ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN MẠNH HÀO
Tªn ®Ò tµi:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
PHẤN MỄ - HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khoá học
: 2010 - 2014
Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN MẠNH HÀO
Tªn ®Ò tµi:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
PHẤN MỄ - HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2010 - 2014
Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Hà Đình Nghiêm
Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong thời thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài
sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá
nhân trong và ngoài trường.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy, cô giáo
trong khoa Môi trường cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Th.S
Hà Đình Nghiêm, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị Trạm
bảo vệ thực vật, UBND xã Phấn Mễ, Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Phú Lương, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nội dung
đề tài này.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý kiến của các thầy, cô
giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Mạnh Hào
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVTV
DDT
EPA
FAO
IPM
LUT
NN&PTNT
STT
UBND
WHO
Nội dung viết tắt
Bảo vệ thực vật
Dichloro - Diphenyl - Trichloroethane
Các tổ chức bảo vệ môi trường
Food and Agricuture Organnization - Tổ chức
nông lương Liên hiệp quốc
Intergrated Pesticide Management
Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
Land Use Type (loại hình sử dụng đất)
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Số thứ tự
Ủy ban nhân dân
The World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Lượng thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam từ những năm
2006 - 2012 ....................................................................................... 7
Bảng 2.2: Mục đích sử dụng của một số loại thuốc BVTV ............................ 11
Bảng 2.3: Phân loại thuốc BVTV theo tính độc ............................................. 14
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích năm 2013...................... 31
Bảng 4.2: Tình hình dân số của xã Phấn Mễ .................................................. 31
Bảng 4.3: Các loại hình sử dụng đất của xã Phấn Mễ có sử dụng
thuốc BVTV .................................................................................... 36
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng thuốc BVTV vào sản xuất nông nghiệp tại xã
Phấn Mễ năm 2013 ......................................................................... 37
Bảng 4.5: Số lượng thuốc BVTV được sử dụng nhiều tại xã Phấn Mễ.......... 38
Bảng 4.6: Lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng ............ 39
Bảng 4.7: Kiến thức chọn thời tiết và hướng gió khi phun thuốc BVTV của
người dân xã Phấn Mễ .................................................................... 40
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng thuốc BVTV của người dân
xã Phấn Mễ...................................................................................... 41
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng và thải bỏ chất thải thuốc BVTV của
các hộ dân ........................................................................................ 44
Bảng 4.10: Xử lý bao bì đựng thuốc BVTV sau khi sử dụng ........................ 45
Bảng 4.11: Các điểm buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn xã Phấn Mễ ......... 47
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ nội dung mối quan hệ qua lại giữa 3 yếu tố: Thuốc, dịch hại
và điều kiện ngoại cảnh tác động đến hiệu lực của thuốc BVTV 19
Hình 2.2: Con đường phân tán của thuốc BVTV trong môi trường ............... 21
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng thuốc
BVTV của người dân xã Phấn Mễ .................................................. 41
Hình 4.2: Hình ảnh người dân tại xóm Hoa 2, xã Phấn Mễ không mang đồ
bảo hộ khi phun thuốc BVTV ......................................................... 42
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện các hình thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử
dụng tại xã Phấn Mễ........................................................................ 45
Hình 4.4: Vỏ thuốc BVTV không được xử lý vứt tại đồng ruộng tại xóm Mỹ
Khánh, xã Phấn Mễ ......................................................................... 46
Hình 4.5: Đại Lý thuốc BVTV tại xã Phấn Mễ .............................................. 47
Hình 4.6: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất ....... 49
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 3
2.1.1. Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật ........................................................ 3
2.1.2. Lịch sử phát triển thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới và tại Việt Nam .. 3
2.1.2.1. Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học trên thế giới ........................ 3
2.1.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới ................... 4
2.1.2.3. Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học, tình hình sản xuất và sử
dụng thuốc BVTV ở Việt nam .......................................................................... 5
2.1.3. Thuốc bảo vệ thực vật và một số vấn đề liên quan ................................. 8
2.2. Phân loại thuốc BVTV ............................................................................. 10
2.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng .......................................................... 10
2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc ........................................................................ 12
2.2.2.1. Thuốc BVTV hóa học.......................................................................... 12
2.2.2.2. Thuốc BVTV sinh học ......................................................................... 13
2.2.3. Phân loại theo tính độc .......................................................................... 14
2.3. Các tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến sản xuất nông nghiệp, môi
tường sống ....................................................................................................... 15
2.3.1. Tác động tích cực .................................................................................. 15
2.3.2. Tác động tiêu cực .................................................................................. 15
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc BVTV .................................. 16
2.4.1. Tác động của yếu tố thời tiết, đất đai .................................................... 16
2.4.2. Tác động của yếu tố điều kiện canh tác ................................................ 18
2.5. Con đường xâm nhập của thuốc BVTV vào cơ thể con người, hệ sinh thái
và con đường phân tán của thuốc BVTV trong môi trường ........................... 20
2.5.1. Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người ..................................... 20
2.5.2. Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường và hệ sinh thái ...................... 20
2.5.3. Con đường phân tán của thuốc BVTV trong môi trường ..................... 21
2.6. Các nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV ..................................................... 22
2.6.1. Nguyên tắc 4 đúng ................................................................................ 23
2.6.2. Dùng thuốc luân phiên .......................................................................... 24
2.6.3. Dùng thuốc hỗn hợp .............................................................................. 24
2.6.4. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp ................................................................................ 24
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp .................................................... 25
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..................................................... 26
3.4.3. Phương pháp phân vùng nghiên cứu ..................................................... 26
3.4.4. Phương pháp đánh giá các tác động ...................................................... 26
3.4.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................... 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 27
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................. 27
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 27
4.1.1.2. Thời tiết khí hậu ................................................................................. 27
4.1.1.3. Thủy văn, sông ngòi ........................................................................... 29
4.1.1.4. Tài nguyên đất .................................................................................... 30
4.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội ................................................. 31
4.1.2.1. Dân số và lao động ............................................................................. 31
4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................ 32
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sử dụng
thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp của xã Phấn Mễ ............................ 34
4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV vào sản xuất nông nghiệp ở
xã Phấn Mễ ...................................................................................................... 35
4.2.1. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Phấn Mễ có sử
dụng thuốc BVTV ........................................................................................... 35
4.2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV vào sản xuất nông nghiệp tại xã Phấn
Mễ năm 2013 và khuyến cáo trên cây trồng ................................................... 36
4.2.2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV vào sản xuất nông nghiệp tại xã
Phấn Mễ năm 2013.......................................................................................... 36
4.2.2.2. Số lượng thuốc BVTV được sử dụng nhiều tại xã Phấn Mễ ............. 38
4.2.2.3. Lượng thuốc BVTV sử dụng thực tế trên cây trồng và khuyến cáo .. 38
4.2.2.4. Cách thức người dân sử dụng thuốc BVTV....................................... 40
4.2.3. Các loại chất thải và quá trình thu gom thuốc BVTV từ
quá trình sử dụng ............................................................................................. 42
4.2.3.1. Các loại chất thải từ quá trình sử dụng .............................................. 42
4.2.3.2 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải ..................................... 43
4.2.4. Hệ thống cung ứng thuốc BVTV .......................................................... 46
4.3. Đánh giá tác động của sử dụng thuốc BVTV vào sản xuất nông nghiệp và
môi trường ở xã Phấn Mễ................................................................................ 48
4.3.1. Tác động tích cực .................................................................................. 48
4.3.2. Tác động tiêu cực .................................................................................. 48
4.3.2.1. Làm ô nhiễm môi trường đất, nước và hệ sinh thái nông nghiệp ...... 48
4.3.2.2. Gây độc hại đối với người sử dụng thuốc, gia súc............................. 50
4.3.2.3. Để lại dư lượng trong nông sản, gây ngộ độc cho người tiêu dùng... 51
4.3.2.4. Giết hại nhiều thiên địch, gây mất cân bằng sinh thái, có thể làm phát
sinh những đối tượng dịch hại quan trọng mới ............................................... 51
4.3.2.5. Dễ làm nảy sinh tính chống độc của sâu hại và gây hiện tượng tái phát
dịch sâu hại ...................................................................................................... 52
4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế mặt trái của
thuốc BVTV trong nông nghiệp tại xã Phấn Mễ ............................................ 52
4.4.1. Về phía cơ quan quản lý........................................................................ 52
4.4.1.1. Giải pháp về về đổi mới và hoàn thiện chính sách ............................ 52
4.4.1.2. Giải pháp về thông tin tuyên truyền ................................................... 55
4.4.1.3. Giải pháp về Thanh tra, kiểm tra........................................................ 56
4.4.1.4. Giải pháp về đào tạo, huấn luyện ....................................................... 56
4.4.2. Về phía người sử dụng .......................................................................... 57
4.4.2.1. Biện pháp ngăn ngừa .......................................................................... 57
4.4.2.2. Biện pháp sử dụng an toàn và hiệu quả ............................................. 58
4.4.2. Về phía doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phân phối ........................ 59
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của
Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng thuận lợi cho sự
phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa
màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và
chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để
bảo đảm an ninh lương thực cho loài người.
Phương pháp phổ biến của người dân khi cây trồng xuất hiện sâu bệnh là
sử dụng thuốc BVTV. Với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng có thể
ngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi, dễ
mua bán trao đổi, đôi khi thuốc BVTV còn là giải pháp duy nhất. Nếu sử dụng
đúng mục đích, đúng kỹ thuật và có sự chỉ đạo đồng bộ, thuốc BVTV sẽ đem lại
hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng, bảo vệ nông sản. Với các ưu điểm
trên, thuốc BVTV được coi là thuốc cứu sinh của người nông dân mỗi khi có
dịch bệnh xảy ra và được người dân sử dụng tự phát với số lượng lớn. Điều này
không những không mang lại hiệu quả trong việc phòng chống sâu bệnh, mà
ngược lại sẽ đem đến những hậu quả rất khó lường đối với cây trồng, cũng như
với sức khỏe của người sử dụng, và có thể dẫn đến nhờn thuốc gây bùng phát
dịch bệnh trên diện rộng với mức độ nguy hại lớn hơn hoặc gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng như: phá vỡ cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng
và cả cho người sản xuất.
Qua mỗi chiến dịch phòng trừ sâu bệnh,việc lạm dụng thuốc BVTV ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân và nguy cơ huỷ diệt môi trường là vấn
đề báo động hiện nay.
Phấn Mễ là một xã trung tâm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên,
cách trung tâm TP. Thái Nguyên 16 Km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 2531 ha,
diện tích đất sản xuất nông nghiệp là là 1329,16 ha, chiếm 52,52% tổng diện tích
2
đất tự nhiên của xã. Phấn Mễ là một vựa lúa lớn của huyện Phú Lương. Vì vậy,
việc tìm hiểu mức độ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp ở xã Phấn Mễ, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống
nhằm bổ sung những kiến thức đã học và nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ
môi trường sống cho cộng đồng là rất cần thiết đối với những sinh viên ngành
môi trường.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của thầy giáo: Th.S Hà Đình Nghiêm, em tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn về sử dụng thuốc BVTV
trong sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV và tác động của nó trên hai
mặt tích cực và tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và môi trường xã Phấn Mễ.
- Đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật phù hợp với điều kiện thực tế tại xã Phấn Mễ.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức
thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình làm đề tài.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV từ đó đưa ra
được những phương hướng và giải pháp thuốc BVTV đạt hiểu quả cao bảo
vệ môi trường.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp
hóa học được dùng để phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột,... hại cây trồng và
nông sản (được gọi chung là sinh vật gây hại cho cây trồng). Thuốc BVTV
gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật hại, như thuốc trừ sâu
dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây... trừ một số trường
hợp còn nói chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại
thuộc nhóm đó. Thuốc BVTV nhiều khi còn gọi là thuốc trừ hại (Pesticide) và
khái niệm này bao gồm vả việc trừ các loại ve, rệp hại vật nuôi và côn trùng
hại cây, thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng.
2.1.2. Lịch sử phát triển thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới và tại Việt Nam
2.1.2.1. Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học trên thế giới
Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với
dịch hại để bảo vệ mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dịch hại
được hình thành. Chính vì vậy, lịch sử của thuốc BVTV có từ rất lâu đời
(cách đây khoảng 10.000 năm). Quá trình phát triển của thuốc BVTV trên
thế giới có thể chia thành một số giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 (Trước thế kỷ 20): Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống
cây trồng có năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chưa lớn. Để bảo vệ cây,
người ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống sẵn có. Sự phát triển nông
nghiệp trông chờ vào sự may rủi. Tuy con người đã phát hiện ra cách sử dụng
một số chất hóa học để diệt trừ sâu bệnh như lưu huỳnh trừ bệnh phấn trắng
(1848), lưu huỳnh vụn dùng trừ rệp sáp hại cam (1881), aseto asenat đồng dùng
trừ sâu hại khoai tây (1889), asenat chì trừ sâu rừng, sâu ăn quả hay nửa cuối
thế kỷ 19, dùng cacbon disulfua (CS2) để chống chuột đồng và các ổ rệp hại
nho…[8]. Nhưng những biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có một vai trò
đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
4
Giai đoạn 2 (Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960): Các thuốc trừ dịch hại
hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông
nghiệp. Lúc này người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết
bằng thuốc hoá học. Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, thậm chí
người ta còn hy vọng, nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trong
một vùng rộng lớn. Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc
BVTV gây ra cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện. Khái
niệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra đời [8].
Giai đoạn 3 (những năm 1960- 1980): Việc lạm dụng thuốc BVTV
đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh môi trường dẫn đến tình
trạng, nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các
tổ chức quốc tế dựa vào thuốc hoá học đã bị sụp đổ, tư tưởng sợ hãi,
không dám dùng thuốc BVTV xuất hiện, thậm chí có người cho rằng, cần
loại bỏ không dùng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối
với môi sinh môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, các thuốc trừ sâu bệnh có
nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn
trùng và cây trồng vẫn liên tục ra đời. Lượng thuốc BVTV được dùng trên thế
giới không những không giảm mà còn tăng lên không ngừng.
Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay):
Vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều
loại thuốc BVTV mới, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có
hiệu quả cao với dịch hại, nhưng an toàn với môi trường ra đời. Vai trò
của biện pháp hoá học đã được thừa nhận. Tư tưởng sợ thuốc BVTV cũng
bớt dần. Quan điểm phòng trừ tổng hợp được phổ biến rộng rãi.
2.1.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học có nhiều lúc thăng trầm,
song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng
lên không ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và
dạng thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện
5
bất chấp các quy định quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với
thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra
đời ngày càng lớn.
Trong 10 năm gần đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu
hướng giảm, nhưng giá trị của thuốc tăng không ngừng. Nguyên nhân là
cơ cấu thuốc thay đổi, nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc
với môi trường được thay thế dần bằng các loại thuốc mới hiệu quả, an
toàn và dùng với lượng ít hơn, nhưng lại có giá thành cao.
Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ của nhóm
thuốc tuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước. Ngày
nay, biện pháp hoá học BVTV được phát triển theo các hướng chính sau:
- Nghiên cứu tìm ra các hoạt chất mới có cơ chế tác động mới, có
tính chọn lọc và hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, lượng dùng nhỏ hơn, tồn
lưu ngắn, ít độc và dễ dùng hơn. Thuốc trừ sâu tác dụng chậm (điều khiển
sinh trưởng côn trùng, pheromon, các chất phản di truyền, chất triệt sản)
là những ví dụ điển hình. Thuốc sinh học được chú ý dùng nhiều hơn.
- Tìm hiểu các phương pháp và nguyên liệu để gia công thành các
dạng thuốc mới ít ô nhiễm, hiệu lực dài, dễ dùng, loại dần dạng thuốc gây
ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu công cụ phun rải tiên tiến và cải tiến các loại công cụ
hiện có để tăng khả năng trang trải, tăng độ bám dính, giảm đến mức tối
thiểu sự rửa trôi của thuốc. Chú ý dùng các phương pháp sử dụng thuốc
khác bên cạnh phun thuốc còn đang phổ biến. Thay phun thuốc sớm, đại
trà và định kỳ bằng phun thuốc khi dịch hại đạt đến ngưỡng.
2.1.2.3. Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học, tình hình sản xuất và sử
dụng thuốc BVTV ở Việt nam
Ở Việt Nam việc sử dụng thuốc BVTV chỉ phổ biến từ thế kỉ XIX.
Trước đó việc diệt trừ sâu bệnh chủ yếu bằng phương pháp bắt sâu hay
biện pháp mang tính mê tín, bùa phép. Vì vậy, lịch sử phát triển của biện
pháp hoá học, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam có thể
6
chia thành ba giai đoạn sau:
Giai đoạn trước năm 1957: Biện pháp hoá học hầu như không có vị
trí trong sản xuất nông nghiệp. Một lượng rất nhỏ sunfat đồng được dùng
ở một số đồn điền do Pháp quản lý để trừ bệnh gỉ sắt cà phê và bệnh thối
gốc chảy mủ cao su và một ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau.
Việc thành lập Tổ Hoá Bảo vệ thực vật (1/1956) của Viện Khảo cứu
trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá Bảo vệ thực vật ở Việt
nam. Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền
Bắc là trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng yên (vụ đông xuân
1956-1957). Ở miền Nam, thuốc BVTV được sử dụng từ 1962.
Giai đoạn từ 1957 - 1990: Thời kỳ bao cấp, việc nhập khẩu, quản lý và
phân phối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện. Nhà nước nhập rồi trực tiếp
phân phối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp, rồi qua hợp tác xã nông nghiệp
đến tay xã viên để phòng trị dịch hại. Lượng thuốc BVTV dùng không nhiều,
khoảng 15000 tấn thành phẩm/năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu (chủ
yếu) và thuốc trừ bệnh. Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi trường
hay có độ độc cao [8].
Tuy lượng thuốc dựng ít, nhưng tình trạng lạm dụng thuốc BVTV
vẫn nảy sinh. Để phòng trừ sâu bệnh, người ta chỉ biết dựa vào thuốc
BVTV. Thuốc dùng tràn lan, phun phòng là phổ biến, khuynh hướng phun
sớm, phun định kỳ ra đời, thậm chí dùng thuốc cả vào những thời điểm
không cần thiết, tình trạng dùng thuốc sai kỹ thuật nảy sinh khắp nơi,
thậm chí người ta còn hy vọng dùng thuốc BVTV để loại trừ hẳn một loài
dịch hại ra khỏi một vùng rộng lớn. Thuốc đã để lại những hậu quả rất xấu
đối với môi trường và con người.
Khi nhận ra những hậu quả của thuốc BVTV, cộng với tuyên truyền
quá mức về tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ thuốc. Từ cuối những
năm 80 của thế kỷ 20, có nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí loại
bỏ hẳn thuốc BVTV, dùng biện pháp sinh học để thay thế biện pháp hoá
học trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp.
7
Giai đoạn từ 1990 đến nay:
Bảng 2.1: Lƣợng thuốc BVTV đƣợc sử dụng tại Việt Nam từ những năm
2006 - 2012
Thuốc BVTV
Năm
Tổng số (tấn)
Khối lƣợng
Tỉ lệ (%)
(tấn)
2006
21.600
9,5
17.590
82,2
2007
20.300
22,5
16.900
83,3
2008
23.100
24,1
18.000
76,4
2009
24.800
33,4
18.000
72,7
2010
20.380
58,9
15.226
68,3
2011
25.666
100,4
16.451
64,1
2012
32.751
124,3
17.352
53,0
(Nguồn: Bộ NN & PTNN, năm 2012)
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp việc sử dụng hóa chất
nông nghiệp đã gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam. Lượng và loại thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) bắt đầu tăng từ những năm 1970, đặc biệt tăng nhanh từ
cuối những năm 1980 đến 2010 [3]. Từ chỗ chỉ có 77 loại hoạt chất được cho
phép sử dụng năm 1991, đến năm 2010 có 437 thuốc trừ sâu, 304 thuốc diệt
nấm và 160 thuốt diệt cỏ được cho phép sử dụng (Bộ NN & PTNT, 2010),
năm 2012, bổ sung 27 loại thuốc bảo vệ thực vật trừ nhện lông nhung hại
nhãn vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Bộ
NN & PTNT, 2012). Trong hai thập niên này số lượng thuốc BVTV nhập
khẩu tăng từ 20.300 lên 72.560 tấn [6].
Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản, nền kinh tế từ tập trung bao
cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Năm thành phần kinh tế, đều được phép kinh
doanh thuốc BVTV. Nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng
kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn thuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho
nông dân. Lượng thuốc BVTV tiêu thụ qua các năm đều tăng. Nhiều loại thuốc
mới và các dạng thuốc mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn với môi trường được
nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả nước đã hình thành,
việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận lợi. Công tác quản lý thuốc BVTV
được chú ý đặc biệt và đạt được hiệu quả khích lệ.
Giá trị (triệu
USD)
8
Nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gây khó
khăn cho công tác quản lý, quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng khó lựa chọn
được thuốc tốt và việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng gặp không ít khó
khăn. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại biện pháp hoá học đã để lại
những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khoẻ con người. Ngược lại, có nhiều
người muốn xóa thuốc BVTV, tìm cách hạn chế, thậm chí đòi loại bỏ thuốc
BVTV trong sản xuất nông nghiệp và tìm cách thay thế bằng các biện pháp
phòng trừ khác.
Tuy vậy, vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp vẫn
được thừa nhận. Để phát huy hiệu quả của thuốc BVTV và sử dụng chúng an
toàn, phòng trừ tổng hợp là con đường tất yếu phải đến. Phải phối hợp hài hoà
các biện pháp trong hệ thống phòng trừ tổng hợp, sử dụng thuốc BVTV là biện
pháp cuối cùng, khi các biện pháp phòng trừ khác sử dụng không hiệu quả.
2.1.3. Thuốc bảo vệ thực vật và một số vấn đề liên quan
Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm
sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng…), những
chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông
sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến
trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…).
Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng
và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không
thể thực hiện được. Là biện pháp hóa học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, bảo
vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả
kinh tế, lại dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn
định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.
Ngay từ khi mới ra đời thuốc BVTV đã được đánh giá cao và được coi là
một trong những thành tựu lớn của khoa học kỹ thuật. Đến nay, thuốc BVTV đã
để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền nông nghiệp
hiện đại. Mặc dù ngày nay khoa học đã đạt được những thành tựu to lớn về
nhiều mặt như sinh thái học dịch hại, miễn dịch thực vật…, nhiều biện pháp
phòng trừ dịch hại được áp dụng có hiệu quả như lại tạo các giống chống chịu
sâu bệnh, tạo giống sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô, các biện pháp
9
sinh học trong bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp…, nhưng thuốc BVTV
vẫn có vai trò to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp. Đặc biệt,
đối với người nông dân, sử dụng thuốc BVTV được coi là phương pháp đơn
giản và được áp dụng thường xuyên.
Khi sử dụng thuốc BVTV, cần biết một số một số khái niệm liên quan để
mua đúng thuốc và hiểu rõ hướng dẫn sử dụng:
Tên thuốc: Do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của hãng này
với hãng khác. Một loại thuốc có thể mang 3 tên khác nhau: tên hóa học, tên
chung, tên riêng.
Hoạt chất: Là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và công
dụng của thuốc. Cùng một hoạt chất có thể có nhiều tên thương mại khác nhau.
Các chất phụ gia: Giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính tốt và
loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất nhưng hiệu
quả thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗi nhà sản
xuất khác nhau.
Tính độc: Biểu thị bằng LD 50 là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể
thí nghiệm (chuột bạch, thỏ, chó, chim hoặc cỏ…) tính bằng đơn vị mg/kg thể
trọng. LD 50 càng nhỏ thì độ độc càng cao.
Thuốc BVTV là những chất độc, nhưng muốn là thuốc BVTV phải đạt
một số yêu cầu sau:
- Có tính độc với sinh vật gây hại.
- Có khả năng tiêu diệt nhiều loài dịch hại (tính độc vạn năng), nhưng chỉ
tiêu diệt các loài sinh vật gây hại mà không gây hại cho đối tượng không phòng
trừ (tính chọn lọc).
- An toàn đối với người, môi sinh và môi trường.
- Dễ bảo quản, chuyên chở và sử dụng.
- Giá thành hợp lý.
Không có một loại chất độc nào có thể thoả mãn hoàn toàn các yêu cầu
nói trên. Các yêu cầu này, thậm chí ngay trong một yêu cầu cũng có mâu thuẫn
không thể giải quyết được. Tuỳ theo giai đoạn phát triển của biện pháp hoá học,
mà các yêu cầu được đánh giá cao thấp khác nhau. Hiện nay, yêu cầu “an toàn
với người, môi sinh và môi trường” được toàn thế giới quan tâm nhiều nhất.
10
2.2. Phân loại thuốc BVTV
Thuốc BVTV đang được sử dụng trên thị trường rất đa dạng về chủng
loại, phong phú về sản phẩm. Tính đến năm 2012, riêng các loại thuốc BVTV sử
dụng trong nông nghiệp, theo thống kê: thuốc trừ sâu: 437 hoạt chất với 1.196
tên thương phẩm, thuốc trừ bệnh: 304 hoạt chất với 828 tên thương phẩm, thuốc
trừ cỏ: 160 hoạt chất với 474 tên thương phẩm, thuốc trừ chuột: 11 hoạt chất với
17 tên thương phẩm, thuốc điều hòa sinh trưởng: 49 hoạt chất với 118 tên
thương phẩm, chất dẫn dụ côn trùng: 6 hoạt chất với 8 tên thương phẩm, thuốc
trừ ốc: 19 hoạt chất với 91 tên thương phẩm, chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất
với 6 tên thương phẩm. (Số liệu thống kê cục BVTV).
Tùy theo mục đích nghiên cứu có nhiều cách để phân loại thuốc BVTV:
- Phân loại theo mục đích sử dụng
- Phân loại theo nguồn gốc
- Phân loại theo độc tính
2.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo mục đích sử dụng của
chúng và thường được chia làm 2 loại chính là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; ngoài
ra cũng có thuốc trừ bệnh, thuốc diệt chuột và chất điều hoà sinh trưởng cây trồng.
- Thuốc trừ sâu là chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi
hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng được
dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng,
nông lâm sản, gia súc và con người. Bao gồm các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu
trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng
- Thuốc diệt cỏ là những hóa chất có khả năng giết chết hoặc ức chế sự
phát triển của cỏ, được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại (cỏ dại, cây
dại) mọc lẫn với cây trồng, tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây
trồng, khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất
cây trồng và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng
nhất. Vì vậy khi dùng các thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng.
- Thuốc trừ bệnh: bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học (vô cơ và
hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật), có
tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông
11
sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống
và xử lý đất... Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài vi
sinh vật gây hại tấn công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác dụng chữa trị
những bệnh do những yếu tố phi sinh vật gây ra (thời tiết, đất úng, hạn...). Thuốc
trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides).
Thường thuốc trừ vi khuẩn có khả năng trừ được cả nấm; còn thuốc trừ nấm
thường ít có khả năng trừ vi khuẩn. Mục đích sử dụng của một số loại thuốc
BVTV được thể hiện tại bảng 2.2.
Bảng 2.2: Mục đích sử dụng của một số loại thuốc BVTV
STT
Loại thuốc BVTV
1
Insecticides
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Mục đích sử dụng
Diệt côn trùng và các loài chân đốt
Diệt cỏ dại và các loài thực vật phát triển không
Herbicides
mong muốn
Diệt nấm (bao gồm nấm làm rụi cây, nấm mốc
Fungicides
sương, nấm gỉ)
Acaricides (miticides)
Diệt loài bộ ve bọ, nhện
Rodenticides
Diệt chuột và các loài gặm nhấm
Diệt các loài tuyến trùng (vi sinh giống sâu giun,
Nematicides
gây hại rễ cây)
Molluscicides
Diệt các loài sên, ốc
Algicide
Kiểm soát tảo trong hồ, kênh mương, bể chứa
Biocides (Antimicrobials Diệt vi sinh vật (vi khuẩn, vius)
Ocvicides
Diệt trứng các loài sâu bọ, ve
Disinfectants and
Hóa chất diệt trùng, khử hoạt tính vi sinh gây
santitizers
bệnh
Thuốc thu hút côn trùng, loài gặm nhấm vào bẫy
Attractants
(không bao gồm thực phẩm)
Repellents
Thuốc xua đuổi sinh vật, nhất là muỗi và chim
Hóa chất sinh học phá vỡ hoạt động giao phối tự
Pheromones
nhiên của côn trùng
Hóa chất làm rụng lá, thường để thuận tiện thu
Defoliants
hoạch
Hóa chất làm khô mô tế bào thực vật, thường để
Desiccants
diệt cỏ
Hóa chất phá vỡ quá trình sinh trưởng, các quá
Insect growth regulators
trình sống khác của côn trùng
Hóa chất thúc đẩy quá trình phát triển, ra hoa,
Plant growth regulators
nẩy mầm, phát triển của thực vật
(Nguồn: Các tổ chức bảo vệ môi trường, EPA)
12
2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc
2.2.2.1. Thuốc BVTV hóa học
- Vô cơ
+ Hỗn hợp Bordeaux: Thuốc trừ bệnh thành phần gốc đồng (Cu) bao gồm
tetracupric sulfate và pentacupric sulfate. Được sử dụng ức chế các enzym khác
nhau của nấm, diệt nấm cho trái cây và rau màu.
+ Hợp chất arsen: Thuốc trừ sâu chứa thạch tín (arsen) bao gồm trioxit
arsenic, natri arsenat, canxi arsenat. Thuốc diệt cỏ (Paris xanh, arsenat chì,
arsenat canxi).
- Hữu cơ
+ Clo hữu cơ: Cac clo hữu cơ là những hợp chất hydrocacbon clo hóa
trong phân tử có các gốc aryl, carboculic, heterocylic và có phân tử lượng 291 545 đ.v.C.
Các clo hữu cơ có thể chia làm 4 loại chính:
- DDT và các chất liên quan.
- HCH (hexaclocyclohecxan).
- Cyclodiens và các chất tương tự.
- Polychorterpen
Do hầu hết các thuốc clo hữu cơ: Bền vững trong môi trường sống, tích
lũy và phóng đại sinh học trong chuỗi thực phẩm nên đã bị cấm sử dụng tại
nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam vẫn còn sử dụng một số nhưng bị hạn chế
như dicofol, endosulfan... Phần lớn clo hữu cơ khó phân hủy và tích lũy trong
mô mỡ của động vật.
+ Phosphat hữu cơ: Lân hữu cơ là những chất có ít nhất một nguyên
tử photpho 4 hóa trị. Các thuốc photpho hữu cơ có hai đặc tính nổi bật:
thuốc độc đối với động vật có xương sống hơn là thuốc clo hữu cơ và
không tồn lưu lâu (dễ phân hủy trong môi trương pH >7) và ít hoặc không
tích lũy trong mô mỡ động vật.
Các phosphat hữu cơ có 3 nhóm dẫn xuất chính:
- Aliphatic (mạch thẳng)
- Phenyl (mạch vòng)
- Heterocylic (dị vòng)
13
+ Carbamate: Các carbamate là dẫn xuất của axit carbamic, tác dụng như
lân hữu cơ ức chế men cholinesterase. Thuốc có hai đặc tính tốt là ít độc (qua da
và miệng) đối với động vật có vú và có khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi.
Nhóm này có độc chất thấp nhật so với hai nhóm trên, cơ thể cũng có khả năng
phục hồi nhanh hơn nếu bị nhiễm độc. Ngoại lệ các nitrosomethyl carbamate là
chất gây đột biến mạnh mẽ.
+ Pyrethroid: Pyrethroid được tổng hợp bền với ánh sáng, sử dụng rộng
rãi với liều thấp, tuy độ độc cao với loài chân đốt song không hại cho động vật
máu nóng. Độ độc chia làm hai loại tùy thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp.
+ Các loại khác: Lưu huỳnh hữu cơ có vòng phenyl, có phân tử lưu huỳnh
ở trung tâm, độc tính cao với côn trùng, các loại formadine chống sâu non và
trứng sâu, các loại Dinitrophenol (DNOC, Dinoseb) chứa 1, 2 phenol độc nhiều
với sâu hại, diệt cỏ, nấm , chống phosphonyl hóa trong quá trình sử dụng năng
lượng từ dưỡng chất cơ thể. Do độc tính cao nên bị cấm sử dụng.
2.2.2.2. Thuốc BVTV sinh học
Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học là các loại thuốc chiết xuất từ những
nguyên liệu tự nhiên như động vật, thực vật, vi khuẩn và một số khoáng chất
nhất định. Bao gồm ba nhóm chính:
- Thuốc vi sinh: Bao gồm các vi sinh vật (tảo, nấm, vi khuẩn, virus,
nguyên sinh động vật,...) là thành phần hoạt hóa. Mỗi loại thành phần có khả
năng kiểm soát một loài gây hại tương ứng.
- Chất BVTV kết hợp: Là các hợp chất thực vật sản sinh ra từ vật liệu di
truyền đã được thêm vào cây trước đó. Ngoài ra, nhóm này còn có loại thuốc
chiết xuất thuần thảo mộc (cây thuốc cá, cây lá men, cây họ cúc, họ đậu,...).
- Thuốc sinh hóa: Là các hợp chất trong tự nhiên diệt côn trùng theo cơ
chế không độc. Trái ngược với các loại thuốc là nguyên liệu tổng hợp, trực tiếp
làm chết hay làm mất hoạt hóa côn trùng. Nhóm này thuộc loại dẫn dụ côn trùng
vào bẫy để phun thuốc. Bẫy pheromone có rất nhiều dạng đã được dùng để
khống chế khoảng 25 loài côn trùng, không độc, có thể phân hủy sinh học,
không nguy hại đến môi trường.
14
2.2.3. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại. Đơn vị
đo lường được biểu thị dưới dạng LD 50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg
cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:
- Vạch màu đỏ trên là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm.
- Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại.
- Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận.
- Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc.
Nhà sản xuất dựng ký hiệu đầu lâu gạch chéo là vô cùng nguy hiểm, rất
độc, có thể gây chết người.
Bảng 2.3: Phân loại thuốc BVTV theo tính độc
LD 50 với chuột (mg/kg)
Mức độ
độc
Qua miệng
Qua da
Thuốc rắn
Thuốc nƣớc
Thuốc rắn
Thuốc nƣớc
Nhóm I
<5
< 20
< 10
< 40
Nhóm II
5 - 50
20 - 200
10 - 100
40 - 400
Nhóm III
50 - 500
200 - 2000
100 - 1000
400 - 4000
Nhóm IV
> 500
> 2000
> 1000
> 4000
(Nguồn: Cách phân nhóm độc của tổ chức WHO)
Nói chung, thuốc BVTV có LD 50 thấp thỡ cú độ độc cao và ngược
lại. Cho nên, trong khi sử dụng nhiều loại cú cựng tác dụng như nhau, nên
chọn loại thuốc có LD 50 cao, vì an toàn hơn.
Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử
dụng, người ta còn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa.
Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối, vì một loại
thuốc có thể trừ được nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm
nhập vào cơ thể dịch hại theo nhiều con đường khác nhau, có cùng lúc
nhiều cơ chế tác động khác nhau, trong thành phần của thuốc có các nhóm
hay nguyên tố gây độc khác nhau... nên các thuốc có thể cùng xếp vào
nhiều nhóm khác nhau.
15
2.3. Các tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến sản xuất nông nghiệp,
môi tƣờng sống
2.3.1. Tác động tích cực
Dùng để phòng trừ sinh vật hại tài nguyên thực vật, điều hoà sinh
trưởng thực vật, xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật để tiêu diệt.
Một số loại thuốc BVTV tin cậy cho người sử dụng, đảm bảo chất
lượng cho mục đích bảo vệ mùa màng, mà không gây ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe con người. Ví dụ như thuốc BVTV có nguồn gốc
sinh học.
2.3.2. Tác động tiêu cực
- Thuốc BVTV có thể gây độc cho bản thân người phun thuốc, môi
trường xung quanh vùng phun thuốc và cho chính những người sử dụng nông
sản làm thực phẩm. Có thể gây độc cho những sinh vật có ích như: ong mật,
cá, gia súc, những côn trùng ký sinh hoặc ăn thịt sâu hại.
- Gây ô nhiễm môi trường, làm nguồn nước, đất đai bị nhiễm độc ảnh
hưởng đến sức khỏe con người và cây trồng, nông sản bị nhiễm độc không
tiêu thụ được.
- Tạo ra những nòi sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại mang tính kháng thuốc
cao, thuốc hóa học trở thành vô hiệu đối với chúng. Chẳng hạn, sâu tơ ở bắp
cải tại một số vùng đã trở thành kháng thuốc, rất khó phòng trừ. Làm phát
sinh ra những đối tượng gây hại mới và có thể gây hiện tượng tái phát của
sâu, bệnh hại. Nếu dùng thuốc trừ sâu Decis phun trừ rầy nâu, rầy tạm thời có
thể giảm nhưng rồi lại sinh sôi nảy nở rất nhanh, phát thành dịch làm cho lúa
bị cháy rầy nặng.
Do vậy, thuốc thực vật là con dao hai lưỡi. Sử dụng đúng đắn, biết
phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác thì thuốc là một vũ khí lợi hại
không thể thiếu được trong một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, đem lại
lợi ích cho nông dân. Ngược lại, nếu ỷ lại vào thuốc BVTV, dùng không
đúng kỹ thuật sẽ đưa lại những hậu quả tai hại trước mắt và lâu dài cho con
người và môi trường sống.
16
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng thuốc BVTV
2.4.1. Tác động của yếu tố thời tiết, đất đai
Tính thấm của màng nguyên sinh chất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
điều kiện ngoại cảnh như độ pH của môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm
độ... Do tính thấm thay đổi, khả năng xâm nhập của chất độc vào tế bào
sinh vật cũng thay đổi, nói cách khác, lượng thuốc BVTV xâm nhập vào
tế bào sinh vật nhiều ít khác nhau, nên độ độc của thuốc thể hiện không
giống nhau.
Đại đa số các thuốc BVTV, trong phạm vi nhiệt độ nhất định (từ
10-40oC), độ độc của thuốc với sinh vật sẽ tăng khi nhiệt độ tăng. Nguyên
nhân của hiện tượng này là: trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ
tăng, hoạt động sống của sinh vật (như hô hấp dinh dưỡng...) tăng lên, kéo
theo sự trao đổi chất của sinh vật tăng lên, tạo điều kiện cho thuốc xâm
nhập vào cơ thể mạnh hơn, nguy cơ ngộ độc lớn hơn. Hiệu lực của các
thuốc xông hơi để khử trùng kho tàng tăng lên rõ rệt khi nhiệt độ tăng.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng mạnh đến độ bền và tuổi thọ của sản
phẩm. Nhiệt độ cao làm tăng độ phân huỷ của thuốc, làm tăng sự lắng
đọng của các giọt hay hạt chất độc trong thuốc dạng lỏng, gây phân lớp ở
các thuốc dạng sữa, dạng huyền phù đậm đặc.
Độ ẩm không khí và độ ẩm đất cũng tác động đến quá trình sinh lý
của sinh vật cũng như độ độc cuả chất độc. Độ ẩm của không khí và đất
đã làm cho chất độc bị thuỷ phân và hoà tan rồi mới tác động đến dịch
hại. Độ ẩm cũng tạo điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cây dễ dàng hơn.
Có trường hợp độ ẩm không khí tăng, lại làm giảm tính độc của
thuốc. Độ độc của pyrethrin với Dendrolimus spp giảm đi khi độ ẩm không
khí tăng lên. Khi độ ẩm tăng, khả năng sự khuyếch tán của thuốc xông hơi
bị giảm, dẫn đến giảm hiệu lực của thuốc xông hơi.
Nhưng ngược lại, độ ẩm cũng ảnh hưởng rất mạnh đến lý tính của
thuốc, đặc biệt các thuốc ở thể rắn. Dưới tác dụng của độ ẩm, thuốc dễ bị
đóng vón, khó phân tán và khó hoà tan.
Nhiệt và ẩm độ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thuốc, nên khi
bảo quản nhà sản xuất thường khuyên, thuốc BVTV phải được cất nơi râm