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An
---------------------------MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ai trong chúng ta cũng đều có những hiểu biết về lịch sử trước khi đến
trường ( qua các câu chuyện của bà, của mẹ, của các phương tiện thông tin khác
nhau) và dần dần chúng ta sẽ được tiếp thu một cách có hệ thống, ngày càng sâu
sắc qua học tập phần lịch sử trong các môn Lịch sử và Địa Lý ở lớp 4, 5 rồi
môn Lịch Sử ở bậc THCS, THPT. Những kiến thức này dần dần hình thành
những hiểu biết khách quan về môn Lịch Sử và Khoa học Lịch sử.
Lịch sử là gì?. Mặc dù hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng thuật ngữ đó một
cách phổ biến và thường xuyên nhưng để trả lời được câu hỏi đó thì không dễ
chút nào. Sách Nhập môn sử học của GS Phan Ngọc Liên đã giải thích Lịch sử
theo hai nghĩa chính: Thứ nhất Lịch sử dùng để chỉ quá trình sự kiện hiện tượng
khách quan xảy ra trong xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho tới
nay. Đó là hiện thực khách quan tồn tại độc lập với ý muốn nguyện vọng của
con người. Thứ hai Lịch sử là sự hiểu biết của con người về những gì đã xảy ra
được truyền lại bằng lời nói qua các câu chuyện dân gian hay được ghi chép
bằng văn tự
Hai nghĩa này có quan hệ chặt chẽ với nhau song không nên xem là một
vì nó không đồng nhất với nhau. Hiện thực lịch sử là cái có trước còn nhận thức
lịch sử là cái có sau. Nhận thức lịch sử chỉ đúng khi nó phản ánh dúng Lịch sử.
Từ điều đó để thấy rằng: Từ một hiện thực Lịch sử sẽ có rất nhiều quan
điểm cách nhìn khác nhau. Có thể các cách nhìn khác nhau con đường tiếp cận
khác nhau nhưng đều cùng chỉ rõ bản chất sự kiện, cũng có thể có nhiều cách
nhìn khác nhau là để bóp méo, xuyên tạc sự kiện nhằm phục vụ cho một mục
đích nào đó. Ví như trong các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản: Lịch
1



sử được xem là công cụ phục vụ cho sự thống trị tối đa của giới cầm quyền. Có
lúc nó bị giáo hội thần quyền chi phối. Trái ngược với điều đó, chủ nghĩa MácLeenin đem lại một quan niệm thực sự khoa học về lịch sử. Quan điểm Macxit,
Leninnit đã giúp chúng ta có cơ sở để hiểu đúng lịch sử và nhận thức lịch sử.
Nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử nước nhà luôn là vấn đề được Đảng và
Nhà nước quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Từ đó mà suy rộng ra, chúng ta tìm hiểu lịch sử không phải là một việc
làm vô ích từ quá khứ mà là tìm hiểu cái đã phát sinh ra hiện tại và dự đoán cho
tương lai.
Nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của A. Fhranxo “ Tội lỗi của Xinvec
Bônnac” là một ông già kì lạ: rất ham thích sưu tập các bản chép tay cổ và cả
những sự kiện nhỏ nhặt của quá khứ. Ông không hề quan tâm đến mọi việc diễn
ra xung quanh, ông hoàn toàn xa lạ với chúng. Hình tượng này phản ánh quan
điểm cho rằng lịch sử là một điều xa lạ với cuộc sống, thậm chí nhà sử học Đức
R. vintơrăm đã trình bày quan điểm của mình như sau: “ Chúng ta – những nhà
sử học đang làm một công việc kì lạ bởi vì chúng ta đang sống trong thành phố
của những người đã chết, bống tối bao quanh chúng ta, chúng ta đang theo dõi
dấu vết của những bước chân đã qua”.
Những quan điểm trên đây đều sai lầm. Thật ra lối sống hiện nay, hình
thức gia đình, các mối quan hệ giữa con người với nhau, các cơ chế xã hội đều
bao goomg những yếu tố của quá khứ còn lại. Bởi vậy tìm hiểu lịch sử không
phải là thoát ly hiện thực mà chỉ là một con đường riêng để thâm nhập cuộc
sống.
G. Trecnưsep-xky viết: “ Có thể không biết, không cảm thấy say mê học
tập môn Toán, tiếng Hy Lạp hoặc Latinh, hóa học, có thể không biết hàng nghìn
môn khoa học khác nhưng dù sao đã là một con người có giáo dục mà không
yêu thích lịch sử thì chỉ là một con người không phat triển đầy đủ về trí tuệ”.
Tất nhiên không nên hiểu những lời trên đây là đánh giá không đững về những


2


khoa học khác. Ở đây Trecnưsep-xky chỉ muốn nhấn mạnh vị trí đặc biết của sử
học trong hệ thống giáo dục nói chung.
Việc giáo dục lịch sử có tác dụng lớn về trí tuệ và tình cảm của con
người. Nếu địa lý cho chúng ta tình yêu quê hương đât nước trên mọi miền tổ
quốc, văn học bồi dưỡng lòng nhân ái và yêu cái đẹp thì lịch sử với những câu
chuyện thăng trầm của cuộc sống, con người sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách
quan đa chiều và những bài học kinh nghiệm đáng giá để tạo dựng tương lai.
Không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa lịch sử trở thành nhiều đề tài cho các họa
sỹ, nhà văn, nhà thơ sáng tác và thành công.
Thực tế dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông nước ta hiện nay
còn có nhiều vấn đề thậm chí là mâu thuẫn chưa thể giải quyết nổi đó là:
- Lịch sử là môn học quan trọng, được các cấp ngành chú trọng đổi mới
tư duy phương pháp tiếp cận và dạy học nhưng hiệu quả chưa cao.
- Bên cạnh một bộ phận học sinh yêu thích say mê thì phần lớn lại quay
lưng với môn học cho rằng Lịch sử khô khan và khó tiếp nhận.
- Một số giáo viên dạy học chỉ dạy theo lối tường thuật lai sự kiện nhưng
không đi vào lí giải bản chất sự kiện và sử dụng các tư liệu mở. Trong khi học
sinh không mấy hứng thú thậm chí các em tỏ ra thích thú và tự tiếp cận nhiều
thông tin từ nhiều nguồn.
Cùng với sự bùng nổ của nền “ văn minh thông tin” hiện nay qua hệ thống
mạng Internet khiến con người nói chung và học sinh nói riêng tiếp cận được
rất nhiều nguồn thông tin cùng về một sự kiện lịch sử. Điều này quả thực rất có
ích và hữu hiệu trong việc mở mang trí tuệ và khắc phục phần nào về tính hạn
chế của lượng kiến thức trong SGK những cũng dẫn đến rất nhiều hệ quả khác
nhất là khi các thông tin “vàng thau lẫn lộn” không thiếu thông tin xuyên tạc
lịch sử.

Phần lớn thông tin mới mẻ hiện nay về lịch sử của dân tộc mà các em
tiếp cận còn thông qua cách viết sử của các sử gia nước ngoài. Các em tỏ ra rất
thích thú trong cách viết hấp dẫn độc đáo của họ nhất là cách nhìn của đối
phương trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Những cái này được đề
cập trong SGK chương trình PT còn quá ít. Đương nhiên ta đang nói đến những
nguồn thông tin từ nước ngoài có thể chấp nhận được.
3


Là giáo viên Lịch sử ở cấp THPT – người có vai trò quan trọng trong
định hướng nhận thức lịch sử cho học sinh ở lứa tuổi sắp bước vào đời sẽ có
nhiều thuận lợi nhất định: bởi học sinh ở lứa tuổi này đủ tư duy nhanh nhẹn để
tiếp nhận nắm bắt cái mới, cái rộng mở của lịch sử nhưng chưa đủ trưởng thành
và bản lĩnh để xác thực kiểm chứng thông tin.
Vậy có nên và có thể khắc phục được hạn chế đó không?. Theo tôi là có
nên và có thể. Chúng ta nên đưa vào để học sinh yêu thích và hứng thú, để học
sinh cảm nhận được môn lịch sử cũng rất thức thời và dễ nắm bắt. Chúng ta có
thể đưa vào sách giáo khoa những tư liệu , đoạn trích đánh giá về sự kiện lịch
sử dân tộc dưới cách nhìn của các sử gia bên ngoài đương nhiên đó phải là
những nguồn thông tin hợp lí khách quan khoa học . Điều đó có những ý nghĩa,
tác dụng như sau:
- Học sinh cảm thấy lịch sử đúng với tính khách quan, khoa học, không
thể xuyên tạc, của nó.
- Cách tiếp cận lịch sử của các sử gia, học giả Phương Tây rất mới lạ, độc
đáo.
- Lịch sử một nước, một dân tộc luôn đặt trong tổng hòa mối quan hệ với
thế giới đặc biệt các nước láng giềng xung quanh hay trực tiếp liên quan. (
Trung Quốc, Pháp, Mỹ). Việc sử dụng nguồn tài liệu từ chính những nước đó
cũng là một kênh thông tin cần thiết. Nhât là một giai đoạn Việt Nam chưa có
chữ viết- thì các sự kiện ở Việt Nam được phản ánh trong các sách cổ Trung

Quốc.
- Thông qua cách tiếp cận đó học sinh có hiểu biết thêm về văn hóa, lịch
sử nước ngoài. Chưa kể đến việc nếu sách trích dẫn những đoạn trích đó bằng
tiếng nước ngoài còn rèn khả năng nói ngôn ngữ nước ngoài bổ trợ cho việc học
tốt ngoại ngữ.
Đương nhiên sử dụng tư liệu này phải lưu ý những vấn đề sau nếu không
muốn đưa lại hiệu quả không mong muốn:
- Tài liệu sử học của nước ngoài khi đánh giá lịch sử luôn chú trọng tính
cá nhân, phân tích động cơ hành động theo tính toán của cá nhân mà quên đi
đặc điểm nổi bật của lịch sử dân tộc Việt Nam là tính dân tộc

4


- Chỉ sử dụng những tư liệu lịch sử có cách nhìn thừa nhận khách quan
đối với lịch sử việt nam, không sử dụng như tư liệu tô vẽ, bôi đen xuyên tạc
mang tính thù địch.
- Sử dụng đoạn trích trong một số lượng cho phép và là dẫn chứng minh
họa cho ý triển khai chứ không thể là tài liệu học chính hoặc lạm dụng quá
nhiều
- Những tài liệu đó phải là điển hình, có chọn lọc, không phải cứ của tác
giả nước ngoài là đưa vào sử dụng.
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy phải tiếp cận, hiểu rõ hiểu kĩ nguồn tài
liệu sử dụng và hướng dẫn cụ thể cho học sinh tìm hiểu thêm.
- Chú trọng tới tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu, biên soạn
sách và trong giảng dạy cũng vậy.
Từ những cơ sở lý luận, thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Khai thác và sử dụng
nguồn tài liệu nước ngoài trong biên soạn chương trình Lịch sử Việt Nam ở
bậc Trung học phổ thông” xem như một đề xuất táo bạo hơn trong việc sử
dụng tài liệu nước ngoài trong chương trình sách giáo khoa cũng như giảng dạy

phần Lịch sử Việt Nam cho học sinh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo sự khảo sát của tôi, vấn đề khai thác sử dụng tài liệu để giảng dạy tốt
môn Lịch sử là vấn đề được nhiều người nghiên cứu tìm hiểu như tài liệu văn
học, tài liệu về lịch sử địa phương, các nguồn tài liệu sống…sử dụng những
kiến thức liên môn khác nhưng việc sử dụng nguồn tư liệu nước ngoài qua các
tờ báo uy tín, các sử gia, học giả tiến bộ nước ngoài vào giảng dạy thì còn rất
hạn chế. Vì vậy đề tài hi vọng sẽ làm rõ được một số vấn đề liên quan đến sử
dụng tư liệu nước ngoài vào biên soạn, giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: việc sử dụng tài liệu nước ngoài vào biên soạn giảng
dạy Lịch sử Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: sử dụng các nguồn tài liệu của nước ngoài phương
Đông và phương Tây để biên soạn và dạy học cho phẩn Lịch sử Việt Nam
trong chương trình phổ thông.
5


4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã khai thác và sử dụng những nguồn tư liệu liên
quan đến các sử gia , học giả nước ngoài khi nghiên cứu đánh giá những vấn đề
về lịch sử Việt Nam: sự kiện, nhân vật…; các công trình đã công cố về nghiên
cứu lịch sử.
Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác
giả sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu
ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành khác như: phân
tích, đối chiếu, so sánh.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài đặt ra vấn đề và xử lí việc sử dụng nguồn tư liệu từ nước ngoài để
biên soạn, giảng dạy phần lịch sử Việt Nam trong chương trình phổ thông một

các cơ bản, khái quát, thử nghiệm ở một số bài học và mang tính định hướng.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được
triển khai trong 3 chương
Chương 1: Lịch sử mang tính khách quan
Chương 2: Thực trạng khai thác sử dụng tư liệu lịch sử nước ngoài vào
biên soạn Lịch sử Việt Nam ở bậc phổ thông
Chương 3: Khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử nước ngoài vào biên soạn
Lịch sử Việt Nam ở một số bài học lớp 10,11,12.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ MANG TÍNH KHÁCH QUAN VÀ KHOA HỌC
1.1 Lịch sử và nhận thức lịch sử
Con người đã nhận thức lịch sử từ khi mới xuất hiện song không phải có
nhận thức là có khoa học. Từ tri thức đầu tiên lịch sử đến lúc khoa học lịch sử
ra đời là một chặng đường rất dài. Nếu con người xuất hiện cách đây khoảng 4
triệu năm thì sử học cũng mới ra đời cách đây 3000 năm, Sự nhận thức lịch sử
trở thành khoa học khi xuất hiện phân chia giai cấp và xã hội: có một số người
thoát li khỏi lao động sản xuất sống dựa trên sự áp bức bóc lột nhân dân lao
động, có điều kiện chuyên làm công việc nghiên cứu để phục vụ giai cấp thống
trị. Đồng thời khoa học lịch sử cũng ra đời khi con người không chỉ quan sát,
miêu tả những hiện tượng mà đạt tới trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa
những hiểu biết, kinh nghiệm, thu được, tổng kết được trong quá trình lao động
sản xuất và đấu tranh xã hội. Do đó con người dần dần hiểu biết sâu sắc hơn
bản chất sự vật hiện tượng phát hiện những quy luật vận động của bản thân sự
vật, những quy luật chi phối tác động đến sự vận động ấy. Nhờ vậy con người
dần dần tiếp cận với chân lý khách quan, sử dụng những thành tựu nghiên cứu

vào đời sống. Khoa học thực sự chân chính là khoa học phục vụ lợi ích đông
đảo nhân dân.
Sự nhận thức lịch sử vốn có của con người trở thành một khoa học cũng
tuân thủ với những điều kiện trên. Khi nói đến khoa học là nói đến chân lý
khách quan mà chúng ta từng bước tiếp cận. Vì vậy, đối với khoa học lịch sử
việc nhận thức sự phát triển của xã hội loài người không phải là kể chuyện về
những gì xảy ra nhất là những chuyện mang tính chất hoang đường huyền bí,
những dã sử mà phải nêu những sự kiện chính xác. Dĩ nhiên những chuyện cổ
tích, truyền thuyết, thần thoại vẫn ít nhiều phản ánh lịch sử, tuy nhiên nó đã bị
che lấp bởi một lớp vỏ bọc thần bí.
Lịch sử trở thành một khoa học khi nó sử dụng tài liệu chính xá, không
phát hiện, hiểu rõ sự kiện để có tài liệu chính xác thì sẽ không có khoa học. Bởi
vì Fh. Enghen nhấn mạnh: “ không hiểu hoặc không hiểu đúng những sự kiện
thì không hiểu được lịch sử dù tự xưng là nhà macxit cũng không hiểu gì về lịch
sử”. Từ đó, V.I. Lênin đã chỉ rõ thêm “ Chủ nghĩa Mác đững vững trên sơ sở sự
kiện chứ không phải trên cơ sở khả năng”
7


Lịch sử trở thành khoa học khi nó dựa trên quan điểm tư tưởng của giai
cấp. Trước đây, quan điểm của các giai cấp thống trị đã có nhiều sai lệch. Sau
này Mác và Enghen đã hình thành nhiều quan niệm duy vật về lịch sử và đã
thực sự làm một cuộc cách mạng trong khoa học lịch sử bởi vì:việc phát hiện ra
quan niệm duy vật lịch sử đã loại bỏ được hai khuyết điểm cơ bản trước kia.
Những lí luận trước kia nhiều lắm cũng chỉ nhìn đến động cơ tư tưởng trong
hành động lịch sử chứ không tìm xem cái gì sinh ra động cơ ấy. Hai là những lý
luận trước kia đã bỏ qua hoạt động của quần chúng nhân dân.
Đối với chúng ta, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ
sở tư tưởng, kim chỉ nam hành động trên mọi lĩnh vực trong đó có nghiên cứu
dạy học lịch sử. Chỉ dựa trên những nguyên tắc, phương pháp luận mácxítlêninnít , phương pháp luận Hồ Chí Minh, chúng ta mới hiểu biết lịch sử xã hội

loài người và lịch sử dân tộc một cách khoa học.
1.2. Cách nhìn nhận về sử học tư sản nước ngoài.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, thắng lợi của
phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc thế giới nhất là từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai cũng như sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản đã
gây nhiều hoang mang cho sử học tư sản. Sự khủng hoảng ấy cũng dduwwocj
biểu hiện ở sự khủng hoảng lý luận và triết học lịch sử.
Chủ nghĩa thực dụng: đã đồng nhất chân lý và lợi ích. Những nhà sử học
theo khuynh hướng này cho rẳng: cái gì có lợi thì cái đó là chân lý. Điều này
dẫn tới các nhà nghiên cứu chạy theo lợi ích riêng hơn là tìm ra sự thực lịch sử.
Chủ nghĩa tương đối: cho rằng trong nghiên cứu lịch sử mọi điều phát
hiện chỉ có ý nghĩa tương đối vì là sản phẩm của tư duy cá nhân. Quan điểm
này làm cho sử học mất đi tính khoa học thực sự của nó.
Trong tình trạng khủng hoảng của sử học tư sản, có nhiều người tìm cho
mình lối thoát, giải quyết sự bế tắc trong nghiên cứu lịch sử như sau: Một số sử
gia Đức: E.Tơriôn, F.Meinơne…đề cao tuyệt đối của cá nhân trong quá trình
phát triển lịch sử. Những quan điểm như vậy nhằm chống lại quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lênin về tính quy luật của sự phát triển lịch sử.
Lợi dụng sự khủng hoảng dẫn tới sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu, các nhà sử học Phương Tây đẩy mạnh hơn nữa việc
chống chủ nghĩa Mác- Lênin, chống chủ nghĩa cộng sản, chống phong trào cách
mạng thế giới. Khuynh hướng chống cộng trong sử học Phương Tây ngày một
gia tăng thể hiện trên các lĩnh vực sau đây:
8


- Tấn công vào học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa MácLênin để đi tới xóa bỏ hoàn toàn cách phân kì lịch sử của sử học MácLênin
- Tấn công và cho rằng chủ nghĩa Mác- Lê nin là sự ngụy tạo, là con ghẻ
của lịch sử
- Chống lại sự phát triển của các nước độc lập dân tộc cho rằng mọi sự

phát triển trên thế giới đều do một số trung tâm quyết định.
Nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng, ngoài các khunh hướng phản động
trên, trong sử học tư sản vẫn còn những khunh hướng tiến bộ: những nhà sử học
tham gia khunh hướng này chống lại việc nghiên cứu lịch sử chỉ là trình bày
giản đơn những sự kiện; chống xuyên tạc lịch sử và việc chống cộng điên
cuồng. nhiều sử gia tư sản tiến bộ thừa nhận quá trình phát triển hợp quy luật
của lịch sử và xem lịch sử là một khoa học.
Đây có thể xem là một nguồn tư liệu hữu ích mà chúng ta có thể sử dụng
được.
1.3. Tính Đảng và tính khoa học tìm hiểu lịch sử
Lịch sử có tính khoa học nhưng cũng có tính đảng. Trong sử học tư sản
thời kì mà giai cấp tư sản không có vai trò tiến bộ nữa thì không có sựu thống
nhất giữa tính khoa học và tính đảng. Trái lại sử học của giai cấp vô sản có sự
thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng.
Trong mối quan hệ đó của sử học vô sản thì tính Đảng Cộng Sản là bản
chất, là cơ sở, nó có nhiệm vụ chỉ đạo phương hướng đảm bảo khoa học phục
vụ lợi ích dân tộc và giai cấp vô sản. Tuy nhiên không phải tuyên bố có tính
đảng hay vận dụng một cách công thức, máy móc một vài nguyên tắc của chủ
nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là đạt đến khách quan khoa học
mà phải đồng thời rèn luyện lập trường, quan điểm đó vận dụng một cách sáng
tạo, cụ thể cùng với việc không ngừng trau dồi bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên
môn.
Tính khoa học và tính đảng là hai phạm trù quan trọng trong nghiên cứu
lịch sử song nhận thức cũng như trong thể hiện cụ thể chúng ta sẽ gặp không ít
khó khăn, phức tạp nhất là thực hiện thống nhất hai phạm trù này. Điều này đòi
9


hỏi những người nghiên cứu biên soạn lịch sử phải có thái độ làm việc nghiêm
túc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG NGUỒN
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI TRONG BIÊN SOẠN, GIẢNG DẠY
LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Các nguồn tài liệu nước ngoài đã sử dụng trong chương trình SGK
Lịch sử 10,11,12 phần Lịch Sử Việt Nam
Trong chương trình sách giáo khoa bậc THPT, những tác giả biên soạn
đã có sử dụng các tài liệu nước ngoài để lấy đó làm cơ sở, dẫn chứng, minh họa
cho những sự kiện, vấn đề nêu ra nhưng nó con rất hạn chế.
Trong phần Lịch sử Việt Nam cả ba lớp 10,11,12 tôi đã liệt kê những
đoạn trích dẫn mà các tác giả sử dụng như sau ( các đoạn trích có thể là từ các
công trình nghiên cứu, các tác phẩm sử học Phương Đông hoặc Phương Tây)
Lịch sử lớp 10: phần lịch sử Việt Nam trình bày giai đoạn từ nguồn gốc
đến giữa thế kỉ X gồm có 16 bài
Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy
Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập ( từ thế kỉ II TCN
đến đầu thế kỉ X)
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập ( tiếp theo)
Bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến( từ thế kỉ
X-XV)
Bài 18: Công cuộc xây dựng phát triển kinh tế trong các thế kỉ X- XV
Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV
Bài 20: Xây dựng phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
10


Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc
cuối thế kỉ XVIII

Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn( nửa đầu thế kỉ
XIX)
Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
Bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước
Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.
Trong đó số Bài sử dụng là
Trong các bài sử dụng trong các mục là
Bài 13: Không
Bài 14: Không
Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập ( từ thế kỉ II TCN
đến đầu thế kỉ X)
I.

CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG
BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TÉ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
VIỆT NAM
1. Chế độ cai trị
a. Tổ chức bộ máy cai trị
b. Chính sách bóc lột về kinh tế, đồng hóa văn hóa
Để minh họa, SGK đã dẫn: “ Chu Thặng, Thứ sử Giao Châu đã
tâu với vua Hán: Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại( người Hán)
tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, trường sử tha hồ bạo
ngược, bọc lột muôn dân.”

Bài 16: Không
Bài 17: Không
Bài 18: Công cuộc xây dựng phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
11



1. Mở rộng phát triển nông nghiệp
Trình bày tình hình nông nghiệp đương thời, SGK trích dẫn: Theo nhận
xét của sứ thần Trung Quốc: “từ đó thủy tai không còn nữa mà đời sống của
dân cũng được sung sướng, đất không bỏ sót một nguồn lợi nào”
2. Phát triển thủ công nghiệp
SGK trích dẫn: Theo Thiên nam hành kí( một tác giả Trung Quốc, thời
Nguyên) nhà Trần đã dâng cống nhiều sản phẩm thủ công quý giá như lụa
mịn, ngũ sắc, mâm đá hoa dát vàng, bạc, đĩa, hình hoa sen bằng vàng, khăn
lụa thêu kim tuyến.
3. Mở rộng thương nghiệp
SGK dẫn: Một sứ giả nhà Nguyên đến nước ta vào cuối thế kỉ XIII đã viết: “
Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm
thứ bày la liệt”
( An Nam tức sự
SGK dẫn tiếp: Viết về Lạch Trường, An Nam tức sự nhận xét: “ thuyền bè
các nước ngoài đến họp ở đây, mở chợ ngay trên thuyền, thật là thịnh
vượng”
Bài 19: Không
Bài 20: Không
Bài 21: Không
Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉXVI-XVIII
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI-XVIII
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
3. Sự phát triển của thương nghiệp
SGK dẫn: Theo lời các lái buôn nước ngoài đương thời, thương nhân Hà
Lan mỗi lần vào nước ta phải mua tơ xấu của phủ chúa Trịnh đến hàng
vạn lạng bạc, trong lúc đó “nợ cũ thì hầu như tuyệt vọng mà bọn quan lại

12



thì ít khi trả tiền ngay, trong khi những việc này hầu như không thông
qua các bà phi dẫn đến tệ hà lạm nặng nề”
4. Sự hưng khởi của các đô thị
SGK dẫn: Một thương nhân nước ngoài mô tả : “ các phố ở Kẻ Chợ đều
rộng đẹp và lát gạch từng phần…” Một thương nhân khác nói thêm: “Tất
cả những vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này đều được dành
riêng cho từng phường…”
SGK dẫn tiếp: Giao sư Bo-ri đã viết: “ Hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân
ngoại quốc thường lui tới buôn bán là hải cảng thuộc tỉnh Các-ci-am( Quảng
Nam)…Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có 2 thị trấn, một
của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản.”
( Tường trình về vương quốc Đàng Trong)
Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc
cuối thế kỉ XVIII
I.

PHONG TRÀO NÔNG DÂN TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG
NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC

Sgk dẫn: Theo giáo sỹ Phương Tây, bấy giờ “gạo đắt như vàng, tình trạng đói
khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, xác chết chồng chất lên nhau”.
II.
III.

CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỈ XVIII
VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN

Bài 24: Không

Bài 25: Không
Bài 26: Không
Bài 27: Không
Bài 28: Không

13


Chương trình sách giáo khoa 11 như sau: Trình bày Lịch sử Việt Nam từ
1858-1918
Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược( từ 1858 đến
trước 1873)
Bài 20: Chiến sựu lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ
năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những
năm cuối thế kỉ XIX
Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất
Sơ kết lịch sử Việt Nam
Trong đó
Bài 19: Không
Bài 20: Không
Bài 21: Không
Bài 22: Không
Bài 23: Không
Bài 24: Không
Sơ kết lịch sử Việt Nam: Không
Chương trình Lịch sử lớp 12: Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000


14


Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925-1930
Bài 14: Phong trào cách mạng từ 1930-1935
Bài 15: Phong trào dân chủ 1935-1939
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 19391945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày
19-12-1946
Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
(1946-1954)
Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19511953)
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và
chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954-1965)
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở Miền Bắc. Giải phóng hoàn
toàn Miền Nam (1973-1975)
Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước 1975
Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (
1976-1986)
Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919-2000

15



Trong đó
Bài 12: Không
Bài 13: Không
Bài 14: Không
Bài 15: Không
Bài 16: Không
Bài 17:Không
Bài 18: Không
Bài 19: Không
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thức (1953-1954)
I.Âm mưu mới của Pháp-Mĩ ở Đông Dương
SGK trích dẫn lời của thủ tướng Pháp Lanien nói: “Kế hoạch Nava chẳng
những được chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cùng tán thành. Nó cho
phép hi vọng đủ điều”.
Bài 21: Không
Bài 22: Không
Bài 23: Không
Bài 24: Không
Bài 25: Không dạy
Bài 26: Không
Bài 27: Không
2.2 Đặc điểm của nguồn tài liệu SGK đã sử dụng
Việc trích dẫn, sử dụng nguồn tài liệu nước ngoài trong SGK còn rất hạn chế
nếu không muốn nói là ít ỏi. Cũng chính vì vậy giáo viên có muốn khai thác sử
16


dụng nhiều hơn nữa cũng là một khó khăn và trên thực tế trong nhiều tiết dạy có
giáo viên còn bỏ qua những đoạn trích dẫn như vậy.

Việc bỏ qua một nguồn tài liệu phong phú như vậy quả là đáng tiếc, trong
khi lịch sử có thể nhìn từ nhiều góc cạnh để rút ra bản chất và học sinh đặc biệt
hứng thú với nguồn tài liệu này. Có lớp giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm
hiểu đọc thêm những tác phẩm nước ngoài mà giáo viên giới thiệu thì các em tỏ
ra hăng say và tiếp cận rất nhanh chóng.
Đặc biệt nguồn tài liệu nước ngoài mà SGK sử dụng đang dừng lại ở những
điểm sau:
- Số lượng còn hạn chế ( Chủ yếu một số câu nói của một số nhân vật
nước ngoài hoặc sử dụng một số tác phẩm trong đó những tác phẩm
sử học Phương Tây ít hơn so với Phương Đông trong cả 3 khối).
- Chưa sử dụng tranh ảnh, hoặc cả số liệu từ các tư liệu nước ngoài, hoặc
ngôn ngữ nước ngoài.

CHƯƠNG 3: THỬ KHAI THÁC MỘT SỐ TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
TRONG BIÊN SOẠN TRONG MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ VIÊT NAM
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
17


3.1.

Khai thác sử dụng tài liệu nước ngoài trong biên soạn bài 20 Lịch
sử lớp 11.
SGK biên soạn như sau

Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
từ 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
Từ sau năm 1867, thực dân Pháp từng bước mở rộng việc đánh
chiếm toàn bộ Việt Nam. Năm 1873, chúng đem quân đánh chiếm thành Hà
Nội và một số tỉnh thành ở Bắc kì lần thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục

lún sâu vào con đường thỏa hiệp, kí hiệp ước Giáp Tuất năm 1874. Năm 1882,
Pháp lại đưa quân đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai, sau đó quyết định đánh thẳng
vào Huế. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884 đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của
triều đình phong kiến Việt Nam và xác lập nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất
nước ta.
I.THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHÁNG
CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ.
1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
Giảm tải
2.Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy
cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả
nước. Chúng phái gián điệp ra Bắc, điều tả tình hình bố phòng của ta, bắt liên
lạc với Giăng Đuypuy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung QuốcViệt Nam. Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ công giáo lầm lạc, kích
động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm
lược sắp đến
Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuypuy tự tiện cho
tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình
Huế. Hắn còn ngang ngược đòi đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở
Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới
trướng Đuypuy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính, và dân ta
18


xuống tàu, khước từ lời mời tới thương thuyết của tổng đốc thành Hà Nội
Nguyễn Tri Phương…
Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy” đang gây rối ở Hà Nội,
thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác - ni –ê đưa quân ra Bắc.
Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi hội quân với
Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích.

Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở của
sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho
Nguyễn Tri Phương, yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới…Không đợi trả lời,
mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau
đó chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên(2311), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12)
3.Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874
Hành động xâm lược của quân Pháp đã khiến cho nhân dân ta vô cùng căm
phẫn.
Ngay khi Gác-ni-ê ra đến Hà Nội , quân dân ta đã bất
hợp tác với Pháp. Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độc. Kho thuốc súng ở bờ
sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy.
Khi địch nổ súng đánh thanhg Hà Nội, khoảng 100 binh sỹ triều đình dưới sự
chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại
cửa Ô Thanh Hà( sau được đổi tên thành Ô Quan Chưởng). Trong thành, Tổng
đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng
thương, bị giặc bắt, ông đã khước từ sự chũa chạy của Pháp, nhịn ăn cho đến
chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.
Thành Hà Nội bị giặc chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân
dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa
hội, bí mật tổ chức chống Pháp. Tại các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương,
Ninh Bình, Nam Định…quân Pháp cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt của
quân dân ta.

19


Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bây giờ là trận phục kích của quân
ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.
Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân đánh xuống Nam Định, việc canh
phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy( có sự phối hợp với

đội quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành
trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê phải tức tốc đưa quân từ
Nam Định trở về. Ngyaf 21-12-1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành
Hà Nội khiêu chiến, Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của
quân ta tại Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có Gác-ni-ê đã bị tiêu diệt.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi;
ngược lại , làm cho thực dân Pháp hoang mang lo lắng và tìm cách thương
lượng. Triều đình Huế lại kí hiệp ước năm 1874( Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó
quân Pháp cút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều
kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
Hiệp ước 1874 gồm 22 điều khoản. Với hiệp ước này, triều đình nhà
Nguyễn chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận
quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng…
Hiệp ước 1874 gây bất bình lớn trong nhân dân và sĩ phu yêu nước. Phong trào
phản đối đấu tranh, phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý nhất
là cuộc nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy
Điển lãnh đạo.
II.

THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. CUỘC
KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG
NĂM 1882-1884
1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (
1882-1884)

Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra
ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ
Việt Nam.


20


Để dọn đường, quân Pháp lợi dụng các điều khoản của hiệp ước 1874 để phái
người đi điều tra tình hình mọi mặt ở Bắc Kì. Năm 1882, quân Pháp do Đại tá
hải quân Ri-vi-e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25-4, sau khi được
tăng thêm viện binh, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu
quân đội triều đình hạ vũ khí, giao thành trong vòng 3 giờ đồng hồ.
Chưa hết thời hạn, địch đã nổ súng chiếm thành.
Quân Pháp cướp nhiều vàng bạc châu báu, phá huỷ các cổng thành,
các khẩu đại bác, vứt thuốc đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản
doanh, củng cố khu nhượng địa ở bờ sông Hồng, chiếm Sở Thương Chính,
dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội…
Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, lơ là, mất cảnh giác, Ri-vi-e đã
cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định (3-1883)
2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
Ngay từ đầu quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân dân Hà Nội.
Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc. Trưa 25-4, khi quân
Pháp mở cuộc tấn công vào thành, Hoàng Diệu đã lên mặt thành chỉ huy quân sĩ
kiên quyết chống cự, nhưng vẫn không giữ được thành. Để bảo toàn khí tiết, sau
khi thảo tờ di biểu gửi triều đình, Hoàng Diệu đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu(
dưới chân Cột cờ Hà Nội ngày nay) để khỏi rơi vào tay giặc.
Thành Hà Nội rơi vào tay giặc nhưng nhiều sỹ phu văn thân vẫn tiếp tục tổ chức
kháng chiến.
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây,
Ninh Bình hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội. Nhân dân không bán lương
thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào
làng, đắp cản. Khi Pháp đánh Nam Định, nhân dân đốt các dãy phố dọc sông Vị
Hoàng phía ngoài thành, tạo nên bức tường lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu
Bản, con của Nguyễn Mậu Kiến, nối tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và đã hi

sinh trong chiến đấu.
Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã
buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Ngày 19-5-1883, một
21


toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi
Sơn Tây, nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và
Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng
chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của
nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng
con đường thương thuyết.
THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP
ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An
III.

Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), khác với lần trước
thực dân Pháp càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
Nhân cái chết của Ri-vi-e, tư bản Pháp lớn tiếng kêu gọi “trả thù”. Một kế
hoạch về tài chính và quân sự nhanh chóng được thông qua.
Sáng 18-8-1883, hạm đội của Pháp do đô đốc Cuốc-bê chỉ huy tiến vào
Thuận An, “cửa họng” của kinh thành Huế. Cuốc-bê đưa tối hậu thư đòi triều
đình giao toàn bộ các pháo đài. Từ 4 giờ chiều hôm đó, quân Pháp bắt đầu nổ
súng và công phá suốt 2 ngày liền. Ngày 20-8-1883, chúng đổ bộ lên bờ. Quân
dân ta anh dũng chống trả. Cca quan trấn thủ Lê Sĩ, Lê Chuẩn, Lâm Hoành,
Nguyễn Trung và nhiều binh sỹ đã hi sinh trong chiến đấu. Đến chiều tối, toàn
bộ của Thuận An lọt vào tay giặc.
2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.

Được tin Pháp mở cuộc tấn công, triều đình Huế vô cùng bối rối, xin đình
chiến.
Ngày 25-8-1883, triều đình Huế kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn
( thường gọi là Hiệp ước Hácmăng).
Hiệp ước Hácmăng có những nội dung chủ yếu sau đây:
Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là xứ
thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (
22


gồm cả Thanh- Nghệ - Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần còn lại) giao cho
triều đình quản lý.
Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc
ở Trung Kì.
Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài ( kể cả với
Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
Về quân sự: triều đình phải nhạn các huấn luyện viên và các
sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô Huế).
Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì, được toàn
quyền xử trí đội quân
Cờ đen.
Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ nguồn lợi trong
nước.
Mặc dù triều đình đã kí hiệp ước Hácmăng, ra lệnh giải tán phong trào
kháng chiến của nhân dân, nhưng các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì
vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành. Những
toán nghĩa binh dưới sự chỉ huy của các quan lại chủ chiến như Nguyễn Thiện
Thuật, Tạ Hiện, Phan Vụ Mẫn, Hoàng Đình Kinh… đã phối hợp với lực lượng
quân Thanh ( kéo sang từ màu thu 1882) liên tiếp, tiến công quân Pháp gây cho
chúng nhiều thiệt hại.

Để chấm dứt chiến sự, từ tháng 12-1883 quan Pháp tiến hành các cuộc
hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại. Chúng đưa quân lên chiếm
Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang và tiến hàng thương lượng để loại trừ sự can
thiệp của triều đình Mãn Thanh bằng bản Quy ước Thiên Tân (11 -5-1884).
Tiếp đó, Chính phủ Pháp cử Patơnốt sang Việt Nam và kí với triều đình Huế
bản Hiệp ước mới vào ngày 6-6-1884
Bản Hiệp ước 6-6-1884 (Hiệp ước Patơnốt) gồm 19 điều khoản căn bản dựa
trên hiệp ước Hác măng nhưng được sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư
luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.
Thiết kế bài học có sử dụng nguồn tài liệu nước ngoài như sau
Đề xuất biên soạn
23


Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
từ 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
Từ sau năm 1867, thực đan Pháp từng bước mở rộng việc đánh
chiếm toàn bộ Việt Nam. Năm 1873, chúng đem quân đánh chiếm thành Hà
Nội và một số tỉnh thành ở Bắc kì lần thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục
lún sâu vào con đường thỏa hiệp, kí hiệp ước Giáp Tuất năm 1874. Năm 1882,
Pháp lại đưa quân đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai, sau đó quyết định đánh thẳng
vào Huế. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884 đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của
triều đình phong kiến Việt Nam và xác lập nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất
nước ta.
I.THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHÁNG
CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ.
1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
Giảm tải
2.Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy

cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả
nước. Chúng phái gián điệp ra Bắc, điều tả tình hình bố phòng của ta, bắt liên
lạc với Giăng Đuypuy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung QuốcViệt Nam. Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ công giáo lầm lạc, kích
động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm
lược sắp đến
“Đuypuy là một lái buôn người Pháp. Y tới Trung
Quốc vào năm 1859 với ý định làm giàu. Hắn học tiếng Hoa và lưu trú tại
Hán Khẩu, bên bờ Dương Tử giang, nơi đây hắn lập một kho chứa súng
đạn kiểu Châu Âu. Từ năm 1856 dân Hồi giáo nổi dậy quấy phá trong tỉnh
Vân Nam nên các quan đầu tỉnh cần nhiều vũ khí để dẹp loạn và họ sẵn
sàng trả giá đắt. Muốn ngược dòng Dương Tử Giang, đi từ biển tới Vân
Nam, khi ấy phải mất bảy mươi ngày, và để tìm một lối đỡ tốn thời gian
hơn, Đuypuy có ý định rà soát xem có thể chuyên chở qua Hồng Hà, con
sông nối Vân Nam với Vịnh Bắc Bộ”
24


( Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885,
Y.Tsuboi)
Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuypuy tự tiện cho
tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình
Huế. Hắn còn ngang ngược đòi đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở
Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới
trướng Đuypuy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính, và dân ta
xuống tàu, khước từ lời mời tới thương thuyết của tổng đốc thành Hà Nội
Nguyễn Tri Phương…
Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy” đang gây rối ở Hà Nội,
thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác - ni –ê đưa quân ra Bắc.
Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi hội quân với
Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích.

Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở của
sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho
Nguyễn Tri Phương, yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới…Không đợi trả lời,
mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau
đó chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên(2311), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12)
3.Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874
Hành động xâm lược của quân Pháp đã khiến cho nhân dân ta vô cùng căm
phẫn.
Ngay khi Gác-ni-ê ra đến Hà Nội , quân dân ta đã bất
hợp tác với Pháp. Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độc. Kho thuốc súng ở bờ
sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy.
Khi địch nổ súng đánh thanhg Hà Nội, khoảng 100 binh sỹ triều đình dưới sự
chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại
cửa Ô Thanh Hà( sau được đổi tên thành Ô Quan Chưởng). Trong thành, Tổng
đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng

25


×