Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TIỂU LUẬN bài học của CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA 1917 về kết hợp CHẶT CHẼ GIỮA HAI NHIỆM vụ CHIẾN lược xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC xã hội CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225 KB, 31 trang )

1

MỞ ĐẦU
Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại cách đây hơn 90 năm đã mở
đường cho sự ra đời một chế độ xã hội mới trên thế giới, chế độ xã hội xã hội
chủ nghĩa, đặt ra một "cột mốc" cho một thời đại mới trong lịch sử nhân loại,
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
giới. Sự tan rã của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là một
bước thụt lùi đau đớn trong cuộc đấu tranh giải phóng con người, thực hiện
giấc mơ ngàn đời của nhân loại về một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Tuy nhiên, nó không thể làm suy giảm ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc Cách
mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Những bài học rút ra từ sự sụp đổ của mô hình
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sẽ giúp cho các nước đang xây dựng
chủ nghĩa xã hội tránh được vết xe đổ, nhận thức rõ hơn vị trí, hoàn cảnh của
mình, vạch ra con đường và sử dụng những phương pháp cách mạng phù hợp
nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng đã xác định.
Thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi
lên chủ nghĩa xã hội. Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu nhưng có
thể bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện lịch sử cụ thể. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc và
những thành công to lớn của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới là minh
chứng thực tiễn cho sự nhận định của V.I. Lênin: "Chừng nào chúng ta chưa
thực hiện được chủ nghĩa cộng sản toàn vẹn thì không một hình thức nào là
vĩnh viễn cả. Chúng ta không cho là chúng ta đã biết rõ con đường chính xác.
Nhưng chắc chắn và nhất định chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa cộng sản". (1)
Trước những biến động, khủng hoảng và đổ vỡ của mô hình chủ nghĩa
xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô, trước những khó khăn của tình hình
kinh tế - xã hội trong nước, nhưng dưới ngọn cờ của Cách mạng Tháng Mười
vĩ đại, Đảng ta vẫn vững vàng bản lĩnh chính trị, tin tưởng vào tương lai của



2

chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách để đưa công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiến lên một cách vững chắc. Trong
hoàn cảnh quốc tế, trong nước hiện nay, những bài học kinh nghiệm rút ra từ
sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu càng
trở nên có ý nghĩa thiết thực đối với cách mạng Việt Nam. Một trong những
bài học quý báu đối với cách mạng Việt Nam, đó là “Kết hợp chặt chẽ hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa”. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng nước
ta. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn bài học này làm vấn đề nghiên cứu, với mục
đích làm sáng tỏ hơn những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược của Liên Xô, Đông Âu và rút ra ý nghĩa đối với cách
mạng Việt Nam.


3

NỘI DUNG
1. Chủ nghĩa xã hội hiện thực với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề chính quyền bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách
mạng. Tuy nhiên, không phải các giai cấp cách mạng chỉ dừng lại ở việc
giành chính quyền về tay giai cấp mình, mà họ còn sử dụng chính quyền đó
để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Quá trình đó không phải diễn ra
một cách thuận buồm xuôi gió mà luôn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sự
chống phá điên cuồng của những kẻ bị tước đoạt quyền thống trị. Chúng sẽ
không từ bỏ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào (cho dù nó có đê hèn, bỉ ổi như thế
nào đi chăng nữa) để giành lại những gì đã mất. Thực tế đã chứng minh, bất

cứ cuộc cách mạng nào diễn ra, giành thắng lợi đều phải đối mặt với kẻ thù từ
mọi phía. Chính vì vậy, các giai cấp lãnh đạo cách mạng phải kết hợp chặt
chẽ giữa cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với việc tăng cường sức mạnh
quân sự để đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, bảo vệ vững
chắc thành quả cách mạng.
1.1 Những thành tựu trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra và giành thắng lợi, mở ra
một trang sử mới cho lịch sử xã hội loài người, đưa nhân dân lao động từ địa
vị bị áp bức, bóc lột trở thành những người làm chủ xã hội thực sự. Một chế
độ xã hội mới khác về chất so với xã hội tư bản đã được xác lập trên thực tế xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
điên cuồng tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để tấn công nhằm xóa bỏ nhà nước Xô
viết non trẻ đó. Chúng đã liên kết lại với bọn phản động, tay sai trong nước để
thực hiện phương châm “từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào” hòng tiêu diệt
một cách nhanh chóng chế độ xã hội mới.


4

Ngay sau khi tiến hành cách mạng thành công, Chính quyền Xô viết
được thiết lập, tổ quốc xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân, nông dân và
binh sĩ Nga ra đời. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga,
toàn thể nhân dân các dân tộc Nga bắt tay vào công cuộc cải tạo chế độ cũ, xây
dựng và bảo vệ chế độ mới - một chế độ mà như V.I.Lênin nói: “Việc tổ chức
các Xô viết này mở đầu cho một cái gì lớn lao, mới mẻ, từ trước cho tới lúc bấy
giờ chưa hề có trong lịch sử cách mạng thế giới”(2). Chính lúc này, bảo vệ tổ
quốc xã hội chủ nghĩa nổi lên thành một nhiệm vụ hàng đầu, khách quan và cấp
bách trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xô viết.
Nhận thức được vấn đề đó, V.I.Lênin khẳng định: bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa là một quy luật khách quan gắn liền với sự hình thành và phát

triển của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ chiến lược trọng yếu thường
xuyên của Đảng Cộng sản, chính quyền Xô viết và của toàn dân. Người chỉ
rõ: Kể từ ngày 25-10-1917, cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta
phải tiến hành bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để bảo vệ vững chắc thành
quả cách mạng, ngày 15/1/1918, chính phủ đã ra chỉ thị thành lập Hồng quân
công - nông. Trong điều kiện nước Cộng hòa Xô viết non trẻ đứng trước
những khó khăn và thử thách nghiệt ngã của thời kỳ nội chiến (1918-1920),
phải đồng thời đối phó với các thế lực phản cách mạng và sự can thiệp của 14
nước Đế quốc, V.I.Lênin đã cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Nga và Hội đồng Dân ủy tăng cường lãnh đạo và điều hành công cuộc phòng
thủ quốc gia, xác định những chiến lược và sách lược đúng đắn, phù hợp với
thực tiễn để đánh bại thù trong giặc ngoài. Chỉ tính từ 01-12-1918 đến 27- 02 –
1920, Lênin trực tiếp chủ trì gần 100 cuộc họp của Hội đồng quốc phòng, riêng
năm 1919 Người đã chủ trì 14 hội nghị của Ban chấp hành Trung ương, 40
cuộc họp của Bộ Chính trị để thảo luận và quyết nghị những vấn đề chiến lược
về bảo vệ Tổ quốc. Người cũng gửi gần 600 bức thư và điện cho Bộ Tổng tư


5

lệnh, các phương diện quân và tập đoàn quân để chỉ đạo xử trí các tình huống
chiến dịch, chiến lược nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để
xử trí tốt các tình huống trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cần kiên định
những nguyên tắc chiến lược đồng thời khôn khéo, linh hoạt về mưu lược và kế
sách. Trong tình thế nước Cộng hòa Xô-viết còn non trẻ đang đứng trước
những khó khăn chồng chất, phải đối phó với thù trong giặc ngoài, V.I.Lênin
và Nhà nước Xô viết đã ký Hiệp ước Brét Litốp với Đức (3 - 1918). Mặc dù
phải chấp nhận những điều kiện áp đặt rất nặng nề, nhưng nước Cộng hòa Xô
viết tranh thủ được thời gian tạm ngừng chiến để xây dựng lực lượng, tăng
cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là việc xây dựng Hồng

quân và hậu phương chiến lược. Đó là một quyết sách cần thiết và đúng đắn.
Cùng với đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga đã tỉnh táo và kiên quyết đấu
tranh với sự tha hóa biến chất và phản bội của một số cán bộ, đảng viên trong
bộ máy lãnh đạo của Đảng và chính quyền Xô viết, trong đó có những người
chống lại quyết nghị của Đảng về việc ký Hiệp ước Brét Litốp, khiêu khích
chiến tranh với Đức, làm tăng thêm những khó khăn và nguy cơ đối với Cộng
hòa Xô viết.
Những chủ trương trên đã thể hiện sự nhìn nhận đúng đắn của Lênin
và Đảng Bônsêvích Nga về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền mới.
Chính vì vậy, nước Nga đã đứng vững giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc,
đương đầu với cuộc nội chiến khốc liệt (1918 - 1921), chống lại cuộc bao vây,
can thiệp của 14 nước đế quốc, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng
tháng Mười Nga, thiết lập và củng cố chính quyền Xô viết, làm cơ sở để
thống nhất các dân tộc Nga thành một nhà nước liên bang rộng lớn bao gồm
15 nước cộng hoà với diện tích 22,4 triệu kilômét vuông, dân số hơn 250 triệu
người vào ngày 30-12 1922.


6

Đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Lênin và Đảng
Bônsêvích còn hết sức chú trọng đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bởi theo Lênin, đề giành chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản phải thông
qua năng suất lao động, nói cách khác, đó chính là phụ thuộc vào kết quả của
việc xây dựng xã hội mới. Ngay trong ngày 25/10/1917, Đại hội II các Xôviết khai mạc ở điện Xờmônưi đã tuyên bố thông qua sắc lệnh hoà bình, sắc
lệnh ruộng đất, sắc lệnh thành lập chính phủ công - nông do Lênin đứng đầu,
tiếp tục trấn áp bọn phản động trong nước, khẩn trương xây dựng chính quyền
từ Trung ương đến cơ sở.
Với những chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn, trong quá trình

xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu trong khôi phục
nền kinh tế (1921 - 1925), thời kỳ xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa
(1926 - 1941). Cụ thể: Tháng 03/1921 Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện
chính sách mới (NEP) do Lênin đề xướng, với việc ban hành thuế nông
nghiệp; khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20
công nhân. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga (thực chất là
chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần do nhà nước kiểm soát) đã thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến
rõ rệt, giúp nhân dân Liên Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục
kinh tế. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) với kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất: trong công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa, bởi sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước
nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước
ngoài. Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm
mục đích đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công
nghiệp chủ chốt với các biện pháp như: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng,
có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn (1928 - 1932) và (1933 - 1937).


7

Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc
dân. Trong nông nghiệp: Ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông
hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa; Văn hóa giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông,
phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố; Xã hội:
Cơ cấu giai cấp thay đổi, xã hội chỉ còn các giai cấp lao động cơ bản là công
nhân, nông dân và trí thức. Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch
5 năm lần ba (sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn). Về quan hệ ngoại giao, Liên Xô đã từng bước
xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, Châu Âu.

Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cấm vận, cô lập kinh tế ngoại giao của
các nước đế quốc (1925: Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 nước,
năm 1933 đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ).
Kết quả đó bước đầu đánh dấu thắng lợi của chính sách kết hợp hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa của Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ. Trong một thời gian
ngắn, Liên Xô đã trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, với một
nền công nghiệp tiên tiến, khoa học, kỹ thuật, văn hoá phát triển tạo tiền đề
vật chất và tinh thần bảo đảm cho Liên Xô giữ vững và phát triển sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nhờ những thành tựu to lớn đó, nhân dân Liên xô đã chiến đấu kiên
cường góp phần chống lại chủ nghĩa phát xít, cứu loài người thoát khỏi hiểm
họa do chúng gây ra, tạo thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội thế
giới. Từ đây, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và tiếp theo là một loạt
các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La - tinh ra đời. Vào
những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được sự cân bằng quân sự chiến


8

lc vi M, tr thnh trung tõm, ch da tin cy ca cỏc lc lng u tranh
cho ho bỡnh, c lp dõn tc, dõn ch v tin b trờn ton th gii.
1.2 Nhng sai lm, hn ch trong quỏ trỡnh thc hin hai nhim v
chin lc xõy dng ch ngha xó hi v bo v T quc xó hi ch ngha
Trong quỏ trỡnh xõy dng ch ngha xó hi v bo v T quc xó hi
ch ngha, Liờn xụ v ụng u cng mc phi nhng sai lm nghiờm trng
kộo di, dn n s sp ca ch xó hi ch ngha Liờn Xụ v ụng
u vo cui nhng nm 80 u nhng nm 90 ca th k XX.
i vi cụng cuc xõy dng ch ngha xó hi, Liờn Xụ ó mc sai
lm nghiờm trng đó là:

Trên lĩnh vực chính trị, công tác xây dựng Đảng bị coi nhẹ, một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, t tởng, đạo đức, lối
sống, đặc quyền đặc lợi, quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng nhân dân.
Đặc biệt, do sai lầm về công tác t tởng, công tác tổ chức, nhiều phần tử cơ hội,
xét lại chui sâu, leo cao chiếm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy
Đảng, chính quyền; vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội bị suy giảm, tính
chiến đấu của Đảng bị suy yếu.
Buông lỏng chuyên chính vô sản, hiệu lực quản lý của nhà nớc, bộ
máy nhà nớc cồng kềnh, quản lý theo kiểu mệnh lệnh hành chính. Chế độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, hiện tợng chuyên quyền, độc đoán, vi phạm
quyền dân chủ, vi phạm pháp luật không đợc ngăn chặn và xử lý kịp thời đã
làm biến dạng bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa. Còn biểu hiện mơ hồ, mất
cảnh giác với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Trên lĩnh vực về kinh tế, duy trì cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hoá,
bao cấp nặng nề, tạo nên sự thiếu chủ động, ỷ lại, thụ động của địa phơng, cơ
sở và doanh nghiệp; cha phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính với quản
lý sản xuất kinh doanh. Xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mang
nặng tính hình thức, phô trơng thoát ly trình độ phát triển của lực lợng sản
xuất; phủ nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế phi xã hội
chủ nghĩa; Cha coi trọng quy luật giá trị, sản xuất hàng hoá; giải phóng các
nguồn lực, các tiềm năng phát triển lực lợng sản xuất. Năng suất, chất lợng,
hiệu quả cha cao, chậm đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào


9

sản xuất. Phân phối theo kiểu bình quân, cào bằng, cha giải quyết hài hoà lợi
ích cá nhân - tập thể - xã hội, làm suy giảm tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của ngời lao động. Tình hình đó làm cho sự phát triển lực lợng sản xuất bị
chậm lại, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội. T vn

kinh t khụng lm tt s tỏc ng n cỏc vn chớnh tr, xó hi, nh ng
Tiu Bỡnh ó núi:Mt s nc trờn th gii xy ra vn , v c bn m núi,
u l vỡ kinh t khụng i lờn, khụng cú cm n, khụng cú ỏo mc, tin lng
tng lờn b lm phỏt xoỏ sch, mc sng i xung, sng quỏ kh cc lõu
di.(3)
Thc t, nhng ngi cụng nhõn mun lt ch xó hi ch ngha
bi vỡ h núi Chỳng tụi phi lt cỏc ụng vỡ bỏnh mỡ khụng n, ngy
ụng thỏng giỏ khụng cú lũ si m. Racpk, cu Bớ th th nht Trung
ng ng cui cựng ca ng cụng nhõn Thng nht Ba Lan khi núi n bi
hc tht bi ca ng Ba Lan ó núi: Nguyờn nhõn cn bn nht lm cho
ng tht bi l khụng lm tt kinh t, i vi ng cm quyn m núi, lm
tt vic xõy dng kinh t thi tt c cỏc vn khỏc u lm tt. Khụng lm tt
vic xõy dng kinh t, qun chỳng khụng ng h, núi ra khụng ai nghe thỡ cú
nguy c mt chớnh quyn.
Trên lĩnh vực xã hội, việc giải quyết các quan hệ dân tộc, tôn giáo, có
thời gian khá dài cha thật đúng đắn, triệt để, mang tính áp đặt, nóng vội, tạo
nên những tồn đọng kéo dài, để các thế lực lợi dụng khoét sâu để chia rẽ đoàn
kết dân tộc. Trong xây dựng mô hình con ngời, lối sống mới còn giáo điều, sơ
cứng, đơn điệu. Việc bồi dỡng lý tởng, đạo đức, chuẩn mực giá trị văn hoá,
nhất là đối với thế hệ trẻ bị coi nhẹ. Cha chú trọng giữ gìn, phát huy những
bản sắc văn hoá của các tộc ngời.
Trong quan hệ quốc tế, nhiều nớc xã hội chủ nghĩa bất đồng, mâu
thuẫn, thậm chí nổ ra xung đột quân sự, vi phạm các nguyên tắc của chủ nghĩa
quốc tế vô sản, chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, gây lên tác động hết sức
tiêu cực đối với phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới, có lợi cho chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.


10


Trước thực tế đó, Liên xô và Đông Âu đã tiến hành cải tổ nhưng tiến
hành cải tổ, cải cách, sửa chữa sai lầm…lại mang tính dị dạng, nửa vời, mãi
vẫn không thể đột phá được cái khung cũ, không thể vượt qua cái mô hình
truyền thống của chủ nghĩa xã hội, không giải quyết được vấn đề về kết hợp
đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, giữa xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội; về sau lại ngả theo, làm theo phương
Tây. Từ chỗ đang áp dụng giáo điều chủ nghĩa Mác - Lênin nhảy sang tôn
sùng đối với chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, quá trình tiến hành cải tổ, sửa chữa sai
lầm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa mang tính chất tả khuynh vừa mang
tính chất hữu khuynh mà thực chất là xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, dẫn đến
sự sụp đổ không thể tránh khỏi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và các nước Đông Âu cho chúng ta thấy rằng: Với những thành tựu
trong bảo vệ Tổ quốc sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhất là
chiến thắng phát xít với vai trò quyết định, chủ yếu của Liên xô trong chiến
tranh thế giới lần thứ hai. Cùng với đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ
nghĩa trên thế giới đã làm cho nhiều người cộng sản có xu hướng đánh giá
chủ quan về phong trào cách mạng thế giới nói chung và phong trào cách
mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Họ đã đánh giá không đúng kẻ thù của mình
là chủ nghĩa tư bản, không thấy hết khả năng tự điều chỉnh và thích nghi của
nó, nhấn mạnh một chiều tính chất giãy chết, diệt vong của chủ nghĩa đế quốc
…và hy vọng sẽ tiến hành cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới khi
mà so sánh lực lượng chưa cho phép.
Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đứng đầu là
Đế quốc Mỹ không bao giờ từ bỏ âm mưu và thủ đoạn hòng tiêu diệt chủ
nghĩa xã hội ngay từ khi còn trong trứng nước.


11


Thực tế đã chứng minh, chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách để tiêu diệt
phong trào cộng sản - công nhân quốc tế nói chung và Đảng Cộng sản Liên
Xô nói riêng. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười, Đảng Cộng sản nắm
chính quyền ở một lãnh thổ bằng 1/5 trái đất làm cho chủ nghĩa đế quốc luôn
tức tối, chúng tìm mọi cách để tiêu diệt chủ nghĩa xã hội và chống phá phong
trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc, mà mũi nhọn công kích là
Đảng Cộng sản Liên xô. Chúng không từ bỏ thủ đoạn nào, từ công khai đến bí
mật, lợi dụng những sai lầm sơ hở trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
để chống phá. Trong thời kỳ cải tổ, lợi dụng những sai lầm trong cải tổ, cải
cách chúng tuyên truyền kiểu tự do phương Tây, bôi nhọ, nói xấu Đảng Cộng
sản, kích động đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng dùng chiêu bài
viện trợ về kinh tế, kỹ thuật, kết hợp với thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà
bình”, ra sức cổ vũ cho các phần tử phản động trong nước và quốc tế với âm
mưu lật đổ chính quyền cách mạng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng
chế độ tự do “kiểu phương Tây”.
Sự tấn công của kẻ thù từ nhiều phía đã gây ra rất nhiều khó khăn
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu như: bị cô lập dẫn đến sự khủng
hoảng về kinh tế, từ đó dẫn đến mất ổn định về chinh trị; uy tín của Đảng
Cộng sản bị giảm sút nghiêm trọng, tạo điều kiện cho các lực lượng chống đối
hoạt động; các tổ chức chính trị - xã hội mất phương hướng chiến đấu. Đó là
một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trong thời gian vừa qua.
Vì vậy, vấn đề rút ra trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa là phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, thấy rõ âm
mưu của chủ nghĩa đế quốc vừa tiến hành chiến lược “ Diễn biến hoà bình”,
vừa tăng cường chạy đua vũ trang, dùng sức mạnh quân sự răn đe và sẵn sàng



12

tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược phù hợp với lợi ích của chúng. Các nước
xã hội chủ nghĩa luôn chuẩn bị mọi mặt cho việc bảo vệ Tổ quốc trong mọi
tình huống và là vấn đề có tính nguyên tắc trong nhận thức và hành động của
các nước xã hội chủ nghĩa.
Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là sự kết
hợp tác dụng tổng hợp của các nhân tố nhiều tầng với những nguyên nhân sâu
xa và trực tiếp, cùng với những bài học rất đắt giá. Trong đó, nhìn nhận từ vấn
đề thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa đối với những thành tựu cũng như sai lầm dẫn đến sự
đổ vỡ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, cho chúng ta thấy rằng:
Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên xô và các
nước Đông Âu là tổng hợp các nguyên nhân: khách quan, chủ quan, sâu xa,
trực tiếp, bên trong, bên ngoài; trong đó nguyên nhân của mọi nguyên nhân là
do sự suy yếu về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng, Đảng đánh mất vai
trò lãnh đạo của mình. Sự sai lầm về chính trị, tư tưởng và tổ chức làm cho
Đảng cầm quyền xa rời và vi phạm những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa
Mác - Lênin, để cho các phần tử cơ hội, chủ nghĩa cơ hội, xét lại thao túng
phá hoại; mơ hồ mất cảnh giác trước âm mưu phá hoại của chủ nghĩa đế quốc;
xa rời nhân dân, quan liêu tham nhũng, mất lòng tin của nhân dân, không
được nhân dân bảo vệ, ủng hộ.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã tác
động mạnh mẽ tới phong trào cộng sản - công nhân quốc tế và các nước xã
hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực, đó là: Các nước định hướng xã hội chủ
nghĩa lâm vào tình trạng suy yếu, mất ổn định về chính trị, suy thoái kinh tế,
các thế lực chống cộng đẩy mạnh hoạt động chống phá. Lần lượt nhiều nước
rơi vào xung đột, nội chiến, hoặc Đảng Cộng sản, Đảng cách mạng mất chính
quyền (Apganixtan, Nicaragoa, Ăngôla, Môdămbích…). Ở các nước tư bản



13

chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản cũng gặp khó khăn, tổn thất lớn trước chiến
dịch tiến công của chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa xã hội dân chủ, uy tín của
đảng bị suy yếu, ảnh hưởng của nhiều Đảng bị thu hẹp. Vấn đề chiến lược,
sách lược cách mạng dao động về mục tiêu, phương hướng…
Tác động to lớn nhất của Liên Xô và Đông Âu đối với các nước xã hội
chủ nghĩa còn lại là: sự khẳng định lại lý tưởng xã hội chủ nghĩa và thực hiện
lý tưởng đó. Trước đây, sự ra đời và tồn tại của nhà nước Xô viết và sau đó là
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu có ý nghĩa to lớn đối với sự lựa chọn hệ
tư tưởng Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu
mà nhân dân Liên xô đã giành được và sự đóng góp vào quá trình phát triển
của chủ nghĩa xã hội trên thế giới đã đem lại niềm tin vô hạn cho nhân dân
các nước xã hội chủ nghĩa vào đất nước Xô viết và các nước xã hội chủ nghĩa
ở Đông Âu. Đối với họ, niềm tin vào Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ngày càng
được củng cố vững chắc hơn. Đó là đất nước đi đầu trong sự nghiệp cách
mạng thế giới, thực thi nghĩa vụ quốc tế to lớn, ủng hộ về mọi mặt phong trào
cách mạng thế giới. Liên Xô cũng là một đất nước đã trải qua sự thách thức to
lớn và khắc nghiệt do các thế lực đế quốc gây ra, song không một kẻ thù nào
khuất phục được Liên Xô…Đó là niềm tin của nhân dân các nước xã hội chủ
nghĩa và cũng là thực tế lịch sử hơn 70 năm tồn tại của nhà nước Xô viết và
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ tổ quốc ở các nước xã hội chủ nghĩa luôn có hình ảnh Liên
Xô, Đông Âu trong trái tim họ; luôn có người anh quan tâm giúp đỡ. Bởi lẽ,
thực tế khi họ bị chủ nghĩa đế quốc đe dọa thì chính Liên Xô và Đông Âu đã
giúp đỡ họ giải phóng và bảo vệ thành quả cách mạng. Khi họ xây dựng đất
nước thì Liên Xô và các nước Đông Âu đã giúp đỡ họ về mọi mặt, đặc biệt là
vạch hướng cho các nước xã hội chủ nghĩa đi tới con đường hạnh phúc tương



14

lai. Sự giúp đỡ đó, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các nước phát triển
nhưng từ đó cũng xuất hiện một số hạn chế, yếu kém trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ở các nước xã hội chủ nghĩa đó là: Sự dập khuôn máy móc Liên
Xô, Đông Âu; tâm lý dựa dẫm, không phát huy tính năng động sáng tạo trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội; trong quan hệ hội nhập quốc
tế…Vì vậy, khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại phần nào bị chi phối và hẫng hụt…làm cho một bộ phận lớn những
người cộng sản và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa hết sức bàng hoàng,
suy giảm niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, vào lý tưởng cộng sản chủ
nghĩa. Với tâm tư phổ biến của những người cộng sản và nhân dân các nước
xã hội chủ nghĩa đó là quan điểm: Liên Xô là một nước xã hội hùng mạnh, hệ
thống xã hội chủ nghĩa vững chắc như vậy mà không tránh khỏi sự sụp đổ thì
chủ nghĩa xã hội ở các nước còn lại sẽ ra sao?
Có thể nói, từ bài học kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các Đảng
Cộng sản cần rút ra những bài học bổ ích, đó là: Bài học về sự kiên định,
trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, lợi ích lập trường của giai cấp công
nhân; bài học về không ngừng chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao
vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị và
chế độ dân chủ; chú trọng phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống mọi
mặt của nhân dân; giải quyết đúng đắn có hiệu quả các vấn đề xã hội búc xúc;
cảnh giác với kẻ thù; tăng cường sự nghiệp bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa;
tăng cường đoàn kết quốc tế; chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét
lại…Chúng ta thấy rằng, những hạn chế, yếu kém của chủ nghĩa xã hội hiện
thực trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một mặt là vì xuất phát
điểm của các nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ những lực lượng sản xuất chưa

thực sự phát triển cộng với sự chống phá của kẻ thù và những sai lầm khuyết


15

điểm trong quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong quá trình
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, chứ không phải sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là bắt nguồn từ bản
chất của chủ nghĩa xã hội, của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Do vậy, bài học trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu có ý nghĩa rất thiết
thực đối với cách mạng thế giới nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng
trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Sự vận dụng của Đảng ta trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
2.1 Sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các
nước Đông Âu đã tác động to lớn đến tình hình thế giới, đặc biệt là đối với
các nước xã hội chủ nghĩa còn lại cũng như các nước có định hướng đi lên
chủ nghĩa xã hội. Nhân cơ hội đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chống phá nhằm tiêu diệt hết các nước xã hội
chủ nghĩa còn lại, buộc thế giới nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Đối với cách mạng Việt Nam, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là
một tổn thất vô cùng to lớn. Giờ đây, phong trào cách mạng thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng mất đi một chỗ dựa vững chắc. Công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta gặp những khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, chúng cho
rằng: hòn đá tảng Liên Xô đã không còn nữa thì các nước xã hội chủ nghĩa

còn lại nên “ngoan ngoãn” đi theo chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, trước sự xuyên
tạc, bôi nhọ, bóp méo sự thật của kẻ thù, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng


16

viên, quần chúng nhân dân tỏ ra hoang mang, dao động, không còn tin tưởng
vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện khó khăn, thử thách
đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã họp nhằm đúc rút
những bài học thành công và thất bại từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện
thực ở Liên Xô và Đông Âu. Trên cơ sở đó đưa ra đường lối chiến lược, sách
lược đúng đắn, nhằm đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục theo con
đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn từ
những năm 30 của thế kỷ XX.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước 1991, Đảng ta đã xác định những
vấn đề chiến lược phát triển của đất nước, những nhiệm vụ cơ bản của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặt cơ sở
lý luận, định hướng chính trị của Đảng và đất nước tiếp tục thực hiện trong
giai đoạn tiếp theo. Đảng ta khẳng định: “Lịch sử thế giới đang trải qua
những bước quanh co; song, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội
vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử” (4). Từ đó, Đảng ta xác định mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xã hội “do nhân dân lao động làm
chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hoá tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công,
làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình
đẳng, gúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân tất
cả các nước trên thế giới”(5). Đồng thời, Đảng ta cũng nhận thức rõ mối quan
hệ giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ

nghĩa. Cương lĩnh xác định: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là
hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng
đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn nâng cao cảnh giác, củng


17

cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ
quốc và các thành quả cách mạng"(6). Cương lĩnh coi đó là một trong những
phương hướng cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc Tổ quốc
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính là thể hiện sự nhận thức quy
luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc trong thời kỳ lịch sử mới; quy
luật xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa theo lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, quy luật đó được thể hiện ở hai nhiệm vụ chiến lược là
xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Nhìn lại lịch sử, từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay, dân tộc ta
chưa bao giờ được yên ổn tập trung sức xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.
Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, các thế lực thù địch không
ngừng tiến hành các hoạt động chống phá nước ta hòng lật đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng, nhằm xóa bỏ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội. Từ tình hình thế giới và trong nước trong những thập niên 90 của thế
kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI, Đảng đã định hình rõ hơn các nguy cơ
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chỉ ra các
nhân tố có khả năng gây mất ổn định chính trị - xã hội, phá hoại an ninh quốc
gia và sự nghiệp quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

trong thời kỳ mới.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc từ năm 1954 và công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986, Đảng
ta tiếp tục kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội. Trong xây dựng chủ


18

nghĩa xã hội, chúng ta đã thực hiện một cách đồng bộ, trên tất cả các mặt. Về
kinh tế, chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, giải phóng được lực lượng sản
xuất, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Đại hội VIII, IX và X tiếp tục nhấn
mạnh đến phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nhằm phát triển nhanh lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Kết quả sau hơn 20 năm đổi mới,
kinh tế của nước ta đã vượt qua những cơn khủng hoảng, có những bước tiến
vững chắc. Tốc độ tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992
– 1997 tăng bình quân 8.75 % / năm; thời kỳ 2000 – 2007 tăng 7.55 % /năm.
Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ
GDP vẫn đạt 6.23 % / năm… GDP/người/năm: 1995 là 289 USD, năm 2005
là 639 USD, năm 2007 là 835 USD, năm 2008 là 1024 USD…
Từ đổi mới kinh tế rất cơ bản dẫn đến có tác động tích cực, từng bước
khắc phục khủng hoảng, hạn chế tiêu cực do sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và Đông Âu gây ra, phát triển lực lượng sản xuất, đem lại sự ổn định
và phát triển đất nước. Với đường lối đổi mới và mở cửa đúng đắn, việc kêu
gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã làm cho kinh tế nước ta từng bước
được khắc phục và phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cùng với
những chính sách đổi mới về kinh tế, chính sách đối ngoại được mở rộng.
Chúng ta thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế, Việt
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, đã tạo môi

trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất
nước và góp phần vào sự ổn định, hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Đi
đôi với đổi mới kinh tế, chúng ta tiến hành đổi mới về chính trị, đã phát huy
được vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước và quyền làm
chủ của nhân dân lao động ngày càng được nâng lên, tạo sự ổn định chính trị,


19

góp phần tác động cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Đảng ta chủ trương
phát triển văn hoá và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh giữ
vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đảng ta đã chỉ rõ
“Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời
sống vất chất và tinh thần của nhân dân”(7)
Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới từ 1986 - 1996, Đại hội VIII
rút ra một số bài học chủ yếu đó là: giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ chí
Minh; kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị,
lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị; xây
dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầnvận hành theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng và
tiến bộ xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi
trường sinh thái; mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc; mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
coi xây dựng Đảng là vấn đề then chốt. Từ những thành tựu của 10 năm đổi
mới, trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, các xu thế chủ yếu trong quan hệ

quốc tế, chỉ ra thời cơ và thách thức đối với đất nước, Đại hội VIII đã đề ra
mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam trở thành một
nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.


20

Trên cơ sở đường lối đổi mới kịp thời, đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo
nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách tiến hành thành công công
cuộc đổi mới. Đánh giá về thành tựu đất nước qua 20 năm đổi mới, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực
phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã
đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản toàn diện. Kinh tế tăng trưởng
khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được
cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố
và tăng cường, chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng an ninh được giữ vững,
vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh
tổng hợp của quốc gia tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước đi
lên với những triển vọng tốt đẹp.”(8)
Những thành tựu về kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh và
đồi ngoại trong thời gian qua đã làm tăng cường sức mạnh của đất nước, tạo
ra thế mới, lực mới để đất nước ta bước vào thế kỷ mới. Những thành tựu đã
làm thay đổi bộ mặt đất nước; cuộc sống của nhân dân được cải thiện; củng
cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và
uy tín của nước ta trrên trường quốc tế. Thắng lợi đó chẳng những khẳng định

đường lối đổi mới là đúng đắn; hình thức, bước đi, cách làm trong đổi mới là
phù hợp, mà quan trọng hơn giúp ta có thêm kinh nghiệm mới, nhận thức mới
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Song song với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn
nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, coi đây là
một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trên thế giới sau
khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào,


21

so sánh lực lượng hiện nay có lợi cho chủ nghĩa đế quốc. Với bản chất chống
chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới, nhân cơ hội này đế quốc
Mỹ cùng các thế lực phản cách mạng mưu đồ thiết lập một trật tự thế giới
mới, thế giới một cực do Mỹ đứng đầu, đe dọa độc lập dân tộc và chủ quyền
các quốc gia.
Đối với nước ta, do có vị trí địa - chính trị quan trọng trong khu vực
và trên thế giới nên nhiều nước có quan hệ lợi ích với nước ta, đồng thời có
chiến lược, sách lược với nước ta vì lợi ích của họ. Đó là điều kiện để phát
triển mối quan hệ hợp tác cùng có lợi; mặt khác, các thế lực thù địch cũng tìm
mọi thủ đoạn để thực hiện chính sách áp đặt, lôi kéo, chống phá. Với mục tiêu
“chiến thắng không cần chiến tranh”, “triệt tiêu kẻ thù cũ”, “thua trong chiến
tranh, thắng trong hoà bình”, Đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch đã thực
hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Trong
giai đoạn hiện nay, chúng sử dụng các thủ đoạn như: chi phối đầu tư chiếm
lĩnh thị trường; lợi dụng ngoại giao thân thiện để chia rẽ nội bộ; kết hợp
chống phá về kinh tế với chống phá về tư tưởng; tuyên truyền, xuyên tạc
nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây thực sự là cuộc chiến
tranh không có khói súng. Do vậy, Đảng ta luôn xác định “Diễn biến hoà
bình” là một trong 4 nguy cơ lớn đối với sự ổn định chính trị - xã hội và an

ninh quốc gia. Ngay sau khi thống nhất đất nước, mặc dù đã chiến thắng oanh
liệt kẻ thù, tên đế quốc đầu sỏ có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất trên thế
giới nhưng Đảng ta vẫn xác định: Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một
trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, Đảng ta đã phát triển nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa lên một tầm cao mới, mà tập trung vào những vấn đề cơ bản
là: Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia; bảo vệ tổ quốc gắn chặt với bảo vệ
chế độ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã


22

hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã cụ thể hoá nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó xác định: Bảo vệ tổ quốc là “bảo
vệ vững chắc tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo
vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh
chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì
trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước,
ngăn ngừa đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù
địch, không để bị dộng bất ngờ.”(9)
Do sự chủ động trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng đã
lãnh đạo đất nước luôn đảm bảo được sự ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng
an ninh được tăng cường, các lực lượng vũ trang nhân dân luôn thực hiện tốt
nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc
gia. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân,
nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo được phát huy. Trước
yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta đã
đề ra tư duy mới về quốc phòng an ninh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc, không bị bất ngờ trước mọi tình huống, tạo sự ổn định vững chắc góp

phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những điểm đã đạt được cũng cần phải thấy rõ: trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa hiện nay, chúng ta còn không ít những khuyết điểm, yếu kém trong
nhận thức và thực hiện bài học này.
Trước hết, vẫn còn có những biểu hiện sai lệch về nhận thức giữa
nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chưa kết
hợp chặt chẽ giữa xây dựng với bảo vệ trên mọi mặt, mọi ngành, mọi lĩnh
vực, mọi tổ chức, cá nhân và đơn vị. Vẫn còn những biểu hiện hạ thấp hoặc


23

xem nhẹ việc bảo vệ, đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa những nguy cơ đe dọa
chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, còn có những nhận
thức, hiểu biết thiếu đầy đủ và chưa tương xứng giữa bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân với bảo vệ độc
lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đặc biệt, có những nhận thức hết
sức giản đơn, cho rằng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay chỉ đơn
thuần là việc bảo vệ toàn vẹn biên cương, lãnh thổ, độc lập chủ quyền của Tổ
quốc, biên cương lãnh thổ còn thì chủ nghĩa xã hội còn, và đó chỉ là việc riêng
của quốc phòng, an ninh...Do vậy, dẫn đến chỗ mơ hồ, chủ quan, mất cảnh
giác, chưa thấy hết trọng tâm trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các
thế lực thù địch, phản động đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta là:
trước tiên, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thủ tiêu Nhà nước và chế độ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong khi tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước còn nhiều bất cập, thiếu sót. Những thuộc tính
bản chất của chủ nghĩa xã hội, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa chưa

được nghiên cứu thấu đáo. Quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục, văn hoá xã hội còn nhiều mặt thiếu chặt chẽ. Đạo đức, lối sống có biểu hiện xuống
cấp, kỷ cương xã hội chưa nghiêm, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được
ngăn chặn. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm, nhất là ở
một số cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân chưa được khắc phục.
Dân chủ trong xã hội có lúc, có nơi còn bị vi phạm. Tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan
liêu, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, công chức chưa bị đẩy lùi. Vẫn
còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội...


24

Tất cả những hạn chế, yếu kém đó cho thấy khi nước ta “dương buồm
ra biển lớn” thì vẫn còn đó những dấu hiệu nhận thức và thực hiện chưa đầy
đủ bài học xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của
cách mạng Tháng Mười. Do đó, cần có sự nhận thức sâu sắc hơn nữa, thực
hiện nghiêm túc và triệt để bài học này.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có nhiều
diễn biến hết sức phức tạp với những biến động bất trắc khó lường, tiềm ẩn cả
những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu cực đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại có bước tiến nhảy vọt tác động đến mọi quốc gia và các quan hệ quốc
tế trong thế giới đương đại. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu tác
động đến tất cả các quốc gia với cả thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu cực.
Bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thì cuộc đấu tranh giai cấp,
đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt. Xung đột giữa các dân tộc,
sắc tộc; chạy đua vũ trang, chiến tranh cục bộ, khủng bố, bạo loạn lật đổ vẫn
là mối đe dọa độc lập, chủ quyền, an ninh của các quốc gia dân tộc trên thế
giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và còn tồn tại các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, còn có sự phân cực, chênh lệch giữa các nước phát triển và
đang phát triển thì hai mặt hợp tác và đấu tranh là hai mặt luôn tồn tại song

song. Những điều đó đặt ra nhiều vấn đề mà mỗi quốc gia, dân tộc phải đặc
biệt quan tâm vấn đề quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong hoạch định
chiến lược phát triển của mình.
Đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược
"Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Hoạt
động "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đối với Việt Nam là sự
tiếp tục âm mưu chiến lược cơ bản của chúng hòng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội.
Chúng sử dụng tổng hợp các biện pháp và thủ đoạn tinh vi, thâm độc để


25

chống phá Nhà nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng,
kinh tế, văn hóa, xã hội, răn đe quân sự...Các thế lực thù địch thực hiện chiến
lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam trong bối cảnh nước ta đổi mới
về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay,
nền kinh tế của nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm và có sự phát triển
tương đối toàn diện. Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tiềm ẩn, "Những biểu hiện xa
rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục."(10) Các thế lực thù
địch đã và đang triệt để khoét sâu những khó khăn, yếu kém của chúng ta để
thực hiện cho âm mưu chiến lược của chúng. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội có thể mất bằng nhiều cách, không nhất thiết bị đánh chiếm bằng quân sự.
Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc không chỉ chống giặc ngoại xâm mà còn chống cả "thù
trong" và những nguy cơ nội sinh; không chỉ chống các loại hình chiến tranh
xâm lược vũ trang mà còn chống cả các loại hình chiến tranh xâm lược phi vũ
trang; không chỉ nhằm chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa mà còn duy trì, phát triển cục diện hòa bình và ổn định
chính trị - xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng

trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới, lợi ích
quốc gia, dân tộc. Bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ an ninh chính trị mà còn
là an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh xã hội.
Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc
không chỉ đối phó hành động vũ trang xâm lược từ bên ngoài mà còn đặc biệt
coi trọng việc xây dựng và giữ vững bên trong, đối phó những thủ đoạn phi
vũ trang của kẻ địch. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không chỉ là riêng sức mạnh
của lực lượng vũ trang mà là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ, lấy


×