Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng tiếp cận một tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.74 KB, 25 trang )

Sở giáo dục và đào tạo hng yên
Trờng thpt chuyên hng yên
----------

Sáng kiến kinh
nghiệm
Rèn luyện kĩ năng
tiếp cận một tác phẩm văn
học
Giáo viên : Cao Thị Nguyệt
: Văn

Tổ

1


Hng yªn - 2013

2


MụC LụC
a. GiớI THIệU VấN Đề............................................................................1
b. nộI DUNG...............................................................................................2
I. Khái quát về tác phẩm văn học................................................................2
1. Khái niệm..................................................................................................2
2. Các yếu tố trong tác phẩm văn học.........................................................2
3. Các yếu tố ngoài tác phẩm văn học.........................................................5
II. Cách tiếp cận một tác phẩm văn học.....................................................6
1. Đọc kĩ tác phẩm........................................................................................6


2. Xác định thể loại của tác phẩm văn học.................................................8
3. Tỡm hiu tiu s tỏc gi, quan im sỏng tỏc, quỏ trỡnh sỏng tỏc, hon
cnh ra i ca tỏc phm.............................................................................9
4. Tỡm hiu giỏ tr ni dung v giỏ tr ngh thut ca tỏc phm..............11
a. Tỡm hiu giỏ tr ni dung..........................................................................11
b. Tỡm hiu giỏ tr ngh thut......................................................................13
III. Thc hnh tip cn mt tỏc phm vn hc..........................................16
1. Tỏc phm tr tỡnh.....................................................................................16
2. Tỏc phm t s.........................................................................................19
C. KếT LUậN...............................................................................................22

3


A. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
Tác phẩm văn học là đối tượng đọc hiểu quan trọng trong chương trình
Ngữ Văn THPT nói riêng, chương trình Ngữ Văn nói chung. Việc đọc hiểu,
tiếp cận một tác phẩm văn học có vai trò quan trọng, không chỉ giúp học sinh
thấy được giá trị của tác phẩm, mà còn rèn luyện kĩ năng tư duy và tu dưỡng
tình cảm, cảm xúc – yếu tố quan trọng giúp hình thành và phát triển nhân cách
con người.
Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy một hiện tượng
mang tính bất cập trong tình hình đọc hiểu văn bản của học sinh. Đa số học
sinh còn vụng về khi tiếp cận một tác phẩm văn học, hoặc tiếp cận tác phẩm
một cách cảm tính, không trình tự, bài bản. Nói cách khác, kĩ năng đọc hiểu,
tiếp cận tác phẩm văn học của học sinh còn yếu.
Vì thế, chúng tôi viết chuyên đề « Rèn luyện kĩ năng tiếp cận tác phẩm
văn học » nhằm mục đích củng cố kiến thức về tác phẩm văn học và rèn luyện
kĩ năng tiếp cận tác phẩm văn học cho học sinh THPT.


4


B. NỘI DUNG
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
tìm hiểu khái quát về tác
phẩm văn học
Thao tác 1: Giúp HS nhận ra
khái niệm tác phẩm văn học
H: Hãy kể 1 tên 1 số tác phẩm
văn học em đã học hoặc đã
đọc
H: Từ đó, hãy nêu cách hiểu
của em về tác phẩm văn học

Thao tác 2: Hướng dẫn tìm
hiểu sơ lược 1 số yếu tố của
tác phẩm văn học
H: Phạm vi hiện thực được
nói đến trong sử thi “Đăm
Săn”, truyện “Những ngôi sao
xa xôi” là gì?
H: Từ đó, em hiểu đề tài là
gì?

Nội dung cần đạt
I. Khái quát về tác phẩm văn học
1. Khái niệm
- Tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình

sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ.
- Tác phẩm văn học đã thể hiện sự nghiền
ngẫm, tìm tòi, sáng tạo của nhà văn, nhà thơ
về cuộc sống, về con người, được diễn tả bằng
những hình thức nghệ thuật ngôn từ tinh tế,
đặc sắc. Có thể nói, tác phẩm văn học là tấm
gương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng
nghệ thuật và trở lại phục vụ cuộc sống. Vì
vậy, đi vào tác phẩm văn học chính là đi vào
cuộc đời một cách gián tiếp để ở đó chúng ta
cảm nhận được cái chân - thiện – mĩ, làm cho
cuộc sống tinh thần chúng ta phong phú hơn,
chúng ta sống cao đẹp hơn.
- Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống
nhất giữa nội dung và hình thức. Đây là mối
quan hệ thống nhất biện chứng, hình thức bao
chứa nội dung, nội dung được thể hiệnqua
hình thức.
2. Các yếu tố trong tác phẩm văn học
a. Đề tài
- VD: Phạm vi hiện thực được nói đến trong
“Đăm Săn” là cuộc chiến tranh giữa các bộ
tộc thời quá độ từ công xã Nguyên thuỷ đến
xã hội phong kiến; Trong “Những ngôi sao xa
xôi” là cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ của
dân tộc.
Đề tài là hiện tượng, phạm vi đời sống
được thể hiện trong tác phẩm. Đề tài được thể
5



H: Với đề tài như vậy, sử thi
“Đăm Săn”, truyện “Những
ngôi sao xa xôi” nói lên vấn
đề gì?
H: Từ đó, hãy nêu cách hiểu
của em về chủ đề của tác
phẩm văn học?

H: Hãy kể tên những nhân vật
trong “Truyện Kiều”? trong
“Đeo nhạc cho mèo”, trong
“Thầy bói xem voi”..
H: Từ đó, hãy cho biết, theo
em, nhân vật trong tác phẩm
văn học là gì?

hiện qua nhân vật, hình tượng trong tác phẩm.
b. Chủ đề
- VD: Sử thi “Đăm Săn” khẳng đinh sức mạnh,
vẻ đẹp và vai trò của người anh hùng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ cộng đồng; Truyện
“Những ngôi sao xa xôi” ngợi ca những nữ
thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn - những con người bất chấp gian
khổ, chiến đấu quên mình vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
 Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được thể hiện
xuyên suốt trong tác phẩm. Chủ đề được thể
hiện qua những chỗ lặp đi lặp lại, những chỗ

nhấn mạnh.
c. Nhân vật
- VD: Các nhân vật trong “Truyện Kiều”:
Thuý Kiều, Thuý Vân, Thúc Sinh, Từ Hải,
Kim Trọng, Tú Bà……
Các nhân vật trong “Đeo nhạc cho mèo” là
con mèo, họ hàng nhà chuột: chuột cống,
chuột trù, chuột nhắt.
 Nhân vật: Nhân vật văn học là người hoặc
vật được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn
học bằng phương tiện văn học.
+ Nhân vật văn học được thể hiện bằng những
hình thức khác nhau: Có thể được miêu tả
đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính
cách, tiểu sử như vẫn thường thấy trong tác
phẩm tự sự, có thể thiếu những nét đó nhưng
có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật
người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi
niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vậ trong tác
phẩm trữ tình.
+ Trong tác phẩm, nhân vật có những dấu
6


H: Truyện ngắn “Chuyện
người con gái Nam Xương”
được kể theo một trình tự
nào? Trong truyện “Lặng lẽ
Sa Pa”, tại sao không để nhân
vật anh thanh niên xuất hiện

ngay từ đầu tác phẩm mà để
anh xuất hiện khi anh chạy
xuống giúp đẩy chiếc cây
chặn ngang đường do chính
anh chặt xuống?
H: Cách kể truyện theo trình
tự thời gian hay cách để nhân
vật anh thanh niên xuất hiện
như vậy là một cách kết cấu
tác phẩm của tác giả. Vậy,
hãy nêu cách hiểu của em về
kết cấu của tác phẩm văn
học?

hiệu để nhận ra: Một cái tên, tiểu sử, nghề
nghiệp, đặc điểm riêng. (chàng mồ côi, hai
anh em sinh đôi, thằng ngốc, người tù khổ sai,
…..)
+ Nhân vật có chức năng khái quát những quy
luật của cuộc sống con người, thể hiện những
hiểu biết, những ao ước và kì vọng về con
người. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện
khái quát các tính cách, số phận con người và
các quan niệm về chúng.
d. Kết cấu của tác phẩm văn học
- “Chuyện người con gái Nam Xương” được
kể theo trình tự thời gian
- Trong “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả không để anh
thanh niên xuất hiện ngay từ đầu. Vì làm như
vậy sẽ giảm sức hấp dẫn của tác phẩm, giảm

giá trị của tác phẩm. Nghe bác lái xe kể về
một anh thanh niên 27 tuổi, làm việc trên đỉnh
Yên Sơn cao 2600m, là người cô độc nhất thế
gian… chắc chắn người đọc sẽ rất tò mò, cảm
thấy bị cuốn hút. Hơn nữa, điều đó còn cho
thấy sự thầm lặng của anh trong cuộc sống.
- Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh
động của tác phẩm. Kết cấu không chỉ là liên
kết các hiện tượng, nhân vật mà mối quan tâm
nhất của nhà văn là làm sao sắp xếp tài liệu để
cho cái chính yếu được nổi bật lên, cái quan
trọng được gây ấn tượng mạnh. Kết cấu tác
phẩm thể hiện quá trình vật lộn của nhà văn
với tài liệu sống, để biểu hiện một chân lí khái
quát.
VD: Trong “Đăm Săn”, tác giả để Đăm Săn
nhường Mtao Mxây múa trước. Mtao Mxây

7


H: Em có nhận xét gì về ngôn
từ được sử dụng trong bài
“Sang thu”, “Chiến thắng
Mtao Mxây”?
H: Từ đó, hãy cho biết, ngôn
từ nghệ thuật trong tác phẩm
văn học là gì?

H: Trên đây là những yếu tố

nằm trong tác phẩm văn học.
Theo em,có những yếu tố nào
nằm ngoài tác phẩm văn học
(ngoài văn bản), nhưng vẫn
có tác dụng to lớn trong việc
tìm hiểu tác phẩm?
H: Theo em, tác giả có ảnh
hưởng như thế nào đến tác
phẩm?
Lấy VD

múa không nên. Đăm Săn vẫn điềm tĩnh trong
khi Mtao Mxây múa. Kết cấu như vậy (sắp
xếp chi tiết như vậy) cho thấy sự tài giỏi,
điềm tĩnh của Đăm Săn. Đó là 1 phẩm chất
của người anh hùng sử thi.
e. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn
học
- Bài “Sang thu”: Ngôn từ trau chuốt, mượt
mà, tinh tế, thể hiện những cảm nhận sâu sắc
của nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa.
- Bài “Chiến thắng Mtao Mxây”: Ngôn từ gần
với hiện thực đời sống – xã hội thị tộc, bộ lạc.
 Ngôn từ nghệ thuật hay lời văn trong tác
phẩm văn học là hình thức ngôn từ nghệ thuật
của tác phẩm văn học, có tính hình tượng, tính
gợi cảm, tính chính xác, tính hàm súc….
3. Các yếu tố ngoài tác phẩm văn học
- Các yếu tố: Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm.

a. Tác giả
- Tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm. Tác
phẩm thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác
giả. Nên những đặc điểm về tiểu sử, cuộc đời,
sự nghiệp của tác giả sẽ có ảnh hưởng nhất
định đến tác phẩm. Tác phẩm văn chương
mang dấu ấn của người nghệ sĩ.
VD: Hứa Vĩnh Sước (Y Phương) là người dân
tộc Tày, ông hiểu được những phong tục tập
quán của dân tộc, có cách ăn nói của người
dân tộc, nên tác phẩm “Nói với con” đậm chất
dân tộc miền núi, từ ngôn ngữ, đến cách thể
hiện, tư tưởng.
Tố Hữu từng hoạt động cách mạng, từng bị
bắt giam ở nhà la Thừa Phủ nên ông hiểu
8


H: Hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm sẽ có ảnh hưởng như
thế nào đến giá trị nội dung
cũng như cách thể hiện của
tác phẩm?
Lấy VD?

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
cách tiếp cận một tác phẩm
văn học
GV thuyết trình: Xuất phát từ
những đặc điểm cơ bản như

trên của một tác phẩm văn
học, ta cần có cách tiếp cận
phù hợp để lĩnh hội được giá
trị của tác phẩm, thông điệp
của tác giả.
H: Để tiếp cận một tác phẩm
văn học, trước hết, người đọc
phải làm gì?
H: Cần phải đọc tác phẩm
như thế nào? Đọc một tác
phẩm văn học có giống đọc
một bài báo hay không?
Hãy lấy VD

được những cảm giác của một chiến sĩ cách
mạng bị tù đày (dẫn chứng bài “Khi con tu
hú”, hay “Tâm tư trong tù”).
b. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời có chi phối đến cả nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm.
VD: “Lão Hạc” ra đời trong gia đoạn 1930 –
1945, xã hội thực dân nửa phong kiến gây bao
nỗi đau khổ cho người nông dân. Tác phẩm
cho thấy hiện thực xã hội nông thôn VN thời
đó, không chỉ đồng cảm, xót xa cho người
nông dân mà còn lên án xã hội. Nhưng sự lên
án được thể hiện gián tiếp, vì có như vậy, tác
phẩm mới được lưu hành. (khác với “Tâm tư
trong tù”, “Nhật kí trong tù”, “Từ ấy”).
II. Cách tiếp cận một tác phẩm văn học

1. Đọc kĩ tác phẩm
- Đọc một tác phẩm văn chương không đồng
nghĩa với đọc một bài báo hay xem một cuốn
truyện theo kiểu giải trí, tìm thông tin. Đọc tác
phẩm văn chương là phải tập trung, chú ý theo
dõi diễn biến, tình tiết… của tác phẩm. Nói
cách khác, đọc tác phẩm văn chương là đọc
bằng cả tâm tư tình cảm và sự rung động của
con tim. Có như vậy, người đọc mới thấy
được cái hay, cái đẹp mà tác phẩm mang đến.
- Đọc tác phẩm văn chương không thể đọc
theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà phải đọc
nghiêm túc, trân trọng. Có những tác phẩm ta
không chỉ đọc một, hai, ba mà phải đọc nhiều
lần mới hiểu được nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm. Điều lý thú là mỗi lần đọc như
vậy, ta có thể vén được bức màn bí mật mà lần
đọc trước ta chưa tìm thấy hoặc cũng có thể
9


GV gợi ý học sinh phân tích
VD để chứng minh cho cách
đọc tác phẩm.

GV thuyết trình: Sau khi đã
đọc kĩ và hiểu một phần về
tác phẩm, cần xác định thể

phát hiện thêm nhiều ý nghĩa tiềm ẩn bên trong

tác
phẩm.
Ví dụ: Đọc bài ca dao :
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
Bài ca dao này có hai lớp nghĩa. Nếu chỉ đọc
lướt qua ta chỉ thấy lớp nghĩa bề nổi: một bà
già đi xem bói ở chợ Cầu Đông xem lấy
chồng có lợi không và bà được thầy bói trả
lời: bà có lợi nhưng răng không còn. Còn đọc
kỹ và suy ngẫm, ta sẽ phát hiện ra sự hài
hước, hóm hỉnh của tác giả dân gian thông
qua biện pháp chơi chữ thể hiện trong câu đối
đáp của bà già và ông thầy bói: Khi bà già hỏi
ông thầy bói xem bà lấy chồng có được lợi gì
không? (Ý của bà là có ích lợi gì không?) thì
ông thầy bói lại trả lời: bà còn lợi nhưng
không còn răng. “Lợi” là động từ trong câu
lợi ích bà già hỏi thì được ông thầy bói hiểu là
lợi - một bộ phận bên trong miệng. Rõ ràng ở
đây “ông nói gà, bà nói vịt”. Qua biện pháp
chơi chữ, tác giả dân gian không chỉ tạo ra sự
hóm hỉnh, hài hước mà còn thông qua đó mỉa
mai những loại người sống xa rời thực tế
không nhìn nhận rõ thực tại: già rồi còn “cưa
sừng làm nghé”. Và loại người chuyên đi dối
gạt người khác như ông thầy bói, kiểu “Bói ra
ma quét nhà ra rác”.

2. Xác định thể loại của tác phẩm văn học.
- Có nhiều tiêu chí để phân chia loại thể văn
học. ở đây, chúng ta có thể tạm chia làm 5

10


loại của tác phẩm là gì?
loại: Tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình, tác
H: Có mấy loại tác phẩm văn phẩm kịch, tác phẩm ký văn học và tác phẩm
học?
chính luận. Ở phạm vi bài này ta chỉ tập trung
H: Đối với mỗi thể loại cần vào 2 thể loại là tác phẩm tự sự và tác phẩm
chú ý điều gì?
trữ tình.
Lấy VD cụ thể
* Tác phẩm tự sự
- Có thể nói rằng phạm vi của tác phẩm tự sự
hết sức rộng lớn và có thể phân loại ở nhiều g
óc độ khác nhau. Ở đây chỉ tập trung vào các
thể loại phổ biến trong đời sống hiện nay: tiểu
thuyết, truyện vừa, truyện ngắn.
- Đối với tác phẩm tự sự thì phải xác định
được chủ đề và tư tưởng của chủ đề
- VD: “Chiến thắng Mtao Mxây”: Đoạn trích
thuộc sử thi “Đăm Săn” - thể loại sử thi. Chủ
đề: Ngợi ca vẻ đẹp hình tượng người anh
hùng của cộng đồng – anh hùng Đăm Săn
trong công cuộc chiến đấu đẻ bảo vệ và mở
mang cộng đồng.

* Tác phẩm trữ tình
Phạm vi của tác phẩm trữ tình cũng rất rộng.
Có thể kể đến các khúc ngâm, thơ văn xuôi,
ca trù, từ khúc. Nhưng đặc điểm chung của
tác phẩm trữ tình được biểu hiện tập trung và
tiêu biểu nhất là trong tác phẩm thơ trữ tình.
Vì vậy, chúng ta chỉ cần tập trung nghiên cứu
ở tác phẩm thơ trữ tình
- Đối với tác phẩm trữ tình phải xác định được
nhân vật trữ tình và cảm hứng chủ đạo
- VD: Bài “Viếng lăng Bác”: Nhân vật trữ
tình là một người con Miền Nam ra thăm lăng
Bác sau ngày thống nhất đất nước, sau nhiều
lần mong mỏi. Bài thở thể hiện tấm lòng
11


GV thuyết trình:
Trước khi bước vào tìm hiểu
các giá trị của tác phẩm, ta
cần tìm hiểu những yếu tố
ngoài tác phẩm như tiểu sử
tác giả, quan điểm sáng tác,
quá trình sáng tác, hoàn cảnh
ra đời của tác phẩm?
H: Vì sao cần tìm hiểu những
yếu tố này?

H: Về tiểu sử của tác giả, cần
chú ý những điều gì? VD

GV yêu cầu HS tự lấ VD và
phân tích VD

H: Đối với tác phẩm văn học
dân gian, cần chú ý đến điều
gì? VD?

H: Cần chú ý điều gì khi tìm
hiểu sự nghiệp sáng tác của
tác giả? Hãy lấy 1 VD?

thành kính thiêng liêng, sự cảm phục, sự xót
xa khi vào lăng viếng Bác.
3. Tìm hiểu tiểu sử tác giả, quan điểm sáng
tác, quá trình sáng tác, hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm:
- Trước khi tìm hiểu nội dung tác phẩm,
chúng ta phải tìm hiểu tiểu sử tác giả,quan
điểm sáng tác và quá trình sáng tác của tác
giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Vì đây là
tiền đề quan trọng để tìm hiểu một tác phẩm
văn chương. Không nắm bắt được tiểu sử tác
giả, quan điểm sáng tác và quá trình sáng tác
của tác giả đặc biệt là hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm thì chúng ta sẽ phá vỡ tính logic của
một tác phẩm văn chương khi phân tích.
a) Về tiểu sử tác giả:
* Cần lưu ý và nắm vững những điểm then
chốt như:
- Quê quán

- Năm sinh, năm mất
- Gia đình
- Quá trình trưởng thành, đặc điểm nổi bật
- Cá tính,con người……
* Đối với tác phẩm VHDG: Cần chú ý đến đặc
đểm đời sống, đặc điểm tâm lý, cách tư duy của
người lao động xưa. (đời sống nghèo khó, tin
vào thần thánh - Bụt, quan niệm ở hiền gặp lành,
cách tư duy đơn giản.)
b) Về sự nghiệp sáng tác:
Có thể chia làm các giai đoạn khác nhau. Mỗi
giai đoạn, tác giả sáng tác tập trung vào
những đề tài nào? Những đề tài đó phản ánh
những vấn đề gì trong cuộc sống? Đề tài nào

12


H: Vì sao cần tìm hiểu quan
điểm sáng tác của tác giả?
VD?

H: Cần chú ý những yếu tố
nào của hoàn cảnh? Cho 1
VD?

là nổi bật? Ý nghĩa của nó là gì?
VD: Nguyễn Minh Châu
+ Trước CM: NMC viết nhiều về đề tài chiến
tranh, ngợi ca những người anh hùng xả thân

vì nước.
+ Sau CM: NMC đi sâu vào đề tài cuộc sống đời
thường, thể hiện con người trong cuộc sống đời
thường.
c) Về quan điểm sáng tác:
- Mỗi tác giả đều có những quan điểm sáng
tác khác nhau. Vì vậy cần phải xác định được
quan điểm sáng tác của tác giả. Có nắm vững
quan điểm sáng tác của tác giả mới xác định
được tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
- Nam Cao quan niệm: Tác phẩm văn học
phải có giá trị nhân đạo ca cả, phải làm cho
người gần người hơn.  “Lão Hạc” thể hiện
tình yêu thương, đồng cảm, xót xa cho số
phận của lão Hạc, cũng là của nhiều người
nông dân trong xã hội đương thời. Tác phẩm
chỉ ra bi kịch bị bần cùng hoá của người nông
dân. Tác phẩm vì thế có giá trị nhân đạo sâu
sắc.
d) Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
- Hoàn cảnh khách quan: chính là hoàn cảnh
xã hội khi tác giả sáng tác.
- Hoàn cảnh chủ quan: chính là tâm lý tác giả khi
sáng tác
VD: “Khi con tu hú”
- Hoàn cảnh khách quan: xã hội thực dân nửa
phong kiến, nhà tù phong kiến chèn ép con
người quá đáng.
- Hoàn cảnh chủ quan: tác giả đang bị ngồi tù,
13



GV thuyết trình
Khi đã nắm vững tiểu sử tác
giả, sự nghiệp sáng tác, quan
điểm sáng tác và hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm, chúng ta
tiến hành chia bố cục của tác
phẩm.
H: Cần đặt câu hỏi như thế
nào để tìm bố cục của tác
phẩm? VD?

H: Có những tuyến nhân vật
như thế nào trong tác phẩm
văn học? Có phải tác phẩm
văn chương nào ta cũng có
thể phân tuyến nhân vật rạch
ròi không? Việc phân tuyết
nhân vật có ý nghĩa gì?

H: Hãy lấy VD chứng minh?

rất xót xa khi bị giam cầm, muôn trỏ lại hoạt
động mà sao không được.
4. Tìm hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ
thuật của tác phẩm
a. Tìm hiểu giá trị nội dung:
* Bố cục tác phẩm:
- Để làm công việc này, ta có thể đặt ra các

câu hỏi: tác phầm được chia làm mấy phần?
Nội dung của mỗi phần nói về vấn đề gì? Vấn
đề nào là trọng tâm? ……..
- VD: Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
có thể chia làm mấy phần? Mỗi phần nói về
vấn đề gì? TL: Có thể chia thành 2 phần:
Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn với Mtao
Mxây để giành lại vợ. / Cảnh ăn mừng chiến
thắng ở nhà Đăm Săn.
* Phân tuyến nhân vật trong tác phẩm:
- Tuỳ theo mỗi tác phẩm văn chương, chúng
ta có thể chia các tuyến nhân vật khác nhau
như: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện,
nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cức…
- Tất nhiên không phải bất kỳ tác phẩm văn
chương nào ta cũng có thể làm công việc phân
chia các tuyến nhân vật một cách rạch ròi.
Việc phân tuyến nhân vật sẽ giúp chúng ta xác
định được giá trị đích thực của tác phẩm.
Ví dụ 1: Trong tác phẩm “Chí Phèo”, ta có thể
phân tuyến nhân vật như sau:
- Tuyến nhân vật chính diện: Thị Nở, bà cô Thị
Nở, Chí Phèo…..
- Tuyến nhân vật phản diện: Bá Kiến, Lý Cường,
Năm Thọ, Binh Chức, Tư Lãng, Đội Tảo….
Một bên đại diện cho người nông dân “thấp cổ bé

14



họng”. Một bên đại diên cho thế lực cường quyền
mà ở đấy là xã hội phong kiến cũ luôn chèn ép, áp
bức người dân.
Hai tuyến nhân vật này luôn luôn xung đột và
mẫu thuẫn nhau. Những xung đột đó có lúc
bình thường, những có khi được đẩy lên đỉnh
điểm.
Về vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau:
Có người cho rằng nhân vật Chí Phèo ở tuyến
nhân vật phản diện. Có người lại cho rằng Chí
Phèo là nhân vật chính diện….Thực ra mà
nói, Chí Phèo chỉ là nạn nhân của xã hội
phong kiến thối nát mà thôi. Xã hội cũ đầy
những bất công ngang trái đã tước đoạt cả
hình hài và nhân tính trong con người Chí,
biến Chí thành tên lưu manh, bần cùng hơn
những thằng bần cùng. Nhưng xét cho cùng,
Chí cũng đáng thương lắm. Chí đã từng có
những ước mơ giản dị như bao người khác,
ước mơ về một mái ấm gia đình có chồng cày
thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, chăng tơ……
Những ước mơ đó nào có thực hiện được đâu.
Ví dụ 2: Trong kiệt tác “Truyện Kiều” của đại
thi hào Nguyễn Du, có thể phân làm hai tuyến
nhân vật tiêu biểu:
- Nhân vật chính diện: Thúy kiều, Thúy Vân,
Vương Quan, Kim Trọng, Từ Hải, sư Giác
Duyên….
- Nhân vật phản diện : Tú Bà, Mã Giám Sinh,
Sở Khanh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến, Bạc Bà,

Bạc Hạnh…
H: Để tìm ra vấn đề được nói * Chỉ ra vấn đề được nói đến trong tác phẩm,
đến trong tác phẩm, tư tưởng, tư tưởng, quan điểm, thái độ của tác giả

15


quan điểm, thái độ của tác - Trả lời câu hỏi: Với cách bố cục như vậy,
giả, cần trả lời câu hỏi gì?
cách xây dựng nhân vật như vậy, tác phẩm nói
Hãy lấy VD chứng minh
lên điều gì? Tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- VD: “Truyện Kiều” nói lên vấn đề gì? Tác
giả thể hiện tư tưởng, quan điểm gì?
+ “Truyện Kiều” nói lên vấn đề: Số phận của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Trong xã hội đồng tiền lên ngôi, người phụ nữ
bị biến thành một món hàng không hơn không
kém, bị rơi vào bước đường truân chuyên lưu
lạc như một cánh hoa bị giày xéo giữa đường.
+ ND thể hiện tấm lòng đồng cảm, xót thương
cho số phận của những người phụ nữ bất hạnh,
bênh vực họ và lên tiếng tố cáo xã hội, đòi
quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người,
thể hiện sự trân trọng con người.
GV thuyết trình
b.Tìm hiểu giá trị nghệ thuật:
Mỗi ngành nghệ thuật đều Khi tìm hiểu giá trị nghệ thuật cần lưu ý các vấn
được tạo dựng bằng những đề sau đây:
chất liệu khác nhau. Nếu như * Đối với tác phẩm tự sự:

hội hoạ , điêu khắc lấy màu Khi phân tích các thể loại này, chúng ta cần
sắc đường nét làm chất liệu lưu ý các vấn đề sau đây:
thì văn chương lại lấy ngôn từ - Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
làm chất liệu. vì vậy, đến với - Nghệ thuật xây dựng nhân vật, xác định
hội hoạ, điêu khắc hay phim nhân vật trung tâm, nhân vật điển hình
ảnh, mắt ta có thể nhìn thấy, - Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ độc thoại,
tai ta có thể nghe và tay ta có ngôn ngữ đối thoại…
thể sờ nắm hiện vật. Ngược - Nghệ thuật tạo dựng tình huống
lại đi vào tác phẩm văn - Thắt nút mở nút của truyện
chương ta chỉ cảm nhận và - Giọng điệu.
bằng cảm nhận mà thôi. - Nhân vật người kể chuyện.
Chính nhờ vậy, tác phẩm văn ……..
chương có thể phản ánh - VD: Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao

16


những điều khó thấy, không
thấy trong thực tế nhưng có
trong cảm giác con người:

dụ
1:
“Bỗng nhận hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
(Hữu Thỉnh)
Ví dụ 2:
“ Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi
buồn”
(Xuân Diệu)
Những điều đó được thể hiện
thông qua những biện pháp
nghệ thuật cụ thể.
H: Khi khám phá, tiếp cận tác
phẩm văn chương, trước hết
là đối với tác phẩm tự sự, ta
cần chú ý những vấn đề gì về
nghệ thuật?
H: Hãy lấy VD chứng minh

Mxây”
+ Cốt truyện: Cuộc chiến đấu và chiến thắng
của Đăm Săn đối với Mtao Mxây để giành lại
vợ.
+ Nhân vật được phân tuyến rạch ròi: Chính
diện (Đăm Săn) - phản diện (Mtao Mxây),
nhân vật được xây dựng trong thế tương phản
nhau, làm nổi bật đặc điểm của từng nhân vật.
Đăm Săn là người anh hùng của cộng đồng,
có vẻ đẹp và sức mạnh, tài năng phi thường,
được cộng đồng và thần linh ủng hộ. Mtao
Mxây là tù trưởng bất tài, chỉ chuyên đánh
lén, cuối cùng thất bại.
+ Phẩm chất của nhân vật được thể hiện trong
những tình huống cụ thể: Phẩm chất của Đăm
Săn được thể hiện qua cuộc chiến đấu với
Mtao Mxây và qua cảnh ăn mừng chiến thắng.

+ Nhân vật được giới thiệu trực tiếp và được
thể hiện qua hành động, ngôn ngữ.
+ Người kể chuyện là tác giả dân gian, như
một người ngoài cuộc ghi chép lại câu
chuyện, tạo nên tính khách quan, thể hiện
quan điểm của nhân dân về người anh hùng
của cộng đồng.
+ Ngôn ngữ đậm tính cổ xưa - thời thị tộc, bộ
lạc. Ngôn ngữ đối thoại chiếm phần lớn. Cách
lặp câu, lặp ý trong lời đối thoại.
+ Giọng điệu linh hoạt, khi hùng hồn, quyết
liệt (cảnh chiến đấu), khi điềm điềm tĩnh, ngợi
ca (cảnh ăn mừng chiến thắng).
H: Đối với tác phẩm trữ tình * Đối với tác phẩm trữ tình:
cần chú ý những điểm nào về Khi khám phá tác phẩm thơ trữ tình cần chú
nghệ thuật?
ý các vấn đề sau:
17


H: Hãy lấy VD chứng minh

- Xác định thi đề (nhan đề bài thơ), thi liệu
(chất liệu tạo dựng bài thơ), thi tứ (còn gọi là
tứ thơ là ý lớn xuyên suốt bài thơ. Nhưng ý ấy
không được nói thẳng ra mà hoà quyện, biến
hoá qua hình tượng có nhiều tìm tòi, sáng tạo
của nhà thơ. Tứ thơ thể hiện đậm nét cách
nhìn, cách cảm, cách nghĩ… của nhà thơ.
- Bố cục của bài thơ như thế nào? Bài thơ

được chia làm mấy phần, mỗi phần gồm
những khổ thơ (đoạn thơ) nào?
- Nhân vật trữ tình: Nhân vật trữ tình là ai? được
thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Qua đó nói
lên điều gì?
- Các biện pháp tu từ mà tác giả tạo dựng
trong bài thơ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,
điệp từ, điệp ngữ, hoán dụ, phúng dụ, thậm
xưng, phóng đại, chơi chữ,…. Tạo dựng các
biện pháp tu từ đó nhằm mang lại hiệu quả
thẩm
mỹ
như
thế
nào?
- Cách dùng từ, đặt câu: Trong tác phẩm thơ
thường được tác giả sử dụng từ ngữ hết sức
trong sáng. câu thơ , lời thơ bao giờ cũng giàu
hình ảnh, nhạc điệu có sức khái quát cao và có
khả năng tác động vào trí tưởng tượng của
người đọc những cách cảm nhận rất phong
phú.
- Cách dùng các dấu câu: Khi phân tích thơ,
chúng ta nên chú ý đến các dấu câu như: dấu
chấm, dấu phẩy, dấu cảm, dấu hỏi…Vì có khi
dấu câu cũng đem lại hiệu quả thẩm mỹ một
cách bất ngờ.
Ví dụ: Trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân
Diệu có câu thơ: “Tôi sung sướng. Nhưng vôi
18



Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
tiếp cận một tác phẩm văn
học cụ thể
Thao tác 1: Hướng dẫn cách
tiếp cận một tác phẩm trữ tình
(lấy VD tác phẩm VHDG vì
đây là chương trình đang học)
H: Hãy vận dụng kiến thức về
cách tiếp cận một tác phẩm
văn học đối với 1 bài ca dao,
một bài thơ?

vàng một nửa”. Câu thơ bị cắt làm hai dòng
tâm sự và bị ngăn cách bởi dấu chấm. Một
nửa là sự hồ hởi, phấn khởi. Một nửa lại là sự
vôi vàng cuống quýt. Một nửa là niềm vui.
Một nửa lại là nỗi buồn. Mùa xuân của đất
trời bao giờ cũng vô hạn còn mua xuân của
con người thì chỉ hữu hạn. Vì vậy, Xuân Diệu
mới giục giã, mới vội vàng. Câu thơ đã diễn
tả được tâm trạng khát khao giao cảm với đời
của Xuân Diệu một cách mãnh liệt.
- Cách gieo vần, ngắt nhịp trong thơ : ví dụ
nhịp 2/2/2, nhịp 2/3/2 hoặc cách gieo vần.
……….
- VD: Bài “Sang thu” - Hữu Thỉnh
(yêu cầu HS phân tích)
III. Thực hành tiếp cận một tác phẩm văn

học
1. Tác phẩm trữ tình
Bài ca dao
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
B1: Đọc kĩ bài ca dao để thấy được tinh thần,
nội dung của bài
B2: Tác giả của bài ca dao là người dân lao
động, cụ thể là người phụ nữ trong xã hội xưa
– xã hội trọng nam khinh nữ.
B3: Chỉ ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của
tác phẩm
* Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng mô tuýp “thân em” thường thấy
trong ca dao. “Thân em” mở đầu bài ca dao
cho thấy đây là một lời than thân trách phận
của một cô gái - một người phụ nữ.

19


- Nhân vật trữ tình là một người phụ nữ trong
xã hội phong kiến xưa.
- Hình ảnh ẩn dụ “Tấm lụa đào” được sử dụng
trong phép so sánh “thân em như tấm lụa
đào”. Tấm lụa đào là một tấm lụa đẹp. Nhưng
tấm lụa được đem bán ngoài chợ - nơi ô hợp,
có nhiều tầng lớp người, loại người, kẻ mua
người bán khác nhau. Tấm lụa đào đó không
thể tự quyết định nó sẽ vào tay ai.Nếu vào tay

một người biết trân trọng nó, nó sẽ được sử
dụng vào những mục đích tốt đẹp, sẽ có giá trị
với đời, sẽ không phí hoài, phôi phai vẻ đẹp nó
vốn có. Nhưng nếu tấm lụa được mua về bởi
một bàn tay phàm tục, xấu xa, không biết trân
trọng vẻ đẹp của nó, nó có thể sẽ bị sử dụng
vào những mục đích không tốt. Khi đó, không
những vẻ đẹp và giá trị của tấm lụa không
những không được thể hiện mà đôi khi còn
mang lại những điều xấu cho con người. Nghĩa
là vẻ đẹp của nó sẽ bị vùi dập.
Hình ảnh tấm lụa đào ẩn dụ của thân phận
người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Xã hội trọng nam khinh nữ khiến cho người
phụ nữ không thể tự quyết định cuộc đời, số
phận của mình. Hôn nhân là do cha mẹ sắp
đặt: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Nếu
được gả cho một gia đình biết quý trọng con
người, khá giả người phụ nữ sẽ có cuộc sống
yên ấm. Nếu bị gả cho một gia đình không
biết quý trọng con người thì cuộc sống sẽ vô
cùng nhục nhã, nhà chồng thành ngục thất
giam hãm và tiêu diệt tuổi xuân. Không có
tình yêu, không được quyền quyết định (biết
20


vào tay ai).
* Giá trị nội dung
 Bài ca dao là lời than thân, trách phận của

người phụ nữ, là tiếng lòng không của riêng ai
mà là của những người phụ nữ trong xã hội
phong kiến xưa.
 Bài ca dao còn là lời lên án xã hội gay gắt,
xã hội trọng nam khinh nữ bóp nghẹt quyền
sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc của
người phụ nữ.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” - Viễn Phương
B1: Đọc kĩ văn bản để cảm nhận được tình
cảm của nhân vật trữ tình
B2: Xác định thể loại của tác phẩm
- Thể loại: Thơ trữ tình
- Nhân vật trữ tình: Một người con Miền Nam
được ra thăm lăng Bác sau ngày đất nước
thống nhất, sau bao ngày mong mỏi.
- Cảm hứng chủ đạo: Niềm thành kính thiêng
liêng, sự xót xa, cảm phục khi vào lăng viếng
Bác
B3: Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm
Bài thơ ra đời năm 1976, khi đất nước vừa
thống nhất, Vĩên Phương được ra Bắc viếng
lăng Bác. Bài thơ ghi lại cảm xúc của Viễn
Phương trong lần ra thăm lăng Bác đó.
B4: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
* Nội dung
- Thể hiện tình cảm kính trọng, ngợi ca và
thương xót kho vào lăng viếng Bác. Đó là tình
cảm không chỉ của Viễn Phương mà còn là của
con dân Miền Nam đối với Bác.


21


- Qua đó cho thấy một lời tự nhủ phải làm sao
cho xứng với Bác.
* Nghệ thuật
- Thể thơ tự do. Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ
(mặt trời, trời xanh, cây tre, hàng tre…), điệp từ,
điệp ngữ..
- Giọng thơ tha thiết ngọt ngào, có khi đau xót.
2. Tác phẩm tự sự
a. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
B1: Đọc kĩ văn bản
B2: Xác định thể loại
- Thể loại sử thi
- Đề tài: Chiến tranh
- Chủ đề: khẳng định vai trò của người tù
trưởng anh hùng Đăm Săn, con người lí tưởng
của cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ và mở
rộng địa bàn cư trú.
B3: Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm
- Tác giả: Nhân dân lao động êđê – Tây
Nguyên thời cổ với những tư duy, suy nghĩ
thô sơ.
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Thời kì
chuyển giao từ chế độ công xã nguyên thuỷ
sang chế độ chiếm hữu nô lệ.
B4: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

* Giá trị nghệ thuật
- Giọng điệu: Giọng kể linh hoạt: nhanh, gấp
gáp, hùng mạnh khi miêu tả cuộc chiến đấu;
trang trọng, chậm rãi khi miêu tả cảnh ăn
mừng chiến thắng
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Đặt nhân vật
vào tình huống, để nhân vật thể hiện hết phẩm

22


chất
- Nghệ thuật so sánh, tương phản, phóng đại,
liệt kê, trùng điệp, thể hiện cái nhìn ngợi ca,
tôn vinh người anh hùng.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ đối thoại chiếm số lượng
lớn trong tác phẩm
+ ĐS nói với Mtao Mxây: Câu ngắn  Thể
hiện thái độ quyết liệt, dứt khoát, gay cấn.
+ ĐS nói với dân làng: câu dài thể hiện niềm vui
chiến thắng.
- Ngôn ngữ người kể chuyện: có dạng đối thoại
(bà con xem..), câu ngắn, nhịp gấp khi miêu tả
cuộc chiến, câu dài, trang trọng khi miêu tả cảnh
ăn mừng chiến thắng.
- Ý nghĩa của những con số:
+ Con số 3, 5, 7 lặp lại nhiều lần  chỉ số
nhiều, thể hiện sự hùng mạnh, giàu có
- Sự lặp lại có biến đổi (Lời nói của ĐS với dân
làng, lời người kể chuyện) Khẳng định lòng

trung thành tuyệt đối của dân làng.
=>Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích là
tiêu biểu cho nghệ thuật sử thi nói chung, lôi
cuốn sự chú ý của người nghe, người xem, thể
hiện sự thán phục, phấn khích của người kể
chuyện.
* Giá trị nội dung
Đoạn trích ngợi ca hình tượng người anh hùng
sử thi ĐS – 1 tù trưởng tài giỏi, giàu có, trọng
danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia dinh va thiết
tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị
tộc.
* Đề về nhà
Với phương pháp tiếp cận đã học, hãy vận

23


dụng để tiếp cận đoạn trích “Ra – ma buộc
tội”

24


C. KẾT LUẬN
Với chuyên đề « Rèn luyện kĩ năng tiếp cận tác phẩm văn
học », chúng tôi hi vọng sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản
về tác phẩm văn học và rèn luyện kĩ năng tiếp cận tác phẩm văn học.
Đây là một chìa khóa quan trọng để học sinh có thể thấy được giá trị
to lớn của các tác phẩm được học trong chương trình THPT. Chúng

tôi hi vọng, sau khi học chuyên đề này, học sinh sẽ thấy hiểu và
thêm yêu môn Ngữ Văn.

25


×