Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÀI TUYÊN TRUYỀN THI y tế GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.17 KB, 4 trang )

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG
BỆNH QUAI BỊ
Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến !
Bệnh quai bị là loại bệnh lý về các tuyến nước bọt và được gây ra bởi loại virus
có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh. Là loại bệnh
thường gặp và chủ yếu tác động lên trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh quai
bị thường hay xuất hiện nhiều vào mùa hè và cũng có thể xảy ra quanh năm vào
những mùa thu, đông. Bệnh sẽ phát triển thành dịch ở những nơi ở tập thể đông
như trường học, khu tập thể.
Dấu hiệu triệu chứng bệnh quai bị
Bệnh quai bị là loại bệnh nhẹ nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể
gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến não như: viêm màng não và nguy hiểm
hơn là sưng tinh hoàn, xảy ra ở nam giới trường thành với nguy cơ mắc phải là 2030%.
Nguyên nhân:
Bệnh quai bị là do virus gây nên vì vậy sẽ nhanh chóng lây lan qua đường hô hấp,
ăn uống và qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Bệnh xuất hiện
nhiều ở các trẻ nhỏ, những trẻ lớn chưa tiêm phòng quai bị và những người trưởng
thành chưa có miễn dịch quai bị, ở người lớn có thể bị nhưng tỉ lệ rất thấp. Thời
gian lây lan bệnh là từ 6 ngày trước khi phát hiện bệnh hoàn toàn và đến 2 tuần sau
khi có triệu chứng bệnh.
Triệu chứng bệnh quai bị:
Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 – 2 ngày trước
khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 – 4 ngày,
chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có
thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy
nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh
lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không
biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn
dịch suốt đời.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu
không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm


tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn
thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai
kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể
sinh non hoặc thai chết lưu.
Phòng và cách chữa bệnh quai bị:


Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp
mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh,
người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng
2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến
trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh
cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến
chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách
đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp
viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ
yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau
vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng
hơn.
Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm
phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu,
có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị
thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có
tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên
tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.
Trên đây là bản tin những điều cần biết về phòng chống bệnh Quai bị.Cảm ơn
các thầy cô giáo và các bạn đã quan tâm và lắng nghe !

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH
ĐAU MẮT ĐỎ

Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm,nó thường lây lan rất nhanh.Bệnh phát
sinh vào các thời điểm trong năm nhưng mạnh nhất là vào thời gian giao mùa.
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm,nó thường lây lan rất nhanh.Bệnh phát
sinh vào các thời điểm trong năm nhưng mạnh nhất là vào thời gian giao mùa.
1.Nguyên nhân
Do vi khuẩn và vi rút gây ra
2. Đường lây truyền
-Qua chất tiết của mắt(dử mắt)
-Qua đồ dùng chung như khăn mặt,chậu rửa mặt,chăn,màn,gối,..
-Qua nước bị nhiễm khuẩn(nước hồ,nước ao,nước bể bơi)
-Qua người sống chung cùng nhà,học cùng lớp,cùng trường,…
3.Triệu chứng
-Bệnh có cảm giác nóng rát mắt,đau nặng mắt,cộm trong mi,sợ ánh sáng,chảy nước
mắt,đôi khi còn kèm theo nhìn mờ.
-Hai mi mắt sưng,dử dính chặt vào hai mi


-Kết mạc mi sưng đỏ,phù nề
4.Phòng ngừa
-Vệ sinh môi trường xung quanh
-Vệ sinh cá nhân tốt dùng khăn mặt vật dụng riêng
-Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với bụi bẩn
-Nghỉ ngơi,hạn chế giao tiếp với người mắc bệnh
-Rửa mắt bằng dung dịch Nacl 0,9%
Tóm lại bệnh ở thể nhẹ mà chúng ta rửa mắt bằng Nacl 0,9% thì có thể tự khỏi.
Ở trường Mầm Non Hoạ Mi các bé được phòng bệnh “Đau Mắt Đỏ” như:
-Được dùng khăn mặt riêng
-Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chơi,khi tay bẩn,trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh.
-Khăn rửa mặt của bé hàng ngày đều phải được giặt sạch bằng xà phòng,phơi ra

nắng,hàng tuần phải luộc sôi từ 2-3 lần trong tuần
-Các bé được các cô nhỏ thuốc phòng bệnh ở trường bằng dung dịch Nacl 0,9%
trước khi đi ngủ đấy.
Vì vậy khi các bé đi ra đường bụi,cát và trời nắng cần có kính bảo vệ mắt nhé và
nhớ đừng dụi tay vào mắt nữa đấy.

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH
CHÂN TAY MIỆNG
Bệnh Tay chân miệng năm nay xuất hiện rất sớm, theo thông báo của Cục Y tế Dự
phòng 8 tuần đầu năm 2013, cả nước ghi nhận 14.000 ca mắc tại 60/63 tỉnh, thành
phố, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Bệnh có nguy cơ lan rộng, diễn tiến khó
lường do nhiều typ vi-rút gây bệnh tồn tại trong môi trường. Trẻ đã mắc
bệnhTaychân miệng vẫn có nguy cơ mắc lại và có thể mắc nhiều lần trong một vụ
dịch do nhiều typ vi-rút gây bệnh khác nhau.
Bệnh Tay chân miệng là bệnh do các vi-rút đường ruột gây ra, biểu hiện bằng trẻ
sốt nhẹ, nổi bóng nước trong miệng, ở bàn tay, bàn chân, mông và gối. Nếu do
nhiễm Enterovirus 71, là virus có độc lực rất mạnh, có thể gây ra biến chứng tim
mạch, phù phổi, viêm não - màng não và tử vong.
Bệnh lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành hoặc có thể lây lan
qua vật dụng có dính chất tiết mũi họng và dịch ở các bóng nước. Không có côn
trùng trung gian truyền bệnh, nên có thể ngăn ngừa lây lan bệnh bằng các biện
pháp vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Ba việc cần làm để phòng bệnh Tay chân miệng:
Mọi người cùng tham gia thực hiện, trong đó các bà mẹ, nhân viên y tế thấy cô
giáo cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau đây:


1. Ăn uống sạch:
- Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội;
- Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức

ăn.
- Trong trường học em nào có biểu hiện của bệnh cần được khám tại các cơ sở y tế
và cần được điều trị cách ly.
2. Ở sạch:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ bản thân.
- Rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày; Mỗi em dùng mỗi khăn riêng;
- Quét nhà, lau nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn; Dọn dẹp nhà cửa
thông thoáng;
- Không đi cầu, đổ phân ra ruộng đồng, ao mương, sông suối. Mỗi nhà nên có nhà
tiêu hợp vệ sinh.
3. Bàn ghế, Đồ dùng hàng ngày sạch: phải được lau sạch hàng ngày.
Cha mẹ, nhân viên y tế cần khám miệng, bàn tay, bàn chân các em định kỳ, nếu
thấy có những chấm đỏ, bóng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay và thực
hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Để chủ động phòng bệnh tay chân miệng hãy rửa tay nhiều lần trong ngày bằng
nước sạch và xà phòng.
* Quy trình rửa tay bằng xà phòng
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch . Thoa xà phòng vào lòng bàn tay.
Chà xát hai lòng bàn tay.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay
của bàn tay kia và ngược lại .
Bước 3: Dùng lòng bàn này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay
kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách
xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch.Lau khô tay bằng
khăn hoặc giấy sạch.




×