Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sức sống, tâm hồn con người Việt Nam qua ca dao, truyện cổ tích Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.66 KB, 18 trang )

Chuyên đề
SỨC SỐNG, TÂM HỒN CON NGƯỜI VIỆT NAM
QUA CA DAO, TRUYỆN CỔ TÍCH
I. Đặt vấn đề
II. Giải quyết vấn đề
1. Khái quát về ca dao, truyện cổ tích
1.1. Ca dao
1.1.1. Khái niệm
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm
của con người.
1.1.2. Đặc trưng
* Nội dung
- Ca dao diễn tả tình cảm, tâm trạng của một số kiểu nhân vật trữ tình
(….) nên khơng mang dấu ấn cá nhân tác giả như thơ trữ tình của VH viết mà
mang tính chất chung, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa
phương…
* Nghệ thuật
- Thể thơ:
+ Hay dùng nhất là thể thơ lục bát, lục bát biến thể (hơn 90%)
+ Ngồi ra cịn có các thể thơ khác: vãn (vãn bốn, vãn năm…), song thấtlục bát.
- Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và những biểu tượng truyền thống như hạt
mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa…. Những hình ảnh đó phần lớn là cảnh thiên
nhiên hay sinh hoạt rất quen thuộc với người bình dân.
- Ca dao thường sử dụng nghệ thuật nhân cách hoá
“Dã ơn cái cối cái chày
Nửa đêm gà gáy có mày có tao
Dã ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày”
1



- Sử dụng các hình thức lặp lại: Lặp lại kết cấu, lặp lại hình ảnh, lặp lại một từ,
một câu mở đầu…tạo thành những công thức diễn đạt đậm màu sắc dân gian.
- Ca dao, đặc biệt là ca dao giao duyên thường được kết cấu theo lời đối thoại.
Trong ca dao tình u, cách xưng hơ thường dùng là mình – ta, anh – em, thiếp
– chàng…và những hình ảnh tượng trưng như mận, đào, thuyền, bế, rồng, mây,
loan, phượng…
- Ca dao dân ca trữ tình VN có xu hướng xây dựng nhân vật khơng có tính xác
định về đặc điểm diện mạo và tính cách.
- Ngơn ngữ ca dao là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần gũi với lời ăn tiếng nói
hàng ngày, mang đậm tính địa phương và tính dân tộc.
- Ca dao thường sử dụng lối hình tượng hố, cụ thể hố cái vơ hình
“Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương”
- Trong ca dao, thời gian và không gian thường mang tính chất phiếm chỉ.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trơng về q mẹ ruột đau chín chiều”
1.2. Truyện cổ tích
1.2.1. Khái niệm
TCT là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể về số phận của các kiểu
nhân vật: người mồ côi, người em út, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người
thơng minh, chàng ngốc… qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ
ước của nhân dân về hạnh phúc và cơng lí xã hội.
1.2.2. Đặc trưng
* Nội dung
- Phản ánh số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh
+ Nhân vật chính của TCT: thường là những con người lao động bình thường,
nhỏ bé, chịu nhiều thiệt thịi như: mồ cơi, người em, xấu xí, người lao động
nghèo. Nhân vật chính là nạn nhân, bị áp bức, bóc lột nặng nề.

2



+ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác…. Chính là cuộc đấu tranh cho cơng bằng và
chính nghĩa của những người bất hạnh trong xã hội phân hoá giai cấp.
+ Tác giả dân gian đứng về phía họ, miêu tả họ theo lối lí tưởng hố. - họ là những
người hiền lành, tốt bụng, tài năng…
- Trình bày mơ ước về sự công bằng, dân chủ hạnh phúc
+ TCT xây dựng thành công một xã hội trong mơ ước.
Tất cả những mơ ước ngồi đời khơng thể thực hiện được thì đều có thể
thực hiện một cách hồn hảo và nhanh chóng trong TCT. Thể hiện quan
niệm của nhân dân: ở hiền gặp lành
+ Được thể hiện trong TCT:
+ Kết thúc có hậu:
+ Được thực hiện bằng những yếu tố kì ảo hoang đường.
* Nghệ thuật
- Truyện cổ tích được xây dựng thành những mootip – kiểu truyện mà mỗi
motip lại có những đặc trưng riêng về kết cấu, nhân vật…
- Nhân vật được giới thiệu trực tiếp, phân tuyến rõ ràng, miêu tả nhân vật chủ
yếu qua hành động.
- Kết cấu theo mạch thời gian tuyến tính. Cốt truyện nhiều chi tiết li kì, cấu tạo
theo đường thẳng.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo hoang đường.
- Thời gian, khơng gian phiếm chỉ, mang tính khái qt hố: Ngày xửa ngày xưa.
- Có xen vào những câu có dáng dấp ca dao tục ngữ, vần vè dễ thuộc
dễ nhớ.
2. Sức sống con người qua ca dao, truyện cổ tích
Viết về con người, về sức sống của con người là một nội dung xuyên suốt
của văn học các thời đại, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. Ca dao, cổ
tích là những thể loại thơ ca dân gian và truyện dân gian, là tiếng nói của nhân
dân lao động, được ra đời từ trong chính cuộc sống lao động của người dân. Bởi

3


vậy, những bài ca dao, những câu chuyện cổ tích thể hiện tâm tư, ước vọng, và
cả sức sống bền bỉ của người dân lao động, dù cuộc sống có mn vàn cực khổ,
có bị áp bức, bóc lột thì vẫn ln gắng sức vì cuộc sống, đấu tranh để đòi quyền
sống, vẫn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống, vào sức mạnh của chính nghĩa.
2.1. Con người gặp nhiều thử thách
2.1.1. Đời sống lao động khó khăn, vất vả
Ca dao, truyện cổ tích là những thể loại dân gian ra đời từ rất sớm, khi
chưa có chữ viết, khi cuộc sống con người cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, vất
vả. Những người dân lao động phải vật lộn làm ăn, kiếm kế sinh nhai. Ra đời từ
trong chính cuộc sống lao động của người bình dân, ca dao, truyện cổ tích đã
thể hiện đậm nét những khó khăn, vất vả của người dân.
- Khi nền kinh tế còn lạc hậu, máy móc chưa phát triển, người nơng dân
phải một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mới làm ra được
hạt gạo nuôi sống bản thân và gia đình:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày”
“Ban trưa” là lúc được nghỉ ngơi nhưng người nông dân vẫn phải vất vả cày đồng
– một công việc nặng nhọc, khiến mồ hôi rơi thánh thót như mưa ruộng cày. Từ
láy “thánh thót” trong phép NT so sánh đã nhấn mạnh sự mệt nhọc của người nông
dân, mồ hôi rơi nhiều, rơi liên tiếp, từng giọt thánh thót. Ta khơng chỉ nhìn thấy
mà như còn nghe thấy nỗi vất vả của họ qua mỗi từ ngữ trong câu ca dao.
- Cuộc sống thiếu thốn khiến người nông dân làm ngày k đủ ăn, phải
tranh thủ thời gian kiếm ăn trong đêm, mà kiếm ăn trong thời gian ấy thường
gặp nhiều bất trắc. Ca dao đã mượn hình ảnh con cị để khắc họa đậm nét nỗi
khổ ấy của người nơng dân:
“Con cị mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”


4


Hình ảnh con cị là ẩn dụ cho người nơng dân trong xã hội cũ. Họ vật lộn kiếm
ăn mà k quản thời gian là ngày hay đêm. Dẫu đêm khuya tăm tối, dẫu hiểm
nguy bất trắc rình rập, họ vẫn phải dấn thân vì miếng cơm manh áo. Để rồi, điều
rủi ro nhất đã đến khiến họ đôi khi phải mất đi sự sống. Có thể thấy, để có được
miếng ăn, người nông dân đã phải gian nan, cực nhọc, thậm chí phải đối mặt
với hiểm nguy, phải đánh cược bằng tính mạng.
- Trong xã hội cũ, người nơng dân bị bần cùng hóa. Khi bị đẩy vào bước
đường cùng, họ vùng vẫy tìm đường giải thốt mà k thấy:
“Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra”.
- Có nhiều gia đình, cuộc sống vô cùng thiếu thốn, vất vả. Họ cũng làm
ngày làm đêm mà vẫn chưa đủ ăn, đủ mặc
VD: Cha con Chử Đồng Tử làm nghề đánh cá ven sông, nhà nghèo đến nỗi hai
cha con chỉ có một chiếc khố, hễ ai đi đâu thì đóng. Cái khố là vật dụng bình
thường, cần thiết đầu tiên trong cuộc sống của người đàn ông. Vậy mà hai cha
con cũng chỉ có một chiếc. Chi tiết này đã nhấn mạnh cái nghèo, cái khổ, cái tủi
của người nông dân. Họ cũng chăm chỉ làm ăn, vật lộn với cuộc sống mà cuộc
sống k khá hơn được.
2.1.2. Chịu sự áp bức, bóc lột của cường quyền, thần quyền
* Bị bóc lột sức lao động
- Sống trong xã hội PK, bọn địa chủ, chúa đất có quyền thế hồnh hành
ngang ngược, người nơng dân bị áp bức bóc lột thậm tệ. Những thân phận đi ở
phải làm việc cật lực cả ngày lẫn đêm mà không được ăn no.
- VD: “Cơ khổ cho đứa giữ trâu,

Ăn quán nằm cầu khóc mẹ kêu cha,
Hai hàng nước mắt nhỏ sa,
Cách sơng trở hói biết nhà mẹ đâu?
5


Tinh sương thức dậy mở trâu,
Nón nảy chẳng có lấy đầu che mưa.
Thân tôi đi sớm về trưa,
Vác cày vác bừa cho mỏi hai vai.
Chúa thuê quan mốt chẳng giả quan hai,
Tôi ở với ngài cho chẵn ba năm.
Chúa ăn rồi chúa lại nằm,
Bắt tôi xay lúa tối tăm trong nhà.
Cái niêu bằng quả trứng gà,
Chưa bắc đã sôi, chưa và đã hết,
Chúa sợ ăn hết chúa ngồi chúa lo
Thóc chúa ba lậm bảy kho,
Chúa cho ăn ít, chẳng cho ăn nhiều.
Chúa ăn cá bống, cá thiều,
Phần tôi hột muối để chiều khô khan.
Chúa mặc áo đát áo đan
Thân tôi miếng giẻ vá ngang vá chằng…”
Bài ca dao đã liệt kê những nỗi khổ cực vì bị bóc lột sức lao động của một kẻ
mang thân phận đi ở. Công việc thì phải làm rất nhiều, rất nặng nhọc (tinh
sương thức dậy mở trâu, k có gì chưa mưa che nắng, vác cày vác bừa cho mỏi
hai vai), nhưng tiền công chẳng được là bao (chúa thuê quan mốt chẳng giả
quan hai), ăn cũng k được no (cái niêu…..khô khan), áo cũng k đủ mặc (thân tôi
miếng giẻ vá ngang vá chằng). Tác giả dân gian khéo léo sử dụng nghệ thuật so
sánh tương phản, giữa sự giàu sang, no đủ của chúa và sự đói rách thiếu thốn

của đứa ở để nhấn mạnh nỗi khổ của kẻ nghèo hèn bị bóc lột trong xã hội cũ.
- VD: Tấm trong truyện “Tấm Cám”. Tấm là một cô gái mồ côi cả cha
lẫn mẹ ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Trong xã hội xưa, thân phận con riêng chịu
vô vàn cay đắng, bị phân biệt đối xử, bị bóc lột thậm tệ, bởi lẽ “Mấy đời bánh
6


đúc có xương / Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”. Bởi vậy, trong khi Cám
được nuông chiều, suốt ngày dong chơi thì Tấm phải làm lụng quần quật. Tấm
hiền lành thật thà nên ngay cả phần thưởng yếm đỏ của mình cũng bị Cám lừa
cướp mất. Tấm được Bụt thương tình, cho Bống làm bạn thì mẹ con Cám tìm
cách giết Bống ăn thịt. Tấm được làm Hồng Hậu thì mẹ con Cám tìm cách giết
Tấm ba lần bảy lượt: chặt cau, giết thịt chim vàng anh, chặt xoan đào, đốt khung
cửi (những hóa thân của Tấm). Ở kiếp nào, Tấm cũng bị mẹ con Cám tìm cách bóc
lột hoặc hãm hại. Sự sống, niềm vui, hạnh phúc của Tấm bị tước đoạt.
* Bị ngăn cấm tình yêu tự do
XHPK tồn tại những hủ tục lạc hậu trói buộc con người và nhiều khi đã
tước đoạt cuộc sống hạnh phúc của con người. Một trong những hủ tục ấy là
“Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, ngăn cấm tình yêu tư do, con cái dựng vợ gả
chồng phải theo sự sắp đặt của cha mẹ. Có biết bao lứa đôi bị chia cắt, gây ra
bao nỗi đau khổ. Điều này được thể hiện đậm nét trong VHDG, đặc biệt là ca
dao, bởi ca dao là tiếng nói tâm hồn của người lao động, đã ghi lại những khổ
đau của con người trong hồn cảnh đó.
-“Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em bảo với mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”
- Đường đi những lách cùng lau

Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con.
Duyên sao cắc cớ, hỡi duyên!
Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phaị
Tình duyên là điều xuất phát tự trái tim, phải được trái tim hai người thuận lòng
vừa ý. Nhưng, mẹ k quan tâm em có bằng lịng hay khơng, ép gả em cho người
giàu sang mà em khơng có tình cảm.
7


 Hậu quả, đơi lứa phải cách xa, k có được hạnh phúc, bản thân người con gái
phải chịu cảnh ấm ức khi ở nhà chồng
- “Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”
“Chồng thấp vợ cao” là cách nói hình ảnh, cho thấy hai vợ chồng k phù hợp với
nhau mà phải ở với nhau. Đó là điều khổ cực của người phụ nữ.
Người con gái lấy người chồng mà mình k ưng, cuộc sống thật nhiều cơ
cực, nhiều nỗi tủi hờn:
“Tiếc thay con người da trắng tóc dài
Bác mẹ gả bán cho người đần ngu
Rồng vàng tắm vũng ao tù
Người khôn ở với đứa ngu bực mình”
- Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi
Ra đường, chị diễu em cười
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng
Đêm nằm tưởng cái gối bơng
Giật mình gối phải râu chồng nằm bên
Sụt sùi tủi phận hờn duyên
Oán cha trách mẹ tham tiền bán con
Tình duyên bị chia cắt, k dám thân mật với nhau:

- Gặp mặt em đây anh chẳng dám chào
Sợ cha mẹ hỏi thằng nào biết con ?
Đôi ta như đũa nòng nòng
Đẹp duyên mà chẳng đẹp lòng mẹ cha
Thấy em anh cũng muốn thương
Sợ lịng cha mẹ khơng tường lịng anh
Đơi ta làm bạn thong dong
8


Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng
Bởi chưng thày mẹ nói ngang
Nên đơi đũa ngọc mâm vàng cách xa
Đơi lứa u nhau nhưng vì cha mẹ khơng đồng ý mà phải chia xa, gặp mặt nhau
mà k dám chào, muốn thương mà chẳng thể thương. Tình yêu bị chia cắt như
vậy, đơi lứa sẽ k có được hạnh phúc.
* Bị coi rẻ thân phận
Trong XHPK, người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ bị coi rẻ thân
phận. XH quan niệm “Trọng nam khinh nữ” nên người phụ nữ k có vị trí trong
xã hội, k quyết định được cuộc đời, số phận của mình
VD: Chùm ca dao “thân em”
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
…..
Bài ca dao là lời than thân trách phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ
“thân em” mở đầu bài ca dao trở thành một mơ típ nghệ thuật, thể hiện nỗi tủi
hờn thân phận của người phụ nữ. Những hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào”, “giếng
giữa đàng” thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ, những người dịu dàng, k chỉ đẹp

ngoại hình mà cịn đẹp trong phẩm chất. Nhưng họ k quyết định được cuộc đời
số phận của mình. Tấm lụa đào đẹp là vậy, nếu rơi vào tay người tốt, biết trân
trọng thì tấm lụa có thể được dùng may áo, may khăn, nếu bất hạnh rơi vào tay
kẻ hèn, kẻ xấu k biết trân trọng thì biết đâu bị xé nát, bị làm giẻ chùi chân…
Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ cũng vậy. Họ sướng hay khổ là phụ
thuộc vào người đàn ông - người cha, người chồng của họ. Xã hội trọng nam
khinh nữ thật quá bạc bẽo đối với người phụ nữ, coi rẻ thân phận của họ.
2.1.3. Kẻ thù xâm lược

9


Đất nước khơng bình n mà ln bị kẻ thù nhịm ngó, xâm lược. Có khi,
giặc cấu kết với quan lại triều đình làm hại nhân dân. Chúng đề ra sưu cao thuế
nặng, hiếp dân, ăn chặn…khiến dân lao đao khổ cực. Mối thù đế quốc khắc sâu
trong lịng.
Biển Đơng có lúc vơi đầy,
Mối thù đế quốc biết ngày nào qn.
Cá bống kho với lá gừng,
Bà con mình đó, xin đừng quên nhau !
Càng ngày xâu (sưu) nặng thuế cao,
Mất mùa nên phải lao đao, nhọc nhằn.
Xóm làng nhẫn chịu cắn răng,
Bán đìa nộp thuế cho bằng lịng quan.
Quan trên ơi hỡi quan trên,
Hiếp dân, ăn chặn, chỉ biết tiền mà thôi !
Cây khô xuống nước cũng khô,
Phận nghèo đi tới chỗ mơ cho giàu.
Nhớ chăng tình nghĩa trước sau,
Bỏ thây xứ lạ, làm giàu cho ai ?

- Cha đời lính tẩy, lính Tây
Hễ trơng thấy gái giở ngay xì xồ
Một tháng sáu phiên chợ Đơ
Kẻ gian cũng lắm, lệ cơ cũng nhiều.
- Chuyện đâu có chuyện lạ đời
Quan đi theo giặc bắt người lành ngay
Nghìn năm nhớ mãi nhục này
Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù.

10


2.2. Con người có sức sống bền bỉ, kiên trì đấu tranh vì cuộc sống
2.2.1. Kiên trì làm lụng, vượt qua những khó khăn để sinh sống, tồn tại.
- Người dân chăm chỉ làm việc, lo toan mọi bề, nhất là thời tiết để mong sao
công sức lao động của mình có kết quả, có được cuộc sống đầy đủ và yên ổn
- Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy cịn trơng nhiều bề
Trơng trời, trơng đất, trơng mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng, đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
Điệp từ “trông” được nhắc lại nhiều lần cùng với NT liệt kê đã thể hiện sự lo
lắng, trông mong của người dân. Họ trông chừng thời tiết để giữ cây lúa, để
đảm bảo cho sự sinh tồn.
- Cuộc sống có biết bao gian khó nhưng người dân vẫn k đầu hàng mà
tìm mọi cách để sinh tồn.
VD:
- Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
- Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi tạm được tám quan hai
Xuống dưới chợ Mai
Mua một cái đó
- Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua một vác tre.

11


2.2.2. Kiên trì đấu tranh chống lại các thế lực tàn bạo, giành lại sự sống.
- Trong xã hội cũ, người nông dân luôn chịu sự áp bức của các thế lực
bạo tàn. Nhưng, họ không cam chịu số phận mà luôn kiên cường đấu tranh để
giành lại sự sống. Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm năm lần bảy lượt bị
mẹ con Cám hãm hại. Từ chỗ chỉ biết ôm mặt khóc, Tấm đã vùng dậy đấu tranh
để giành lại sự sống, giành lại niềm hạnh phúc mà nàng đáng được hưởng, thể
hiện qua những lần hóa thân liên tiếp. Vì thử vừa chiếc giày vua nhặt được khi
đi xem hội, Tấm trở thành Hồng Hậu, được sống bình yên và hạnh phúc, thoát
khỏi ngày tháng bị mẹ con Cám bóc lột sức lao động, tìm đủ mọi đường ức
hiếp. Nhưng, khi về thăm nhà trong ngày giỗ bố, Tấm lại bị mẹ con Cám hãm
hại. Khi cây cau đổ xuống là khi Tấm phải hứng chịu cái chết đau đớn, tức tưởi.
Nhưng, Tấm không cam chịu mà đã hóa thân thành chim vàng anh về bên vua,
tố cáo Cám
“Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao

Phơi lao phơi sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao”
Sống kiếp vàng anh cũng chẳng an thân. Vàng anh được trở về bên vua, được
vua yêu thương thì mẹ con Cám lại ghen ghét, tìm cách giết vàng anh ăn thịt.
Tấm lại hóa thân thành hai cây xoan đào tỏa bóng mát cho vua nằm đọc sách.
Cám chặt xoan đào đóng khung cửi thì Tấm hiện thân vào khung cửi tố cáo tội
ác của Cám:
“Kẽo cà kẽo kẹt
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra”

12


Cám sợ hãi đốt khung cửi thì Tấm lại hóa thân thành cây thị, ẩn mình trong quả
thị, sống cùng bà lão bán nước, sống cuộc đời yên bình và vẫn k thơi ước vọng
được trở về bên vua.
Sự hóa thân liên tiếp để vượt qua bao kiếp nạn của Tấm là minh chứng cho ý
chí kiên cường, kiên trì đấu tranh giành lại sự sống của con người. Các thế lực
bạo tàn có thể có những hành vi độc ác nhằm bóc lột hoặc thậm chí cướp đi sự
sống của con người nhưng con người sẽ luôn bền bỉ đấu tranh, thể hiện một sức
sống mãnh liệt.
2.2.3. Kiên trì đấu tranh bảo vệ tình yêu và hạnh phúc.
- Tình yêu Chử Đồng Tử - Tiên Dung theo quan niệm phong kiến là
không “môn đăng hộ đối” giữa một công chúa lá ngọc cành vàng và một ngư
dân nghèo khó, ngay cả một chiếc khố đóng cũng khơng có. Nhưng Tiên Dung
xem đó như duyên trời đã định và quyết lấy Chử Đồng Tử ngay cả khi vua cha
chưa đồng ý. Nàng đã chủ động trong chuyện hôn nhân, tự quyết định hạnh
phúc của mình. Vua cha đã vơ cùng giận dữ, gọi hết binh lính và người hầu về,

nàng ở lại cùng chồng, với những người dân xung quanh tìm kế sinh nhai. Một
cơng chúa chưa từng phải lao động mệt nhọc, đi đâu cũng có kẻ hầu người hạ,
nay sẵn sàng chấp nhận kiếm sống vất vả để được ở bên người mình yêu, để giữ
gìn và xây dựng hạnh phúc. Hành động táo bạo chống lại lễ giáo PK của nàng
thể hiện niềm khao khát mãnh liệt về tình yêu tự do, hạnh phúc, thể hiện sự kiên
trì bảo vệ tình yêu, hạnh phúc.
2.2.4. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Anh đi em cũng xin đi,
Anh đi vệ quốc, em thì cứu thương.
Đơi ta ra giữa chiến trường,
Chung phần chiến đấu, giữ gìn tự do.

13


Lòng ta như chén rượu cay
Lời thề nhớ chén rượu này bạn ơi
Câu hị từ thuở xa xơi
Bao năm cịn vọng đậm lời nước non.
Đá mịn, nhưng dạ chẳng mịn,
Tình dân nghĩa nước một lòng sắt son.
Dù em con bế con bồng,
Thi đua yêu nước quyết không lơ là.
Con ơi!, giữ trọn lời thề
Tự do, Độc lập, không nề hy sinh !
Làm trai cho đáng nên trai,
Thanh gươm, yên ngựa, dặm dài lướt xông.
Vẫy vùng nam, bắc, tây, đông,
Lấy thân che chở non sông nước nhà.
Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm là cuộc kháng chiến trường kì và gian

khổ, nhân dân ta kiên trì đấu tranh đến cùng, tình dân nghĩa nước k bao giờ vơi
cạn (Tình dân nghĩa nước một lòng sắt son). Trong cuộc chiến đấu ấy, khơng
chỉ có những chàng trai ra trận mà cả những người con gái cũng quyết tâm ra
chiến trường, mỗi người một nhiệm vụ
Anh đi em cũng xin đi,
Anh đi vệ quốc, em thì cứu thương.
Đơi ta ra giữa chiến trường,
Chung phần chiến đấu, giữ gìn tự do.
Dù gian khổ hy sinh nhưng quyết không nề hà, lấy thân che chở non sơng nước nhà.
Đó là sức sống mãnh liệt của con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt.

14


2.3. Luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống, tin tưởng vào chính nghĩa.
Sức sống con người k chỉ được thể hiện qua sự kiên trì đấu tranh bảo vệ
sự sống, bảo vệ tình u và hạnh phúc mà cịn thể hiện qua thái độ sống lạc
quan tin tưởng của con người.
Trong bài ca dao “Mười cái trứng”, nhân vật trữ tình là một người nơng
dân nghèo, đang rơi vào hoàn cảnh bần cùng, đi vay đi tạm được một quan tiền,
mua con gà mái, con gà mái đẻ ra mười trứng. Biết bao hi vọng được gửi vào
mười cái trứng ấy. Họ hi vọng có đàn gà để gây dựng cuộc sống. Nhưng,
Một: trứng ung
Hai: trứng ung
Ba: trứng ung
Bốn: trứng ung
Năm: trứng ung
Sáu: trứng ung
Bảy: trứng ung
Bảy quả trứng lần lượt hỏng. Mỗi khi cầm quả trứng trên tay họ lại hi vọng,

nhưng rồi lại thất vọng. Còn ba quả nở ra ba con. Niềm hi vọng mới lại nhen
nhóm ở những con gà mới nở. Nhưng:
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con mặt cắt xơi.
Vậy là những niềm hi vọng của họ cứ lần lượt bị dập tắt. Những tưởng rằng họ sẽ
vô cùng đau khổ, chán nản, tuyệt vọng, nhưng kết thúc bài ca dao thật bất ngờ
“Chớ than phận khó ai ơi
Cịn da lơng mọc, cịn chồi nẩy cây”
Kết thúc bài ca dao là hai câu lục bát với giọng thơ nhẹ nhàng, thư thái, là lời tự
động viên an ủi, thể hiện niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai. Họ thua keo
này bày keo khác chứ k hề bi quan tuyệt vọng bởi còn con người thì sẽ cịn làm

15


nên được. Đó là sức sống mãnh liệt phi thường ở con người trong những hồn
cảnh khó khăn.
- Người nơng dân đơi khi cịn vui với cảnh nghèo của mình chứ k phải
than thở cảnh nghèo.
“Cưới nàng anh toan dẫn voi……để cho con lợn con gà nó ăn”
- Trong truyện cổ tích, niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống, vào chính
nghĩa thể hiện qua cách kết thúc truyện. Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu,
k chỉ thể hiện ước mơ của người dân mà còn thể hiện niềm tin của họ vào chính
nghĩa, niềm lạc quan hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong truyện
“Tấm Cám”, Tấm phải trải qua vơ vàn khó khăn trong nhiều kiếp nạn, Tấm
cũng đã kiên trì đấu tranh để giành lại sự sống và cuối cùng Tấm được đền đáp,
được trở về bên vua, có cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Đó là phần thưởng xứng
đáng giành cho con người ln có sức sống mãnh liệt, biết kiên cường đấu
tranh. Cách kết thúc đó thể hiện niềm tin của nhân dân vào chính nghĩa, tin rằng

ở hiền sẽ gặp lành, sẽ có được cuộc sống hạnh phúc.
2.4. Ln khát khao hạnh phúc, khát khao đổi đời
- Khát khao hạnh phúc, tình yêu tự do
VD: tình yêu Chử Đồng Tử - Tiên Dung, Tấm được sống hạnh phúc bên vua,
Thạch Sanh được lấy công chúa, Sọ Dừa sống hạnh phúc bên cơ Út…
- Ước gì sơng rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
 Cô gái táo bạo trong tình yêu, thể hiện niềm khát khao tình yêu tự do, hạnh
phúc
- Khát khao đổi đời, có cuộc sống đầy đủ, sung túc
VD: Chử Đồng Tử gặp được Phật Quang, được ban chiếc nón và cây gậy. CĐTTD cắm chiếc nón trên cây gậy, nằm ngủ, nửa đêm tỉnh giấc thấy mình đang
nằm trong một cung điện tráng lệ, có đầy đủ kẻ hầu người hạ. Chàng Thạch
16


Sanh nghèo khổ trở thành Phị mã, cơ Tấm chốn q mùa trở thành Hồng
Hậu… Những điều khơng thể trở thành hiện thực trong cuộc sống thật, người
dân lao động đã gửi gắm trong những câu chuyện cổ tích, qua những yếu tố kì
ảo, hoang đường. Đó là ước mơ đổi đời, ước mơ có cuộc sống đủ đầy của người
dân lao động. Cuộc sống hiện tại khó khăn khắc nghiệt nhưng họ vẫn k thôi mơ
ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.5. Dù hồn cảnh khó khăn, con người vẫn thiết tha yêu thiên nhiên, sống
tình nghĩa, yêu thương nhau
- Yêu thiên nhiên:
+ Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
+ Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ

+ Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có làng Tơ Thị có chùa Tam Thanh
- Con người sống tình nghĩa
+ Tình cảm gia đình
. Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra….đạo con
. Ngó lên nuộc lạt mái nhà….bấy nhiêu
. Anh em như thể tay chân…đỡ đần
+ Tình nghĩa bè bạn
Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng tắm nước hồ sen trong chùa
. Bạn về có nhớ ta chăng
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời
17


. Trăng lên khỏi núi mặc trăng
Tình ta với bạn khăng khăng một niềm.
. Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên
+Tình yêu quê hương đất nước
. Anh đi anh nhớ quê nhà…..hôm nao
. Cây đa cũ, bến đò xưa…..cũng chờ
III. Kết luận
IV. Luyện tập
Đề 1. Sách ngữ văn lớp 10 tập 1 trang 65 có viết "truyện cổ tích thần kì
thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình ,
về lẽ cơng bằng xã hội ,về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người".
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Đề 2. “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hoá con

người”
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên. Bằng những hiểu biết
về ca dao, truyện cổ tích, hãy chứng minh.

18



×