Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng đạo đức
cách mạng người quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
________
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên. Vì theo Người: “cán bộ là cái gốc của mọi
cơng việc”(1); “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt
hoặc kém”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh vai trò là gốc, là
nền tảng của đạo đức cách mạng trong mối quan hệ biện chứng giữa
đức và tài - mối quan hệ cơ bản, cốt lõi nhất trong nhân cách của
người cán bộ, đảng viên. Cho nên, Người khẳng định đồng thời với
xây dựng đạo đức cách mạng phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân
. Đây cũng là vấn đề gắn liền, xuyên suốt quá trình xây dựng, lãnh đạo
và trưởng thành của một đảng kách mệnh, sự tồn vong của mỗi dân
tộc, sự phát triển của mỗi con người: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi
con người hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm
nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lịng dạ
khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(3).
Ngày nay, trước những diễn biến phức tạp, nhanh chóng khơn
lường của tình hình thế giới, những vấn đề thời đại tác động, ảnh
hưởng cả tích cực và tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội nước ta,
1
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 5, trang 269
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 5, trang 240
3
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 12, trang 557
2
trong khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện nhất quán chủ
trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
mà mặt trái của nó là điều kiện, là “mảnh đất màu mỡ” cho chủ nghĩa
cá nhân nảy nở. Mặt khác: “tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống,
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên chưa được ngăn chặn đẩy lùi”(1)… là những biểu hiện gia tăng
của chủ nghĩa cá nhân, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX, Ban Chấp
hành Trung ương khoá IX, Đảng ta đã nhận định: “Chủ nghĩa cá nhân
có chiều hướng phát triển”(2). Đại hội Đảng X đã nhấn mạnh: “Bệnh cơ
hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ Đảng viên có chiều
hướng gia tăng, vẫn cịn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy
tội”, “chạy bằng cấp” thoái hố biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo
đức, lối sống; tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân
dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm
trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan
công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý
doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lịng tin của
nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống
cịn của Đảng, của chế độ”(3). Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân hiện nay có vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng
đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đáp
ứng với yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng. Trong Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII: Về một số nhiệm
vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng đã khẳng định “phải kiên quyết đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng, chỉ nghĩ
1
Đảng CSVN, VK HNTW9, Khoá IX, NXB CTQG, H, 2004, trang 64
Đảng CSVN, VK HNTW9, Khoá IX, NXB CTQG, H, 2004, trang 64
3
Đảng CSVN, VKNQĐHX, NXB CTQG, H, 2006, trang 263 - 264
2
2
đến tiền tài, địa vị, lạc thú cá nhân, xa rời quần chúng, cách biệt người
lao động”(1) và một trong những công tác quan trọng trong xây dựng
Đảng mà Đại hội X Đảng ta nhấn mạnh đó là: “rèn luyện đạo đức cách
mạng, chống chủ nghĩa cá nhân”(2).
Để cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân hiện nay mang lại
hiệu quả cao phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong
giai đoạn mới, phải nghiên cứu những quan điểm, tư tưởng cơ bản của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân, đi từ thực trạng đội ngũ
cán bộ, đảng viên và phải coi đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân
và của cả hệ thống chính trị. Nghị quyết Trung ương VI (lần 2) Khoá
VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, thực hiện Di chúc của Bác, nhằm nâng cao đạo đức cách mạng,
chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên”(3).
Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức,
giáo dục, rèn luyện; q trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành
ln gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là quân
đội của dân, do dân, vì dân; luôn trung với Đảng, trung với nước, hiếu
với dân, trở thành quân đội anh hùng được biểu hiện tập trung ở danh
hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân trao tặng. Đó là kết quả của q
trình rèn luyện đạo đức cách mạng của lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ
quân đội vun đắp nên.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, là một
bộ phận của xã hội, quân đội ta cũng chịu ảnh hưởng chung những căn
bệnh của xã hội, chịu sự chi phối của chủ nghĩa cá nhân . Cho nên,
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; nâng cao đạo đức cách mạng cho
1
Tài liệu nghiên cứu NQĐH VII, NXB ST, H, 1992, trang 48
Đảng CSVN, VK NQĐH X, NXB CTQG, H, 2006, trang 271
3
Đảng CSVN, VKNQTW VI (lần 2) Khoá VIII, NXB CTQG, H, 1994, trang 34
2
3
cán bộ chiến sĩ trong quân đội đang là vấn đề cấp thiết, là một mặt đặc
biệt quan trọng trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính
trị - nhân tố cơ bản suy đến cùng quyết định đến mọi thắng lợi của
quân đội ta trong thời kỳ mới.
Nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn những quan điểm tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ
nghĩa cá nhân là cơ sở khoa học giúp chúng ta đấu tranh có hiệu quả
đối với chủ nghĩa cá nhân đồng thời giữ gìn phẩm chất đạo đức trong
sáng cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta hiện nay, góp phần
xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức bảo
đảm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân
dân giao phó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan niệm hết sức sáng tạo, độc đáo;
có phương pháp hết sức khoa học trên cả bình diện lý luận và thực
tiễn; giúp cho mọi người nhận biết sâu sắc cả về nguồn gốc, bản chất,
tác hại, ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và cách phòng chống, biện
pháp đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Chủ nghĩa cá nhân nó nằm
ngay trong lịng mỗi con người “ai cũng có một ít”, là kẻ thù bên
trong, là giặc “nội xâm”; là kẻ thù “vơ hình” nhưng lại biểu hiện trong
tư tưởng, hành động của mỗi người. Có lúc Người cho đó là “địch
nhân” ở trong lịng mà mỗi người phải chiến thắng “nếu nó cịn lại
trong mình, dù là ít thơi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển” (1). Cho nên,
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh nội tại giữa
cái “thiện” và cái “ác”; giữa cái “đúng” và cái “sai”; giữa cái “tiến bộ”
và cái “thối bộ”. Người viết: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở
1
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 282
4
trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi người nảy nở
như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người
cách mạng”(1), “làm cho phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi
phần ác”(2).
Theo Hồ Chí Minh “chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ
nghĩa tập thể”(3), “chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách
mạng”(4). Nếu chủ nghĩa tập thể là biểu hiện ở phương châm sống mỗi
người vì mọi người và mọi người vì mỗi người. Mọi lợi ích ln được
kết hợp một cách hài hồ, ln biết đặt lợi ích của Đảng, cách mạng,
của nhân dân lên trên hết, trước hết… thì trái lại chủ nghĩa cá nhân là
“việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ khơng lo
“mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”(5). Cho nên,
muốn có chủ nghĩa xã hội phải có chủ nghĩa tập thể, muốn có chủ
nghĩa tập thể phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Người viết:
“thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc
đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”(6).
Đồng thời với việc đối lập chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập
thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là trái với
đạo đức cách mạng. Theo Người: “Đạo đức cách mạng là tuyệt đối
trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “quyết tâm suốt đời đấu tranh
cho Đảng, cho cách mạng”, là “đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao
động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình…”(7). Cịn chủ
nghĩa cá nhân trái ngược hoàn toàn với đạo đức cách mạng, “họ u
1
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 12, trang 558
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 12, trang 558
3
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 282
4
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 283
5
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 12, trang 438
6
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 291
7
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 285
2
5
cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, họ muốn lựa chọn cơng tác theo ý
thích cá nhân mình, khơng muốn làm cơng tác mà đồn thể giao phó
cho họ. Họ muốn địa vị cao nhưng lại sợ trách nhiệm nặng” (1). Cho
nên, đồng thời với xây dựng đạo đức cách mạng phải kiên quyết đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì, đạo đức là cái “gốc”, cái “nền
tảng” của người cách mạng. Muốn làm cách mạng, người cách mạng
phải có cái tâm, cái đức trong sáng, nếu khơng có đạo đức cách mạng
thì dù tài giỏi đến mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân, khơng
làm nổi việc gì. Muốn có đạo đức cách mạng phải quét sạch chủ nghĩa
cá nhân, đạo đức cách mạng và chủ nghĩa cá nhân như hai mặt đối lập
trong nhân cách của người cách mạng luôn đấu tranh loại trừ, phủ
định nhau và chủ nghĩa cá nhân nhất định phải tiêu diệt”(2).
Trong khi khẳng định phải kiên quyết tiêu diệt chủ nghĩa cá
nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở những người cách mạng
phải biết phân biệt chủ nghĩa cá nhân với lợi ích chính đáng của cá
nhân. Người viết: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là
“giày xéo lên lợi ích cá nhân”… Nếu những lợi ích cá nhân đó khơng
trái với lợi ích của tập thể thì khơng phải là xấu” (3). Bởi vì, mỗi người
đều có tính cách, sở trường, đời sống riêng của bản thân và gia đình
mình, lợi ích của cá nhân ln gắn liền với lợi ích tập thể, là một bộ
phận của lợi ích tập thể; chỉ có dưới chủ nghĩa xã hội thì mỗi người
mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy sở
trường, năng lực của mình, chăm lo lợi ích chính đáng của cá nhân
góp phần xây dựng cho lợi ích tập thể. Chỉ có điều khi lợi ích cá nhân
mâu thuẫn với lợi ích tập thể thì địi hỏi người cách mạng phải biết đặt
1
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 287
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 282
3
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 291
2
6
lợi ích của tập thể lên trên, lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích tập
thể. Thật có lý khi Đảng ta khẳng định phải giải quyết hài hoà quan hệ
lợi ích: cá nhân - tập thể - xã hội; phải thực hiện dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó coi trọng lợi ích chính
đáng của người lao động, “khuyến khích nhân dân làm giàu hợp
pháp”(1). Thực chất đây là quan điểm của Đảng để giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa chống chủ nghĩa cá nhân và khuyến khích, quan
tâm, chăm lo đến lợi ích chính đáng của cá nhân.
Từ những quan niệm vừa khoa học vừa mang tính độc đáo, sáng
tạo trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luận giải rõ nguồn gốc, tác hại, ảnh
hưởng của nó đối với xã hội nói chung và đội ngũ cán bộ, đảng viên
nói riêng. Theo Người, chủ nghĩa cá nhân sinh ra từ chế độ chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất. Nó cũng phát triển, nảy nở cùng với sự
phát triển của các hình thức tư hữu, chủ nghĩa cá nhân phát triển đến
đỉnh cao thành một “lý thuyết” hoàn chỉnh khi nó gắn chặt với chế độ
tư hữu tư bản chủ nghĩa; nó bảo vệ cho sự thống trị của giai cấp tư
sản. Người chỉ rõ: “cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến
đổi mãi, do đó mà tư tưởng của người, chế độ xã hội, v.v… cũng phát
triển và biến đổi theo”(2). Nghĩa là, tư tưởng cá nhân, chủ nghĩa cá
nhân xuất phát từ khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và phân chia
giai cấp trong xã hội. Chủ nghĩa cá nhân trong xã hội ngày nay, cả
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại là do những
tàn dư, tư tưởng, thói quen lạc hậu của xã hội cũ để lại mà trong mỗi
con người còn tồn tại: “Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng
mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về
1
2
Đảng CSVN, VK ĐH IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 33
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 282
7
thói quen… Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ
nghĩa cá nhân”(1). Bản chất của chủ nghĩa cá nhân là “bất kỳ việc gì
cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình
chứ khơng nghĩ gì đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân” (2). Như vậy,
theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc cả kinh
tế - xã hội, tư tưởng, tâm lý, thói quen, tập quán của xã hội cũ. Do
vậy, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta đều xuất thân từ xã hội thuộc
địa nửa phong kiến, trong chiến tranh, bị kẻ thù xâm lược, hoặc đất
nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại đan
xen hai kết cấu kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều tư tưởng, văn
hố… tất yếu cịn tồn tại những biểu hiện tư tưởng của chủ nghĩa cá
nhân (hoặc ít hoặc nhiều). Cho nên, đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân trong quân đội ta hiện nay là tất yếu nhằm nâng cao đạo đức
cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách
mạng trong giai đoạn mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng những luận giải rõ nguồn gốc, bản
chất của chủ nghĩa cá nhân mà cịn chỉ rõ tính chất mức độ nguy hại,
ảnh hưởng của nó đối với xã hội, con người nói chung và cán bộ,
chiến sĩ trong quân đội ta nói riêng. Theo Người, đối với sự nghiệp
cách mạng thì “chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội”(3). Nhưng nếu toàn xã hội một lịng, một dạ
kiên quyết chống thì sẽ vượt qua được trở ngại đó. Người khẳng định:
“Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá
nhân nhất định phải tiêu diệt”(4). Cũng có lúc, Người chỉ rõ: Chủ nghĩa
1
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 283
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 292
3
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 291
4
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 282
2
8
cá nhân là kẻ địch “hung ác”, là “kẻ địch đồng minh” với chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa tư bản (kẻ địch nguy hiểm) và kẻ địch to là những
“thói quen và truyền thống lạc hậu”, “nó ngấm ngầm ngăn trở cách
mạng tiến bộ”(1). Cho nên, muốn cách mạng thành công, muốn chủ
nghĩa xã hội thắng lợi phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân: “thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân”(2).
Đối với mỗi con người, mỗi cán bộ, đảng viên thì “Chủ nghĩa cá
nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi
xuống dốc”(3); “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm:
quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ơ, lãng phí…” (4). “Do
chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ơ, hủ hố,
lãng phí, xa hoa… mà mất đồn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật,
kém tinh thần trách nhiệm, khơng chấp hành đúng đường lối, chính
sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng,
của nhân dân”(5). Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nếu mỗi
người, mỗi cán bộ, đảng viên mà sa vào chủ nghĩa cá nhân sẽ phạm
nhiều sai lầm, mất tư cách đạo đức cách mạng; làm thoái hoá, biến
chất, làm hỏng sự nghiệp cách mạng. Do vậy, người cách mạng phải
kiên quyết tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng
mới hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ căn dặn người cách mạng phải
kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân mà Người cịn u cầu phải
1
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 287
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 291
3
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 284
4
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 9, trang 292
5
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 12, trang 438 - 439
2
9
chống một cách triệt để dù cho nó tồn tại ở bất kỳ hình thức nào, dù nó
đã bộc lộ hay còn đang tiềm ẩn trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên,
ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương; ở tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội; ở trong mọi cán bộ chiến sĩ quân đội. Trên thực
tế, Người không chỉ bàn về chủ nghĩa cá nhân mà Người còn là thành
viên số một, đi đầu trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Nhiều
lần Người nhắc nhở, yêu cầu các cán bộ đang nắm quyền phải từ bỏ tư
tưởng “cố tranh cho được Uỷ viên này, Chủ tịch kia... lo ăn ngon, mặc
đẹp, lo chiếm của công làm của tư, lợi dụng địa vị và cơng tác của
mình mà bn bán phát tài, lo việc riêng hơn việc công”… Đây là
những biểu hiện rất rõ của chủ nghĩa cá nhân cần phải chống và Người
cũng chống rất quyết liệt. Trước khi bước vào Chiến dịch Điện Biên
Phủ (1954) trên cương vị Chủ tịch nước, Người đã phải ký quyết định
xử án tử hình đối với Đại tá Trần Vụ Châu (Cục trưởng Cục Quân
nhu) vì đã sa vào chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí tiền của của
nhân dân trong khi cả nước tập trung sức người, sức của cho chiến
dịch, cho chiến thắng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân biểu hiện trong
xã hội, trong mỗi con người, mỗi cán bộ, đảng viên rất đa dạng, phong
phú, nó “khơn ngoan” len lỏi cả trong tư tưởng, ý chí, hành động,
trong đạo đức, lối sống, việc làm, lời nói… Do đó, muốn đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân phải xem xét một cách toàn diện con người,
trong mọi hoàn cảnh và phải đấu tranh thường xuyên, liên tục, mọi
lúc, mọi nơi và là trách nhiệm của mọi người.
10
Ngày nay, chủ nghĩa cá nhân được biểu hiện rõ nhất ở sự suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống như Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX và các Nghị quyết Trung ương xác
định: Đảng ta coi đó là một trong bốn nguy cơ khơng thể xem thường,
có tác động nguy hại đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay. Quân đội nhân dân Việt Nam tất yếu phải nhận diện
một cách đầy đủ về chủ nghĩa cá nhân, trên cơ sở nền tảng tư tưởng
chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa cá nhân để có biện pháp đấu tranh, khắc phục chủ
nghĩa cá nhân trong quân đội đạt hiệu quả.
Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước còn tồn tại những nhân tố (khách quan, chủ quan) tạo
điều kiện cho sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội nói
chung và quân đội ta nói riêng.
Thứ nhất, Đảng ta nhất quán thực hiện chủ trương phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, bên cạnh mặt tích cực là thúc đẩy kinh tế xã hội phát
triển, phát huy mọi nguồn lực phát triển đất nước, chính sách này cũng
có mặt trái, mặt tiêu cực là điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân nảy sinh.
Bởi vì bản thân nền kinh tế nhiều thành phần còn tồn tại các thành
phần kinh tế tư nhân, là cơ sở cội nguồn về kinh tế cho chủ nghĩa cá
nhân nảy nở, nó từng ngày, từng giờ tác động đến lợi ích của các tầng
lớp xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng về lợi ích của các giai tầng trong xã
hội. Đây cũng là mảnh đất “màu mỡ” cho chủ nghĩa cá nhân ẩn náu và
chờ thời cơ trỗi dậy. Chính cơ sở kinh tế - xã hội này làm cho sự phân
tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo quá xa, chênh lệch về lợi ích thậm
11
chí ở ngay trong từng giai tầng cũng làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân
trong xã hội cũng như trong quân đội. Điều này biểu hiện trong quân
đội cũng khá rõ nét: sự chênh lệch giữa các bậc lương; giữa cán bộ, sĩ
quan ở cơ quan Bộ với đơn vị có sự chênh lệch về điều kiện sống;
giữa bộ phận cán bộ đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
với đơn vị đóng quân ở thành phố, thị xã; giữa cán bộ, sĩ quan có chức
có quyền với cán bộ, sĩ quan khơng có chức, có quyền; giữa đơn vị
làm kinh tế với đơn vị bảo đảm sẵn sàng chiến đấu… đây là những cơ
sở trực tiếp nảy sinh chủ nghĩa cá nhân trong quân đội.
Thứ hai, các nhân tố thời đại như tồn cầu hố kinh tế - thực chất
là tồn cầu hố kinh tế tư bản chủ nghĩa, cơ sở kinh tế của nó, chế độ
tư hữu, tư nhân tư bản chủ nghĩa cũng là điều kiện nảy sinh chủ nghĩa
cá nhân, trong khi chúng ta tất yếu phải hội nhập, tham gia khu vực
hoá, tồn cầu hố. Các vấn đề tồn cầu đặt ra cũng nảy sinh tư tưởng
cá nhân chủ nghĩa, sống chỉ vì tiền, vị kỷ, hẹp hịi. Kẻ thù đang tập
trung chống phá cách mạng nước ta nói chung và quân đội ta nói riêng
bằng chiến lược “Diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ. Thông qua sự
xâm nhập về kinh tế, văn hoá kết hợp với các thế lực nội sinh tạo ra
những con người Việt Nam chỉ biết có mỗi lợi ích vật chất, những con
người cá nhân chủ nghĩa. Chúng đánh vào đạo đức, lối sống của cán
bộ, đảng viên, quần chúng, chiến sĩ; chúng tuyên truyền, kích động lối
sống tư sản, thực dụng, chạy theo đồng tiền; tạo tâm lý kiếm tiền bằng
mọi giá cho thanh niên, trong đó có thanh niên quân đội, làm cho chủ
nghĩa cá nhân ngày nay (so với những thập kỷ trước đây), “có bộ mặt
gớm ghiếc hơn, cực đoan hơn, có sức phá hoại nền tảng tinh thần đạo
12
đức của xã hội hơn”(1). Nếu trước đây biểu hiện của nó chỉ ở tư tưởng,
cách sống “đèn nhà ai nhà nấy rạng”; “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ
túi”, thì ngày nay xuất hiện cách đối xử với nhau tàn nhẫn như chó
sói, theo “luật rừng”, chà đạp nhân phẩm, chà đạp lên lợi ích tập thể…
những biểu hiện đó một phần do kẻ thù chống phá, reo rắc vào nước ta
mà quân đội cũng chịu ảnh hưởng rất lớn.
Thứ ba, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, quần chúng,
chiến sĩ còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng, tâm lý của xã hội cũ (do cơ
bản xuất thân từ nơng dân), đó là tư tưởng tiểu nơng, manh mún, trong
khi đó lại khơng thật sự trau dồi đạo đức cách mạng, học tập nghiên
cứu nâng cao trình độ, cịn thái độ bng thả… Đây là cội nguồn sâu
xa và nguyên nhân chủ quan làm xuất hiện chủ nghĩa cá nhân trong xã
hội cũng như trong quân đội ta hiện nay.
Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận - bộ phận đặc biệt
của xã hội, nên tất yếu chịu chi phối, thẩm thấu của xã hội nói chung
và chủ nghĩa cá nhân nói riêng. Mặt khác, lịch sử quân đội ta chủ yếu
là lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong chiến tranh.
Chính trong hoàn cảnh ấy đã tạo cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta
một tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ; “tất cả cho tiền
tuyến”, chiến đấu hy sinh, xả thân tận tuỵ kể cả tính mạng của mình
cho Tổ quốc, cho nhân dân. Sự hình thành chủ nghĩa tập thể, tinh thần
đồng đội ấy không tách rời với thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân. Muốn hồn thành nhiệm vụ của mình trong chiến
tranh, bất cứ một cán bộ, chiến sĩ nào cũng phải đối mặt với chủ nghĩa
1
GS Trần Xuân Trường: “Một số vấn đề giáo dục XHCN trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, NXB QĐND, H,
1998, trang 82
13
cá nhân, phải chiến thắng bản thân mình trước khi chiến thắng kẻ thù,
phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên vị trí tối cao.
Ngày nay, trong điều kiện đất nước hồ bình, thống nhất trước
sự tác động của nhiều nhân tố thời đại và xã hội, chủ nghĩa cá nhân
trong quân đội ta vẫn còn điều kiện nảy nở và biểu hiện rất đa dạng,
phong phú. Nghị quyết 94 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương đánh giá:
“Một số cán bộ giảm sút ý chí, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự
lãnh đạo của Đảng; có hiện tượng cơ hội thực dụng, thối hố biến
chất về đạo đức lối sống, mơ hồ, mê tín dị đoan, vi phạm nguyên tắc
tổ chức sinh hoạt Đảng, cục bộ địa phương, phe cánh, gia trưởng, độc
đoán, lấn át tập thể”(1).
Từ những đánh giá chung của Đảng uỷ Quân sự Trung ương
cũng như tình hình thực tiễn quân đội ta hiện nay, có thể nhận thức và
đánh giá những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa cá nhân trong quân
đội trên những mặt cơ bản, chủ yếu sau:
Một số cán bộ, chiến sĩ giảm sút ý chí, niềm tin vào sự lãnh đạo
của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là biểu
hiện chủ nghĩa cá nhân về mặt tư tưởng, chính trị. Do sự tác động của
những biến cố lịch sử, đặc biệt là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở
Đông Âu và Liên Xô, làm cho họ giảm sút niềm tin vào con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội, họ cho rằng đất nước ta phải đi theo con đường
khác - con đường thứ ba; hoặc “chế độ nào, con đường nào cũng được
miễn là kiếm chác được cho mình tiền của và quyền lực, lợi và
danh”(2); hoặc tiếp tay cho địch chống phá cách mạng như Trần Độ…
1
Đảng uỷ QSTW: “Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội trong thời kỳ mới” Hà Nội, ngày
29/1/1998, trang 2
2
GS Trần Xuân Trường: “Một số vấn đề…”, NXB QĐND, H, 1998, trang 25
14
Biểu hiện rõ nét nhất của chủ nghĩa cá nhân trong quân đội ta là
một số cán bộ, đảng viên có hiện tượng cơ hội, thực dụng, thối hố,
biến chất về đạo đức lối sống, ăn chơi sa đoạ, chạy chức, chạy quyền,
chạy chỗ, chạy quân hàm… thậm chí xảy ra tình trạng ăn chơi sa đoạ
dẫn đến tự sát của một tiểu đoàn trưởng ở Quân đoàn II (đầu năm
2005); hoặc tình trạng cán bộ chiến sĩ mâu thuẫn dẫn đến chiến sĩ bắn
cán bộ.
Lợi dụng cơ chế một người chỉ huy, một số cán bộ chỉ huy đã vi
phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng, chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng,
quân phiệt, bất chấp ý kiến tập thể, không tôn trọng ý kiến tập thể, lấn
át tập thể. Khi có thành tích thì muốn nhận về vai trị của cá nhân
người chỉ huy, nhưng khi có khuyết điểm lại đẩy trách nhiệm cho cấp
uỷ, đảng uỷ hoặc cấp dưới.
Nghị quyết 94 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương cũng chỉ rõ
“nhiều cán bộ chưa thật nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình,
tính chiến đấu kém”(1). Biểu hiện này của chủ nghĩa cá nhân khá phổ
biến trong tồn qn từ Bộ Quốc phịng đến các đơn vị cơ sở. Chủ yếu
là cấp trên phê bình cấp dưới, cấp dưới ít phê bình cấp trên, né tránh,
sợ khuyết điểm, “đấu tranh thì tránh đâu”. Hoặc biểu hiện ở việc nhận
khuyết điểm nhưng khơng sửa chữa, thậm chí tìm cách trù dập người
phê bình. Cũng có trường hợp lợi dụng phê bình để nói xấu, bơi nhọ
đồng chí đồng đội, cấp trên, hạ bệ, gây mất đoàn kết nội bộ… đây là
những biểu hiện trái với mục đích, nguyên tắc phê bình của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Tình trạng cục bộ, địa phương, phe cánh, “cánh hầu” diễn ra ở
khá nhiều đơn vị, lợi dụng chức quyền, địa vị mà tạo dựng “quân khu
1
Đảng uỷ QSTW, “NQ về…”, H, ngày 29/1/1998 trang 2
15
Nam”, “quân khu Bắc”, “biển số nọ”, “biển số kia”,… Đây là biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng đến cơng tác cán bộ, gây mất
đồn kết nội bộ, sử dụng người không đúng.
Một số cán bộ, đảng viên tự cao, tự đại, lười học tập, rèn luyện,
tuyệt đối hố kinh nghiệm bản thân; cũng có cán bộ lại rơi vào tuyệt
đối hố bằng cấp, học được ít chữ mang ra mặc cả với tổ chức, với
Đảng, với quân đội… Đây là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân làm mất
động lực phát triển, dẫn đến bệnh kiêu ngạo, tự mãn.
Như vậy, chủ nghĩa cá nhân biểu hiện trong quân đội ta hiện nay
rất phong phú đa dạng là một cản trở lớn đối với sự nghiệp xây dựng
quân đội nói chung và xây dựng qn đội về chính trị nói riêng.
Những biểu hiện trên là hồn tồn trái với đạo đức cách mạng “trung
với nước, hiếu với dân”; với phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; với chủ
nghĩa tập thể anh hùng cách mạng và truyền thống đoàn kết, tình đồng
chí đồng đội như anh em của qn đội ta.
* Những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong qn đội ta cịn
tồn tại, cịn có điều kiện nảy nở, phát triển, ảnh hưởng do nhiều
nguyên nhân khách quan, chủ quan, do công tác quản lý, bồi dưỡng,
rèn luyện của các Đảng bộ, các cấp uỷ Đảng, chỉ huy các đơn vị; do
bản thân cán bộ, đảng viên chưa chịu tu dưỡng, rèn luyện, tự đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân ở ngay trong chính mình. Do vậy, để đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân có hiệu quả nâng cao đạo đức cách
mạng trong quân đội ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt và
thực hiện đồng bộ hệ thống biện pháp cơ bản sau đây:
Một là, tăng cường cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng
cao nhận thức về yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong giai
16
đoạn mới. Đây là biện pháp đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân về mặt
tư tưởng, chính trị. Bởi vì, có tiến hành tốt cơng tác giáo dục, cán bộ,
chiến sĩ trong qn đội mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư
tưởng tiến bộ, có đầy đủ tri thức khoa học làm cơ sở, điều kiện cho
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân đạt hiệu quả.
Nội dung giáo dục bao gồm giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và
pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội, chế độ quy định của
đơn vị. Mục tiêu giáo dục nhằm làm cho cán bộ, chiến sĩ luôn trung
thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của đất nước. Trong đó trọng tâm là giáo dục cho
mọi người nhận thức rõ nguồn gốc, bản chất nguy hiểm, nguy hại của
chủ nghĩa cá nhân, vai trị vị trí cũng như phương pháp đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân. Coi việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm cụ cấp bách hiện nay
trong xây dựng đạo đức cách mạng trong quân đội. Cần chú ý giáo
dục mục tiêu, lý tưởng cộng sản, niềm tin chủ nghĩa xã hội, bản lĩnh
chính trị, ý thức trách nhiệm, tính tích cực tự giác trong chấp hành
điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội làm cho cán bộ, chiến
sĩ không sa vào những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
Trong giáo dục truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng
của Quân đội, cần làm cho cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ truyền thống ấy
trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có những yêu cầu mới so
với chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến. Giáo dục bản
chất giai cấp công nhân của quân đội thống nhất với tính dân tộc và
tính nhân dân sâu sắc để xây dựng bản chất cách mạng, ý thức cộng
17
đồng cho quân đội. Giáo dục truyền thống đoàn kết qn dân, tinh
thần đồng đội, tình đồng chí anh em ruột thịt làm cho cán bộ, chiến sĩ
yêu thương nhau lúc thường cũng như lúc ra trận và trong cuộc sống
đời thường… từ đó ngăn chặn tư tưởng cá nhân, giảm sút ý chí, niềm
tin và mất đồn kết nội bộ.
Để cơng tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống nâng
cao nhận thức đạt hiệu quả, đòi hỏi phải đề cao trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn quân trong đó cán bộ chính trị, cơ quan chính trị là lực
lượng nịng cốt. Cơng tác giáo dục phải thống nhất từ trên xuống dưới
và trong tồn qn, ln đổi mới nội dung, đa dạng hố các hình thức
giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống với đưa cán bộ, chiến sĩ vào thực tiễn rèn luyện đạo đức, học
tập, công tác; tạo thành phong trào sâu rộng trong toàn quân trong
chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng đạo đức cách mạng, góp phần làm
cho qn đội vững mạnh tồn diện, hồn thành mọi nhiệm vụ được
giao.
Hai là, phát huy vài trò của các tổ chức trong giáo dục, quản lý,
rèn luyện cán bộ, chiến sĩ, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân ở từng đơn vị. Đây là biện pháp về mặt tổ chức có sức
mạnh trực tiếp trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và nâng cao
đạo đức cách mạng. Bởi vì, quân đội ta được tổ chức chặt chẽ, kỷ luật
sắt, tự giác và nghiêm minh, mỗi thành viên đều chịu sự quản lý, rèn
luyện của tổ chức trong quân đội từ thấp đến cao, từ tổ đến toàn quân.
Do vậy, phát huy vai trò của các tổ chức trong phát hiện, kịp thời ngăn
chặn là biện pháp rất quan trọng trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân.
18
Trước hết, cần nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý của các cấp uỷ
đảng và chỉ huy các cấp từ đơn vị cơ sở đến cơ quan Bộ Quốc phịng.
Thực chất đây là cơng tác quản lý con người, mỗi cán bộ đảng viên
đều nằm trong một tổ chức Đảng, thực hiện nhiệm vụ do quân đội
giao cho. Cho nên phải quản lý mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hồn
cảnh, thơng qua việc thực hiện nhiệm vụ mà nhận xét đánh giá, kịp
thời phát hiện, ngăn chặn những khuyết điểm yếu kém, những biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân. Thực tế cho thấy ở đâu lãnh đạo, chỉ huy
quan tâm, quản lý, kiểm tra, uốn nắn thì ở đó cán bộ, chiến sĩ tốt, hồn
thành nhiệm vụ, ít có biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Ngược lại, ở
đâu, nơi nào khi nào lãnh đạo, chỉ huy không sâu sát, quản lý lỏng lẻo
thì ở đó có cán bộ, chiến sĩ vi phạm đạo đức, sa vào chủ nghĩa cá
nhân.
Công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cảu lãnh đạo chỉ huy còn
tập trung vào đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, cơng tác
trong các lĩnh vực tài chính, kinh tế… vì đây là bộ phận rất dễ bị sa
vào chủ nghĩa cá nhân nếu không giữ được đạo đức cách mạng.
Cùng với việc nâng cao vai trò của các cấp uỷ đảng, chỉ huy các
cấp cần phải phát huy vai trò của các tổ chức trong đội như Hội đồng
qn nhân, Cơng đồn, Phụ nữ, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh trong việc tham gia đóng góp cho cán bộ, đảng viên hoạt động
trong tổ chức của mình. Đặc biệt Hội đồng quân nhân phát huy dân
chủ về mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự trong tham gia kiểm tra,
giám sát cán bộ, đảng viên. Đây là môi trường thuận lợi cho cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân, thông qua sinh hoạt dân chủ mà từng
bước đấu tranh phê bình, khắc phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh, gia
19
trưởng, độc đoán, chuyên quyền của người chỉ huy và biểu hiện vi
phạm dân chủ, bóp nghẹt phê bình ở một số cán bộ, đảng viên.
Thông qua hoạt động của các tổ chức quần chúng mà phát động
phong trào thi đua quyết thắng kết hợp với phong trào học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổ chức một cách
thường xuyên, sâu rộng các phong trào kết hợp với đưa cán bộ, chiến
sĩ vào thực tiễn công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, lao động sản
xuất. Qua đó, kịp thời phát hiện những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân và có biện pháp khắc phục, xử lý đúng người, đúng việc. Trong
xử lý vi phạm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân phải kiên quyết, triệt
để, chống lơi lỏng, coi nhẹ hay “xử nội bộ”. Đồng thời phát hiện nêu
gương những việc làm tốt, sáng kiến hay, tấm gương về đạo đức cách
mạng trong phong trào để mọi người noi theo.
Ba là, thường xuyên nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
bộ đội, giải quyết hài hồ lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, bảo đảm
cho cán bộ, chiến sĩ ln n tâm cơng tác và hồn thành tốt mọi
nhiệm vụ, chức trách được phân công.
Đây là biện pháp nhằm dần từng bước làm mất cơ sở tồn tại của
chủ nghĩa cá nhân, nó địi hỏi sự nỗ lực, quan tâm của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta. Bởi vì: nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân có từ cơ sở
kinh tế - xã hội cũ thấp kém, lạc hậu tư hữu. Mặt khác, quân đội là lực
lượng xã hội đặc biệt do Đảng, Nhà nước và nhân dân nuôi dưỡng cho
nên việc quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
bộ đội có tác động sâu sắc đến việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân. Bởi vì, nó liên quan đến lợi ích, đời sống hàng ngày của cán bộ,
chiến sĩ trong quân đội. Nếu cơ chế, chính sách đãi ngộ, tiền lương,
20
phụ cấp đảm bảo tốt sẽ góp phần hạn chế “lòng tham” nảy nở, tạo điều
kiện cho họ yên tâm cơng tác, tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống,
nâng cao năng lực cơng tác, có tinh thần vì tập thể, cống hiến tài năng,
trí tuệ cho đơn vị, cho quân đội. Ngược lại, nếu bảo đảm không tốt sẽ
tác động trực tiếp đến tư tưởng, đời sống, lợi ích của cán bộ, chiến sĩ,
làm cho chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy sinh ra tham ơ, hủ hố, vun vén cá
nhân, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ…
Để thực hiện và phát huy biện pháp này trong đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân, địi hỏi tồn Đảng, tồn dân, tồn qn phải ra sức
đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, phát
triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội; làm ra
nhiều của cải đáp ứng với yêu cầu của xã hội và qn đội. Đảng, Nhà
nước phải có cơ chế, chính sách phù hợp trong đãi ngộ tiền lương, phụ
cấp, chế độ tiêu chuẩn phù hợp tránh để khoảng cách quá xa giữa các
đối tượng.
Mặt khác, phải phát huy vai trò năng động chủ quan của quân
đội trong lao động sản xuất, kết hợp kinh tế với quốc phòng, tăng gia
cải thiện đời sống cán bộ, chiến sĩ. Xây dựng đội ngũ cán bộ nắm và
thực hiện chế độ chính sách có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư, tránh làm thất thoát, mất mát, bớt xén. Đồng thời kiên
quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm chế độ tiêu chuẩn của cán
bộ chiến sĩ trong đơn vị dưới mọi hình thức.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
với coi trọng văn hoá quân sự. Đây là biện pháp tất yếu mang tính quy
luật trong xây dựng con người mới nói chung và qn nhân cách mạng
nói riêng. Vì mơ hình nhân cách của cán bộ, chiến sĩ quân đội ta trong
21
tương lai vẫn phải là anh “Bộ đội Cụ Hồ”, vẫn là người quân nhân
cách mạng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân,
với chế độ xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng chiến đấu cao đẹp, khoa học
và cách mạng. Mặt khác, kết hợp giữa xây và chống là nguyên tắc
trong xây dựng chủ nghĩa tập thể với chống chủ nghĩa cá nhân; giữa
nâng cao đạo đức cách mạng với quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết hợp giữa xây dựng chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách
mạng với chống chủ nghĩa cá nhân thực chất là xây dựng cho được
mơi trường văn hố qn sự lành mạnh; xây dựng và nâng cao các
chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh như:
Trung với nước, hiếu với dân, yêu thương đồng chí đồng đội, đồn kết
thuỷ chung; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; giàu sang khơng
thể quyến rũ, nghèo khó khơng thể lay chuyển, uy vũ khơng thể khuất
phục, tích cực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng với yêu cầu
nhiệm vụ được giao… Xây dựng được phẩm chất đạo đức cách mạng
đó thì sẽ khơng có “đất” cho chủ nghĩa cá nhân nảy nở và phát triển.
Đồng thời phải kiên quyết khắc phục chủ nghĩa cá nhân bằng sức
mạnh tập thể, tổ chức và dư luận. Kịp thời đấu tranh làm thất bại âm
mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù như: âm mưu “phi chính trị hóa”
quân đội, đánh vào đạo đức, lối sống của cán bộ, sĩ quan quân đội.
Đồng thời cảnh giác với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân như chủ
nghĩa cơ hội, lối sống thực dụng trong đơn vị.
Tóm lại, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong quân đội
ta hiện nay là một tất yếu, nó diễn ra hết sức gay go, phức tạp, quyết
liệt, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội phải thấm nhuần tư tưởng
22
Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân; nắm
chắc tình hình và biểu hiện đa dạng của chủ nghĩa cá nhân và thực
hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh, khắc phục ảnh hưởng của chủ
nghĩa cá nhân trong xây dựng những quân nhân cách mạng có đủ
phẩm chất, năng lực, góp phần trực tiếp q trình xây dựng qn đội
về chính trị, bảo đảm cho quân đội ta thực sự là quân đội “cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”, xứng đáng với lời khen
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, trung với
nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”(1)./.
1
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 11, trang 350
23