Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cách cầm máu vết thương nhanh chóng, hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.54 KB, 2 trang )

Cách cầm máu vết thương nhanh chóng, hiệu quả
Đối với vết thương nhỏ, nên để mở và cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất. Tuy nhiên,
nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn hoặc sợ bị cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại.
Trong trường hợp bị thương nặng, nếu không biết cách sơ cứu cầm máu nhanh chóng,
người bệnh có thể bị tử vong. Hơn nữa, trong đời thường, những vết thương nhẹ như bị
đứt tay, va quệt hay ngã... vốn rất hay gặp nhưng không phải ai cũng biết cách sơ cứu
đúng cách. Vậy làm sao để sơ cứu cầm máu đúng cách, nhanh chóng, hiệu quả mà không
để lại sẹo?
Cách sơ cứu cầm máu vết thương nhẹ

Để sơ cứu cầm máu vết thương hiệu quả, không để lại sẹo cần cẩn thận và sơ cứu đúng
cách
Chú ý, để sơ cứu hiệu quả và an toàn, người sơ cứu phải rửa tay sạch sẽ trước khi xem xét
vết thương. Nếu vết thương chảy máu, cần ngăn máu chảy bằng một miếng băng gạc hay
khăn sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Sau đó, kiểm tra xem có dị vật hay bụi bẩn nào
trong vết thương hay không.
Nếu có thì cần rửa qua vết thương dưới vòi nước mát, chú ý, chỉ cho vòi nước chảy nhẹ
nhàng. Nếu vẫn còn sót dị vật mà nước không thể rửa sạch, hãy dùng nhíp gắp ra.
Sau rửa sạch vết thương, hãy rửa vết thương với xà phòng và nước ấm, thấm khô nhẹ
nhàng và có thể tiến hành bôi các loại thuốc mỡ kháng khuẩn lên vùng da bị thương. Tuy
nhiên, nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút thì cần tới bệnh viện ngay. Đối với những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


vết thương hở và chảy máu nhiều, tuyệt đối không dùng cồn, ôxy già, i-ốt vì chúng sẽ chỉ
làm trẻ đau hơn và vết thương lâu lành hơn.
Đối với vết thương nhỏ, nên để mở và cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất. Tuy nhiên,
nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn hoặc bị cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại. Đối với
vết thương sâu hơn, có thể dùng băng dính y tế để băng vết thương. Lưu ý, phần bông gạc
chỉ ôm vừa đủ vết thương và không được băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn


máu. Nhớ thay băng hằng ngày hoặc khi băng bị ướt.
Cách sơ cứu cầm máu vết thương nghiêm trọng
Đặt người bị thương nằm xuống, đặt vị trí đầu hơi thấp hơn thân hoặc nâng cao chân. Vị
trí này làm giảm nguy cơ ngất bằng cách tăng lượng máu đến não.

Sơ cứu cầm máu vết thương nặng cần nhanh chóng, kịp thời
Sau đó, đeo găng tay và tiến hành loại bỏ chất bẩn bất kỳ hoặc các mảnh vụn từ các vết
thương. Không nên cố làm sạch vùng quá sâu của vết thương vào thời điểm này. Điều
quan trọng nhất là cầm máu. Sử dụng một băng vô trùng hoặc vải sạch và giữ áp lực liên
tục trong ít nhất 20 phút. Duy trì áp lực bằng cách buộc chặt vết thương bằng băng (hay
một miếng vải sạch) và băng dính. Nếu vẫn tiếp tục chảy máu và thấm qua gạc hoặc vật
liệu khác đang đắp nó lên vết thương, không loại bỏ nó. Thay vào đó, thêm nhiều vật liệu
hấp thụ lên trên nó.
Nếu máu không ngừng chảy với áp lực trực tiếp, áp dụng áp lực với động mạch cung cấp
máu đến khu vực của vết thương. Điểm áp lực của cánh tay là bên trong của cánh tay
ngay trên khuỷu tay và ngay dưới nách. Điểm áp lực của chân là phía sau đầu gối và ở
háng. Giữ ngón tay phẳng lên vị trí cần bóp mạch, bàn tay kia tiếp tục tạo áp lực trên các
vết thương. Cuối cùng, hãy tìm cách cố đình phần cơ thể bị thương khi đã ngừng chảy
máu. Đưa người bị thương vào phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×