Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG của v i lê NIN về NGUỒN gốc, bản CHẤT của CHIẾN TRANH ý NGHĨA đối với CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.4 KB, 27 trang )

1

T TNG CA V.I.LấNIN BN V NGUN GC
V BN CHT CA CHIN TRANH. í NGHA CA Nể
I VI CCH MNG NC TA HIN NAY
Khi xã hội loài ngời phát triển đến giai đoạn có của d thừa cũng là lúc
con ngời xuất hiện t tởng muốn chiến đoạt của d thừa đó cho riêng mình. Chế
độ t hữu đợc hình thành và phát triển từ đó. Chính sự ham muốn vật chất của
con ngời đã làm nảy sinh những cuộc xung đột vũ trang với quy mô ngày càng
lớn nhằm chiếm đoạt của cải trong xã hội. Dần dần xã hội loài ngời phân chia
thành các giai cấp đối kháng nhau về mặt lợi ích kinh tế, luôn đấu tranh với
nhau. Đó chính là cơ sở, nguồn gốc ra đời của chiến tranh. Chiến tranh là quá
trình thực hiện mục đích chính trị bằng thủ đoạn bạo lực. V.I.Lờnin nh lý
lun thiờn ti, v lónh t v i ca giai cp vụ sn v ton th nhõn dõn lao
ng trờn th gii. Ngi ó bo v v phỏt trin ch ngha Mỏc núi chung,
cng nh nhng t tng v chin tranh v quõn i ca ch ngha Mỏc v
Ph.ngghen núi riờng trong thi k quc ch ngha v cỏch mng vụ sn.
V.I.Lờnin ó vit hng lot cỏc tỏc phm v chin tranh v quõn i: Hi
cng l thut tht th (thỏng 1 nm 1905), Chin tranh v ng xó hi dõn
ch Nga, Cng lnh quõn s cỏch mng vụ sn, Ch ngha quc giai
on tt cựng ca ch ngha t bn v tỏc phm Ch ngha xó hi v chin
tranh (7-1915). Cỏc tỏc phm ú ca V.I. Lờnin ó th hin xut sc s bo
v v phỏt trin lý lun v chin tranh v quõn i ca ch ngha Mỏc. ễng ó
phõn tớch ton din t tng mỏcxớt v chin tranh v quõn i trong thi i
quc ch ngha, trong ú cú vn v ngun gc v bn cht ca chin
tranh. Nhng t tng ú l c s phng phỏp lun chỳng ta nhn thc
ỳng n chin tranh trong thi i ngy nay.
Trong cỏc tỏc phm V.I.Lờnin phỏt trin hc thuyt mỏcxớt v chin tranh
v Quõn i. Vn chin tranh c V.I.Lờnin phõn tớch trờn lp trng duy



2

vật biện chứng rất sâu sắc và toàn diện: nguồn gốc, bản chất, tính chất xã hội và
các kiểu chiến tranh, phương pháp tiếp cận phân loại chiến tranh và quy luật
của cuộc chiến tranh; vai trò các Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân làm cuộc
chiến tranh bảo vệ tổ quốc của mình, chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của
chủ nghĩa đế quốc; đặc điểm của cuộc chiến tranh trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa, vai trò của nhân tố tinh thần trong chiến tranh, thái độ của những người
cộng sản đối với chiến tranh, mối quan hệ giữa chính trị với chiến tranh; những
nguyên tắc, phương pháp luận trong xem xét đánh giá cuộc chiến tranh…
Do phạm vi tư tưởng quá lớn so với khuôn khổ của bài viết. Tác giả chỉ đi
sâu làm rõ tư tưởng chính của V.I.Lênin bàn về nguồn gốc và bản chất chiến
tranh. Ý nghĩa nhận thức của mình về các cuộc chiến tranh, và sự vận dụng tư
tưởng đó của Đảng ta trong xem xét, đánh giá các cuộc chiến tranh trong giai đoạn
hiện nay.
1. Quan điểm của V.I.Lênin bàn về nguồn gốc, bản chất của chiến tranh
Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử được thể
hiện bằng đấu tranh vũ trang giữa các tập đoàn người trong một nước, hoặc
liên minh các nước nhằm đạt tới mục đích chính trị nhất định.
Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội gắn với giai cấp, nhà nước
nhất định, khi không còn đối kháng giai cấp, không còn nhà nước thì chiến
tranh cũng mất đi. Vì vậy, chiến tranh là một hiện tượng lịch sử, chứ nó không
phải là bất biến tồn tại vĩnh viễn, như một số nhà học giả tư sản thường lầm
tưởng. Chiến tranh do giai cấp thống trị, nhà nước tổ chức ra nhằm mang lại lợi
ích kinh tế từ nguồn thu đi thôn tính, nô dịch các nước “bé”, bóc lột về tài
nguyên, sức lực và tiếp tục mở rộng chiến tranh với mục đích chính trị của
mình. Nói đến chiến tranh là nói đế đấu tranh vũ trang, nghĩa là đã đấu tranh vũ
trang thì phải sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật và con người vào cuộc
chiến tranh đó. Như vậy chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội có đấu



3

tranh vũ trang. Đây là hai đặc trưng cơ bản mang tính phổ biến của mọi cuộc
chiến tranh, có thể coi các đặc tưng đó là dấu hiệu để phân biệt chiến tranh với
các hiện tượng xã hội khác, như hiện tượng hòa bình, hiện tượng xung đột vũ
trang.
1.1.Các quan điểm trước chủ nghĩa Mác -Lênin bàn về nguồn gốc,
bản chất chiến tranh
Trước thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin đã có nhiều quan điểm
bàn về nguồn gốc và bản chất chiến tranh, đáng chú ý là thời cổ đại có Tôn
Tử nhà tư tưởng lớn ở Trung Quốc và thời kỳ cận đại có nhà lý luận quân sự
Claudơvit người ở nước Phổ.
Tôn tử, nhà tư tưởng lớn của (nước Tề) Trung Quốc thời cổ đại, sinh
trưởng ở thời điểm lịch sử đất nước Trung Quốc vẫn còn là những quốc gia
nhỏ, chiến tranh cát cứ giữa các nước chư hầu, diễn ra triền miên; xã hội lúc
bấy giờ còn nhiều hạn chế, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thấp chưa phát
triển. Mặc dầu vậy tư tưởng quân sự của ông được thể hiện thông qua các tác
phẩm “Binh thư Tôn Tử” rất nổi tiếng, cũng biểu hiển rất rõ tư duy biện
chứng chất phát ngây thơ. Trong tư tưởng của ông về chiến tranh ông có viết:
“Chiến tranh là hiện tượng xã hội”. Nhưng ông chưa lý giải được nguồn gốc
của nó, cũng bởi vì do hạn chế về lịch sử thời điểm đó. Do đó phần lớn những
vấn đề của ông đề cập là tìm cách giải quyết, tránh, ngăn ngừa không để xảy
ra chiến tranh, làm thế nào để giành thắng lợi trong chiến tranh, yếu tố nào để
quyết định đến thắng lợi trong chiến tranh. Ông không nhìn chiến tranh qua
hành động đơn lẻ mà quan sát chiến tranh một cách toàn diện. Tôn Tử phân
tích, chỉ rõ mối quan hệ giữa chiến tranh với chính trị, chiến tranh với kinh tế,
chiến tranh với quân sự, chiến tranh với nhà nước. Mỗi yếu tố đều có mối
quan hệ, giá trị riêng, mối quan hệ tổng thể và giá trị tổng thể tác động trực
tiếp đến thành bại của chiến tranh. Đây chính là những nội dung thể hiện tư



4

duy biện chứng trong binh pháp của Tôn Tử. Phân tích những yếu tố cơ bản
quyết định sự thành bại của chiến tranh, Tôn Tử xác định: “Đạo, trời, đất,
tướng, Pháp” là 5 nhân tố cơ bản, trong đó “đạo” nghĩa là (chính trị) là nhân
tố đầu tiên quyết định sự thành bại của chiến tranh.
Claudơvit (1780-1831) sống trong thời kỳ cận đại tiêu biểu có), Ông là
nhà lý luận quân sự người Phổ, đã biết vận dụng các quan điểm biện chứng
vào lý luận quân sự. Trong tác phẩm “Bàn về chiến tranh” Claudơvit đã định
nghĩa: “Chiến tranh là hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý
chí của mình”1. Ông nhấn mạnh rằng, trong sự nghiệp quân sự, không có cái
gì là vĩnh viễn, tất yếu là phải thường xuyên tính đến những sự thay đổi được
diễn ra trong phương thức dẫn dắt hành động quân sự. Ông đã nghiên cứu
chiến tranh trong các mối liên hệ của nó. Từ định nghĩa trên Claudơvit đã
chứng minh rằng: bản chất của chiến tranh phục tùng vào chính trị, chính trị
đẻ ra chiến tranh, chiến tranh là công cụ của chính trị. Nó nhất thiết mang dấu
ấn chính trị, phải đo nó theo thước đo chính trị. Mục đích của chính trị là
nguồn gốc của chiến tranh, động cơ ban đầu của chiến tranh, mọi lĩnh vực liên
quan đến chiến tranh đều xuất phát từ chính trị mà ra và ông viết: “Chiến
tranh chỉ là sự kế tục đơn thuần của chính trị bằng những biện pháp khác”2.
Đây là một vấn đề mới, một pháp hiện mới về bản chất chiến tranh. Song do
ảnh hưởng của phép biện chứng duy tâm, cho nên Claudơvit hiểu chính trị
như là “trí tuệ của quốc gia, được nhân cách hóa”3, chính trị mà chiến tranh
kế tục chỉ là đường lối đối ngoại. Ông đã không nhận thức được nguồn gốc
kinh tế của chính trị. Không thấy được sự thống nhất giữa đường lối đối ngoại
và đường lối đối nội, dẫn đến phủ nhận tính chất giai cấp của chính trị. Ông
phủ nhận những cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn người, giữa các giai cấp
trong nội bộ một quốc gia dân tộc (phủ nhận nội chiến); phủ nhận những cuộc

chiến tranh do các giai cấp bị bóc lột đứng lên chống lại giai cấp thống trị giải
phóng mình. Như vậy, quan điểm Claudơvit đầy mâu thuẫn, mặc dù ông xác


5

định các yếu tố liên quan đến chiến tranh đều xuất phát từ chính trị, nhưng lại
phủ định vấn đề giai cấp trong chiến tranh. Ông cho rằng giai cấp không liên
quan đến chính trị, đến chiến tranh. Bản chất giai cấp chính là bản chất chính
trị của nhà nước tham chiến mà ông đã khái quát lên bản chất của chiến tranh.
Đây là nội dung bộc lộ hạn chế nhất trong tư tưởng chiến tranh của Claudơvit.
Do đó quan niệm của ông là phản khoa học, cho nên không thể tiếp cận đúng
đắn nguồn gốc và bản chất của chiến tranh.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã đánh dấu bước ngoặt nhảy vọt về chất
trong nhận thức về quan niệm chiến tranh và quân đội nói chung về nguồn
gốc, bản chất chiến tranh nói riêng, đã được V.I. Lênin kế thừa và phát triển
trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc gây xâm
lược, phân chia quyền lợi kinh tế trên thế giới bằng phát động cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất gồm 14 nước “lớn”tham gia.
Bằng phương pháp biện chứng duy vật, trên cơ sở thực tiễn lịch sử, mà
trực tiếp nhất là thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã phê phán tất cả các quan niệm duy tâm, siêu hình, phản khoa học của các
học giả trước đó; đồng thời hai ông đã kết thừa những tư tưởng tiến bộ để xem
xét, nghiên cứu các cuộc chiến tranh dưới góc độ triết học, xã hội học, chính trị
giai cấp để tìm ra nguồn gốc và bản chất của chiến tranh một cách đúng đắn.
Những tư tưởng khoa học về nguồn gốc và bản chất của chiến tranh của C.Mác
và Ph.Ăngghen, sau này được V.I. Lênin bảo vệ và phát triển một cách xuất
sắc.
1.2.Tư tưởng của V.I.Lênin bàn về nguồn gốc và bản chất chiến tranh
1.2.1. V.I.Lênin bàn về nguồn gốc chiến tranh

C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định chiến tranh là một hiện tượng xã hội,
chiến tranh là một phạm trù lịch sử. Sự ra đời, tồn tại của nó gắn với chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp. Như vậy, sự xuất hiện và tồn tại


6

của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc kinh tế sâu xa,
suy đến cùng đã dẫn tới sự xuất hiện, tồn tại chiến tranh. Đồng thời sự xuất
hiện và tồn tại các giai cấp đối kháng là nguồn gốc xã hội trực tiếp dẫn đến sự
xuất hiện tồi tại chiến tranh. Do đó để tiếp cận đúng nguồn gốc của chiến
tranh với tính cách nó là một hiện tượng chính trị xã hội, V.I. Lênin nhấn
mạnh rằng phép biện chứng duy vật “đòi hỏi phải nhiên cứu toàn diện hiện
tượng xã hội, trong quá trình phát triển hiện tượng đó, và đòi hỏi phải đi từ cái
bề ngoài, cái mặt bề ngoài, đến những động lực chính, dẫn đến sự phát triển
của lực lượng sản xuất và đến cuộc đấu tranh giai cấp”4. Lịch sử loài người
đã chứng minh: trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, chế độ kinh tế dựa trên
cơ sở công hữu nguyên thủy về tư liệu sản xuất, khi chưa có chế độ tư hữu,
chưa có giai cấp đối kháng, thì chiến tranh với tính cách là một hiện tượng
chính trị xã hội cũng chưa xuất hiện. Mặc dầu ở thời kỳ này đã xuất hiện
những cuộc xung đột vũ trang mà hậu quả của nó có thể làm mất đi một bộ
tộc này hay một bộ tộc khác, nhưng đó không phải là một cuộc chiến tranh
mà đó là một dạng “lao động thời cổ” để tranh giành miếng cơm để sinh sống.
Bởi vì, về mặt kỹ thuật quân sự, trong các cuộc xung đột đó, tất cả các bên
xung đột đều không có lực lượng vũ trang chuyên nghiệp, không có vũ khí và
phương tiện chuyên dùng. Tất cả các thành viên của bộ lạc với mọi loại công
cụ lao động thường ngày đều tham gia xung đột. Về mặt xã hội các cuộc
xung đột này chỉ nhằm giành dật, giữ quyền sử dụng các bãi chăn nuôi gai
súc, hay khu vực sắn bắt, hái lượm, nhưng chưa xuất hiện một ý niệm chính
trị, ý niệm nô dịch, hoặc thống trị của một bộ tộc này đối với một bộ tộc khác,

do đó các cuộc xung đột vũ trang đó hoàn toàn do ngẩn nhiên, hay tự phát mà
thôi.
Sau khi chế độ công xã nguyên thủy bị tan rã, phương thức sản xuất chế
độ chiếm hữu nô lệ ra đời, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia
giai cấp xuất hiện thì chiến tranh ra đời và tồn tại như một tất yếu khách quan.


7

Vì vậy, chính chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành giai cấp đã biến các
cuộc xung đột vũ trang của các bộ lạc nguyên thủy thành chiến tranh như một
hiện tượng chính trị xã hội. Chỉ bắt đầu từ đó, chiến tranh mới trở thành nghề
nghiệp thường xuyên của những kẻ áp bức, bóc lột. Chế độ áp bức, bóc lột ra
đời, chiến tranh xuất hiện. Các giai cấp bóc lột đã hợp pháp hóa việc đấu tranh
vũ trang có tổ chức, nô dịch các dân tộc khác để tăng cường sự thống trị cả về
kinh tế và chính trị đối với nước mình. Vì muốn duy trì sự thống trị đó đối với
đất nước, muốn nô dịch thôn tính với các nước khác để vơ vét được nhiều của
cải, thỏa mãn với lòng tham vô đáy của bọn thống trị bóc lột, thì chúng phải tổ
chức tuyển mộ quân đội thường trực, được trang bị vũ khí và phương tiện quân
sự để tiến hành chiến tranh. Do đó chế độ áp bức, bóc lột càng hoàn thiện thì
chiến tranh càng phát triển cả về quy mô và tốc độ. Bởi vì sản xuất càng phát
triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển quân đội, tăng cường
sản xuất và trang bị hiện đại hơn, quy mô các cuộc chiến tranh ngày càng lớn
và tính chất tàn bạo ngày càng ác liệt hơn, dã man hơn, càng phản ánh sâu sắc
bản chất của giai cấp thống trị bóc lột, chiến tranh là sản phẩm, là bạn đồng
hành thường xuyên của xã hội có đối kháng giai cấp. Chính vì vậy, V.I. Lênin
đã chỉ ra rằng: “Chừng nào xã hội còn phân chia thành giai cấp, chừng nào còn
có người bóc lột người thì chiến tranh là không thể tránh khỏi”5 và “Không thể
xóa bỏ được chiến tranh, nếu không xóa bỏ được giai cấp và không thiết lập
được chủ nghĩa xã hội”6. V.I.Lênin cũng chỉ ra cho mọi người hiểu, muốn xóa

bỏ chiến tranh thì phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó. Do đó muốn loại bỏ chiến
tranh ra khỏi đời sống xã hội của con người thì phải xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, vì đây là cội nguồn sinh ra chế độ người bóc lột người,
cũng là nguồn gốc sinh ra giai cấp, và đấu tranh giai cấp. Cho nên phải xóa bỏ
giai cấp, xóa bỏ giai cấp rồi thì mới thiết lập nên chủ nghĩa xã hội. Nhân cuộc
chiến tranh đế quốc chủ nghĩa V.I. Lênin đã đề ra một loạt luận điểm quan
trọng về vấn đề triển vọng loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội.


8

V.I.Lênin nhấn mạnh rằng, xét về bản chất thì chủ nghĩa xã hội là một chế
độ xã hội vốn có khuynh hướng thủ tiêu chiến tranh. Rằng: “Chấm dứt chiến
tranh, hoà bình giữa các dân tộc, chấm dứt những cuộc cướp bóc và những
hành vi bạo lực: chính đó là lý tưởng của chúng ta”7 (chúng ta ở đây là nói đến
những người giai cấp công nhân). Khi đưa ra luận điểm về các cuộc chiến tranh
trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin muốn nói đến hai điều:
Thứ nhất, chủ nghĩa đế quốc xét về bản chất mà nói là nguồn gốc sinh ra
chiến tranh, chừng nào chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại thì vẫn còn cơ sở kinh tế
của những cuộc chiến tranh xâm lược. Chừng nào trái đất còn có chủ nghĩa tư
bản thì giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa vẫn sẽ còn có khuynh hướng lao vào
những cuộc phiêu lưu quân sự và những cuộc chiến tranh xâm lược. Vì vậy,
tất cả mọi lực lượng yêu chuộng hòa bình cần phải hết sức cảnh giác đề phòng
những âm mưu xâm lược của bọn đế quốc.
Thứ hai, khi nói đến chiến tranh trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa
V.I.Lênin xuất phát từ chính hoạt động thực tiễn của mình trong thời điểm
lịch sử đó, ông thấy chủ nghĩa đế quốc là một hệ thống duy nhất, một hệ
thống bao trùm, không phải giai cấp công nhân mà chính là giai cấp tư sản đế
quốc chủ nghĩa đã quyết định chính sách nhà nước ở khắp nơi, đã thống trị
toàn thế giới, còn lực lượng yêu chuộng hòa bình thì còn non yếu chưa đủ sức

nhằm ngăn chặn những cuộc chiến tranh xâm lược. Nhưng V.I.Lênin đã tiên
đoán và chỉ ra rằng thắng lợi của cách mạng ở một loạt nước sẽ làm thay đổi
hoàn cảnh quốc tế và sẽ tạo điều kiện cho phép chấm dứt nhưng cuộc chiến
tranh thế giới. Chính kết luận đó rút ra từ luận điểm của V.I. Lênin cho rằng:
“sau cuộc chiến tranh này, chẳng bao lâu sẽ còn có nhiều cuộc chiến tranh
khác nữa, nếu như không có một loạt cuộc cách mạng thắng lợi”8.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh: với bản chất hiếu chiến xâm lược,
(mặc dầu sau chiến tranh thế giới thứ II, đã có hệ thống xã hội chủ


9

nghĩa) nhưng chủ nghĩa đế quốc đã gây ra hơn 100 cuộc chiến tranh lớn
nhỏ. Đặc biệt sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu
sụp đỗ, chiến tranh Nam Tư, chiến tranh vùng vinh, chiến Irắc của Mỹ
và Na Tô; nhân loại càng nhận rõ một chân lý mà bấy lâu nay bị các cơ
quan tuyên truyền tư sản cố tình làm lu mờ, xuyên tạc là: Chủ nghĩa đế
quốc càng thắng thế thì nguy cơ chiến tranh ngày càng một tăng và
ngược lại, chủ nghĩa xã hội suy yếu thì nền hòa bình thế giới càng trở
nên mong manh yếu ớt. Do đó chỉ có thắng lợi chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới thì mới xóa bỏ được những nguyên nhân xã hội và
dân tộc của các loại chiến tranh.
V.I. Lênin chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ nhất là do những điều kiện của thời đại chủ nghĩa đế quốc gây ra và nó
nảy sinh do kết quả của sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, kết quả
của thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc chủ nghĩa. Ông đã phân
tích một cách khoa học về chủ nghĩa đế quốc, chỉ rõ rằng chủ nghĩa đế quốc là
chủ nghĩa tư bản độc quyền, là giai đoạn cao nhất và tột cùng của chủ nghĩa
tư bản, đồng thời nêu lên những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.
Chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thế giới thứ nhất là “Cuộc chiến tranh này phát

sinh ra từ những điều kiện của thời đại trong đó chủ nghĩa tư bản đã đạt tới
giai đoạn phát triển tột cùng của nó, trong đó không những việc xuất cảng
hàng hóa mà cả việc xuất cảng tư bản cũng trở thành chủ yếu, trong đó việc
các -ten hóa nền sản xuất và việc quốc tế hóa sinh hoạt kinh tế đã có một quy
mô to lớn, chính sách thuộc địa đã dẫn đến sự phân chia hầu hết quả đất, lực
lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản thế giới đã vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp
của những biên giới quốc gia"9. Chính sự phát triển không đồng đều về kinh
tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Dẫn đế
kết quả là làm thay đổi quan hệ so sánh lực lượng và tăng cường cuộc đấu
tranh giữa các cường quốc chủ nghĩa để phân chia thuộc địa và phạm vi ảnh


10

hưởng. Chính sự phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ
nhất của V.I. Lênin cho thấy, đó chính là sự tiếp tục khẳng định quan điểm
của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về nguyên nhân làm xuất hiện chiến
tranh. Nguyên nhân cơ bản sâu xa, xét đến cùng làm nảy sinh chiến tranh đó
là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp. Chừng nào trong xã
hội loài người còn tồn tại nguyên nhân này thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Song sự vận động của nguyên nhân cơ bản đến giai đoạn chính muồi, sự biểu
hiện mâu thuẫn đối kháng nổi lên trong những điều kiện cụ thể, cộng với sự
khủng hoảng xã hội sâu sắc đã trở thành nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh
các cuộc chiến tranh. Song chiến tranh bao giờ cũng là cụ thể, gắn với một
nhà nước, với một giai cấp cầm quyền. Các loại nguyên nhân có quan hệ biện
chứng với nhau, trong đó nguyên nhân cơ bản đóng vai trò quyết định. Như
vậy, nguồn gốc và nguyên nhân của cuộc chiến tranh, trước hết là nguyên
nhân cơ bản, tuy có sự thống nhất nhưng không đồng nhất. Nguồn gốc của
chiến tranh thì tồn tại thường xuyên trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
và chế độ người bóc lột người. Chính vì vậy, mà V.I. Lênin đã chỉ ra: “giai

cấp vô sản cách mạng phải tuyên truyền không mọi mệt chống chiến tranh,
đồng thời luôn luôn nên nhớ rằng chừng nào còn sự thống trị giai cấp nói
chung thì chiến tranh là không thể trừ bỏ được” 10
Quan điểm của V.I. Lênin cho thấy chiến tranh chỉ xuất hiện và tồn tại
gắn với sự xuất hiện và tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Sự tồn tại
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc kinh tế của chiến tranh, do đó
muốn xóa bỏ được chiến tranh thì phải xóa bổ được chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản thì chiến tranh cũng sẽ mất đi, đó là lôgic của lịch sử xã
hội loài người tất yếu sẽ đến.
1.2.2. V.I.Lênin bàn về bản chất của chiến tranh


11

Bản chất của chiến tranh là một trong những vấn đề quan trọng nhất của
học thuyết Mác -V.I.Lênin về chiến tranh, quân đội. Trên cơ sở quan điểm
duy vật biện chứng, với phương pháp và nguyên tắc tiếp cận khoa học, các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã phân tích làm rõ một cách
khoa học về bản chất của chiến tranh.
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định chiến tranh là hiện tượng xã hội, là
hiện tượng lịch sử cụ thể, hiện tượng đặc thù của xã hội. Chiến tranh không
tách khỏi sự phát triển xã hội và đấu tranh giai cấp. Chiến tranh là sự kế tục
chính trị của một giai cấp, của một nhà nước nhất định bằng thủ đoạn bạo lực.
Từ sự tổng kết lịch sử, với tư duy biện chứng khoa học hai ông đã bác bỏ
những học thuyết về quan điểm của giai cấp bóc lột biện luận về chiến tranh
là quy luật cạnh tranh sinh tồn, bản năng của loài người. Ph.Ăngghen đã vạch
rõ: “Chiến tranh và chính trị có liên quan với nhau cơ sở của một nền chính trị
và mọi cuộc chiến tranh nằm ngay trong bản thân tính chất của chính trị xã
hội, ở trong hệ thống các quan hệ sản xuất và quan hệ kinh tế của con người.

Chính trị bao giờ cũng biểu thị những quyền lợi của một giai cấp nhất định,
không có và không thể có chính trị trên một giai cấp, do đó không có và
không thể có các cuộc chiến tranh không mang mục đích chính trị giai
cấp”11.
Ph.Ăngghen phê phán quan niệm của Claudơvit, mặc dù Claudơvit đã
phát hiện ra ý nghĩa sâu sắc về quan hệ giữa chiến tranh với chính trị. Nhưng
cả C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa tư tưởng đó để nghiên cứu chiến tranh.
nhưng quan điểm của Mác và Claudơvit khác nhau về chất. Claudơvit hiểu
chính trị như là “trí tuệ của quốc gia được nhân cách hóa” và chính trị mà kế
tục chỉ là đường lối đối ngoại, đây là quan điểm duy tâm, siêu hình, phản
khoa học. Lý luận của Claudơvit không vạch ra được bản chất giai cấp của
chiến tranh, và nguyên nhân đích thực sự xuất hiện của chiến tranh, coi chính


12

trị là đại diện chung chung cho toàn bộ xã hội, không thể hiện sự định hướng
rõ ràng, chính trị không liên quan đến giai cấp, giai cấp không liên quan đến
chiến tranh. Từ sự phê phán đó Ph.Ăngghen đi đến kết luận: chính trị đối nội
và chính trị đối ngoại của nhà nước có mối quan hệ hữu cơ không tách rời,
chính trị đối nội thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và các quyền lợi của
giai cấp thống trị. Điều đó cũng khẳng định chiến tranh là kế tục chính trị của
một giai cấp, của một nhà nước nhất định bằng thủ đoạn bảo lực.
Quan điểm về bản chất chiến tranh của chủ nghĩa Mác sau này được V.I.
Lênin tiếp tục khẳng định và phát triển một cách sâu sắc. Ông đã khái quát
những điều kiện lịch sử mới làm phát sinh cuộc chiến tranh trong thời kỳ đế
quốc chủ nghĩa, tìm ra những quy luật khách quan quyết định đến tiến trình và
kết cục của chiến tranh. Ông đã chỉ ra các nguyên tắc, phương pháp luận để
phân tích bản chất xã hội của chiến tranh là phải có quan điểm chính trị -giai
cấp nhất quán khi xem xét chiến tranh với tính cách là một hiện tượng lịch sử

cụ thể. Người đã tự đặt câu hỏi? Làm thế nào để tìm ra “bản chất thật sự” của
chiến tranh? làm thế nào để xác định được bản chất đó?” và người đã tự trả
lời “Chiến tranh là tiếp tục của chính trị, phải nghiên cứu chính trị được tiến
hành trước chiến tranh, chính trị đã dẫn đến và đã dẫn đến chiến tranh”12.
V.I. Lênin đã đấu tranh chống lại các quan điểm của các lãnh tụ trong
quốc tế II, họ đã giải thích bản chất của chiến tranh bằng phương pháp ngụy
biện, họ đã xem xét tách rời giữa quan hệ kinh tế -xã hội chính trị trong từng
nước hoặc liên minh các nước tiến hành chiến tranh. Khi nhận định bản chất
chiến tranh thế giới thứ nhất V.I. Lênin viết: “Chính toàn bộ đường lối chính
trị của toàn bộ hệ thống các quốc gia ở Châu Âu trong những mối quan hệ
kinh tế và chính trị của các quốc gia đó, mới là cái cần xem xét để hiểu được
rằng điều tất nhiên không thể tránh được là hệ thống ấy đã gây ra cuộc chiến
tranh hiện nay”13.


13

Trên lập trường duy vật biện chứng đánh giá một cách khách quan khoa
học về bản chất chiến tranh, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định quan điểm của C.Mác
và Ph.Ăngghen, chiến tranh chỉ là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện
pháp khác. V.I Lênin đã viết “quan điểm của Mác và Ăngghen luôn luôn cũng
chính là như vậy, các ông coi bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng đều là sự tiếp tục
của chính trị của một số cường quốc hữu quan nào đó -và của các giai cấp khác
nhau trong nội bộ những cường quốc đó -trong một thời gian nhất định”14
Khắc phục triệt để những sai lầm của Claudơvit quan niệm về chính trị.
V.I. Lênin đã chỉ ra “chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế”15. Chính trị
là mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, chính trị là sự thống nhất giữa đường
lối đối ngoại và đường lối đối nội. Đường lối đối nội quyết đinh đường lối đối
ngoại. Đường lối đối ngoại chỉ là sự kéo dài của đường lối đối nội. Quan điểm
trên đã đem lại một cuộc cách mạng trong nhận thức chính xác, cụ thể, sâu sắc

về bản chất của chiến tranh. V.I. Lênin viết: “Chiến tranh chỉ là một sự tiếp tục
của chính trị bằng những biện pháp khác (cụ thể là bằng bạo lực)”16.
Tư tưởng đó chỉ ra chiến tranh là một thủ đoạn, một bộ phận của chính trị,
nó không làm gián đoạn chính trị, ngược lại mọi chức năng, nhiệm vụ, mục
đích đều được thực hiện trong chiến tranh. Đúng như sự thực hiện mục đích đó
phải bằng bạo lực vũ trang, chính trị mà chiến tranh kế tục luôn luôn là một
chỉnh thể bao gồm: quan hệ chính trị, tổ chức chính trị, ý thức chính trị, đường
lối chính trị, lực lượng chính trị, chủ thể chính trị cùng với các hoạt động của
chủ thể tham gia. Như vậy, cái chỉnh thể đó bao gồm cả lực lượng vật chất và
lực lượng tinh thần. Chính trị mà chiến tranh theo đuổi hay kế tục, được hiểu
theo chính trị của một giai cấp, nhà nước nhất định. Đường lối chính trị là nơi
biểu hiện một cách đầy đủ nhất, tự giác nhất các quyền lợi cơ bản lâu dài của
các nhà nước, giai cấp đó. Do vậy, chính trị mà chiến tranh kế tục được hiểu
theo nghĩa hẹp là đường lối chính trị của một giai cấp, nhà nước nhất.
16

V.I. Lªnin, Toµn tËp, TËp 26, b¶n tiÕng ViÖt, Nxb TB, M. 1980. tr. 163


14

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, bản chất của chiến tranh
được cấu thành bởi hai mặt cơ bản: đường lối chính trị của một giai cấp, nhà
nước nhất định và sự tiếp tục chính trị ấy bằng bạo lực vũ trang. Trong đó
đường lối chính trị là yếu tố cơ bản nhất, là mục đích của bạo lực vũ trang,
quyết định chiến lược và thông qua chiến lược tác động đến chiến dịch và các
hình thức chiến thuật. Đồng thời bạo lực vũ trang là phương tiện chủ yếu, một
yếu tố không thể thiếu được trong bản chất chiến tranh.
Hai mặt trên đây của bản chất chiến tranh luôn tác động, ràng buộc lẫn
nhau trong một thể thống nhất. Song đường lối chính trị thường mang tính ổn

định tương đối, còn bạo lực vũ trang lại thường xuyên biến đổi đối với mỗi
bên tham chiến, bên cạnh khả năng phù hợp còn chứa đựng khả năng không
phù hợp, bất cập, không tương xứng giữa đường lối chính trị và bạo lực vũ
trang. Vì thế, bản thân chiến tranh, cũng như mọi tiến trình, kết cục của chiến
tranh nói chung đều vừa là sự biểu hiện, vừa là quá trình giải quyết quan hệ
giữa đường lối chính trị và bạo lực vũ trang.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, đường lối chính trị của các giai cấp bóc
lột trong lịch sử và ngày nay của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ
luôn luôn là đường lối chứa đựng nguy cơ chiến tranh. Đường lối đó đã quyết
định mục đích chiến đấu, cách thức tổ chức, biên chế, phương thức tác chiến,
trang bị vũ khí của quân đội, do chúng tổ chức theo mô hình của một đội quân
xâm lược. Khi tiến hành chiến tranh xâm lược, dù các lực lượng vũ trang của
chúng có tiến hành trăm phương ngàn kế, có sử dụng nhiều vũ khí phương
tiện chiến tranh và các phương thức tác chiến khác nhau, rút cuộc đều nhằm
thực hiện đường lối chính trị xâm lược. Đồng thời, nhịp độ và cường độ của
đấu tranh vũ trang chỉ là những biểu đồ phản ánh sự điều chỉnh của đường lối
chính trị. Nhưng khi tung hết khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang mà
vẫn không đạt được ý đồ xâm lược, chủ nghĩa đế quốc dù hiếu chiến cũng


15

phải chấp nhận thất bại là không thể tránh khỏi. Ví dụ như chiến tranh ở Việt
Nam, chiến tranh ở vùng vĩnh …
Ngược lại, với các giai cấp, dân tộc bị áp bức bóc lột, một khi phải chấp
nhận cuộc chiến tranh, chấp nhận thực hiện đường lối chính trị, chống áp bức,
nô dịch bằng bạo lực vũ trang thì cũng nhất thiết phải tổ chức ra một đội quân
cách mạng, có mục đích chiến đấu, có tổ chức chặt chẽ, trang bị vũ khí và có
một nền nghệ thuật quân sự thể hiện tính ưu việt của nó với một đường lối
chính trị phù hợp với lòng dân thì tất yếu sẽ thắng đối phương để bảo về cuộc

chiến tranh chính nghĩa không chỉ là của nước đó, mà còn được nhân dân yêu
chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ.
Như vậy, đường lối chính trị là yếu tố cơ bản trong cấu trúc bản chất
chiến tranh, là đặc trưng cơ bản của chiến tranh với tính cách là một hiện
tượng chính trị xã hội. Bạo lực vũ trang là phương tiện chủ yếu, là dấu hiệu
đặc trưng của chiến tranh, là yếu tố đặc biệt quan trọng của bản chất chiến
tranh. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thỉ không thể gọi là chiến tranh được
theo đúng nghĩa của nó một cách đầy đủ.
Chính vì vậy, công thức kinh điển của V.I. Lênin về bản chất chiến tranh
nền tảng định hướng một cách khách quan khoa học, cho nên “Những người
mác - xít vẫn luôn luôn coi một cách rất đúng đắn nguyên lý ấy là cơ sở lý
luận cho việc nhận xét từng cuộc chiến tranh nhất định”17. V.I.Lênin chỉ ra
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là chiến tranh đế quốc, là sự tiếp tục
cuộc chiến tranh ăn cướp đế quốc chủ nghĩa của các nước tư bản trước chiến
tranh “trong gần một nữa thế kỷ, các chính phủ và các giai cấp thống trị ở
Anh, Pháp, Đức, ý, áo và Nga, đã thi hành một chính sách cướp bóc các thuộc
địa, áp bức các dân tộc nước ngoài, đàm áp phong trào công nhân”18. Chính
cái chính sách đó đang thực hiện mục đích của chiến tranh, tức là chính sách
ăn cướp của chủ nghĩa đế quốc đang tiếp tục thực hiện một cách tàn bạo, dã


16

man để: chiếm đất đai và nô dịch các dân tộc khác, tiêu diệt nước cạnh tranh
với mình, làm cho quần chúng lao động không chú ý đến cuộc khủng hoảng
chính trị trong nước của Nga, Đức, Anh và của các nước khác, mà chia rẽ
công nhân bằng những lời dối trá dân tộc chủ nghĩa, tàn sát đội tiền phong của
giai cấp vô sản để làm suy yếu phong trào cách mạng vô sản; đó chính là mục
đích chính trị duy nhất của chiến tranh thế giới thứ nhất; do chính chủ nghĩa
đế quốc thực hiện đường lối chính trị phản động đó.

Những người chủ nghĩa Mác -Lênin có cách xem xét cuộc chiến tranh hiện
tại (chiến tranh đế quốc chủ nghĩa) chiến tranh do chính phủ và các giai cấp
thống trị ở các nước: Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Nga cái chính phủ được tiếp tục
trong chiến tranh đó là cướp bóc thuộc địa, áp bức các dân tộc khác, đàm áp
phong trào công nhân. Trái lại ở Trung quốc, Ba Tư, ấn độ và các nước phụ
thuộc khác đang tiến hành chiến tranh nhằm giải phóng dân tộc của họ khỏi ánh
thống trị của các cường quốc lớn phản động. Cuộc chiến tranh trong những điều
kiện lịch sử như thế thì ngày nay cũng có thể là cuộc chiến tranh tư sản tiến bộ,
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Như vậy, theo những người mác -xít thì
cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm giải
phóng dân tộc và xóa bỏ giai cấp bóc lột. Và từ luận giả đó, lý luận chủ nghĩa
Mác -Lênin khẳng định: muốn xóa bỏ được bản chất của chiến tranh thì phải
xem cuộc chiến tranh đó đang tiếp tục chính trị như thế nào “Chỉ cần xét cuộc
chiến tranh hiện tại, trên phương diện là một sự tiếp tục của chính trị của những
cường quốc “lớn” và của những giai cấp chủ yếu trong các cường quốc ấy, là đủ
thấy ngay được tính chất phản lịch sử rành rành, tính chất lừa bịp, giả dối của cái
ý kiến cho rằng có thể biện hộ cho tư tưởng “bảo vệ tổ quốc” trong cuộc chiến
tranh này”19.
Như vậy, trong công thức về bản chất chiến tranh của những người
mác -xít có trùng câu chữ với Claudơvit; nhưng quan điểm này khác hẳn về
chất đối với quan điểm tư sản. Vấn đề bản chất xã hội chính trị của chiến


17

tranh là vấn đề cơ bản trong sự phân tích, đánh giá chiến tranh. Nhận rõ
bản chất chính trị của chiến tranh là vạch rõ thực chất về bản chất giai cấp
của nó. Khẳng địch rõ mục đích chính trị của giai cấp vô sản khác hẳn với
giai cấp thống trị. Một bên luôn hướng tới cái hòa bình, cái ổn định để phát
triển đời sống kinh tế, văn hóa, một bên lại tăng cường cướp bóc, xâm

lược, nô dịch các dân tộc thuộc địa khác. Chỉ có đứng vững trên lập trường
giai cấp vô sản với phương pháp luận biện chứng duy vật mới thấy rõ được
“Chiến tranh chẳng qua là chính trị từ đầu tới cuối, chỉ là sự tiếp tục thực
hiện cùng những mục đích đó, cũng do các giai cấp đó theo đuổi với những
phương pháp khác nhau mà thôi”20.
Từ phân tích nguồn gốc và bản chất của chiến tranh theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác -Lênin, chỉ ra cho những người cộng sản trong xem xét bản
chất của các cuộc chiến tranh, đâu là chiến tranh chính nghĩa, đâu là chiến
tranh phi nghĩa, dã dối. Không nhất thiết cuộc chiến tranh nào cũng đều là
phản động, mà xem cuộc chiến tranh đó do giai cấp nào lãnh đạo, có mang lại
lợi ích cho quần chúng lao động và lợi ích dân tộc hay không. V.I. Lênin đã
viết “Những người xã hội chủ nghĩa luôn luôn lên án các cuộc chiến tranh
giữa các dân tộc, coi đó là một hành động dã man và hung bạo. Nhưng thái độ
của chúng ta đối với chiến tranh, thì căn bản khác với thái độ của bọn hoà
bình chủ nghĩa tư sản (bọn tán thành và tuyên truyền cho hoà bình) và của
bọn vô chính phủ chủ nghĩa”21. V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng chúng ta không
thể đồng nhất chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, mà những
người vô sản phải có quan điểm xem xét trên quan điểm lịch sử. Quan điểm
biện chứng mà đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh đó, như vậy thì chúng
ta xem xét các cuộc chiến tranh trong lịch sử cũng đã có những cuộc chiến
tranh tiến bộ: “Chúng ta còn khác họ ở chỗ chúng ta hoàn toàn thừa nhận tính
chất hợp lý, tính chất tiến bộ và sự cần thiết của những cuộc nội chiến, nghĩa
là những cuộc chiến tranh do giai cấp bị áp bức tiến hành chống giai cấp áp


18

bức mình, do những người nô lệ tiến hành chống bọn chủ nô, do những nông
nô tiến hành chống bọn địa chủ, do những công nhân làm thuê tiến hành
chống giai cấp tư sản. Chúng ta, những người mác -xít, chúng ta khác bọn hoà

bình chủ nghĩa và bọn vô chính phủ chủ nghĩa ở chỗ chúng ta thừa nhận là
cần thiết phải đứng trên quan điểm lịch sử (trên quan điểm chủ nghĩa duy vật
biện chứng của Mác) mà nghiên cứu riêng từng cuộc chiến tranh một”22.
Các luận điểm của C.Mác -Ph.Ăngghen -V.I.Lênin về học thuyết chiến
tranh nói chung về nguồn gốc và bản chất của chiến tranh nói riêng đã đóng
góp to lớn về lý luận chiến tranh, tranh bị cho giai cấp vô sản cách xem xét
đánh giá nhận địch các cuộc chiến tranh trên cơ sở nguyên tắc toàn diện, lịch
sử cụ thể, phân tích chiến tranh như là một hiện tượng chính trị -xã hội kể cả
các cuộc chiến tranh đang diễn ra và sẽ diễn ra trong tương lai.
2.2. Ý nghĩa vận dụng của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện
nay
2.1 Giá trị luận điểm của V.I.Lênin về nguồn gốc, bản chất chiến
tranh trong thời đại ngày nay
Chủ nghĩa Mác -Lênin đã kế thừa có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ
trước đó, tổng kết các cuộc chiến tranh và nhận thực đúng đắn khoa học về
nguồn gốc, bản chất chiến tranh đã chỉ ra phương pháp tiếp cận khoa học về
chiến tranh trong thời đại ngày nay.
V.I. Lênin trình bày khá toàn diện những tư tưởng Mácxít về chiến tranh,
nguồn gốc, bản chất, tính chất chiến tranh, thái độ người Mácxít đối với chiến tranh.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại,
là thời đại đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội, gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,


19

tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên
chủ nghĩa xã hội. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào
thoái trào, cục diện thế giới có sự thay đổi căn bản, chủ nghĩa tư bản có sự điều

chỉnh thích nghi, tạm thời tạo thế ổn định và phát triển nhưng không thể điều
hòa được mâu tuẫn vốn có trong lòng của chủ nghĩa tư bản, mà các mâu thuẫn
của thời đại ngày càng sâu sắc hơn. Bốn mâu thuẫn của thời đại tuy có những
biểu hiện mới nhưng tính chất không thay đổi. Một số mâu thuẫn xung quanh
vấn đề giai cấp, kinh tế, sắc tộc, dân tộc, tôn giáo nổi lên. Cuộc đấu tranh giữa
lực lượng hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt nhằm
thực hiện mục tiêu cơ bản của thời đại là: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội đang tạo ra những thời cơ và thách thức mới đối với các dân
tộc, các quốc gia trên thế giới. Nhưng nguồn gốc, nguyên nhân, bản chất của
chiến tranh trong thời đại hiện nay vẫn không thay đổi, chừng nào còn chủ
nghĩa tư bản, còn chủ nghĩa quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Nói đến chiến tranh trong thời đại hiện nay là chủ yếu đề cập đến chiến
tranh hiện đại, chiến tranh công nghệ cao núp dưới các hình thức khác nhau
đã diễn ra, đang diễn ra và dự kiến diễn ra trong tương lai.
Ngày nay, tuy không còn hệ thống xã hội chủ nghĩa, song mâu thuẫn
giữa chủ nghĩa tư bản với các nước xã hội chủ nghĩa vẫn là mâu thuẫn cơ bản
nhất của thời đại. Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ luôn tìm
mọi cách, mọi biện pháp để gây chiến tranh xâm lược, kể cả chiến tranh phi
vũ trang để xóa nốt các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Sự tham vọng bá
quyền của chủ nghĩa đến quốc luôn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp
gây ra những xung đột khu vực và có nguy cơ gây ra những cuộc chiến tranh
khu vực mới với những cường độ khác nhau. Trong khi đó nội bộ của các
nước tư bản, đế quốc vẫn còn, không điều hòa mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản
thống trị đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động, việc chạy đua vũ trang,


20

quân sự hóa đã làm ảnh hưởng toàn bộ đời sống của các nước tư bản. Đồng
thời chủ nghĩa đế quốc liên minh, liên kết với nhau thành những khối chính

trị - xâm lược do Mỹ cầm đầu hòng thực hiện quyền áp đặt đối với các nước
khác. Chúng dùng các thủ đoạn bao vây, cấm vận, viện trợ kinh tế và quân sự,
kích động nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc, dân tộc để tạo dựng các mâu thuẫn
mới giữa nước này với nước khác, tìm cách tạo cớ để gây chiến tranh, để xâm
lược chủ quyền của các quốc gia khác, nhằm thực hiện chiến lược bá chủ thế
giới, xóa bỏ hoàn toàn các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, và hướng các nước
khác đi theo con đường chủ nghĩa tư bản, ví dụ như cuộc chiến tranh ở Irắc
(1991, 2003), cuộc chiến tranh ở Nam Tư (1999, cuộc chiến tranh ở
Apganixtan (2001) đã phơi bày bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc. Do vậy
nguồn gốc, nguyên nhân, bản chất chiến tranh trong thời đại ngày nay vẫn còn
tiềm ẩn. Thủ phạm chính của mọi cuộc chiến tranh vẫn đang còn nhiều tham
vọng. Việc nhận thức và chủ động ngăn ngừa để đi đến loại bỏ chiến tranh ra
khỏi đời sống xã hội là sứ mệnh của giai cấp vô sản và đảng cộng sản trên
toàn thế giới. Do đó thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa do Đảng ta lãnh đạo, đồng thời không ngừng
nâng cao tinh thần cảnh giác là con đường duy nhất đúng để bảo vệ vững chắc
hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.
Xét các yếu tố cấu thành công thức kinh điển về bản chất của chiến tranh
cho thấy. Sự kế tục chính trị của các cuộc chiến tranh hiện nay vẫn là mặt ổn
định tương đối, dù sự kế tục này được cải trang dưới bất cứ hình thức nào,
phương tiện gì, diễn ra ở đâu thì bản chất cũng không hề thay đổi. Thực tiễn
những cuộc chiến tranh xảy ra trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ
XXI đó vẫn là sự tiếp tục đường lối hiếu chiến phản động, cường quyền, áp
đặt và đằng sau những cuộc chiến tranh ấy là vì lợi ích kinh tế của chủ nghĩa


21


đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Hiện nay chủ nghĩa đế quốc vẫn sử dụng
rộng rãi một loại hình mới: “chiến tranh phi vũ trang” để nhằm thủ tiêu chủ
nghĩa xã hội, lật đỗ chính quyền ở một số quốc gia. Diễn biến hòa bình trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, lối sống và đạo đức là
thứ vũ khí mới của “chiến tranh phi vũ trang”. Do vậy, các cuộc chiến tranh
hiện đại và trong tương lai (nếu xảy ra) vẫn là sự kế tục chính trị. Đó là thuộc
tính cơ bản nhất trong bản chất của chiến tranh vẫn không thay đổi. Mặc dù
mục đích chính trị của các cuộc chiến tranh hiện nay đã mang tính chất tổng
hợp, nhưng bản chất cũng không có gì mới. Ví như cuộc chiến tranh do Mỹ
và quân đồng minh đánh Nam Tư nhằm nhiều mục đích như: lật đổ chính
quyền nam Tư, xem thái độ của Nga, đánh vào sự trỗi dậy của “Châu âu” để
cũng cố vai trò siêu cường của Mỹ, đồng thời chúng biến Nam Tư để thử các
loại vũ khí công nghệ cao nhằm uy hiếp tinh thần của nhân dân yêu chuộng
hòa bình trên thế giới.
Còn thủ đoạn vũ trang trong chiến tranh hiện đại đã có bước phát triển
toàn diện cả quy mô và tốc độ với chất lượng mới. Qua các cuộc chiến tranh
hiện đại đã xảy ra cho thấy nó mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản phổ biến
chiến tranh trình độ công nghệ cao. Trong chiến tranh các bên tham chiến sử
dụng rộng rãi các phương tiện hiện đại tạo nên sự biến đổi về chất trong công
cụ để tiến hành chiến tranh như: tia la de chùm, vũ khí tàng hình, vũ khí thông
minh, vũ khí điều kiển từ xa, tàu ngầm siêu hiện đại, chiến tranh điện tử,
chiến tranh sinh học…Do đó các thủ đoạn vũ trang đã thay đổi cùng với sự
phát triển của phương tiện vật chất kỹ thuật của chiến tranh, từ tổ chức tác
chiến đơn phương, nay tổ chức hợp đồng quân binh chủng, từ tác chiến có
biên giới phân định giới tuyến, nay tác chiến không biên giới, không xác định
thời gian và không gian. Trong cuộc chiến tranh Mỹ và Na Tô đánh vào Nam
Tư chúng đã thử nghiệm “cuộc chiến tranh không tiếp xúc với đối phương,
bằng vũ khí tàng hình và vũ khí công nghệ cao”. Đến cuộc chiến tranh



22

Apganixtan (2001), Irắc (2003) chúng áp dụng triệt để thủ đoạn đó, sau mới
đưa bộ binh vào. Như vậy, dù mục đích có được che đậy bao nhiêu đi nữa,
với những thủ đoạn khác nhau thì bản chất chiến tranh vẫn là sự kế tục của
chính trị bằng thủ đoạn bạo lực. Do đó bản chất chiến tranh vẫn không hề
thay đổi. Cho nên các dân tộc, các quốc gia phải tìm mọi cách, kiên quyết
ngăn chặn không để chiến tranh xảy ra, chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào
mới có thể bảo được hòa bình, ổn định và phát triển đất nước.
Vấn đề nguồn gốc, bản chất của chiến tranh trong thời đại hiện nay đang
được các quan điểm phản động, cơ hội xét lại xuyên tạc trắng trợn, họ cho
rằng chiến tranh không mang bản chất giai cấp, nhà nước mà chiến tranh là để
mở mang trí tuệ, khai phá văn minh cho các quốc gia lạc hậu, hoặc kìm chế
những quốc gia không phục tùng các nước “lớn”… do đó nghiên cứu lý luận
về nguồn gốc, bản chất chiến tranh là cơ sở lý luận và thực tiễn để đấu tranh
các luận điểm đó, đồng thời là cơ sở cho giai cấp vô sản khởi thảo những vấn
đề chiến lược, sách lược cho cách mạng hiện nay và trong tương lai.
Lận điểm V.I.Lênin bàn về nguồn gốc, bản chất chiến tranh đã chỉ ra
phương pháp tiếp cận khoa học về chiến tranh trong thời đại ngày nay. Được
V.I.Lênin trình bày khá toàn diện những tư tưởng Mácxít về chiến tranh,
nguồn gốc, bản chất, tính chất chiến tranh, thái độ của những người Mácxít về
chiến tranh. Là hình mẫu sáng chói của mối liên hệ hữu cơ giữa lý luận
Mácxít và thực tiễn cách mạng, của sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trên
cơ sở tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giai cấp công nhân trong những điều
kiện lịch sử mới, là tấm gương của sự luận chứng chính sánh của Đảng cộng
sản một cách sâu sắc về mặt lý luận.
2.2. Ý nghĩa vận dụng luận điểm của V.I. Lênin bàn về nguồn gốc,
bản chất chiến tranh đối cách mạng Việt Nam.



23

Cách mạng nước ta đã thành công, sự nghiệp giải phóng dân tộc thống
nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một thành quả vĩ đại của cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tinh thần đấu tranh bất
khuất của nhân dân Việt Nam anh hùng, sự chỉ đạo tài tình đầy mưu lược của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng kẻ thù, đứng đầu là đế quốc Mỹ chưa từ bỏ âm
mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta trên nhiều phương diện chiến tranh
khác nhau. Điều đó đúng như Nghị quyết của Bộ chính trị nhận định “Cuộc
chiến tranh phá hoại kinh tế, chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý phá hoại
tư tưởng của địch thực chất là một loại chiến tranh phá hoại rất thâm độc và
toàn diện đối với nước ta cả về quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, ngoại giao làm
cho ta suy yếu, gây ra bạo loạn, khi có cơ hội thì chúng tiến hành xâm lược”23
Từ nhận định trên thức tỉnh cho chúng càng nhận thức sâu sắc về nguồn
gốc và bản chất chiến tranh theo quan điểm của những người Mác xít, và thấy
được giá trị ý nghĩa luận điểm của Lênin trình bày khá rõ nét về vấn đề nguồn
gốc và bản chất của chiến tranh trong thời đại chủ nghĩa đế quốc. Thời đại ngày
nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới, mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, là thời đại đấu
tranh cho thắng lợi của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội,
gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra những tiền
đề vật chất kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên chủ nghĩa xã hội.
Nói đến chiến tranh trong thời đại hiện nay là chủ yếu đề cập chiến tranh
hiện đại đã diễn ra hiện nay và trong tương lai.
Ngày nay, tuy không còn hệ thống xã hội chủ nghĩa, song mâu thuẫn
giữa chủ nghĩa tư bản với các nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn là mâu thuẫn cơ
bản nhất của thời đại. Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ luôn tìm
mọi cách, mọi biện pháp để gây chiến tranh xâm lược, kể cả chiến tranh phi
vũ trang để xóa nốt các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.



24

Chúng ta cần phải thống nhất trong nhận thức rằng: bản chất chiến tranh
không hề thay đổi, nhưng thủ đoạn chiến tranh của các thế lực thù địch đã có
sự thay đổi. Do vậy, phải xét bản chất của hoàn cảnh chính trị đó là các mâu
thuẫn của thời đại đan xen tác động lẫn nhau, sự vận động tổng hợp của nó là
nguyên nhân bên trong để tạo ra sắc thái tình hình chính trị thế giới. Chính đó
là cái bên trong làm nảy sinh các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang, chạy
đua vũ trang. Điều đó càng làm tăng tính chất phức tạp của đấu tranh giai cấp,
đấu tranh sắc tộc, đấu tranh tôn giáo. bên cạnh đó cuộc cách mạng khoa học
công nghệ hiện đại tác động mạnh mẽ tới quá trình đổi mới vũ khí trang bị,
nhiệm vụ quốc phòng, và tạo đà phát triển tư duy quân sự trên cả 3 quy mô:
chiến lược, chiến dịch, chiến thuật.
Mặt khác chúng ta những người cộng sản của giai cấp công nhân, luôn
học tập phương pháp xem xét biện chứng như V.I. Lênin đã từng xem xét
đáng giá chiến tranh trong thời đại của Ông khi chiến tranh thế giới thứ nhất
nổ ra. Trong khi đó có nhiều tư tưởng, quan điểm đã đánh giá sai bản chất,
nguồn gốc của chiến tranh, thì V.I. Lênin là người đã đứng trên lập trường
duy vật bảo vệ lý luận của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc, bản chất chiến tranh
và có những phát hiện mới phù hợp với thực tiễn lúc bấy giờ. Trong chiến
tranh hiện tại và tương lai là cuộc chiến tranh vũ khí công nghệ cao, với nhiều
âm mưu xạo quyệt của chủ nghĩa đế quốc. Do đó chúng ta phải xem xét các
yếu tố cấu thành công thức kinh điển về bản chất của chiến tranh cho thấy, sự
kế tục chính trị của các cuộc chiến tranh hiện nay vẫn là mặt ổn định tương
đối, dù sự kế tục này được cải trang dưới bất kỳ hình thức nào, phương tiện
gì, diễn ra ở đâu thì bản chất của nó không có gì thay đổi, vẫn là kế tục chính
trị của đường lối hiếu chiến phản động của chủ nghĩa đế quốc.
Hiện nay các thế lực thù địch thực hiện chiến lược“diễn biến hòa bình”
trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa.. là thứ vũ khí



25

mới của chiến tranh “phi vũ trang”. Do vậy, các cuộc chiến tranh hiện tại và
trong tương lai vẫn là sự kế tục chính trị. Đó là thuộc tính cơ bản trong bản
chất của chiến tranh vẫn không thay đổi. Mặc dù thủ đoạn vũ trang trong
chiến tranh hiện tại đã có bước phát triển toàn diện với tính chất mới. Nó vẫn
mang các đặc trưng cơ bản của bản chất chiến tranh nhưng ở trình độ kỹ thuật
cao. Cho nên giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam luôn nhận thức đầy
đủ và cảnh giác, tìm mọi cách, kiên quyết ngăn chặc không để chiến tranh xảy
ra dưới bất kỳ hình thức nào, năm 2007, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009,
đó là một vinh dự lớn, những cũng mang trọng trách lớn góp phần tiếng nói
của mình đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, không ngừng
ngăn chặn chiến tranh, để chiến tranh không xảy ra ở các khu vực và trên thế
giới.
Khơi dậy lòng yêu nước, giáo dục trách nhiệm quyền lợi của công dân và
các kiến thức tư duy về quốc phòng, giúp mọi người có ý thức về lợi ích của
mình trong lợi ích của cả nước, không ảo tưởng về “lòng hảo tâm của Mỹ” dù
chúng có bình thường hóa quan hệ với nước ta song mục tiêu của chúng là
xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ Đảng cộng sản Việt Nam. Chúng ta phải mở
rộng cửa làm ăn kinh tế với nhiều nước trên thế giới trong đó có những nước
là kẻ thù của chúng ta trước đây, nhưng phải hạn chế những tiêu cực không để
địch lợi dụng lôi kéo, mua chuộc, phá hoại dưới mọi hình thức, kể cả bằng
con đường du lịch, hội thảo, trao đổi, giảng dạy, tham quan…
Chủ nghĩa đế quốc, dựa trên ưu thế sức mạnh về kinh tế, quân sự và
khoa học kỹ thuật tiếp tục thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng với
học thuyết “đánh đòn phủ đầu”, đe dọa độc lập chủ quyền của các nước. Quan
hệ của các nước lớn sẽ tiếp tục đan xen cả hai mặt đấu tranh và thỏa hiệp vì

quyền lợi của mỗi nước. Phong trào chống chiến tranh, chống mặt trái toàn


×