Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

xây dựng đời sống văn hóa của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cà mau dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.13 KB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA HỘI
LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH CÀ MAU DƢỚI ÁNH
SÁNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Sƣ phạm giáo dục công dân
Mã ngành: 52140204

Giáo viên hƣớng dẫn:
Ths. Nguyễn Thị Kim Chi

Cần thơ 11/2013

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Nhớ
MSSV:6106637
Khóa :36


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................3
5. Kết cấu luận văn ....................................................................................................3


PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................... 4

Chƣơng 1 ....................................................................................................................4
NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ............4
1.1. Khái niệm về văn hóa .....................................................................................4
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn
hóa ..........................................................................................................................6
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các lĩnh vực của văn hóa .......................11
1.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới ............31
Chƣơng 2 ..................................................................................................................33
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH CÀ MAU VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY ...............................................................................................................33
2.1 Vài nét về tổ chức xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau ...........33
2.2 Vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ trong công tác xây dựng đời
sống văn hóa .........................................................................................................35
2.3 Thực trạng của viêc̣ xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiêp̣ phụ nữ
tỉnh Cà Mau. ........................................................................................................37
2.3.1 Thành tƣụ của viêc̣ xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiêp̣ phu ̣
nƣ̃ tỉnh Cà Mau. ...............................................................................................37
2.3.2 Hạn chế về viêc̣ xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiêp̣ phu ̣ nƣ̃
tỉnh Cà Mau......................................................................................................56


2.4 Một số giải pháp nhằm xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiệp phụ
nữ tỉnh Cà Mau. ...................................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................69




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là một hệ thống các giá trị về vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa không chỉ là đặc trưng của dân tộc mà
còn là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chăm lo cho văn
hóa là chăm lo cho nền tảng tinh thần của xã hội, thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và
lành mạnh, sẽ không có sự phát triển của kinh tế - xã hội bền vững. Chủ tịch Hồ Chí
Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Toàn bộ
di sản tư tưởng của Người là kho báu văn hóa của dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực
rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo, rất trí tuệ và rất nhân văn. Trong đó tư
tưởng về văn hóa chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Điều đó có nghĩa là
những giá trị văn hóa không chỉ là sản phẩm của quá trình sinh tồn, phát triển của
đất nước mà chính văn hóa cũng đóng vai trò tác động, định hướng cho sự phát triển
của một dân tộc, một quốc gia.
Vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa là điều cần thiết,
cấp bách trong thời đại hiện nay - thời đại kinh tế thị trường kéo theo nguy cơ biến
đổi các giá trị văn hóa truyền thống. Sự thực đó đòi hỏi chúng ta càng phải nghiêm
túc học tập và làm tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” về xây dựng đời sống văn hóa, sẽ đáp ứng được yêu cầu chung của công
cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó Đảng chủ trương:
"Vận động một cách kiên trì và sâu rộng để tạo ra nếp sống mới có văn hóa trong xã
hội; đưa cái đẹp vào đời sống hàng ngày, vào lao động sản xuất"[4].
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh
là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các tầng lớp
phụ nữ. Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tích cực phối hợp các
cấp, các ngành, đoàn thể vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia xây
dựng đời sống văn hóa, đồng thời cung cấp các kiến thức, kỹ năng, giáo dục các

thành viên hội về vị trí, vai trò của mình trong gia đình; quyền, nghĩa vụ của mình;
1


kỹ năng sống, tổ chức cuộc sống gia đình; mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm, ứng
xử giữa các thành viên trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình. Thực hiện
lồng ghép công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng đời sống văn hóa, từng bước
giải quyết những vấn đề bất cập của đời sống hiện nay như: bất bình đẳng giới, dân
số, sức khỏe sinh sản, xóa đói giảm nghèo, giá trị đạo đức, tình trạng buôn bán phụ
nữ, xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp; tình trạng phụ nữ lấy chồng nước
ngoài qua môi giới bất hợp pháp... nhằm tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đời
sống gia đình tạo điều kiện để các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau thực hiện
có hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa. Góp phần xây dựng đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của chị em hội viên phát triển; các mặt hoạt động phong
trào được chị em phụ nữ đồng tình và hưởng ứng tham gia tích cực…Tuy nhiên,
việc xây dựng đời sống văn hóa là vấn đề khó khăn trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra trong bối cảnh kinh tế thị trường cũng có
những tác động tiêu cực nhất định đối với sự phát triển văn hóa và lối sống của chị
em hội viên; chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cuộc sống đặc ra. Điều đáng quan
tâm hiện nay là văn hóa lối sống của chị em Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau có
chiều hướng xuống, còn thói quen, hủ tục lạc hậu gắn liền với đời sống; sản xuất
nhỏ lạc hậu, một số chị em chưa tham gia vào tổ chức Hội.
Trước tình hình đó, là một sinh viên sư phạm chuẩn bị ra trường em muốn
dùng những kiến thức đã học để tìm hiểu về thực trạng xây dựng đời sống văn hóa
của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau hiện nay. Để từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau.
Đó là lý do em chọn đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiệp phụ
nữ tỉnh Cà Mau dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:

Phân tích quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa và việc xây dựng
đời sống văn hóa của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau, từ đó đề ra giải pháp xây
dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2


Để đạt mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa và xây
dựng đời sống văn hóa mới.
- Đánh giá thực trạng việc xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiệp
phụ nữ tỉnh Cà Mau.
- Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên
hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về những quan điểm cơ bản của văn hóa.
- Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau
về xây dựng đời sống văn hóa.
- Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà
Mau.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa có nội dung rất phong phú, rộng lớn.
Trong luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh
về văn hóa, chủ yếu đi sâu vào văn hóa đời sống, làm cơ sở lý luận cho việc đánh
giá đúng thực trạng và đề ra giải pháp phù hợp nhằm xây dựng đời sống văn hóa
mới trong Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ

Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương, 6 tiết.
3


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, vô cùng phong phú và đa dạng, có mặt và
thấm sâu trong toàn bộ đời sống xã hội và đời sống con người, vì thế có rất nhiều
định nghĩa, cách hiểu và khai thác khác nhau về văn hóa. Trong quá trình đi tìm
định nghĩa và xác định nội hàm của văn hóa, đã có những tìm tòi có giá trị sâu sắc,
tiếp xúc nhau đạt tới những nhận thức ngày càng hoàn chỉnh hơn của con người về
lĩnh vực rất độc đáo do chính con người và chỉ có con người sáng tạo nên, đó là văn
hóa…
Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất - đó là toàn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần do loài người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của
mình trong tiến trình đi lên của lịch sử. Văn hóa là đặc trưng của toàn bộ đời sống
của loài người. Xây dựng văn hóa là xây dựng tất cả các mặt của đời sống xã hội và
quan tâm đến trình độ phát triển của con người.
Văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp hơn - đó là những giá trị tinh thần, là đời
sống tinh thần của xã hội, như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, thẩm mỹ, tầm linh,
nghệ thuật… Như vậy, văn hóa chỉ là một mặt, chứ không phải là toàn bộ đời sống
xã hội loài người.

Văn hóa còn hiểu theo nghĩa hẹp nhất, thường dùng hàng ngày - đó là trình
độ học vấn của con người.
Văn hóa là do con người sáng tạo, phức thể nhiều mặt (vô hình, hữu hình,
văn chương, nghệ thuật lối sống, quyền con người…), là giá trị thể hiện đặc sắc
riêng (bản sắc), là hiểu biết ứng xử, làm người, làm cách mạng xua tan bóng tối của
chủ nghĩa thực dân, áp bức, dốt nát, đói nghèo, bệnh tật… Văn hóa có tầm quan
trọng to lớn và ý nghĩa cách mạng sâu xa đối với vận mệnh nhân dân đất nước.
Văn hóa là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan hệ giữa con
người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quan hệ đó đã hình thành

4


và kết tạo nên các giá trị (vật chất và tinh thần): năng lực hoạt động của con người
gồm phương thức sống và trình độ hoạt động (năng lực chiếm lĩnh thế giới và khả
năng hóa thân vào sản phẩm do mình tạo ra); và trình độ phát triển của chính bản
thân con người (hoàn thiện phẩm chất, nhân cách, trình độ).
Như vậy, theo nghĩa vừa rộng lớn vừa bản chất, văn hóa là toàn bộ hoạt động
tinh thần sáng tạo, tác động vào tự nhiên vào xã hội và con người nhằm tạo ra các
giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn để vươn tới sự chân, thiện, mỹ và
góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển không ngừng của đời sống xã hội.
Tháng 8 - 1943, trong khi đang phải tập trung cao độ cho nhiệm vụ hàng đầu
là giải phóng dân tộc, giành cho kỳ được độc lập dân tộc, lại phải ở trong nhà tù của
Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa của mình về văn hóa.
Điều thú vị là định nghĩa của Hồ Chí Minh có rất nhiều điểm gần với quan niệm
hiện đại về văn hóa. Người viết:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử

dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [13,tr.431].
Như vậy, định nghĩa văn hóa Hồ Chí Minh xác định rõ nguồn gốc của văn
hóa là do con người sáng tạo ra, cũng có thể hiểu đó là tự nhiên thứ hai. Văn hóa
vừa là động lực để đất nước phát triển. Cấu trúc của văn hóa là chỉ chung tất cả mọi
phương diện sinh hoạt của con người, bao gồm sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội;
từ những cái tinh vi hiện đại như khoa học, tư tưởng đến lối sống, sinh hoạt hàng
ngày. Nói cách khác bao gồm giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
Quan niệm văn hóa của Hồ Chí Minh có tính kết thừa và phát triển các quan
niệm văn hóa đi trước và có trước khi thành lập tổ chức UNESCO, nhưng lại hoàn
toàn phù hợp và thống nhất với quan niệm về văn hóa của UNESCO.
5


Đây là khái niệm văn hóa sớm nhất và duy nhất mà Hồ Chí Minh đưa ra khi
bàn về văn hóa theo nghĩa rộng.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa
1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò văn hóa
1.2.1.1. Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc
thượng tầng.
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan
điểm này. Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã
hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn để này có quan hệ
với nhau rất mật thiết. Cho nên, trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề
này phải được coi trọng như sau:
Trong quan hệ với chính trị, xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị, xã
hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở
đường cho văn hóa phát triển. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy…Dưới

chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị
tồi tàn, không thể phát triển được” [21,Tr.434]. Để văn hóa phát triển tự do thì phải
làm cách mạng chính trị trước. Ở Việt Nam, tiến hành cách mạng chính trị thực chất
là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng
chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát
triển.
Trong quan hệ với kinh tế. Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở
hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. Từ do, Người đưa ra luận điểm:
Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng
và phát triển văn hóa. Người viết: Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng, nhưng cơ
sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết tốt, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều
kiện phát triển được.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là kinh tế phải đi trước một bước. Người viết:
“Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói
phát triển văn hóa và kinh tế. Tục ngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo, vì thế
kinh tế phải đi trước”[19,Tr.59].
6


1.2.1.2. Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và
chính trị, phải phục vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh không
nhấn mạnh một chiều về sự phụ thuộc “thụ động” của văn hóa vào kinh tế, chờ cho
kinh tế phát triển xong rồi mới phát triển văn hóa. Người cho rằng, văn hóa có tính
tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế và chính trị. Người nói: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp
cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao
trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành
một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia

thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Quan
điểm này không chỉ định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt
Nam mà còn định hướng cho hoạt động văn hóa. Trong kháng chiến chống thực dân
pháp, quan điểm “Văn hóa cũng là một mặt trận”, “Kháng chiến hóa văn hóa, văn
hóa hóa kháng chiến”…mà Người đưa ra đã tạo nên một phong trào văn hóa văn
nghệ sôi động chưa từng thấy. Văn hóa không đứng ngoài mà ở trong cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc. Và cuộc kháng chiến trở thành cuộc kháng chiến có
tính văn hóa. Chính điều này đã đem lại sức mạnh vượt trội cho nhân dân Việt Nam
đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế và
chính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đang đòi
hỏi. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trương đưa các
giá trị văn hóa thấm sâu vào kinh tế và chính trị, làm cho văn hóa thực sự vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh không mấy khi sử dụng khái niệm “chức năng của
văn hóa”, song trong tư tưởng văn hóa của Người, các chức năng nhận thức, chức

7


năng giáo dục, chức năng giải trí và nhiều chức năng khác được bộc lộ trong các
quan hệ cụ thể.
Từ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy nền văn hóa mới
Việt Nam đã quy tụ ba chức năng chủ yếu sau đây:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.
Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của
con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc
cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng

đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn
có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú,
văn hóa phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm lớn, chi phối đời
sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc [11,Tr.466 - 467].
Trong Diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24 - 11 - 1946,
Hồ Chí Minh nêu rõ: “Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc
lập tự do. Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước
quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng” [9,Tr.90].
Hai mươi năm sau, trong Lời kêu gọi nhân dân chống Mỹ, cứu nước,
Người đã nhắc lại lý tưởng độc lập tự do bằng một mệnh đề mới: Không có gì quí
hơn độc lập, tự do. Tuy nhiên, lý tưởng mà Người xác định cho Đảng và nhân dân
ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã
hội để sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người được
thực hiện trọn vẹn.
Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng, của cả một
dân tộc. Mọi hành động anh hùng cũng như mọi sự nghiệp lớn chỉ có thể bắt nguồn
từ một mục tiêu lớn, một lý tưởng lớn. Khi đã phai nhạt lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội thì bất cứ người nào cũng sẽ trở nên nhỏ bé, tầm thường và sẽ
không còn ý nghĩa trong sự vận động của lịch sử. Lịch sử đã để lại không ít những
dẫn chứng về điều đó.

8


Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thường xuyên quan tâm đến
việc bồi dưỡng lý tưởng và những tư tưởng lớn cho cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân, và cũng đặt chức năng cao quý đó vào văn hóa.
Hồ Chí Minh thường nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào tâm lý
quốc dân” để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con
người; yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ; yêu tính trung thực, chân thành, thủy chung;

ghét những thói hư tật xấu, những sa đọa biến chất, căm thù mọi thứ “giặc nội
xâm…”. Hơn nữa, chính những tư tưởng đúng đắn lại được tiếp nhận không phải
chỉ bằng lý trí mà còn bằng tình cảm, từ đó lại trở thành tình cảm lớn, tạo nên sự
bền trong mỗi người. Mà điều này văn hóa lại có nhiều khả năng nhất. Khi Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói rằng “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” chính là muốn nói văn
hóa đã làm cho lý trí của con người thêm sáng suốt và tình cảm con người ngày
càng trở nên cao đẹp.
Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.
Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến
thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết để có thể
hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, như: Kinh tế, chính trị, lịch sử,
khoa hoc – kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới… Vấn đề nâng cao dân trí thực
sự chỉ có thể thực hiện sau khi chính trị đã được giải phóng, toàn bộ chính quyền đã
về tay nhân dân.
Khi đất nước đã được độc lập, Hồ Chí Minh nói: “Một trong những công
việc phải làm thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”.

“Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi người Việt Nam phải hiểu quyền lợi của mình, bổn phận của mình,
phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và
trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [14,Tr.36].

9


Khi miền Bắc quá độ lên chủ nghĩ xã hội, Người nói: “Chúng ta phải biến
một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh
phúc” ngay dưới chế độ thực dân phong kiến, nhưng đã không thể thực hiện được.
Dòng văn hóa cách mạng xuất hiện trong những thời kỳ trước Cách mạng

Tháng Tám chỉ làm chuyển biến dân trí được phần nào.
Vấn đề nâng cao dân trí trước kia đã được nhiều nhà yêu nước đặt ra, Phan
Châu Trinh là người tiêu biểu nhất đã đề ra chủ trương “Khai dân trí, chấn dân trí,
hậu dân sinh” [18,Tr.494]. Mục tiêu nâng cao dân trí của văn hóa trong từng giai
đoạn cách mạng có thể có những điểm chung và riêng. Song, tất cả đều hướng vào
mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí là để nhân
dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần cùng Đảng “Biến một
nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”.
Đó cũng là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà
Đảng ta đã vạch ra trong công cuộc đổi mới. Đó chính là chức năng chủ yếu của
văn hóa.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành
mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
Muốn tham gia vào việc tạo ra những giá trị văn hóa đồng thời biết hưởng
thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hóa của xã hội, mỗi người không những
cần phải có những tư tưởng và tình cảm lớn, những hiểu biết ngày càng được nâng
cao, mà còn phải có những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh trong
cuộc sống. Phải biến những tư tưởng, tình cảm lớn thành phẩm chất và phong cách
của con người mới sử dụng được kiến thức để tham gia vào việc tạo ra những giá trị
văn hóa cho xã hội và biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hóa của
xã hội.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra những
phẩm chất và phong cách cần thiết để mỗi người tu dưỡng, rèn luyện. Trước hết là
đối với cán bộ, đảng viên. Đó là những phẩm chất đạo đức – chính trị, những tác
phong trong lao động, sinh hoạt và trong mối quan hệ xã hội. Từ Đường Cách

10


Mệnh, Sửa đổi lối làm việc, Văn hóa đời sống, đến hàng loạt bài nói, bài viết về sau

này của Người đã chứa đựng những chỉ dẫn rất phong phú về vấn đề này.
Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói
quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Phẩm chất và phong
cách thường có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi người thường có nhiều phẩm
chất, trong đó có phẩm chất chung và phẩm chất riêng, tùy theo nghề nghiệp, vị trí
công tác. Các phẩm chất thường được thể hiện qua phong cách, tức là lối sinh hoạt,
làm việc, lối ứng xử trong đời sống… Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng,
Hồ Chí Minh đã đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mỗi người tự tu
dưỡng. Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến phẩm chất
đạo đức – chính trị. Bởi vì, nếu không có những phẩm chất này thì họ không thể
hoàn thành được những nhiệm vụ cách mạng, không thể biến lý tưởng thành hiện
thực.
Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Văn
hóa giúp con người hình thành những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp,
lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến
bộ với cái lạc hậu, bảo thủ, ngày càng giảm, vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để
hoàn thiện bản thân. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : Phải làm thế nào cho
văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được những
tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các lĩnh vực của văn hóa
1.3.1. Văn hóa giáo dục
Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân
tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến cũng như nền giáo dục thực dân, từ đó chuẩn
bị cho những suy tư về việc xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau
này.
Nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục từ chương, kinh viện xa rời thực
tế, không quan tâm đến thực nghiệm, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của
tri thức. Mẫu người của nền giáo dục phong kiến hướng tới là kẻ sĩ, là người quân

11



tử, là bậc trượng phu, hoàn toàn khác với kẻ bình dân. Phụ nữ bị tước quyền học
vấn.
Còn nền giáo dục thực dân là nền giáo dục ngu dân, không phải để mở
mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho dân, trái lại chỉ làm cho họ “đần độn thêm”.
Đó là một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Nó “chỉ dạy
cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ chạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh
hơn mình, dạy cho mình”, chỉ giáo dục cho họ thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời
đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối
“nhồi sọ” [11,Tr.399]. Mục đích của nền giáo dục đó là đào tạo những người phục
vụ cho chính quyền thực dân – tùy phái, thông ngôn, viên chức nhỏ…
Hồ Chí Minh đã tố cáo nền giáo dục thực dân trước thế giới, làm cho thế
giới hiểu rõ thực chất của nền giáo dục “ngu dân”, “nhồi sọ” của chủ nghĩa thực
dân, đồng thời thức tỉnh nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa vùng
dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Sau khi chính quyền đã về tay nhân dân, việc xây dựng một nền giáo dục
mới đã chính thức được đặt ra như là một trong những nhiệm vụ chiến lược cơ bản
lâu dài, đồng thời cũng là một nhiệm vụ cấp bách phải tiến hành ngay, không thể để
chậm trễ: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta.
Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước,
yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”[14, Tr.8].
Để xây dựng nền văn hóa giáo dục của nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí
Minh đã nêu ra nhiều quan điểm gần với thực tiễn phát triển nền giáo dục của nước
ta, định hướng cho văn hóa giáo dục phát triển đúng đắn và giành được những thành
tựu to lớn. Nền văn hóa giáo dục mới ra đời trong cách mạng và phát triển trong hai
cuộc kháng chiến lâu dài, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
của Đảng ta thực sự là niềm tự hào của nhân dân ta.
Những quan điểm Hồ chí Minh về văn hóa giáo dục tập trung ở những
điểm sau đây: Mục tiêu của văn hóa giáo dục; Phải tiến hành cải cách giáo dục để

xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình, nội dung dạy và học thật khoa
học, thật hợp lý, phù hợp với những bước phát triển của ta; Học ở mọi nơi, mọi lúc,
12


học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, đào tạo và đào tạo lại; Phải
không ngừng nâng cao đảng trí.
1.3.2. Văn hóa văn nghệ
Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời
sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Trong chiều dài lịch sử, dân tộc
Việt Nam là một dân tộc rất quý trọng văn nghệ. Văn nghệ đã trở thành nhu cầu
không thể thiếu của nhân dân ta.
Tiếp nối truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn
nghệ. Từ một người đi tìm đường trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi đến
độc lập tự do, Người đã khai sinh ra một nền văn nghệ cách mạng và bản thân
Người lại là chiến sĩ tiên phong trong sáng tạo văn nghệ, trên rất nhiều bình diện –
truyện ký, kịch, thơ ca, chính luận, lý luận văn nghệ. Những cống hiến to lớn của
Người về văn nghệ là một bộ phận rất đặc sắc trong bộ sự nghiệp của Người đã để
lại cho Đảng, cho dân tộc ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn nghệ bao gồm nhiều quan điểm lớn. Dưới
đây sẽ trình bày những quan điểm chủ yếu nhất.
Một là, văn hóa – văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm
văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội
mới, con người mới.
Tư tưởng này đã được thể hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi Hồ
Chí Minh còn đang bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước.
Từ bài viết đầu tiên Yêu sách của nhân dân An Nam đăng trên báo Nhân
đạo của Đảng Xã hội Pháp ngày 18 - 6 - 1919, đến hàng loạt bài báo và tác phẩm
khác như Đông Dương, Con rồng tre, Con người biết mùi hun khói, Hành hình kiểu
Lin- sơ, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh, v.v., ngòi bút xung trận

của Nguyễn Ái Quốc đã không mệt mỏi vạch trần bộ mặt tàn ác, âm mưu thâm độc
của bọn thực dân đế quốc, tố cáo tội ác của chúng trước thế giới, đồng thời thức tỉnh
nhân dân Đông Dương và các dân tộc thuộc địa đứng lên tự giải phóng.
Người tố cáo sự đầu độc văn hóa, đàn áp nền văn hóa dân tộc: Mọi người
đều biết rằng, để đặt ách thống trị của chúng, bọn cá mập thực dân đã phá hoại tất
13


cả các phong tục tập quán và nền văn minh của dân tộc bị xâm chiếm… Muốn biến
một dân tộc thành nô lệ thì phải làm cho dân tộc đó càng ít văn hóa chừng nào tốt
chừng ấy, phải ban cho dân tộc đó “một nền giáo dục theo chiều nằm chứ không
phải theo chiều đứng” như viên toàn quyền Merlin đã từng nói.
Merlin dùng văn hóa đả kích cái gọi là “công lý” mà bọn thực dân đem thi
hành ở các nước thuộc địa: “Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu
hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa
quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy
lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người
đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người
vô tội, và nhất là người vô tội”[12,Tr.91].
Merlin dùng văn hóa cổ vũ tinh thần đấu tranh, nổi dậy của nhân dân bị áp
bức: “Không: người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống
mãi mãi. Sau đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức
sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương.
Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ Ấn Độ chiến
đấu đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương …Đằng sau sự phục tùng tiêu
cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ
một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho
thời cơ đó mau đến.
Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ
còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công giải phóng nữa thôi” [11,Tr.28].

Chính những người cộng sản Pháp đã thừa nhận Nguyễn Ái Quốc là người
thầy đã giúp họ hiểu thế nào là chủ nghĩa thực dân. Người đã trở thành một trong
những chiến sĩ tiên phong chống chủ nghĩa thực dân đế quốc ở đầu thế kỷ XX.
Những chính luận, những tác phẩm văn nghệ của Người đã thực sự là vũ khí sắc
bén đánh thẳng vào những tên đầu sỏ của chủ nghĩa thực dân Pháp như bộ trưởng
thuộc địa, toàn quyền và toàn bộ những tên vua quan phong kiến cảm chịu làm tôi
tớ cho bọn ngoại xâm, và đã thổi một luồng gió cách mạng về quê hương mình cũng
như đến các nước thuộc địa khác.
14


Từ đầu những năm 40 của thế kỷ XX, sau khi trở về nước cùng với Đảng
trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam cho đến cuối đời, những tác
phẩm văn nghệ của Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuyên
truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên nhân dân cả nước trong khởi nghĩa giành chính
quyền, trong khánh chiến chống ngoại xâm, trong xây dựng nền văn nghệ mới, xã
hội mới, con người mới. Ba mươi bài ca Việt Minh, Lịch sử nước ta gồm 210 câu
thơ lục bát, những bài thơ làm ở Pắc Bó đăng trên báo Việt Nam độc lập, Nhật ký
trong tù, Sửa đổi lối làm việc, Văn hóa đời sống, Cách viết, Vừa đi đường, Vừa kể
chuyện, Giấc ngủ 10 năm, hàng loạt các bài thơ chúc tết hay xướng họa với các
nhân sĩ yêu nước, những bài thơ làm ở chiến khu Việt Bắc hay sau một buổi bàn
việc quân, những bức thư giử các hội nghị văn hóa văn nghệ, những bài nói chuyện
với giới văn nghệ sĩ – những nghệ sĩ tạo hình, sân khấu, điện ảnh, xiếc, những
người viết văn, viết báo, v.v., tất cả đã chứng tỏ Hồ Chí Minh không những là lãnh
tụ tối cao của Đảng và dân tộc, mà còn luôn luôn là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận
văn hóa văn nghệ.
Quan điểm “Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là
vũ khí” của Người đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc tập hợp ngày càng đông đảo
văn nghệ sĩ vào một mặt trận, làm cho họ trở thành những chiến sĩ chiến đấu bằng
vũ khí sắc bén của mình theo tinh thần:

“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ bước vào cuộc chiến đấu đã
thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chí Minh”
“Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò
chính trừ tà”.
“Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định,
tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là
công, nông, binh.

15


Để làm trọn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng
đúng… đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước
hết” [16,Tr.368].
Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân.
Thực tiễn đời sống của nhân dân rất phong phú, bao gồm thực tiễn lao động
sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng văn hóa đời sống. Văn nghệ vừa phản
ánh thực tiễn ấy, vừa hướng cho nhân dân thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn ấy
theo quy luật của cái đẹp.
Sau Cách mạng Tháng Tám, không ít văn nghệ sĩ vẫn còn chưa tìm ra
hướng đi đúng trong sáng tác, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm giúp họ thoát ra khỏi
tình trạng lung túng đó. Khi đến thăm phòng triển lãm văn hóa (tháng 10 – 1945),
Người ân cần trao đổi với các họa sĩ.
“Những bức tranh này tỏ rõ các nghệ sĩ của ta lâu nay đều đã cố gắng tìm
một con đường đi. Nhưng tiếc một điều là không muốn đi dưới đất, mà cứ vút lên
trời: chất mơ mộng quá nhiều, mà cái chân thật của sinh hoạt rất ít…”.
“Thật là một thế giới tiên! Nhưng tôi nhớ mường tượng như Lỗ Tấn, nhà
đại văn hóa cách mạng Trung Hoa đã nói ở đâu một câu đại ý như thế này: Người

trần lên tiên có lẽ cũng thích thật. Nhưng nhìn thấy mãi cái đẹp không thay đổi, rồi
cũng thấy chán, thấy nhạt nhẽo và mới biết rằng muốn tìm thấy sự thay đổi, sự ham
mê thật thì phải trở về với cuộc sinh hoạt thực tại của con người”[16,Tr.368].
Chỉ có thực tiễn đời sống của nhân dân mới đem lại nguồn sinh khí vô tận
cho văn nghệ. Thực tiễn ấy cung cấp những chất liệu không bao giờ cạn cho văn
nghệ, từ đó với tài năng sáng tạo của mình và tinh thần nhân văn luôn hướng về
những người lao động, văn nghệ sĩ có thể nhào nặn, thăng hoa để tạo nên những tác
phẩm có giá trị có sức sống vượt qua giới hạn của không gian và thời gian. Những
tác phẩm văn nghệ lớn của những nghệ sĩ lớn thuộc nhiều dân tộc từ trước đến nay
trở thành tài sản chung của nhân loại đã chứng minh điều đó.
Nguồn nhựa sống mà nhân dân đem lại để nuôi dưỡng cho sáng tác của văn
nghệ sĩ không phải chỉ là thực tiễn đời sống vô cùng phong phú, mà còn là những
tinh hoa trong sáng tác dân gian đã được chắt lọc từ thế hệ này sang thế hệ khác.
16


Nhân dân không phải chỉ là người hưởng thụ, mà chúng ta thường gọi là sáng tác
dân gian. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “…quần chúng không phải sáng tạo ra những của
cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa… Những câu tục
ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng…Những sáng
tác ấy là những hòn ngọc quý”, mà văn nghệ cần phải dày công nghiên cứu, học
tập, hấp thu cho được những tinh hoa đó trong sáng tác của mình.
Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của
đất nước và dân tộc.
Tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III, ngày 1-12- 1962, Hồ Chí Minh
đã nói với văn nghệ sĩ: “Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng
đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta”. Tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại
phải là những tác phẩm miêu tả vừa hay, vừa chân thật sự nghiệp cách mạng của
nhân dân. Tác phẩm đó phải phục vụ quần chúng nhân dân đông đảo, được quần
chúng yêu thích, đem lại những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, tình cảm, tâm

hồn của mọi người.
Như vậy theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn nghệ phục vụ quần chúng không
phải là hạ thấp nghệ thuật, không phải cung cấp cho họ những sản phẩm “loại hai”,
những món ăn tinh thần được chế biến vội vàng, mà phải là những tác phẩm có tính
nghệ thuật cao.
Tính nghệ thuật cao trước hết phải là tác phẩm hay. Về điều này, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “… một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay. Khi nào tác
phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho
mọi người ai cũng hiểu được, và khi đọc xong đọc giả phải suy ngẫm, thì tác phẩm
ấy mới xem như là một tác phẩm hay và biên soạn tốt”.
Người thường chê những người viết dài và rỗng, dài về hình thức, rỗng về
nội dung; “Nhiều anh em hay viết dài. Viết dòng này qua dòng khác, trang khác.
Nhưng không có ích cho con người xem. Chỉ làm tốn giấy tốn mực, mất công người
xem…
Tính nghệ thuật cao còn phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm phải chân
thực và phong phú, hình thức của nó phải trong sáng và vui tươi, tạo nên sự hấp dẫn
17


vì sự bổ ích của nó đối với quần chúng: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm
có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa
xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”. Chính vì thế mở ra con đường sáng tạo
không giới hạn của văn nghệ sĩ.
1.3.3. Văn hóa đời sống
Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy
không phải là cái gì cao siêu, trừu tượng, mà lại được thể hiện ra ngay trong cuộc
sống hằng ngày của mỗi người, rất dễ hiểu, dễ thấy. Đó chính là văn hóa đời sống.
Mục đích văn hóa đời sống – Chủ tịch Hồ Chí Minh nói - là “làm thế
nào để đời sống nhân dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh
hơn” [17,Tr.323]. Văn hóa đời sống do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương khi kháng

chiến chống Pháp là cần: quân đội siêng tập, siêng đánh, nhân dân siêng làm; là
kiệm: binh sĩ tiết kiệm đạn dược, mỗi viên đạn là một tên thù, nhân dân tiết kiệm
vật liệu; là liêm: mỗi người trong sạch, không tham lam. Không đem của công dùng
vào việc tư; là chính: mỗi quốc gia đều phải vì nước quên mình, hăng hái ủng hộ
kháng chiến, ra sức tăng gia sản xuất, trừ diệt bọn bán nước hại dân, quyết làm cho
Tổ quốc thống nhất, độc lập. Văn hóa đời sống theo Hồ Chí Minh là cái gì cũ mà
xấu thì phải bỏ, như tính lười biếng, tham lam; cái gì cũ mà không xấu những phiền
phức thì phải sữa đổi cho hợp lý, như đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ; cái gì cũ mà tốt
thì phải phát triển thêm, như tương thân tương ái, tận trung với nước tận hiếu với
dân; cái gì mới mà hay thì phải làm, như ăn ở hợp vệ sinh, làm việc có ngăn nắp.
Nói khái quát, là sữa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc: “Bất
kỳ ai, muốn sống thì phải có bốn điều: ăn, mặc, ở, đi lại”.
“Muốn có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi thì phải làm. Từ trước đến giờ,
ta vẫn có làm, vẫn có cơm, áo, nhà, đường sá. Nhưng gì làm chưa hợp lý cho nên số
đông dân ta ăn đói, mặc rách, nhà cửa chật hẹp, đường sá gập ghềnh. Người nghèo
khổ thì nhiều, người ấm no thì ít. Văn hóa đời sống không phải cao sa gì, cũng
không phải khó khăn gì. Nó không bảo ai hy sinh chút nào. Nó chỉ sữa đổi những
việc cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của mọi người, tức là sữa đổi cách ăn,
cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc” [17,Tr.323 - 324]. Như vậy, văn hóa
18


đời sống không chỉ là những chuyện giao tiếp, ứng xử hàng ngày, những nếp sống
cụ thể riêng lẻ, từng mặt trong đời sống xã hội và đời sống cá nhân như đơm cúng,
cưới hỏi, trật tự, vệ sinh…mà là sự biểu hiện đời sống của con người bao gồm toàn
bộ hoạt động sản xuất của con người trong những điều kiện nhất định và theo một
lý tưởng nhất định. Thực hiện văn hóa đời sống, cũng tức là xây dựng lối sống mới
như ngày nay chúng ta nói, là một quá trình lâu dài, gắn liền với quá trình xây dựng
cả một chế độ xã hội mới, song lại diễn ra hàng ngày bởi vì hàng ngày chúng ta
đang sống, đang biểu hiện đời sống của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chia văn hóa đời sống làm hai thứ: văn hóa đời sống
riêng từng người và văn hóa đời sống chung, từng nhóm người. Và Người chỉ rõ
mỗi người, trẻ em, người già, phụ nữ, v.v… cũng như mối nhóm người, một nhà,
một làng, một trường học, một đơn vị bộ đội, một công sở, một xưởng máy, v.v…
đều phải thực hiện văn hóa đời sống một cách chặt chẽ.
Phong trào văn hóa đời sống do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động đã quét
đi bao nhiêu hủ tục, mê tín quàng xiên, cải tạo nhiều lề thói lỗi thời và từng bước
hình thành những nếp sống mới tốt đẹp, một lối sống lành mạnh suốt trong thời gian
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Khái niệm văn hóa đời sống được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả “đạo
đức mới, lối sống mới và nếp sống mới”. Ba nội dung ấy, có quan hệ mật thiết với
nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp
sống. Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với
việc xây dựng lối sống mới và nếp sống mới. Có dựa trên cái nền đạo đức mới thì
mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới lành mạnh, vui tươi, hướng con
người tới tầm cao của văn hóa, của một đất nước độc lập và xã hội chủ nghĩa.
1.3.3.1. Đạo đức mới
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cần phải xây dựng trong một nước Việt Nam
độc lập và xã hội chủ nghĩa là đạo đức mới, hay còn gọi là đạo đức cách mạng.
Đạo đức mới hoàn toàn trái ngược với các kiểu đạo đức cũ của các giai
cấp thống trị, áp bức bóc lột nhân dân lao động. Nó xóa bỏ những chuẩn mực đạo
đức phong kiến vẫn luôn luôn trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hủ bại,
19


phục vụ cho chế độ đẳng cấp, tôn ti trật tự của giai cấp phong kiến. Nó đối lập với
đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ cực đoan của giai cấp tư sản đã làm tha hóa con
người và toàn xã hội. Nó cũng xa lạ với đạo đức của giai cấp tiểu tư sản, tiểu nông,
kìm hãm con người trong những lợi ích riêng tư tủn mủn, cục bộ, hẹp hòi, cũng như
trong vòng gia trưởng nhỏ bé. Nó càng xa lạ với đạo đức tôn giáo luôn khuyên răn

con người khắc kỷ, cam chịu chấp nhận số phận trong chốn trần tục, để hướng về
một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chết ở nơi thiên đàng hay chốn bồng lai tiên
cảnh. Điều này đã được Hồ Chí Minh đã nói rõ: “Có người cho đạo đức cũ và đạo
đức mới không có gì khác nhau. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân
chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu
ngửng lên trời”. Người còn nói: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là
đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích
chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. [16,Tr.320].
Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và nêu gương
bắt đầu từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong
trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa những tinh hoa đạo đức của phương Đông và
của nhân loại; đặc biệt là những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng
như những tấm gương đạo đức trong sáng mà các ông đã để lại. Nền đạo đức ấy đã
được xác định và ngày càng phát triển cùng với sự vận động của thực tiễn cách
mạng Việt Nam, trở thành một bộ phận của văn hóa đời sống, khắc họa nên vẻ đẹp
của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Nói đến văn hóa đời sống thì trước hết
phải là đời sống có đạo đức.
Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm, những
phạm trù đã từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời, đưa vào đấy những
nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của
thời đại mới. Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá
trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy
gần gũi. Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại nâng lên tầm cao mới, thực
hiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại. Việc tiếp thu những tinh hoa đạo
đức của nhân loại đã làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã
20


được đông đảo người nước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam. Sự kết hợp
giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại là một đặc trưng rất nổi bật

của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong đời sống của con người và xã hội, theo Hồ Chí Minh thì đạo đức có
vị trí rất quan trọng. Người coi đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng,
của mỗi người Việt Nam mới. Chăm lo cái gốc, cái nền tảng ấy phải là công việc
của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.
Chăm lo bồi dưỡng đạo đức có nghĩa là chăm lo bồi dưỡng những phẩm
chất đòi hỏi con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, để xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, làm cho cuộc sống của mỗi người được tự do, ấm no, hạnh phúc. Đạo đức là
gốc là nền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng, muốn xây dựng và phát triển đất nước
thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp
công nhân, nhân dân lao động, và cả dân tộc mình. Cái tâm, cái đức ấy phải thể hiện
trong các mối quan hệ hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với
mọi người xung quanh. Người thực sự có đạo đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập,
nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng; từ đức đi đến trí, đến tài để hoàn
thành mọi nhiệm vụ được giao, để làm những việc có lợi cho dân cho nước. Khi đã
thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẳn sàng ủng hộ
và nhường bước để họ vươn lên trước. Ý nghĩa “đức là gốc” chính là chỗ đó.
Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh đến bản Di chúc cuối cùng, dù ở những
thời điểm lịch sử khác nhau nhưng tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng đều
có sức thuyết phục rất cao, có sức sống mạnh mẽ và có giá trị lâu bền. Bởi đó là sự
thống nhất giữa lời nói, tư tưởng và hành động. Người đặt vấn đề đạo đức cách
mạng từ lĩnh vực lý luận sang lĩnh vực thực tiễn, đưa đạo đức cách mạng vào chính
sự nghiệp cách mạng, coi đó là một trong những nguyên tắc hoạt động cách mạng,
phản ánh các quan hệ mới về lợi ích tạo ra nền tảng vững chắc của chính quyền
cách mạng nói chung và người cách mạng nói riêng.

21



×