Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đối chiếu lâm sàng với phân loại độ chấn thương gan bằng chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị vỡ gan chấn thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.63 KB, 2 trang )

Phòng Sau đại học đăng tải luận án tiến sĩ chuẩn bị bảo vệ cấp trường của NCS.
Nguyễn Hải Nam, chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa
Cập nhật lúc: 9h56 ngày 20/08/2014
Đơn vị đăng tin: Phòng Sau Đại học

Tên đề tài luận án: Đối chiếu lâm sàng với phân loại độ chấn thương gan
bằng chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị vỡ gan chấn
thương
Chuyên ngành: Ngoại Tiêu hóa ;

Mã số: 62 72 01 25

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hải Nam
Họ và tên Người hướng dẫn:

1. PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết
2. PGS.TS. Trịnh Hồng Sơn
Cơ sở đào tạo: Học viện Quân y
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án: Qua nghiên cứu 176 bệnh nhân
CTG đơn thuần được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2009 đến
tháng 12/2011, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Đối chiếu lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính trong chấn đoán chấn thương
gan: Theo phân độ chấn thương gan của Hiệp hội Phẫu thuật chấn thương Hoa
Kỳ năm 1994, chấn thương gan độ I: 1,2%; độ II: 18,1%; độ III: 44,0%; độ IV:
28,3%; độ V: 8,4%; không có tổn thương gan độ VI. Mạch càng nhanh, bụng
càng chướng thì mức độ chấn thương gan càng nặng và nguy cơ điều trị bảo tồn
thất bại càng cao. Biểu hiện mất máu càng nặng thì mức độ chấn thương gan
càng trầm trọng. Xét nghiệm men gan tăng được coi như chất chỉ điểm trong
chấn thương gan, men gan tăng tỷ lệ thuận với mức độ chấn thương gan.
Cắt lớp vi tính là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán chấn thương gan với các
hình thái tổn thương như đụng dập, tụ máu 97,0%, đường vỡ gan 85,5%, thoát


thuốc động mạch 4,8%. Vị trí tổn thương gan hay gặp ở phân thùy sau 52,1%.
Điều trị bảo tồn chiếm tỷ lệ 85,5%. Tỷ lệ điều trị bảo tồn chuyển mổ tỷ lệ
thuận với mức độ chấn thương gan.
- Kết quả phẫu thuật: Cắt gan là phương pháp chủ yếu xử lý thương tổn gan
(58,8%). Tổn thương tĩnh mạch gan 17,6%, tĩnh mạch chủ dưới 11,8% được
khâu tổn thương mạch. Suy đa tạng sau mổ là biến chứng chủ yếu 11,8%. Thời
gian nằm viện phẫu thuật trung bình 16,73 ngày với kết quả tốt 52,9%. Biến
chứng nặng, tử vong 23,5%.




×