Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống con người Việt Nam qua một số tác phẩm văn học dân gian Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.28 KB, 20 trang )

CHUYÊN ĐỀ DẠY ĐT HSGQG NĂM 2014
LUYỆN ĐỀ: VẺ ĐẸP TÂM HỒN, SỨC SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VHDG
Phần I. Nhắc lại về vẻ đẹp tâm hồn, sức sống của con người VN qua một
số tác phẩm VHDG
Viết về con người, về tâm hồn và sức sống của con người là một nội
dung xuyên suốt của văn học các thời đại, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong
văn học. Văn học dân gian là tiếng nói của nhân dân lao động, được ra đời từ
trong chính cuộc sống lao động của người dân. Bởi vậy, những tác phẩm VHDG
thể hiện tâm tư, ước vọng, và cả sức sống bền bỉ của người dân lao động, dù
cuộc sống có muôn vàn cực khổ, có bị áp bức, bóc lột thì vẫn luôn gắng sức vì
cuộc sống, đấu tranh để đòi quyền sống, vẫn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống,
vào sức mạnh của chính nghĩa.
1.

Con người chịu nhiều khó khăn, thử thách

- Cuộc sống là một bản nhạc không bình lặng mà có nhiều nốt thăng, nốt
trầm, có những niềm vui nhưng cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách,
nhất là trong xã hội xưa, khi khoa học kĩ thuật còn lạc hậu và hủ tục, luật lệ
còn nặng nề. Các tác phẩm VHDG đã ghi lại những khó khăn, vất vả ấy của
người dân lao động.
- Những khó khăn của họ trên rất nhiều lĩnh vực. Đó có thể là những vất vả
trong lao động (Cày đồng đang buổi ban trưa….ruộng cày); những hiểm nguy
trong cuông cuộc kiếm kế sinh nhai (con cò mà đi ăn đêm….); những thiếu
thốn về vật chất (Hai cha con CĐT chung một chiếc khố, Tấm không có quần
áo đẹp, lành lặn để đi xem hội; người em út chỉ có một túp lều và một cây
khế…). Những khó khăn của họ còn là bị áp bức, bóc lột bởi bọn chúa đất
phong kiến (cơ khổ cho đứa giữ trâu..), bị ngăn cấm tình yêu tự do (Mẹ em



tham thúng xôi rền….), bị coi rẻ thân phận (thân em như tấm lụa đào….), bị kẻ
thù xâm lược đàn áp (- Cha đời lính tẩy, lính Tây / Hễ trông thấy gái giở ngay
xì xồ / Một tháng sáu phiên chợ Đơ/ Kẻ gian cũng lắm, lệ cơ cũng nhiều.)…
2. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống của con người Việt Nam qua một số tác
phẩm VHDG.
- Mặc dù cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách nhưng người dân lao động
vẫn thể hiện một vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng và một sức sống phi thường, kiên
trì, bền bỉ, sẵn sàng đối diện và vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vươn đến
một cuộc sống tốt đẹp hơn. Qua các tác phẩm VHDG, ta thấy sáng lên ở người
dân lao động là những phẩm chất tốt đẹp như hiền lành (Tấm), hiếu thảo
(Tấm, CĐT), sống yêu thương, tình nghĩa (ca dao), không chỉ yêu con người
mà còn yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. Đồng thời, họ cũng có một
sức sống phi thường. Họ kiên trì, bền bỉ làm lụng để vượt qua những khó
khăn, vất vả về vật chất (CĐT, ca dao), vượt qua thiên tai (Sơn Tinh – Thủy
Tinh); họ không đầu hàng số phận mà vẫn tìm mọi cách để sinh tồn (tháng
giêng, tháng hai….tháng nạn/ Đi vay đi tạm được một quan tiền…); họ kiên
trì đấu tranh để giành lại sự sống (Tấm đấu tranh giành sự sống), kiên trì bảo
vệ tình yêu và hạnh phúc (Tấm, CĐT); đấu tranh với kẻ thù để bảo vệ giang
sơn gấm vóc (ca dao, Thánh Gióng, An Dương Vương). Và, trong công cuộc
đấu tranh để vươn lên trong cuộc sống, mỗi người dân lao động đều luôn lạc
quan, tin tưởng ở tương lai, tin tưởng ở chính nghĩa (kết thúc có hậu của
truyện cổ tích, ca dao…).
Phần 2. Đề bài luyện tập
Đề 1: Bàn về ca dao, Nguyễn Đình Thi viết:
“ Ca dao là tấm gương của tâm hồn dân tộc”.


Anh (chị) hiểu lời nhận định trên như thế nào ? Bằng những hiểu biết về ca
dao Việt Nam, hãy làm sáng tỏ.
GỢI Ý

1.

Giải thích nhận định:
- Ca dao là một trong những dòng chính của thơ ca trữ tình; tác giả là

quần chúng nhân dân lao động. Do phát sinh từ những sinh hoạt của
người bình dân (lao động, cộng đồng, gia đình) nên ca dao diễn tả đời
sống nội tâm của nhân dân, dân tộc.
-Tấm gương là cách nói bằng hình ảnh để cho người đọc thấy sự chân
thực, cụ thể, sinh động, toàn diện của ca dao khi phản ánh tâm hồn con
người Việt Nam.
 Ý nghĩa nhận định: Ca dao phản ánh một cách chân thật đời sống
tâm hồn dân tộc. Nói cách khác đến với ca dao người đọc bắt gặp tâm hồn
dân tộc, đời sống tâm tư tình cảm của cả một dân tộc. Từ đó,tâm hồn
người đọc như được phù sa bồi đắp, nuôi dưỡng, trở nên phong phú, trong
sáng và trưởng thành hơn.
2. Khẳng định vấn đề mà nhận định đặt ra
Đây là một nhận xét xác đáng, khái quát được nội dung bao trùm của ca
dao
3.Làm sáng tỏ nhận định qua hiểu biết về ca dao
a. Ca dao có khả năng biểu hiện vô cùng phong phú, bao trùm mọi mặt
đời sống tình cảm của con người, qua đó ta thấy được tâm hồn dân tộc.
-Tình yêu quê hương đất nước.


+ Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, ở đó có hình ảnh dòng sông,
bến nước, luỹ tre, cánh đồng…ăn sâu vào tâm hồn mỗi con người. Người
Việt Nam đi đâu cũng nhớ về quê hương :
“ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
+ Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong ca dao vừa gần gũi thân
thương vừa đẹp đến nao lòng
“ Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả cành sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”
Một con đường xứ Nghệ với cảnh non xanh nước biếc đẹp như tranh, cảnh
Đồng Đăng, nhà Bè….
+ Lòng tự hào về vẻ đẹp quê hương, truyền thống dân tộc( Đánh giặc:
“ Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng


Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân”
Đoàn kết yêu thương gắn bó
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
-

Tâm hồn Việt Nam là tâm hồn lạc quan yêu cuộc sống. Cuộc sống lao động vất
vả nhưng với họ luôn nhộn nhịp vui tươi:
“ Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc nhớ ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”

“Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau”
“ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
Đó là những cảnh đầm ấm hạnh phúc, cảnh thơ mộng . Tiếng hát lạc quan, ước
mơ hi vọng đem đến nụ cười trên môi người lao động bớt đi nhọc nhằn cay đắng.
( Có thể bổ sung ca dao hài hước trong sách giáo khoa)
-

Tâm hồn người Việt Nam chan chứa lòng yêu thương, nặng ân nghĩa,
sâu ân tình.


+ Tình yêu giữa người với người là âm điệu sâu lắng mà tha thiết được
đi sâu khai thác biểu hiện.
. Tình yêu lứa đôi sâu sắc.Tình cảm gia đình thiêng liêng :
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”
“ Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”
. Tình nghĩa đồng bào:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
+ Con người Việt Nam sống có thuỷ, có chung, có tình, có nghĩa. Vì vậy
những bài ca dao về ân nghĩa trở thành phổ biến
( Chùm ca dao yêu thương tình nghĩa)
“ Đem vàng đem nghĩa mà cân
Vàng thì nặng bảy , ái ân nặng mười”

+Khao khát được giãi bày tình cảm
( phân tích những câu ca dao than thân)
b. Để biểu hiện tâm hồn phong phú của dân tộc, hình thức ca dao thật
nhuần nhị trong sáng: cấu tứ, hình ảnh, giai điệu, hình thức đối đáp,
ngôn ngữ.
Hình thức này đã làm cho đời sống dân tộc trong ca dao được thăng
hoa
4. Bình luận nâng cao
- Ca dao thực sự là hòn ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc, với
ngôn ngữ trong sáng, sức biểu cảm tinh tế. Ca dao đã phản ánh sâu sắc
tâm hồn tính cách con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Tâm hồn dân tộc
đã làm nên sức sống của ca dao.
- Ngày nay ca dao vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tình
cảm của nhân dân, là bài học lớn cho các nhà văn nhà thơ.
- Thế hệ trẻ cần biết quý trọng gìn giữ ca dao.
Đề 2


Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình
cảm của đồng bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những
cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi, đối với một người Việt Nam mà
thiếu những kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong những điều
cơ bản.
(Hoài Thanh, Một vài suy nghĩ về ca dao,
Báo Văn nghệ, số 1, 2-1-1982)
Qua một số bài ca dao đã học, đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và làm
sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý
1. Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến
2. Giải thích ý kiến của Hoài Thanh

2.1. Giải thích từ, cụm từ
* Lời thơ dân gian
- Trong văn học dân gian có rất nhiều thể loại tập trung thể hiện đời
sống của người dân xưa.
- Trong đó, ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội
tâm của con người. Nói cách khác, ca dao là thơ trữ tình dân gian truyền
thống.
- Lời thơ dân gian là nói đến ca dao
* … làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia
- Ca dao là tiếng nói tâm hồn sâu lắng, tha thiết của đồng bào ta xưa
kia.


- Trong ca dao, tất cả những nỗi niềm cảm xúc của nhân dân ta đều
được bộc lộ. Đó là tiếng nói yêu thương tình nghĩa, là những lời than thân
trách phận, là tiếng cười vừa hài hước, vừa sâu cay, là mơ ước, là hi vọng,
chờ đợi…
- Đọc và tìm hiểu ca dao, người đọc sẽ cảm nhận được tất cả những
cung bậc cảm xúc đó trong đời sống tinh thần của người xưa.
*… học được cách nói năng tài tình, chính xác
- Trong văn học dân gian cũng như trong ca dao, ngôn ngữ được sử
dụng chủ yếu là lời ăn tiếng nói hằng ngày giản dị, nôm na của những người
lao động.
- Song cách nói năng ấy không phải không tài tình chính xác. Đó là cách
nói xa vời, bay bổng khi thể hiện một tình yêu thầm kín, là cách nói đầy hình
ảnh khi bộc bạch tâm trạng xót xa cho thân phận nghèo, là cách nói hóm hỉnh
khi giễu cợt, đả kích…
- Cách nói năng đó đã giúp người đọc ca dao có thêm những kinh
nghiệm quý báu trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc.
*… thiếu một trong những điều cơ bản

- Điều cơ bản: điều cốt lõi, không thể không có
- Văn học dân gian Việt Nam nói chung và ca dao Việt Nam nói riêng là
kho tàng quý báu chứa đựng những nét đẹp truyền thống của văn hóa dân
tộc Việt Nam, là cội nguồn của sự hình thành và phát triển đời sống tinh thần
của mỗi con người Việt Nam.
- Đến với văn học dân gian, đến với ca dao, mỗi người Việt Nam sẽ được
đến với đời sống của chính ông cha, tổ tiên mình. Đó là nền tảng cơ bản cho
sự phát triển mỗi nhân cách.


2.2. Nội dung của cả ý kiến
Hoài Thanh khẳng định: Ca dao Việt Nam không chỉ giúp mỗi người
Việt Nam hiểu được đời sống tinh thần phong phú, đẹp đẽ của cha ông mình
xưa kia mà còn giúp họ có thêm những cách nói năng giản dị mà chính xác,
tài tình khi sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đó là những kiến thức cốt lõi không
thể thiếu để mỗi con người Việt Nam tự phát triển mình.
3. Làm sáng tỏ ý kiến
3.1. Tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa
- Tình yêu thiên nhiên: Gió đưa cành trúc la đà…………Tây Hồ; Đường vô xứ
Nghệ quanh quanh / Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
- Tình cảm gia đình: tình cảm của con cái đối với cha mẹ, tình cảm vợ chồng,
tình cảm anh em…
- Tình yêu đôi lứa
+ Khát vọng hạnh phúc, hôn nhân: Ước gì sông…..sang chơi
+ Nỗi nhớ nhung da diết: Khăn thương nhớ ai
+ Tấm lòng thuỷ chung, son sắt: Tay bưng chén muối…...quên nhau
- Tiếng nói than thân
+ Xót xa cho thân phận người phụ nữ phải sống phụ thuộc, không được
quyết định hạnh phúc của mình: Thân em như…
+ Lo lắng hạnh phúc tan vỡ do những rào cản của xã hội và sự mong

manh của tình yêu:
Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa


Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời
Em với anh cũng muốn kết nghĩa ở đời
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan.
+ Đau đớn trước thân phận nhỏ mọn và khát vọng một tâm hồn trong
sạch, cao đẹp.
Thân em như củ ấu gai………..ngọt bùi
-Tiếng cười hài hước: cười để giải trí; cười để chế giễu, tố cáo.
. Anh hùng là anh hùng rơm….cơn anh hùng
. Cậu cai nón dấu lông gà…………đi thuê
3.2. Cách nói năng tài tình chính xác
* Tài tình: Ngôn ngữ trong ca dao vốn giản dị, mộc mạc, đời thường nhưng
cũng rất tinh tế, giàu hình ảnh
- Hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi: dải lụa đào, cầu dải yếm, mười tay…
- Biện pháp tu từ nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp, đối…
* Chính xác: Ngôn ngữ phù hợp, hiệu quả trong việc diễn tả những cung bậc
khác nhau của tâm tư, tình cảm
- Ca dao tình yêu: Ngôn ngữ nhẹ nhàng, bay bổng, đầy tâm trạng
- Ca dao than thân: Ngôn ngữ lắng đọng, day dứt
- Ca dao hài hước: Ngôn ngữ hóm hỉnh, giễu cợt, đả kích với việc tạo ra
những hình ảnh đối lập, gây cười


4. Đánh giá chung
- Ý kiến đánh giá của Hoài Thanh vừa nêu được những nét đẹp của ca dao

vừa khẳng định được ý nghĩa của ca dao trong đời sống tinh thần của người
dân Việt Nam.
- Từ ý kiến đó, người đọc càng thêm yêu quý, trân trọng kho tàng ca dao và có
cái nhìn đúng đắn về vị trí của nó trong văn học dân tộc và trong đời sống.
Đề bài 3
Về truyện cố tích, giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam có nhận xét:
“Truyện cổ tích thường cho chúng ta thấy rằng, trong cuộc đấu tranh cho một
cuộc đời tốt đẹp, có đau khổ mà không buông xuôi, có thất bại mà không đầu
hàng, có bi thảm mà không tuyệt vọng, thực trạng đen tối nhưng ánh sáng
của niềm tin vẫn muốn xua tan màu sắc ảm đạm của một cái gì tận thế và
trong ánh sáng đó, con người vẫn cố gắng vươn lên”
(Nhiều tác giả, Lịch sử văn học Việt Nam, tập I, NXB Giáo dục, H, 1975,
tr45)
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
GỢI Ý
1.

Đặt vấn đề
Dẫn dắt và giới thiệu nhận định cần làm sáng tỏ.

2.

Giải quyết vấn đề

a.

Giải thích:


Truyện cổ tích : Là những tác phẩm tự sự dân gian, có sự tham

gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời, số phận
của những con người bình thường trong xã hội, thể hiện quan
niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân lao động. Trong


hệ thống thể loại của văn học dân gian, có thể nói đây là một
trong những thể loại quen thuộc, gần gũi nhất và có sức hấp dẫn
đặc biệt đối với mỗi người.


.....trong cuộc đấu tranh cho một cuộc đời tốt đẹp: Truyện cổ tích
phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân lao động, hướng tới một
cuộc đời trong mơ ước, công bằng và hạnh phúc.



...có đau khổ mà không buông xuôi, có thất bại mà không đầu
hàng, có bi thàm mà không tuyệt vọng, thực trạng có đen tối
nhưng ánh sáng của niềm tin vẫn muốn xua tan màu sắc ảm
đạm của một cái gì tận thế và trong ánh sáng đó, con người vẫn
cố gắng vươn lên: Trong cuộc đấu tranh cho một cuộc đời công
bằng, tốt đẹp, ta luôn bắt gặp những số phận bất hạnh, cảnh ngộ
trớ trêu .Nhưng vượt lên trên thực tại đen tối ấy là tinh thần lạc
quan, là niềm tin, là sự nỗ lực vươn lên, là tinh thần thực tế có
khả năng cải tạo xã hội.


Bằng cách nói hàm súc, giàu hình ảnh, ý kiến đã khẳng
định sức sống mãnh liệt, tinh thần lạc quan của những
con người bé nhỏ trong truyện cổ tích, làm sáng lên thực

tại tối tăm, bất hạnh.

b.

Phân tích, chứng minh
* Truyện cổ tích phản ánh mâu thuẫn, đấu tranh xã hội, hướng
tới ước mơ về một cuộc đời tốt đẹp.


Truyện cổ tích ra đời từ thời xa xưa nhưng đặc biệt nở rộ trong
xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo, tốt – xấu...Truyện cổ tích vì
vậy phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội. Đó là mâu thuẫn
giữa kẻ giàu – người nghèo, kẻ thống trị - người bị trị, giữa
thiện – ác...( Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh, Cây khế..)




Thông qua việc phản ảnh những mâu thuẫn ấy, nhân dân lao
động gửi gắm mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

-> Hơn bất cứ một thể loại văn học dân gian nào, truyện cổ tích vì
vậy có thể xem là cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn của nhân
dân lao động.
* Trong cuộc đấu tranh cho một cuộc đời tốt đẹp, truyện cố tích
quả thực đã cho thấy thực tại đen tối, khổ đau, số phận bất hạnh,
hẩm hiu của những con người bé nhỏ


Truyện cổ tích phơi bày những cảnh sống trái ngược nhau, dựng

lên bức tranh thê thảm về cuộc sống khốn cùng của những người
dân lành. Đó là cái đói của hai cô cháu trong Sự tích chim hít cô,
tình cảnh nghèo khổ của anh Khoai(Cây tre trăm đốt), Thạch
Sanh, Chử Đồng Tử ...Ngay cả khi cái nghèo, cái đói không phải là
chủ đề chính của một số câu chuyện thì hình ảnh cái đói, nạn đói
vẫn xuất hiện phổ biến trong truyện cổ tích (nạn đói trong Sự
tích ông đầu rau, Sự tích chim đa đa, đoàn người lũ lượt chờ
phát chấn trong Gái ngoan dạy chồng..



Truyện cổ tích còn cho thấy tình cảnh bị chà đạp, bị áp bức, bóc
lột của những con người bé nhỏ. ( Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh,
đặc biệt là truyện Tấm Cám) (Tập trung phân tích tình cảnh của
Tấm qua mâu thuẫn dai dẳng, quyết liệt với mẹ con Cám để thấy
được số phận bé nhỏ, đáng thương, tội nghiệp của Tấm)

* Tuy nhiên, trong thực tại bi thảm ấy, con người vẫn vươn lên,
không chịu khuất phục bằng sức mạnh của niềm tin và tinh thần
lạc quan (Nội dung trọng tâm)




Những con người bé nhỏ trong truyện cổ tích thường không khuất
phục trước hoàn cảnh, đau khổ mà không buông xuôi, thất bại mà
không đầu hàng, luôn vươn lên để giành hạnh phúc cho mình
( HS chứng minh bằng sức sống mãnh liệt, vượt qua thực tại nhiều

đau khổ, bất công của các nhân vật trong một số truyện cổ tích như:

Lọ nước thần, Sọ Dừa...Đặc biệt, nên tập trung phân tích truyện Tấm
Cám để làm rõ nội dung này. Cô Tấm ở chặng đầu chỉ biết khóc và cầu
cứu sự giúp đỡ của Bụt, nhưng ở chặng sau không hề khóc, cũng
không chịu khuất phục trước sự tiêu diệt của mẹ con Cám mà liên tục
biến hóa thành chim vàng anh -> cây xoan đào -> khung cửi -> cây thị
-> cô Tấm xinh đẹp hơn xưa. Sự tái sinh ấy và hành động quyết liệt, chủ
động giành lại hạnh phúc của Tấm đã cho thấy sức sống mãnh liệt của
những con người nhỏ bé)


Truyện cổ tích còn mang đến ánh sáng của sự lạc quan, bi thảm
mà không tuyệt vọng
- Những yếu tố kì ảo ( ông Bụt, con vật, đồ vật thần kì...) xuất hiện
trong truyện cổ tích không chỉ đem đến sức hấp dẫn và sắc màu
đặc trưng của thể loại mà còn thể hiện một cái nhìn lạc quan của
nhân dân lao động vào cuộc sống, niềm tin tưởng và mơ ước về
những lực lượng cứu giúp con người.
- Kết thúc của truyện cổ tích thường là có hậu, minh chứng cho sự
lạc quan cả nhân dân ( Tấm Cám, Thạch Sanh, Chử Đồng Tử..)
- Ngay cả khi kết thúc mang tính bi thảm nhưng bằng sự lí giải
đầy nhân hậu của nhân dân, truyện cổ tích vẫn làm sáng lên
những tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người, không bi kịch,
tuyệt vọng mà ấm áp tình nghĩa ( Sự tích trầu cau, Sự tích chim
quốc..)


c.

Đánh giá chung


- Ra đời và phát triển trong thời kì xã hội có sự phân hóa, phản ánh cuộc
đấu tranh của nhân dân lao động cho một cuộc đời công bằng và tốt đẹp,
truyện cổ tích đã cho thấy sức sống mãnh liệt, tinh thần lạc quan của những
con người nhỏ bé, từ đó khơi gợi trong mỗi con người niềm tin và mơ ước về
một cuộc sống tốt đẹp.
- Với tinh thấn đó, trải qua thời gian, truyện cổ tích cho đến nay vẫn gắn
bó, thân thuộc và có ý nghĩa lớn lao trong đời sống tâm hồn dân tộc.
3.Kết thúc vấn đề ( 1đ)
Khẳng định lại nhận định cần làm sáng tỏ
ĐỀ 4:
“Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hoá con
người”(M.Gorki)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên. Bằng những hiểu biết về
ca dao, truyện cổ tích, hãy chứng minh.
GỢI Ý
1. MB
- Dẫn dắt
- Nêu vấn đề
VD: Con người sở dĩ đáng kiêu hãnh, trở thành Con Người vì không phải chỉ
biết sống theo bản năng, mà còn có một đời sống tinh thần phong phú. Trong
đời sống tinh thần của con người, văn học đóng một vai trò quan trọng, tất
nhiên văn học nói ở đây phải là văn học chân chính. Văn học đã mở rộng tầm
mắt cho con người, giúp cho con người một cách sống tốt đẹp để tự hoàn


thiện nhân cách của mình, có thêm sức mạnh để tham gia vào cuộc chiến đấu
cho cái thiện toàn thắng trên cõi đời này. Văn học chân chính giáo dục con
người bằng cái thật và cái đẹp, sâu sắc hơn nữa “văn học chân chính có khả
năng


nhan

đạo

hóa

con

người”.

2. TB
a. Giải thích lời nhận định
- Văn học là một hoạt động sáng tạo NT, đó là hình thức nghệ thuật
ngôn từ. Văn học có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với đời sống tinh thần của
con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản
ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ quan của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ
thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa của
nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con
người. Dù văn học viết về những sự cố lớn lao: bão táp cách mạng, chiến
tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ tre, ruộng lúa… bao giờ
ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong. Con
người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ đau
luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của
nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn
bản nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính.
- Văn học hướng về đời sống con người, mang những giá trị, chức năng
quan trọng. Bên cạnh chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng
giao tiếp, văn học nghệ thuật còn có chức năng giáo dục, nghĩa là tác động,
cải tạo quan điểm, tư tưởng, đạo đức của con người. Nói một cách khác, một
chức năng quan trọng nhất của văn học NT là nhân đạo hoá con người. Đó là

quá trình làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn tới
cái cao cả, cao thượng, kể cả những con người đã trải qua và chịu đựng
những điều ác khủng khiếp do xã hội và có khi do chính mình gây ra.


Letxing cho rằng “Tất cả các thể loại thơ ca đều phải uốn nắn chúng ta”, Lê
Quí Đôn lại nói “Văn chương là gốc lớn của sự lập thân”. NT nói chung, văn
chương nói riêng thường có xu hướng khuếch đại cái tốt để nó trở nên đẹp
đẽ,lộng lẫy hơn, từ đó lôi cuốn hấp dẫn mọi người, làm cho mọi người tin
rằng trên đời này bao giờ cũng còn có lương tri, công lý, bao giờ cũng có
người tốt, khơi dậy ở mọi người khát vọng hướng tới cái lí tưởng, muốn noi
gương, bắt chước điều thiện, điều hay. Đồng thời, nhà văn cũng phóng đại cái
xấu, làm choc nó trở lên ghê tởm và đáng ghét hơn để người đọc nhận ra mặt
nó, khinh ghét, phủ định nó, trước là trong tác phẩm, sau là trong chính cuộc
đời.
Lời nhận định ngắn gọn, hàm súc, đã khái quát chính xác giá trị giáo dục,
khả năng nhân đạo hoá con người của văn học
b. Chứng minh nội dung lời nhận định
* Nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học trước hết là khả năng gợi lòng
trắc ẩn, động tâm, thương cảm đối với những cảnh ngộ bất hạnh đói nghèo
diễn ra trong xã hội.
- Ca dao than thân trách phận gợi tình yêu thương,sự đồng cảm ở con người
VD: Thân em như hạt mưa sa……luống cày
“Khổ như tôi đây mới ra thậm khổ’
Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi
Xuống sông gánh nước đụng chỗ cát bồi khe khô”
Hoặc “Tháng giêng, tháng hai…..quan tiền”
- Truyện cổ tích “Tấm Cám”. Mỗi chúng ta đều động lòng thương cảm trước
cảnh ngộ bất hạnh của cô Tấm.



* Khả năng nhân đạo hóa còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện
bản thân trước những điều xấu, tốt, thiện, ác… mà tác phẩm gợi lên. Người
ta đã nói đến sự “thanh lọc” tâm hồn của văn học, hay hình thức “sám hối”
của bản thân trước lương tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm là như thế.
- Ca dao là tiếng nói của nhân dân lao động. Ca dao k chỉ nói đến những cảnh
ngộ đáng thương, những lời than thân chua xót, khơi gợi tình cảm nhân đạo
của con người mà ca dao còn đề cao những tình cảm đạo đức tốt đẹp cũng
như phê phán những tính cách chưa tốt để mỗi con người đọc ca dao mà tu
sửa bản thân
+ Ca dao đề cao những tình cảm đạo đức truyền thống trong gia đình: ông bà
– con cháu, cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em…
“Công cha như…..đạo con”
+ Ca dao đề cao những tình cảm cần có trong xã hội, đó là tình nghĩa bạn bè
hay tình yêu thương đồng loại
VD: “nhiễu điều ….nhau cùng”
“Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên”…
+ Ca dao phê phán sự bạc nghĩa phụ tình
“Có oản anh tình phụ xôi…………………Có nhân ngãi mới anh quên em rồi”
Mà ngợi ca sự thuỷ chung, son sắc: “Cây đã cũ bến đò xưa / Bộ hành có nghĩa
nắng mưa cũng chờ”
Ca dao là tấm gương để con người soi vào, tự nhận diện bản thân, sửa tâm
tính và thanh lọc tâm hồn.


- Truyện cổ tích
+ Nếu ca dao đến với người đọc bằng hình tượng thơ, ngôn ngữ nghệ thuật
thì truyện cổ tích đến với người đọc chủ yếu qua hệ thống nhân vật. Các nhân
vật trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng, được xây dựng thành hai

tuyến Thiện – Ác rõ rệt. Cô Tấm là đại diện cho cái Thiện, mẹ con Cám là đại
diện cho cái Ác.
+ Cuộc đấu tranh Thiện – Ác diễn ra gay go quyết liệt. Cái Thiện ban đầu có
thể yếu thế nhưng cuối cùng sẽ giành chiến thắng (Tấm - Cám)
+ Cuộc đấu tranh Thiện Ác trong truyện cổ tích thể hiện triết lý nhân sinh của
nhân dân: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo… Những câu chuyện đó có sức cảm
hoá con người, hướng con người tới cái thiện, bài trừ cái ác.
HS có thể lấy VD truyện cổ tích khác.
* K chỉ vậy, văn học chân chính còn góp phần tố cáo những thế lực đen tối, tàn
bạo trong xã hội, chà đạp lên cuộc sống của con người. Bằng những hình
tượng, văn học đã tiếp sức cho con người thêm sức mạnh để chống lại điều
ác, để xóa bỏ những xã hội đen tối tàn bạo, để xã hội trở nên tốt đẹp, ngập
tràn tình yêu thương.
VD: “Con ơi nhớ lấy câu này / Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
- Truyện Tấm Cám tố cáo những hành vi độc ác của mẹ con Cám. Kết thúc
truyện, cái ác bị trừng trị, thể hiện rõ thái độ của nhân dân: Gieo gió gặt bão
 Con người có thêm niềm tin, sức mạnh trong cuộc đấu tranh “Phò chính
trừ tà”, bảo vệ cái Thiện.
c. Khái quát
- Không thể nào có thể nói hết khả năng nhân đạo hóa của văn học đối với con
người. Đọc một tác phẩm văn học chân chính, ta có cảm giác thật hạnh phúc


và sung sướng như đang được đối diện, tâm tình trò truyện với một người
bạn thông minh, nhân ái, từng trải, như đang được chia sẻ nỗi buồn, niềm vui,
tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong
cuộc hành trình đầy thử thách của cuộc sống. Biết bao nhiêu tác phẩm văn
chương đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Nói như
Gorki :“sách vở đã chỉ cho tôi chỗ đứng của mình trong đời sống, nói cho tôi
biết rằng con người thật là vĩ đại và đẹp đẽ, rằng con người luôn luôn hướng

về cái tốt đẹp hơn, rằng con người đã làm nên nhiều thứ trên trái đất và vì
thế mà họ đã chịu biết bao đau khổ”. Và cũng chính Gorki đã tuyên ngôn: “Con
người – cái tên mới đẹp làm sao, mới vinh quang làm sao. Con người phải tôn
trọng

con

người”.

- Văn học giúp ta hiểu biết con người, hiểu chính mình, cảm thông chia sẻ với
nỗi khổ đau của mình trong đời sống. Đọc văn, ta như đang được đón nhận ý
chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy gian khó, ta biết căm ghét
cái giả dối, ti tiện, tàn ác, biết hướng tới cái chân, thiện, mĩ; biết sống một
cách chân thật, nhân ái, cao thượng… đó là những dấu hiệu của quá trình
‘nhân đạo hóa” mà văn học chân chính đã và mãi mãi sẽ đem lại cho con
người, vì hạnh phúc của con người.
3. KB



×