Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập học kỳ Luật thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.88 KB, 6 trang )

Mục lục:


MỞ ĐẦU:
Hiện nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh
toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán
hiện đại, nhanh chóng hơn. Các doanh nghiệp cũng sử dụng chúng một cách thường xuyên
hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của các phương
thức này nên doanh nghiệp rất dễ gặp rủi ro. Vì thế, yêu cầu đặt ra đối với các doanh
nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp
dụng trong từng lần giao thương. Nội dung bài luận sau đây xin đi vào làm rõ: “những
trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng phương thức nhờ thu để thanh toán trong
thương mại quốc tế”.

NỘI DUNG:
I. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ:
1. Phương thức nhờ thu:
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán quốc tế trong đó người người
bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người người
mua, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền của người mua ở nước ngoài trên
cơ sở hối phiếu do người bán ký phát.
Căn cứ theo chứng từ, có 2 loại nhờ thu:
- Nhờ thu trơn (Clean Collection) là phương thức trong đó người bán ủy thác cho
ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thì
gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documnetary Collection) là phương thức trong đó người
bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà
còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người
mua để người mua nhận hàng.


2. Các phương thức khác bên cạnh phương thức nhờ thu:
2.1. Phương thức chuyển tiền:
Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó khách hàng
(người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người

2


khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương thức chuyển tiền do khách
hàng yêu cầu.
Phương thức này là một phương thức thanh toán trực tiếp giữa hai bên và ở đây ngân
hàng chỉ là người trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm và được hưởng hoa
hồng, không bị ràng buộc gì về tránh nhiệm. Do đó, khi áp dụng phương thức này thì giữa
hai bên mua bán phải có mức độ tín nhiệm rất cao. Vì vậy, chuyển tiền thường được áp
dụng cho các trường hợp chuyển vốn đầu tư, chuyển tiền tư nhân, chuyển tiền chính phủ,
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc cho các nghiệp vụ thanh toán phi mậu dịch khác;
trong quan hệ thanh toán mậu dịch, không nên sử dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu
mà chỉ nên sử dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu.
2.2. Phương thức ghi sổ:
Phương thức ghi sổ (Open account) là phương thức người bán mở tài khoản để ghi
nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay dịch vụ, đến từng định
kỳ (thàng, năm, quý) người mua trả tiền cho người bán.
Đặc điểm của phương thức ghi sổ là không có sự tham gia của ngân hàng với chức
năng của người mở tài khoản và thực hiện thanh toán, chỉ có hai bên tham gia là người
mua và người bán. Do đó, phương thức này được áp dụng khi các bên có quan hệ mua bán
thường xuyên và tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ và
công ty con. Phương thức này nên được sử dụng trong trường hợp nhà nhập khẩu khan
hiếm ngoại tệ và vì thế, họ chấp nhận trả giá cao hơn để mua được hàng hoá; phương thức
này cũng phù hợp trong quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc hàng bán giao làm nhiều lần.
2.3. Phương thức tín dụng chứng từ:

Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit) là một sự thoả thuận trong đó một
ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở
thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền thư
tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi
người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy
định đề ra trong thư tín dụng.
Thanh toán bằng tín dụng chứng từ rất phức tạp về mặt thủ tục, song các nguyên tắc
thanh toán rất chặt chẽ, rõ ràng, đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu của thương mại quốc
tế nên việc nhận hàng và trả tiền luôn luôn được đảm bảo. Phương thức này nhiều công ty,
ngân hàng ưu tiên lựa chọn.

3


II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP NÊN SỬ DỤNG PHƯƠNG
THỨC NHỜ THU:
1. Trường hợp sử dụng nhờ thu trơn:
Trong phương thức nhờ thu trơn, có thể thấy việc nhận hàng và thanh toán tách rời
nhau. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán, bộ chứng từ hàng hoá đã
giao cho người mua nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người mua được. Ngân
hàng cũng không chịu trách nhiệm nếu người mua không thanh toán. Điểm bất lợi cho
người bán là người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trả tiền.
Chính vì thế, phương thức nhờ thu trơn chỉ nên sử dụng trong trường hợp người bán
và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau dưới dạng công ty
mẹ và công ty con, hoặc giữa các chi nhánh trong cùng một công ty đa quốc gia hay tập
đoàn kinh doanh. Đồng thời người bán cũng có thể áp dụng phương thức này trong trường
hợp giá trị hàng hóa nhỏ hoặc để thăm dò thị trường… Phương thức này cũng có thể được
sử dụng trong thanh toán tiền hàng các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hóa như
tiền cước vận tải, phí bảo hiểm… vì việc thanh toán không cần phải kèm theo chứng từ.
2. Trường hợp sử dụng nhờ thu kèm chứng từ:

Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán ủy thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền
còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua, nhờ đó quyền lợi của
người bán được đảm bảo hơn. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và
nhờ thu trơn. Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ cũng có một số mặt yếu. Người bán thông
qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của người mua chứ chưa
khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng
cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bất
lợi với họ. Việc trả tiền thường quá chậm chạp từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có
thể kéo dài vài tháng hoặc nửa năm. Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là
người trung gian thu tiền hộ còn không có trách nhiệm về việc trả tiền của người mua . Bởi
vậy phương thức này thường rủi ro hơn cho người bán.
Tóm lại, phương thức này nên được áp dụng khi người bán không có nghi ngờ về
khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán của người mua, khi tình hình chính trị và kinh tế
trong nước của người mua là ổn định hoặc không có hạn chế ngoại hối trong nước của
người bán. Người mua cũng có thể lựa chọn phương thức này vì họ sẽ không phải nộp tiền
tạm ứng, việc thanh toán cho hàng hóa có thể được thực hiện khi người mua đã nhận được
vận đơn...
4


KẾT LUẬN:
Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh tế
của các quốc gia hiện nay. Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp sẽ giúp
đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, gia tăng qui mô
hoạt động, tăng khối lượng hàng hoá giao dịch, mở rộng quan hệ giao dịch với các nước…
góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2015;

2. Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Hà Nội,
2006;
3. Trường Đại học Ngoại thương, Giáo trình thanh toán quốc tế, Nxb. Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội, 2011.

5



×