Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Rủi ro trong thanh toán và bài tập môn Nghiệp vụ thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.13 KB, 28 trang )

Lời mở đầu
Những trở ngại về ngôn ngữ, sự khác biệt về luật lệ và chính sách, phong tục tập
quán, khoảng cách về địa lý, sự khác nhau về tiền tệ và chế độ quản lý ngoại hối,… là
những nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới những rủi ro đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào
thương mại quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường giao thương quốc tế luôn gắn
liền với sự gia tăng rủi ro. Và thực tế cho thấy có rất nhiều dạng rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình giao thương quốc tế. Chính vì vậy, để có thể thành công hơn trên thương
trường, các doanh nghiệp phải luôn cảnh giác trước những rủi ro tiềm ẩn, phải tìm hiểu
các dạng rủi ro trong thương mại và thanh toán đặc biệt là thương mại quốc tế và thanh
toán quốc tế.
I. Phân loại theo nguyên nhân phát sinh
1. Rủi ro thương mại
2. Rủi ro do cho vay tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu
3. Rủi ro tỷ giá
4. Rủi ro quốc gia
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 1
5. Rủi ro đạo đức
6. Rủi ro pháp lý
7. Rủi ro trong quá trình hoạt động, tác nghiệp
II. Phân loại theo các phương thức thanh toán quốc tế
1. Rủi ro trong phương thức chuyển tiền
2. Rủi ro trong phương thức ghi sổ
3. Rủi ro trong phương thức nhờ thu
4. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về rủi ro.
Rủi ro rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang
tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng
có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội
Các biện pháp thường được dùng để đối phó với rủi ro:
Tránh rủi ro: tức là không làm việc gì quá mạo hiểm, không chắc chắn. Điều này


gây nên tình trạng né tránh, không là tất yếu sẽ không đạt được kết quả gì. Trong kinh
doanh đồng nghĩa với không có lợi nhuận, tự bị thủ tiêu trong cạnh tranh.
Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro: Điều này thể hiện trong hoạt động của công ty hay của
cá nhân mỗi người là dùng những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và hậu quả của nó
như hệ thống phòng cháy, chữa cháy, biện pháp an toàn lao động, biện pháp hạn chế tai
nạn giao thông… các luật và quy tắc trong hoạt động kinh tế.
Song những biện pháp này không thể ngăn hoàn toàn rủi ro xảy ra.
Tự khắc phục: Lập ra các quỹ dự phòng, dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có
rủi ro xảy ra thì dùng quỹ đó bù đắp. Biện pháp này không phải bất cứ cá nhân hay tổ
chức nào cũng làm được, nếu có rủi ro lớn như thảm hoạ thì quỹ riêng biệt không thể bù
đắp nổi, hơn nữa nếu cá nhân nào, tổ chức nào cũng lập quỹ riêng như vậy sẽ dẫn tới tình
trạng gây đọng vốn lớn trong xã hội.
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 2
Chuyển nhượng rủi ro: là việc cá nhân hay tổ chức thuê các công ty bảo hiểm
chuyên nghiệp chịu trách nhiệm về các rủi ro thay mình. Biện pháp này không gây đọng
vốn cho xã hội, phạm vi bù đắp rộng lớn, có thể bù đắp rủi ro có tính chất thảm hoạ.
1.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế.
1.2.1. Khái niệm và phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình
thực hiện hoạt động TTQT, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên
tham gia TTQT(nhà xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác
nhân trung gian ) hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên.
Có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá và phân loại rủi ro trong hoạt động thanh toán
quốc tế. Nếu theo nguyên nhân phát sinh ta có thể phân thành rủi ro tín dụng, rủi ro đạo
đức, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối, rủi ro về tác nghiệp; còn ứng với những phương
thức thanh toán khác nhau ta lại có thể phân chia ra các rủi ro đối với các bên tham gia.
1.2.2. Phân loại rủi ro theo nguyên nhân phát sinh.
1.2.2.1. Rủi ro tín dụng.
Đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán
đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ.

Nguyên nhân của loại rủi ro này:
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi
trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của các quy luật cung - cầu, quy luật cạnh
tranh… nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi giá cả thay đổi, do
công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều hành kém, khủng hoảng tài chính… gây
phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh,
thậm chí thua lỗ, vỡ nợ phá sản nên mất khả năng thanh toán.
Thứ hai, do thông tin tín dụng không đầy đủ, nếu một bên không nắm vững tình hình
tài chính, uy tín khả năng thanh toán của đối tác, không am hiểu, không kiểm tra được
các thông số kỹ thuật và hiệu quả của dự án mà mình tài trợ thì rủi ro tín dụng là điều khó
tránh khỏi. Đây chính là thông tin không cân xứng.
Ví dụ: NHQĐ mở L/C với tổng trị giá: 699.556 USD nhập dầu DOP của công ty
ELOPI cho Công ty VIMEXCO, Vũng tàu. Đến hạn Công ty VIMEXCO không tiêu thụ
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 3
hết hàng và không có đủ tiền để thanh toán. Cuối cùng NHQĐ đã phải trả thay và yêu
cầu Công ty VIMEXCO nhận nợ vay bắt buộc.
Vì vậy, lựa chọn khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tín dụng tốt là
điều vô cùng quan trọng trong thanh toán quốc tế.
1.2.2.2. Rủi ro đạo đức.
Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức hay còn
được hiểu là tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương
mại và thanh toán quốc tế vì các bên đối tác tham gia thương vụ thường ở rất cách xa
nhau, thậm chí không hề gặp mặt nhau trong quá trình thực hiện thương vụ.
Nguyên nhân sâu xa gây ra rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy đủ, không
đối xứng. Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động
kinh doanh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác. Vì vậy đã đưa ra những quyết
định sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán.
Ví dụ: Khi mới thành lập, NHQĐ chi nhánh Hồ Chí Minh tiếp nhận một hồ sơ xin
mở L/C yêu cầu mức ký quĩ thấp (10%). Khi xem xét hợp đồng thì nhân viên ngân hàng

nhận thấy chữ ký của người XK đã được cắt dán và photocopy. Người NK giải thích đó
là chữ ký qua fax. Thấy nghi ngờ, NHQĐ chi nhánh Hồ Chí Minh tiến hành điều tra thì
thấy đây là một công ty ma, số điện thoại và số fax trên hợp đồng không có thực. NHQĐ
đã từ chối mở L/C. NHQĐ cũng như các ngân hàng khác phải hết sức cảnh giác để tránh
mở L/C cho các công ty ma.
Giải pháp: tìm hiểu thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động
kinh doanh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác.
1.2.2.3. Rủi ro quốc gia.
Đây là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi chính trị, kinh tế, về chính sách quản
lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được
tiền hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng hoá.
Nguyên nhân gây ra rủi ro quốc gia chính là những nguyên nhân gây ra biến cố
chính trị, xã hội, kinh tế… tại một nước như mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe
doạ sự ổn định nội bộ một nước; xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công,
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 4
bạo động, chiến tranh; vấn đề nợ nước ngoài chồng chất hay dự trữ ngoại hối ở mức thấp
và cán cân thanh toán quốc tế của Quốc gia bị thâm hụt nặng nề khiến cho Chính phủ
nước nhập khẩu phải buộc đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại hối ra
nước ngoài; sự cấm vận về kinh tế của quốc tế đối với nước nhập khẩu khiến mọi hoạt
động thương mại quốc tế bị kiểm soát gắt gao; chính sách quản lý ngoại hối của nước
nhập khẩu đột ngột thay đổi như thực hiện chính sách ngoại hối thắt chặt hay cấm vận
trong thanh toán,…
Ví dụ: Theo lệnh cấm vận của Mỹ, mọi khoản thanh toán bằng đồng USD qua hệ
thống thanh toán bù trừ tại Mỹ cho những người hưởng có tên nằm trong danh sách cấm
vận đều bị phong toả tại Mỹ. BIDV khi thực hiện lệnh thanh toán số tiền 13,000 USD
theo đề nghị của khách hàng trong nước cho 13 người du lịch thăm dò thị trường Cuba
đã gặp sơ suất khi nêu tên Cuba trong lệnh thanh toán. Giao dịch trên khi được thực hiện
bù trừ tại Mỹ thông qua ngân hàng đại lý American Express Bank, New York đã bị phong
toả vì hệ thống điện tử phát hiện ra từ ”Cuba”, là một nước bị Mỹ cấm vận. Mặc dù
BIDV đã rất cố gắng liên hệ với các đối tác để tìm cách giải phóng số tiền bị phong toả,

nhưng đều bị từ chối. Số tiền trên sẽ chỉ được trả lại cho BIDV khi Cuba không còn bị
lệnh trừng phạt cấm vận của Mỹ.
1.2.2.4. Rủi ro pháp lý.
Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu nại giữa các bên
tham gia thanh toán. Khi đó vấn đề đặt ra là toà án nước nào thụ lý và xử lý vụ án trên cơ
sở pháp lý nước nào? Cho dù trong hợp đồng ngoại thương đã đề cập đến vấn đề này,
song không phải là không có những phức tạp. Bởi vì không có một bên nào có thể thông
thạo và nắm vững luật pháp quốc gia bên đối tác.
Nguyên nhân sâu xa của rủi ro là do pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau.
Luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi đối đầu với thông lệ quốc tế, nhưng không
phải là hoàn toàn không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt thậm chí là đối nghịch với
UCP thì luật quốc gia sẽ vượt lên trên tất cả và phải được tuân thủ. Quan điểm của ICC
(International Chamber of Commerce – Phòng thương mại quốc tế) là UCP (quy tắc thực
hành thống nhất tín dụng chứng từ) không thể làm thay đổi luật quốc gia, những tranh
chấp nếu có tốt nhất là để cho toàn án xem xét và phán quyết. Vì vậy rủi ro pháp lý là
không thể tránh khỏi.
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 5
Ví dụ: Theo quy định của UCP 500, nếu L/C không quy định là hủy ngang hay
không hủy ngang thì được coi là L/C không hủy ngang (Irrevocable). Tuy nhiên, theo bộ
luật dân sự của Nga (Civil Code), nếu L/C không quy định cụ thể là hủy ngang hay
không hủy ngang thì được hiểu là L/C hủy ngang. Khi L/C nhận được một thư tín dụng
phát hành từ một ngân hàng của Nga, không ghi rõ là có hủy ngang hay không hủy
ngang, cán bộ của BIDV đã sơ suất không đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi và đã
thông báo cho khách hàng. 1 tháng sau, ngân hàng phát hành của Nga thông báo cho
BIDV là L/C nói trên đã bị hủy mà không cần có sự đồng ý của người thụ hưởng L/C, bởi
vì theo họ đây là L/C hủy ngang. Rất may mắn là người thụ hưởng của L/C mới chỉ đang
chuẩn bị hàng hóa để giao nên không bị mất hàng. Tuy nhiên, đây là một rủi ro rất nguy
hiểm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nhà xuất khẩu và BIDV.
Giải pháp: cần tìm hiểu kỹ càng pháp lý, pháp luật của đất nước đối tác kinh doanh
để có thể phòng ngừa tốt loại rủi ro này.

1.2.2.5. Rủi ro ty giá
Rủi ro ngoại hối xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào đó. Khi
tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia thanh toán. Nếu
ngoại tệ được lựa chọn trong thanh toán lên giá sẽ gây tổn thất cho người nhập khẩu,
ngược lại ngoại tệ đó mất giá gây thiệt hại cho bên xuất khẩu.
Tỷ giá biến động trên 2 phương diện: thứ nhất là ảnh hưởng của các nhân tố bên
ngoài như tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế và chính sách can thiệp của các
nước. Thứ hai là sự tương tác nhiều chiều của chính sách kinh tế - tài chính - tiền tệ ở
mỗi nước. Hình thức biểu hiện tổng hợp về sự tương tác từ phương diện trên chính là
quan hệ cung - cầu ngoại hối trên thị trường.
Ví dụ: Tổng Công ty May 10 ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 500.000USD ngày
08/05/2007, hợp đồng được thanh toán sau 6 tháng kể từ ngày ký - 08/11/2007. Tại thời
điểm ký kết tỷ giá USD/VND = 16.200. Vào ngày thanh toán tỷ giá USD/VND = 16.000,
như vậy cứ mỗi USD xuất khẩu công ty bị thiệt 200VND. Toàn bộ hợp đồng trị giá
500.000USD, công ty bị mất 100 triệu VND.
Giải pháp:
- Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá
- Lựa chọn ngoại tệ thanh toán
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 6
- Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành
1.2.2.6. Rủi ro về tác nghiệp.
Đây là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây ra. Rủi ro này
thường được thể hiện trong việc lập hồ sơ chứng từ không hoàn hảo, không đáp ứng đầy
đủ các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không đúng theo UCP – 500 và
các thông lệ, tập quán quốc tế khác.
Rủi ro tác nghiệp xảy ra chủ yếu là do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế
của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu khắt khe của L/C, của
quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP – 500 dẫn đến sai sót trong quá
trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến khi lập chứng
từ và thanh toán. Ngoài ra, cũng phải kể đến trình độ nghiệp vụ, ý thức thực hiện nghiệp

vụ của các thành viên tham gia thiết lập hồ sơ thanh toán và các văn bản liên quan.
Giải pháp: đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế.
1.2.3. Phân loại rủi ro theo các hình thức thanh toán.
Trong phần này sẽ tập trung phân loại các rủi ro có thể xảy ra đối với các bên tham
gia trong các phương thức thanh toán quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà chủ yếu
là phương thức tín dụng chứng từ.
1.2.3.1. Phương thức chuyển tiền (remittance)
Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phương thức này, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân
hàng
của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm
nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
Thực tế, nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho
đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu
khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán
hoặc thanh toán không đầy đủ.
Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường hợp chuyển tiền
trước khi giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng, đặt cọc, tạm ứng… Trong
trường hợp này nhà nhập khẩu có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu tiền đã chuyển mà hàng không
được giao đúng thời hạn, đúng chất lượng hoặc số lượng…
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 7
Ví dụ: : Rủi ro do thực hiện sai chỉ dẫn của ngưòi chuyển tiền: BIDV nhận được một
chỉ dẫn thanh toán chuyển 500,000 EUR cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân
hàng BNP Parisbas ở Paris. Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh chuyển tiền, do sơ suất trong
việc kiểm tra ngân hàng giữ tài khoản, cán bộ thanh toán đã chuyển nhầm số tiền trên cho
ngân hàng Banque de Paris tại Paris. 3 ngày sau, người chuyển tiền thông báo cho ngân
hàng là người thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán và đề nghị tra soát. Kiểm tra
lại hồ sơ, phát hiện ra sự nhầm lẫn nói trên, BIDV ngay lập tức yêu cầu ngân hàng
Banque de Paris trả lại khoản tiền chuyển nhầm, đồng thời tạm thời sử dụng tiền của
ngân hàng để trả cho người thụ hưởng theo đúng chỉ dẫn. Phải mất một tuần, sau rất
nhiều điện yêu cầu, Banque de Paris mới trả lại khoản tiền chuyển nhầm của BIDV sau

khi đã trừ 100EUR phí dịch vụ.
Để phòng ngừa rủi ro các bên nên:
- X ây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào?
Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?…
- Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.
- Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?
1.2.3.2. Phương thức ghi sổ (open account)
Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong mua bán hàng
hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là
nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một
quyển sổ nợ để ghi nợ nhà nhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến
từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho
người ghi sổ
Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhà xuất khẩu sẽ
phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán
không đầy đủ.
Để hạn chế rủi ro
Chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài,
thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp
bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 8
1.2.3.3. Phương thức nhờ thu (collection)
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà bên có các khoản tiền từ các công cụ thanh
toán (chủ nợ) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó từ phía người nợ.
1.2.3.3.1. Phương thức nhờ thu trơn (clean collection)
Phương thức nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp mua
bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ
thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.

Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Như vậy thông thường

hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà
nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà
chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân
hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.
Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức này. Nếu
áp dụng phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin cậy của nhau,
đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo
đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán,
chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ
thanh toán…
1.2.3.3.2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
Phương thức nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh toán áp dụng
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ
tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp
nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định.
Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một điểm cần lưu ý:
Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì
Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, phương thức này bảo vệ
được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm
thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.
Dưới đây là một mẫu điều khoản phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế:
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 9
“Bên mua thanh toán ngay khi hối phiếu do bên bán phát hành được xuất trình. Thanh toán
xong giao chứng từ.”
Ví dụ: NH Techcombank nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là D/P 30
days after sight (giao chứng từ trên cơ sở thanh toán 30 ngày sau ngày nhận được chứng
từ). Khi nhìn thấy cụm từ “30 days after sight”, cán bộ thực hiện đã không đọc kỹ “D/P”,
cho rằng đây là bộ chứng từ trả chậm 30 ngày, nên đã xử lý như chứng từ D/A, nghĩa là
chỉ yêu cầu khách hàng chấp nhận hối phiếu trả chậm và trả chứng từ. Đến thời hạn 30

ngày phải thanh toán, nhà nhập khẩu từ chối thanh toán vì hàng không đúng chất lượng
quy định. Khi làm điện thông báo từ chối gửi tới ngân hàng gửi chứng từ nhờ thu,
Techcombank đã nhận được điện phản hồi yêu cầu thanh toán vì đó là chứng từ D/P. Do
không thực hiện đúng chỉ dẫn nhờ thu, NH đã bị rủi ro khi phải trích tiền của ngân hàng
để thanh toán thay cho nhà nhập khẩu. Việc đòi lại tiền từ nhà nhập khẩu gặp rất nhiều
khó khăn, tốn thời gian và chi phí.
1.2.3.4. Phương thức tín dụng chứng từ: Là một sự thoả thuận mà trong đó một
NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam
kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín
dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi
người thứ ba này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy
định đề ra trong thư tín dụng.
Khi sử dụng phương thức này cũng có thể xảy ra rủi ro cho các bên tham gia như:
- Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn
cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH
chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có
thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự
bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng
loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy
đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.
- Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không
phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất
khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề
được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 10
phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà
nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ
xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH
chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng

không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn
lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro
chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
Ví dụ: Năm 1997, BIDV nhận được một thư tín dụng trị giá 1,957,800 USD phát
hành bằng telex từ một ngân hàng ở Mỹ cho người hưởng lợi là Công ty xuất nhập khẩu
Kiên Giang, nhập khẩu gạo. Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Bank of New
York, Hongkong. Tuy nhiên, ngân hàng này thông báo là không cung cấp số test đó và
đề nghị BIDV xác nhận lại với ngân hàng phát hành. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị
đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C. để chờ xếp xuống tàu nên giục BIDV thông báo L/C.
Do không kiểm tra được tính chân thực bề ngoài của bức điện, BIDV đã kiên quyết từ
chối thông báo L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện người nhập khẩu là kẻ lừa
đảo và rất may là họ chưa giao hàng.
1.2.3 Nguyên nhân vĩ mô dẫn đến rủi ro trong thanh toán quốc tế
 Môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT chưa được hoàn thiện.
Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và TTQT nói riêng
của Việt Nam còn thiếu, bất cập và chưa đồng bộ. Mặc dù đã có luật ngân hàng, nhưng
các nghị định của chính phủ và các thông tư hướng dẫn thực hiện chậm ban hành. Hơn
nữa điều kiện để thực thi luật còn chưa đầy đủ, chúng ta chưa có riêng một quy chế, văn
bản pháp lý hướng dẫn thực hiện giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, chưa có văn bản
pháp quy công nhận và hướng dẫn việc áp dụng UCP, URR, URC, Incoterms Sự khác
biệt giữa luật quốc gia với các điều kiện và thông lệ quốc tế gây khó khăn cho các bên
tham gia.
- Chính sách thương mại chưa ổn định.
Chính sách thương mại không ổn định, gây khó khăn cho ngân hàng. Có
những mặt hàng năm nay cho phép nhập, nhưng năm sau lại không cho phép nhập nữa
làm cho các doanh nghiệp đã ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài rơi vào tình trạng
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 11
tiến thoái lưỡng nan. Biểu thuế luôn luôn thay đổi gây khó khăn cho việc tính toán hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu còn
rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái thậm chí làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của

các doanh nghiệp và ngân hàng. Các bộ ngành liên quan phối hợp chưa chặt chẽ gây trở
ngại cho hoạt động thanh toán quốc tế.
- Chính sách tỷ giá hối đoái.
- Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh.
Hiện nay Việt Nam mới chỉ có thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, hoạt
động của thị trường này còn kém sôi động, nghiệp vụ còn giản đơn và chủ yếu là mua
bán trao ngay, chưa phát triển các nghiệp vụ khác như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương
lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền mua, quyền bán là những công cụ chủ yếu để hạn chế rủi
ro về tỷ giá cho doanh nghiệp và NHTM Việt Nam.
- Quy chế thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản vay vốn ngân hàng còn nhiều vướng
mắc.
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoặc hộ cá thể: việc cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất hiện nay rất chậm, một số trường hợp cấp
giấy tờ quyền sử dụng đất nhiều lần nên khách hàng có nhiều bản gốc để thế chấp ở các
ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp nhà nước: luật doanh nghiệp nhà nước chỉ mới quy định
doanh nghiệp được quyền dùng tài sản nhà nước để thế chấp, song chưa có quy định về
việc xử lý những tài sản này để thu hồi nợ, vì thế gây khó khăn cho ngân hàng.
- Thông tin tín dụng không đầy đủ.
Thông tin tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu khi quyết định bảo lãnh
cho doanh nghiệp. Sự thiếu thông tin có thể dẫn đến sự mất an toàn trong nghiệp vụ tài
trợ xuất nhập khẩu nói chung và bảo lãnh L/C trả chậm nói riêng.
Bài tập thực hành 1:
Hãy phân tích các điều khoản của bản dự thảo hợp đồng xuất khẩu cà phê
giữa Công ty VINACAFE (VN) và Công ty SINCO (Nhật Bản) sau:
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 12
1.Tên hàng: Cà phê Việt nam loại 1.
2.Số lượng: 144 MT.
3.Chất lượng: Chính xác như mẫu.
4.Bao bì: Hàng đóng trong bao đay. Đóng container.

5.Giá cả: 1535 USD/T, FOB.
6.Giao hàng: Trong tháng 3/2008.
- Tên cảng đi: cảng SG-TP.HCM.
- Tên cảng đến: cảng Kobe, Nhật bản.
- Giao hàng từng phần: được phép.
7.Thanh toán: theo hình thức thanh toán TTR.
PHÂN TÍCH HĐXK :
1. Tên hàng: Thiếu: tên khoa học, năm sản xuất.
2. Số lượng: 144 MT, thiếu dung sai, ai được chọn.
3. Chất lượng: Không nên ghi “chính xác như mẫu” mà chỉ ghi “như mẫu”, cần
ghi rõ thêm mẫu do người bán đưa ra, có bao nhiêu mẫu, trọng lượng mỗi mẫu, ai
giữ mẫu, mẫu được hai bên ký tên niêm phong số… ngày… tháng… năm… Cần
ghi câu "mẫu là một bộ phận không tách rời HĐ này".
4. Bao bì: Phải thỏa thuận cụ thể số lớp bao bì, cách thức may miệng bao, trọng
lượng tịnh, trọng lượng cả bì của mỗi bao. Hàng được đóng trong container bao
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 13
nhiêu feet, (mỗi container có bao nhiêu bao). Cần quy định ký mã hiệu ghi trên
bao bì.
5.Giá cả: Trong đơn giá phải ghi 1535 USD/MT, tên cảng Sài gòn phải được ghi
theo sau điều kiện FOB, ghi rõ dẫn chiếu theo Incoterms nào .
- Phải ghi tổng trị giá bằng số và chữ, có dung sai.
6.Giao hàng: cần phải ghi thêm:
- Nội dung thông báo của bên mua/bán, thời hạn thông báo, số lần thông báo,
phương tiện thông báo.
- Chuyển tải có cho phép hay không.
7.Thanh toán: theo hình thức thanh toán TTR, cần ghi rõ thời hạn người mua
thanh toán, phải ghi rõ bên mua thanh toán cho bên bán 100% giá trị hoá đơn vào
tài khoản ngoại tệ của bên bán tại ngân hàng nào, ở đâu. Các chứng từ thanh toán
phải phù hợp với mặt hàng cà phê nhân, cần ghi rõ số lượng bản gốc, bản sao, nơi
cấp chứng từ, một số ghi chú trên chứng từ. (chú ý: B/L, C/O)

Bài tập thực hành 2:
Hãy phân tích các điều khoản của bản dự thảo hợp đồng nhập khẩu giữa
Công ty ABC (Việt Nam) và Công ty XYZ (Ukraine) sau đây:
1. Commodity : Urea Fertilizer.
2. Quantity : 10,000 MT
3. Quality : Nitrogen : 46%, Moisture: 0.5%
4. Price : USD 190/MT. CIF
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 14
5. Packing : In PP.
6. Shipment : 150 days after date of L/C
7. Insurance : ICC (A)
8. Payment : by L/C.
Payment documents: + Commercial invoice.
+ Bill of Lading.
+ Insurance Certificate.
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG
1. Tên hàng: Thiếu cấp loại phân Uréa, xuất xứ, năm SX.
2. Số lượng : Thiếu dung sai, ai chọn dung sai.
3.Chất lượng: Phải ghi rõ Nitrogen: 46% min.
Moisture: 0,5% max.
(Biuret : 1% max).
4. Giá cả: Thiếu tên cảng đích, Incoterms 2000. Tổng trị giá HĐ bằng số và bằng
chữ, có dung sai.
5. Bao bì đóng gói: Cần ghi rõ số lớp bao bì, cách may miệng bao, trọng lượng
tịnh, trọng lượng cả bì của mỗi bao. Cần quy định về ký mã hiệu trên bao bì. Nếu
đóng trong cont cần quy định rõ container bao nhiêu feet.
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 15
6. Giao hàng: 150 ngày sau ngày mở L/C là quá dài, bất lợi cho NM, cần thoả
thuận hợp lý để đảm bảo quyền lợi 2 bên.
Thiếu: - Cảng bốc/cảng dỡ.

- Giao từng phần hay giao 1 lần.
- Chuyển tải được phép hay không.
- Quy định thời gian dỡ hàng/thưởng phạt bốc/dỡ.
- Thông báo của 2 bên (con tàu, mớn nước, ETD, ETA), số lần thông báo,
thời hạn thông báo, phương tiện thông báo.
7. Bảo hiểm: cần quy định mua BH ở công ty BH nào, số tiền BH bằng 110% giá
CIF, có thể khiếu nại đòi bồi thường tại VN. Đơn BH ký hậu để trống.
8. Thanh toán: Thiếu loại L/C, thời hạn thanh toán.
- Thời hạn mở L/C.
- Số tiền, đồng tiền thanh toán.
- Tên, địa chỉ ngân hàng mở.
- Tên, địa chỉ ngân hàng thông báo.
- Tên, địa chỉ người hưởng lợi.
- Thời hạn, địa điểm xuất trình chứng từ thanh toán.
- Thời hạn hết hiệu lực L/C.
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 16
Chứng từ thanh toán:
- B/L cần ghi rõ: “Clean on board”, “Freight prepaid”.
- Đơn BH cần quy định: ICC (A). Số tiền BH bằng 110% giá CIF.
Thiếu các chứng từ: P/L; C/O form A; GCN số lượng, trọng lượng, chất lượng,
(Bill of Exchange).
Các chứng từ trên đều phải ghi số lượng bản chính, bản sao, ai cấp.
Bài tập nhóm
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, kinh tế thế giới có nhiều biến động, xu hướng khu vực hóa và toàn cầu
hóa các quan hệ thương mại diễn ra mạnh mẽ và có tác động lớn đến nhiều nền
kinh tế…Sự trao đổi mua bán diễn ra tấp nập hơn, thương mại quốc tế diễn ra
ngày càng sôi động, đi kèm với nó là sự nảy sinh của nhiều hình thức thanh toán
nhằm phục vụ cho quá trình giao thương hàng hóa trên khắp thế giới…

Việt Nam đang trên đà hội nhập, hòa mình vào dòng chảy của thế giới, việc mở
rộng giao thương buôn bán với các nền kinh tế khác là điều tất yếu.
Nhờ vậy, các hình thức thanh toán ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong
các cuộc mua bán, trao đổi.
Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực mà các hình thức thanh toán mang
lại, bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn những rủi ro trong các hình thức thanh toán, không
những chỉ các doanh nghiệp trên thế giới, mà các doanh nghiệp Việt Nam, khi
thực hiện các hoạt động mua bán, giao lưu với nhiều nền kinh tế cũng gặp phải
những rủi ro này
Do đó, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Những rủi ro của các doanh
nghiệp Việt Nam khi thực hiện thanh toán quốc tế”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 17
- Nắm rõ các hình thức thanh toán, quy trình thanh toán, biện pháp khắc
phục và những rủi ro thường gặp
- Nắm được những rủi ro trong thanh toán mà các Doanh nghiệp Việt Nam
thường gặp phải
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tham khảo giáo trình, các sách, báo, tạp chí, báo điện tử…
II/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. HÌNH THỨC TIỀN MẶT.
 Khái niệm và quy trình
Là một hình thức truyền thống mà trước đây các doanh nghiệp Việt Nam thường
hay sử dụng,nó là hình thức khá đơn giản, người mua và người bán sẽ trực tiếp
thanh toán với nhau bằng tiền mặt theo thõa thuận mà không cần phải thông qua
hệ thống ngân hàng cũng như không phải mất lệ phí. Tuy nhiên nó có khá nhiều
rủi ro trong khi thanh toán
 Những rủi ro thường gặp
+ Trong khi thanh toán không thể tránh khỏi những rủi ro như: tiền giả, tiền rách,
tiền hết hạn lưu hành….

+Trong khi vận chuyển tiền có thể bị cướp hoặc mất.
+ Không ràng buộc được giữa việc thanh toán tiền với việc giao hàng nên rất dễ
bị xảy ra trường hợp lừa đảo trong kinh doanh.ví dụ như: bên mua đã thanh toán
tiền những bên bán chưa đưa hàng, hoặc sau khi đã nhận tiền thì lại bán hàng kém
chất lượng…
 Biện pháp
Để tránh gặp phải những rủi ro trong khi thanh toán, các bên tham gia cần phải
tìm hiểu rõ thông tin trong việc lựa chọn đôí tác cho mình, đồng thời cần kiểm tra
kỹ lưỡng tiền và hàng trước khi ký hợp đồng thanh toán.
Hiện tại để khắc phục những rủi ro nêu trên,các doanh nghiệp đã sử dụng
những phương thức thanh toán thay thế khác hiện đại hơn và có nhiều ưu điểm
hơn.
2. HÌNH THỨC CHUYỂN TIỀN
 Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán mà người mua sẽ gửi một thông báo cho
ngân hàng của mình để yêu cầu chuyển một khoản tiền sang tài khoản của người
bán tại ngân hàng người bán.
Có hai hình thức chuyển tiền:
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 18
+ Chuyển tiền bằng thư ( mail transfer – M/T) : là hình thức mà trong đó lệnh
thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư
mà ngân hàng này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.
+ Chuyển tiền bằng điện ( telegraphic transfer T/T) : là hình thức trong đó lệnh
thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện
mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng
viễn thông như SWIFT.
Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện
nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.
 Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền
(1). Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

(2). Người mua sau khi kiểm tra hàng hóa ( hoặc bộ chứng từ hàng hóa), nếu thấy
phù hợp yêu cầu theo thõa thuận hai bên, gửi thông báo cho ngân hàng để yêu cầu
chuyển tiền.
(3). Ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán.
(4). Ngân hàng người bán thông báo cho người bán.
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của
nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng
và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp
thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối
đoái của nước đó.
Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc
tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ
có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi
thường…
 Rủi ro xảy ra
- Đối với bên bán:
Nhưng với phương thức trả sau thì bên bán lại gặp nhiều bất lợi hơn. Khi
thanh toán bằng phương thức trả sau thì bên bán đã giao hàng cho bên mua, vì vậy
có nhiều trường hợp rủi ro có thể xảy ra cho bên bán như: bên mua có thể trả chậm
hơn so với hợp đồng, trả thành nhiều lần hơn….
- Đối với bên mua:
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 19
Với phương thức trả trước bên mua gặp nhiều bất lợi như: bên bán có thể
nhận tiền rồi mà không giao hàng đúng hẹn, chất lượng hàng giao không đảm bảo,
số lượng hàng giao không đúng như trong hợp dong.
Tuy bên mua và bên bán có mức độ an toàn tương đối ngang nhau, nhưng
bên mua vẫn bất lợi hơn về mặt thời gian vì thường thời gian vận chuyển hàng hóa
luôn chậm hơn việc chuyển khoản tiền. Trong trường hợp xấu hơn bên mua bị
động đối với việc kiểm tra hàng hóa vì bên bán đã nhận hết tiền trong khi bên mua
chưa thực sự kiểm tra được hàng ngay khi bên bán giao hàng.

Không có sự tham gia của ngân hàng và không ràng buộc được giữa nhận
hàng và trả tiền. Do ngân hàng chuyển tiền cũng như ngân hàng nơi tiền chuyển
đến chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán để hưởng hoa hồng, không bị ràng buộc
trách nhiệm pháp lý đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. Theo phương
thức này việc trả tiền có được hoàn tất hay không phụ thuộc nhiều vào thiện chí
của người trả tiền.
 Biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền.vd:chuyển tiền trước bao nhiêu % tại thời điểm
nào?, thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào
-Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.
-Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?
3. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ
 Khái niệm và quy trình
- Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu.
- Nhà XK (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa
vụ giao hàng) qui định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ
sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhà NK (người được ghi sổ), bằng một đơn
vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng
phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ.
 Rủi ro
Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhà
xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm
trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
 Biện pháp
Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có
mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an toàn cho nhà
xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng,
thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…
4. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (collection)
 Khái niệm:

Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 20
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà bên có các khoản tiền từ các
công cụ thanh toán (chủ nợ) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ
thanh toán đó từ phía người nợ.
Các công cụ thanh toán quốc tế thường gồm: hối phiếu (bill of exchange); kỳ
phiếu thương mại (Promissory Note), séc quốc tế (International cheque), hóa đơn
thu tiền (Financial Invoice).
A/ Phương thức nhờ thu trơn (clean collection)
 Quy trình:
Phương thức nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong
hợp mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng
thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao
chứng từ.
1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập
khẩu
2) Người xuất khẩu lập hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người
nhập khẩu
3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo
cho người nhập khẩu biết
4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp
nhận hay thanh toán.
5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán
6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân
hàng uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu
đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu biết trong trường hợp
người nhập khẩu từ chối trả tiền.
7) Ngân hàng uỷ thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo
cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền
 Rủi ro:
Phương thức thanh toán này đem lại nhiều rủi ro cho người xuất vì nó không đảm

bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
- Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu, thông
thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán.
Nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ
để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán
chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và
có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 21
-Ngân hàng chỉ làm trung gian, thu được tiền hay không Ngân hàng cũng thu phí,
Ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán.
 Giải pháp:
-Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức
này.
-Nếu áp dụng phương thức thanh toán này: Chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối
tác tin cậy của nhau, giá trị hàng hóa nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hóa đọng khó
tiêu thụ,…
-Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo
đảm nhà nhập khẩu thanh toán
Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh
toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm
nghĩa vụ thanh toán…
B/ Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
 Quy trình:
Phương thức nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh
toán áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất
khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện
sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực
hiện các điều kiện khác đã quy định.
1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ
chứng từ hàng hoá

2) Người xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng
nhận uỷ thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu
3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân
hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu
4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu chấp nhận đến người nhập khẩu yêu
cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền
6) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang cho
ngân hàng nhận uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông báo việc
từ chối trả tiền của người nhập khẩu
7) Ngân hàng nhận uỷ thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền
cho người xuất khẩu
 Rủi ro
Phương thức thanh toán này bảo vệ lợi ích của nhà xuất khẩu
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 22
- Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu.
- Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ
đi nhận hàng tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh
toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.
Đối với nhà xuất khẩu:
Trái với lệnh nhờ thu, ngân hàng thương mai giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà
nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Điều này có
thể xảy ra nếu ngân hàng thương mại đặt mối quan hệ với khách hàng trong nước
lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài. Nếu điều
này xảy ra, thì nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại ngân
hàng thương mại.
Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì hậu quả phát
sinh do nhà xuất khẩu chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu
không liên quan đến việc chỉ thị ngân hàng thu hộ
Hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể giao cho hay theo lệnh của ngân

hàng thu hộ với sự đồng ý trước của ngân hàng này. Ngoài ra ngân hàng thu hộ
không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc nhận hàng, lưu kho, mua bảo hiểm
hàng hóa, thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổn thất hay hư
hỏng mất mát hàng hóa.
Nhà XK chịu mọi chi phí liên quan tới việc bảo vệ hàng hóa của ngân hàng, cho
dù ngân hàng không được yêu cầu làm việc này.
Nhà NK khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán, trong khi hàng hóa đã
được gửi đi từ trước. Cho dù, nhà XK có thể kiện nhà NK theo các hợp đoòng đã
kí, nhưng hành động này lại mất nhiều thời gian, trong khi đó, hàng hóa có thể bóc
dở và lưu kho.
Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kì sự chậm trể hay thất lạc
chứng từ nào
-Đối với nhà nhập khẩu:
Nhà NK có thể đứng trước rủi ro khi nhà XK lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian
lận thương mại. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ giả mạo hay
sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ.
Sau ki ký hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kì hạn (hay phát hành kì phiếu) , nhà
NK có thể bị nhà XK kiện ra tòa nếu không thanh toán khi hối phiếu đến hạn.
Thậm chí nhà NK không thể dùng các lí do “chính đáng” để bào chữa cho việc
không thanh toán của mình như: nhà XK đã không giao hàng hay giao hàng có sai
sót nghiêm trọng,… Điều này hàm ý, một khi nhà NK đã kí kết chấp nhận thanh
toán hối phiếu kì hạn thì buộc phải thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn,
nếu không, có thể bị kiện ra tòa. Việc không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm
tổn hại nghiêm trọng tới danh dự của nhà nhập khẩu.
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 23
5. TRẢ TIỀN LẤY CHỨNG TỪ (C.A.D)
 khái niệm:
Người mua sẽ ký với ngân hàng C.A.D một bản ghi nhớ gồm 2 phần:
1. Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán
hưởng lợi.

2. Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân
hàng C.A.D
Sau đó người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D thông
báo cho người bán về việc tài khoản tín chấp đã được mở. Sau khi nhận được
thông báo từ ngân hàng, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ
thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thực hiện thanh toán
cho nguời bán. Ngân hàng C.A.D sẽ chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận
hàng.
 Quy trình nghiệp vụ:
* Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khỏan tín thác, số dư tài
khỏa bằng 100% trị gía hợp đồng và nó được dùng để thanh toán cho nhà xuất
khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (Memorandum) thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và
ngân hàng .
* Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu biết .
* Nhà xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trong hợp
đồng .
* Nhà xuất khẩu lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng.
* Ngân hàng kiểm tra chứng từ , đối chiếu với bản ghi nhớ ,nếu phù hợp thì thanh
toán cho nhà xuất khẩu.
* Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín
thác.
Phương thức này được áp dụng trong trường hợp :
• Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng nhau.
• Hàng hóa thuộc loại khan hiếm
• Nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu vì trong bộ chứng từ
mà nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhận của đại
diện người mua về việc giao hàng hóa
Ưu điểm :
- Thủ tục thanh toán đơn giản.
- Chuyển từ Ngân hàng phục vụ Người Mua qua Người Bán nhanh.

- Người Bán thanh toàn bằng phương thức này rất có lợi :giao hàng xong là được
tiền ngay, Bộ chứng từ xuất trình giản.
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 24
 Rủi ro của phương thức CAD:
- Việc kí quỹ để thực hiện CAD, sẽ dẫn đến ứ đọng vốn tại Ngân hàng, Nếu
người Bán ko giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ ko được hưởng lãi suất.
- Khi người mua không trả tiền thì cũng sẽ không nhận được chứng từ để lấy
hàng. Nhưng người bán cũng khó lấy được hàng về, khả năng thanh toán chậm là
dễ xảy ra.Rủi ro của người mua sẽ dẫn theo rủi ro cho người bán.
- Vd: Theo phương thức này, bên nhập khẩu trả trước cho bên xuất khẩu một số
tiền (10-30% trị giá hợp đồng) Bên xuất khẩu sau khi giao hàng xong sẽ gửi bộ
chứng từ giao hàng cho ngân hàng của bên nhập khẩu. Bên nhập khẩu thanh toán
nốt số tiền còn lại cho ngân hàng để được nhận bộ chứng từ giao hàng. Trong một
số trường hợp, khi bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất
khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu trả lại bộ chứng từ giao hàng để tìm
cách bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác hoặc yêu cầu hãng tầu tái xuất lô
hàng đi nước khác hoặc đưa trở lại Việt Nam. Bên xuất khẩu sẽ dùng số tiền bên
nhập khẩu đã trả để trang trải các chi phí liên quan đến việc giải quyết lô hàng.Tuy
nhiên tại pa-kix-tan một số đối tượng xấu giả danh làm bên nhập khẩu đã tìm cách
vô hiệu hoá phương thức này: khi bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh
toán, bên xuất khẩu không thể bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác và cũng
không thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pa-ki-xtan. Kết cục thường là bên xuất khẩu mất
trắng lô hàng. Sự thật là: vị khách hàng lừa đảo đã lợi dụng một quy định của Hải
quan Pa-ki-xtan nhằm đối phó với hành vi trốn thuế nhập khẩu của một số doanh
nghiệp Pa-ki-xtan. Quy định đó là: hàng nhập khẩu một khi đã mở tờ khai hàng
nhập khẩu (G.D.: Goods Declaration) thì không được phép tái xuất ra khỏi Pa-ki-
xtan.
 Biện pháp khắc phục:
- Nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu cần phải tìm những đối tác tin cậy, để có
thể phòng tránh rủi ro.

- Người bán cần cân nhắc người mua mở tài khoản ủy thác đúng theo yêu cầu.
- Khi tài khoản đã mở cần liên hệ với khách hàng để kiểm tra điều kiện thanh toán,
cần đặc biệt chú ý: tên chứng từ cần xuất trình, người cấp, số bản… Kiểm tra
xong, nếu thấy phù hợp mới tiến hành giao hàng.
6. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C
 Khái niệm:
Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một văn bản do ngân hàng
phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết
trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một
thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều
khoản quy định trong lá thư đó.
Like để nhận nhiều TL Free: facebook.com/CTYTNHHMinhTuan Page 25

×