Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHUYEN DE CAC CHIEN THANG QS LON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.9 KB, 16 trang )

Chuyên đề
NHỮNG THẮNG LỢI LỚN TRÊN MẶT TRẬN QUÂN SỰ
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1954-1975)
(Thời lượng thực hiện: 03 tiết)
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Chiến thắng “Đồng khởi” (1959-1960)
a. Điều kiện lịch sử :
- Những năm 1957-1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần
chúng; đề ra Luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật...
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử
dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
b. Diễn biến của phong trào "Đồng khởi" :
- Ngày 17-1-1960, "Đồng khởi" nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng
lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
- "Đồng khởi" nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên... Đến năm 1960, ta đã
làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Thắng lợi của "Đồng khởi" dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam ngày 20-12-1960.
c. Ý nghĩa :
- Phong trào "Đồng khởi" đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của
Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn
lực lượng sang thế tiến công.
2. Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1961) và Vạn Tường ( 18/8/1965)
- Quân dân miền Nam giành thắng lợi to lớn trong trận Ấp Bắc - Mĩ Tho (1-1963),
đánh bại cuộc hành hành quân càn quét của của hơn 2000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố
vấn Mĩ chỉ huy, có máy bay, xe tăng, pháo binh, xe bọc thép yểm trợ. Chiến thắng này chứng
minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ
nguỵ, mở ra phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công".
- Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi, 8-1965):
+ Sáng ngày 18/8/1965, Mĩ huy động 9000 quân và nhiều xe tăng, xe bọc thép, máy


bay lên thẳng, máy bay phản lực chiến đấu, tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn
Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta.
+ Sau một ngày (từ mờ sáng 18-8) quân chủ lực và nhân dân địa phương đã đẩy lùi
được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên. Vạn Tường đợc coi là "Ấp
Bắc" đối với quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ, mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng
nguỵ mà diệt" trên khắp miền Nam.
4. Chiến thắng xuân Mậu Thân năm 1968
a. Bối cảnh :
- Bước vào mùa xuân 1968, so sánh lực lợng giữa ta và địch thay đổi có lợi cho ta sau
hai mùa khô.
- Đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở nước Mĩ trong bầu cử Tổng thống (1968), ta mở cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
1


b. Diễn biến :
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy nổ ra đồng loạt trên toàn miền Nam, trọng tâm là
các đô thị. Mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lợc của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị
trong đêm 30 rạng sáng 31-1-1968 (Tết Mậu Thân), kéo dài trong năm.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra làm ba đợt : đợt 1 từ 30-1 đến 25-2-1968;
đợt 2 trong tháng 5 và 6; đợt 3 trong tháng 8 và 9.
Tại Sài Gòn, quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch như Toà Đại sứ
Mĩ, Dinh Độc lập", Bộ Tổng tham mưu...
c. Kết quả, ý nghĩa :
- Kết quả: trong đợt 1, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147000 địch, trong đó có
43000 lính Mĩ, phá huỷ một khối lợng lớn vật chất và phơng tiện chiến tranh.
- Ý nghĩa: giáng cho địch những đòn bất ngờ, làm lung lay ý chí xâm lợc của Mĩ, buộc
Mĩ phải tuyên bố "Phi Mĩ hoá chiến tranh", ngừng hoàn toàn ném bom bắn phá miền Bắc,
chịu đàm phán với ta ở Pari, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
d. Hạn chế: trong đợt 2 và 3, lực lượng của ta gặp không ít khó khăn và tổn thất do ta chủ

quan đánh giá tình hình, không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm.
5. Chiến thắng trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972
- Ngày 30-3-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị làm hướng tiến
công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp miền Nam.
- Kết quả : đến cuối tháng 6-1972, quân ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của
địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Ý nghĩa : giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc Mĩ
phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của chiến lược "Việt
Nam hoá chiến tranh").
6. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972)
- Từ ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường không
bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm, nhằm
giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.
- Quân dân ta ở miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy
bay B52 của chúng, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không".
- Kết quả : trong trận" Điện Biên Phủ trên không" quân dân ta đã bắn rơi 81 máy bay,
bắt sống 43 phi công Mĩ. Trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, miền Bắc bắn rơi
735 máy bay Mĩ, bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mĩ.
- Ý nghĩa : "Điện Biên Phủ trên không" là trận quyết định buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng
hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hoà bình ở Việt Nam (1-1973).
7. Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
a. Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3):
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lợc quan trọng. Nhưng do địch nhận định sai hướng tiến
công của quân ta nên bố trí lực lượng ở đây mỏng...
- Ngày 10-3-1975, quân ta tiến công Buôn Ma Thuột mở màn chiến dịch. Ngày 12-3,
địch phản công chiếm lại, nhưng bị thất bại.
- Ngày 14-3-1975, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút
chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
2



- Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của nguỵ quân, nguỵ
quyền, không thể cứu vãn được. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của ta từ tiến
công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3) :
- Ngày 21-3, quân ta tiến công Huế và chặn đờng rút chạy của địch. Ngày 26-3 ta giải
phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- Sáng 29-3, quân ta tiến công Đà Nẵng, đến 3 giờ chiều Đà Nẵng hoàn toàn đ ược giải
phóng.
- Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một
số tỉnh Nam Bộ quân và dân đã nổi dậy đánh địch giải phóng quê hương.
- Chiến thắng Huế - Đà Nẵng gây nên tâm lí tuyệt vọng trong nguỵ quyền, đ ưa cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4) :
- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung
ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trớc mùa mưa.
- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên
Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- 17 giờ ngày 26-4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh, 5 cánh quân vợt
qua tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến vào trung tâm thành phố.
- 10 giờ 45 ngày 30-4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Chính
phủ Trung ương Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
- 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí
Minh toàn thắng.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho
quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.
- Ngày 2-5-1975, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. Mục tiêu

1. Kiến thức
- Nêu được những thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân hai miền trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975)
- Phân tích được tính điển hình của những thắng lợi quân sự đó trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện
- Rèn kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ
3. Thái độ
- Giúp học sinh đánh giá đúng những thắng lợi quân sự tính điển hình của nhân dân
Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
- Trân trọng những thắng lợi mà nhân dân ta đạt được.
4. Định hình các năng lực của học sinh
- Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề.
- Thông qua các chiến thắng tiêu biểu của nhân dân ta học sinh tái hiện sự kiện, hiện
tượng lịch sử.
3


- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử:
tầm quan trọng của các thắng lợi trên mặt trận quân sự
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với
nhau: tác động của các thắng lợi quân sự đối với mặt trận ngoại giao nói riêng, đối với cuộc
kháng chiến chống Mĩ nói chung.
- Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra:
về các vấn đề nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quan sự trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc của đất nước hiện nay.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh, lược đồ, phim tư liệu có liên quan.

- Tài liệu tham khảo (trong và ngoài nước)
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca có liên quan đến cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân
Việt Nam.
- Giấy A4, bút dạ…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giáo viên giới thiệu
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là sự kết hợp của nhiều mặt
trận đấu tranh: quân sự, chính trị ngoại giao…trong đó những thắng lợi trên mặt trận quân sự
có tính chất quyết định đến những thắng lợi khác và sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
2. Xây dựng các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi”
Đọc các tư liệu dưới đây và trao đổi thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi
Tư liệu 1:
….
Biết không anh ? Giồng Keo, Giồng Trôm.
Thảm lắm anh à, lũ ác ôn
Giết cả trăm người, trong một sáng
Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn.
Có những ông già, nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh, không chịu nhục
Lấy vồ nó đập, vọt thai ra.
Anh biết không ? Long Mỹ, Hiệp Hưng
Nó giết thanh niên, ác quá chừng.
Hầm sáu đầu trai bêu cọc sắt
Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng!
Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc
Nó bắt vô vườn, trói gốc sau

Nó đốt, nó cười... em nhỏ hét:
4


"Má ơi, nóng quá, cứu con mau!"
(trích Lá thư Bến Tre, Tố Hữu)
Tư liệu 2:
“Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định
để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm. Hội
nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có
con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu
tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị Mĩ-Diệm. Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa
phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2-1959, ở
Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8-1959, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng,
tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
Ngày 17-1-1960, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp
Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn diện Mỏ Cày và các
huyện Giông Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.
Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quân,
thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày
nghèo.
Phong trào “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ,
Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3 829 thôn ở vùng núi
các tỉnh Trung Trung Bộ, 3 200/ 5 721 thôn ở Tây Nguyên.
Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm
lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách
mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.” (trích SGK Lịch sử 12
ban cơ bản, trang 164)
Tư liệu 3: Quan sát hình ảnh sau:


Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ duyệt một đơn vị vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam

- Qua những tư liệu đã xem em hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của phong trào “Đồng khởi”
5


+ Từ những kết quả đạt được trong phong trào “Đồng khởi” em hãy rút ra ý nghĩa của
thắng lợi đối với cách mạng miền Nam trong thời kỳ 1959-1960
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các hình ảnh trả lời nội dung và chốt ý.
+ Phong trào "Đồng khởi" đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của
Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
+ Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ
gìn lực lượng sang thế tiến công.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chiến thắng Ấp Bắc (1/1963) và Vạn Tường (8/1965)
- Chia cả lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1, 2: tìm hiểu về chiến thắng Ấp Bắc (1/1963)
+ Nhóm 3, 4: tìm hiểu về chiến thắng Vạn Tường (8/1965)
- Yêu cầu các nhóm nghiên cứu tài liệu và hoàn thành bảng sau:
Chiến thắng

Chiến thắng Ấp Bắc

Chiến thắng Vạn Tường

Thời gian
Hoàn cảnh
Diễn biến
Kết quả, ý nghĩa

- Đại diện các nhóm trình bày
- Giáo viên chốt ý theo bảng chuẩn bị sẵn
Chiến thắng
Chiến thắng Ấp Bắc
Nội dung

Chiến thắng Vạn Tường

Nội dung

Thời gian
Hoàn cảnh

2/1/1963
Phát hiện có một đơn vị của ta về
đóng quân tại Ấp Bắc, được Mĩ hỗ
trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ
thống cố vấn, quân đội Sài Gòn đã
mở cuộc hành quân càn quét nhằm
tiêu diệt lực lượng cách mạng của
ta.

18/8/1965
Sáng ngày 18/8/1965, Mĩ huy
động 9000 quân và nhiều xe
tăng, xe bọc thép, máy bay lên
thẳng, máy bay phản lực chiến
đấu, tàu chiến, mở cuộc hành
quân vào thôn Vạn Tường
nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ

lực của ta.
Sau một ngày (từ mờ sáng 188) quân chủ lực và nhân dân
địa phương đã đẩy lùi được
cuộc hành quân của địch, loại
khỏi vòng chiến đấu 900 tên.

Diễn biến

Quân dân miền Nam giành thắng
lợi to lớn trong trận Ấp Bắc - Mĩ
Tho (1-1963), đánh bại cuộc hành
hành quân càn quét của của hơn
2000 binh lính quân đội Sài Gòn
có cố vấn Mĩ chỉ huy, có máy bay,
xe tăng, pháo binh, xe bọc thép
yểm trợ.

Kết quả, ý nghĩa

Chiến thắng này chứng minh quân Vạn Tường được coi là "Ấp
6


dân miền Nam hoàn toàn có khả
năng đánh bại "Chiến lược Chiến
tranh đặc biệt" của Mĩ, mở ra
phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết
giặc lập công".

Bắc" đối với quân Mĩ và quân

đồng minh của Mĩ, mở đầu cao
trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng
nguỵ mà diệt" trên khắp miền
Nam.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến thắng Mậu Thân 1968
Tư liệu 1:
“Đêm giao thừa và đêm mồng một Tết Mậu Thân (30 và 31-1-1968) quân và dân miền
Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền; đồng loạt tiến công địch ở 4/6 thành phố,
37/42 thị xã, hàng trăm thị trấn, quận lỵ; đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não trung ương,
địa phương của cả Mỹ lẫn ngụy, bao gồm cả 4 bộ tư lệnh quân khu - quân đoàn, 8 bộ tư lệnh
sư đoàn, 2 bộ tư lệnh biệt khu ngụy, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ, 30 sân bay và nhiều tổng kho
lớn. Trong đó, có những trận gây chấn động lớn như trận đánh Toà Đại sứ Mỹ, Dinh Độc lập
Ngụy, Bộ Tổng tham mưu ngụy ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế... Đồng
thời, nhân dân ở hầu khắp các vùng nông thôn được sự giúp sức của các lực lượng vũ trang
đã nổi dậy, phá tan từng mảng hệ thống kìm kẹp của ngụy quyền ở thôn xã, giành thắng lợi
oanh liệt cả về tiêu diệt sinh lực địch và giành quyền làm chủ.
Sau gần 2 tháng tiến công và nổi dậy, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt và làm tan rã
khoảng 15 vạn tên địch (có hàng nghìn lính Mỹ) phá huỷ 1/3 vật tư chiến tranh của Mỹ-ngụy;
phá 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã mới với hơn một triệu dân. Riêng ở Trị-ThiênHuế, hầu hết nông thôn 2 tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên được giải phóng với 296 thôn, trong đó
có 240 thôn được xây dựng chính quyền cách mạng.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân miền Nam như “một
đòn sét đánh” đối với bọn trùm xâm lược Mỹ, làm choáng váng cả nước Mỹ và chấn động dư
luận thế giới”
(trích báo điện tử chinhphu.vn)
Tư liệu 2: Học sinh xem đoạn phim tư liệu về cuộc tiến công Mậu Thân 1968
(clip tư liệu về cuộc tiến công Mậu Thân 1968)
Tư liệu 3:
Tờ Tin tức Oa-sinh-tơn ngày 31-1-1968 đã viết: “Các cuộc tiến công ồ ạt, táo bạo của
cộng sản ngày 31-1 vào Sài Gòn, 8 tỉnh lỵ và 30 thị trấn nhỏ hơn là một điều đáng kinh ngạc.

Cảnh sát quân sự Mỹ đã phải đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống nóc nhà sứ quán Mỹ ở Sài
Gòn trong khói đạn để giành lại ngôi nhà được coi là “chống du kích” nhưng lại bị cộng sản
chiếm trong 6 giờ liền. Chỉ riêng cảnh tượng đó cũng đủ để buộc Chính phủ Giôn-xơn dẹp đi,
coi là không có giá trị những nhận định lạc quan của mình”.
Thời báo Niu Oóc, tờ báo lớn nhất của Mỹ số ra ngày 1-2-1968 bình luận: “Cuộc tiến
công của đối phương đột nhập cả đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn cho thấy thêm những bằng
chứng đau xót về sức mạnh có hạn của Mỹ ở châu Á. Bằng chứng cuộc tiến công táo bạo vào
những thành phố chính ở miền Nam Việt Nam và bằng sự tập trung quân ở Khe Sanh, cộng
sản đã làm tiêu tan niềm lạc quan bao trùm lên Oa-sinh-tơn và Sài Gòn trong mấy tháng qua.
7


Đây rõ ràng không phải là hành động của một đối thủ đang yếu dần như các nhà quân sự Mỹ
đã khẳng định hồi tháng 11 năm 1967”.
Cũng tờ báo này, trong số ra ngày hôm sau 2-1-1968 có đoạn: “Chiến thắng của Việt
Cộng chứng minh sự suy yếu của cơ cấu chính trị mà Mỹ dùng làm chỗ dựa trong cố gắng
chiến tranh và đe dọa thủ tiêu hoàn toàn các cơ cấu chính trị đang suy yếu”. Tác giả bài báo
tỏ ý lo ngại rằng: “Hậu quả chính trị do thắng lợi đáng kinh ngạc của Việt Cộng gây ra lần
này mới là nguy hại nhất”.
Không chỉ báo chí Mỹ, các báo phương Tây và các nước trên thế giới đều đưa tin và
bình luận về sự kiện lịch sử này.
Hãng thông tấn Roi-tơ (Anh) ngày 3-2-1968 nói: “Quy mô và tính chất ác liệt của các
trận tấn công phối hợp ở Sài Gòn và ở các trung tâm chủ chốt khác tại Nam Việt Nam làm
cho Mỹ và các nước đồng minh rất đỗi ngạc nhiên”. Kế đó, ngày 5-2-1968 hãng này thống
kê: “Mỹ có đến nửa triệu quân ở Nam Việt Nam, đã mất 13 năm và đã tiêu mỗi ngày 60 triệu
đô-la mà vẫn không bảo vệ được một tấc đất vuông nào ở miền Nam Việt Nam cả”. Trong khi
đó, báo Người quan sát (Anh) tỏ ra ngạc nhiên khi than rằng: “Người ta không thể tin là một
tình hình như thế lại có thể xảy ra”.
Báo Thế giới (Pháp) ngày 1-2-1968 mỉa mai: “Người Mỹ đã từng khẳng định dân
chúng Nam Việt Nam chịu đựng hơn là ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng, giờ đây liệu họ

còn có thể nêu lên những lý lẽ như thế nữa không sau khi đã xảy ra một cuộc biểu dương
đáng khâm phục về sức mạnh và lòng dũng cảm của Việt Cộng như vậy”. Báo Chiến đấu
ngày 1-2-1968 khẳng định: “Điều hiển nhiên là người Mỹ đã thua đứt về mặt chính trị trong
cuộc chiến tranh này rồi. Những gì xảy ra ở Sài Gòn cũng đủ cho thấy Mặt trận Dân tộc giải
phóng đã nắm được các tầng lớp dân chúng ở miền Nam Việt Nam trong mức độ lớn biết
nhường nào”.
Tờ Le Figaro (Pháp) ngày 2-2-1968 ca ngợi: “Cuộc tiến công lừng danh của Việt
Cộng cho ta thấy trước hết cái tài tình của những người chỉ huy trong việc hướng dẫn cuộc
chiến tranh vừa quân sự, vừa chính trị này. Về mặt đối nội - họ vừa thu được một thắng lợi
lớn; họ chứng tỏ cho nhân dân Việt Nam thấy rằng họ có thể đánh nơi nào và lúc nào cũng
được hết. Họ làm cho chính phủ Sài Gòn và quân đội của chính phủ này trở thành một trò
cười. Họ tăng cường sự kiểm soát của họ, và do đó, làm giảm bớt sự kiểm soát của chế độ Sài
Gòn đối với dân thường, những người dân thường này thì đầy lòng kính nể và khâm phục đối
với Mặt trận Dân tộc giải phóng”.
Nhiều báo của các tổ chức đảng cộng sản và công nhân ở các nước tư bản đều tỏ thái
độ khâm phục đối với cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân ta qua sự kiện Tết. Báo Nhân
đạo - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp ngày 1-2-1968 đã ca ngợi: “Đây là cuộc
tiến công lớn nhất của các lực lượng vũ trang giải phóng. Những người yêu nước miền Nam
Việt Nam đã chứng tỏ rằng ở khắp nơi, quyền chủ động đang thuộc về họ, họ có thể quyết
định địa điểm, thời gian của các cuộc tiến công làm cho bộ chỉ huy Mỹ luôn luôn bở hơi tai”.
(trích từ tapchicongsan.org.vn)
- Qua các tư liệu trên em có suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn
cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa?
Giáo viên chốt ý
8


Ý nghĩa: giáng cho địch những đòn bất ngờ, làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc
Mĩ phải tuyên bố "Phi Mĩ hoá chiến tranh", ngừng hoàn toàn ném bom bắn phá miền Bắc,

chịu đàm phán với ta ở Pari, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cuộc tiến công chiến lược 1972
- Giáo viên giới thiệu và chốt ý
- Ngày 30-3-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị làm hướng tiến
công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp miền Nam.
- Kết quả: đến cuối tháng 6-1972, quân ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của
địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Ý nghĩa: giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc Mĩ phải
tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của chiến lược "Việt Nam
hoá chiến tranh").
Hoạt động 5: Tìm hiểu về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972)
Tư liệu 1:
Sử gia Mỹ, Tiến sỹ John Prados, Giám đốc các dự án tư liệu Việt Nam và Tình báo
thuộc Trung tâm Lưu trữ An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến quân
đội Mỹ phải thất bại trong chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam: "Miền Bắc Việt Nam đã
đánh giá một cách hợp lý về những hành động mà người Mỹ có thể thực hiện. Họ đã chuẩn bị
phòng thủ khu vực Hà Nội và tiến hành sơ tán dân thường, góp phần hạn chế thương vong.
Lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam đã luyện tập kỹ lưỡng với tình huống Mỹ có thể
sẽ đánh phá khu vực Hà Nội, Hải Phòng. Ngoài ra, hệ thống phòng không của miền Bắc khá
mạnh vào thời điểm đó và ứng phó hiệu quả với máy bay Mỹ. Về phía Mỹ, họ đã không xây
dựng được một kế hoạch thấu đáo, không tính toán được khả năng phòng thủ mạnh đến như
vậy của miền Bắc Việt Nam. Một vấn đề nữa là ngoài việc sử dụng lẫn lộn các loại máy bay
thì phía Mỹ còn để đối phương dễ đoán được ý đồ khi không thay đổi phương thức tấn công
trong các vụ oanh kích.”
(nguồn internet)
Tư liệu 2

9



Máy bay Mĩ ném bóm bắn phá miền Bắc

Máy bay Mĩ rơi trên đường phố Hà Nội

Tư liệu 3
Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc, và cho tất cả
Lá cờ này là máu là da
Của ta, của con người, vô giá.
Trắng khăn tang, em chẳng khóc đâu
Hỡi em gái mất cha mất mẹ
Nước mắt rơi, làm nhoà mặt quân thù
Em phải bắn, trúng đầu giặc Mỹ.
Tình thương lớn, mạnh hơn lửa thép
Trận địa đây xây giữa lòng người
Dầu mưa nắng, trái đất tròn vẫn đẹp
Đời yêu ta, ta phải thắng cho Đời.
10


(trích Việt Nam máu và hoa, Tố Hữu)
- Từ những tư liệu trên em hãy cho biết vì sao Mĩ thực hiện việc ném bom đánh phá
miền Bắc lần thứ hai?
- Em có suy nghĩ như thế nào về tình hình miền Bắc trong thời kỳ này? Kết quả và ý
nghĩa của sự kiện “Điện Biên Phủ trên không”?
- Cảm nhận của em về sức sống mãnh liệt của nhân dân miền Bắc trong thời kỳ chống
Mĩ cứu nước?
Giáo viên phân tích chốt ý.
Ý nghĩa: "Điện Biên Phủ trên không" là trận quyết định buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng
hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại

hoà bình ở Việt Nam (1-1973).
Hoạt động 6: Tìm hiểu về cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975
Tư liệu 1:
Lược đồ chiến dịch
Tây Nguyên

11


Lược đồ chiến dịch Huế- Đà Nẵng

Lược đồ chiến dịch Hồ Chí Minh

- Qua các lược đồ trên yêu cầu học sinh tóm tắt diễn biến chính của 3 chiến dịch (có
thể cho một số học sinh lên bảng trình bày)
Tư liệu 2: Đoạn phim về 3 chiến dịch (Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng và Hồ Chí Minh)
Tư liệu 3:

12


Quân Nguỵ trên đường tháo chạy

Quân ta tiến vào Dinh Độc Lập

Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng

Tư liệu 4:
13



Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi
nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ
con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm
quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”
(Trích SGK Lịch sử lớp 12- trang 197, ban cơ bản)
- Qua các tư liệu trên, em có suy nghĩ gì về cuộc tổng tiến công 1975?
- Vì sao ta quyết định chọn Tây Nguyên làm điểm mở màn cho cuộc tổng tiến công và
nổi dậy?
- Sau thắng lợi ở Tây Nguyên, Đảng ta đã có chủ trương gì trong kế hoạch giải phóng
hoàn toàn miền Nam?
- Chiến dịch Hồ Chí Minh đã diễn ra trong bối cảnh nào? Bằng những kiến thức đã học
hãy làm rõ đây là thắng lợi quyết định dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ nguỵ quyền Sài
Gòn ở miền Nam Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời và chốt ý
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng. Nhưng do địch nhận định sai hướng
tiến công của quân ta nên bố trí lực lượng ở đây mỏng...
- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung
ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa.
- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên
Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Về ý nghĩa lịch sử, với chiến thắng ngày 30/4/1975, nhân dân ta đã vĩnh viễn thoát
khỏi ách nô dịch của các nước đế quốc, vĩnh viễn thoát khỏi hoạ đất nước bị chia cắt, giải
phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ
những thành quả bước đầu của cách mạng XHCN ở miền Bắc, đưa cả nước bước vào kỷ
nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và CNXH; đưa dân tộc ta đứng
vào hàng ngũ của quốc gia, dân tộc tiên phong trên thế giới.
- Với chiến thắng 30/4/1975, Việt Nam chúng ta, từ một đất nước bị nước ngoài xâm
chiếm, từ một dân tộc bị nô lệ, đã đứng lên giành lại được nền độc lập dân tộc sau gần một thế
kỷ mất nước và trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền được pháp lý

quốc tế thừa nhận, tôn trọng; có một quân đội hùng mạnh, có nền văn hoá, khoa học, kỹ thuật
đang trên đà phát triển, có vị thế quan trọng, sánh vai cùng các nước trên thế giới.
- Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, Đảng ta và
nhân dân ta được rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực, càng nhận thức được sâu sắc hơn vị
trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.
- Với chiến thắng vĩ đại này, đã tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, liên minh
chiến đấu giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia anh em, góp phần quyết định vào thắng
lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc của từng nước, thủ tiêu chủ nghĩa thực dân ở ba nước
Đông Dương, phá vỡ phòng tuyến phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc ở Đông Nam Châu
á.
ZC. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP
VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chuyên
đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
14


Phong
trào Trình bày được
“Đồng
khởi” nguyên
nhân,
(1959-1960)
diễn biến, kết
quả của phong

trào
“Đồng
khởi”

Giải thích được
ý nghĩa của
phong
trào
“Đồng khởi” đối
với cách mạng
miền Nam.

Chứng
minh
được phong trào
“Đồng
khởi”
đánh dấu bước
phát triển của
cách mạng miền
Nam.

Tiến công chiến
lược năm 1972
của quân dân
miền Nam và
“Điện Biên Phủ
trên
không”
của quân dân

miền Bắc.

Biết được hoàn
cảnh lịch sử, kết
quả của Tiến
công chiến lược
năm 1972 ở
miền Nam và
“Điện Biên Phủ
trên không” ở
miền Bắc.

Lý giải được
những ý nghĩa
của thắng lợi
trong cuộc Tiến
công chiến lược
năm 1972 và
“Điện Biên Phủ
trên không”.

Tổng tiến công Nêu được hoàn
và nổi dậy mùa cảnh lịch sử,
xuân năm 1975 diễn biến chính
của 3 chiến dịch
trong Tổng tiến
công và nổi dậy
mùa xuân năm
1975


- Lý giải được vì
sao ta chọn Tây
Nguyên để mở
đầu cho cuộc
Tổng tiến công
và nổi dậy mùa
xuân năm 1975
và tính quyết
định của chiến
dịch Hồ Chí
Minh trong cuộc
tổng tiến công
này.
- Hiểu được
cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy
mùa xuân năm
1975 là bước
phát triển của
cách mạng miền
Nam, kết thúc
cuộc
kháng
chiến chống Mĩ

Phân tích được
tác động của
thắng lợi trong
cuộc Tiến công
chiến lược năm

1972 và “Điện
Biên Phủ trên
không” đối với
việc kí kết hiệp
định Pari năm
1973 về chấm
dứt chiến tranh
lập lại hòa bình
ở Việt Nam.
- Phân tích được
nghệ thuật quân
sự trong cuộc
tổng tiến công và
nổi dậy mùa
xuân năm 1975.

Vai trò của quần
chúng nhân dân
(đặc biệt là phụ
nữ) trong chiến
tranh cách mạng
và công cuộc
xây dựng, bảo vệ
tổ quốc.
Đánh giá được
mối quan hệ
giữa thắng lợi
quân sự với
thắng lợi ngoại
giao, vận dụng

trong giải quyết
mối giữa thực
lực quốc phòng
với vị thế của
quốc gia trong
thời kỳ hiện nay.
- Nhận xét, đánh
giá về tầm quan
trọng của những
thắng lợi quân sự
trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ
cứu nước.
- Rút ra bài học
kinh nghiệm cho
công cuộc xây
dựng và bảo vệ
tổ quốc Việt
Nam
XHCN
trong giai đoạn
hiện nay.

15


cứu nước.
2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
a. Câu hỏi mức độ nhận biết
Câu 1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”

Câu 2. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 diễn ra như thế nào? Nêu kết quả và ý
nghĩa của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 3. Trình bày diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc tổng tiến công và
nổi dậy mùa xuân năm 1975? Sau chiến dịch Tây Nguyên, Đảng ta có chủ trương như thế nào
trong kế hoạch giải phóng miền Nam?
b. Câu hỏi mức độ thông hiểu
Câu 1. Tại sao vào thời gian cuối năm 1959 – đầu 1960, ở miền Nam bùng nổ phong
trào “Đồng khởi”? Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi ” đối với cách mạng miền Nam?
Câu 2. Chiến dịch nào có tính quyết định thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy
mùa xuân năm 1975? Trình bày diễn biến, kết quả của chiến dịch đó.
Câu 3. Em hãy cho biết diễn biến, kết quả và nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng
“Điện Biên Phủ trên không”
Câu 4. Cuộc tiến công chiến lược nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải
tuyên bố “Mĩ hóa trở lại” chiến tranh xam lược ở Việt Nam? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn
biến và kết quả của cuộc tiến công đó.
c. Câu hỏi mức độ vận dụng
Câu 1. Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, chứng minh phong trào “Đồng khởi” (19591960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 2. Phân tích những thắng lợi quân sự có tính quyết định đến việc kí kết hiệp định Pari
năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Câu 3. Bằng những thắng lợi quân sự tiêu biểu hãy chứng minh: Trong sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), quân dân ta đã thực hiện giành thắng lợi từng bước
tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu 4. Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
d. Câu hỏi mức độ vận dụng cao
Câu 1. “Dù đế quốc Mĩ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “Bê” gì đi
nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mĩ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh. Mà
đánh là nhất định thắng”. Bằng những hiểu biết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của
nhân dân ta hãy bình luận nhận định trên.
Câu 2. Từ những thắng lợi trên mặt quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,

em rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN
trong giai đoạn hiện nay.

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×