Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.46 KB, 8 trang )

Họ và tên: Nguyễn Minh Anh
Lớp:10D1
Trường: THPT Nguyễn Gia Thiều

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử và truyền thống 70 năm xây dựng, chiến
đấu, trưởng thành của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội
(19/10/1946 - 19/10/2016)
Câu 1. Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang (LLVT) Thủ đô Hà Nội là ngày,
tháng, năm nào? Vì sao ngày đó được công nhận là ngày truyền thống của LLVT
Thủ đô Hà Nội?
Trả lời
* Ngày 19 tháng 10 năm 1946 được công nhận là ngầy truyền thống của LLVT Thủ đô
Hà Nội ( Theo quyết định số 1850/QĐ-QP ngày 31/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc
Phòng).
* Ý nghĩa của ngày 19/10/1946 đối với quá trình xây dựng, phát triển, chiến đấu, trưởng
thành của LLVT Thủ đô Hà Nội:
- Là ngày thành lập Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất đầu tiên của
LLVT Thủ đô. Sự kiện đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của LLVT Thủ đô.
- Tạo điều kiện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát công tác chuẩn bị kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân Hà Nội.
- Là tiền đề cho những chiến công oanh liệt của quân dân Hà Nội trong 60 ngày đêm
chiến đấu giam chân địch trong thành phố và trong suót quá trình xây dựng, phát triển,
chiến đấu, trưởng thành của LLVT Thủ đô Hà Nội sau này.
Câu 2. Đồng chí (Bạn) hãy nêu những mốc son và chiến cong tiêu biểu của LLVT
Thủ đô Hà Nội trong 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?
Trả lời
* Ngày 19/8/1945 các đội tiền thân của LLVT Thủ đô đã làm nòng cốt cho các tầng lớp
nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà
Nội.

1




* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các
LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu
XI với tinh thần “ Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc
kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong thành phố suốt 60 ngày
đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm
đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an tàn Trung ương Đảng,
chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến
lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lựi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/1/1950.
Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm
32 chiến sỹ được chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy được 25 máy bay các loại,
60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển
hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch.Trận
đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc
công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu cháy(Ứng Hòa) diễn ra vào hai ngày 18 và 19/ 6/1951. Lực lượng của
ta gồm 2 Đại đội của tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn
122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10
Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt
gần 3 đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí . Với chiến công ở Khu Cháy, quân và
dân Hà Đong đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông
Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của
ta và đi tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến

2000 tên cùng hệ thống đồn bốt hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực
lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển
chọn từ đại đội 8. Trận đánh được diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng ngày 4/3/1954, với
chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch,
đốt phá 1 kho xăng, 1 nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia
Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ,
thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiêhu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều
khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

2


* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến
hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành
phố Hà Nội bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh
viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến phá hoại bằng không
quan của đế quốc Mĩ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mĩ đã huy động tối đa sức mạnh không lực
Hoa Kì đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 44 lần chiếc B52, hơn 1000 lần chiếc
máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom
đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng hàng không,
Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có
25 chiếc B52; 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm
nên một “Điện Biên Phủ trên không”, làm tiêu tan sức mạnh không lực Hoa Kì. Hà Nội
đã trở về “thời kì đồ đá” mà trở thành “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”,
buộc đế quốc Mĩ kí kết hiệp định Pa-ri “về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt
Nam”, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ
chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam kí Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên
cơ sở Bộ Tư lệch Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ
huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành
chính Hà Nội ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước kí Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại
Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng
ra quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố
Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số
2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội
vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sát nhập Ban chỉ huy
quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ
Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Câu 3. Đồng chí (Bạn) hãy cho biết truyền thống tiêu biểu của LLVT Thủ đô Hà
Nội?
3


Trả lời
* Nội dung truyền thống tiêu biểu của LLVT Thủ đô Hà Nội: “Quyết tử để Tổ quốc
quyết sinh”
* Cơ sở cho sự khái quát nét truyền thống tiêu biểu của LLVT Thủ đô:
Nhân dịp Tết Đinh Hợi(1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên các chiến
sỹ Thủ đô đang chiến đấu giam chân địch trong thành phố, trong thư Bác viết: “Các em
là đội cảm tử. Các em cảm tử để Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự
tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua
Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan ĐÌnh
Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh
thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời sau”.

Lời động viên của Bác Hồ tạo động lực cho các chiến sỹ tiếp tục dũng cảm, ngoan
cường chiến đấu giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu cam go, quyết liệt, không cân sức
với kẻ thù, hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Bác Hồ giao cho.
* Biểu hiện:
- Sẵn sàng chấp nhận hi sinh quyết tiêu diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ được giao ( ôm
bom ba càng lao vào xe tăng địch; khi chỉ còn lựu đạn đợi địch đến gần mới cho nổ lựu
đạn để tiêu diệt địch và không để địch bắt...)
- Một số tấm gương tiêu biểu cho truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” :
Lê Gia Đỉnh, Nguyễn Ngọc Nại, Lý Đàm Nghiên, Nguyễn Phúc Lai...
* Ý nghĩa:
- Kế thừa và nâng giá trị truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc lên một
tầm cao mới.
- Trở thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu và truyền thống chung của Quân đội nhân
dân Việt Nam.
- Là động lực tinh thần cho các thế hệ chiến sỹ lực lượng vũ trang Thủ đô vượt qua mọi
khó khăn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Câu 4. Đồng chí (Bạn) hãy viết về mọt tập thể hoặc cá nhân là tấm gương tiêu biểu
trong xây dựng, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của LLVT Thủ đô Hà Nội?
(Có thể đã được ghi nhận hoặc phát hiện mới).
Trả lời

4


* Nói về tấm gương tiêu biểu trong xây dựng, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của
LLVT Thủ đô thì không thể không kể đến “Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu”
và “Đoàn thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu”.
Ngay từ khi được thành lập, Đội tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu đã được xây dựng theo
phương hướng của một đội quân cách mạng. Trong một bài báo đăng trên báo Cứu quốc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương Đội tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu: “Về mặt sinh hoạt

hàng ngày, anh em bao giờ cũng giữ kỷ luật và trật tự rất nghiêm. Sáng dậy từ 5 giờ và
chỉ trong 5 phút là đã chăn chiếu gọn gàng, áo quần tề chỉnh để ra tập thể thao. Tuy
quần áo thiếu thốn, nhưng anh em cũng cố gắng ăn mặc sạch sẽ. Mỗi ngày anh em để
riêng 1 giờ về việc chăm nom vệ sinh trong trại. Lúc nào, nơi ăn chốn ngủ cũng sạch sẽ.
Người ta thường nói, muốn biết tinh thần của một bộ đội, chỉ cần xem cách xếp đặt và
cách ăn ở của đội viên là đủ rõ. Thì đây, anh em Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu đã tỏ rõ
cho mọi người biết là những phần tử đủ tinh thần chiến đấu với cách sinh hoạt thật giản
đơn”.
Ngày 25/8/1945, Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu ra đời, với nhiệm vụ xung
kích tuyên truyền cho nhân dân, huấn luyện quân sự, chính trị cho Tự vệ Thành, tiêu diệt
Việt gian, phản động chống phá cách mạng; khi có tác chiến thì chiến đấu như một đơn vị
quân đội thực sự. Đoàn Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu đã tổ chức diễn thuyết
và mít tinh ở nhiều nơi trong nội thành và ngoại thành. Đội Danh dự và Tự vệ chiến đấu
đẩy mạnh hoạt động diệt trừ những tên Việt gian tay sai của Nhật. Tất cả các đoàn thể
cứu quốc, các đơn vị tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong đều tích cực tìm kiếm vũ
khí để tự trang bị và tổ chức huấn luyện quân sự chuẩn bị sẵn sàng cho khởi nghĩa vũ
trang cách mạng.
Sáng ngày 19 tháng 8, Đội Tự vệ xung phong ngoại thành và Thanh niên cứu quốc, cùng
đông đảo quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở một số địa phương, sau đó
cùng với các lực lượng hợp lực tiến về Nhà Hát Lớn giành chính quyền toàn Thành phố.
Ngay sau đó, Nhà nước cách mạng ra đời, Hà Nội được gọi là Khu đặc biệt Hà Nội. Bộ
Chỉ huy Bộ đội Hà Nội được củng cố và chuyển thành Bộ Chỉ huy Khu đặc biệt Hà Nội
đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham
mưu làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan trọng yếu của Trung ương và bảo vệ Thủ đô. Các
đơn vị tự vệ rộng rãi ở các cơ quan, nhà máy, khu phố được hình thành trước và trong
Cách mạng Tháng Tám được củng cố lại và gọi tên chung là Tự vệ Thành.
Vì vậy, có thể thấy các đội tiền thân của LLVT Thủ đô như “Đội Tự vệ chiến đấu cứu
quốc Hoàng Diệu” và “Đoàn thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu”
chính là các tổ chức luôn xung kích đi đầu làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà
Nội đấu tranh giành chính quyền, góp phần vào cách mạng Thánh Tám năm 1945 đập tan

ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp, lật nhào chế độ phong kiến ngự trị hàng
ngàn năm và giành lại độc lập, tự do, chủ quyền cho dân tộc Việt Nam thân quí.
5


Câu 5. Trên cương vị công tác và vị trí xã hội của mình, đồng chí (bạn) làm gì để
góp phần giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị truyền thống của LLVT Thủ đô
Hà Nội trong giai đoạn cách mạng hiện nay? (Không quá 1.500 từ).
Trả lời
Trong giai đoạn cách mạng xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhiệm vụ
của chúng ta - những Đoàn viên Thanh niên đối với việc giữ gìn, phát huy những giá trị
truyền thống của LLVT Thủ đô Hà Nội nói riêng, của Tổ quốc nói chung, là vô cùng
quan trọng.
Bước vào thời kì cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, LLVT Thủ đô thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nối tiếp truyền thống của
cha anh, cán bộ, LLVT Thủ đô luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, dũng cảm
kiên cường, mưu trí sáng tạo, vượt qua khó khăn, vừa tăng cường chi viện lực lượng cho
các trận đánh bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lực lượng nòng cốt cùng với
các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ
thù, từng bước làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn
lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quả cách
mạng, góp phần bảo vệ, xây dựng, kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Trong thời kì xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội đó, Đoàn viên Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, luôn phấn đấu vì lý tưởng của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân
tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao
động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
Đối với người Đoàn viên, một trong những nhiệm vụ quan trong nhất là xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Để góp phần tham gia bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn

vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân
tộc, mỗi đoàn viên thanh niên cần hành động thiết thực tham gia nội dung "Xung kích
bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội". Cùng với các tổ
chức, đoàn thể ở địa phương, đoàn viên phải tham gia làm tốt công tác hậu phương quân
đội như chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình có con em đang làm
nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo; tuyên truyền, giáo dục ý thức nâng cao cảnh giác cách
mạng, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc; tham
gia các hoạt động góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng thế trận an
ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân; tham gia các hoạt động kết nghĩa, đỡ đầu, chi viện
cho các đơn vị địa phương nơi biên giới, hải đảo.
6


Hằng năm, đoàn viên thanh niên phải tham gia động viên thanh niên lên đường nhập ngũ
bảo đảm chỉ tiêu và chất lượng; có hình thức thăm hỏi, động viên thanh niên tại ngũ yên
tâm rèn luyện, công tác; chủ động tham gia các hoạt động đón thanh niên xuất ngũ trở về
địa phương; chia sẻ kinh nghiệm thông tin và giới thiệu việc làm cho bộ đội, công an xuất
ngũ. Tổ chức đoàn, hội cơ sở chủ động thành lập và phát huy hoạt động của các chi hội
cựu quân nhân, các câu lạc bộ đồng đội trẻ để tập hợp, giúp đỡ thanh niên hoàn thành
nghĩa vụ quân sự; phát huy vai trò nòng cốt của thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự
ở địa phương trong các hoạt động đoàn, hội.
Đoàn viên thanh niên phải tích cực tham gia các đội hình thanh niên xung kích an ninh,
thanh niên tự quản ở nhà máy, công sở, trường học, địa bàn dân cư, phòng, chống cháy
nổ, tội phạm và tệ nạn xã hội, giáo dục và cảm hoá thanh thiếu niên chậm tiến; xây dựng
các mô hình "Bạn giúp bạn", "Ngõ phố không ma tuý", các hoạt động "3 cùng" (cùng lao
động - sinh hoạt - vui chơi) để góp phần phòng, chống ma túy. Đặc biệt, đoàn viên thanh
niên cần coi trọng công tác tham gia giữ gìn trật tự trị an, an toàn giao thông. Mỗi đoàn
cơ sở coi việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật an toàn giao thông chính là một trong các
tiêu chí rèn luyện của đoàn viên.

Để xây dựng Tổ quốc, Đoàn viên thanh niên cần tích cực tham gia các chương trình, dự
án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; tham gia các chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội do Đoàn Thanh niên đảm nhận như: xây dựng các làng thanh
niên lập nghiệp, dự án nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, đảo thanh niên. Ở các địa phương,
thanh niên tham gia các công trình xây dựng hạ tầng nông thôn, xây dựng và nhân rộng
các mô hình tổ hợp tác thanh niên; tham gia các hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ
khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Đoàn viên thanh niên cần tham gia đăng ký đảm nhận các công trình, phần việc thanh
niên các đề tài khoa học, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong các lĩnh vực; chú trọng nâng
cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm trong sản xuất kinh doanh và thương
hiệu doanh nghiệp.
Đoàn viên thanh niên nên chủ động đăng ký tham gia các đội hình tình nguyện tập trung
vào giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng: công tác xoá đói, giảm nghèo, sức
khoẻ cộng đồng, nâng cao dân trí, tình nguyện chi viện các công trình trọng điểm quốc
gia; tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tham gia
các hoạt động tình nguyện tại chỗ, tình nguyện ngắn hạn ở cơ sở hoặc tham gia các hoạt
động tình nguyện trung hạn và dài hạn, các đội hình chuyên do Đoàn phát động, tổ chức.
Đoàn viên, thanh niên phải tích cực tự tìm tòi, học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng
cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế... góp
phần đáp ứng yêu cầu, chủ động tự tin, tham gia các hoạt động, các quá trình của thời kỳ

7


hội nhập quốc tế có hiệu quả; tham gia tuyên truyền, định hướng, hướng dẫn thanh niên
về kiến thức kỹ năng, bản lĩnh chính trị, bản lĩnh văn hoá khi tham gia hội nhập.
Qua những lí tưởng và nhiệm vụ căn bản của Đoàn viên Thanh niên, có thể thấy đó chính
là một phần trong truyền thống và nhiệm vụ của LLVT Thủ đô Hà Nội ngày nay - một
nhiệm vụ cao cả mà bản thân em phải tích cực hoàn thành.


Câu 1: Trong cuốn Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố Hà
Nội, có câu như sau :
Rủ nhau đi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu (khoảng 2 đến 3 trang A4) về Lịch sử 36 phố
phường của Thăng Long – Hà Nội.
Câu 2 : Hãy nêu tên những thắng lợi tiêu biểu của Lực lượng vũ trang Thủ đô từ khi thành lập đến nay.
Cảm nhận của em về một trong những thắng lợi đó. Hãy kể một câu chuyện (nhân vật hoặc sự kiện) em
biết, có liên quan đến chiến thắng đó.
Câu 3 : Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc, hãy khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền
một cách liên tục của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Em cần làm gì để góp
phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

8



×