Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử việt nam ở trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THANH QUYẾT
GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH KHÁNH HÒA (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THANH QUYẾT
GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH KHÁNH HÒA (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRỊNH ĐÌNH TÙNG
NGHỆ AN - 2014
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến:
- Thầy giáo PGS. TS. Trịnh Đình Tùng, cô TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
những người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
- Các thầy, cô: GS. TS Nguyễn Thị Côi (Đại học sư phạm Hà Nội)


PGS. TS Trần Viết Thụ (Trường Đại học Vinh); PGS. TS Lê Thanh Hải (Đại
học Hồng Đức) đã trực tiếp giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong
qúa trình tôi thực hiện luận văn.
- Các giáo viên và các em học sinh của một số trường THPT trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi
điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và
đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để công trình nghiên
cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Vinh, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Trần Thanh Quyết
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 6
Trang 6
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 17
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 18
6. Giả thuyết khoa học 19
7. Đóng góp của luận văn 19
8. Ý nghĩa của luận văn 19
9. Cấu trúc luận văn 20
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KHÁNH HÒA 21

1.1. Cơ sở lí luận 21
1.1.1. Một số khái niệm 21
1.1.2. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường THPT 25
1.1.3. Nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong dạy học Lịch sử
dân tộc ở trường phổ thông 27
1.1.4. Môn Lịch sử với việc giáo dục thế hệ trẻ về chủ quyền biển, đảo trong bối
cảnh quốc tế hiện nay 34
1.1.5. Đặc điểm tâm lí học sinh và việc giáo dục cho học sinh về chủ quyền
biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Khánh
Hòa 35
1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo
trong dạy học Lịch sử ở trường THPT 37
1.2. Cơ sở thực tiễn 39
1.2.1. Thực trạng của việc giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong
dạy học Lịch sử ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa 39
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 44
CHƯƠNG 2
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHO HỌC SINH
VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KHÁNH HÒA 47
2.1. Vị trí, mục tiêu của chương trình Lịch sử Việt Nam (Khối THPT - Chương trình
chuẩn) 47
2.1.1. Vị trí 47
2.1.2. Mục tiêu 47
2.2. Những nội dung cần khai thác trong chương trình Lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ XVI
đến năm 2000) để giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho HS THPT tỉnh Khánh Hòa. 49
2.3. Những yêu cầu cơ bản khi xác định biện pháp giáo dục cho HS về chủ quyền biển,
đảo trong dạy học LSVN ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa 54
2.3.1. Phải xác định đúng kiến thức cơ bản cần giáo dục 54
2.3.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác về nội dung và tính tư tưởng 55

2.3.3. Đảm bảo tính cụ thể, trực quan sinh động, giàu biểu tượng lịch sử 56
2.3.4. Cần đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi HS 57
2.3.5. Cần định hướng thường xuyên và cập nhật 57
2.4. Các biện pháp giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học LSVN ( từ thế
kỷ XVI đến năm 2000) ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa 58
2.4.1. Giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong giờ học nội khóa 58
2.4.2. Giáo dục chủ quyền biển, đảo qua các bài Lịch sử địa phương ở trường
THPT tỉnh Khánh Hòa 77
2.4.3. Giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho HS thông qua hoạt động ngoại khóa
84
2.5. Thực nghiệm sư phạm 88
2.5.1. Mục đích thực nghiệm 88
2.5.2. Đối tượng thực nghiệm 89
3
2.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 90
2.5.4. Kết quả thực nghiệm 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96
1. Kết luận 96
2. Khuyến nghị 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BTNT Bài tập nhận thức
CHNT Câu hỏi nhận thức
Cb Chủ biên
CNH Công nghiệp hóa
GS. TS Giáo sư. Tiến sĩ
GV Giáo viên
HĐH Hiện đại hóa

HS Học sinh
LSDT Lịch sử dân tộc
LSĐP Lịch sử địa phương
LSTG Lịch sử thế giới
LSVN Lịch sử Việt Nam
Nxb Nhà xuất bản
PTTH Phổ thông trung học
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Trang
Bảng:
Bảng 2.1: Đối tượng thực nghiệm của đề tài 89
Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 91
Bảng 2.3: Bảng điểm kiểm tra đã xử lí kết quả thực nghiệm
của HS lớp 12 và lớp 10 91
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả kiểm tra của HS
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 12 92
Hình 2.1: Biểu đồ tổng hợp kết quả kiểm tra của HS
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 12 92
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả kiểm tra của HS
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 10 92
Hình 2.2: Biểu đồ tổng hợp kết quả kiểm tra của HS
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 10 93
Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả kiểm tra của HS
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 10, lớp 12 93
Hình 2.3: Biểu đồ tổng hợp kết quả kiểm tra
của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 94
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong giáo dục hiện đại, mục tiêu đào tạo con người, trước hết là năng
lực. Năng lực con người là tổng hòa nhiều nhân tố hợp thành, không chỉ có
kiến thức, kỹ năng mà còn bao gồm cả nhân cách, tư duy, cách ứng xử Nhà
trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực cho
HS. Ở đó, mỗi môn học, xuất phát từ đặc trưng của bộ môn, đã góp phần
trang bị kiến thức và hình thành năng lực cho các em. Môn Lịch sử không chỉ
trang bị vốn kiến thức cần thiết về LSDT và LSTG mà còn có ưu thế trong
việc bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, hình thành nhân cách và bản
lĩnh con người, ý thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Thế kỷ XXI được coi là “Thế kỷ của đại dương”. Nhờ khoa học kĩ
thuật phát triển, nhiều tài nguyên quý giá dần dần được khai thác từ lòng biển,
nhất là khi tài nguyên trên đất liền ngày càng bị khai thác cạn kiệt, biển, đảo
ngày càng trở nên có giá trị. Các quốc gia có điều kiện tiếp xúc với biển đều
đang có chiến lược tích cực vận dụng, khai thác và bảo vệ biển.
Việt Nam là một quốc gia có biển. Tài nguyên biển, đảo ở Việt Nam
phong phú và đa dạng, cho phép phát triển nền kinh tế biển trên nhiều lĩnh
vực: Thủy sản, khoáng sản (nhất là dầu khí), vận tải biển, du lịch Biển, đảo
Việt Nam còn là cửa ngõ mở rộng giao lưu quốc tế và ngày càng thể hiện rõ
vai trò to lớn này. Ngoài yếu tố địa - chính trị quan trọng, hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa và các đảo ven bờ tạo thành hệ thống đảo tiền tiêu bảo vệ sườn
Đông Tổ quốc. Các nhà quân sự trên thế giới đã cho rằng: “Ai chiếm được
Trường Sa, kẻ đó làm chủ Biển Đông”.
Biển, đảo từ bao đời nay đã gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt
cả về vật chất và tinh thần. Trong tâm thức người Việt, biển, đảo là một phần
7
của cuộc sống. Người Việt đã ra sức khai phá, xây dựng và bảo vệ chủ quyền
biển, đảo bằng cả máu xương của mình. Ít nhất từ thế kỷ XVII, các thế hệ cha
ông đã chiếm hữu thật sự, hòa bình và thực thi liên tục chủ quyền đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, bên cạnh sự phát triển như vũ bão của
khoa học và công nghệ đang tạo ra vận hội mới trong hội nhập và phát triển
của đất nước thì Việt Nam phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức to
lớn: Ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số, nhất là chủ quyền quốc gia trên
biển bị xâm phạm. Trực tiếp là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị các
thế lực thù địch nước ngoài can thiệp trắng trợn, tình hình Biển Đông đang trở
nên căng thẳng. Chính vì vậy, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách
nhiệm của mỗi người dân, trước hết là thế hệ trẻ. Tuổi trẻ học đường là những
thế hệ công dân kế tục sự nghiệp của cha ông trong việc giữ gìn, khai thác,
bảo vệ biển, đảo Việt Nam.
Một trong những biện pháp chiến lược là phải giáo dục chủ quyền
biển, đảo ngay từ trong nhà trường. Nội dung các sự kiện, hiện tượng lịch sử
khách quan, khoa học, các minh chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền biển,
đảo là cơ sở hình thành niềm tin, lòng tự hào về quê hương đất nước cho HS.
Nhưng, vấn đề đặt ra hiện nay là dạy học những nội dung này như thế nào thì
có hiệu quả? Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: “Phải có cách để
những kiến thức liên quan đến chủ quyền biển, đảo đất nước không chỉ nằm
trên những tấm bản đồ, tư liệu xơ cứng mà phải thấm sâu vào nhận thức,
chảy trong huyết quản và trở thành tâm tình của mọi người dân. Có như thế
mới tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước nhà” [17].
Từ ý kiến này đặt ra cho GV môn Lịch sử, đặc biệt là những GV đang
công tác, giảng dạy ở những tỉnh thành có biển, đảo như Khánh Hòa, trong
giảng dạy phải gắn với nhiệm vụ chiến lược chung của đất nước. Người GV
8
vừa phải nâng cao trình độ kiến thức vừa nâng cao năng lực sư phạm nhằm
tạo ra những bài giảng về giáo dục chủ quyền biển, đảo ngày càng hiệu quả.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Giáo
dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở
trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa” (Chương trình chuẩn) làm
đề tài luận văn Thạc sĩ sư phạm Lịch sử chuyên ngành Lý luận và Phương

pháp dạy học Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dạy học Lịch sử nói chung và dạy học về vấn đề chủ quyền biển, đảo
nói riêng ở trường PTTH đã và đang được các nhà lý luận dạy học, các
chuyên gia, các nhà sử học, cùng nhiều GV trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu. Sau đây là một số tài liệu có liên quan đến đề tài mà chúng tôi
tiếp cận và sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình làm luận văn của
mình.
2.1. Các công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
- Sau khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành trung
ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 ra đời,
Trung tâm thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục chính trị Quân chủng
Hải quân biên soạn cuốn “Biển và hải đảo Việt Nam” xuất bản tại Hà Nội,
năm 2007. Những nội dung cơ bản của tài liệu đã làm rõ về quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phấn đấu để nước ta trở
thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ
quyền quốc gia trên biển và nhiều tư liệu quan trọng khác liên quan đến chủ
quyền biển, đảo của Việt Nam và quốc tế.
- Trong “Những điều cần biết về Đất - Biển - Trời Việt Nam” của tác
giả Lưu Văn Lợi (2010) đã khẳng định rằng: Trên chặng đường bốn mươi thế
kỉ, dân tộc ta đã kiên trì và từng bước mở rộng ra Biển Đông, từ ven bờ tiến ra
biển gần, rồi biển xa, từ đất liền tiến vào các đảo ven bờ rồi các đảo xa hơn.
9
- “Nhìn ra biển khơi” là cuốn sách do tác giả Hà Minh Hồng (cb) và
nhóm các tác giả của Trung tâm nghiên cứu biển và đảo trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh - Nhóm
khảo sử Nam Bộ biên soạn và phát hành năm 2012. Đây là cuốn sách có nội
dung rất phong phú về biển đảo, được tiếp cận qua lăng kính lịch sử với nhiều
những tư liệu chính thống, được phổ biến trên những phương tiện thông tin
đại chúng, nhằm cung cấp cho những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu một

góc nhìn hệ thống về biển, đảo Việt Nam ngày nay.
- Tác giả Trần Công Trục (2011) trong cuốn “Dấu Ấn Việt Nam trên
Biển Đông” đã nhấn mạnh vị trí vai trò của Biển Đông trong lịch sử dân tộc,
đồng thời tác giả đã cung cấp thông tin chính xác về tình hình biển, đảo đến
với người dân; chuyển tải những quan điểm, quy định đúng đắn, khách quan
của nhà nước Việt Nam, phù hợp với Công ước Luật Biển của Liên Hợp
Quốc 1982 về các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông cũng như việc thực hiện
nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
- Tiếp tục khẳng định về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, “Người Việt
với biển” của tác giả Nguyễn Văn Kim (2011) đã tập trung khai thác và lý
giải mối quan hệ giữa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên
ngoài qua con đường biển. Tác giả nhấn mạnh: Chủ quyền và an ninh biển là
chủ đề được quan tâm xuyên suốt theo dòng chảy của lịch sử đất nước… Việc
bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ mang
tính chiến lược lâu dài.
- Vụ giáo dục quốc phòng và chương trình phát triển Giáo dục phổ
thông đã ban hành cuốn “Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc
phòng - an ninh” (2012). Các tác giả đã khẳng định về chủ quyền biển, đảo
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những văn bản của
Đảng và Nhà nước về biển, đảo; các chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
10
- Tháng 7/2013, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã giới thiệu tác
phẩm “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa” của tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. Cuốn sách này
gồm có 6 chương. Trong đó năm chương đầu, tác giả tập hợp và nghiên cứu
có hệ thống các tư liệu liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt
Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, còn chương cuối đề cập tới vị
trí, tầm quan trọng chiến lược của hai quần đảo này đối với việc phát triển
kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước. Nguồn tư liệu mà tác giả khảo cứu

rất đa dạng, phong phú, không chỉ của người Việt Nam mà còn của người
phương Tây, và của chính người Trung Quốc. Cuốn sách này giúp người đọc
hiểu thấu đáo hơn về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam tại hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tháng 5/2014 Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ tiếp nhận và
công bố Bộ Atlas bản đồ thế giới của Philipe Vandemaelen xuất bản năm
1827, có giá trị quan trọng, khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam khi đó được giới thiệu thông qua các
tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochinchine là tờ số 106, vẽ
đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16. Phía ngoài khơi,
Paracels (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng vĩ độ từ
16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111. Quần đảo Paracels (Hoàng Sa) trong
bản đồ có các đảo Pattles, Duncan ở phía Tây; Tree và LinColn, Rocher au
desus de l’eau (Bãi đá ngầm) ở phía Đông và Triton ở phía Tây Nam, ngay
dưới vĩ độ 16; Investigateur ở sâu xuống phía Nam khoảng vĩ độ 14,5. Bên
cạnh khu vực được xác định là Paracels, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt
về Đế Chế An Nam. Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh
Tuấn nhấn mạnh: “Bộ Atlas được nhiều nhà khoa học Pháp và Mỹ khẳng
định là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
của Việt Nam”.
11
- Đầu tháng 6 vừa qua, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã công bố
cuốn sách “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa, Trường
Sa”, gồm 8 chương, dày 367 trang khổ lớn, tập hợp những chứng liệu lịch sử
và hơn 200 bản đồ cổ khẳng định Việt Nam đã làm chủ phần lớn Biển Đông
từ hàng trăm năm trước. Nói về cuốn sách này, PGS. TS Phan Thanh Bình,
Giám đốc Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Với sự công phu,
phân tích chính xác những văn bản cổ, bút ký, họa đồ, hải đồ, cuốn sách của
nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho công chúng có cái nhìn chân thực hơn,
toàn diện hơn về chủ quyền Tổ quốc. Đây là những bằng chứng mà các nước

phương Tây cũng như chính Trung Hoa ghi nhận về chủ quyền của Việt Nam
đối với Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa.
- Ở Khánh Hòa, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đã cho xuất bản cuốn “Văn
hóa biển đảo Khánh Hòa”(2012). Sách đã tập hợp những bài viết đề cập tới
việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy tác dụng những di sản văn hóa liên quan đến
quá trình xác lập, thực thi chủ quyền và xây dựng quần đảo Trường Sa. Tài
liệu này góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ
nguồn, ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân đối với đất nước. Đồng thời
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ
trong việc tiếp nối cha anh giữ vững chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
- Cuối năm 2013, Tài liệu giảng dạy và học tập Lịch sử Khánh Hòa ở
trường THCS, THPT ở Khánh Hòa do TS. Nguyễn Thị Kim Hoa chủ biên đã
được Sở GD&ĐT xuất bản, trong đó, nhiều bài học phản ánh tiềm năng thế
mạnh của biển, đảo Khánh Hòa. Tài liệu có bài ngoại khóa về lịch sử chủ
quyền biển, đảo - Trường Sa, Hoàng Sa tạo điều kiện thuận lợi cho GV phổ
thông trong tỉnh khi dạy học những nội dung về chủ quyền biển, đảo.
Những công trình nghiên cứu nêu trên chính là nguồn tài liệu tham
khảo quan trọng cho chúng tôi khi thực hiện đề tài Luận văn này.
12
2.2. Các công trình nghiên cứu về Giáo dục học và giáo dục Lịch sử
Hiện nay, trên thế giới và cả trong nước đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu và biên soạn về Giáo dục học cũng như Phương pháp dạy học bộ
môn Lịch sử, qua thu thập và tìm hiểu có thể chia làm 2 loại:
2.2.1. Tài liệu dịch nước ngoài:
- Tiến sĩ N.G. Đai ri với công trình “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế
nào” ( 1973), Nxb Giáo dục, Hà Nội, đã nêu lên những vấn đề quan trọng của
việc dạy học bộ môn. Tác giả chỉ rõ tiến hành một giờ học được tổ chức một
cách khoa học và có hiệu quả. Muốn tiến hành giờ học Lịch sử đạt hiệu quả
cao thì cần phải chuẩn bị giáo án, vận dụng linh hoạt các khâu, các phương
pháp dạy học. Đồng thời tác giả nhấn mạnh: “Tính cụ thể, tính hình ảnh của

sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi vì chúng cho phép hình dung lại quá khứ”
[16, tr. 25], và quan niệm về tổ chức công tác nghiên cứu thực tế, nghiên cứu
tại những nơi sảy ra các sự kiện lịch sử là “một trong những điều kiện hiện có
của hoạt động dạy và học để hình thành tư duy tự lập và tính tự lập của học
sinh” [16, tr. 25]. Ông cũng đưa ra một sơ đồ, có thể được coi như kim chỉ
nam cho người GV Lịch sử về cách sử dụng linh hoạt các tư liệu để làm rõ
kiến thức cơ bản trong SGK.
- I.Ia.Lecne, nhà giáo dục Liên Xô trước đây, trong cuốn “Phát triển tư
duy học sinh trong dạy học Lịch sử” (tài liệu dịch thư viện trường ĐHSP Hà
Nội, 1981), tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến con đường, biện pháp trong dạy
học Lịch sử nhằm phát triển tư duy cho HS như: Dạy học nêu vấn đề, dạy học
trực quan. Ông chỉ rõ các biện pháp kích thích năng lực sáng tạo, tính tích cực
nhận thức của HS để nâng cao chất lượng của giờ học Lịch sử.
- A.A.Vaghin, nhà nghiên cứu phương pháp dạy học Liên Xô trước
đây, trong cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” đã đề
cập đến các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử như vai trò của đồ
dùng trực quan, ý nghĩa của việc sử dụng SGK và tài liệu kiến thức lịch sử.
13
2.2.2. Tài liệu trong nước:
- Tài liệu về Giáo dục học:
Nhà nghiên cứu lí luận chung về giáo dục Phạm Viết Vượng với cuốn
“Giáo dục học”, đã chỉ ra hệ thống các phương pháp sử dụng trong dạy học ở
trường phổ thông, trong đó tác giả có nhấn mạnh “Nhóm các phương pháp
trực quan là nhóm các phương pháp huy động các giác quan của học sinh
tham gia vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ
dàng và ghi nhớ các sự kiện được bền vững và chính xác” [60, tr. 99]. Tác giả
cho rằng, việc sử dụng đồ dùng trực quan để minh họa làm rõ bài giảng sẽ
giúp HS hiểu kĩ, nhớ lâu và vận dụng tốt, tạo ra hứng thú học tập, bài học trở
nên sôi động, phát triển óc quan sát, kích thích tư duy HS.
Nhà giáo dục học Thái Duy Tuyên với cuốn “Giáo dục hiện đại”, nêu

lên những vấn đề lí luận giáo dục Việt Nam hiện đại nhằm góp phần tích cực
vào việc đào tạo con người phục vụ cho CNH, HĐH đất nước, cùng loài
người tiến vào thế kỉ XXI với nền văn minh mới, đây là vấn đề được quan
tâm của các nhà giáo dục cũng như mọi thành viên trong xã hội. Đồng thời tác
giả còn đề cập tới việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, tích cực hóa
các hoạt động nhận thức của HS và một số yêu cầu, phương hướng hoàn thiện
giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân tài trong nhà trường.
- Tài liệu về giáo dục Lịch sử:
Trước hết, vấn đề nghiên cứu được đề cập đến trong các cuốn giáo
trình như: “Phương pháp dạy học Lịch sử”, GS. Phan Ngọc Liên, Trần Văn
Trị (cb), tập 1, Nxb Giáo dục, năm 1976, tập 2 năm 1980; cuốn “Phương
pháp dạy học Lịch sử”, tập 1, 2 do Phan Ngọc Liên (cb), Trịnh Đình Tùng,
Nguyễn Thị Côi, Nxb Đại học sư phạm, (2002), tái bản có sửa chữa bổ sung
năm 2009, 2010. Trong các cuốn giáo trình trên, các tác giả đã đề cập một
cách toàn diện các vấn đề về Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ
14
thông. Các cuốn giáo trình đã chỉ rõ ưu thế của bộ môn Lịch sử trong việc
giáo dục tư tưởng, tình cảm cho thế hệ trẻ, nội dung, nguyên tắc, biện pháp
giáo dục. Bên cạnh đó, các tác giả đã có những nhìn nhận và đánh giá đúng về
vai trò, vị trí của các hoạt động nội khóa, ngoại khóa trong dạy học Lịch sử.
Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu khác của các tác
giả như: “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS” do tác
giả Trịnh Đình Tùng (cb), (2005); “Một số chuyên đề phương pháp dạy học
Lịch sử”, do GS. Phan Ngọc Liên và một số tác giả khác (cb), 2002, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội; “Con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông”, của GS. Nguyễn Thị Côi, 2008, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội; “Đổi mới dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”, Hội
giáo dục Lịch sử, 1996, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đây là những bộ sách
quý, cung cấp phần đáng kể những kiến thức về Phương pháp dạy học bộ môn
Lịch sử, các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của

HS. Các tác giả đã đưa ra những nguyên tắc và biện pháp giáo dục thái độ,
tình cảm, tư tưởng cho HS trong dạy học Lịch sử. Theo các tác giả, giáo dục
thái độ, tình cảm, tư tưởng chính trị, truyền thống dân tộc, phẩm chất đạo đức
cho HS qua dạy học lịch sử ở trường phổ thông là điều rất cần thiết và quan
trọng. Song, việc giáo dục phải chú trọng ở tính hiệu quả, phải xuất phát từ
nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ nói chung, từ mục tiêu đào tạo của nhà trường,
nội dung, chức năng, nhiệm vụ bộ môn để lựa chọn các biện pháp sư phạm có
hiệu quả giáo dục cao.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu,
bài viết tổng hợp về các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài được đăng tải
trong các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Tạp chí nghiên cứu
Lịch sử Một số Luận án, Luận văn của nghiên cứu sinh, học viên cao học
các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học
15
Vinh đã đề cập đến nội dung của đề tài như: Luận văn Thạc sĩ của Vũ Thị
Hiền với đề tài: "Tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo
Việt Nam trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông", năm 2014; Luận văn
Thạc sĩ của Nguyễn Thị Trang với đề tài: "Sử dụng tài liệu về chủ quyền
biển, đảo để giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh trong dạy học
Lịch sử ở trường THPT", năm 2014… tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tóm lại, tất cả những tài liệu nêu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng và
đáng tin cậy. Cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô: PGS.TS Trịnh Đình
Tùng, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, sưu
tầm, khai thác tài liệu để thực hiện đề tài khoa học sư phạm “Giáo dục cho
học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường
THPT tỉnh Khánh Hòa”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch

sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa (Chương trình chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Với đối tượng nghiên cứu được xác định như trên, đề tài không
nghiên cứu sâu về những chứng cứ lịch sử về chủ quyền biển, đảo của Việt
Nam mà chủ yếu nghiên cứu và đề ra các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao
hiểu biết một cách sâu sắc về vấn đề chủ quyền biển, đảo trong dạy học LSDT
và LSĐP (từ thế kỷ XVI đến năm 2000) cho HS THPT tỉnh Khánh Hòa.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Tô Văn Ơn, tỉnh
Khánh Hòa. Qua đó rút ra những kết luận sư phạm và tính khả thi của các
biện pháp để đề xuất cho việc dạy học bộ môn Lịch sử ở các trường THPT
tỉnh Khánh Hòa.
16
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài “Giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo
trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Khánh
Hòa” nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thể hiện trên các mặt:
giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
- Khắc phục tình trạng chất lượng học tập bộ môn Lịch sử có phần giảm
sút như hiện nay.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, nâng cao hiệu quả
bài học Lịch sử, đặc biệt là bài học có nội dung về chủ quyền biển, đảo.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong việc tiếp thu
kiến thức lịch sử và vận dụng vào đời sống thực tế.
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận dạy học Lịch sử, lý luận về tâm lý học, giáo dục
học, tâm lý lứa tuổi HS có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, để xác định cơ sở
khoa học và tầm quan trọng của việc dạy học Lịch sử, đặc biệt là dạy học nội
dung về vấn đề chủ quyền biển, đảo cho HS THPT.

- Điều tra thực tiễn tình hình dạy học về nội dung chủ quyền biển, đảo
ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa. Từ đó phát hiện những mặt tồn tại cần khắc
phục và những ưu điểm cần phát huy.
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học về vấn đề chủ quyền biển, đảo ở trường THPT tỉnh Khánh Hoà.
Những biện pháp mà chúng tôi đề xuất, phù hợp với nhiệm vụ môn học, đặc
điểm lứa tuổi và tâm lý nhận thức của HS THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khoa học và tính
khả thi của những biện pháp dạy học đã đề xuất nhằm góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn.
17
- Khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục cho HS về chủ quyền biển,
đảo trong dạy học Lịch sử ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu:
- Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng ta về giáo dục.
- Dựa vào những thành tựu nghiên cứu về lý luận giáo dục, phương
pháp dạy học Lịch sử của các nhà khoa học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
5.2.1. Nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu Nghị quyết của Trung ương, của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chỉ đạo dạy học giáo dục chủ
quyền biển, đảo cho HS.
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, lý luận dạy học, giáo trình
phương pháp dạy học Lịch sử.
- Nghiên cứu chương trình SGK phần LSVN và nội dung giáo dục chủ
quyền biển, đảo.
5.2.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Tiến hành điều tra thu thập thông tin về giáo dục chủ quyền biển, đảo

tại một số trường (THPT Tô Văn Ơn, THPT Huỳnh Thúc Kháng…) trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa thông qua dự giờ, hỏi ý kiến GV và HS thông qua phiếu
điều tra.
- Nghiên cứu các tài liệu về biển, đảo liên quan đến đề tài.
- Thực nghiệm sư phạm: soạn giáo án, tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm
đối với 2 bài học Lịch sử cụ thể (lớp 10 và lớp 12) trong giờ học nội khóa ở
trường THPT.
18
- Xử lý phiếu điều tra và thực nghiệm sư phạm (lập bảng, biểu đồ, so
sánh các giá trị thu được giữa nhóm HS lớp thực nghiệm và nhóm HS lớp đối
chứng để đánh giá hiệu quả của những biện pháp dạy học mới).
6. Giả thuyết khoa học
Trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, nếu vận dụng các biện pháp
giáo dục cho HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt
Nam ở trường PTTH tỉnh Khánh Hòa (Chương trình chuẩn) theo những yêu
cầu mà luận văn đưa ra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn nói
chung và giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS nói riêng.
7. Đóng góp của luận văn
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc dạy học về vấn đề chủ
quyền biển, đảo đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn.
- Phản ánh được thực trạng giáo dục những nội dung về chủ quyền
biển, đảo Tổ quốc ở các trường THPT tỉnh Khánh Hòa.
- Xác định những nội dung cần được giảng dạy về vấn đề chủ quyền
biển, đảo qua một số bài học nội khóa phần LSVN, LSĐP và ngoại khóa
ở trường THPT tỉnh Khánh Hoà để làm cơ sở cho việc xác định các biện
pháp dạy học.
- Đề xuất các nguyên tắc, biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học cho HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo ở trường THPT tỉnh
Khánh Hoà.
8. Ý nghĩa của luận văn

8.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm lý luận
dạy học về vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo cho HS qua phần LSDT và
LSĐP ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa.
19
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp cho bản thân, đồng
nghiệp hiểu và vận dụng nội dung kiến thức về vấn đề chủ quyền biển, đảo
trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT vào quá trình dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng và tính hiệu quả trong dạy học bộ môn Lịch sử ở
trường THPT tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục cho học sinh về
chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh
Khánh Hòa.
Chương 2: Các biện pháp giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển,
đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa
(Chương trình chuẩn).
20
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KHÁNH HÒA
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm về “Giáo dục”. Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông, “giáo
dục” là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh
thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có

được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [58, tr. 349].
- Khái niệm về “Chủ quyền”.Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông,“Chủ
quyền” là quyền làm chủ của một nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại
[58, tr. 161].
- Khái niệm về “Chủ quyền biển, đảo” nằm trong khái niệm “Chủ
quyền lãnh thổ quốc gia”. Theo Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông: “Chủ
quyền quốc gia” là “Quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập,
tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình.
Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn
bản pháp lý quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo” [40, tr. 104]. Vì
vậy, “Chủ quyền lãnh thổ quốc gia” là “Quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn
và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền
tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của
quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quốc
gia có quyền đặt ra quy chế pháp lí đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở
hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ
thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước như các hoạt động lập pháp,
hành pháp và tư pháp” [9, tr. 30].
21

×