Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Các đặc trưng giá trị của ca dao, truyện cổ tích, sử thi Chuyên đề chuyên sâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.88 KB, 11 trang )

LUYỆN ĐỀ:
CÁC ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ CỦA CA DAO,
TRUYỆN CỔ TÍCH, SỬ THI
Đề 1:
“Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” (Trích lời tựa cuốn “Cổ kim hoà ca tập”)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Dùng một số bài ca dao về tình yêu nam nữ để
chứng minh.
GỢI Ý
1. MB
- Dẫn dắt: Có thể đi từ vai trò, ý nghĩa của thơ ca đối với cuộc sống, hoặc đi từ đặc trưng của
thơ ca
- Nêu vấn đề: “Thơ ca bắt rễ….từ ngữ”
VD: Không phải ngẫu nhiên, nhà nghiên cứu Hoài Thanh lại cho rằng: “Thích một bài thơ,
theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách
nói, nghĩa là trước hết là thích một con người”. Phải chăng vì thơ ca “là tiếng nói hồn nhiên
nhất của tâm hồn con người” (Tố Hữu), là sự kí thác của những tấm lòng với nguồn xúc cảm
nhiều cung bậc. Những tâm tư, tình cảm lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ thơ trữ tình, sâu
lắng, thiết tha. Nói như tác giả lời tựa cuốn “Cô kim hoà ca tập” thì “Thơ ca bắt rễ từ lòng
người, nở hoa nơi từ ngữ”.
2. TB
a. Giải thích lời nhận định
* Thơ ca bắt rễ từ lòng người
- “Tho la thu ki chan thanh cua trai tim” (Duy-Bra-lay). Tho ca ghi lai nhung tam trang, cam xuc
cua con nguoi. Thi sĩ làm thơ trước hết là để giãi bày tâm tình của mình trước hiện tượng, sự
vật, con người trong đời sống. Những tâm tình ấy phải là những tình cảm chân thành, mãnh liệt
nhất thức dậy từ đáy lòng thi nhân, hay chính là “thơ ca bắt rễ từ lòng người” vậy.
- Rễ: cái gốc, mạch nguồn cảm hứng sáng tạo NT  “Bắt rễ” vừa là khởi nguồn từ cái gốc,
vừa là bám chặt vào cái gốc ấy. Mà cội nguồn gốc rễ của thơ ca là tấm lòng người nghệ sĩ, là
chính tâm hồn, trái tim giàu cảm xúc của chủ thể trữ tình. Nếu ví thơ ca như một cây xanh
tràn đầy sức sống thì lòng người là mảnh đất trữ tình màu mỡ với muôn ngàn cung điệu cảm
xúc nuôi dưỡng cây thơ, dâng lên cho đời. Cây xanh bén rễ từ đất lành như “Thơ ca khởi


phát tự lòng người” (Lê Quí Đôn) vậy.
*.. “thơ ca nở hoa nơi từ ngữ..”
- Cây xanh nở hoa và khoe sắc hương ở cánh hoa, nhị hoa, nhuỵ hoa, còn thơ “nở hoa nơi từ
ngữ”. Hoa tượng trưng cho cái đẹp, cho giá trị thẩm mĩ. Giá trị thẩm mĩ của thơ trước hết
được thể hiện ở ngôn ngữ thơ bởi “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của tác phẩm văn học” (M.
Gorki). Thơ ca thể hiện lòng người nhưng đó k phải là sự diễn đạt thông thường bởi nếu thế
thơ chỉ còn là thứ phiên bản nhạt nhẽo, vô vị. Muốn được công chúng đón nhận, yêu mến tác
phẩm, thi sĩ phải lựa chọn cho mình một cách diễn đạt mới mẻ độc đáo mà thật sâu sắc.
Ngôn ngữ chính là phương tiện hữu hiệu nhất để thơ ca được đi vào lòng người và cũng là
yếu tố thể hiện tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. (Cách lựa chọn từ ngữ k chỉ thể hiện cá
tính sáng tạo của thi nhân mà còn thể hiện đặc điểm của từng tầng lớp, giai cấp cụ thể. Nếu
thơ bắt rễ từ tâm hồn những trí thức Hán học, những vương tôn, quý tộc, ngôn ngữ được nở
hoa sẽ mang tính ước lệ, tượng trưng. Còn nếu thơ bắt rễ từ tâm hồn người dân lao động
trong cuộc sống đời thường, ngôn ngữ sẽ nôm na, giản dị, trong sáng, dễ nhớ, dễ thuộc như
ca dao, dân ca.)

1


=> Lời nhận định là sự đúc rút những kinh nghiệm từ thực tế thơ ca cổ, kim, đông, tây, đã
diễn đạt thật chính xác một đặc trưng cơ bản của thơ ca: Thơ ca xuất phát từ lòng người và
thể hiện tình cảm của con người qua vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ. Mỗi tác phẩm thi ca là sự
kết hợp của nội dung và nghệ thuật, cái tài và cái tâm của nghệ sĩ.
b. Chứng minh
* Khái quát về ca dao và ca dao về tình yêu nam nữ
- Trong kho tàng thơ ca VN, ca dao là một thể loại k thể thiếu, là một hình thái đặc biệt,
thuộc loại hình trữ tình của văn học dân gian, diễn ta đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm
của người dân lao động. Bắt rễ từ tâm hồn những bình dân nên ngôn ngữ ca dao vừa mang
những đặc trưng chung của ngôn ngữ thơ ca dân tộc, vừa có những nét riêng. Đó là thứ ngôn
ngữ đời thường của quần chúng nhân dân nhưng được sử dụng theo phương thức trữ tình

của thơ ca nên mang tính nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ.
- Bên cạnh những bài ca dao than thân cất lên từ cuộc đời nhiều xót xa, cay đắng, những bài
ca dao về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình là những bài ca về tình yêu đôi
lứa. Tình yêu là một tình cảm tinh tế, thiêng liêng của con người. Tình yêu đi vào ca dao hết
sức tự nhiên, thoải mái như một thứ âm điệu tuyệt vời làm cho những bài ca dao thêm đượm
chất trữ tình. Tình yêu của con người lao động thật thà chất phác nhưng cũng thật nên thơ.
* Chứng minh nhận định qua một số bài ca dao tiêu biểu về tình yêu nam nữ
Bài 1: Hôm qua tát nước đầu đình
- Hôm qua tát nước….cành hoa sen
Chàng trai kể về sự việc mất áo, rất cụ thể về thời gian (hôm qua), địa điểm (đầu đình) và vị
trí để quên áo (cành hoa sen). Nhưng cái vị trí “cành hoa sen” khiến ta phải nghi ngờ vì sen
làm gì có cành? Mà ai lỡ nào vắt chiếc áo lên cành sen yếu ớt? Sự phi lí, lấp lửng khiến lời
thơ chuyển hướng, đi từ tư duy đời thường sang tư suy nghệ thuật. Chàng trai muốn nói điều
gì qua sự phi lí này đây?
- “Em được…..trong nhà”
Lời nói của chàng trai trở nên táo bạo, bất ngờ. Chàng cất lời xin áo đầy dịu ngọt, âu yếm,
thiết tha “Em được…xin”. Câu chuyện xin áo tưởng đến đây là kết thúc, nhưng cái thông
minh, khéo léo của chàng trai là ở chỗ đưa thêm một câu hỏi tu từ “Hay là….?”Một sự hoài
nghi, băn khoăn, nhưng k buồn bã vì có thể k nhận lại được áo mà lời ca thoáng niềm hi vọng,
khát khao. Phải chăng chàng trai cố tình để quên áo để có cớ đi lại với nàng? Phải chăng khát
vọng yêu đương cháy bỏng đang được cố nén trong câu hỏi tu từ kia? Đó, chính tình yêu nồng
cháy tự sâu thẳm đáy lòng là cội nguồn của những lời thơ trữ tình ngọt ngào ấy.
- “Áo anh sứt chỉ…..cho cùng”
Tình yêu và khát vọng hạnh phúc giúp chàng tìm đựoc hình thức phù hợp để bày tỏ tấm
lòng. Chàng nêu đặc điểm nhận diện chiếc áo rồi giãi bày gia cảnh của mình. Gia cảnh của
chàng có liên quan gì đến việc xin áo đâu? Nhưng lại thật cần thiết để mở lối tình yêu vào
trái tim cô gái. Lời thơ giản dị, những từ ngữ rất gần gũi nhưng thực sự đã nở hoa nghệ thuật
trong lời tỏ tình của chàng trai. Hai tiếng “cô ấy” cất lên thân thương, trìu mến, làm rung
động, xốn xang trái tim thiếu nữ.
- “Khâu rồi anh sẽ trả công …….buồng cau”

Mạch thơ lôgíc, ý tứ của chàng trai cũng được thể hiện ngày một rõ ràng. Mượn khâu rồi trả
công là lẽ thường tình, nhưng chàng trai k trả ngay mà đợi đến khi “em đi lấy chồng” mới
trả. 4 tiếng “em đi lấy chồng” cất lên k có chút buồn khổ, thất vọng vì k lấy được người
mình yêu, mà có chút hăm hở, nhiệt tình. Chàng hứa, “a sẽ giúp cho”, k phải trả công nữa,
mà là giúp. Nếu là một người bạn bình thường sao lại giúp “xôi vò, rượu tăm, chăn, chiếu,

2


tiền cheo, buồng cau”? Thì ra, lời nói xin trả công ấy chính là lời cầu hôn đầy ý nhị, kín đáo,
thành thật của chàng trai
 Bài ca dao là lời tỏ tình tế nhị, đáng yêu của một chàng trai nông thôn, được cất lên từ trái
tim yêu say đắm mà kín đáo của chàng với nàng. Bài ca nói về sự việc hỏi xin chiếc áo để
quên của chàng trai nhưng đó chỉ là cái cớ để chàng bày tỏ tình yêu. Chính tình yêu – tình
cảm xuất phát từ tận đáy lòng mới là căn nguyên gốc rễ cho sự ra đời của bài ca dao ấy.
Bài 2: bài “Khăn thương nhớ ai”
- Viết về tình yêu, ca dao thường hay diễn tả nỗi nhớ. Trong tình yêu, nỗi nhớ là cung bậc
tình cảm đằm sâu nhất, nên khi nỗi nhớ khơi lên ý thơ thì ngôn ngữ hàm chứa tình cảm ấy
cũng tha thiết,lắng sâu k kém.
- Nỗi nhớ người yêu nơi cô gái nhuốm vào sự vật, lan toả theo k gian và thường trực trong
mọi thời gian.
- Lời ca được bén rễ từ tấm lòng cháy bỏng yêu thương, nhung nhớ của cô gái đối với người
yêu. Cũng chính những tình cảm ấy khiến ngôn ngữ dân gian được nở hoa, những chiếc
khăn, chiếc đèn cũng trở thành thấm đượm tình người.
Bài 3:
“Có oản anh tình phụ xôi….
Có nhân ngãi mới anh quên em rồi”
hoặc “Trèo lên cây bưởi hái hoa…….biết thuở nào ra”
c. Tiểu kết
- “Thơ ca là người thư kí trung thành của trái tim ”. Khi những trái tim yêu thương hạnh phúc

hay buồn đau, thương xót cũng là khi tiếng thơ được ngân rung trong lòng người. Mỗi cảm
xúc ấy là cội nguồn của thơ ca.
- Ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình tượng văn học, cũng là phương tiện để người nghệ
sĩ kí thác lòng mình. Sự kí thác bằng ấy đâu chỉ để lòng người được nhẹ nhàng hơn mà còn
tạo nên những công trình ngôn ngữ nghệ thuật (tác phẩm thơ) giàu giá trị thẩm mĩ.
- Đọc ca dao về tình yêu đôi lứa, ta được lắng nghe những cung bậc tế vi nhất của những trái
tim yêu. Ngôn từ ca dao thể hiện tình yêu đôi lứa k cầu kì, trái lại rất giản dị, mộc mạc mà
sâu sắc, thấm đượm nghĩa tình.
3.KB
- Khẳng định đặc trưng của thơ ca,ý nghĩa của câu nói.

ĐỀ 2: “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hoá con người”(M.Gorki)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên. Bằng những hiểu biết về ca dao, truyện cổ
tích, hãy chứng minh.
GỢI Ý
1. MB
- Dẫn dắt
- Nêu vấn đề
VD: Con người sở dĩ đáng kiêu hãnh, trở thành Con Người vì không phải chỉ biết sống theo
bản năng, mà còn có một đời sống tinh thần phong phú. Trong đời sống tinh thần của con
người, văn học đóng một vai trò quan trọng, tất nhiên văn học nói ở đây phải là văn học
chân chính. Văn học đã mở rộng tầm mắt cho con người, giúp cho con người một cách sống
tốt đẹp để tự hoàn thiện nhân cách của mình, có thêm sức mạnh để tham gia vào cuộc chiến
đấu cho cái thiện toàn thắng trên cõi đời này. Văn học chân chính giáo dục con người bằng
cái thật và cái đẹp, sâu sắc hơn nữa “văn học chân chính có khả năng nhan đạo hóa con

3


người”.

2. TB
a. Giải thích lời nhận định
- Văn học là một hoạt động sáng tạo NT, đó là hình thức nghệ thuật ngôn từ. Văn học
có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa.
Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ quan
của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát
vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với
con người. Dù văn học viết về những sự cố lớn lao: bão táp cách mạng, chiến tranh, hay chỉ
diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ tre, ruộng lúa… bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng,
tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong. Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư
khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan
tâm hàng đầu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực
căn bản nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính.
- Văn học hướng về đời sống con người, mang những giá trị, chức năng quan trọng.
Bên cạnh chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, văn học nghệ thuật
còn có chức năng giáo dục, nghĩa là tác động, cải tạo quan điểm, tư tưởng, đạo đức của con
người. Nói một cách khác, một chức năng quan trọng nhất của văn học NT là nhân đạo hoá
con người. Đó là quá trình làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn
tới cái cao cả, cao thượng, kể cả những con người đã trải qua và chịu đựng những điều ác
khủng
khiếp
do

hội


khi
do
chính
mình

gây
ra.
Letxing cho rằng “Tất cả các thể loại thơ ca đều phải uốn nắn chúng ta”, Lê Quí Đôn lại nói
“Văn chương là gốc lớn của sự lập thân”. NT nói chung, văn chương nói riêng thường có xu
hướng khuếch đại cái tốt để nó trở nên đẹp đẽ,lộng lẫy hơn, từ đó lôi cuốn hấp dẫn mọi
người, làm cho mọi người tin rằng trên đời này bao giờ cũng còn có lương tri, công lý, bao
giờ cũng có người tốt, khơi dậy ở mọi người khát vọng hướng tới cái lí tưởng, muốn noi
gương, bắt chước điều thiện, điều hay. Đồng thời, nhà văn cũng phóng đại cái xấu, làm choc
nó trở lên ghê tởm và đáng ghét hơn để người đọc nhận ra mặt nó, khinh ghét, phủ định nó,
trước là trong tác phẩm, sau là trong chính cuộc đời.
Lời nhận định ngắn gọn, hàm súc, đã khái quát chính xác giá trị giáo dục, khả năng nhân
đạo hoá con người của văn học
b. Chứng minh nội dung lời nhận định
* Nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học trước hết là khả năng gợi lòng trắc ẩn, động
tâm, thương cảm đối với những cảnh ngộ bất hạnh đói nghèo diễn ra trong xã hội.
- Ca dao than thân trách phận gợi tình yêu thương,sự đồng cảm ở con người
VD: Thân em như hạt mưa sa……luống cày
“Khổ như tôi đây mới ra thậm khổ’
Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi
Xuống sông gánh nước đụng chỗ cát bồi khe khô”
Hoặc “Tháng giêng, tháng hai…..quan tiền”
- Truyện cổ tích “Tấm Cám”. Mỗi chúng ta đều động lòng thương cảm trước cảnh ngộ bất
hạnh của cô Tấm.
* Khả năng nhân đạo hóa còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân
trước những điều xấu, tốt, thiện, ác… mà tác phẩm gợi lên. Người ta đã nói đến sự “thanh
lọc” tâm hồn của văn học, hay hình thức “sám hối” của bản thân trước lương tâm của quá
trình tiếp nhận tác phẩm là như thế.

4



- Ca dao là tiếng nói của nhân dân lao động. Ca dao k chỉ nói đến những cảnh ngộ đáng
thương, những lời than thân chua xót, khơi gợi tình cảm nhân đạo của con người mà ca dao
còn đề cao những tình cảm đạo đức tốt đẹp cũng như phê phán những tính cách chưa tốt để
mỗi con người đọc ca dao mà tu sửa bản thân
+ Ca dao đề cao những tình cảm đạo đức truyền thống trong gia đình: ông bà – con cháu,
cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em…
“Công cha như…..đạo con”
+ Ca dao đề cao những tình cảm cần có trong xã hội, đó là tình nghĩa bạn bè hay tình yêu
thương đồng loại
VD: “nhiễu điều ….nhau cùng”
“Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên”…
+ Ca dao phê phán sự bạc nghĩa phụ tình
“Có oản anh tình phụ xôi…………………Có nhân ngãi mới anh quên em rồi”
Mà ngợi ca sự thuỷ chung, son sắc: “Cây đã cũ bến đò xưa / Bộ hành có nghĩa nắng mưa
cũng chờ”
Ca dao là tấm gương để con người soi vào, tự nhận diện bản thân, sửa tâm tính và thanh
lọc tâm hồn.
- Truyện cổ tích
+ Nếu ca dao đến với người đọc bằng hình tượng thơ, ngôn ngữ nghệ thuật thì truyện cổ tích
đến với người đọc chủ yếu qua hệ thống nhân vật. Các nhân vật trong truyện cổ tích là nhân
vật chức năng, được xây dựng thành hai tuyến Thiện – Ác rõ rệt. Cô Tấm là đại diện cho cái
Thiện, mẹ con Cám là đại diện cho cái Ác.
+ Cuộc đấu tranh Thiện – Ác diễn ra gay go quyết liệt. Cái Thiện ban đầu có thể yếu thế
nhưng cuối cùng sẽ giành chiến thắng (Tấm - Cám)
+ Cuộc đấu tranh Thiện Ác trong truyện cổ tích thể hiện triết lý nhân sinh của nhân dân: Ở
hiền gặp lành, ác giả ác báo… Những câu chuyện đó có sức cảm hoá con người, hướng con
người tới cái thiện, bài trừ cái ác.
HS có thể lấy VD truyện cổ tích khác.

* K chỉ vậy, văn học chân chính còn góp phần tố cáo những thế lực đen tối, tàn bạo trong
xã hội, chà đạp lên cuộc sống của con người. Bằng những hình tượng, văn học đã tiếp sức
cho con người thêm sức mạnh để chống lại điều ác, để xóa bỏ những xã hội đen tối tàn bạo,
để xã hội trở nên tốt đẹp, ngập tràn tình yêu thương.
VD: “Con ơi nhớ lấy câu này / Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
- Truyện Tấm Cám tố cáo những hành vi độc ác của mẹ con Cám. Kết thúc truyện, cái ác bị
trừng trị, thể hiện rõ thái độ của nhân dân: Gieo gió gặt bão  Con người có thêm niềm tin,
sức mạnh trong cuộc đấu tranh “Phò chính trừ tà”, bảo vệ cái Thiện.
c. Khái quát
- Không thể nào có thể nói hết khả năng nhân đạo hóa của văn học đối với con người. Đọc
một tác phẩm văn học chân chính, ta có cảm giác thật hạnh phúc và sung sướng như đang
được đối diện, tâm tình trò truyện với một người bạn thông minh, nhân ái, từng trải, như
đang được chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí,
niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy thử thách của cuộc sống. Biết bao nhiêu tác
phẩm văn chương đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Nói như Gorki
:“sách vở đã chỉ cho tôi chỗ đứng của mình trong đời sống, nói cho tôi biết rằng con người
thật là vĩ đại và đẹp đẽ, rằng con người luôn luôn hướng về cái tốt đẹp hơn, rằng con người
đã làm nên nhiều thứ trên trái đất và vì thế mà họ đã chịu biết bao đau khổ”. Và cũng chính

5


Gorki đã tuyên ngôn: “Con người – cái tên mới đẹp làm sao, mới vinh quang làm sao. Con
người phải tôn trọng con người”.
- Văn học giúp ta hiểu biết con người, hiểu chính mình, cảm thông chia sẻ với nỗi khổ đau
của mình trong đời sống. Đọc văn, ta như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong
cuộc hành trình đầy gian khó, ta biết căm ghét cái giả dối, ti tiện, tàn ác, biết hướng tới cái
chân, thiện, mĩ; biết sống một cách chân thật, nhân ái, cao thượng… đó là những dấu hiệu
của quá trình ‘nhân đạo hóa” mà văn học chân chính đã và mãi mãi sẽ đem lại cho con
người, vì hạnh phúc của con người.

3. KB

6


ĐỀ 3: Dấu ấn sử thi trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

GỢI Ý
1. MB:
- Dẫn dắt
- Nêu vấn đề:
2. TB:
* Khái quát về sử thi anh hùng trong văn học dân gian
- Khái niệm:
Sử thi anh hùng là những áng văn tự sự (văn xuôi hoạc văn vần) có qui mô hoành tráng,
miêu tả và ca ngợi những người anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, tài trí hơn người,
lập được nhiều chiến công hiển hách, biết hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ cho cộng đồng.
- Đặc điểm của sử thi anh hùng
+ Sử thi anh hùng có qui mô lớn
+ Trong sử thi anh hùng, nhân vật anh hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng về mọi phương
diện khiến cho hình tượng người anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu tượng cao.
. có vẻ đẹp phi thường: có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao, mang vẻ đẹp tạo hình theo
quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng. (VD: Đăm Săn….)
. Vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường:
Lòng dũng cảm được coi là pẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh
hùng sử thi. Bao giờ người anh hùng cũng là những con người có lòng chiến đấu dũng cảm
và ý chí chiến đấu mãnh liệt nhất.
Lý tưởng cao cả, một khát vọng lớn lao.Nếu lý tưởng của người anh hùng sử thi phương
Tây là khát vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận thì các anh hùng của sử thi ấn Độ lại
mang một lý tưởng thuần khiết hơn:họ hướng về điều thiện,về lẽ phải,về đạo lý ở đời.

Chiến công hiển hách: Nhờ có sức mạnh thể chất phi thường cộng với sức mạnh tinh
thần kì diệu, người anh hùng sử thi luôn lập được nhiều chiến công hiển hách.Chiến công
của người anh hùng bao giờ cũng mang ý nghĩa lớn lao,mang quyền lợi, danh dự và hạnh
phúc cho bộ tộc cộng đồng.
Tóm lại, nhân vật anh hùng luôn hiện diện với tổng hoà các sức mạnh về vật chất
lẫn tinh thần. Người anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn
kính thiêng liêng.
+Các phương thức nghệ thuật của sử thi: Sử dụng các biện pháp so sánh, phóng đại,
giọng văn mạnh mẽ, hào hùng…góp phần tạo nên âm hưởng hùng tráng của thể loại sử thi.
* Khái quát về mối quan hệ gữa văn học dân gian và văn học viết.
- Mối quan hệ: Giữa văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn
nhau. Văn học dân gian đóng vai trò nền tảng quan trọng cho sự hình thành và phát triển
của văn học viết. Ngược lại, văn học viết giúp bảo tồn, phát huy giá trị của văn học dân gian.
- Thể loại sử thi trong văn học dân gian được kế thừa và phát huy trong văn học viết, hình thành
chất sử thi trong văn học. Một tác phẩm được sáng tác theo khuynh hướng sử thi là tác phẩm:
+ Đề tài có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân, liên quan đế những vấn đề sống
còn của cả cộng động dân tộc.
+ Nhân vật được ca ngợi là những người anh hùng sống chết vì Tổ quốc, vì Cách mạng
+ Mối quạn hệ giữa cá nhân và cộng đồng : Số phân cá nhân, chuyện đời tư thường ít
được đặt ra. Nếu có nói đến chẳng qua cũng để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của
người anh hùng đối với cộng đồng ( hi sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân vì lợi ích chung )
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca, tôn vinh những con người xả thân vì nước.

7


+ Nghệ thuật biểu hiện: Thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật phóng đại, lí tưởng hoá.
- Cơ sở hình thành chất sử thi trong văn học chống Mĩ nói chung và trong “Rừng xà nu” nói riêng.
+ Chất sử thi là đặc điểm thi pháp đồng thời là mĩ cảm của văn học kháng chiến.
+ Đặc thù lịch sử đất nước 30 năm chiến tranh > tiếng nói bức xúc nhất: vận mệnh

dân tộc > chất sử thi đậm nét trong văn học.
* Dấu ấn sử thi trong truyện “Rừng xà nu”
- Đề tài: Số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên, tiêu biểu
cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân dân Miền Nam, của cả dân tộc.
Rừng xà nu nói đến vấn đề sinh tử không chỉ của dân làng Xô man mà còn là của cả dân tộc
Việt Nam những năm đen tối sau hiệp định Giownevơ cho đến lúc đồng khởi.
- Chủ đề tác phẩm
Chủ đề tác phẩm cũng mang đậm tính sử thi : Trước sự tàn bạo của kẻ thù, nhân dân miền
Nam chỉ có một con đường duy nhất : Cầm vũ khí vùng lên giải phóng quê hương
- Nhân vật trong tác phẩm
Nhân vật tiêu biểu là Tnu, cụ Mết. Những con người này
+ Kết tinh cao độ những phẩm chất tiêu biểu của cộng đồng : gắn bó với dân làng,
trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất, dũng cảm chiến đấu
và hi sinh. (chứng minh qua Tnú, cụ Mết)
. Tnú
Lúc nhỏ:
. Mồ côi, sống nhờ sự chở che, đùm bọc của dân làng. Thay cho thanh niên, người
già, tiếp tế cho cán bộ > gan góc, dũng cảm.
. Ý thức sâu sắc: Cụ Mết nói: Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn > ý thức
cách mạng mạnh mẽ, sáng tỏ.
. Khó nhớ mặt chữ nhưng đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng, xé rừng mà đi, lọt tất
cả các vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi
ngang, vượt lên trên mặt nước, cới lên thác băng băng như một con cá kình không phải vì
Tnú ngạo ngược, ngông nghênh, nông nổi mà vì ý thức “Qua chỗ nước êm thằng Mĩ - Diệm
hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ” > thông minh, cá tính mạnh mẽ, dũng cảm.
. Giặc bắt: dao chém ngang lưng hỏi cách mạng đâu > Tnú chỉ vào bụng, không khai
một lời dù bị tra tấn dã man > kiên cường, gan góc, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
Tnú nổi bật với các phẩm chất: thông minh, thẳng thắn, trung thực, gan góc, táo bạo,
dũng cảm, kiên cường.
Khi lớn:

. Ba năm sau, vượt ngục về làng, cùng thanh niên lên núi Ngọc Linh mài vũ khí >
người nuôi giữ để ngọn lửa yêu nước luôn đượm cháy, thắp sáng qua các thế hệ con người
Tây Nguyên > chủ động cho cuộc chiến đấu mới với kẻ thù.
. Thằng Dục xuất hiện để bắt và giết Tnú: Giặc bắt và hành hạ vợ con Tnú dã man.
Tnú “chồm dậy”, “hai con mắt là hai cục lửa lớn”. Căm hờn đã uất đọng không thể tan, chỉ
trực bùng lên thành hành động trả thù. Tnú hét dữ dội, nhảy xổ vào giữa bọn lính.
. Khi Bị bắt: giặc lấy giẻ tầm dầu xà nu, quấn quanh mười đầu ngón tay, đốt, Tnú
không kêu một tiếng nào. Mười ngón tay thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi lại
mở mắt ra, trừng trừng. Tnú không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay, nghe lửa cháy trong
lồng ngực, cháy ở bụng, cháy cả ruột. > Có chuyển hoá kì lạ: từ ngọn lửa vật lí bình thường
thành ngọn lửa tinh thần căm hờn > con người đang tự đốt mình lên, đốt đau đớn, căm thù
thành hành động quật khởi. Tnú hét lên một tiếng, không phải là tiếng hét đau đớn mà là

8


tiếng hét căm hờn “Giết” > giống như một lời hiệu triệu, một lời sấm truyền thiêng liêng.
Nhận xét:
. Nhịp văn ngắn, dồn dập, nhanh, gấp, giàu kịch tính (kẻ thù trắng trợn, thách thức,
bạo tàn, uy hiếp; dân làng tận mắt chứng kiến người anh hùng của mình bị tra tấn dã man >
kết thúc xung đột là hành động vùng lên giết kẻ thù).
. Khái quát chân lí cách mạng đồng thời là tư tưởng của tác phẩm (qua lời cụ Mết)
Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo.
. Ý nghĩa biểu tượng của chi tiết bàn tay: Mười ngón đuốc rực cháy > biểu trưng cho sức
mạnh, sự kiên cường bất khuất của con người. Mỗi ngón cụt một đốt > chứng nhận tội ác dã
man của kẻ thù, chứng tích đau thương để nhắc nhớ người dân Xô man về chân lí cách mạng.
Bàn tay bóp cổ thằng Dục > sức mạnh tiêu diệt kẻ thù, sự trả giá tất yếu cho tội ác của bọn
xâm lược > sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên.
Tiểu kết về nhân vật Tnú:
. Qua nhân vật Tnú, nhà văn khái quát cuộc đời đau thương mà anh dũng, khám phá

vẻ đẹp quả cảm, lòng yêu nước, phẩm chất gan dạ, anh hùng và sức sống mãnh liệt của
người dân Tây Nguyên.
. Xây dựng nhân vật bằng bút pháp sử thi > nhân vật hiện lên như người anh hùng
trong những trang của huyền thoại của người miền núi.
. Tiếp nối truyền thống có từ Đăm san, Xinh Nhã, Đinh Núp…, kéo dài và làm mới
những trang sử thi thủa trước bằng tinh thần hiện đại.
. Cụ Mết:
. Thế hệ đi trước Tnú, là tương lai của Tnú.
. Là người lưu giữ truyền thống anh hùng của dân làng Xô man qua các câu chuyện kể.
. Là người minh mẫn, trí tuệ, kiên trung, đã đúc rút chân lí cách mạng: Cán bộ là
Đảng. Đảng còn, núi nước này còn. – Chúng nó cầm súng thì mình phải cẩm giáo
. Là người lãnh đạo phong trào nổi dậy đấu tranh của dân làng Xô Man.
+ Lí tưởng sống của những nhân vật này luôn gắn với vận mệnh của cộng đồng. (Các
nhân vật được xây dựng thể hiện sự tiếp nối, vì thế số phận của mọi nhân vật đều thống nhất
với nhau, thống nhất với số phận của cả cộng đồng. Điều đó thể hiện rõ nét tính sử thi ).
- Cảm hứng chủ đạo: tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp người anh hùng
- Bút pháp lí tưởng hoá: Xây dựng được những hình ảnh chói lọi kì vĩ có sức khái quát cao:
Hình ảnh rừng xà nu, cây xà nu, hai bàn tay bị đốt của Tnu
-Cách trần thuật
+ Tạo không khí trang nghiêm cổ kính của tác phẩm :
Câu chuyện về cuộc đời Tnu và cuộc nổi dậy của dân làng Xô man thực ra là câu chuyện
mới diễn ra. Tuy vậy nó được già làng kể như một câu chuyện lịch sử với không khí và thái
độ trang nghiêm cùng sự ngưỡng vọng của cộng đồng (giống lối kể về các tù trưởng hùng
mạnh tiêu biểu cho ý chí sức mạnh của cộng đồng trong sử thi Đam san)
+ Ngôn ngữ của nhân vật cũng được chọn lọc. Đặc biệt nhiều câu nói của cụ Mết như đúc kết
chân lí, như hiệu lệnh chiến đấu: “Chúng nó đã … cầm giáo” , “Thế là bắt đầu …đốt lửa lên”
* Liên hệ, mở rộng
Trong văn học chống Mĩ, ta thấy xuất hiện nhiều tác phẩm được sáng tác theo khuynh hướng
sử thi. Bên cạnh “Rừng xà nu” còn có “Những đứa con trong gia đình”, “Mảnh trăng cuối
rừng”, “Những ngôi sao xa xôi”….

3. KB
- Khẳng định chất sử thi trong Rừng xà nu
- Đánh giá về giá trị, sức sống của tác phẩm của tác phẩm

9


1. Sách ngữ văn lớp 10 tập 1 trang 65 có viết "truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy
bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và
năng lực tuyệt vời của con người". hãy làm sáng tỏ nhận định này.
2. Cao dao Việt Nam có câu rằng:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân…”
Nhưng lại cũng có câu rằng:
“Thân em như tấm lụa đào
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi ưa”
“Thân em như thể chuông vàng
Ở trong thành nội có ngàn quân lính hầu”
Bằng những hiểu biết về ca dao, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người phụ nữ
Việt Nam trong xã hội xưa.
3. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” (Trích lời tựa cuốn “Cổ kim hoà ca
tập”)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Dùng một số bài ca dao về tình yêu nam nữ để
chứng minh.
4. “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hoá con người”
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên. Bằng những hiểu biết về ca dao, truyện cổ
tích, hãy chứng minh.
5. “Mỗi sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh hoạ giản đơn cho

tư tưởng này hoặc tư tưởng khác, cho dù đó là tư tưởng rất hay” (M.B. Khrápchenko – Cá
tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học- Nxb TPM, HN, 1978, tr.26)
Anh (chị) suy nghĩ thế nào về câu nói trên. Hãy dùng những hiểu biết về truyện cổ tích để
chứng minh.
6. Đề bài: Bàn về truyện cổ tích và ca dao, có ý kiến cho rằng:
"Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao" (Đỗ Bình
Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục , Hà Nội, 1995, trang 111)
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
7. Anh (chị) hãy phân tích hai đoạn văn sau:
“Đăm Săn rung khiên múa…..Cuối cùng, hắn ngã lăn quay ra đất” (Trích “Chiến thắng Mtao
Mxây” – “Đăm Săn”, sử thi Tây Nguyên)

“Tnú không kêu một tiếng nào…..Tnú không kêu! Không!” (Trích “Rừng xà nu”, Nguyễn
Trung Thành).

10


8. Có ý kiến cho rằng tính sử thi trong văn học dân gian đã được kế thừa và phát huy
trong văn học viết.
Qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích “Đăm Săn” - Sử thi Tây Nguyên) và
truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), anh (chị) hãy chứng minh.
9. Vẻ đẹp của những anh hùng sử thi qua một số đoạn trích đã học.
Để 10: Sinh ra trong cuộc đời trăm đắng ngàn cay, ca dao cổ đã thể hiện tác giả của nó người bình dân là nghệ sĩ thứ nhất, nghệ sĩ của muôn đời. Giải thích ý kiến trên, phân tích
một số câu ca dao cổ để làm sáng tỏ
Đề 11: Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận là thấy buồn thấy khổ
nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là
thấy yêu thấy thương”. Chọn những bài ca dao đã được học và đọc để làm sáng tỏ nhận
định trên.
Đề 12: Nhà phê bình người Nga Beelinxki viết:

“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là
tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời
những câu hỏi đó.”
(Lí luận văn học – nxb Giáo dục – 1993,tr 62)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về ca dao, truyện cổ tích, anh (chị)
hãy làm sáng tỏ.

11



×