Tải bản đầy đủ (.ppt) (44 trang)

Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 44 trang )

1
TẬP HUẤN
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
Biên hoà ngày 4/8/2008
2
Phần I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Trong những thập kỷ qua, thế giới, kể cả Việt Nam, đã
có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này đã ảnh
hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên, những người có cuộc
sống và tương lai không giống với cha mẹ họ. Lớp trẻ ngày
nay phải được chuẩn bị cho một tương lai với những thách
thức lớn hơn vì nhiều vấn đề và những mối quan tâm mới
đã phát sinh, như HIV/AIDS, toàn cầu hóa, phân hóa mức
sống…. và những vấn đề khác. Nhận thức về mối quan hệ
tình dục, tình yêu, hôn nhân và sinh sản đang thay đổi.
Điều này đòi hỏi lớp trẻ phải có hiểu biết và được chuẩn bị
kỹ càng trước khi đưa ra những quyết định có ảnh hưởng
đến tương lai của mình.
3
Phần I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Có một thực tế là nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình
dục trong khi không hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự
thiếu hiểu biết này có thể đẩy các em gái vào nguy cơ có thai
ngoài ý muốn, hoặc mặc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục,
gồm cả HIV/AIDS. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có
thể giúp lớp trẻ có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc,
ngăn ngừa những nguy cơ nói trên và nâng cao đời sống và sức
khỏe sinh sản sau này.
Cung cấp cho thanh niên các thông tin về sức khỏe tình dục và
sức khỏe sinh sản là một vấn đề tế nhị. Người lớn, dù là cha mẹ,


thầy cô giáo hay bất cứ ai, đều không muốn nói chuyện tình dục,
và thường không muốn đối mặt với một thực tế là vị thành niên
có thể có quan hệ tình dục. Quan điểm của nhiều người là không
chấp nhận, cho dụ điều này mâu thuẫn với thực tế đang xảy ra ở
một số vị thành niên.
4
Phần I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên nhằm cung cấp
kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, sức khỏe
sinh sản và sức khỏe tình dục cho vị thành viên, đồng thời
nhằm hình thành và phát triển thái độ, hành vi giúp học
sinh có được những quyết định có trách nhiệm liên quan
đến lĩnh vực này cho hiện tại cũng như cho tương lai.
5
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Bước 1:
Trình bày các điểm chính của Bài đọc - Tuổi vị thành niên.
Giảng giải rằng tuổi vị thành niên bắt đầu với giai đoạn “dậy thì”,
trong đó xảy ra nhiều biến đổi về thể chất, tinh thần. Bên cạnh
các thay đổi về thể chất và tinh thần, tuổi vị thành niên còn biểu
hiện bằng những phát triển về tình cảm và những quan hệ xã hội
khác, đặc biệt là mối quan hệ khác giới.
Hỏi xem học sinh có thắc mắc gì không.
6
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Bước 2:
Sử dụng phương pháp động não. Chia lớp thành nhiều
nhóm, mỗi nhóm từ 6-8 học sinh (nam riêng, nữ riêng).

Yêu cầu các nhóm liệt kê trên khổ giấy lớn những biến đổi
chính của cơ thể ở tuổi dậy thì ( 5- 10 phút).
Giáo viên yêu cầu đại diện của một nhóm nam và một
nhóm nữ lên trình bày ý kiến thống nhất của nhóm mình.
Các nhóm khác đối chiếu và bổ sung.
Giáo viên tổng kết bài và nêu những biến đổi đặc trưng
của tuổi dậy thì ở nam và ở nữ.
7
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Bước 3:
Giáo viên đọc cho học sinh ghi hoặc có viết lên bảng bài
kiểm tra:
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1. Trong các biểu hiện biến đổi cơ thể sau đây của nữ ở
tuổi dậy thì, biểu hiện nào là quan trọng nhất ?
a. Tuyến vú phát triển
b. Tăng nhanh chiều cao
c. Xuất hiện kỳ hành kinh đầu tiên
d. Mọc lông ở những chỗ kín
8
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Bước 3:
2. Trong các biểu hiện biến đổi cơ thể sau đây của nam ở
tuổi dậy thì, biểu hiện nào là quan trọng nhất ?
a. Tinh hoàn và dương vật to lên
b. Tăng nhanh về chiều cao
c. Vở giọng ( vở tiếng) và mọc lông nách, lông mu.
d. Xuất tinh lần đầu ( mộng tinh)

9
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Bước 3:
3. Vì sau trong GDDS-SKSS lại chú ý đến đối tượng là vị thành
niên, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì ?
a. Phần lớn vị thành niên trong tuổi dậy thì, cơ thể có những
biến đổi mạnh mẽ.
b. Ở độ tuổi này bắt đầu yêu đương.
c. Ở độ tuổi này sắp trở thành người lớn.
d. Ở độ tuổi này xuất hiện nhu cầu tính dục và khả năng sinh
con.
Đáp án:
Câu 1: (c)
Câu 2: (d)
Câu 3: (d)
10
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Bước 4:
Nêu một chủ đề để học sinh thảo luận trong lớp:
Học sinh thấy có những biến đổi về thể chất, tinh thần và
tình cảm như thế nào ở tuổi dậy thì? Thái độ và hành vi
ứng xử với bạn khác giới và với người lớn tuổi như thế
nào?
Đề nghị 1 hoặc 2 học sinh phát biểu. Các bạn khác bổ
sung.
Tóm tắt cuộc thảo luận và nêu kết luận chung.
11
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI

Bài : TÌNH BẠN, TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ TRÁCH NHIỆM LÀM CHA
MẸ
Bước 1:
Yêu cầu một số học sinh phát biểu quan điểm quan điểm của
mình về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và trách nhiệm làm cha mẹ
(Yêu cầu một số học sinh phát biểu quan điểm quan điểm của mình
về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và trách nhiệm làm cha mẹ là gì?
Những vấn đề này có quan trọng không ? Tại sao ?)
Bước 2:
Chia học sinh thành từng nhóm để thảo luận những khái niệm
trên
Bước 3:
Đại diện của mỗi nhóm trình bày quan điểm của từng nhóm mình
về những khái niệm trên. So sánh giữa các nhóm, lưu ý sự đối lập
về quan điểm để thảo luận.
12
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TÌNH BẠN, TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ TRÁCH NHIỆM LÀM
CHA MẸ
Bước 4:
Các nhóm tiếp tục thảo luận và tập trung vào những vấn đề sau:
- Khía cạnh quan trọng của tình bạn là gì?
- Có sự khác nhau giữa tình bạn cùng giới (nam - nam và nữ -
nữ) với tình bạn khác giới ( nam - nữ ) không ? Tại sao có ? Tại
sao không ?
- Các Khía cạnh quan trọng của tình yêu là gì ?
- Các tiêu chuẩn của một người vợ hay người chồng lý tưởng ?
Tính cách nào là quan trọng.
- Bạn có muốn kết hôn không ? Nếu có thì ở độ tuổi nào ? Nếu
không thì tại sao ?

13
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TÌNH BẠN, TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ TRÁCH NHIỆM LÀM
CHA MẸ
Bước 5:
Mỗi nhóm trình bày tóm tắt kết quả thảo luận về các câu
hỏi trên.
Bước 6:
Giáo viên tổng kết dựa vào bài khoá và đưa ra những
khái niệm về tình bạn, lòng tự trọng, tình yêu, hôn nhân
và trách nhiệm làm cha mẹ.
14
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TÌNH DỤC VÀ SINH SẢN
Hoạt động 1: Tình dục là gì?
Bước 1: Giới thiệu Bài đọc “Tình dục là gì” và nhấn mạnh những
điểm sau:
- Khi mới sinh ra, mỗi người đều mang một giới tính rõ ràng, chỉ
có thể là con trai (giống đực) hoặc con gái (giống cái).
- Kể từ khi bắt đầu dậy thì, vị thành niên có thể trải qua những
rung cảm mãnh liệt trước bạn khác giới, sự lôi cuốn về thể xác
(đòi hỏi tự nhiên), và/hoặc sức hút tình cảm (tình yêu).
- Điều này có thể dẫn đến một loạt các hoạt động tình dục khác
nhau, kể cả giao hợp, đi cùng với rủi ro (nguy cơ) mang thai và
mặc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồmcả
HIV/AIDS.
15
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TÌNH DỤC VÀ SINH SẢN
Hoạt động 1: Tình dục là gì ?

Bước 2: Sau khi giảng giải xong, hướng dẫn học sinh làm bài tập
dưới đây:
Hộp thư thắc mắc:
- Yêu cầu mỗi học sinh viết vào một tờ giấy bất cứ câu hỏi gì về
chủ đề này và không cần phải đề tên (vì chủ đề này rất tế nhị).
Khích lệ tất cả học sinh tham gia viết thư.
- Mỗi học sinh bỏ tờ giấy ghi tên mình vào hộp. Để bảo đảm tính
kín đáo, hộp thư thắc mắc có thể đặt ở một chỗ thích hợp để học
sinh có thể bỏ phiếu hỏi khi muốn và gặp thuận lợi.
- Sau khi tất cả học sinh đã bỏ phiếu hỏi vào hộp, giáo viên hãy
phân loại các câu hỏi và chọn ra một câu chung nhất.
16
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TÌNH DỤC VÀ SINH SẢN
Hoạt động 1: Tình dục là gì ?
Bước 2:
-
Giáo viên tổ chức nói chuyện/thảo luận hay tổ chức các trò
chơi, tùy vào số lượng hay nội dung câu hỏi.
Lưu ý: Nếu giáo viên không trả lời được một số câu hỏi nào đó,
hãy tự tìm thông tin từ những nguồn khác nhau.
17
GỢI Ý THỰC HIỆN Ở TỪNG BÀI
Bài : TÌNH DỤC VÀ SINH SẢN
Hoạt động 1: Tình dục là gì ?
Bước 3: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 – 8 học sinh. Yêu cầu
mỗi nhóm bàn luận một trong các chủ đề sau:
- Mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu? (chúng có liên quan với
nhau không? Tại sao?

- Quan hệ tình dục “có trách nhiệm” là gì? Nó có đồng nghĩa với
việc không quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc ngoài hôn
nhân” không?
- Quan hệ tình dục “an toàn là gì”? nó có đồng nghĩa với “quan
hệ tình dục mà không gây có thai ngoài ý muốn và mắc các
bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục” không?

×