Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Luận văn tốt nghiệp Lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Kỳ Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.86 KB, 37 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
MỤC LỤC

Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

KẾT LUẬN. 35

Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

2

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì nhất
thiết các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Điều đó có nghĩa là các
doanh nghiệp bỏ vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải


đem lại lợi nhuận, thu nhập từ các họat động sản xuất kinh doanh phải lớn hơn
tổng chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Có lợi nhuận doanh nghiệp có thể mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nâng cao thu
nhập cho cán bộ công nhân viên và khuyến khích tăng năng suất lao động, đồng
thời lợi nhuận lớn sẽ góp phần vào việc tăng Ngân sách Nhà nước thông qua
việc doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò của lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kỳ Anhem đã chọn
đề tài:“Lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Kỳ
Anh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Mặc dù trong bài viết em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết
còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự
góp ý của các thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn để em hiểu vấn đề hơn.
Bài luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 chương:
Chương1.Tổng quan về lợi nhuận doanh nghiệp và vai trò của lợi nhuận đối với
sự phát triển của doanh nghiệp;
Chương2. Thực trạng lợi nhuận tạiCông ty TNHH Kỳ Anh giai đoạn 2012 – 2014;
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Kỳ Anh.

Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

3

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
CHƯƠNG I


TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Dù là loại hình doanh nghiệp nào, thuộc thành phần kinh tế nào và hoạt động
trong lĩnh vực nào, trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì hoạt động sản xuất kinh
doanhphải mang lại hiệu quả có nghĩa là kinh doanh phải có lãi. Các doanh nghiệp
phải độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình, thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí
nhất định, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục. Tiến hành tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ
doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và có lợi nhuận dể tái đầu tư sản xuất kinh doanh.
Nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ kéo dài thì doanh nghiệp đó sẽ
lâm vào tình trạng suy thoái mất dần khả năng thanh toán và có thể đi đến phá sản.
Như vậy nhìn vào góc độ doanh nghiệp theo em thì : “Lợi nhuận là khoản
chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định”.
Về mặt nguồn gốc: Lợi nhuận của doanh nghiệp chính là hình thức biểu hiện
của giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra bằng cách sử dụng hợp lý
các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh, tận dụng các điều kiện của môi trường
kinh doanh.
Về mặt lượng: Lợi nhuận của DN chính là số tiền chênh lệch lớn hơn giữa
doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
Lợi nhuận cũng là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp
trong một kỳ hạch toán (thường là 1 năm) lợi nhuận được xác định như sau:
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh


4

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
- Doanh thu; là bao gồm toàn bộ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác.
- Chi phí: Là bao gồm tất cả chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất và các
chi phí khác.
1.1.2. Kết cấu lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, để tăng cường khả năng cạnh tranh đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp là lợi nhuận thu được
từ các hoạt động khác nhau bao gồm: hoạt động kinh doanh hoạt động khác. (Lợi
nhuận được đề cập ở đây là lợi nhuận trước thuế).
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động sản
xuất kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kì. Hơn nữa, Lợi nhuận hoạt động SXKD
còn bao gồm cả lợi nhuận hoạt động tài chính. Lợi nhuận hoạt động tài chính là
khoản chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính
và thuế gián thu phải nộp theo qui định của pháp luật trong kỳ.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập
của hoạt động kinh tế khác và chi phí khác của hoạt động kinh tế khác và thuế gián
thu theo qui định của pháp luật trong kỳ.

1.1.3. Vai trò của lợi nhuận đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp
a. Đối với doanh nghiệp và người lao động:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu
tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó ảnh
hường trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng
đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

5

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả
mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại.
Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có
lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở
để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
thông qua việc đổi mới trang thiết bị,... mở rộng qui mô hoạt động là cơ sở doanh
nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng.
Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao
động hưng phấn kích thích trí sang tạo, phát huy khả năng của nhân viên trong
doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triền tiếp theo.
Mặt khác, lợi nhuận cũng góp phần khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên

thị trường. Doanh nghiệp có lợi nhuận chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả, sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, bộ phận quản lý có tài lãnh đạo, lực
lượng cán bộ công nhân viên có trình độ, có thực lực. Nhờ vậy mà uy tín của
doanh nghiệp ngày càng tăng, được khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín
dụng, nhà nước.
b. Đối với Nhà nước và xã hội:
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản xuất
của nển kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường lý
tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa.
Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế thu
nhập doanh nghiệp tăng tích lũy cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ
mô. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
trong kỳ, nên khi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thì số thuế mà Nhà nước
có được càng nhiều. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản
xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Qua việc phân tích trên, ta thấy lợi nhuận không chỉ có vai trò quan trọng
trong sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn đối
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

6

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bởi lợi ích của mỗi doanh nghiệp bao giờ cũng

gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của toàn bộ nền kinh tế. Lợi nhuận làm cho Nhà
nước, doanh nghiệp, người lao động có quan hệ gắn bó và cùng phát triển.
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2.1. Phương pháp trực tiếp
a. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận
thuần về
HĐKD

Doanh
Giá vốn
=
thu
- hàng +
thuần
bán

Doanh
thu
HĐTC

Chi
phí
HĐTC

CPB
H

-


Chi phí
QLDN

Doanh thu thuần = Doanh thu BH&CCDV – Các khoản giảm trừ DT
Trong đó:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được trong
kỳ do hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung ứng dịch vụ; kể cả số tiền
chưa nhận được trong kỳ nhưng bên mua đã chấp nhận thanh toán, kể cả giá trị
hàng hóa tiêu thụ nội bộ và giá trị hàng hóa đem biếu, tặng để gới thiệu sản phẩm.
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, trị giá
hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và một số loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,...
- Doanh thu thuần: là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp. Nói cách
khác, đó chính là khoản thu thực tế mà doanh nghiệp có được khi tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
- Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ
liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí
góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí
giao dịch bán chứng khoán...;
- Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
bán hàng, nhân viên tiếp thị, bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

7

Lớp: TC16.03



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

sản cố định, chi phí vật liệu tiêu dùng để đóng gói, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi
phí khác như chi phí quảng cáo, bảo hành …
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý
điều hành trong doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của
doanh nghiệp như tiền lương, các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân
viên, chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy
quản lý, chi phí khác như đồ dùng văn phòng,…
b. Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác và
khoản thuế gián thu nếu có
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Trong đó:
- Thu nhập khác là những khoản thu không thể dự tính được trước, các
khoản thu không mang tính chất thường xuyên như thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định, tiền phạt do các bên vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp, các khoản nợ khó
đòi đã xử lý nay lại thu lại được …
- Chi phí khác là các khoản chi cho các hoạt động nói trên …
Như vậy tổng hợp lại ta có lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp được
tính như sau:
Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác
Và Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ được xác định:
Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN trong kỳ
Phương pháp xác định lợi nhuận này là đơn giản, dễ tính, do đó được áp
dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.
1.2.2.Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian
Ngoài ra ta còn có thể tính dần lợi nhuận của DN qua từng khâu hoạt động,

trên cơ sở đó giúp cho nhà quản lý thấy được quá trình hình thành lợi nhuận và tác
động của từng khâu hoạt động hoặc từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạt động kinh
doanh cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng.
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

8

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Sơ đồ 1.1: Cách tính lợi nhuận qua các bước trung gian
DT hoạt động
khác

Doanh thu hoạt động SXKD
Các khoản
giảm trừ

Giá vốn
hàng bán
Chi phí BH,
QLDN

Doanh thu
HĐTC


Doanh thu thuần

Chi phí hoạt
động TC

Lãi gộp

LN thuần
SXKD

Chi phí hoạt động
khác

LN hoạt động khác
Lợi nhuận trước thuế

Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
Phương pháp xác định lợi nhuận như vậy được gọi là phương pháp xác định
lợi nhuận qua các bước trung gian. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp
mà ta có thể thiết lập các mô hình khác nhau trong việc xác định lợi nhuận qua các
bước trung gian.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1. Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI)
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi chưa tính đến
ảnh hưởng của lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ suất sinh lời của
=
x 100

vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, sức sinh lời của
vốn kinh doanh cao, là nhân tố hấp dẫn DN đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
Giá trị tổng tài sản đầu kì + Giá trị tổng tài sản cuối kì
Vốn kinh doanh
=
bình quân
2
1.3.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Là chỉ tiêu cho biết trong kì doanh nghiệp cứ bỏ 100 đồng tài sản đầu tư thì
sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh
=
x 100
lời của tài sản
Giá trị tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt, sức sinh lời
của tài sản cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

9

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính


hoạt động sản xuất kinh doanh như xây nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất kinh doanh.
1.3.3. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Là chỉ tiêu phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kì sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nhân tố giúp nhà
quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh và cũng là chỉ tiêu
được các nhà đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp chú ý nhất.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của
=
x 100
vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt,
sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của
doanh nghiệp.
1.3.4. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong 100 đồng doanh thu thuần doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là nhân tố giúp doanh
nghiệp mở rộng thị trường tăng doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của
=
x 100
doanh thu
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí càng hiệu quả,
càng tiết kiệm chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ các chi phí trong doanh
nghiệp sử dụng càng lãng phí, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chi phí tại

các bộ phận.
1.3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên
=
x 100
giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra 100 đồng giá vốn hàng bán thì doanh nghiệp
thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đồng thời nó cũng phản ánh hiệu
quả của chi phí bỏ ra trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Là quan hệ tỷ lệ
giữa số lợi nhuận của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm
hàng hoá tiêu thụ.
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

10

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả, càng
tiết kiệm chi phí và ngược lại.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
1.4.1. Nhân tố khách quan
a,Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất,… có ảnh hưởng không ít

tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp, tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp và do đó nó không thể không ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong chu kỳ suy thoái lạm phát tăng cao hay giai đoạn khủng hoảng tài chính tỷ
giá và lãi suất bất ổn thì DN gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh
của mình và do đó LN không thể được nâng cao và có thể còn bị lỗ.
b,Thị trường và sự cạnh tranh
Mọi hoạt động của DN từ việc mua sắm yếu tố đầu vào cho tới tiêu thụ sản
phẩm đều được thông qua thị trường, hoạt động theo quy luật của thị trường.
Trước hết, lợi nhuận của DN phụ thuộc vào quy luật cung cầu. Sự biến động của
cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hoá bán ra và
giá cả của sản phẩm.Tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp còn chịu sự tác động của
quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh xảy ra giữa các đơn vị kinh doanh cùng ngành
nghề. Với quy luật này đòi hỏi các doanh nghiệp bằng nỗ lực chủ quan của mình
luôn tìm cách để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm của mình, áp dụng
các giải pháp Marketing hữu hiệu trước các đối thủ cạnh tranh.
c, Môi trường pháp lý
Tuỳ vào chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ, từng ngành, từng vùng
mà nhà nước đưa ra chính sách và biện pháp về tỷ giá và lãi suất, chính sách xuất
nhập khẩu, luật chống độc quyền… Và nhà nước kiểm soát giá với một số mặt
hàng nhất định nên đã ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp, có khi
thuận lợi như giảm, miễn thuế, khuyến khích xuất nhập khẩu,… Và ngược lại là
bất lợi cho doanh nghiệp như mức thuế cao, không được nâng giá lên cao hơn.

Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

11

Lớp: TC16.03



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

1.4.2. Nhân tố chủ quan
a, Nhân tố con người
Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp
tới kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động có lãi
hay thua lỗ đều phụ thuộc trước hết vào con người. Một doanh nghiệp có đội ngũ
lao động với trình độ chuyên môn về khoa học công nghệ, tay nghề và quản lý
kinh doanh cao, có ý thức trách nhiệm trong lao động với một người lãnh đạo giỏi
luôn thích ứng với nhu cầu của thị trường, lợi ích của cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp là điều kiện để nâng cao hiệu suất lao động, từ đó hạ thấp chi phí,
nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
b, Nhân tố về vốn và quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp
DN có khả năng vốn dồi dào thì sẽ giành được những thời cơ trong kinh
doanh, có điều kiện mở rộng thị trường để tăng doanh thu và lợi nhuận cho
mình.Vì thế, mọi doanh nghiệp phải tự biết cách huy động vốn, bảo toàn và quan
trọng hơn hết là biết cách sử dụng vốn hợp lý, khoa học vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến quy mô và xu hướng biến động của hầu hết các chi phí sản xuất kinh doanh và
tiêu thụ sản phẩm cũng như quy mô và xu hướng biến động của lợi nhuận DN.
c, Nhân tố về chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là những chi phí gắn liền với giá thành
sản phẩm; quy luật chung là giá thành đơn vị sản phẩm trực tiếp tỷ lệ nghịch với
năng xuất lao động của doanh nghiệp. Do đó trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ
cho sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính, sắp đặt dây chuyền sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, trình độ tay nghề công nhân là những yếu tố cơ bản quyết
định giá thành của sản phẩm và do đó nó là yếu tố cơ bản nhất quyết định lợi
nhuận của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi vậy, tăng năng suất lao động và hạ giá
thành sản phẩm, giảm chi phí lưu thông là những nhân tố thường xuyên tác động

mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh và phát triển lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là những chi phí trực tiếp liên quan tới
việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nó là yếu tố đầu vào và đầu ra mà
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

12

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

doanh nghiệp phải nghiên cứu ảnh hưởng của nó để có biện pháp giảm một cách
tối đa các loại chi phí góp phần tăng lợi nhuận. Các chi phí đó bao gồm :
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản trả cho người lao động
trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, chi bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí nguyên vật liệu: là những khoản chi phí liên quan đến việc thu
mua, sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chi phí về quản lý sản xuất kinh doanh: là các khoản chi phí sản xuất
chung phát sinh ở các phân xưởng hay bộ phận kinh doanh và chi phí quản lý DN
là các chi phí có liên quan đến hoạt động chung về quản lý doanh nghiệp.
d, Nhân tố về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ
Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng không chỉ là công việc phục vụ khách
hàng mà quan trọng hơn là phải biết khai thác, sản xuất, đầu tư, thiết kế, chế tạo
các mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: sản phẩm với chất lượng
tốt, mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng và đặc biệt là phải có thời gian sử dụng lâu
dài. Xong mặt khác, doanh nghiệp phải có một chiến lược tiêu thụ sản phẩm sao

cho hợp lý để nhằm làm tăng số lượng sản phẩm và tốc độ bán ra, đó cũng là một
cách chủ yếu để làm tăng chu chuyển đồng vốn, giảm lãi suất vay vốn và làm tăng
lợi nhuận một cách bền vững cho doanh nghiệp.
e, Nhân tố về tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp
Tổ chức các hoạt động kinh tế vi mô là một nhân tố quan trọng có ảnh
hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó bao gồm các khâu từ việc tuyển
dụng đào tạo đội ngũ công nhân viên chức đến việc định hướng chiến lược phát
triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch và phương án kinh doanh, tổ chức thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và kiểm tra đánh giá, điều chỉnh các hoạt
động kinh doanh. Các khâu này nếu được thực hiện tốt sẽ làm tăng sản lượng, nâng
cao chất lượng sản phẩm từ, tăng vòng quay vốn lưu động và tiết kiệm vốn đó
giảm chi phí, hạ giá thành tăng lợi nhuận.

Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

13

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Tóm lại: Tất cả các nhân tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố có
mức độ ảnh hưởng khác nhau và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua
lại lẫn nhau. Mỗi doanh nghiệp cần nhận biết nắm bắt kịp thời những mặt thuận và
không thuận của các nhân tố để phân tích một cách khoa học các tác động của nó
tới lợi nhuận của doanh nghiệp và phải xác định được đâu là nhân tố chủ yếu để từ

đó có biện pháp xử lý linh hoạt, kịp thời nhằm làm tối đa hoá lợi nhuận cho DN.
1.5. Sự cần thiết của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mỗi Doanh nghiệp, vừa là mục tiêu vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong mỗi giai đoạn
có những nhiệm vụ mục tiêu có thể khác nhau, song cuối cùng các mục tiêu và
nhiệm vụ cụ thể mà doanh nghiệp tạo ra trong từng thời kỳ cũng chỉ phục vụ cho
mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận.
Kinh tế thị trường tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép, tư
hạch toán bù chi, lỗ chịu, lãi hưởng. Vì vậy lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động
lực, vừa là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp.
Nói tóm lại lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, mang yếu tố
quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

14

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH KỲ ANH GIAI ĐOẠN 2012 –
2014
2.1. Vài nét về Công ty TNHH Kỳ Anh

2.1.1. Tổng quan về Công ty
Công ty TNHH Kỳ Anh được cấp đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 22
tháng 11 năm 1999.
+ Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Kỳ Anh
+ Tên giao dịch nước ngoài: Ky Anh Company Limited
+ Tên viết tắt: Ky Anh Co., Ltd
+ Loại hình Công ty: Công ty TNHH
+ Người đại diện: Ông Trần Văn Kỳ
+ Chức vụ: Giám đốc
+ Địa chỉ: Thôn Lê Lợi- Phường Châu Sơn- TP. Phủ lý- Hà Nam
+ Mã số thuế: 0700515607
+ Email:
+ Số điện thoại: 03513.858.555
+ Fax: 03513.858.555
+ Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng
+ Tổng số lao động hiện có: 100 người
+ Tổng số năm kinh nghiệm: 16 năm
Công ty TNHH Kỳ Anh tiền thân là cơ sở may mặc gia truyền từ những năm
1987, sau nhiều năm đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển, từ cơ sở
may mặc Công ty TNHH Kỳ Anh đã được chính thức thành lập vào năm 1999 theo
giấy phép kinh doanh số 0700635689 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỷnh Hà Nam cấp
ngày 22 tháng 11 năm 1999, với mức vốn điều lệ là 10.000.000.000 VNĐ (Mười tỷ
đồng). Trải qua nhiều khó khăn, Công ty đã luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ của mình và đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh về
thành tích xuất khẩu năm 2005” theo QĐ số 2103/HĐ XKNK ngày 08/9/2005.
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

15

Lớp: TC16.03



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Năm 2012 Công ty đã được cấp “Bằng khen pháp luật về thuế”, ngoài ra Công ty
cũng nhận được rất nhiều bằng khen giấy khen khác.
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty và chức năng
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÂN XƯỞNG

Hành chính
– Nhân
Phândự
xưởng
Phòng
Kinhsự
doanh – Kế hoạch
án sản xuất
Phòng ThiếtPhòng
kế Tài chính Phòng
- Kế toán

(Nguồn: Phòng hành chính Công ty TNHH Kỳ Anh)
Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động, điều hành sản xuất

kinh doanh, đời sống xã hội của Công ty theo pháp luật, chịu trách nhiệm chính
trước pháp luật.
Phó Giám đốc: Trợ giúp Giám đốc trong việc điều hành Công ty, kiểm soát
các phòng ban, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình chung của
Công ty. Có nhiệm vụ và quyền hạn trong phạm vi được giao.
Phòng Thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế, tư vấn các mẫu mã sản phẩm
theo yêu cầu khách hàng, đưa ra các mẫu mã sản phẩm, bộ sưu tập thời trang đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Xây dựng các yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm, vật tư nguyên liệu; Kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng vật tư, nguyên
liệu đầu vào cho sản xuất.
Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận khác trong
Công ty thực hiện đúng chế độ thể lệ quy định về kế toán tài chính, đồng thời có
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

16

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của Công ty và hoạt động kế toán theo quy
định của nhà nước.
Phòng Hành chính - Nhân sự: Là bộ phận chịu trách nhiệm soạn thảo các
văn bản hợp đồng, thực hiện tổ chức lao động bao gồm: tuyển dụng, bố trí, đào tạo
cán bộ, quản lý nhân sự, chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên...
Phòng Kinh doanh – Kế hoạch: Thực hiện công việc tiếp thị - bán hàng tới
khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần, lập các kế hoạch chiến lược

giúp mở rộng thị trường, phát triển Công ty.
Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất, gia công các mặt hàng quần áo
veston, sơ mi của khách hàng đặt cũng như sản phẩm mới của Công ty do phòng
thiết kế lên kế hoạch.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
2.1.3.1. Chức năng
Sản xuất, gia công các mặt hàng quần áo đồng phục, quần áo thời trang
trong và ngoài nước;
Sản xuất các mặt hàng như chăn ga, gối đệm…
Chuyên cung cấp vải sợi và các nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may,
doanh nghiệp gia công may trên toàn miền Bắc.
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Tổ chức khai thác các loại vật tư, thiết bị máy móc kỹ thuật và các nguyên
phụ liệu một cách có hiệu quả. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất ra
trên thị trường trong và ngoài nước và tổ chức các hoạt động dịch vụ cho sản xuất
may mặc. Chấp hành tốt các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của
Nhà nước. Có trách nhiệm công bố các báo cáo tài chính hàng năm, quản lý và sử
dụng có hiệu quả nhất trang thiết bị.

Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

17

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính


2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH Kỳ Anh giai đoạn
2012 – 2014
2.2.1. Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.1. Bảng phân tích diễn biến và cơ cấu tài sản
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012
Chỉ tiêu

Số
tiền

Tỷ
trọng
%

Năm 2013
Số
tiền

Tỷ
trọng
%

Năm 2014
Số
tiền

Tỷ
trọng
%


Chênh lệch
2013/2012

2014/2013

Mức
độ

Tỷ lệ
(%)

Mức
độ

Tỷ lệ
(%)

A.Tài sản
ngắn hạn

14.868 65,63 16.158 66,23 17.455 67,15 1.290

8,68

1.297

8,03

1. Tiền và

các khoản
tương đương
tiền

3.215

14,19

3.462

14,19

3.689

14,19

247

7,68

227

6,56

2. Các khoản
đầu tư tài
chính ngắn
hạn

706


3,12

754

3,09

821

3,16

48

6,80

67

8,89

3. Các khoản
phải thu ngắn
hạn

5.584

24,65

6.014

24,65


6.413

24,67

430

7,70

399

6,63

4. Hàng tồn
kho

5.146

22,72

5.559

22,79

6.056

23,30

413


8,03

497

8,94

5. Tài sản
ngắn hạn
khác

217

0,96

369

1,51

476

1,83

152

70,05

107

29,00


B.Tài sản
dài hạn

7.786

34,37

8.239

33,77

8.539

32,85

453

5,82

300

3,64

1.Tài sản cố
định

7.158

31,60


7.586

31,09

7.868

30,27

428

5,98

282

3,72

2.Tài sản dài
hạn khác

628

2,77

653

2,68

671

2,58


25

3,98

18

2,76

Tổng tài sản

22.654

100

24.397

100

25.994

100

1.743

7,69

1.597

6,55


(Nguồn: BCTC Công ty TNHH Kỳ Anh năm 2012 – 2014)
Qua bảng 2.1 ta thấy tổng tài sản của Công ty tăng liên tục qua 3 năm. Năm
2012 là 22.654 triệu đồng; năm 2013 là 24.397 triệu đồng, tăng 1.743 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,69% so với năm 2012. Sang đến năm 2014 tổng tài
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

18

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

sản tiếp tục tăng 1.597 triệu đồng (tương ứng tăng 6,55%) đạt mức 25.994 triệu
đồng so với năm 2013. Xem xét các khoản mục chi tiết ta thấy:
Tài sản ngắn hạn năm 2013 của Công ty tăng 1.290 triệu đồng, tương ứng tỷ
lệ 8,68% so với năm 2012, đến năm 2014 tiếp tục tăng 1.297 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ tăng 8,03%. Có được tỷ lệ tăng cao như vậy là do sự tăng lên nhanh chóng
của khoản mục tiền và tương đương tiền; khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn;
khoản mục hàng tồn kho.
Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2012 là 3.215 triệu đồng, năm
2013 khoản mục này tăng là 247 triệu đồng tương ứng tăng 7,68%. Năm 2014 tiếp
tục tăng trưởng 6,56% lên 3.689 triệu đồng. Sự tăng lên của khoản mục này là do
sự tăng lên của tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 1
tháng. Việc có sẵn tiền là yếu tố tích cực giúp Công ty có thể tăng khả năng thanh
toán. Tuy nhiên tiền chiếm tỷ trọng quá cao có thể gây ứ đọng vốn nếu Công ty
không sử dụng một cách linh hoạt.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2012 là 5.584 triệu đồng và chiếm tỷ
trọng là 24,65%. Sang năm 2013, chỉ tiêu này tăng 430 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ tăng là 7,7% so với năm 2012 lên 6.014 triệu đồng. Năm 2014, các khoản phải
thu lại tăng nhẹ lên ở mức 399 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 6,63% trong tổng
tài sản. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đang sử dụng chính sách bán chịu
nhằm tăng doanh thu bán hàng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng liên tục cho thấy
số vốn lưu động bị đọng lại trong khâu thanh toán có biến động tăng, chứng tỏ số
vốn bị chiếm dụng nhiều.Vì vậy, Công ty cần thống kê chi tiết để xác định từng
khách hàng nợ, đặc biệt là số nợ đã đến hạn và quá hạn để có các quyết định thích
hợp, kịp thời thu hồi công nợ, giảm được rủi ro tài chính, đảm bảo tốt nhất lượng
vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hàng tồn kho của Công ty mặc dù tăng liên tục qua 3 năm cả về tỷ trọng lẫn
quy mô. Hàng tồn kho qua ba năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 5.146 triệu đồng;
5.559 triệu đồng; 6.056 triệu đồng. Nguyên nhân là do Công ty nhận được thêm

Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

19

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

nhiều đơn hàng mới để phục vụ sản xuất nên Công ty đã nhập thêm nhiều nguyên
vật liệu nên đã làm tăng hàng tồn kho.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và Tài sản ngắn hạn khác: đều chiếm
tỷ trọng rất nhỏ trong cả 3 năm qua nên tài sản ngắn hạn khác có sự tăng trưởng

qua 3 năm nhưng hầu như không có mấy tác động đến cơ cấu tài sản của Công ty.
Tài sản dài hạn của Công ty tăng liên tục về quy mô nhưng tỷ trọng lại có
xu hướng giảm. Năm 2012 là 7.786 triệu đồng, năm 2013 đã tăng trưởng 5,82% và
đạt 8.239 triệu đồng. Năm 2014 khoản mục này tiếp tục tăng 3,64% lên 8.539 triệu
đồng. Điều này là do Công ty đã chuyển hướng đầu tư sang tài sản dài hạn để quay
vòng vốn được nhanh hơn.
Tài sản cố định: Năm 2012 tài sản cố định của Công ty là 7.158 triệu đồng.
Năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 428 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 5,98% lên
7.586 triệu đồng. Sang năm 2014 tiếp tục tăng 3,72% lên 7.868 triệu đồng. Sự tăng
lên này là do trong năm Công ty có đầu tư mua mới một số máy vắt sổ, máy hấp phục
vụ cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
Tài sản dài hạn khác: chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại tăng liên tục qua 3 năm
cũng là một yếu tố tích cực giúp tăng tổng tài sản của Công ty.
Qua phân tích ta thấy tổng tài sản của Công ty tăng liên tục qua 3 năm. Điều
này hoàn toàn hợp lý vì Công ty đang phấn đấu mở rộng sản xuất kinh doanh và
phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, Công ty cần chú trọng công tác quản lý công nợ
phải thu và giảm lượng hàng tồn kho để sử dụng vốn linh hoạt và mang lại hiệu
quả cao hơn cho việc sản xuất kinh doanh, tránh lãng phí vốn.
2.2.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2012 – 2014
Tổng nguồn vốn cũng có sự biến động đáng kể trong 3 năm qua. Cụ thể, năm
2012 tổng nguồn vốn là 22.654 triệu đồng. Năm 2013 tăng 1.743 triệu đồng tương
ứng tăng 7,69% so với năm 2012 lên 24.397 triệu đồng. Đến năm 2014 tổng nguồn
vốn đạt mức 25.994 triệu đồng, tăng trưởng 6,55% so với năm 2013. Điều này thể
hiện Công ty đã có những chính sách để sử dụng và huy động vốn hiệu quả, đảm
bảo cho nguồn vốn kinh doanh.
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

20

Lớp: TC16.03



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Bảng 2.2. Bảng phân tích diễn biến và cơ cấu nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012

Chênh lệch
2013/2012

2014/2013

Mức
độ

Tỷ lệ
(%)

Mức
độ

Tỷ lệ
(%)

A. Nợ phải trả

13.710 60,52 14.201 58,21 14.759 56,78


491

3,58

558

3,93

1.Nợ ngắn hạn

9.109

40,21 10.086 41,34 10.959 42,16

977

10,73

873

8,66

2.Nợ dài hạn

4.601

20,31

14,62


-486

-10,56

-315

-7,65

B. Nguồn vốn chủ
sở hữu

8.944

39,48 10.196 41,79 11.235 43,22

1.25
2

14,00

1.039 10,19

1.Vốn chủ sở hữu

8.599

37,96

9.773


1.17
4

13,65

981

10,04

2. Nguồn kinh phí
và quỹ khác

345

1,52

423

1,73

481

1,85

78

22,61

58


13,71

Tổng Nguồn Vốn

22.654

100

24.397

100

25.994

100

1.74
3

7,69

1.597

6,55

Số
tiền

Số

tiền

4.115

Tỷ
trọng
%

Năm 2014
Tỷ
trọng
%

Chỉ tiêu

Tỷ
trọng
%

Năm 2013

16,87

Số
tiền

3.800

40,06 10.754 41,37


(Nguồn: BCTC Công ty TNHH Kỳ Anh năm 2012 – 2014)
Nợ phải trả: Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn có thể thấy nợ phải trả trong 3
năm có xu hướng tăng liên tục về quy mô nhưng lại giảm rõ rệt về tỷ trọng. Giai
đoạn 2012-2013 nợ phải trả tăng 491 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 3,58%. Giai đoạn
2013-2014, nợ phải trả tiếp tục tăng 558 triệu đồng tương ứng tăng 3,93%. Tỷ
trọng nợ ngắn hạn tăng liên tục qua 3 năm, trong khi tỷ trọng nợ dài hạn có xu
hướng giảm. Đây là một dấu hiệu tốt cho Công ty.
Nợ ngắn hạn của Công ty bao gồm: phải trả người lao động, thuế và các
khoản phải nộp ngân sách, quỹ khen thưởng phúc lợi, phải trả người bán, các
khoản phải trả, phải nộp khác,… Nợ ngắn hạn năm 2013 lại tăng trưởng 10,73% so
với năm 2012. Năm 2014 tiếp tục tăng trưởng 8,66% so với năm 2013. Nguyên
nhân là do Công ty chậm trả tiền thuế và trả tiền nhà cung cấp. Tuy nhiên, việc
tăng lên này nếu không có kế hoạch trả nợ sẽ làm mất lòng tin, nếu quá hạn sẽ làm
phát sinh chi phí tài chính.
Nợ dài hạn của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2012 nợ dài hạn là 4.601
triệu đồng, năm 2013 giảm 486 triệu đồng tương ứng giảm 10,56% xuống còn
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

21

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

4.115 triệu đồng, năm 2014 lại tiếp tục giảm 315 triệu đồng tương ứng giảm 7,65%
so với năm 2013. Việc giảm nợ dài hạn cho thấy Công ty đã có định hướng, chính
sách tiết kiệm chi phí lãi vay để tăng lợi nhuận.

Nguồn vốn chủ sở hữu: có sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 20122014. Năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là 8.944 triệu đồng (chiếm
39,48%), năm 2013 tăng 1.252 triệu đồng (tương ứng tăng 14%) so với năm 2012
và đạt 10.196 triệu đồng. Năm 2014 tiếp tục tăng 1.039 triệu đồng tương ứng tăng
10,19% so với năm 2013 lên 11.235 triệu đồng. Nhận thấy tốc độ tăng của nguồn
vốn chủ sở hữu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của nợ phải trả. Cho thấy trong
giai đoạn qua Công ty đã có biện pháp làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình để
đảm bảo năng lực tài chính của Công ty, tránh bị lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay.
2.3. Tình hình lợi nhuận tại Công ty TNHH Kỳ Anh giai đoạn 2012 – 2014
2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty
Bảng 2.3. Bảng doanh thu và chi phí
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

I. Tổng doanh thu

33.827

40.457

1. Doanh thu BH&CCDV

32.269


2.Doanh thu HĐTC

Chỉ tiêu

2013/2012

2014/2013

Mức
độ

Tỷ lệ
(%)

Mức
độ

Tỷ lệ
(%)

48.311

6.630

19,60

7.854

19,41


38.697

46.318

6.428

19,92

7.621

19,69

1.438

1.625

1.845

187

13,00

220

13,54

3.Thu nhập khác

120


135

148

15

12,50

13

9,63

II. Tổng chi phí

32.483

38.983

46.676

6.500

20,01

7.693

19,73

100


132

143

32

32,00

11

8,33

2.Giá vốn hàng bán

25.543

31.509

38.756

5.966

23,36

7.247

23,00

3.Chi phí tài chính


1.305

1.319

1.336

14

1,07

17

1,29

(Trong đó: Chi phí lãi vay)

1.290

1.257

1.221

-33

-2,56

-36

-2,86


4.Chi phí bán hàng

2.495

2.745

3.015

250

10,02

270

9,84

5.Chi phí QLDN

2.935

3.160

3.296

225

7,67

136


4,30

105

118

130

13

12,38

12

10,17

1.344

1.474

1.635

130

9,67

161

10,92


1. Các khoản giảm trừ DT

6.Chi phí khác
III. Chênh lệch thu chi

(Nguồn: BCTC Công ty TNHH Kỳ Anh năm 2012 – 2014)
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

22

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Tổng doanh thu: của Công ty tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2012 là 33.827
triệu đồng. Năm 2013 tăng 6.630 triệu đồng tương ứng tăng 19,6% so với năm
2012 lên 40.457 triệu đồng. Năm 2014 tiếp tục tăng 7.854 triệu đồng tương ứng
tăng 19,41% so với năm 2013 lên 48.311 triệu đồng. Xem xét cụ thể ta thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: tăng liên tục qua 3 năm, năm
2013 tăng 6.428 triệu đồng tương ứng tăng 19,92% so với năm 2012; năm 2014
tăng 7.621 triệu đồng tương ứng tăng 19,69% so với năm 2013. Việc doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên tục cho thấy việc mở rộng hoạt động kinh
doanh của Công ty đã đạt được những kết quả nhất định. Đây sẽ là yếu tố tích cực
làm tăng doanh thu thuần cho Công ty.
Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính có sự biến
động tăng qua các năm. Năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính tăng 13% tương

ướng với 187 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2014, doanh thu hoạt động tài
chính tiếp tục tăng 220 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 13,54% so với năm 2013.
Thu nhập khác mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng
lợi nhuận trước thuế cho Công ty. Cụ thể năm 2012 là 120 triệu đồng. Năm 2013
tăng 15 triệu đồng tương ứng tăng 12,5% so với năm 2012 và đạt 135 triệu đồng.
Năm 2014 lại tiếp tục tăng 11 triệu đồng tương ứng tăng 8,33% lên 148 triệu đồng.
Tổng chi phí: tăng liên tục qua 3 năm và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ
tăng của doanh thu cho thấy Công ty mặc dù có thu được lợi nhuận nhưng chưa tối
đa hóa được lợi nhuận cho mình. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý chi
phí tài chính, chi phí quản lý còn tăng cao qua các năm; giá nguyên vật liệu đầu
vào tăng cao đã làm tăng giá vốn hàng bán. Cụ thể tổng chi phí năm 2012 là
32.483 triệu đồng. Năm 2013 tăng 6.500 triệu đồng tương ứng tăng 20,01% so với
năm 2012 lên 38.983 triệu đồng. Năm 2014 lại tiếp tục tăng 7.693 triệu đồng tương
ứng tăng 19,73% so với năm 2013 lên 46.676 triệu đồng. Xem xét cụ thể ta thấy:
Các khoản giảm trừ doanh thu mặc dù rất nhỏ nhưng lại tăng liên tục. Năm
2013 tăng 32 triệu đồng tương ứng tăng 32% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 11

Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

23

Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

triệu đồng tương ứng tăng 8,33% so với năm 2013. Chứng tỏ Công ty đang sử
dụng chính sách chiết khấu thương mại nhằm tăng doanh thu bán hàng.

Giá vốn hàng bán: Do ảnh hưởng của các yếu tố như giá điện, công tác quản
lý định mức nguyên liệu, vật tư còn chưa tốt nên giá vốn hàng bán vẫn tăng. Mặt
khác Công ty đang mở rộng quy mô, tăng số lượng sản phẩm tung ra thị trường
nên năm 2013 so với 2012 tăng 23,36%, năm 2014 so với 2013 tăng 23%. Vì vậy,
Công ty cần có biện pháp phù hợp hơn để giảm giá vốn hàng bán.
Chi phí tài chính: liên tục tăng trong 3 năm qua mà chủ yếu là chi phí lãi
vay. Năm 2013 chi phí này tăng 1,07% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 1,29% so
với năm 2013. Chi phí này tăng liên tục là do Công ty đã phải trả tiền phạt hợp
đồng do chậm thanh toán cho người bán. Vì vậy, Công ty cần lập kế hoạch trả nợ
nhà cung cấp để tạo lòng tin cũng như làm giảm chi phí hoạt động tài chính.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng liên tục trong 3 năm
qua đã làm giảm lợi nhuận của Công ty. Cụ thể: Chi phí bán hàng năm 2013 tăng
10,02% so với năm 2012; năm 2014 tăng 9,84% so với năm 2013. Chi phí quản lý
doanh nghiệp năm 2013 tăng 7,67% so với năm 2012; năm 2014 tăng 4,3% so với
năm 2013 chủ yếu là do chi phí khấu hao tài sản cố định tăng qua 3 năm.
Chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động qua 3 năm. Năm 2013 tăng 13
triệu đồng tương ứng tăng 12,38% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 12 triệu đồng
tương ứng tăng 10,17% so với năm 2013.
Nhận thấy tốc độ tăng của chi phí qua 3 năm luôn lớn hơn tốc độ tăng của
doanh thu cho thấy Công ty chưa thu được lợi nhuận tối đa. Năm 2013 tăng trưởng
9,67% so với năm 2012. Năm 2014 tốc độ tăng trưởng đạt 10,92% cao hơn so với
giai đoạn trước.
2.3.2. Kết quả lợi nhuận của Công ty
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Theo đà tăng của doanh
thu thì lợi nhuận gộp cũng tăng trưởng liên tục qua 3 năm. Năm 2013 tăng 430
triệu tương ứng với 6,49% so với năm 2012. Năm 2014 tăng trưởng 5,14% so với
năm 2013 và đạt 7.419 triệu đồng.
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

24


Lớp: TC16.03


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Bảng 2.4. Bảng kết quả lợi nhuận
Chênh lệch
Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

1. Lợi nhuận gộp về
BH&CCDV

6.626

7.056

2. Lợi nhuận thuần từ
HĐKD

1.329


Chỉ tiêu

3. Lợi nhuận khác
4. Lợi nhuận trước thuế
5. Thuế TNDN
6. Lợi nhuận sau thuế

2013/2012

2014/2013

Mức
độ

Tỷ lệ
(%)

Mức
độ

Tỷ lệ
(%)

7.419

430

6,49


363

5,14

1.457

1.617

128

9,63

160

10,98

15

17

18

2

13,33

1

5,88


1.344

1.474

1.635

130

9,67

161

10,92

336

369

360

33

9,82

-9

-2,44

1.008


1.105

1.275

97

9,62

170

15,38

(Nguồn: BCTC Công ty TNHH Kỳ Anh năm 2012 – 2014)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: của Công ty tăng nhanh liên tục
qua 3 năm. Năm 2012 là 1.329 triệu đồng, năm 2013 là 1.457 triệu đồng tăng
9,63% so với năm 2012 và năm 2014 là 1.617 triệu đồng tăng 10,98% so với năm
2013. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng sẽ làm tăng lợi nhuận trước
thuế của Công ty.
Lợi nhuận khác: Sự thay đổi của lợi nhuận khác cũng ảnh hưởng đến lợi
nhuận kế toán trước thuế. Năm 2013 lợi nhuận khác tăng trưởng 13,33% so với
năm 2012, năm 2014 lợi nhuận khác tiếp tục tăng 5,88% so với năm 2013.
Lợi nhuận sau thuế: có xu hướng ngày càng tăng lên nhanh. Năm 2013 tăng
9,62% so với năm 2012, năm 2014 tăng 15,38% so với năm 2012. Nguyên nhân là
do lợi nhuận thuần và lợi nhuận khác tăng liên tục trong 3 năm qua đã làm tăng lợi
nhuận trước thuế. Bên cạnh đó còn do nhà nước đã có chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp bằng việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nên cũng làm tăng lợi nhuận
sau thuế của Công ty.
Tóm lại, qua phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy
giai đoạn 2012-2014 Công ty kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận tăng liên tục. Đây
sẽ là yếu tố tích cực giúp Công ty thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: nộp

ngân sách, trích lập các quỹ, bổ sung thêm vốn chủ sở hữu, cải thiện đời sống vật
Họ và tên: Doãn Thị Diệu Linh

25

Lớp: TC16.03


×