Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Đại học thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.25 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP

Đơn vị thực tập:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ SAO KIM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
MÃ SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH

HÀ NỘI – 2016

: Th.S Ngô Thị Quyên
: Đỗ Việt Hà
: A23629
: Kế toán


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY
TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAO KIM
.........................................................................................................................................1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần phát triển công


nghệ Sao Kim .................................................................................................................1
1.2
1.3

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Sao Kim ...........2
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ..........................................................2
1.3.1 Hội đồng quản trị .......................................................................................2
1.3.2
1.3.3

Ban giám đốc ..............................................................................................3
Phòng Kinh doanh .....................................................................................3

1.3.4

Phòng kinh tế tổng hợp ..............................................................................3

1.3.5
1.3.6

Phòng Tài chính - Kế toán .........................................................................4
Phòng hành chính tổng hợp ......................................................................4

1.3.7

Phòng tư vấn thiết kế .................................................................................4

PHẦN 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAO KIM .......................................................5
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển công

nghệ Sao Kim .................................................................................................................5
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ Sao Kim ........................................................................................................5
2.2.1 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phát
triển công nghệ Sao Kim .........................................................................................5
2.2.2 Mô tả quy trình tìm kiếm khách hàng của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ Sao Kim ..................................................................................................8
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ Sao Kim giai đoạn năm 2014 – 2015 ........................................................10
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí - lợi nhuận của Công ty Cổ phần phát
triển công nghệ Sao Kim giai đoạn năm 2014 – 2015 .........................................10
2.3.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của Công ty Cổ phần phát triển công
nghệ Sao Kim giai đoạn năm 2014 – 2015 ...........................................................13
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ Sao Kim ......................................................................................................17
2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn.......................................17
2.4.2
2.4.3

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ..................................................19
Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản ...........................................20


2.4.4
2.5

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ........................................................21

Tình hình lao động tại Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Sao Kim ....22


PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN .....................................................................25
3.1 Môi trường kinh doanh ....................................................................................25
3.1.1

Thuận lợi ..................................................................................................25

3.1.2

Khó khăn ..................................................................................................26

3.2 Những ưu điểm, tồn tại của Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Sao
Kim ............................................................................................................................26
3.2.1 Ưu điểm.....................................................................................................26
3.2.2
3.3

Tồn tại .......................................................................................................27

Biện pháp khắc phục ........................................................................................27

3.4 Định hướng phát triển Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Sao Kim
trong tương lai .............................................................................................................27
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
CP
KQKD

MTV
PTCN
TNHH

Tên đầy đủ
Cổ phần
Kết quả kinh doanh
Một thành viên
Phát triển công nghệ
Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, CÔNG THỨC
Bảng 2. 1: Báo cáo kết quả kinh doanh .........................................................................10
Bảng 2. 2: Bảng cân đối kế toán ....................................................................................13
Bảng 2. 3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Sao Kim.....................................17
Bảng 2. 4: Khả năng thanh toán của Công ty Sao Kim .................................................19
Bảng 2. 5: Hiệu suất sử dụng tài sản .............................................................................21
Bảng 2. 6: Đánh giá khả năng sinh lời của Công ty Sao Kim .......................................21
Bảng 2. 7: Cơ cấu lao động theo trình độ ......................................................................22
Bảng 2. 8: Cơ cấu lao động theo giới tính .....................................................................23
Sơ đồ 1. 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty ...........................................................................2
Sơ đồ 2. 1 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ..................................6
Sơ đồ 2. 2Sơ đồ 2.2 Quy trình tìm kiếm khách hàng và giới thiệu sản phẩm .................9


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sấu sắc và
ngày càng mạnh mẽ. Cùng với sự xuất hiện của các hình thái kinh tế tri thức, xu hướng
toàn cầu hóa ngày càng trở nên rõ ràng và tất yếu. Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa một
mặt đem lại sự tiến bộ cho nhân loại, mặt khác cũng kéo theo sự cạnh tranh quốc tế

khốc liệt hơn bao giờ hết. Chỉ trong một thời gian ngắn những lợi thế cổ điển về tài
nguyên thiên nhiên sẽ không có giá trị đáng kể, và tri thức trở thành lực lượng sản xuất
quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này mang đến nhiều cơ hội phát triển
kinh kế cho đất nước, nhưng cũng không ít những thách thách thức.
Do đặc thù địa lý của Việt Nam với hơn 3200 Km chiều dài bờ biển nên kinh tế
biển là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước. Phát triển kinh tế biển và bảo
vệ chủ quyền biển đảo đất nước luôn luôn là các chủ đề nóng trong các kỳ họp của
Quốc hội gần đây. Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Sao Kim là công ty có hoạt
động kinh doanh, dịch vụ và nghiên cứu chủ yếu là liên quan đến các ngành nghề công
trình biển như: Dàn khoan, tàu thủy và các công trình ngoài đảo….Cũng như những
doanh nghiệp khác, Công ty Sao Kim luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng đối
với sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp.
Sau thời gian hơn 3 năm học tập tại Đại học Thăng Long, em đã được các thầy
cô trang bị cho những kiến thức nền cơ bản về quản lý nói chung và tài chính, kế toán
nói riêng. Để củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã được học tại nhà trường, được
sự nhất trí của Ban lãnh đạo Công ty Sao Kim, em đã được phân công về bộ phận kế
toán của công ty để thực tập. Trong thời gian thực tập tại đây, cùng với sự giúp đỡ, chỉ
bảo trực tiếp tận tình của các anh chị nhân viên trong công ty và sự hướng dẫn của
Th.S Ngô Thị Quyên, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập với nội dung sau:
Phần 1. Quá trình hình thành phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công
ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Sao Kim.
Phần 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Phát triển Công nghệ Sao Kim.
Phần 3. Nhận xét và kết luận.


PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY
TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAO KIM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần phát triển công

nghệ Sao Kim
Thông tin chung về Công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAO KIM
Địa chỉ: Số 7/50 ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà nội
Loại hình công ty: Công ty Cổ phần
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 (Sáu tỷ đồng)
Mã số thuế: 0101953104
Địa chỉ Email: ;
Đại diện pháp luật: Hà Duy Kiên

Website: saokimship.com

Năm thành lập: 26/04/2006
Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 26 tháng 04 năm 2006, Công ty CP PTCN Sao Kim được thành lập bởi
một pháp nhân là Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh và hai cổ
đông là Ông Hà Duy Kiên và Bà Nguyễn Thị Vân Anh, với số vốn điều lệ đăng kí
6.000.000.000 đồng. Trụ sở công ty tại Số 7/50 Ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa,
Hà Nội. Tổng số cán bộ nhân viên giai đoạn đấy là 34 người. Công ty hoạt động chủ
yếu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật cho các nhà máy đóng tàu tại Việt Nam.
Ngay sau khi thành lập Công ty Sao Kim đã qui tụ được một đội ngũ cán bộ
gồm 34 người đều được đào tạo từ các trường đại học trong và ngoài nước có trình độ
kỹ thuật cao và chuyên sâu trong ngành tàu thủy, công trình biển và các ngành công
nghiệp khác. Nhờ vào tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ
trong công ty, Công ty Sao Kim đã thực hiện tốt các dịch vụ đặc thù liên quan đến
ngành nghề: Nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý chất lượng
dự án, các công tác giám định, kiểm định và thẩm định, các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ
thương mại các công trình liên quan đến ngành biển, đảo nói chung và ngành tàu thủy,
công trình nổi, dàn khoan nói riêng.
Với lợi thế về đội ngũ nhân sự là công ty Sao Kim có nhiều cán bộ được đào

tạo bài bản từ nước ngoài, Công ty Sao kim đã hợp tác với một số các đối tác có tên
tuổi trên thế giới trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ mới một mặt nâng cao kiến thức
của cán bộ kỹ thuật trong công ty mặt khác giúp các nhà máy trong nước chế tạo ra các
sản phẩm với các tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho xuất khẩu.

1


1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Sao Kim
Cơ cấu bộ máy là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, tùy theo
chiến lược phát triển của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình
một cơ cấu bộ máy hoạt động phù hợp nhất để đảo bảo phát huy được sức mạnh tập
thể cũng như tiết kiệm các chi phí không đáng có mang lại lợi nhuận cao nhất cho
doanh nghiệp. Công ty CP PTCN Sao Kim có cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ 1. 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hội đồng quản trị

Ban Giám đốc

Phòng kinh
doanh

Phòng kinh tế
tổng hợp

Phòng Tài
chính - KT

Phòng tư
vấn thiết kế

kế
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
Phòng hành chínhnhân sự

Ta dễ dàng thấy sơ đồ tổ chức của công ty có cơ cấu, phân chia chức năng rõ
ràng, gọn nhẹ linh hoạt nhưng vẫn chặt chẽ để phù hợp với mọi hoạt động của công ty.
1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Để nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp công ty phải có những phòng ban
sao cho phù hợp nhất. Công ty đã chia thành 5 phòng ban với Ban Giám đốc đứng đầu,
quản lý ban lãnh đạo công ty. Ban lãnh đạo công ty sẽ trực tiếp điều hành các phòng
kinh doanh, phòng kinh tế tổng hợp, tài chính-kế toán, hành chính-nhân sự và Phòng
tư vấn thiết kế. Theo đó, mỗi phòng ban sẽ đều có những chuyên gia tư vấn, góp ý cho
hoạt động của công ty. Cơ cấu tổ chức này giúp mọi hoạt động của công ty được minh
bạch và rõ ràng.
1.3.1 Hội đồng quản trị
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty
quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người
đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty
khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc
kinh doanh hằng ngày của công ty;

2


- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu

tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua
quyết định;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc
xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
1.3.2 Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm có Giám đốc và các Phó giám đốc phụ trách các phòng ban.
- Giám đốc là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty như: Chiến
lược, kế hoạch kinh doanh; Các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu
quả sản xuất cao theo đúng định hướng chiến lược Công ty.
- Phó giám đốc là những người được Giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm
trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về
phần việc được phân công. Ban giám đốc công ty là những người am hiểu và giàu kinh
nghiệm, luôn đưa ra những quyết định đúng đắn dẫn dắt công ty ngày càng phát triển.
1.3.3 Phòng Kinh doanh
Phòng Kinh doanh hoạt động dưới sự chỉ đạo của Trưởng phòng Kinh doanh
cùng với Phó giám đốc đốc phụ trách kinh doanh, phòng Kinh doanh là một bộ phận
không thể tách rời của công ty. Phòng phụ trách và quản lý các hoạt động liên quan
đến kế hoạch kinh doanh trong. Phòng Kinh doanh có các nhiệm vụ chính như sau:
- Nghiên cứu, đưa ra những chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
cho công ty. Đồng thời xây dựng và triển khai kế hoạch khi đã được Ban giám đốc
đồng ý.
- Phân tích và đưa ra những vấn đề về tình hình kinh tế thị trường, đồng thời có
những giải pháp, hướng đi phù hợp để Ban giám đốc dễ dàng cập nhập.
- Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh
doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo yêu cầu của Ban giám đốc.
- Thực hiện tính toán các phương án thay thế, hợp tác có lợi cho công ty.
1.3.4 Phòng kinh tế tổng hợp

Phòng kinh tế tổng hợp là đơn vị trực tiếp giám sát, quản lý các vấn đề liên
quan đến tài chính của công ty như:

3


- Chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục ký kết hợp đồng, các thủ tục thanh
toán, giải quyết công nợ.
- Chịu trách nhiệm update các nghị định, các thông tư của chính phủ, của ngành
liên quan đến lĩnh vực công ty kinh doanh.
- Tham mưu cho ban Giám đốc trong các kế hoạch tài chính nhằm mục đích
nguồn vốn được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo các công tác khác
của công ty.
1.3.5 Phòng Tài chính - Kế toán
Có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành chỉ đạo công tác kế toán thống kê, đồng
thời kiểm tra, rà soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, tài
sản, quỹ, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty một cách hiệu quả, lập báo cáo quyết
toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác.
1.3.6 Phòng hành chính tổng hợp
Tham mưu, giúp việc cho ban Giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc
trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ
chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy
chế công ty.
- Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy,
quy chế công ty.
- Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.
1.3.7 Phòng tư vấn thiết kế
Phòng tư vấn thiết kế hay còn gọi là phòng sản xuất hoạt động dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách và các trưởng phòng theo chuyên môn của từng
bộ phận. Cùng với phòng kinh doanh thiết bị phòng tư vấn thiết kế mang doanh thu

chính về cho công ty. Phòng tư vấn thiết kế có nhiệm vụ như sau:
- Triển khai các công việc liên quan đến thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ;
- Tổ chức thực hiện các công việc theo dõi giám sát tác giả, tư vấn giám sát;
- Chịu trách nhiệm các công việc liên quan đến hợp tác nước ngoài
- Chịu trách nhiệm các công việc liên quan đến tổ chức sự kiện, tham gia hội
chợ.
- Giải quyết các công việc kỹ thuật khác liên quan đến sản phẩm dịch vụ của
công ty.
- Chịu trách nhiệm về công tác bảo hành sản phẩm và thực hiện các dịch vụ kỹ
thuật sau bán hàng.

4


PHẦN 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAO KIM
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển công
nghệ Sao Kim
Năm 2006, ngay sau ngày có giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Ban Giám
đốc công ty đã hoạch định chiến lược các sản phẩm dịch vụ chính để tạo ra doanh thu
của công ty như sau:
- Lập dự án, tư vấn thiết kế tàu thủy và công trình biển;
- Kinh doanh vật tư thiết bị tàu thủy và công trình biển đảo;
- Thiết kế thi công, thẩm định kỹ thuật tàu thủy và công trình biển;
- Nghiên cứu khoa học (các đề tài nghiên cứu của ngành cấp Nhà nước và cấp
Bộ).
Cùng với sự hội nhập quốc tế của cả nước nói chung và ngành đóng tàu nói
riêng, Công ty CP PTCN Sao Kim ngày càng cố gắng đổi mới để thích nghi và hoạt
động bền vững nhằm đưa đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ kỹ thuật liên
quan đến ngành nghề công ty kinh doanh với chất lượng cao nhất. Cán bộ, nhân viên

trong công ty luôn cố gắng rèn luyện, học hỏi nâng cao trình độ để công ty hoạt động
với kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, sự thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau; một trong số đó là môi trường kinh doanh của công ty. Công ty đã gặp khó khăn
trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái các dự án đang triển khai đều bị dừng do hết vốn,
các hợp đồng ký kết của các nhà máy (khách hàng của công ty Sao Kim) với các đối
tác nước ngoài đều bị hủy ngang. Điều này đã gây thiệt hại rất nặng nề đến Công ty
Sao Kim như: Mất vốn, mất nhân sự cao cấp…Hiện tại, nền kinh tế đã bắt đầu ổn định
trở lại với các chính sách hỗ trợ thuế của Chính phủ và việc tháo lỏng nguồn vốn từ
các ngân hàng của Nhà Nước đã phần nào giúp các doanh nghiệp sống lại và hứa hẹn
một thời kỳ phát triển mới của các doanh nghiệp nói chung và công ty Sao Kim nói
riêng.
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ Sao Kim
2.2.1 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ Sao Kim

5


Sơ đồ 2. 1 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Thu thập các thông tin dự án và
quyết định tham gia đấu thầu

Lập hồ sơ dự thầu

Nộp hồ sơ dự thầu

Trúng thầu

Trượt thầu


Kí kết hợp đồng

Đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân

Thực hiện hợp đồng

Vận chuyển, Bàn giao

Thực hiện các dịch vụ sau bán hàng
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Bước 1: Thu thập các thông tin về dự án và quyết định tham gia đấu thầu:
Sau khi nhận được thông tin về dự án Ban lãnh đạo công ty họp lại để tìm “chìa
khóa thành công” của gói thầu. Việc tìm ra “chìa khóa thành công” được đánh giá là
một lợi thế vượt trội để đánh bật các đối thủ cạnh tranh. Nguồn thông tin của công ty
chủ yếu được thu thập thông qua các mối quan hệ đã có trước đó với các Chủ đầu tư
và các cơ quan chức năng
Sau khi đã thu thập được đầy đủ các thông tin thì phòng Kinh doanh sẽ gửi hồ
sơ năng lực của công ty đến chủ đầu tư, tham gia sơ tuyển. Khi nhận được hồ sơ mời
thầu thì công ty sẽ quyết định mua hồ sơ dự thầu.

6


Bước 2: Lập hồ sơ dự thầu:
Để giá trị thầu có sức cạnh tranh cao với các công ty khác thì phải xem xét sự
phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư dự án. Để có được điều này công ty phải xem
xét và lập dự toán cho gói thầu. Có thể nói bước lập dự toán gói thầu đòi hỏi người
phải có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo giá dự thầu của công ty phù hợp với giá đấu
thầu (được giữ kín) của chủ đầu tư thì cơ hội thành công mới cao. Bên cạch yêu tố về

giá đấu thầu thì tiến độ thực hiện thầu, và các dịch vụ khác cũng là yếu tố mà công ty
Sao Kim đặc biệt quan tâm để đảm bảo yếu tố trúng thầu.
Bước 3: Nộp hồ sơ dự thầu:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan trong hồ sơ dự thầu thì công ty
tiến hành nộp hồ sơ dự thầu cho chủ đầu tư trước thời hạn quy định trong hồ sơ mời
thầu. Trong thời gian chờ kết quả đấu thầu, công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu, xem xét
các kế hoạch được đề ra trong hồ sơ dự thầu. Nếu có sự bổ sung cho chủ đầu tư theo
quy định thì sẽ phát huy được tối đa tính cạnh tranh của hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ dự thầu sẽ được niêm phong bảo mật và chỉ được mở ra khi mở thầu.
Bước 4: Ký kết hợp đồng:
- Nếu công ty trúng thầu thì đại diện công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với
chủ đầu tư dự án và thống nhất các phương án đã nêu trong hợp đồng.
- Nếu công ty không trúng thầu thì công ty phải thực hiện việc đánh giá lại
nhằm tìm hiểu nguyên nhân trượt thầu.
Hiện nay, tỷ lệ trúng thầu của công ty là khá cao do ban lãnh đạo công ty luôn
đảm bảo việc thực hiện từng quy trình theo thầu, thêm vào đó là sự giám sát quản lý
gắt gao trong từng khâu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bước 5: Thực hiện hợp đồng:
Với các hợp đồng cung cấp thiết bị được thực hiện tuần tự theo các bước
như sau:
- Làm thủ tục bảo lãnh thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền chuyển
theo các điều kiện thầu (nếu có)
- Làm thủ tục tạm ứng tiền của chủ đầu tư (thường là 30% giá trị gói thầu)
- Đặt hàng nhà cung cấp ở nước ngoài;
- Ký kết hợp đồng mua bán với Nhà cung cấp
- Làm các thủ tục với ngân hàng: Tùy theo giá trị gói thầu mà công ty Sao Kim
sẽ mua bán quốc tế theo hình thực Bảo lãnh của ngân hàng (mở LC), hay chuyển tiền
trực tiếp (T/T);
- Nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT và làm các thủ tục Hải quan để nhận hàng;
- Vận chuyển hàng giao tại kho theo các điều khoản của hợp đồng;

- Làm các thủ tục giao hàng;
7


- Tiến hành nghiệm thu, chạy thử máy và làm các thủ tục thanh toán khác với
chủ đầu tư.
- Thực hiện các dịch vụ sau bán hàng, bảo hành, bảo trì…
Với các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật, tư vấn thiết kế được thực hiện theo các
bước công việc như sau:
- Làm các thủ tục tạm ứng tiền từ chủ đầu tư (30% giá trị hợp đồng).
- Dựa trên nội dung trong hợp đồng, triển khai làm toàn bộ hồ sơ thiết kế theo
gói thầu yêu cầu.
- Tiến hành thẩm định, và thẩm tra tại 1 cơ quan thứ 3 trực thuộc Bộ (tùy theo
yêu cầu của gói thầu).
- Tiến hành làm các thủ tục bàn giao, thanh lý hợp đồng.
- Thực hiện các yêu cầu khác theo yêu cầu của hợp đồng.
Bước 6: Vận chuyển, bàn giao
Hàng hóa tùy vào điều kiện của dự án và sự ký kết, thỏa thuận trong hợp đồng.
Công ty sẽ vận chuyển và bảo quản tại kho công ty: vận chuyển thẳng từ các cửa khẩu
đến trực tiếp kho của bên mua). Tất cả mọi quy trình của việc vận chuyển, thi công lắp
đặt luôn được giám sát nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hàng hóa sau khi được vận chuyển đến kho người mua, dựa trên những khảo
sát đã thực hiện ở bước 5, công ty sẽ có những phương án bảo quản, lắp đặt thích hợp
và tiết kiệm chi phí nhất.
Bước 7: Thực hiện các dịch vụ sau bán hàng:
Sau khi sản phẩm được bàn giao và đưa vào dử dụng, công ty tiếp tục cung cấp
cho khách hàng những dịch vụ bảo hành, bảo trì tốt nhất.
Mọi sản phẩm được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Sao
Kim đều được đảm bảo về chất lượng có đầy đủ các giấy Chứng nhận chất lượng
(CQ), Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) và giấy chứng nhận chất lượng chuyên ngành do

Đăng Kiểm quốc tế cấp, cũng như các dịch vụ hậu mãi sau bán hàng. Công ty luôn cố
gắng thực hiện các dịch vụ sau bán hàng tốt nhất nhằm đảm bảo sự hài lòng đối với
mọi khách hàng.
2.2.2 Mô tả quy trình tìm kiếm khách hàng của Công ty Cổ phần phát triển công
nghệ Sao Kim
Do đặc thù thù kinh doanh của công ty nên hầu hết các hợp đồng mang lại đều
từ Ban giám đốc. Trong quá trình thực tập tại phòng Kinh doanh của công ty, em đã
tìm hiểu về quy trình tìm kiếm khách hàng và giới thiệu sản phẩm. Đây là quy trình
quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của công ty bởi việc này sẽ quyết định
khách hàng có lựa chọn mặt hàng dịch vụ của Công ty Sao kim hay không và dẫn đến
hiệu quả kinh doanh của công ty có cao hay không.
8


Sơ đồ 2. 2Sơ đồ 2.2 Quy trình tìm kiếm khách hàng và giới thiệu sản phẩm
Thu thập thông tin
khác hàng
Gửi thông tin sản
phẩm tới khách hàng

Đàm phán đơn hàng

Ký kết hợp đồng
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng:
Công ty thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Thông tin
khách hàng được công ty thu thập từ các Bộ các Ban ngành Trung ương. Khi bắt đầu
tìm kiếm khách hàng, công ty gặp một vài khó khăn khi khách hàng từ chối do họ
thường có các quan hệ trước đó đối với một số Công ty hoạt động cùng ngành. Đối với
các khách hàng đã từng là đối tác của công ty, việc tiếp cận thông tin các dự án mới

của khách hàng khá dễ dàng, công ty cũng nhận được yêu cầu báo giá từ phía khách
hàng ngay khi họ có nhu cầu sử dụng cho công trình mới.
Bước 2: Gửi thông tin sản phẩm tới khách hàng:
Sau khi đã tiếp cận được khách hàng, công ty sẽ tiến hành gửi báo các sản phẩm
dịch vụ mà công ty cung cấp tới khách hàng. Báo giá và hồ sơ sản phẩm được gửi tới
khách hàng bằng email hay catalouge sản phẩm bản cứng và nhân viên phòng kinh
doanh của công ty sẽ có trách nhiệm giới thiệu, giải đáp các thắc mắc về sản phẩm cho
khách hàng. Một số sản phẩm kinh doanh của công ty có kích thước và trọng lượng
nhỏ, công ty cũng có sẵn các mẫu để gửi tới cho khách hàng xem sản phẩm trực tiếp,
giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định và có cảm nhận thực tế về sản phẩm họ sẽ
sử dụng. Bên cạnh việc tự giới thiệu sản phẩm, công ty cũng nhận được sự hỗ trợ từ
các khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty. Các khách hàng trực tiếp giới thiệu
thêm những khách hàng mới cho công ty. Điều này cho thấy công ty thành công trong
việc làm hài lòng khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng.
Bước 3: Đàm phán đơn hàng
Ngoài việc hiểu biết về sản phẩm để có thể giới và thuyết phục khách hàng sử
dụng dịch vụ của Công ty Sao kim còn cần phải nắm rõ về phương thức chiết khấu,
9


khuyến mại cho khách hàng. Sau khi khách hàng đồng ý mua sản phẩm của công ty,
Cán bộ trong công ty cần đàm phán về thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng (do đặc
thù của ngành sản phẩm dịch vụ của Công ty Sao Kim có liên quan đến 1 số giấy
chứng nhận do các cơ quan trực thuộc các Bộ tại Việt Nam cấp. Việc làm này rất mất
thời gian và nhiều khi không chủ động được). Mọi thỏa thuận giữa công ty Sao Kim
và khách hàng được lập thành hợp đồng kinh tế giữa 2 bên.
Bước 4 : Ký kết hợp đồng
Việc ký kết hợp đồng thường được thực hiện tại trụ sở của Công ty Sao Kim,
hoặc trụ sở của khách hàng. Bản hợp đồng kinh tế là căn cứ pháp lý để các bên thực
hiện các nghĩa vụ và quyền lợi trong hợp đồng và đồng thời cũng là các căn cứ để giải

quyết các vấn đề phát sinh nếu có.
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ Sao Kim giai đoạn năm 2014 – 2015
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí - lợi nhuận của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ Sao Kim giai đoạn năm 2014 – 2015
Bảng 2. 1: Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
(A)
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí lãi vay
9. Chi phí quản lý kinh
doanh

Năm 2015

Chênh lệch

Tương đối
Tuyệt đối
(%)
(3)=(1)-(2)
(4)=(3)/(2)

Năm 2014

(1)

(2)

1.969.394.546
0

792.363.636 1.177.030,910
0

0

792.363.636 1.177.030.910

148,55

840.216.980

348.072.727

492.144.253


141,39

1.129.177.566

444.290.909

684.886.657

154,15

328.880

77.125

251.755

326,42

0
0

0
0

0
0

0
0


1.105.496.392

427.884.928

677.611.464

158,36

1.969.394.546

10

0

148,55


10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN
16. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp

24.040.054


16.483.196

7.556.858

45,85

0
0
0

0
0
0

0
0
0

0
0
0

24.010.054

16.483.196

7.526.858

45,66


0

0

0

0

24.010.054

16.483.196

7.526.858

45,66

(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy một số vấn đề như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2015, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.177.030.910 đồng,
tương ứng với mức tăng 148,55% so với năm 2014. Điều này phản ánh sản phẩm dịch
vụ của công ty Sao Kim trong năm 2015 đã tăng một lượng đáng kể. Từ cuối năm
2014, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động phát triển công nghiệp đóng tàu
trên cơ sở sự hợp tác chiến lược với Nhật Bản. Với kế hoạch này, Chính phủ quyết tâm
thực hiện mục tiêu đưa ngành đóng tàu trở thành ngành mũi nhọn trong thực hiện
Chiến lược kinh tế biển. Với những chiến lược và chính sách của Chính phủ đã giúp
Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam được đầu tư mạnh mẽ. Việc này đồng nghĩa với
việc Công Ty Cổ phần PTCN Sao Kim cũng có được các hợp đồng từ các dự án đóng
tàu trong và ngoài nước, nên năm 2015 doanh thu mới có sự gia tăng như vậy.
Các khoản giảm trừ doanh thu

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của công ty luôn đảm bảo chất
lượng theo hợp đồng, không có sai sót và luôn làm hài lòng các khách hàng. Điều này
thể hiện qua Các khoản giảm trừ doanh thu trong cả hai năm 2014 và 2015 đều bằng 0.
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần là khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công
ty sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: giảm giá hàng bán, hàng trả lại,
chiết khấu thương mại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng
thu theo phương pháp trực tiếp. Trong giai đoạn năm 2014 – 2015 các khoản giảm trừ
doanh thu của công ty đều bằng 0, nên doanh thu thuần cũng chính là doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
Giá vốn hàng bán
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu nên cần XNK các thiết bị, Giá
vốn hàng bán là chi phí chủ đạo của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Giá vốn hàng bán năm 2015 của công ty tăng 492.144.253 đồng so với năm
11


2014 tương ứng với mức tăng 141.39%. Việc giá vốn hàng bán tăng là hoàn toàn hợp
lý và phù hợp với doanh thu tạo ra trong kỳ vì số lượng, khối lượng các hợp đồng ký
kết với các chủ đầu tư tăng lên so với năm 2014.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản lợi nhuận thu từ hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi chi phí giá vốn hàng bán. Lợi
nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 của Công ty CP PTCN Sao Kim
là 1.129.177.566 đồng, tăng 684.886.657 đồng, tương ứng với mức tăng 154,15% so
với năm 2014. Đây là một tín hiệu tốt khi lợi nhuận gộp của công ty đã tăng lên nhiều,
chứng tỏ công ty đang hoạt động theo hướng đúng đắn. Việc doanh thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ tăng 148,55%, cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (141,39%)
đã dẫn đến việc tăng về lợi nhuận gộp năm 2015. Tuy nhiên giá vốn hàng bán của
công ty vẫn còn cao, vì thế nếu công ty có những biện pháp làm giảm giá vốn hàng

bán thì lợi nhuận gộp của công ty sẽ có một sự gia tăng đáng kể hơn nữa. Việc tìm
kiếm các khách hàng là doanh nghiệp, mua số lượng lớn có thể giúp doanh nghiệp tiết
kiệm các khoản chi phí, từ đó làm giảm giá vốn hàng bán như hưởng chiết khấu
thương mại, chi phí vận chuyển tiết kiệm do hàng hóa sử dụng hết công suất của
phương tiện vận tải…
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2015 chỉ có 251.755 đồng là tiền lãi của
Ngân hàng trả cho công ty Sao kim từ tiền gửi của công ty để trong tài khoản của công
ty tại ngân hàng để chuẩn bị cho dự án tiếp theo.
Chi phí hoạt động kinh doanh
Chi phí cho hoạt động kinh doanh năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014, tăng
sấp xỉ 158,36%, do công ty mở rộng sản xuất: chi phí làm thị trường phát triển sản
xuất và tăng lương cho cán bộ nhân viên cho cán bộ nhân viên cho công ty. Công ty
cần rà soát chặt chẽ hơn các khoản chi phí quản lí doanh nghiệp nhằm giảm thiểu chi
phí và tăng thêm lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần
Mặc dù doanh thu nhiều nhưng chi phí kinh doanh của công ty lại lớn nên lợi
nhuận thuần của năm 2015 có tăng khoảng 45,85% so với năm 2014 nhưng đều là con
số thấp, không được như mục tiêu và nguyện vọng của công ty đã đề ra. Năm 2015 là
16.483.196 đồng và năm 2014 là 24.040.054 đồng. Lợi nhuận kế toán trước thuế là tất
cả các khoản lợi nhuận của công ty trước khi trừ đi chi phí thuế thu nhập và bằng lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng các khoản lợi nhuận khác nhưng doanh
nghiệp không có các khoản lợi nhuận khác nên lợi nhuận kế toán trước thuế bằng lợi

12


nhuận thuần và vẫn là một con số thấp. Doanh nghiệp cần có những chính sách mới
về quản lí chi phí để giảm thiểu chi phí đến mức có thể để đem lại lợi nhuận cao hơn.
Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế là khoản lợi nhuận cuối cùng còn lại của công ty sau khi đã
trừ đi tất cả các khoản chi phí bao gồm cả chi phí lãi vay và chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp. Tuy nhiên theo báo cáo KQKD thì thuế TNDN = 0 (Có thể chưa nộp
hoặc được khấu trừ vào khoản khác) nên lợi nhuận sau thuế của công ty Công ty CP
PTCN Sao Kim năm 2014 và 2015 cũng bằng chính lợi nhuận kế toán trước thuế. Dự
tính với mức tăng trưởng như hiện tại cùng với tình hình kinh tế chung sẽ hồi phục và
đi lên, các năm tới, công ty sẽ có mức lợi nhuận dương và kết quả kinh doanh được
như kì vọng.
Kết luận:
So với năm 2014 thì năm 2015 là một năm khả quan hơn đối với công ty. Đội
ngũ cán bộ công nhân viên công ty đã cố gắng hết sức để công ty tiếp tục duy trì và
vượt qua khó khăn, hướng tới mục tiêu trước tiên là vượt qua khủng hoảng kinh tế và
lâu dài là đạt được kết quả kinh doanh, hiệu quả cao. Công ty đang ngày càng hoàn
thiện hơn về các mặt, tăng cường các biện pháp quản lí tài chính doanh nghiệp, khẳng
định vị thế của công ty trong nên kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong những năm tiếp
theo, ban lãnh đạo công ty cần phải có những chính sách quản lý hiệu quả hơn để tiết
kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý kinh doanh do đây là khoản chi phí khá cao và
làm cho lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu quản lý tốt mảng chi phí này,
doanh nghiệp chắc chắn sẽ có mức lợi nhuận tăng cao và hoạt động hiệu quả hơn nữa.
2.3.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Sao
Kim giai đoạn năm 2014 – 2015
Bảng 2. 2: Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Đồng
Chênh lệch
CHỈ TIÊU

Năm 2015

Năm 2014


Tương đối
(%)
(4)=(3)/(2)%

Tuyệt đối
(A)
TÀI SẢN
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn
hạn
III. Các khoản phải thu

(1)

(2)

(3)=(1)-(2)

1.253.462.485 1.248.448.653

5.013.832

0,40

549.550.754

177.825.887


371.724.867

209,04

0

0

0

-

620.990.000 (501.295.404)

(80,72)

119.694.596

13


ngắn hạn
1.Phải thu của khách hàng
117.404.596
618.700.000 (501.295.404)
2. Các khoản phải thu
2.290.000
2.290.000
0
khác

IV. Hàng tồn kho
483.169.742
340.185.373
142.984.369
1. Hàng tồn kho
483.169.742
340.185.373
142.984.369
V. Tài sản ngắn hạn khác
101.047.393
109.447.393
(8.400.000)
1. Thuế và các khoản khác
0
8.400.000
(8.400.000)
phải thu Nhà nước
2. Tài sản ngắn hạn khác
101.047.393
101.047.393
0
B - TS DÀI HẠN
144.605.210
93.117.496
51.487.714
24.440.974
24.440.974
0
I. Tài sản cố định
1. Nguyên giá

47.734.198
47.734.198
0
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
(23.293.224) (23.293.224)
0
120.164.236
68.676.522
51.487.714
II. Tài sản dài hạn khác
1. Phải thu dài hạn
0
0
0
2. Tài sản dài hạn khác
120.164.236
68.676.522
51.487.714
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.398.067.695 1.341.566.149
56.501.546
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả cho người bán
2. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước
II. Nợ dài hạn
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở

hữu
2. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN

(81,02)
42,03
42,03
(7,67)
(100)
55,29
0
0
74,97
74,97
4,21

264.360.275

231.868.783

32.491.492

14,01

264.360.275
48.557.959

231.868.783

133.344.729

32.491.492
(84.786.770)

14,01
(63,58)

215.802.316
98.524.054
0
0
1.133.707.420 1.109.697.366
1.133.707.420 1.109.697.366

117.278.262
0
24.010.054
24.010054

119,04
0
2,16
2,16

1.250.000.000 1.250.000.000

0

0


(116.292.580) (140.302.634) (240.010.054)

(17,71)

1.398.067.695 1.341.566.149

56.501.546

4,21

(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
Nhận xét:
-Tình hình Tài sản:
Thông qua bảng cân đối kế toán năm 2015 so với năm 2014 ta thấy tổng tài sản
năm 2015 đạt 1.398.067.695 đồng, tăng 56.501.546 đồng so với năm 2014, tương ứng
14


với mức tăng 4,21%. Sự gia tăng về quy mô của tài sản dài hạn là nguyên nhân chính
trong sự gia tăng của tổng tài sản. Cụ thể:
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng 5.013.832 đồng, tương ứng với mức tăng 0,4%
so với năm 2014, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng 371.724.867 đồng,
tương ứng với mức giảm 209,04% so với năm 2014. Điều này được lý giải một phần là
do khoản phải thu khách hàng năm 2015 giảm 501.295.404 đồng, tương ứng với mức
giảm 80,7 % so với năm 2014. Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu và tình
hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán
sản phẩm, hàng hoá, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ. Vì thế phải thu khách hàng thực
chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, vì thế khoản phải thu

khách hàng càng nhỏ sẽ càng có lợi cho doanh nghiệp, chứng tỏ doanh nghiệp không
bị chiếm dụng vốn từ khách hàng, qua số liệu có thể thấy công ty đã thu được tiền từ
những khoản nợ của khách hàng và đem bổ sung vào quỹ tiền của minh và khả năng
quản lí các khoản nợ của doanh nghiệp đã tốt hơn.Ta thấy doanh nghiệp có tốc độ luân
chuyển các khoản phải thu trong kỳ khá thấp và thời gian thu nợ trung bình thấp.
Doanh nghiệp không bị khách hàng chiếm dụng vốn, nên không gây ảnh hưởng đến
dòng tiền của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty còn nhiều, năm 2015 là 340.185.373 đồng. Đây là
khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tài sản ngắn hạn. Giá trị hàng tồn kho của
công ty tăng lên mức là 142.984.369 đồng vào năm 2015, tương ứng tăng 42,03% so
với năm 2014. Do nhu cầu dự trữ hàng hóa tránh sự tăng cao của giá cả, và nhu cầu sử
dụng phục vụ công việc kinh doanh. Lĩnh vực công ty hoạt động là sản xuất và kinh
doanh, vì vậy, hàng hóa cần đặt theo kích thước, màu sắc, mẫu mã khác nhau tùy theo
yêu cầu của khách hàng. Nhu cầu về hàng hóa gia tăng và sức tiêu thụ cũng tăng vì thế
cần một lượng hàng tồn kho nhất định để có thể duy trì hoạt động sản xuất một cách
ổn định. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho cho thấy công ty đang tồn
đọng vốn khá lớn, nên cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho bằng cách khuyến
khích mua hàng bằng việc bán chịu hay giảm giá hàng bán.
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác của công ty là khoản thuế GTGT được khấu trừ, các
khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác của công ty. Tài sản ngắn hạn khác năm
2015 là 101.047.393 đồng, giảm 8.400.000 đồng, tương ứng giảm 7,67% so với năm
2014. Do các khoản thuế phải thu Nhà nước là 8.400.000 đồng trong năm 2015 và năm
2015 là 0 đồng là khoản duy nhất thay đổi trong mục TS ngắn hạn còn tài sản ngắn
hạn khác không đổi trong hai năm là 101.047.393 đồng.
15


Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của công ty năm 2015 là 144.605.210 đồng, tăng 51.487.714
đồng, tương ứng với mức tăng 55,29% so với năm 2014. Bao gồm các chỉ tiêu:
Tài sản cố định không thay đổi trong 2 năm bằng 24.440.974 đồng. Trong đó:
Nguyên giá TSCĐ là 47.734.198 đồng, còn giá trị hao mòn lũy kế là 23.293.224 đồng
trong năm 2015 và 2015. Do năm công ty chưa tiến hành đầu tư thêm máy móc phục
vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là mặt hạn chế của công ty trong giai
đoạn đất nước đang phát triển thì việc sử dụng những tiến bộ từ khoa học kĩ thuật, từ
máy móc sẽ đem lại những sản phẩm tốt hơn vì thế công ty cần cân nhắc cho việc đầu
tư vào thiết bị trong những năm tới để hướng tới việc phát triển sản phẩm. Tài sản cố
định hữu hình được phản ánh theo giá gốc, trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao
mòn lũy kế. TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên
thời gian hữu dụng ước tính. Giá trị còn lại của tài sản sẽ được tính cằng công thức lấy
nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế.
TSCĐ không đổi mà chỉ có toàn bộ tài sản dài hạn của công ty thuộc khoản
mục tài sản dài hạn khác thay đổi: chi phí trả trước dài hạn, ký quỹ, ký cược dài hạn
thay đổi. Trong năm 2015, công ty cần mở rộng thêm quy mô nên cần thiết phải gia
tăng khoản tiền ký quỹ cho ngân hàng. Việc ký quỹ vào ngân hàng đảm bảo công ty
sẽ được ngân hàng bảo lãnh trong một số giao dịch, giúp công ty thuận lợi trong quá
trình bàn bạc và ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.
- Tình hình nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của Công ty CP PTCN Sao Kim năm 2015 đạt 1.398.067.695
đồng, tăng 56.501.546 đồng so với năm 2014, tương ứng với mức tăng 4,21 %. Mức
tăng chủ yếu là Nợ phải trả ngắn hạn và vốn chủ sở hữu còn lại các khoản khác đều
bằng 0 và không có biến động gì trong vòng 2 năm 2014 và 2015. Chi tiết như sau:
Nợ phải trả
Nợ phải trả của công ty gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn nhưng công ty không
có khoản nợ dài hạn nên tổng nợ phải trả bằng tổng nợ ngắn hạn. Năm 2015 nợ ngắn
hạn là 264.360.275 đồng, tăng 32.491.492 đồng, tương ứng với mức tăng 14,01% so
với năm 2014. Qua hai năm, nợ phải trả đã tăng nhưng còn thấp. Điều đó cho thấy
công ty có khả năng thanh toán tốt không để nợ quá lớn. Cụ thể là:

Công ty không có các khoản vay ngắn hạn vì có đủ vốn để duy trì công việc và
các dự án. Phải trả người bán là các khoản nợ phải trả của công ty cho người bán vật
tư, hàng hóa, nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ cho doanh nghiệp. Phải trả người
bán năm 2015 của công ty giảm 84.786.770 đồng, tương ứng với mức giảm 63,58% so
với năm 2014. Khoản phải trả người bán của công ty trong năm 2015 giảm là do công
ty đã thanh toán các khoản nợ người bán một cách nhanh chóng, làm tăng uy tín của
16


công ty đối với nhà cung cấp. Tuy nhiên việc này lại giảm một nguồn vốn với chi phí
thấp của doanh nghiệp là chiếm dụng vốn từ người bán.Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước năm 2015 là 215.802.316 đồng, tăng 117.278.262 đồng, tăng tương ứng
119,04% so với năm 2014, do doanh nghiệp còn nợ lại các khoản thuế chưa nộp (Như
thuế thu nhập doanh nghiệp,...). Khoản phải trả người bán giảm với tỷ lệ thấp hơn so
với tỷ lệ tăng của thuế và các khoản phải nộp nên tổng nợ ngắn hạn vẫn tăng nhẹ.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2015 đạt giá trị 1.133.707.420 đồng, tăng
24,010,054 so với năm 2014, con số này không quá lớn chỉ khoảng 2,16%. Điều này
được lí giải như sau: Vốn đâu tư của chủ sở hữu không đổi trong hai năm (bằng
1.250.000.000 đồng) và việc vốn chủ sở hữu tăng lên là do lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối của công ty thay đổi. Do công ty làm ăn thua lỗ trong các năm và khoản lỗ
chưa được xử lí nên phần lỗ này bị trừ vào vốn đầu tư của chủ sở hữu, tức là lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối của công ty có giá trị âm, năm 2015 là âm 116.292.580 đồng,
lỗ thấp hơn 17,11% so với năm 2014 là âm 140.302.634 đồng. Vì lỗ năm 2015 thấp
hơn lỗ của năm 2015 nên vốn chủ sở hữu năm 2015 cao hơn. Tuy nhiên công ty cần
cân nhắc đưa ra các chính sách, các chiến lược kinh doanh để không làm giảm vốn chủ
sở hữu gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Kết luận: Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty CP PTCN Sao Kim trong
năm 2015 đều đạt 1.398.067.695 đồng, tăng 56.501.546 đồng, tương ứng là tăng
4,21% so với năm 2014. Điều này cho thấy công ty đang phát triển còn chậm nhưng

ổn định, có xu hướng phát triển trong năm tới cao, mở rộng đầu tư và phát triển công
ty bất chấp tình hình kinh tế chung của thế giới và đất nước gặp nhiều khó khăn.
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công ty Cổ phần phát triển
công nghệ Sao Kim
2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2. 3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Sao Kim
Đơn vị tính: %
Năm
2015

Năm
2014

Chênh
lệch

Chỉ tiêu

Công thức tính

1.Tỷ trọng Tài sản
ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản

89,66

93,06


(3,4)

2.Tỷ trọng Tài sản
dài hạn

Tổng tài sản dài hạn
Tổng tài sản

10,34

6,94

3,4

18,90

17,28

1,62

3.Tỷ trọng Nợ

Tổng nợ
Tổng nguồn vốn
17


4.Tỷ trọng vốn CSH

Tổng vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

81,09

82,72

(1,62)

Từ bảng số liệu trên, ta có một số nhận xét như sau:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài
sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tài sản ngắn
hạn của công ty càng cao. Năm 2015, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty CP PTCN
Sao Kim là 89,66% , giảm 3,4% so với năm 2014. Có nghĩa là trong năm 2015, cứ 100
đồng tài sản thì có 89,66 đồng là tài sản ngắn hạn, giảm 3,4 đồng so với năm 2014.
Như vậy có thể thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn dù có giảm nhưng vẫn chiếm gần toàn
bộ tổng tài sản. Điều đó một lần nữa phản ánh tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm phần
lớn trong tổng tài sản của công ty. Do tiền và các khoản tương đương tiền lớn
(549.550.754 đồng), cùng với tỷ trọng hàng tồn kho cũng nhiều (483.169.742 đồng)
khiến cho tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty lớn. Điều này cho thấy công ty lựa
chọn chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn thận trọng.
Tỷ trọng tài sản dài hạn
Tỷ trọng tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài
sản dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm. Năm 2015, tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty
là 10,34%, có nghĩa là 100 đồng tài sản thì chỉ có 10,34 đồng là tài sản dài hạn, tăng
3,4 đồng so với năm 2014. Như vậy có thể thấy tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm một
phần rất nhỏ trong tổng tài sản. Mặc dù năm 2015 công ty có mở rộng quy mô kinh
doanh đi kèm với việc gia tăng khoản tiền ký quỹ cho ngân hàng, tổng tài sản dài hạn
tăng, tốc độ tăng của tài sản dài hạn cao hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn cho nên
tỷ trọng của tài sản dài hạn tăng.

Năm 2015, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 6,94%, trong khi đó tài sản ngắn hạn
chỉ chiếm 93,06% tổng tài sản. Qua đó ta cũng thấy được trong năm 2015, cơ cấu tài
sản không thay đổi với năm 2015. Tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
tài sản của công ty
Tỷ trọng nợ
Tỷ trọng nợ là chỉ tiêu phản ánh trong tổng nguồn vốn của công ty thì tổng số
nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. Có nghĩa là cứ 100 đồng vốn công ty bỏ ra để phục vụ
mục đích kinh doanh thì có bao nhiêu đồng được huy động từ nguồn vốn nợ phải trả.
Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên
ngoài và ngược lại. Tỷ trọng nợ năm 2015 là 18,9%, tăng 1,62% so với năm 2014. Có
nghĩa là trong năm 2015 cứ 100 đồng vốn công ty bỏ ra thì có 18,9 đồng vốn được huy
18


động từ nợ phải trả, tăng 1,62 đồng so với năm 2014. Điều này là do các khoản nợ
ngắn hạn tăng nhẹ so với năm trước. Điều này cho thấy công ty ít bị lệ thuộc vào
nguồn vốn vay.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu là tỷ trọng phản ánh trong tổng nguồn vốn của công ty
thì tổng số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm. Có nghĩa là cứ một trăm đồng
vốn công ty bỏ ra để phục vụ sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu đồng được huy
động từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2015 đạt 81,09%, giảm
1,62% so với năm 2014. Có nghĩa là trong năm 2015 cứ 100 đồng vốn dùng để tài trợ
cho tài sản thì có 81,09 đồng vốn chủ sở hữu, giảm 1,62 đồng so với năm 2014.
Nguyên nhân là do sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn, trong khi vốn chủ sở hữu
không đổi và lợi nhuận chưa phân phối giảm. Điều này làm cho tỷ trọng vốn chủ sở
hữu năm 2015 giảm nhẹ. Vốn chủ sở hữu có đặc điểm là không phải chịu áp lực chi trả
gốc và lãi, là nguồn vốn có độ ổn định cao nhất trong hoạt động của công ty. Mặc dù
công ty đã cố gắng đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn nhưng do lợi nhuận không
chia sụt giảm và công ty gia tăng khoản vay dài hạn cho mục đích mở rộng quy mô

kinh doanh nên tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn vẫn ở mức khá thấp.
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2. 4: Khả năng thanh toán của Công ty Sao Kim
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu
1.Khả năng thanh toán
hiện thời
2.Khả năm thanh toán
nhanh

3.Khả năng thanh toán
tức thời

Công thức tính

Năm
2015

Năm
2014

Chênh
lệch

Tổng tài sản ngắn hạn
4,74

5,38

(0,64)


2,91

3,92

(1,01)

2,08

0,77

1,31

Tổng nợ ngắn hạn
(Tổng TS ngắn hạn – Kho)
Tổng nợ ngắn hạn
(Tiền + Các khoản tương
đương tiền)
Tổng nợ ngắn hạn

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán thường được các nhà mời thầu xem xét để
đánh giá khả năng lực tài chính của Công ty CP PTCN Sao Kim, các chỉ tiêu này cũng
ảnh hưởng đến việc trúng thầu hay trượt thầu của công ty. Qua bảng số liệu trên ta có
thể có một số nhận xét sau:
19


Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu đo lường mức độ thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn càng cao thì

công ty càng được các nhà đầu tư tin tưởng. Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công
ty CP PTCN Sao Kim năm 2015 là 4,74 lần, giảm 0,64 lần so với năm 2014. Có nghĩa
là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 4,74 đồng tài sản ngắn hạn,
giảm 0.64 đồng so với năm 2014. Nguyên nhân chỉ tiêu giảm là do năm 2015 cả tài
sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn đều tăng so với năm 2014 nhưng tài sản ngắn
hạn tăng ít (tăng 5.013.832 đồng) còn nợ phải trả thì tăng lên nhiều hơn (tăng
32.491.492 đồng). Trong cả hai năm chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn của công ty đều lớn
hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng đủ các khoản vay nợ ngắn hạn khi đến
hạn bằng tài sản ngắn hạn rất tốt. Điều này tạo nên sự tín nhiệm của các nhà đầu tư,
nhà cung cấp cho công ty. Công ty có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay ngắn
hạn hay vốn vay ngân hàng…
Khả năng thanh toán nhanh:
Trong các tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho có độ rủi ro cao (dễ gặp khó khăn
trong vấn đề tiêu thụ, giá trị hàng tồn kho hàng kì thường chỉ là đánh giá chủ quan của
doanh nghiệp) nên các nhà đầu tư rất quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh. Khả
năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu đo lường phản ứng của doanh nghiệp thanh toán nợ
ngắn hạn khi không tính đến yếu tố của hàng tồn kho. Năm 2015, khả năng thanh toán
nhanh của công ty là 2,91 lần, giảm 1,01 lần so với năm 2014. Có nghĩa là trong năm
2015, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 2,91 đồng tài sản ngắn hạn không
tính đến yếu tố hàng tồn kho, giảm 1,01 đồng so với năm 2014.
Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời là một chỉ tiêu thể hiện khả năng sử dụng tiền mặt
và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2015,
khả năng thanh toán tức thời của công ty là 2,08 lần, tăng cao hơn rất nhiều so với năm
2014 khi chỉ số này chỉ ở mức 0,77 lần. Có nghĩa là 2,08 đồng tiền và các khoản tương
đương tiền được sử dụng để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn ở năm 2015, tăng 1,31
đồng so với năm 2014. Nguyên nhân của việc này là do tiền và các khoản tương
đương tiền tăng mạnh (tăng 209,04%) trong khi đó tổng nợ ngắn hạn lại tăng ít (tăng
14,01%). Tuy nhiên nếu lượng tiền mặt dự trữ cao hơn nhiều so với các khoản nợ ngắn
hạn cũng không thật sự tốt vì nó sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, giảm khả năng sinh lời. Vì thế

công ty cần có những biện pháp hợp lý nhất để sử dụng khoản tiền mặt này đem đầu tư
sinh lời và chỉ cần duy trì một tỷ lệ tiền mặt hợp lý, không quá cao để có lợi nhất cho
công ty.
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
20


×