Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PHUONG PHAP NGHIEN CUU KINH TE XA HOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.36 KB, 8 trang )

LOGIC CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu
1. Chọn và xác định đề tài
 Tức là tìm vấn đề là đối tượng để nghiên cứu. Ta thấy vấn đề của khoa học và
thực tiễn vô cùng phong phú nhưng xác định một vấn đề nghiên cứu không phải
là một việc đơn giản.
 Xác định đề tài là khâu then chốt: Khó hơn cả giải quyết vấn đề. àĐịnh
hướng nghiên cứu: Tức là dự kiến nghiên cứu vấn đề gì? Xác định những mâu
thuẫn, những tồn tại hay hạn chế của vấn đề.
 Xác định đề tài nghiên cứu: Là quá trình phức tạp và khó khăn, phải có trình
độ nhất định. Muốn xác định, phải:
- Có trình độ.
- Có trách nhiệm, có quan tâm đến vấn đề.
Xác định đề tài nghiên cứu à Chọn tên đề tài là quá trình chính xác hóa và chỉnh
sửa dần dần.
2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
Tính cấp thiết của đề tài
Nêu được tính cấp thiết của đề tài, tầm quan trọng của đề tài đối với lý luận và thực
tiễn. Đôi khi trong lý do chọn đề tài phải nêu vắn tắt một vài hiện trạng nào đó để thấy
được rằng nếu giải quyết vấn đề này thì sẽ đem lại thiết thực gì và ngược lại nếu vấn
đề không được giải quyết sẽ dẫn đến tai họa gì trong tương lai.
Ví dụ: Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương
Xác định khách thể NC và đối tượng NC
• Khách thể nghiên cứu tồn tại độc lập với ý thức của chủ thể. Xác định khách
thể nghiên cứu là xác định giới hạn bắt buộc để hướng đề tài tới mục tiêu là đối
tượng. Đối tượng nghiên cứu là cái trực tiếp phải khám phá, phải tìm hiểu bản
chất và qui luật vận động của nó.
• Quan hệ giữa khách thể và đối tượng nghiên cứu là quan hệ bao trùm.
Đ.tượn
g
Đ.tượn


g

Khách thể
Đ.tượng

ĐỐI TƯỢNG

KHÁCH THẺ
Xác định mục đích NC và mục tiêu NC của đề tài
• Mục đích: Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho
điều gì?” à Mang ý nghĩa thực tiễn, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất,
nghiên cứu à Mục đích khó có thể đo lường hay định lượng.




Mục tiêu:
+ Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được.
+ Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì? Tác giả sẽ nghiên cứu cái gì.
+ Là đích mà đề tài hướng tới, nó là sự định hướng chiến lược cho toàn bộ
những vấn đề cần giải quyết trong đề tài. Một đề tài thường có từ hai đến ba mục
tiêu nghiên cứu.
+ Mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế
hoạch nghiên cứu và là điều mà kết quả phải đạt được.
Ví dụ: Phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài: “Ảnh hưởng của quá trình
đô thị hoá đến đời sống dân cư tỉnh Đồng Nai
• Mục đích: Nâng cao đời sống dân cư.
• Mục tiêu của đề tài:
 Đánh giá ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến đời sống dân cư .
 Nghiên cứu các giải pháp nâng cao đời sống dân cư vùng ĐTH.

Nhiệm vụ của đề tài
Là sự cụ thể hóa, chính xác hóa mục tiêu nghiên cứu. Xác định nhiệm vụ nghiên
cứu là xác định công việc cụ thể phải làm, đó là mô hình dự kiến nội dung đề tài.
Các nhiệm vụ nếu được thực hiện có nghĩa là đề tài đã được hoàn thành.
Ví dụ: Xác định nhiệm vụ của đề tài: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến
đời sống dân cư tỉnh Đồng Nai
Đúc kết các CSLL liên quan đến đề tài: QTĐTH, CLCS
Thực trạng QT ĐTH và ĐS dân cư ở tỉnh Đồng Nai
Phân tích ảnh hưởng QTĐTH đến đời sống dân cư tỉnh Đồng Nai
Định hướng và giải pháp nâng cao đời sống dân cư của tỉnh
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Là thao tác logic xác định phạm vi về thời gian, không gian, nội dung giới hạn
nghiên cứu của đề tài. Đây là thao tác quan trọng giúp cho việc nghiên cứu đi đúng
trọng tâm, không lệch hướng.

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm … à Năm …

Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu

Phạm vi về nội dung
Ví dụ:
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến đời sống dân cư tỉnh Đồng Nai

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2000 đến nay.

Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu (Toàn bộ tỉnh theo ranh giới
hành chính hiện nay? Hay là khu vực có quá trình đô thị hóa?)

Phạm vi về nội dung: ảnh hưởng QTĐTH đến đời sống dân cư (kinh tế, giáo
dục, môi trường, xã hội, …?)

Xây dựng phương pháp nghiên cứu
Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh, mặt yếu à Kết hợp.
Không sử dụng một phương pháp
4 phương pháp trở lên
Phải trình bày những phương pháp được sử dụng
3. Xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu







Nội dung công việc cần phải làm gì?
Thời gian thực hiện cho từng công việc
Sản phẩm phải có
Phân công trách nhiệm cho từng thành viên và cộng tác viên (Nếu làm theo
nhóm)
II. Giai đoạn viết đề tài nghiên cứu
1. Nội dung cần nghiên cứu trong một đề tài Địa lý KT – XH
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Vị trí địa lý
• Xác định tọa độ địa lý
• Vị trí
• Ranh giới hành chính, …
à Thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế, đặc biệt phải nêu bật những
ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với đề tài mình đang nghiên cứu.
Ví dụ:
Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế của TPHCM
TPHCM có vị trí đặc biệt thuận lợi, nằm giữa vùng Nam Bộ giàu có và nhiều tiềm

năng. TPHCM là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kĩ
thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước được gắn kết bằng cả
đường bộ, đường không, đường thủy. Đó là thuận lợi cho thành phố trong việc phát
triển KT-XH cũng như mở rộng các quan hệ KTvới các tỉnh thành trong cả nước và
quốc tế.
Tiềm năng phát triển du lịch của TPHCM
Với vị trí thuận lợi trong việc giao lưu với các địa phương trong vùng, TPHCM có
chức năng là trung tâm du lịch. Đặc biệt TPHCM có vị trí trung chuyển khách DL
quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế. Trong bán kính 1600 km, từ TPHCM dễ
dàng kết nối với thủ đo các nước Asean cũng như Hồng Kông. Đó là thuận lợi rất lớn
cho TPHCM trong việc XD và thiết kế tuyến DL liên kết các nước và lãnh thổ
Địa hình
Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình
• Hình thái
• Độ cao
• Hướng địa hình
• Tỉ lệ diện tích của các dạng địa hình
• Độ dốc của địa hình
à Thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với đề tài liên quan
đến phát triển công nghiệp chú ý nêu vài nét ảnh hưởng của địa chất đến địa hình và
các loại khóang sản
Ví dụ: Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế của TPHCM
Nhìn chung địa hình của TPHCM là đồng bằng thấp, có độ dốc thoải. Tuy nhiên, một
phần khá lớn diện tích trũng thấp nhưng do tác động của chế độ bán nhật triều nên
thoát nước nhanh, không gây ngập úng kéo dài như các địa phương khác nên rất thuận
lợi cho phát triển kinh tế.
Khí hậu


Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu

• Kiểu khí hậu cơ bản (Xích đạo, cận XĐ, …) với những đặc trưng cơ bản (4 mùa
rõ rệt, 2 mùa mưa nắng,…)
• Chỉ số thời tiết cơ bản: Nhiệt độ trung bình, thàng nóng nhất, lạnh nhất. Tổng
giời nắng, mưa, Thời gian mưa, độ ẩm,…
• Biến động thất thường của khí hậu (Nếu có)
à Đánh giá những tác động của khí hậu đối với sự phát triển của các ngành KTXH về
mặt thuận lợi, khó khăn.
Ví dụ: Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế của TPHCM
Khí hậu thời tiết của TPHCM rất thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế và cho sức
khỏe của người dân. Chính vì vậy, các ngành kinh tế có thể hoạt động sản xuất quanh
năm. Ưu thế này hơn hẳn so với các tỉnh miền Bắc và miền Trung
Ví dụ: Tiềm năng phát triển du lịch của TPHCM
Khí hậu TPHCM khá thuận lợi cho phát triển du lịch, nhiệt độ không quá nóng không
quá lạnh, TPHCM lại không có những ngày mây mù nên khách du lcịh cho rằng “Sài
sòn có một mùa hè bất diệt” nên hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm, hơn hẳn
các khu vực khác trong cả nước.
Thủy văn
• Hệ thống sông ngòi chính
• Đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi: Mật độ dòng chảy, tính chất sông
ngòi, chế độ nước, hàm lượng phù sa, chiều dài, độ dốc,…
• Hệ thống hồ đập, nước ngầm
à Nêu ý nghĩa khoa học và tác dụng kinh tế của hệ thống thủy văn đối với sự phát
triển KTXH:
+ Về mặt cung cấp nước tưới cho sinh hoạt.
+ Khả năng phát triển thủy điện
+ Phục vụ họat động giao thông đường thủy
+ Khả năng khai thác và phát triển du lich
Ví dụ: Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế của TPHCM
Hệ thống thủy văn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế. Mật độ sông dày đặc, có bề rộng và
độ sâu thích hợp cho giao thông đương thủy: tàu 40.000 tấn có thể ra vào cảng SG, tàu

có trọng tải 1.000 tấn có thể theo các con sông rạch đến các tỉnh miền Đông và Tây
Nam bộ. Thông qua hệ thống sông - cảng SG, tàu thuyền có thể kết nối với các vùng
trong cả nước và quốc tế
Ví dụ: Tiềm năng phát triển du lịch của TPHCM
Hệ thống thủy văn độc đáo và hiếm có trong khu vựcvà thế giới, ó sưức hấp dẫn đối
với du khách. Các dòng sông uốn khúc với cảnh thơ mộng hai bên bờ (Đặc biệt chảy
qua vùng sinh thái ngập mặn) có thể tạo nên tuyến du lịch sông nước. Sông có bề rộng
và độ sâu thích hợp cho hoạt động du lịch đường biển và đường sông. Các tàu DL biển
40.000 tấn đã dễ dàng cập cảng SG. Hệ thống sông ngòi dày đặc đã chop phép kết nối
tuyến DL đường biển từ TPHCM à Vũng Tàu hay Tiền Giang – Châu Đốc – Tân
Châu – Phnompenh – SiêmRiep và xa hơn nữa là Bangkok – Singapore –HongKong,

Tài nguyên, khoáng sản


Trữ lượng, qui mô tập trung của mỗi loại khoáng sản và khả năng khai thác
ĐỊA LÝ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Dân số

Qui mô? Ít hay nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội
xủa địa phương? Vì sao? à So sánh dân số với địa phương khác

Mật độ, số nhân khẩu/ha? à Sức ép đất đai? Môi trường? (So sánh)

Cơ cấu dân số

Tình hình phát triển dân số: Gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học? Tại sao lại có
sự gia tăng dân số như vậy? Ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã
hội? Địa phương có biện pháp gì trong chính sách phát triển dân cư?
Phân bố dân cư

• Thành thị - Nông thôn
• Theo đơn vị hành chính
à Tại sao có sự phân bố như vậy? Có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển
kinh tế xã hội của địa phương?
Chất lượng dân cư
• Tỉ lệ biết đọc, biết viết? Tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học? THCS? THPT? …?
• Đặc biệt có số liệu so sánh với địa phương với nhau để phân tích đánh giá đưa
ra kết quả khách quan, hợp lý.
Dân tộc
Nêu đặc điểm dân tộc cơ bản ở địa phương: Số lượng, thành phần, tỉ lệ, phân bố
à Đánh giá xem đặc điểm dân tộc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế
xã hội của địa phương.
Lao động
• Qui mô: Số lượng lao động. Chiếm tỉ lệ trong tổng số dân. Số lượng người
trong độ tuổi lao động (So sánh với địa phương khác)
• Tốc độ phát triển lao động: Tăng/Giảm. Nguuyên nhân do dân số tăng hay thu
hút lao động nhập cư từ nơi khác về.
• Thể trạng của người lao động (Trong tuổi lao động): cân nặng, chiều cao, sức
khỏe.
• Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Lao động gian đơn/Lao động có tay nghề (TH,
Trung cấp, Đại học, trên ĐH, ….)
• Phân bố lao động: Theo lãnh thổ, Theo thành phần kinh tế, theo ngành à Tại
sao có sự phân bố như vậy và có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế
xã hội?
• (So sánh với các địa phương khác)
Đường lối chính sách phát triển kinh tế
Đường lối chính sách phát triển kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tốc độ phát triển
kinh tế xã hội của từng địa phương. Tuy nhiên tùy theo từng đề tài mà ta chọn chính
sách kinh tế xã hội phù hợp.
Mức sống dân cư và các vấn đề xã hội khác

• Mức sống dân cư
• Giáo dục
• Y tế


ĐỊA LÝ KINH TẾ
Nông nghiệp
• Đặc điểm chung về nông nghiệp (Nông - Lâm – Ngư nghiệp): Giá trị sản lượng,
tốc độ phát triển, vị trí trong nền kinh tế, số lao động làm việc.
• Giới thiệu vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế, tỉ trọng giá trị sản lượng so
với tổng sản lượng các ngành kinh tế khác.
• Cơ cấu nông nghiệp: Nhấn mạnh sự thay đổi cơ cấu ngành theo thời gian và
giải thích sự thay đổi đó.
• Phân bố nông nghiệp: Cần chú ý sự thay đổi trong phân bố nông nghiệp đã hình
thành các vùng chuyên canh tập trung và vùng chuyên môn hóa.
Công nghiệp
• Đặc điểm chung về công nghiệp: Giá trị sản lượng, tốc độ phát triển, vị trí trong
nền kinh tế, số lao động làm việc.
• Giới thiệu vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế, tỉ trọng giá trị sản lượng so
với tổng sản lượng các ngành kinh tế khác.
• Cơ cấu công nghiệp: Nhấn mạnh sự thay đổi cơ cấu ngành theo thời gian và
giải thích sự thay đổi đó.
• Phân bố công nghiệp: Cần chú ý sự thay đổi trong phân bố công nghiệp đã hình
thành vùng công nghiệp trọng điểm như thế nào.
Giao thông vận tải
Dịch vụ – Du lịch
2. Cấu trúc của đề tài
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lưu ý: tên của đề tài không bao giờ được thể hiện bằng cụm từ: Vấn đề, Bước đầu tìm

hiểu, Bước đầu nghiên cứu, v.v…
Ví dụ:
• Vấn đề đô thị hóa
• Bước đầu tìm hiểu đô thị hóa
• Quá trình đô thị hóa
• Một nghiên cứu qua bảng hỏi về phạm vi ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở
TP.Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó lên các vấn đề kinh tế –xã hội
2. Mục tiêu – Nhiệm vụ – Phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
2.2. Nhiệm vụ
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.3.1. Phạm vi về không gian
2.3.2. Phạm vi về thời gian
2.3.3. Phạm vi về nội dung
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Điều tra xem vấn đề mình nghiên cứu đã có ai nghiên cứu chưa hay đã có ai nghiên
cứu những vấn đề liên quan đến đề tài của mình chưa? Từ đó nêu lên cái mới của đề
tài.
Điều này thể hiện:



Tác giả nghiên cứu vấn đề náy rất sâu sắc

Tác giả tránh được những vấn đề người khác đã làm

Trên cơ sở đó , tác giả chứng minh được cái mới của đề tài.
4. Hệ quan điểm và PPNC
4.1. Hệ quan điểm
4.1.1. Quan điểm hệ thống

Tính hệ thống được hiểu là sự phối hợp chặt chẽ, ăn khớp, logic giữa các bộ phận của
sự vật hiện tượng. Bất kỳ sự vật hiện tượng ĐLKT-XH nào đều có tính hệ thống. Cần
phải:

Cần nghiên cứu SVHT ĐLKT-XH toàn diện, nhiều mặt để thấy vai trò của
từng mặt trong hệ thống, thấy được sự liên kết giữa các bộ phận thành hệ thống
và yếu tố nào là yếu tố kết cấu liên kết bộ phận.

Khi nghiên cứu chúng ta cần cô lập từng mặt, từng bộ phận trong hệ thống để
rồi liên kết các mặt đó, các bộ phận đó để rồi cuối cùng nhìn SVHT ĐLKT-XH
trong một chỉnh thể. Để làm tốt nhà khoa học vừa phải có cái nhìn tổng thể vừa
phải có óc phân tích sắc sắc.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
• Hệ thống địa lý kinh tế – xã hội diễn ra trong một không gian (Lãnh thổ). Ở đó
mọi hoạt động KT – XH (hoạt động sản xuất, kinh tế, dịch vụ, dân cư, cấu trúc
hạ tầng,…) không phải hoạt động riêng lẻ mà có quan hệ thích hợp để cùng tồn
tại và phát triển trên lãnh thổ đó mà ta thường gọi là Tổ chức lãnh thổ KT –
XH.
• Tuy nhiên chúng ta biết rằng Tổ chức lãnh thổ KT – XH ngày nay không chỉ
gắn liền trên lãnh thổ (có ranh giới cụ thể) mà còn phát triển theo không gian ba
chiều (xuống sâu trong lòng đất, vươn cao trên bầu trời, vượt ra ngoài biển
khơi, thềm lục địa,…) và trong nền kinh tế thị trường mở theo xu thế toàn cầu
hóa, các mối liên hệ KT – XH còn vượt ra ngoài ranh giới quốc gia có những
tác dụng to lớn không thể xem thường. Chính vì vậy mới có câu “Không thể
hiểu đúng Việt Nam nếu không biết gì về thế giới”.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
4.2.2. Phương pháp thống kê

4.2.3. Phương pháp điều tra thực địa
4.2.4. Phương pháp phỏng vấn
4.2.5. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
4.2.6. Phương pháp GIS
…………………………………
5. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận/luận văn/luận án/đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: ….….
Chương 2: ……..


Chương 3: ……..
Chương 1: Cơ sở lý luận về ….
1.1. Khái niệm
1.2. Công thức
1.3. Phân loại
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng
1.5. Vai trò
1.6. Một vài nét về hiện trạng của vấn đề tại (Vùng/Quốc gia)



×