Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN QUAN hệ QUỐC tế CHIẾN lược TOÀN cầu và NHỮNG điều CHỈNH CHÍNH SÁCH QUAN sự AN NINH của mỹ SAU sự KIỆN 11 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.26 KB, 16 trang )

CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN
TRONG CHÍNH SÁCH AN NINH QUÂN SỰ CỦA MỸ
SAU SỰ KIỆN 11/9

Sự kiện 11/9/2001 đã làm rung chuyển thế giới. Là thảm họa
đối với người Mỹ. Chỉ trong vòng không đầy một giờ đồng hồ, hai
tòa tháp thuộc trung tâm thương mại thế giới (WTC) đã bị sụp đổ.
Thảm kịch này không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, đơn lẻ, mà nó là
hệ quả trực tiếp từ cuộc chiến tranh “chống khủng bố” do Mỹ phát
động. Người Mỹ đã gieo mầm họa cho chính mình.
Dù thời gian đã qua đi, bộ mặt thế giới đã và đang thay đổi,
các mối quan hệ quốc tế đang đang bị co kéo biến dạng. Trật tự thế
giới đang thay đổi, các nước lớn đang tìm mọi cách giành lấy vị thế
có lợi nhất cho mình quyền bá chủ thế giới. Trong quan hệ quốc tế
người Mỹ tự cho mình là “cảnh sát trưởng” trong các cuộc chơi, cho
dù là ai, thế lực nào, thì người Mỹ cũng luôn tìm mọi cách để giành
lấy phần lợi nhuận. Trong bức tranh đa dạng, phức tạp của tình hình
thế giới, hầu hết các quốc gia trên hành tinh chúng ta, các chủ thể
trong quan hệ quốc tế đã và đang tự điều chỉnh chiến lược của mình,
đó là lẽ tất yếu. Sự chuyển động đó đòi hỏi chúng ta cần phải có cái
nhìn tổng quát hơn, thực chất để nắm bắt được bản chất vấn đề, từ
đó có thái độ ứng xử cho phù hợp trong quan hệ quốc tế, nâng cao
được hiệu quả trong công tác đối ngoại, góp phần bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với lẽ đó cần phải thấy được chiến lược


2

toàn cầu và những điều chỉnh chính sách an ninh - quân sự của Mỹ
là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Bộ mặt thế giới “không còn như cũ”, tình hình quốc tế thay


đổi nhanh chóng. Khu vực Châu Á - Thái bình Dương ngày càng trở
nên năng động hấp dẫn hơn bao giờ hết. Việc người Mỹ điều chỉnh
cơ bản trong chính sách an ninh - quân sự không có gì là mới mẻ.
Hầu như đời tổng thống nào của Mỹ cũng tự điều chỉnh chiến lược.
Thực chất sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ là điều chỉnh cách điều
hành, chính sách đối nội và đối ngoại, nhằm một mục tiêu không
thay đổi là củng cố địa vị chi phối của Mỹ đối với thế giới, giữ được
ưu thế tuyệt đối, ngăn chặn sự trỗi dậy của bất cứ nước nào hoặc
nhóm nước nào có thể trở thành lực lượng thách thức vai trò của
Mỹ. Trong sự điều chỉnh đó, vấn đề điều chỉnh về an ninh - quân sự
luôn là một ưu tiên của Mỹ và cũng là một ưu thế của Mỹ.
Kể từ khi cuộc “chiến tranh lạnh” trên thế giới đi vào màn kết
thúc; người ta nhầm tưởng rằng thế giới rồi sẽ bước vào một thời kỳ
ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển. Nhưng thực tế lại cho thấy,
diễn biến tình hình trên thế giới những năm gần đây càng trở nên
phức tạp, sự bất ổn định ngày càng gia tăng; các mâu thuẫn trên thế
giới bộc lộ , phát triển gay gắt hơn so với thời kỳ “chiến tranh lạnh”
như Đại hội lần thứ IX Đảng ta nhận định “Trong một vài thập kỷ
tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh
cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can


3

thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp
ngày càng tăng”1
Nhận định trên quả thật là có căn cứ khoa học và là một dự
báo hoàn toàn chính xác với những diễn biến của tình hình thế giới
đã và đang diễn ra. Chúng ta đều biết, trong lịch sử thế giới, kể từ
sau năm 1468 đến nay trật tự thế giới đã 6 lần thay đổi. Tất cả đều

do sự áp đặt của các cường quốc thắng trận đối với các cường quốc
bại trận. Trật tự thế giới mới được thiết lập nhanh chóng thay thế
cho trật tự thế giới cũ, điều này chủ yếu xảy ra ở Châu Âu khi chiến
tranh giữa các nước đế quốc thực chất là cuộc nội chiến ở Châu Âu.
Sau thất bại của Na - Pô - Lê - Ông (1812), một trật tự mới được
thành lập gọi là “Sự hòa hợp Châu Âu”. Đó là một trật tự thế giới đa
cực kéo dài 100 năm cho đến khi bắt đầu chiến tranh thế giới lần
thứ nhất (1914). Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất với sự bại trận
của Đức, Áo, Hung, trật tự thế giới đa cực mới lấy Hiệp ước (Véc
xây) 1919 làm cơ sở, gọi là trật tự Véc xây được thành lập. Sau
chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đức, Ý, Nhật bị bại trận, Mỹ nổi lên
là một tên trùm sỏ trong thế giới tư bản. Trong đó Liên Xô với việc
đánh bại phát xít Đức, đã nổi lên như một siêu cường về quân sự
chia sẻ quyền lực lãnh đạo thế giới với Mỹ, trật tự thế giới 2 cực gọi
là trật tự Y - an - ta, đã sớm ra đời và tồn tại cho đến khi Liên Xô
tan rã. Khác với trước, trật tự thế giới mới không ra đời ngay sau
khi Liên Xô tan rã. Mặc dù Busơ (cha) tuyên bố năm 1991 một trật
tự thế giới đơn cực do Mỹ chủ đạo, nhưng chưa thể thực thi thì đã
1

ĐCSVN, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 14.


4

hết nhiệm kỳ. B.C.Lin - Tơn lên thay đã đưa ra một học thuyết:
“Can dự và mở rộng” bằng học thuyết “mơ hồ”, với vị thế “siêu
cường” trong trật tự thế giới mới “nhất siêu - đa cường”. Người Mỹ
đã tiến hành một số cuộc tấn công phủ đầu đánh vào các nơi mà Mỹ
nghi là hang ổ của bọn khủng bố như: Áp ga nixtan, Li bi, Xu đăng,

I.rắc…Năm 2000 khi tranh cử tổng thống Busơ (con) đã phê phán
“chính sách ngoại giao mơ hồ” của B.C.Lintơn và đã tỏ ý ngoại giao
đơn phương. Xác định Trung quốc là đối thủ chứ không phải là đối
tác. Nhưng Busơ chỉ thực sự điều chỉnh khi ông ta bước vào Nhà
trắng. “Busơ đã có một loạt hành động gây chấn động thế giới như:
thúc đẩy kế hoạch phòng thủ tên lửa, tự ý rút khỏi Hiệp ước chống
tên lửa đạn đạo, rút khỏi Nghị định Ky - ô - tô, không phê chuẩn
Hiệp ước cấm thử vũ khí toàn diện…”1. Nhưng thực tế lại không
phải như vậy; Liên Xô tan rã, thay thế Liên Xô là Liên bang Nga
với lực lượng quân sự còn nguyên vẹn và là người kế thừa Liên Xô
trong chiếc ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc. Nước Nga tuy suy yếu về kinh tế nhưng vẫn là cường quốc
quân sự ngang hàng với Mỹ. Đó là chưa kể sự lớn mạnh trỗi dậy của
các cường quốc khác: Nhật bản, Pháp, Đức, Trung quốc, Ấn độ…
Do vậy, thế giới sau “chiến tranh lạnh” mang một cục diện đặc biệt.
Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông
Âu đã tạo điều kiện để Mỹ thiết lập một trật tự thế giới một cực.
Mục tiêu chiến lược của Mỹ là ngăn chặn các cường quốc, dù là
đồng minh hay đối thủ vươn lên thách thức vị trí, vai trò siêu cường
1

Dẫn lại theo Phan Doãn Nam, tạp chí cộng sản số 6 tháng 3 - 2004, tr. 74.


5

của Mỹ; thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương, chà đạp lên
mọi nguyên tắc của luật lệ quốc tế, coi thường tất cả các tổ chức
quốc tế, kể cả Liên hợp quốc và chỉ lợi dụng tổ chức này khi Mỹ
thấy một mình không thể đảm đương nổi. Chiến lược bá quyền

nhằm đặt toàn bộ thế giới dưới sự lãnh đạo của Mỹ có từ ngay khi
“chiến tranh lạnh” kết thúc.
Thảm hoạ ngày 11/9/2001 còn có thể được ghi vào lịch sử như
một ngày chiến tranh chính thức bước vào một hình thái mới thay
cho hình thái chiến tranh quy ước giữa một hay nhiều quốc gia này
với một hay nhiều quốc gia khác với mọi biểu hiện cụ thể của nó
như chiến tuyến, quân phục, vũ khí và trên tất cả các công ước quốc
tế về chiến tranh, là hình thái chiến tranh bất quy ước giữa một bên
là bộ máy chiến tranh chính quy và một bên là một (hay những) đội
ngũ gồm những thành viên giấu mặt cùng những phương tiện không
tuân theo những quy ước chiến tranh đã được công nhận; không
tuyên chiến, không chiến tuyến, không quân phục, chiếm đoạt máy
bay hàng không dân dụng (trong đó có hàng trăm hành khách) đâm
vào mục tiêu một cách tự sát.
Sự kiện ngày 11/9 cũng đã tạo ra một tình thế mới, hình thành
chiến tranh giấu mặt không còn trong thế phòng thủ trên lãnh thổ của
mình mà đã bước qua thế tấn công ngay trên lãnh thổ đối phương. Đây
chính là điều mà cả bộ máy quốc phòng, chiến tranh, an ninh, tình báo
của Mỹ đã không lường trước được. Thật vậy, bộ máy được xem là
khổng lồ nhất, hiện đại nhất, lắm kinh phí nhất này đã có thể hình dung
được mọi nguy cơ, đáng ngại nhất là nguy cơ một vài tổ chức, cá nhân


6

nào đó làm chủ được một vài quả bom nguyên tử, một vài tên lửa đạn
đạo… bất ngờ tất công Mỹ. Nào ngờ nước Mỹ đã bị tấn công bằng
chính những chiếc máy bay hàng không dân dụng của mình bị không
tặc chiếm đoạt, biến thành những quả bom bay nặng cả ngàn tấn.
Nước Mỹ đã bị thiệt hại vì sai lầm chiến lược, mải mê chạy

theo một kế hoạch dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực phòng chống tên
lửa mà bỏ quên những nguy cơ hết sức con người.
Bước vào năm đầu của thế kỷ XXI cả thế giới phải kinh hoàng
trước sự kiện mà cả thế giới không ngờ tới rằng tòa tháp đôi trung
tâm thương mại thế giới (WTO) và lầu năm góc biểu tượng của
quyền lực kinh tế, quân sự và nền tự do bất khả xâm phạm của nước
Mỹ đã bị bọn khủng bố quốc tế đánh sập bằng máy bay cảm tử; sự
kiện đó đã làm cho nước Mỹ bất ngờ choáng váng; làm cho câu
chuyện huyền thoại về an ninh tuyệt đối của lãnh thổ Mỹ bị phá tan
tành theo mây khói, làm cho uy tín và danh dự của người Mỹ bị tổn
thương và bị xúc phạm nghiêm trọng. Để lấy lại uy tín và danh dự,
quyền lực của một siêu cường thế giới từ sau “chiến tranh lạnh” kết
thúc, nhưng người đứng đầu nước Mỹ nhận thức những gì về môi
trường an ninh nước Mỹ và họ đã phải làm gì để chứng tỏ là một
siêu cường thế giới. Sự kiện 11/9 đã đi qua, trên thế giới đã diễn ra
với nhiều biến động lớn và đó cũng là thời gian để kiểm nghiệm về
chiến lược an ninh - quân sự của Mỹ sau sự kiện 11/9; vụ khủng bố
làm cho người dân Mỹ phải kinh hoàng tột độ; thảm họa ngày
11/9/2001 được ghi vào lịch sử một ngày mà cuộc chiến tranh bước
vào một hình thức mới, cuộc chiến tranh không có sự quy ước giữa


7

hai bên tham chiến, không có chiến tuyến, kẻ thù thì giấu mặt, đây
là điều mà cả Bộ quốc phòng cũng như các cơ quan tình báo Mỹ
không thể lường trước được; nước Mỹ bị thiệt hại nặng nề vì họ say
sưa chạy theo kế hoạch siêu cường thế giới. Sau thảm họa 11/9 hầu
như trên các báo chí, đài truyền hình đều đăng tải những tuyên bố
của các nhà lãnh đạo Mỹ công bố một “cuộc chiến tranh mới” như

lời tổng thống Mỹ G.Busơ tuyên bố: “Nước Mỹ đang trong tình
trạng chiến tranh”. Mỹ đã xếp những kẻ cứng đầu, cứng cổ mà từ
trước đến nay không nghe và không theo Mỹ hoặc có những hành
động dù vô tình hay hữu ý chống đối Mỹ vào danh sách là kẻ thù
của nước Mỹ cần phải tiêu diệt và Binlađen được coi như là kẻ thù
số một, ápganistan bảo trợ cho Binlađen được coi là đồng phạm. Sự
kiện 11/9 là thời cơ để chính quyền Busơ hoàn chỉnh chiến lược an
ninh quốc gia phục vụ chính quyền Mỹ. Ngày 20/9/2002 Tổng
thống Busơ đã trình ra quốc hội Mỹ kế hoạch này. Nội dung chủ
yếu của nó là từ bỏ “đe dọa và kiềm chế” chuyển sang chiến lược
“tấn công trước để kiềm chế đối phương + can dự mang tính phòng
ngự” đối với các tổ chức khủng bố và các nước chứa chấp khủng
bố. Từ đó tạo cơ sở cho việc định ra chính sách ngoại giao quân sự
của mỹ trong những thập niên tới.
Như vậy, sau sự kiện 11/9 Mỹ đã phát động một cuộc chiến
tranh mới, cuộc chiến tranh chống khủng bố trên toàn nước Mỹ
cũng như trên toàn thế giới; để thực hiện mục tiêu chiến lược của
Mỹ Busơ (con) với thái độ cứng rắn về quân sự, đã có những điều
chỉnh lớn về chiến lược quân sự của Mỹ và nội dung điều chỉnh


8

chiến lược quân sự của chính phủ Busơ “báo cáo” nêu rõ tuy xảy ra
sự kiện tấn công khủng bố, chiến lược toàn cầu không hề thay đổi,
vẫn là mưu cầu xây dựng một trật tự thế giới đơn cực, theo đuổi
chính sách an toàn tuyệt đối siêu bá quyền. Thực chất chiến lược
quân sự của Mỹ là nhằm vào những đối thủ có thể có trong tương
lai, giành ưu thế quân sự toàn diện, giữ vững vai trò bá quyền toàn
cầu. Chiến lược toàn cầu và sự điều chỉnh trong chính sách an ninh

quân sự của Mỹ gắn chặt với sự kiện 11/9, nhưng về cơ bản không
phải là hệ quả của sự kiện 11/9, vì nó được khởi thảo từ ngay khi
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ; sự kiện 11/9 chỉ là chất xúc tác và là
nguyên cớ quan trọng cho đảng Cộng hòa của Busơ thay đổi chiến
lược phòng vệ của Mỹ; mà nội dung cơ bản trong chiến lược của
Mỹ vẫn xác định: châu Âu là trọng tâm, nhưng tình hình thay đổi
sau khi Liên Xô - Đông Âu xụp đổ, sức mạnh tổng hợp và những
ảnh hưởng của Nga bị sa sút dẫn đến Mỹ không còn đối thủ; cho
nên nhìn vào thời gian trước mắt. Mục tiêu của Mỹ là phải ứng phó
với mọi sự kiện đột biến, bảo đảm an ninh bản địa, đánh thắng chiến
tranh chống khủng bố. Đồng thời lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ
rải rác khắp nơi trên toàn thế giới mà thế giới của thế kỷ XXI đầy
rẫy những tính chất bất ổn định, để ứng phó với tình thế đó, ngay
bây giờ phải chuẩn bị sẵn sàng chiến thắng kẻ thù tương lai. Nhìn xa
hơn, mục tiêu của Mỹ là thông qua những thay đổi về quân sự,
giành ưu thế quân sự tuyệt đối, dùng lực lượng răn đe toàn diện,
mang biểu hiện tính thực dụng cao và cơ động trọng điểm. Chuyển
từ trọng điểm châu Âu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương;


9

Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái Bình Dương là trọng tâm trù
hoạch chiến lược quân sự của Mỹ và đây là chiến lược tỏ ra linh
hoạt đề phòng sự trỗi dậy của nước Nga, ngăn chặn Trung Quốc và
kiềm chế được cả Ấn Độ; sự trỗi dậy của Trung Quốc làm cho Mỹ
hết sức lo ngại, Mỹ đã xếp Trung Quốc vào đối thủ chiến tranh
chiến lược tiềm tàng. Tiến vào Trung Á khai thông Đông - Tây lợi
dụng thái độ dễ dãi của Nga mượn cớ chống khủng bố, Mỹ đã có
mặt quân sự ở Trung á với lập luận “Ai chiếm được Trung Á thì kẻ

đó được cả thế giới”. Chiến lược quân sự của Mỹ là sự tăng cường
toàn diện các hướng không nhấn mạnh trọng điểm như trước đây;
lấy tính cân bằng về mặt lợi ích quyết định tính cân bằng trong
chính sách toàn cầu hóa về kinh tế dẫn đến tính đa phương hóa
trong chiến lược toàn cầu; mô hình mới là chú trọng phương thức và
khả năng tiến công kẻ thù; trước đây kiểu dạng quy hoạch quốc
phòng của Mỹ trước hết phải xác định mối đe dọa ở đâu? - ai là kẻ
thù?, chiến tranh có thể xảy ra ở đâu, tức là lấy đe dọa làm cơ sở.
Bây giờ nước Mỹ phải đối mặt với những cuộc tập kích khủng bố,
rất khó dự đoán ai là địch, càng không thể biết được kẻ thù tấn công
vào đâu?. Mỹ cho rằng, cũng có thể dự đoán được kẻ thù có khả
năng dùng thủ đoạn nào để đe dọa và công kích. Cũng tức là có thể
dự đoán được kẻ địch sẽ tác chiến như thế nào, kẻ địch có những
khả năng gì. Cho nên quy hoạch quân sự chuyển sang dạng “lấy khả
năng làm cơ sở” từ bỏ cách nói đánh thắng đồng thời hai cuộc chiến
tranh quy mô lớn, mà là “giành thắng lợi tất cả các cuộc xung đột có
khả năng xảy ra”. Chiến lược quân sự mới “lấy khả năng làm cơ sở”


10

và “răn đe tuyền duyên” là phương châm chỉ đạo xây dựng quốc
phòng và chuẩn bị cho chiến tranh, mục tiêu và sứ mệnh giao cho
quân đội Mỹ càng rộng rãi hơn, tần xuất hành động quân sự hoặc
tiến hành chiến tranh ở nước ngoài của quân đội Mỹ càng rộng rãi
hơn; với mục tiêu xây dựng quân đội thành một lực lượng quân sự
vô địch trên thế giới, có thể đối phó với mọi mối đe dọa, có thể đánh
thắng bất kỳ một cuộc chiến tranh nào. Yêu cầu phải giành được ưu
thế quân sự tuyệt đối bằng những sáng tạo kỹ thuật mới, đặc biệt là có
được ưu thế phòng thủ tên lửa, ưu thế tác chiến thông tin, ưu thế tác

chiến vũ trụ, ưu thế tác chiến viễn chinh, phải dựa vào vai trò tác
chiến thông tin, tác chiến tình báo và tác chiến vũ trụ (chỉ là những thủ
đoạn để thực hiện nhiệm vụ của quân đội Mỹ). Nhấn mạnh việc bố trí
hệ thống phòng thủ tên lửa có hiệu quả để làm cho đối phương không
dốc sức vào tìm kiếm kỹ thuật tên lửa nữa, bằng cách nâng cao khả
năng sinh tồn của hệ thống vệ tinh để ngăn chặn các nước khác đừng
cố gắng phát triển “sát thủ vệ tinh”.
Như vậy, ở đâu có mối đe dọa lớn đối với nước Mỹ thì ở đó có
đầu tư và ở đó trở thành một trọng điểm trong một thời kỳ nhất
định. Mặt trận chống khủng bố của Mỹ được thành lập theo nguyên
tắc chỉ đạo của liên hợp quốc, nhưng trên thực tế lại do Mỹ nắm
quyền chi phối, bởi vậy phương châm cơ bản của chính quyền Busơ
hiện nay là sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ để trừ tận gốc chủ
nghĩa khủng bố, đẩy nhân loại vào vòng nguy hiểm và điều đáng
nguy hiểm hơn là lấy cớ chống khủng bố để phá vỡ điều cấm kỵ
trong phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ và lấy vũ khí hạt nhân là lực


11

lượng răn đe chiến lược từ “ba trong một cũ” thành “ba trong một
mới”; “ba trong một” của thời kỳ chiến tranh lạnh, chuyển đổi thành
lực lượng răn đe chiến lược toàn diện “ba trong một mới”. Lực
lượng răn đe hạt nhân ba trong một cũ gồm có tên lửa đường đạn
xuyên lục địa, tên lửa đường đạn phóng từ tầu ngầm và máy bay
oanh tạc hạt nhân tầm xa, còn lực lượng răn đe ba trong một mới có
sự mở rộng rất lớn, nó gồm ba phần lớn: hệ thống công kích tiến
công (cả hai loại hạt nhân và phi hạt nhân). Hệ thống phòng thủ (cả
hai loại chủ động và bị động) và các công trình cơ sở phản ứng linh
hoạt được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống chỉ

huy, kiểm soát, tình báo và quy hoạch. Busơ tuyên bố: “trước hết
phải kiềm chế kẻ địch, tấn công kẻ địch trước khi họ tấn công vào
nước Mỹ”. Mỹ phải chuẩn bị đối phó với 60 nước trong chống khủng
bố, đặt các nước Iran, Irắc, Bắc triều tiên, các nước trong “trục ma
quỷ”. Thực chất cuộc chống khủng bố hiện nay, chống khủng bố trở
thành màn khởi đầu để Mỹ duy trì địa vị duy nhất thống trị thế giới
trong thế kỷ XXI.
Như vậy, mục tiêu chiến lược toàn cầu mới của Mỹ là củng cố
hơn nữa địa vị lãnh đạo của Mỹ đối với toàn thế giới, giữ vị thế
tuyệt đối ngăn chặn sự trỗi dậy của bất cứ nước nào hoặc nhóm
nước nào nhằm thách thức vị trí siêu cường của Mỹ. Với tư tưởng
chuyển chủ nghĩa tự do thời kỳ B.clintơn sang chủ nghĩa hiện thực
thời kỳ Busơ. Mục tiêu chiến lược mang tính toàn diện, lợi dụng ưu
thế tuyệt đối về kinh tế, quân sự để tìm kiếm an ninh tuyệt đối của
Mỹ; Mỹ cho rằng sự kiện 11/9 là thách thức Mỹ về an ninh quốc gia


12

về phương thức sống quan điểm giá trị, nhưng lợi dụng chống
khủng bố để củng cố địa vị siêu cường.
Chống khủng bố đặt vị trí ưu tiên trong chiến lược an ninh của
Mỹ nên ngăn chặn phổ biến vũ khí giết người hàng loạt.
Thủ đoạn chiến lược của Mỹ mang tính tổng hợp cả quân sự,
chính trị, kinh tế nhưng Busơ đặc biệt coi trọng về lĩnh vực quân sự.
Học thuyết chiến lược quân sự của Mỹ khi các đối phương thực
hiện, khi cần liên minh thì liên minh bao gồm cả liên minh cố định
và liên minh không cố định; để bảo vệ tốt hơn Mỹ cho mình có
quyền đơn phương hành động, điều đó có ý nghĩa là không có nước
nào có thể chống lại ý đồ của Mỹ.

Sự điều chỉnh trong chính sách an ninh - quân sự của Mỹ là
điều chỉnh một cách toàn diện, kết cấu lực lượng quân sự thúc đẩy
lực lượng quân sự phát triển mạnh theo hướng cơ động hóa, nhỏ hóa
và nhanh chóng triển khai toàn cầu dưới sự chỉ đạo và ứng dụng của
khoa học kỹ thuật quân sự cao, để thích ứng với tình hình mới các
mối đe dọa càng đa dạng hóa việc xây dựng lực lượng quân sự từ
chỗ căn cứ vào mối đe dọa này chuyển sang dựa vào khả năng lấy
răn đe - phản ứng - hành động thay thế cho chiến lược đồng thời
đánh thắng hai cuộc chiến tranh cục bộ. Đảm bảo an ninh quốc tế
trên cơ sở Mỹ thực hiện nghĩa vụ quân sự có tính khu vực và bảo
đảm an ninh lãnh thổ tránh để lãnh thổ Mỹ bị tấn công khủng bố.
Trong giai đoạn trước mắt và trong học thuyết lấy việc chống khủng
bố, cấm vũ khí sát thương với quy mô lớn là mục tiêu chính, còn mục
tiêu lâu dài là ngăn ngừa thách thức quân sự từ những nước đang vươn


13

lên. Chiến lược mới sẽ dẫn nước mỹ về đâu là điều khó tiên lượng
được, nhưng có thể nhận thấy nó chứa đựng nhiều điều bất cập, nhiều
nước trong quan hệ với Mỹ trở nên thận trọng, dè dặt, đề phòng hơn.
Bức tranh ngoại giao của Mỹ đã và đang nhuốm màu tối, ảm đạm, bởi
thực chất phái quân sự đang điều hành chính sách đối ngoại của Mỹ.
Hàng ngày Mỹ chi cho quân sự trên một tỷ đô la, thời kỳ hoàng kim
thập niên 90 của Mỹ đã lùi dần về lịch sử. Cho dù Busơ lại một lần
nữa đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa nhưng với chiến lược như hiện
nay, nước Mỹ sẽ tiếp tục rơi vào bất ổn định mới.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế cũng cho thấy rất có thể trên
đỉnh cao này đang báo hiệu sự suy sụp của Mỹ. Một thực tế đang
diễn ra buộc lực lượng quân Mỹ ngày càng phải dàn trải, căng kéo

ra toàn thế giới trong khi chỗ nào cũng trở thành mục tiêu của các
lực lượng Hồi giáo cực đoan. Trong khi Mỹ đang phải lo đối phó
với những lực lượng Hồi giáo cực đoan khắp thế giới với ngay cả
trên đất Mỹ thì các nước cường quốc khác đang chuyển mình tập
trung vào công cuộc xây dựng và phát triển. Cho dù là muộn mằn
nhưng người Mỹ (Kít - Xing - Giơ) gần đây cũng đã nhận ra: “Lịch
sử không chứng minh thế giới mãi mãi chỉ có thể có một siêu
cường. Mỹ cũng không đủ khả năng để ngăn ngừa các nước khác
phát triển thành siêu cường trên một số mặt nào đó như Mỹ hiện
nay”1.
Cho dù thế giới không còn như cũ, cho dù Mỹ thế nào đi nữa,
lịch sử vẫn không ngừng chảy, xu thế thời đại hiện nay là hòa bình
1

Dẫn theo Phan Doãn Nam, tạp chí cộng sản số 6, tháng 3/2004, tr. 77.


14

và phát triển. Do đó, Mỹ không thể tiếp tục theo đuổi chiến lược này
mà nhất thiết phải thay đổi cho hợp xu thế thời đại. Một thế giới đa
trung tâm kinh tế không có chỗ cho một trật tự thế giới đơn cực về
chính trị. Một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ
nguyên tin học và kinh tế tri thức không có chỗ cho chủ nghĩa bá
quyền, cho một ai mưu đồ trở thành sen đầm quốc tế.
Nhận diện sự điều chỉnh trong chính sách an ninh - quân sự
của Mỹ sau 11/9/2001 qua tổng quan đó có thể chỉ ra mấy điểm sau.
“Ra tay trước, đánh đòn phủ đầu” cốt lõi của học thuyết an
ninh mới. Cùng với điều đó cần chú ý: “Chiến lược đánh đòn phủ
đầu không chỉ nhấn mạnh đến tiến công quân sự, còn có cả những

thủ đoạn phi quân sự”. Người Mỹ điều chỉnh chiến lược an ninh quân sự vừa đó là phương tiện còn là chỗ dựa cho chính sách ngoại
giao, viện trợ và các thể chế quốc tế khác để giành thắng lợi trong
cuộc chiến giữa “Các giá trị và tư tưởng” “thúc đẩy sự mở cửa dân
chủ, kinh tế và sự tôn trọng các “giá trị nhân phẩm”.
Điều chỉnh cơ cấu lực lượng vũ trang và tổ chức phòng thủ lãnh
thổ. Busơ đã đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm: Chống khủng bố, phòng thủ
nước Mỹ và phục hồi kinh tế Mỹ. Để làm điều đó chúng đề ra một số
nguyên tắc, nội dung chính sau:
Mỹ cần sử dụng mọi khả năng, điều kiện, lực lượng để củng
cố duy trì vị trí siêu cường không có đối thủ ngang hàng trong thế
kỷ XXI. Điều này đòi hỏi Mỹ phải có ưu thế quân sự vượt trội và an
ninh tuyệt đối.


15

Tình hình thế giới buộc Mỹ phải điều chỉnh để tập hợp liên
minh quốc tế chống khủng bố, thủ đoạn đánh phá của Mỹ mang
tính tổng hợp hơn cả quân sự, chính trị, kinh tế, tình báo…nhưng
chính quyền Busơ đặc biệt coi trọng thủ đoạn quân sự. Với phương
thức đa dạng, linh hoạt khi cần thực hiện chủ nghĩa đơn phương thì
họ thực hiện, khi cần liên minh thì họ lập lập liên minh. Người Mỹ
đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và tính cấp bách của việc giảm
bớt va chạm, tăng cường hợp tác với Nga, Trung Quốc và các nước
lớn khác. Các nước lớn đang xích lại gần nhau hơn, sự hợp tác vì
lợi ích chung có phần tăng thêm nhưng vẫn tồn tại tranh chấp và
mâu thuẫn.
Cho dù Mỹ có điều chỉnh chiến lược an ninh - quân sự và sẽ
thay đổi nguyên tắc tổ chức và sử dụng binh lực của Mỹ. Nhưng về
tổng thể, mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ không hề thay đổi,

nhưng nghiêng về xu hướng coi trọng thủ đoạn quân sự để đạt mục
tiêu. Điều này đi ngược lại xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa
bình hợp tác và phát triển. Cho dù Mỹ có ưu thế về quân sự nhưng
không hẳn đã có an ninh tuyệt đối. Chính sách dựa vào sức mạnh
đơn phương, bá quyền, coi thường chủ quyền quốc gia dân tộc, vi
phạm hiến chương Liên hợp quốc của Mỹ khiến cho tình hình quốc
tế vốn đã không ổn định càng thêm biến động phức tạp.
Như vậy: sự kiện 11/9 đã làm thay đổi cả chính sách đối nội,
đối ngoại của Mỹ cũng như sự thay đổi chiến lược toàn cầu bảo đảm
an ninh, quân sự của Mỹ đây là vấn đề hết sức phức tạp và mới mẻ
trong quan hệ quốc hiện nay. Song chúng ta tin tưởng rằng với


16

những chính sách đối nội, đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt của Đảng ta
hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển đối với nước ta sẽ là một
thực tế hiển nhiên. Bên cạnh đó chúng ta phải có những đối sách,
quyết sách cho phù hợp trong xu thế quốc tế hóa đời sống xã hội,
trong chính sách đối nội, đối ngoại đề phòng việc lợi dụng chống
khủng bố làm ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ở nước ta. Chúng ta nhận rõ điều đó để có đủ niềm tin, bình
tĩnh và kiên quyết, chuẩn bị đầy đủ thế và lực, chủ động hội nhập
quốc tế. Đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; xây dựng quân đội cách mạng chính quy tinh
nhuệ, từng bước hiện đại. Có đủ khả năng bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đưa nước ta vững bước đi lên, hòa
nhập sự phát triển của thế giới. Đó là giải pháp quyết định nhất để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.




×