Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

GIÁO TRÌNH BÓNG CHUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 49 trang )

MỤC LỤC
Trang

1


Chương 1: LÝ THUYẾT BÓNG CHUYỀN
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN TRÊN
THẾ GIỚI.
Vào ngày 9 tháng 2 năm 1895 ở Holyoke, Massachusetts, Hoa Kỳ,
William
G.Morgan,
một


giảng
viên
giáo
dục
thể
chất
Young Men Christian Association (YMCA), đã tạo nên một môn thể thao mới gọi
là "Mintonette". Môn này được xem là một trò giải trí được khuyên chơi trong
nhà và với số lượng người chơi không bị hạn chế. Mintonette đã lấy một số đặc
trưng của nó từ môn tennis và bóng ném. Mintonette đã được thiết kế để trở thành
một môn thể thao trong nhà ít thô bạo hơn so với bóng rổ và dành cho các thành
viên cũ của YMCA, trong khi vẫn cần một chút nỗ lực thể thao. Những luật đầu

tiên, được viết bởi William G Morgan, đòi hỏi một cái lưới cao 6 ft 6 in (1.98 m),
một sân 25×50 ft (7.62×15.24 m), và không giới hạn người chơi. Trận đấu bao
gồm 9 lượt với 3 lượt giao bóng cho mỗi đội ở mỗi lượt, và không giới hạn số lần
chạm bóng cho mỗi đội trước khi đưa bóng qua phần sân đối phương. Khi phát
bóng lỗi, đội sẽ còn thêm một lần phát bóng. Đánh bóng không qua lưới được
xem là phạm lỗi (tương tự với phát ra ngoài), trừ lần phát bóng đầu tiên.
Sau một lần quan sát, Alfred Halstead, chú ý tính "volleying nature" của
trò chơi trong trận thể thao biểu diễn đầu tiên vào năm 1896, tại trường quốc tế
đào tạo YMCA (hiện giờ gọi là Springfield College), trò chơi nhanh chóng được
biết đến với tên “volleyball” (bóng chuyền) (ban đầu được phát âm thành hai
tiếng: “volley ball”). Luật của bóng chuyền được xây dựng sơ lược bởi trường
quốc tế đào tạo YMCA và trò chơi phát triển rộng ra ở nhiều YMCA khác.

1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN Ở VIỆT NAM.
Môn bóng chuyền xuất hiện ở Việt Nam khoảng năm 1920 - 1922 ở các
thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng...
Từ khi xuất hiện cho đến nay, bóng chuyền Việt Nam đã tồn tại và phát triển
qua các thời kỳ:
Vào khoảng năm 1920 - 1922 bóng chuyền xất hiện và phổ biến trong học
sinh người Hoa ở Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác với luật chơi gần
giống như bóng chuyền hiện đại:
- Kích thước sân là 9 m x 18 m.
- Khu phát bóng là 1,2 m.
- Lưới nam cao 2,40 m; lưới nữ cao 2,20 m.
- Số điểm thi đấu mỗi hiệp là 21.

- Các cầu thủ trong đội được đánh 4 chuyền.
2


- Nếu phát bóng rơi vào khu phát bóng của đối phương thì được 2 điểm
Năm 1927 trận thi đấu bóng chuyền đầu tiên được tổ chức giữa người Hoa ở
Hải Phòng và Hà Nội.
Năm 1928 Giải bóng chuyền đầu tiên được tổ chức ở Bắc kỳ giữa 2 đội:
Một đội người Việt Nam và một đội người Pháp.
Sau Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền nhân dân ra đời. Bác Hồ ra
"Lời kêu gọi tập thể dục" và được toàn dân nhiệt liệt hưởng ứng. Một số môn thể
thao được hình thành. Bóng chuyền đã phát triển ở các vùng nông thôn và được

nhân dân tham gia tập luyện đông đảo. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, bóng chuyền trở thành môn thể thao chủ yếu trong các cơ quan kháng chiến
ở Việt Bắc, ở Khu 5 và trong các đơn vị bộ đội...
Trong thời kỳ này đã tổ chức 2 giải bóng chuyền:
+ Giải vô địch Liên khu 3 cho 3 tỉnh: Thái Bình - Hải Dương - Hưng
Yên.
+ Giải vô địch Liên khu 5 cho 2 tỉnh : Quảng Nam - Quảng Ngải.
Năm 1955 Uỷ ban Thể dục thể thao Trung ương được thành lập. Tháng 3
năm 1957 Hội bóng chuyền Việt Nam ra đời. Năm 1956 - 1957 tổ chức các giải
Hoà bình - Thống nhất, giải Mùa Xuân 1957 để động viên cổ vũ phong trào.
Tháng 10 năm 1957 Đội tuyển bóng chuyền Việt Nam được thành lập dự
giải 4 nước: Việt Nam - Trung Quốc - Triều Tiên - Mông Cổ tại Bình Nhưỡng

(Triều Tiên). Tuy thành tích không cao nhưng qua thi đấu và tham quan phong
trào các nước bạn, các cán bộ và vận động viên nước ta đã tiếp thu được một số
kỹ thuật mới, phương pháp huấn luyện mới cũng như những kinh nghiệm về xây
dựng lực lượng, xây dựng và phát triển phong trào bóng chuyền.
Năm 1959 trình độ kỹ chiến thuật của các đội trong nước ta tiến bộ khá
nhanh nhưng nhìn chung còn yếu.
Năm 1960 lần đầu tiên tổ chức Giải bóng chuyền hạng A toàn miền Bắc
gồm 8 đội nam và 8 đội nữ.
Ngày 10 tháng 6 năm 1961: Hiệp hội bóng chuyền Việt Nam được thành
lập.
Năm 1962 - 1964 phong trào bóng chuyền phát triển mạnh và vững chắc về
chiều sâu và chiều rộng. Hội bóng chuyền Việt Nam và bộ môn Bóng chuyền của

Uỷ ban Thể dục thể thao Trung ương đã liên tiếp tổ chức những hội nghị chuyên
đề nhằm mở rộng phong trào và chỉ đạo nâng cao.
Tháng 7 năm 1963 Hội nghị về phương hướng huấn luyện của bóng chuyền
Việt Nam được tổ chức tại Thái Bình với phương châm huấn luyện là: " nhanh,
3


chuẩn, biến hoá trên cơ sở không ngừng nâng cao sức mạnh".
Đội tuyển bóng chuyền nam, nữ nước ta tham gia đại hội Ganefo lần I
(1963) tại Indonesia.
Năm 1964: Uỷ ban Thể dục thể thao Trung ương phong cấp kiện tướng và
cấp I đầu tiên cho vận động viên môn bóng chuyền.

Tháng 3 năm 1965, tổ chức Hội nghị bóng chuyền tại Hải Dương nhằm xác
định phương hướng, nhiệm vụ phát triển môn bóng chuyền trong thời chiến : Tiếp
tục duy trì ở các địa phương, cơ sở có phong trào mạnh.
Năm 1969, Giải bóng chuyền đại biểu các nghành lần thứ nhất được tổ chức
tại Hà Nội, đồng thời các giải bóng chuyền hạng A và B vẫn được duy trì nhằm
củng cố và khôi phục phong trào.
Năm 1973, Giải bóng chuyền hạng A với sự tham gia của 24 đội nam, nữ.
Năm 1974, Giải bóng chuyền hạng B được tổ chức từ cơ sở đã thu hút đông
đảo quần chúng tham gia. Giải hạng A được tổ chức theo định kỳ và chọn được
12 đội A1 (nam, nữ) và 12 đội A2 (nam, nữ).
Từ năm 1975 đến nay, đất nước hòa bình, thống nhất, môn bóng chuyền
được phát triển mạnh mẽ. Hằng năm từ cơ sở đến Trung ương đều tổ chức các

giải bóng chuyền cho các đối tượng ở hầu hết các tỉnh, thành, ngành. Số đội tham
gia thi đấu ngày càng tăng, trình độ chuyên môn của vận động viên và các đội
cũng không ngừng được nâng cao.
Tháng 8 năm 1991: Tại Hà Nội, Đại hội Hiệp hội Bóng chuyền Việt Nam
lần II đã quyết định đổi tên thành Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (Volleyball
Federatron of Vietnam - VFV). Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là thành viên
chính thức của FIVB và AVC (Liên đoàn Bóng chuyền Châu á). Liên đoàn Bóng
chuyền Việt Nam gồm có 6 tiểu ban :
+ Tiểu ban huấn luyện - khoa học kỹ thuật.
+ Tiểu ban thi đấu, trọng tài.
+ Tiểu ban tài chính.
+ Tiểu ban thanh - thiếu niên.

+ Tiểu ban kiểm tra - khen thưởng - kỷ luật.
+ Tiểu ban bảo trợ.
Giải bóng chuyền cho các đối tượng khác nhau được tổ chức hằng năm:
Giải vô địch các đội mạnh tòan quốc; giải A1, A2: giải bóng chuyền bãi biển....
Bóng chuyền là môn thi đấu chính thức của Đại hội Thể dục thể thao toàn
quốc (4 năm một lần) hay trong chương trình Hội khỏe Phù Đổng (4 năm một
lần).
4


Bóng chuyền là môn thể thao được Đảng và Nhà Nước quan tâm tạo nhiều
điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần, do đó phong trào bóng chuyền được

phát triển rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Bóng chuyền đỉnh cao cũng được
phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh, thành, nghành: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng
Ninh, Thái Bình, Long An, Quân đội, Công an, Bưu điện....
Tại các giải thi đấu khu vực hay quốc tế. Các đội tuyển bóng chuyền trong
nhà hay bãi biển của Việt Nam đã giành được thứ hạng cao. Đội tuyển bóng
chuyền nữ Việt Nam luôn chiếm vị trí thứ hạng cao từ Seagame 20 (Đại hội thể
thao Đông nam á) cho đến nay.
Trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy
nghề, bóng chuyền là môn thể thao phổ cập và nằm trong chương trình giảng dạy
chính khóa ở các trường. Được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo
và Ban giám hiệu các trường, nên phong trào phát triển mạnh. Mỗi trường đều có
đội đại biểu, có sân tập hoàn chỉnh và các trang thiết bị khác để tập luyện bóng

chuyền.
Năm 1968, đại hội bóng chuyền các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp lần I được tổ chức có trên 100 đội nam, nữ tham gia. Năm 1969
thành lập đội đại biểu ngành tham gia giải hạng A toàn miền Bắc.
Sau tháng 4 năm 1975, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề
nay là Bộ Giáo dục - Đào tạo đã cùng Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp
Việt Nam phối hợp tổ chức định kỳ giải bóng chuyền toàn Ngành, lôi cuốn hàng
trăm trường và hàng ngàn vận động viên tập luyện và thi đấu.
1.3. ĐẶC ĐIỂM, TÁC DỤNG CỦA VIỆC TẬP LUYỆN MÔN BÓNG
CHUYỀN.
1.3.1. Đặc điểm môn bóng chuyền.
Bóng chuyền là môn thể thao mang tính tập thể, tính đối kháng cao, hoạt

động thi đấu bóng chuyền càng ở trình độ cao thì càng sôi nổi, hấp dẫn cho người
tập lẫn người xem. Tập luyện môn bóng chuyền đòi hỏi người tập có trình độ toàn
diện về hình thái, thể lực cũng như về kỹ chiến thuật và tâm lý, ý chí.
Các kỹ thuật bóng chuyền đều được thực hiện trong điều kiện thời gian tay
chạm bóng rất ngắn. Do đó, yêu cầu đặc biệt quan trọng là sự phối hợp nhuần
nhuyễn giữa các động tác và sự di chuyển của vận động viên theo hướng và tốc
độ bay của bóng.
Trong phương pháp huấn luyện, giảng dạy môn bóng chuyền cần phải thể
hiện những xu hướng sau:
- Phát triển năng lực thực hiện động tác có tính đến hướng và tốc độ bay của
5



bóng (về không gian - thời gian).
- Phát triển thể lực chuyên môn, chủ yếu là sức mạnh và sức nhanh. Điều
này có tác dụng đến việc tiếp thu kỹ năng xác định chính xác thời điểm tay tiếp
xúc với bóng (trong chuyền - phát - đập bóng).
- Phát triển sức nhanh của các phản xạ phức tạp, định hướng thị giác, khả
năng quan sát và phán đoán, tư duy chiến thuật và các khả năng khác đảm bảo
cho những phối hợp chiến thuật.
Những nét đặc thù của môn bóng chuyền cho phép ta đưa ra những yêu cầu
đối với một vận động viên có trình độ chuyên môn cao. Những yêu cầu này có tác
dụng định hướng đối với việc đào tạo các vận động viên trong các môn thể thao
thi đấu đồng đội và có thể được xếp theo các nhóm sau :

+ Cấu trúc - hình thái.
+ Chức năng - thể lực.
+ Kỹ chiến thuật.
+ Tâm lý cá nhân.
+ Tập luyện thi đấu và thi đấu.
+ Có khả năng tư duy về trí tuệ.
1.3.2. Tác dụng của tập luyện bóng chuyền.
Giảng dạy và huấn luyện bóng chuyền có ảnh hưởng và tác dụng tốt đến
người tập.
Mỗi kỹ thuật bóng chuyền dù đơn giản nhất như : Chuyền bóng thấp tay,
chuyền bóng cao tay, phát bóng ... đòi hỏi người tập vận động tay chân, toàn thân
một cách hợp lý và kịp thời. Khi thực hiện động tác yêu cầu phải tập trung chú ý

cao và lặp lại nhiều lần giúp người tập tăng cường sức mạnh tay, chân, toàn thân,
hình thành khả năng xử lý nhanh nhẹn, khéo léo, tạo điều kiện thích ứng với
những hoạt động phức tạp trong lao động sản xuất, trong chiến đấu cũng như
trong cuộc sống hàng ngày.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng con
người phát triển toàn diện về phẩm chất tâm lý, ý chí, tinh thần tập thể, tính kiên
trì, dũng cảm.
Sự đa dạng của các kỹ năng, kỹ xảo vận động và hành động thi đấu khác
nhau không chỉ về cường độ dùng sức mà cả về cấu trúc phối hợp sẽ tạo điều kiện
phát triển các tố chất thể lực của con người như : Sức nhanh, sức mạnh, sức bền,
khả năng phối hợp vận động.
Tập luyện, thi đấu bóng chuyền có tác động tích cực tới sự phát triển, hoàn

thiện khả năng thích ứng và định hướng nhanh cho người tập, xử lý nhanh những
6


tình huống thường xuyên thay đổi, biết lựa chọn kỹ thuật hợp lý nhất trong vốn
dự trữ phong phú về kỹ thuật của mình, biết nhanh chóng chuyển từ hành động
này sang hành động khác giúp họ đạt được tính linh hoạt cao của các quá trình
thần kinh vận động.
Sự đa dạng các kỹ năng, kỹ xảo vận động, hành động thi đấu khác nhau sẽ
tạo điều kiện phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo
léo.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cho

người tập lòng dũng cảm, tính kiên định, tính quyết đoán, tính sáng tạo và tính kỷ
luật. Người tập biết hành động tập thể, thường xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau,
điều đó sẽ góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập
thể ... cho người tập.
Tập luyện bóng chuyền giúp cơ thể phát triển hài hòa. Sự phối hợp hành
động khi thực hiện các chiến thuật tạo vẻ đẹp và sức lôi cuốn cho người xem.
Điều đó chứng tỏ bóng chuyền là môn thể thao có sức hấp dẫn với quần chúng ở
các lứa tuổi, đối tượng, ngành nghề khác nhau và đội ngũ người tập bóng chuyền
ngày càng phát triển và lớn mạnh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN.
Giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền nhằm hình thành kỹ năng – kỹ xảo vận
động các động tác trong bóng chuyền cho người học. Cần hiểu rằng kỹ năng – kỹ

xảo vận động là mức độ nắm vững động tác tới mức có thể thực hiện việc điều
khiển động tác đó một cách tự động và toàn bộ trình tự thực hiện thực hiện động
tác được ổn định trước những nhân tố bất lợi khác nhau (mệt mỏi, thay đổi cảm
xúc, thời tiếc...).
Nhiệm vụ chung của giảng dạy kỹ thuật là làm cho người học nắm vững
kỹ thuật bóng chuyền và trong quá trình đó người học hiểu được các quy luật sinh
– cơ học của động tác, nắm vững kỹ thuật vận động phù hợp với thực tế để hoàn
thiện ở mức độ cao nhất.
Việc đạt thành tích thể thao phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuẩn bị kỹ
thuật toàn diện của VĐV bóng chuyền, bởi vì nói chung trình độ huấn luyện kỹ
thuật có ảnh hưởng lớn đến sự điêu luyện chiến thuật của toàn đội.
Để đạt được điều đó cần phải :

+ Nắm vững tác cả các động tác kỹ thuật và biết thực hiện các động tác kỹ
thuật đó. Về vấn đề này một trong các chỉ tiêu đánh giá trình độ điêu luyện kỹ
thuật là trình độ huấn luyện kỹ thuật toàn diện của vận động viên.
+ Hoàn thiện việc nắm vững các phương pháp, thực hiện các kỹ thuật động
7


tác được sử dụng nhiều trong thi đấu và có liên quan đến việc thực hiện các chức
năng xác định trong đội hình của đội và vận dụng chúng trong các tình huống thi
đấu cụ thể. Về vấn đề này chỉ có trình độ điêu luyện kỹ thuật được thực hiện như
tính hiệu quả của việc nắm vững kỹ thuật thể thao.
+ Thực hiện ổn định các động tác kỹ thuật trong điều kiện đua tranh với

đối thủ và sự tác động của các yếu tố khác nhau. Trong trường hợp này chỉ số ổn
định của kỹ thuật biểu hiện. Việc nắm vững mỗi một động tác kỹ thuật và các
phương pháp thực hiện động tác đó tùy thuộc vào các đặc điểm cá nhân người
học, sự đa dạng trong vốn kỹ năng vận động của các VĐV và trình độ tập luyện
các thành phần kỹ thuật.
Quá trình hình thành kỹ năng – kỹ xảo vận động bao gồm một số giai đoạn
tương ứng với các giai đoạn giảng dạy động tác (có 3 giai đoạn) :

Hình thành kỹ thuật ban đầu phù hợp với việc nắm vững
khâu cơ bản kĩ thuật động tác.

Làm chính xác trình tự thực hiện động tác.


Củng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác.
1.4.1.Giai đoạn giảng dạy ban đầu:
Mục tiêu của giai đoạn giảng dạy ban đầu là làm cho người học nắm vững
khâu cơ bản của kỹ thuật động tác ở những nét chung và thực hiện được động tác
theo yêu cầu cơ bản.
Giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng vì tạo ra nền móng để đạt đến
trình độ điêu luyện kỹ thuật của VĐV bóng chuyền. Đây là giai đoạn hình thành
kĩ năng ban đầu để thực hiện những nét chính của động tác. Những nét đặc trưng
của qui chế sinh lý hình thành kỹ năng là sự lan tỏa các phản xạ vận động, sự
căng thẳng cơ bấp không cần thiết do sự khuyết tán của các quá trình hưng phấn ở
bán cầu đại não.

Nhiệm vụ của giai đoạn này là:
− Giảng dạy những phần chính của động tác mà người học chưa nắm
được.
− Bảo đảm hoàn thành khâu cơ bản của động tác nói chung.
− Giảng dạy nhịp điệu phối hợp chung khi thực hiện động tác.
− Loại bỏ những cử động không cần thiết, sự căng thẳng thừa và
không nhiên (gượng) khi thực hiện động tác.
Trong giai đoạn giai đoạn giảng dạy ban đầu phải học các động tác kỹ
thuật cơ bản của môn bóng chuyền, hình thành kỹ năng thực hiện và vận dụng
chúng trong thi đấu.
Ban đầu học các động tác đơn lẻ, sau đó luân phiên kết hợp với các động
8



tác khác. Trình tự học tập các động tác kỹ thuật, các biện pháp và phương án thực
hiện kỹ thuật động tác đó được tiến hành theo nguyên tắc từ động tác chủ yếu đến
động tác thứ yếu.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, trước hết cần xây dựng cho người học có
khái niệm chung về động tác thông qua lời nói, thị giác và vận động (GV phân
tích giảng giải và làm mẫu động tác hay sử dụng các hình thức trực quan khác và
cho người học thực hiện động tác) sau đó cho người học tập luyện nhiều lần động
tác có thể toàn bộ hay từng phần (tùy sự cần thiết).
Giảng dạy được bắt đầu từ kỹ thuật tư thế chuẩn bị và di chuyển (chạy,
nhảy, v.v…). Sau đó chuyển sang dạy các kỹ thuật điều khiển bóng trong các điều

kiện đơn giản, Lúc này phải tập trung chủ yếu vào thực hiện các thành phần sau :
- Thực hiện đúng tư thế chuẩn bị ban đầu.
- Thực hiện đúng tư thế vận động (các động tác chuyển tiếp giữa động tác
chuẩn bị và động tác cơ bản).
- Thực hiện đúng các cấu trúc động tác, sau đó phối hợp hoàn thành động
tác một cách hoàn chỉnh.
Để giúp người tập nắm vững được kỹ thuật động tác, các bài tập chuyên
môn phải thực hiện phù hợp với điều kiện giảng dạy làm cho người tập hiểu được
khái niệm động tác một cách rõ ràng, chú ý tập trung với việc nắm vững các chi
tiết động tác một cách rõ ràng, chú ý tập trung với việc nắm vững các chi tiết
động tác. Điều rất quan trọng là thực hiện được sự phối hợp các bộ phận của cơ
thể theo nhịp điệu cần thiết.

Trong giai đoạn giảng dạy tiếp theo, điều kiện thực hiện bài tập phải có sự
phức tạp hóa dần để giúp cho người tập nắm vững những động tác đã học trong
điều kiện sát với thực tế thi đấu.
Biện pháp tăng độ khó là :
- Thay đổi tư thế chuẩn bị ban đầu.
- Thực hiện động tác kĩ thuật sau khi chuyển và mở rộng pham vi hoạt động.
1.4.2.Giai đoạn giảng dạy đi sâu:
Mục tiêu giai đoạn giảng dạy đi sâu là làm chính xác trình tự thực hiện
động tác với các chi tiết, đạt tới sự liên kết nhẹ nhàng và tiết kiệm.
Nhiệm vụ cảu giai đoạn này là :
Làm cho người học hiểu sâu hơn về đặc điểm, yêu cầu thực hiện động tác
chính xác với các chi tiết cũng như nhận thức đầy đủ các quy luật liên quan tới

việc thực hiện các động tác, hình thành cho họ khả năng thực hiện các động tác
chính xác trong không gian, theo thời gian và trong dùng sức. mở rộng và cũng cố
9


kĩ năng thực hiện các biện pháp và các phương án kỹ thuật bóng chuyền, đi sâu
nguyên cứu và hoàn thiện các kỹ thuật trên cơ sở nắm vững các chi tiết động tác.
Để thực hiện giai đoạn này cần phải :
- Hợp lí hóa cấu trúc động tác khi thực hiện các động tác kỹ thuật (tăng độ
chuẩn xác của biên độ, nhịp điệu, nhịp điệu động tác, sự phối hợp các bộ
phận của cơ thể, loại bỏ các động tác không cần thiết).
- Tăng tính chuẩn xác thực hiện động tác kĩ thuật.

Việc nắm vững các động tác kỹ thuật ở giai đoạn này trong điều kiện phức
tạp hơn.
- Thực hiện kết hợp các động tác kỹ thuật khác.
- Thay đổi độ khó hoàn thành động tác (có tư thế cơ bản khác nhau, thay đổi
các cách di động, quy định thời gian thực hiện động tác.
- Tạo mô hình đơn giản của tình huống thi đấu mà trong đó thời gian cần để
thực hiện động tác bị hạn chế.
- Thực hiện bài tập kỹ năng trong điều kiện có động tác của các yếu tố bất
lợi bên ngoài.
Có thể đạt những điều trên thông qua việc làm phức tạp chính động tác kỹ
thuật đó và nhất là làm phức tạp các điều kiện thực hiện nó (ưu tiên phương pháp
tập luyện biến đổi) hoặc bằng cách áp dụng các phương pháp phù hợp (phương

pháp thi đấu).
1.4.3. Giai đoạn củng cố - hoàn thiện kỹ năng – kỹ xảo vận động:
Giai đoạn ba của việc hình thành kỹ năng – kỹ xảo vận động được đặc
trưng bởi tính ổn định của trình tự thực hiện động tác được xây dựng trong quá
trình tái hiện nhiều lần một động tác trong các điều kiện khác nhau. Thực hiện
động tác một cách tự động hóa và mang tính bền vững, khả năng biến dạng cao.
Giai đoạn này phải giải quyết các nhiệm vụ sau :
− Củng cố kỹ năng hoàn thành các động tác kĩ thuật đã học và thực
hiện các động tác kỹ thuật đó phù hợp tối đa với các đặc cá nhân
của người tập.
− Xác định các dạng kỹ thuật thực hiện có hiểu quả nhất (kỹ thuật sở
trường).

− Tăng cường số lượng các động tác kỹ thuật, biết tự biến đổi từ dạng
kỹ thuật này sang dạng kỹ thuật khác một cách linh hoạt, điêu
luyện.
− Nắm vững các động tác kỹ thuật đặc thù để hoàn thành chức năng
của mình trong đội hình chiến thuật của đội.
− Thực hiện kỹ thuật trong điều kiện mệt mỏi và căng thẳng tâm lí.
10


Hoàn thành kỹ thuật động tác phải được tiến hành trong điều kiện xác thực
với điều kiện thi đấu, yêu cầu người tập thực hiện động tác kỹ thuật với tốc độ
nhanh nhất, chuẩn xác nhất trong điều kiện thi đấu có đối kháng kể cả ở trạng thái

mệt mỏi và căng thẳng tâm lý cao.
Để hoàn thiện kỹ thuật động tác, cần sử dụng các bài tập khác nhau, phối
hợp các động tác và luân phiên chúng trong một trình tự nhất định ở các điều kiện
thi đấu thay đổi sử dụng rộng rãi các bài tập thi đấu (trong đó có trò chơi vận
động), thi đấu tập luyện, thi đấu giao hữu. Cần sử dụng đa dạng, hợp lí và sáng
tạo các phương pháp và biện pháp để tạo khả năng tối đa cho việc hoàn thành kĩ
thuật động tác.
Tất cả các động tác kỹ thuật trong bóng chuyền được thực hiện trong điều
kiện tay tiếp xúc nhanh với bóng. Trình độ phát triển thể lực và các khả năng cần
thiết tạo nên những điều kiện thuận lợi để nắm vững các kỹ thuật động tác bóng
chuyền cần đảm bảo các điều kiện sau :
− Phát triển ở người học khả năng dự định tinh tế những hành động của mình

khi tính toán hướng và tốc độ bay của quả bóng để di chuyển đúng lúc tới
vị trí hành động.
− Phát triển các nhân tố thể lực chuyên môn, chủ yếu là tốc độ co cơ.
− Phát triển sức nhanh của các phản ứng phức tạp, định hướng thị giác, quan
sát, tư duy chiến thuật và các phẩm chất tâm lí – ý chí có ảnh hưởng đến
kết quả thực hiện động tác.

11


Chương 2: KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BÓNG CHUYỀN
2.1. KHÁI NIỆM.

Trong cuộc sống và trong lĩnh vực chuyên môn khác nhau, chúng ta
thường gặp từ “Kỹ thuật”. Theo tác giả Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn
Hiệp, Nguyễn Xuân Dung, xác định khái niệm trong thể thao là “ Kỹ thuật là
phương pháp thực hiện nhiệm vụ vận động, nhờ khai thác tiềm năng khả năng
vận động của con người” (lý luận và phương pháp huấn luyện) năm 1983.
Trong các môn bóng: kỹ thuật là liên hiệp các thủ thuật động tác và
phương pháp cần thiết về chuyên môn nhằm mục đích giải quyết các nhiệm vụ
phối hợp chiến thuật trong các tình huống thường xảy ra trong thi đấu. Do vậy, kỹ
thuật bóng chuyền chính là sự tổng hợp các kỹ năng vận động thực hiện đúng, có
hiệu quả trong tập luyện và thi đấu.
2.2. PHÂN LOẠI KỸ THUẬT TRONG BÓNG CHUYỀN.
2.2.1. Tư thế đứng và di động.

2.2.2. Kỹ thuật chuyền bóng.
- Chuyền bóng cao tay cơ bản
- Chuyền bóng thấp tay cơ bản
- Chuyền hai
2.2.3. Kỹ thuật phát bóng.
- Phát bóng thấp tay cơ bản
- Phát bóng cao tay cơ bản
- Các kỹ thuật phát bóng khác.
2.2.4. Đập bóng.
- Đập bóng theo phương lấy đà.
- Các loại đập bóng khác.
2.2.5. Chắn bóng.

- Kỹ thuật chắn bóng cá nhân
- Kỹ thuật chắn bóng tập thể.
2.3. TƯ THẾ ĐỨNG VÀ DI ĐỘNG.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quá trình thi đấu VĐV bóng chuyền
phải thực hiện các tư thế đứng và các dạng di chuyển khác nhau. Do đó, các tư
thế đứng và di chuyển là biện pháp cơ bản và là nền tảng cho việc thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ vận động. Các tư thế đứng được phân thành 2 loại:
2.3.1. Tư thế chuẩn bị.
Là tư thế đứng của VĐV trong quá trình tập luyện và thi đấu. Là tư thế
khởi đầu của các hoạt động kỹ chiến thuật và các hoạt động di chuyển, tư thế này
12



còn được gọi là tư thế cơ bản:
Tư thế chuẩn bị được thực hiện như sau: hai chân mở rộng bằng vai hoặc
hơn vai, chân trước chân sau, trọng tâm dồn về phía trước, đầu gối hơi gập lại
khoảng từ 90 độ- 120 độ, thân trên hơi gập, hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu sát
thân mình. Cẳng tay, cổ tay và các ngón tay giữ ở tư thế tự nhiên, mắt quan sát
bóng (chú ý toàn thân phải thoải mái tự nhiên.)
Căn cứ vào mức độ hạ thấp trọng tâm cơ thể (chủ yếu ở mức độ khuỵu gối)
để có các tư thế đánh bóng khác nhau. Ta có:
+ Tư thế chuẩn bị thấp
+ Tư thế chuẩn bị trung bình.
+ Tư thế chuẩn bị cao.

- Tư thế chuẩn bị thấp:
Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, tư thế chuẩn bị thấp thường được
dùng khi phòng thủ ở hàng dưới hoặc lúc yểm hộ cho đồng đội hay đỡ những
đường bóng ở tầm thấp.
Yếu lĩnh động tác: Hai chân đứng mở rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp, đùi
và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90 o (tư thế ngồi xổm). Trọng lượng cơ thể dồn
phần lớn lên chân sau (chân trụ), bụng hóp lại.
- Tư thế chuẩn bị trung bình:
Tư thế này thường được vận dụng khi đỡ phát bóng và là tư thế cơ bản được
vận dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền vì ở tư thế này người
tập có thể di chuyển nhanh nhất
Yếu lĩnh động tác: Hai chân mở rộng bằng vai. Chân trước chân sau cách

nhau khoảng nữa bước (chân nào trước là tuỳ thuộc vào vị trí đứng trên sân). Đùi
và cẳng chân tạo thành góc khoảng 90o- 120o.
Ví dụ: Khi ở vị trí số 1 và 2 trên sân thì đứng chân phải trước, chân trái sau.
Khi ở vị trí số 4 và 5 thì đứng chân trái trước, chân phải sau ..., chân ở trước tiếp
xúc đất cả bàn chân, còn chân sau hơi kiểng gót, hai chân hơi khuỵu gối, trọng
lượng cơ thể dồn lên hai chân, bụng hơi hóp lại, thân trên hơi ngã về trước, mắt
nhìn ra trước, hai tay co ở khuỷu tự nhiên, bàn tay hơi khum và để ngang trước
ngực.
- Tư thế chuẩn bị cao:
Tư thế này thường được áp dụng nhiều trong trường hợp người tập đứng sát
lưới để chuẩn bị chuyền hoặc chắn bóng.
Yếu lĩnh động tác: Giống như ở tư thế chuẩn bị trung bình nhưng có khác là

ở tư thế này hai gối ít khuỵu hơn và thân người gần như thẳng đứng, đùi và cẳng
13


chân tạo thành góc trong khoảng 120o - 145o.
Lưu ý: Trong quá trình thi đấu để thực hiện các động tác kỹ thuật, người tập
có thể sử dụng các tư thế đứng.
Khi ở tư thế chuẩn bị, người tập có thể đứng yên tại chổ, chuyển động tại
chổ nhẹ nhàng hoặc di chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia, hoặc nhún
nhảy tại chỗ bằng hai chân để sẵn sàng di chuyển theo các hướng khác nhau.
Người tập ở tư thế động thì thực hiện các động tác di chuyển nhanh hơn
khi ở tư thế tĩnh. Không phụ thuộc vào các tư thế đứng, chuyển động sang các

phía : về trước - sang trái - sang phải - ra sau. Tư thế đứng hợp lý hơn cả là tư thế
cơ bản (tư thế động và tư thế tĩnh).
2.3.2. Các bước di chuyển.
Bao gồm nhiều loại, xong cơ bản nhất là:
+ Bước lên
+ Bước chéo
+ Bước phối hợp
+ Bước dừng
Di chuyển trong bóng chuyền chủ yếu theo các hướng.
- Về phía trước
- Về phía sau.
- Sang hai bên.

Khi thực hiện di chuyển sang hai bên không khó, nhưng về phía sau thì
khó hơn. Do đó, trong khi tập luyện cần chú ý thực hiện động tác di chuyển về
phía sau thì khó hơn. (về sau khi có hiệu lệnh di chuyển ngay về trước, sang hai
bên).
a. Khi sử dụng bước di chuyển sang hai bên, thông thường sử dụng ở cự li
ngắn. Được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu Bóng chuyền gọi là bước lướt có thể
tiến về trước, lùi về sau, sang hai bên.
Khi di động bằng bước lướt là: Di chuyển một chân về hướng cần di động
sau đó chân sau theo đà lướt theo chân trước ngay sau khi chân trước chạm đất.
b. Bước chéo: Bước chéo thường được sử dụng khi di chuyển sở đoạn
ngắn (Tuy nhiên có dài hơn bước lướt).
Kỹ thuật được thực hiện là: Muốn di chuyển sang phải VĐV từ tư thế

chuẩn bị bước chân trái chéo qua chân phải sang bên phải. Khi chân trái vừa
chạm đất, chân phải bước tiếp sang phải đồng thời tiếp tục thực hiện, chu kỳ tiếp
theo.
c. Bước thường: Được sử dụng ở khoảng cách cự li xa nhất, có thể ở đoạn
14


5-7-10m được thực hiện ở các tư thế xuất phát khác nhau. Tùy theo tình huống để
sử dụng tốc độ nhanh chậm khác nhau “ bước chạy” những bước cuối bước dài,
bước cuối cùng thực hiện kỹ thuật dừng. Trong quá trình di chuyển có thể thực
hiện động tác đánh bóng hoặc chuẩn bị đánh bóng.
d. Bước xoạc: Được thực hiện để đỡ các đường bóng ở cự li gần nhất,

những đường bóng nhanh, bất ngờ, đường bóng bay ở tầm thấp. Kỹ thuật thực
hiện thành bước theo hướng bóng, khi chân chạm đất, đầu gối gập chuyển trọng
tâm lên chân trước chân sau duỗi thẳng, chủ yếu thực hiện đỡ các đường bóng
phía trước và hai bên.
Ngoài ra, trong khi di chuyển còn thực hiện các động tác nhảy, có thể nhảy
bằng một chân, hai chân đều được thực hiện trong tấn công và phòng thủ. Các
động tác lăn ngã không chỉ là phương pháp di động để đỡ bóng mà còn là biện
pháp để bảo vệ thân thể tránh những chấn thương trong tập luyện và thi đấu
2.4. CHUYỀN BÓNG CAO TAY.
2.4.1. Tính năng tác dụng.
Chuyền bóng cao tay là kỹ thuật
cơ bản của bóng chuyền. So với các kỹ

thuật khác nó là kỹ thuật rất đa dạng bao
gồm:
- Là kỹ thuật sử dụng nhiều trong
chuyền hai, là yếu tố quyết định cho các
hoạt động tổ chức thực hiện ý đồ chiến
Hình 2.1: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
thuật của đội.
- Chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt thường được gọi là chuyền
cơ bản.
- Chuyền bóng lật sau đầu.
- Bật nhảy chuyền bóng (1 tay, 2 tay)
- Ngã chuyền, sự phân chia này chủ yếu dựa vào tư thế thân người khi thực

hiện kỹ thuật và hướng đi của bóng sau khi thực hiện kỹ thuật.
Chuyền bóng cao tay là kỹ thuật chủ yếu, là điểm tiếp xúc bóng bằng các
ngón tay và dùng sức cuối cùng bằng cổ tay chuyền bóng đi. Vị trí tiếp xúc của
bóng khi chuyền luôn ở phía trước mặt, cùng lúc thực hiện động tác mắt có thể
quan sát bóng, hình tay và vị trí chuyền bóng tới.
Chuyền bóng cao tay sử dụng được các bộ phận linh hoạt nhất của cơ thể
đó là các ngón tay, cổ tay, do đó đường chuyền có độ chính xác cao. Đồng thời
các đường bóng rất đa dạng như: chuyền bóng nhanh, lao ngắn, lao dài, chuyền
15


biên, chuyền điều chỉnh.

Chuyền bóng cao tay là khâu nối tiếp giữa phòng thủ và tấn công, nó là
trọng tâm để điều chỉnh va tổ chức các phối hợp chiến thuật trong tấn công cũng
như trong phản công. Là kỹ thuật chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
tấn công, ngoài ra nó còn mang tính chất tấn công như những quả bỏ nhỏ vào chỗ
trống trên sân đối phương.
Chuyền bóng cao tay cơ bản là kỹ thuật cơ sở, là nền tảng để phát triển và
nâng cao các kỹ thuật khác cùng loại có độ khó cao hơn và đặc biệt được vận
dụng để huấn luyện cho VĐV chuyền hai.
Hình
2.1: như
Kỹ thuật
Khi chuyền bóng: bóng đến và bóng chuyền

đi gần
cùngchuyền
một quỹ đạo
bóng cao tay
chuyển động nhưng ngược chiều. Tính năng đường bóng đến tương đối ổn định,
độ khó không cao. Tư thế chuyền thoải mái, thuận lợi, di động với cự ly không xa
nên dễ học.
Khi chuyền bóng, cùng lúc có nhiều điểm tiếp xúc vào bóng do đó dễ
phạm lỗi dính bóng và hai tiếng.
2.4.2. Nguyên lý kỹ thuật.
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt có những giai đoạn
sau:


Hình 2.2: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.
a) Chuẩn bị:
Sau khi quan sát, xác định quy định bay của bóng, tốc độ và điểm rơi của
bóng, người tập từ tư thế chuẩn bị sử dụng kỹ thuật di chuyển phù hợp nhất,
nhanh chóng di chuyển đến vị trí chuyền bóng. Lúc này, người chuyền bóng đứng
ở tư thế trung bình, hai chân rộng bằng vai (hoặc hơn vai), chân trước chân sau
16


(mũi chân sau hơi hướng ra ngoài), đầu gối hơi khuỵu. Thân trên thẳng, bụng
hóp, mắt quan sát bóng, hai tay thả lỏng tự nhiên ở hai bên thân mình. Chuẩn bị

thực hiện kỹ thuật chuyền bóng, vị trí này phải đảm bảo bóng ở phía trên cao,
trước mặt.
b) Tiếp xúc bóng:
Khi bóng đến hai tay nhanh chóng đưa ra trước và lên trên, hai bàn tay của
người chuyền bóng được đặt phía trên trước mặt, nhếch lên cao cách trán khoảng
bằng đường kính của quả bóng. Tay gập ở khớp khuỷu, khuỷu tay hướng về
trước, hơi chếch sang hai bên, khớp cổ tay hơi ngửa về phía sau. Khi chạm bóng
hai chân hơi khuỵu, trọng tâm chuyển. Tay hơi hạ nhẹ xuống để làm giảm tốc độ
bóng bay tới. Hình tay khi tiếp xúc bóng là hình túi bao quanh phía dưới, sau
bóng. Trong cùng bàn tay điểm tiếp xúc giữa các ngón tay với bóng không giống
nhau:
- Ngón cái tiếp xúc bóng bằng bề mặt phần trong của đốt thứ hai và một

phần đốt thứ nhất.
- Ngón tay trỏ: tiếp xúc với bóng nhiều nhất, gần như hết bề mặt phần
trong của các đốt.
- Ngón giữa tiếp xúc với bóng bằng bề mặt phần trong của hai đốt và một
phần của đốt thứ nhất.
- Ngón nhẫn: tiếp xúc phần nhô phía trong của đốt thứ ba.
c. Chuyền bóng đi: (đánh bóng)
Giai đoạn này được bắt đầu ngay sau khi tiếp xúc bóng. Hai chân duỗi các
khớp, lực đạp đất được truyền từ dưới lên trên thông qua trọng tâm cơ thể hơi
chếch về trước theo hướng chuyền bóng đi. Đồng thời trọng tâm được nâng lên,
duỗi các khớp bả vai, khuỷu tay cuối cùng bằng khớp cổ tay và các ngón tay
nhanh chống bật đẩy bóng đi:

Trọng lượng cơ thể dồn về chân trước, quá trình chuyển động của cơ thể là
sự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân, có tính chất kế tiếp và liên tục khi bóng rời
tay là lúc toàn thân duỗi hoàn toàn.
d. Kết thúc:
Khi bóng rời tay, hai tay tiếp tục rướn theo bóng, sau đó nhanh chóng trở
về tư thế ban đầu để chuẩn bị thực hiện những động tác tiếp theo.
2.4.3. Những điểm cần chú ý.
- Khoảng cách vị trí giữa chân và sự tiếp xúc của bàn chân (định hướng
của bàn chân).
- Vị trí của tay và khuỷu tay.
17



- Định hướng tư thế toàn thân (tư thế thân người).
- Hình tay và vai trò của các ngón tay.
- Vị trí tiếp xúc (điểm tiếp xúc).
- Sự linh hoạt của tất cả các khớp (độ mềm dẻo của khớp).
- Quỹ đạo của bóng (đỉnh cao và điểm rơi).
- Khả năng di chuyển.
- Cách sử dụng sức.
- Sự tiếp xúc khác.
- Sự mở rộng các ngón tay.
- Lòng bàn tay khi kết thúc hướng về độ cao nhất.
- Chạm bóng nhanh.

- Thay đổi hướng đi.
Chú ý: Tùy theo trình độ và đặc điểm cá nhân, tùy tình huống cụ thể mà tầm
chuyền có thể thay đổi.
2.5. CHUYỀN BÓNG LẬT SAU ĐẦU.
2.5.1. Tính năng tác dụng.
- Kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu là kỹ thuật ra đời sau kỹ thuật chuyền
bóng cơ bản. Nó được sử dụng nhiều trong kỹ thuật chuyền hai, có tác dụng lớn
và hiệu quả cao vì tính bất ngờ của nó.

Hình 2.3: Kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu
- Do hướng bóng đi ngược với hướng bóng tới, do đó độ chính xác có hạn
chế, khi thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi người chuyền phải có kỹ thuật chuyền cơ

18


bản tốt. Từ những đặc điểm trên, cấu trúc của chuyền bóng lật sau đầu so với kỹ
thuật chuyền cơ bản có những điểm khác nhau sau đây:
2.5.2. Nguyên lý kỹ thuật.
a. Tư thế chuẩn bị:
Hai tay nâng cao, hai khuỷu tay đưa lên cao hướng về trước lên trên. Cổ
tay và bàn tay hơi ngửa trên đầu, đầu hơi ngửa về sau mắt quan sát bóng.
b. Đón bóng:
Cổ tay ngửa hai bàn tay hướng về phía bóng, các ngón tay tiếp xúc ở phía
dưới của bóng. Cổ ngửa ra phía sau, điểm tiếp xúc bóng ở phía trên trán hơi

chếch về phía sau.
c. Chuyền bóng đi:
Chuyển động của toàn thân thông qua duỗi các khớp gối, hông, bả vai và
khuỷu tay, theo thứ tự từ dưới lên trên chếch ra sau tạo lực đẩy bóng đi. Hướng
bóng bay là chếch lên cao hướng về phía sau.
d. Kết thúc:
Sau khi chuyền bóng đi VĐV chuyền bóng thu hai tay về phía trước nhanh
chóng trở về tư thế chuẩn bị.
Chú ý:
- Chuyền bóng lật sau đầu chỉ được tập luyện sau khi đã nắm vững kỹ
thuật chuyền bóng cao tay trước mặt.
- Các giai đoạn được thực hiện kế tiếp nhau một cách liên tục, giống như

chuyền bóng cơ bản, chuyển động của thân thể được phối hợp một cách nhịp
nhàng.
- Kết thúc động tác tay không duỗi hết còn gập nhiều ở khuỷu.
2.6. KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG THẤP TAY.
2.6.1. Tính năng tác dụng.
Chuyền bóng thấp tay là kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền. Kỹ thuật này
xuất hiện khi kỹ thuật tấn công đã phát triển ở mức độ tương đối cao. Khi kỹ
thuật phát bóng và đập bóng ngày càng uy lực, khi đó không thể sử dụng đỡ bóng
bằng chuyền cao tay được. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay phát triển và hoàn
thiện nhanh chóng ở thập niên 60. Trong hoạt động thi đấu, kỹ thuật chuyền thấp
tay được sử dụng trong đỡ chuyền một trong phòng thủ. Đồng thời cũng yểm hộ
tấn công yểm hộ chắn bóng để tổ chức tấn công hoặc phòng thủ phản công. Trong

nhiều trường hợp, chuyền thấp tay còn được sử dụng trong chuyền bước hai.

19


Hình 2.4: Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.
Chuyền bóng thấp tay bằng hai tay thường được vận dụng rất nhiều trong
thi đấu. Đặc biệt dùng đỡ đập, đỡ phát bóng mạnh hoặc những đường bóng thấp,
tốc độ nhanh không thể thực hiện được bằng động tác chuyền cao tay. Ngoài ra,
nó còn đóng vai trò quyết định trong chiến thuật phòng thủ đặc biệt những đường
bóng xa người, đột ngột.
- Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay là kỹ thuật cơ bản. Ngoài ra,

còn sử dụng các kỹ thuật chuyền thấp tay như:
- Chuyền bóng thấp tay bằng một tay.
- Lăn ngã chuyền bóng.
Những kỹ thuật này được áp dụng chủ yếu trong kỹ thuật phòng thủ.
2.6.2. Nguyên lý của kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản.
a. Tư thế chuẩn bị:
Sau khi quan sát hướng bóng đến, tốc độ bay góc bóng đến. Người tập
nhanh chóng di chuyển đến vị trí thích hợp chuẩn bị thực hiện động tác chuyền
bóng đi. Thông thường được sử dụng ở tư thế trung bình: hai chân mở rộng bằng
vai hoặc hơn vai, chân trước chân sau. Khớp gối hơi khuỵu chân sau đứng trên
mũi bàn chân, hai tay co tự nhiên ở hai bên, thân trên hơi gập mắt quan sát bóng.
b. Tiếp xúc bóng: (đón bóng)

Khi chuẩn bị tiếp xúc vào bóng, hạ thấp trọng tâm hai tay đưa ra trước ở
độ cao trên đầu gối (tùy theo gốc đến và góc phản xạ để quyết định gốc độ tiếp
xúc vào bóng cho thích hợp). Hai bàn tay đặt lên nhau, thông thường tay thuận để
ở dưới. Các ngón tay gập tự nhiên, bàn tay thuận bao phía ngoài bàn tay kia, hai
ngón tay cái đặt song song và sát vào nhau, sao cho mặt trên của hai cẳng tay
ngang bằng nhau. Cổ tay gập xuống phía dưới để hai cẳng tay xoay ra phía ngoài
20


mở rộng diện tích tiếp xúc với bóng. Điểm tiếp xúc với bóng là phần dưới của
cẳng tay, phía trên cổ tay. Khi bóng đến tay duỗi thẳng hơi hạ tay xuống phía
dưới, đồng thời hai chân hơi khuỵu làm giảm tốc độ của bóng đi tới.


Hình 2.5: Tiếp xúc bóng của chuyền bóng thấp tay
c. Đánh bóng: (Dùng lực đẩy bóng đi)
Sau khi tiếp xúc bóng, duỗi các khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông tạo lực
đưa trọng tâm cơ thể lên cao về phía trước. Kết thúc động tác tay duỗi thẳng ở
mức gần ngang vai. Trong quá trình thực hiện động tác cổ tay gập thấp xuống, hai
bàn tay luôn nắm chặt.
d. Kết thúc động tác:
Kết thúc động tác hai tay rời nhau, nhanh chóng trở về tư thế ban đầu để
chuẩn bị các động tác tiếp theo.
Chú ý: Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay là một quá trình phối hợp nhịp
nhàng liên tục các giai đoạn, tránh giật cục, quá trình phân chia giai đoạn chỉ là

mang tính tương đối.
Những điều quan trọng cần chú ý là:
- Khoảng cách vị trí tiếp xúc đất trực tiếp của hai bàn chân (hướng của bàn
chân).
- Hình tay đón bóng, khuỷu tay căng, cổ tay gập xuống.
- Vị trí tiếp xúc của tay với bóng.
- Qũy đạo của đường bóng trên cơ sở đỉnh cao của đường bóng và vị trí
điểm rơi của bóng.
- Góc dễ xảy ra và góc phản xạ (góc bóng đến và góc bóng đi)
21



- Sự tiếp xúc với các đường bóng khác nhau thì việc vận dụng kỹ thuật
cũng khác nhau.
a. Trong trường hợp chuyền bóng cơ bản: Vận tốc đường bóng đi chậm, sức
mạnh bình thường thì phải chú ý:
- Sự nhịp nhàng của tay.
- Phối hợp lực nhịp nhàng của toàn thân.
b. Trong trường hợp đỡ phát bóng: Vận tốc đường bóng đến trung bình, sức mạnh
tăng hơn chuyền cơ bản ta phải chú ý:
- Sự tiếp xúc với bóng nhanh.
- Thay đổi hướng đi của bóng.
c. Trong trường hợp đỡ bóng tấn công, phát bóng có uy lực như nhảy phát: Vận
tốc của đường bóng tới cao, có sức mạnh lớn, thì ta phải chú ý:

- Dùng lực kéo (có ý nghĩa là tay và trọng tâm hạ xuống kéo bóng theo để
giảm xung lực của đường bóng đến hay còn gọi là hoãn xung).
Những điểm quan trọng khi thực hiện đỡ chuyền một và đỡ bóng tấn công
a. Đỡ chuyền một:
- Khoảng cách vị trí giữa hai chân và sự tiếp xúc trực tiếp của bàn chân với
đất (định hướng được xác định bằng hướng của bàn chân).
- Khả năng di chuyển của cơ thể liên tục quan sát trước khi xác định vị trí
tiếp xúc.
- Phán đoán góc tới dễ xảy ra và xác định góc phản xạ.
- Sử dụng lực hoãn xung nhẹ bằng khớp gối và khớp vai.
- Xác định mục tiêu cần phải đưa bóng đến.
b. Đỡ bóng tấn công:

- Di chuyển chân định hướng của cơ thể.
- Chọn thời điểm để sử dụng góc độ của khớp gối.
- Vị trí tiếp xúc bóng khác nhau, do khả năng quan sát và xử lý tình huống
trước khi tiếp xúc bóng.
2.7. KỸ THUẬT PHÁT BÓNG.
2.7.1. Tính năng tác dụng.
Phát bóng là một trong những kỹ thuật quan trọng của bóng chuyền. Trải
qua một quá trình dài phát triển, đồng thời cùng với sự thay đổi về luật lệ kỹ thuật
phát bóng ngày một hoàn thiện và phát triển. Phát bóng mang tính chất khởi đầu
cho một trận đấu, ngày nay phát bóng mang tính chất tấn công rõ rệt.....Trong
bóng chuyền hiện đại, phát bóng không chỉ đơn thuần là quả bóng khởi đầu mà
nó còn là vũ khí tấn công sắc bén. Chiến thuật trong phát bóng cũng hoàn thiện và

22


phát triển, để mang lại hiệu quả ngày càng cao.
Nếu kỹ thuật và chiến thuật phát bóng tốt, đội có quyền phát bóng có thể:
- Thắng điểm trực tiếp.
- Gây khó khăn cho đỡ chuyền một, phá vỡ chiến thuật tấn công của đối
phương, đưa đối phương vào trạng thái bị động. Từ đó có chiến thuật thích hợp
cho đội mình tổ chức phòng thủ phản công ăn điểm hoặc giành quyền phát bóng.
- Quả phát bóng tốt sẽ cũng cố lòng tin vào chiến thắng đồng thời tạo nên
những yếu tố tâm lý xấu cho đội đối phương.
Xuất phát từ những đặc điểm trên kỹ thuật phát bóng ngày càng phong phú

và đa dạng, đồng thời các kỹ thuật phát càng hoàn thiện và xuất hiện các kỹ thuật
mới. Phát bóng hoàn toàn mang tính chủ động do đó nó trở thành vũ khí tấn công
uy lực. Việc phân loại các kiểu phát bóng được dựa vào các yếu tố sau:
- Tư thế thân người so với lưới khi phát bóng.
- Vị trí điểm đánh bóng khi thực hiện kỹ thuật.
- Đường bay và tốc độ của bóng.
2.7.2. Phân loại phát bóng.
a. Phát bóng thấp tay:
- Trước mặt
- Nghiêng mình
b. Phát bóng cao tay:
- Cao tay trước mặt xoáy.

- Cao tay trước mặt bay.
- Cao tay nghiêng mình xoáy.
- Cao tay nghiêng mình bay.
- Bật nhảy phát cao tay tấn công.
2.7.3. Phát bóng thấp tay trước mặt.
2.7.3.1 Tính năng tác dụng.
Là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện được sử dụng cho mọi đối tượng thường
được áp dụng cho người mới học. Do đó uy lực không lớn, hiệu quả thi đấu
không cao, nhưng đảm bảo độ chính xác. Thường được sử dụng trong thi đấu và
tập luyện, đặc biệt trong giai đoạn huyến luyện cơ bản.

23



Hình 2.6: Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt.
2.7.3.2 Nguyên lý kỹ thuật.
a. Tư thế chuẩn bị:
Người tập đứng ở vị trí phát bóng, chân trước chân sau. Nếu phát bóng
bằng tay nào thì chân đó đứng sau, mũi bàn chân hơi mở ra phía ngoài để tạo
chân đế vững vàng. Chân trước mũi bàn chân hướng lưới, hướng của bàn chân
trước sẽ quyết định hướng bay của bóng. Khớp gối hơi khuỵu, thân trên hơi gập
lại, trọng tâm dồn vào chân sau. Tay trái co ở khuỷu, lòng bàn tay ngửa đở phía
dưới bóng. Tay thuận (tay đánh bóng) duỗi tự nhiên, ở phía trước bàn tay mở
rộng tự nhiên đặt lên phía trên của bóng. Mặt hướng về phía lưới, mắt quan sát

đối phương.
b. Tung bóng:
Khi thực hiện kỹ thuật tung bóng, khớp gối hạ thấp hơn, thân người hơi
gập về trước, trọng tâm hạ thấp theo. Ngay sau khi hạ thấp đến mức cần thiết,
thực hiện động tác duỗi chân, chuyển dần trọng tâm thân thể từ chân sau lên cao
và về chân trước. Đồng thời tay tung bóng đưa từ dưới lên trên và thực hiện động
tác tung bóng. Khi tay vươn đến tầm cao nhất là lúc bóng tới tay. Bóng tung lên ở
độ cao từ 40-50cm về phía trước chếch sang hướng tay đánh bóng. Khi thực hiện
động tác tung bóng, tay đánh bóng chuyển về sau, ưỡn căng bả vai gập ở khớp
khuỷu, cổ tay ngửa lòng bàn tay hướng về sau.
c. Đánh bóng:
Lúc này thân người ưỡn cong hình cánh cung, trọng tâm dồn về chân sau

cổ hơi ngửa quan sát bóng. Bóng rơi xuống tầm thích hợp, tay đánh bóng nhanh
24


chống chuyển động lên cao và về trước. Đồng thời với chuyển động của tay, chân
đạp đất duỗi các khớp cổ chân, gối, hông, trọng tâm chuyển dần về phía trước.
Tay đánh bóng duỗi nhanh khớp khuỷu bàn tay đánh bóng về phía sau, và phần
dưới của bóng nhanh chóng gập cổ tay đẩy bóng đi.
d. Kết thúc:
Tay đánh bóng tiếp tục chuyển động về phía trước duỗi hết các khớp.
Trọng tâm đổ về phía trước nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị thực hiện các
động tác tiếp theo.

2.7.4. Phát bóng cao tay trước mặt.
2.7.4.1 Tính năng tác dụng.
Là kỹ thuật cơ bản, được sử dụng nhiều nhất trong quá trình tập luyện và
thi đấu. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt là thân thể hướng lưới nên khả năng
quan sát rộng. Sự lựa chọn mục tiêu và thực hiện kỹ thuật chuẩn xác hơn. Do
điểm tiếp xúc với bóng ở phía trước và trên cao, do đó uy lực của đường bóng
lớn. Có thể sử dụng đường bay với tốc độ khác nhau, bóng có thể xoáy hoặc bay.
Do đó thường được sử dụng cho các VĐV có trình độ tập luyện tốt.

Hình 2.7: Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt.
2.7.4.2 Nguyên lý kỹ thuật.
a. Tư thế chuẩn bị:

Người tập đứng ở khu phát bóng chân trước chân sau, thông thường chân
thuận ở phía sau mũi bàn chân hướng ra ngoài, chân đối diện mũi bàn chân hướng
về mục tiêu. Khoảng cách giữa hai chân bằng vai, thân người hơi xoay sang
hướng tay đánh bóng. Tay trái gập khớp khuỷu, gần như vuông góc, lòng bàn tay
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×