Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG CÁCH MẠNG KHÔNG NGỪNG của CHỦ NGHĨA mác lê NIN và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.47 KB, 26 trang )

TƯ TƯỞNG CÁCH MẠNG KHÔNG NGỪNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ LÊ NIN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng toàn diện,
sâu sắc, triệt để và lâu dài nhất trong lịch sử nhân loại, đó là con đường
duy nhất đúng đắn để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của mình là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế
giới.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình vận động phát
triển liên tục lâu dài, gian khổ trải qua nhiều giai đoạn và thời kỳ khác
nhau. Mỗi giai đoạn và thời kỳ cách mạng có mục tiêu, nhiệm vụ, đối
tượng, phương pháp cách mạng cụ thể. Giai cấp công nhân phải liên
tục chiến đấu để giành thắng lợi từng bước, thực hiện thắng lợi mục
tiêu của từng giai đoạn, làm cho cách mạng xã hội chủ nghĩa phát
triển không ngừng, đi từ thắng lợi này,đến thắng lợi khác cho đến
thắng lợi cuối cùng. Đó chính là “ Tư tưởng cách mạng không
ngừng”. Tư tưởng cách mạng không ngừng là vấn đề cốt lõi của phạm
trù Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực chất của tư tưởng cách mạng
không ngừng là giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược
cách mạng trong toàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa của
giai cấp công nhân. “ Tư tưởng cách mạng không ngừng” chỉ đạo
hành động của các Đảng cộng sản, sự thành công hay thất bại của cách
mạng phụ thuộc vào việc thực hiện “ Tư tưởng cách mạng không
ngừng” của các Đảng cộng sản trong quá trình lãnh đạo cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở các nước. “ Tư tưởng cách mạng không ngừng”
được C.Mác - Ph. Ăng ghen khái quát từ thực tiễn phong trào cộng sản
1


công nhân quốc tế, được Lê Lê nin bổ xung phát triển trên cơ sở tổng
kết thực tiễn phong trào cộng sản công nhân quốc tế và phong trào
công nhân Nga trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô


sản.
I. TƯ TƯỞNG CÁCH MẠNG KHÔNG NGỪNG CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC - LÊ LÊ NIN.
I. 1. Tư tưởng cách mạng không ngừng của C.Mác - Ph. Ăng
ghen.
Trong “tuyên ngôn Đảng cộng sản” C.Mác - Ph. Ăng đã chỉ ra
con đường giải phóng giai cấp công nhân phải trải qua hai giai đoạn:
giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản
phải tiến hành cách mạng giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền.
Giai cấp vô sản từ vị trí là giai cấp tận cùng của xã hội tư bản chủ
nghĩa phải phải vùng lên làm cách mạng giành lấy chính quyền tự
mình xây dựng thành giai cấp thống trị, thiết lập quyền thống trị chính
trị của mình.
Giai đoạn thứ hai trong cuộc cách mạng công nhân C.Mác - Ph.
Ăng ghen vạch rõ “ giai cấp vô sản dùng sự thống trị chính trị của
mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư
sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vò tay nhà nước, tức là
trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và
để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất” ( C.Mác - Ph.
Ăng ghen toàn tập, tập 4, Nxb CTQG H, 1995 Tr 626)

2


Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đang phát triển, giai cấp tư sản
đang đứng vị trí trung tâm của lịch sử. Giai cấp công nhân còn hạn chế
về số lượng và chất lượng. Giai cấp nông dân chưa hiểu và chưa tin
vào khả năng cách mạng của giai cấp công nhân. xã hội tư bản tồn tại
hai mâu thuẩn cơ bản. Một là, mâu thuẩn giữa giai cấp tư sản với địa
chủ phong kiến. Hai là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân

lao động với giai cấp tư sản. C.Mác - Ph. Ăng ghen vạch rõ: quá trình
vận động cách mạng của những người cộng sản là một quá trình phát
triển cách mạng liên tục trải qua những giai đoạn khác nhau. Giai cấp
công nhân với tư cách lực lượng chính trị độc lập, phải chủ động tham
gia vào cuộc cách mạng dân chủ tư sản để đánh đổ chế độ phong kiến,
thúc đẩy nhanh tiến trình lịch sử. Sau khi cùng giai cấp tư sản đánh đổ
chế độ phong kiến, hoàn thành cách mạng dân chủ tư sản phải ngay
lập tức “chuyển súng sang vai” đấu tranh chống giai cấp tư sản làm
nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhưng để làm cho cách
mạng trở thành cách mạng không ngừng, thì trong suốt quá trình cùng
với giai cấp tư sản làm cách mạng dân chủ tư sản giai cấp công nhân
phải giữ vững độc lập về chính trị; thành lập tổ chức Đảng của giai cấp
công nhân; thường xuyên giáo dục giai cấp, sứ mệnh lịch sử của mình
cho giai cấp công nhân; không được quên kẻ thù của mình, không
được sao nhãng mục tiêu chính trị và phải kết hợp phong trào vô sản
với phong trào nông dân. C.Mác - Ph. Ăng ghen viết: Ở đức Đảng
cộng sản đấu tranh chung với giai cấp tư sản trong hết thảy những khi
giai cấp này hành động cách mạng chống lại chế độ chuyên chế, chống
3


chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và giai cấp tiểu tư sản phản động.
Nhưng không một phút nào Đảng cộng sản lại sao lãng việc gây cho
giai cấp công nhân một ý thức sáng suốt và rõ rệt về sự đối kháng kịch
liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân để lúc thời cơ đến công
nhân Đức biết đổi bao nhiêu điều kiện chính trị và xã hội do chế độ tư
sản tạo ra thành bấy nhiêu vũ khí chống lại giai cấp tư sản, để ngay sau
khi diệt xong những giai cấp phản động ở Đức thì có thể tiến hành đấu
tranh chống lại ngay chính giai cấp tư sản.
Tổng kết kinh nghiệm cách mạng Pháp - Đức 1848 - 1849, C.Mác

- Ph. Ăng ghen chỉ rõ cách mạng thất bại chính là do giai cấp công
nhân không có một chính đảng lãnh đạo, không liên minh với nông
dân, không làm cho cách mạng trở thành cách mạng không ngừng.
C.Mác - Ph. Ăng ghen kết luận: chủ nghĩa xã hội này là lời tuyên bố
cách mạng không ngừng, là chuyên chính cách mạng của giai cấp
công nhân.
Năm 1850 trong “ lời kêu gọi của ban chấp hành trung ương gửi
liên đoàn những người cộng sản” C.Mác - Ph. Ăng ghen đã nêu lên
khẩu hiệu “cách mạng không ngừng” phải là khẩu hiệu chiến đấu của
công nhân Đức: “ lợi ích và nhiệm vụ của những người cộng sản là
làm cho cách mạng trở thành cách mạng không ngừng cho đến khi tất
cả các giai cấp hưu sản lớn hay nhỏ bị gạt ra khỏi địa vị thống trị, cho
đến khi giai cấp vô sản giành được chính quyền nhà nước, cho đến khi
liên hợp của những người cộng sản không chỉ ở trong một nước mà ở
trong tất cả các nước chiếm địa vị thống trị trên thế giới đều phát triển
4


đến mức khiến cho sự cạnh tranh giữa những người vô sản trong
những nước sẽ ấy chấm dứt và chí ít thì những lực lượng sản xuất có
tính chất quyết định cũng sẽ được tập trung vào trong tay những người
vô sản” (C.Mác - Ph. Ăng ghen toàn tập, tập7, Nxb CTQG H,1995 Tr
346Công xã pa ri là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử phong trào công
nhân thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân giành được
chính quyền, giai cấp công nhân pa ri đã làm nên nhiều kỳ tích mà từ
đó C.Mác - Ph. Ăng ghen khái quát và phát triển nhiều nguyên lý của
chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhưng Công xã chỉ tồn tại sau 72 ngày
đêm chiến đấu và xây dựng xã hội mới, Công xã thất bại có nhiều
nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân công xã đã không làm
cho cách mạng trở thành “ cách mạng không ngừng”: Nếu như sau

khi giành được chính quyền ở Pa ri, Công xã vũ trang cho công nhân
truy kích kẻ thù tàn quân Chi e đến tận Véc xây tiêu diệt hoàn toàn
sinh lực của giai cấp tư sản, Công xã thực hiện được nhiệm vụ “ tước
đoạt kẻ đi tước đoạt” quốc hữu hoá ngân hàng - một công cụ quan
trọng trong tay tư bản tài chính, thì chắc chắn Công xã đã làm nên kỳ
tích của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Tiếc thay Công xã
hăng hái, say xưa xây dựng một xã hội mới nhưng công xã quên mất
kẻ thù đang rình rập ở cửa ngõ nhà mình. Công xã thiếu tinh thần cách
mạng tiến công, tạo cơ hội cho giai cấp tư sản tập hợp lực lượng quay
về tấn công Công xã và cuối cùng gây ra tuần lễ đẫm máu - Công xã
thất bại.
I. 2. Tư tưởng cách mạng không ngừng của Lê nin.
5


Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc; giai cấp tư sản trở thành lực lượng kìm hãm
sự phát triển của xã hội. Giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ; giai
cấp nông dân đã nhận rõ bộ mặt phản động của giai cấp tư sản. Thời
kỳ này có nhiều phần tử cơ hội trong quốc tế II tìm mọi cách vùi dập
những tư tưởng cách mạng hết sức quan trọng ấy của C.Mác - Ph.
Ăng ghen Mặt khác, thời kỳ này, phong trào công nhân phát triển
mạnh, tạo điều kiện để cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra. Trước hoàn
cảnh đó, trung thành với chủ nghĩa C. Mác Mác - Lê nin đã đấu tranh
không khoan nhượng với các quan điểm của chủ nghĩa cơ hội xét lại
trong quốc tế II và trong phong trào công nhân Nga, đồng thời phát
triển tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác.
Đầu thế kỷ XX nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế,
tuy ở đây chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến mức trung bình chế độ
chiếm hữu ruộng đất của địa chủ vẫn còn là phổ biến. Quan hệ sản

xuất phong kiến và chế độ Nga Hoàng kìm hãm nghiêm trọng sự phát
triển của lực lượng sản xuất xã hội. Tính chất bóc lột kiểu phong kiến
còn in dấu ấn của nó cả trong những nhà máy và xí nghiệp tư bản chủ
nghĩa. Nước Nga là một nước mà “ giai cấp công nhân khổ vì chủ
nghĩa tư bản ít hơn là khổ vì chủ nghĩa tư bản không được phát triển
đầy đủ”
Xã hội Nga lúc này chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhưng có hai mâu
thuẫn lớn là mâu thuẫn giữa chế độ quân chủ chuyên chế với toàn thể
nhân dân và mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sả. vấn đề
6


đặt ra trước hết cho Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga là phải giải
quyết mâu thuẫn giai cấp giữa chế độ quân chủ chuyên chế với toàn
thể nhân dân bằng một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Theo Lê Lê
nin cuộc cách mạng dân chủ ở Nga, xét về phương diện kinh tế vẫn là
cuộc cách mạng tư sản. Cuộc cách mạng ấy chủ yếu và trước hết
nhằm đập tan mọi xiềng xích của của chế độ quân chủ chuyên chế, .
cuộc cách mạng ấy về cơ bản là nhằm xoá bỏ quan hệ sản xuất phong
kiến, chế độ chiếm hữu ruộng đất và những đặc quyền, đặc lợi phong
kiến. Nó có mục đích là thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, đem lại
ruộng đất cho nông dân, đồng thời cải thiện một phần đời sống của
giai cấp công nhân. Nó chưa xoá bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu, chỉ mới
xoá bỏ sự bóc lột kinh tế của giai cấp địa chủ phong kiến, nhưng chưa
xoá bỏ chế độ người bóc lột người. với điều kiện chế độ tư hữu còn
tồn tại cuộc cách mạng ấy vẫn mang tính chất tư sản. Lê Lê nin viết:
tính chất tư sản của cuộc cách mạng dân chủ tựu trung được biểu hiện
ở chỗ là có nhiều giai cấp, nhiều bộ phận và tầng lớp xã hội vốn hoàn
toàn thừa nhận chế độ tư hữu và nền sản xuất hàng hoá và vốn không
có khản năng thoát khỏi khuôn khổ đó thì đều đã vì tình thế mà đi

đến chỗ buộc phải thừa nhận sự bất lực của chế độ chuyên chế và toàn
bộ chế độ phong kiến và đi theo cuộc vận động đòi tự do. nhưng cuộc
cách mạng dân chủ tư sản ở Nga do những điều kiện lịch sử mới qui
định đã không hoàn toàn giống như các cuộc cách mạng dân chủ tư
sản Châu Âu vào thế kỷ trước. Cách mạng dân chủ tư sản Nga vào
đầu thế kỷ XX không còn là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ
7


mà là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, không còn là cuộc
cách mạng mang tính chất tư sản thuần tuý mà là một cuộc cách mạng
dân chủ triệt để ngoài tính chất tư sản nó còn mạng tính chất nhân dân:
cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga không phải là nhằm mang lại
nhiều quyền lợi nhất cho giai cấp tư sản mà trái lại về cơ bản là đem
lại quyền lợi thật sự cho nhân dân lao động chủ yếu là công nông.
Xét về mục đích, về vai trò lãnh đạo, về lực lượng tham gia và về
phương pháp tiến hành cuộc cách mạng ấy chẳng những mạng tính
chất nhân dân mà còn mang tính chất vô sản, tuy chưa phải là cuộc
cách mạng vô sản. cách mạng dân chủ tư sản Nga không lấy việc
đánh đổ chế độ Nga hoàng làm mục đích cuối cùng mà chỉ coi đó là
một bước đường tất yếu phải đi qua để tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Nó không thừa nhận giai cấp tư sản là giai cấp lãnh
đạo cách mạng, trái lại vai trò lãnh đạo cách mạng dân chủ tư sản ở
Nga đã được lịch sử giao cho giai cấp vô sản. Lực lượng cách mạng
không phải là khối liên minh giữa giai cấp tư sản với quần chúng công
nông, mà là khối liên minh giữa giai cấp vô sản và tất cả các tầng lớp
nhân dân lao động khác, chủ yếu là nông dân lao động. Về phương
pháp, cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga không tiến hành theo lối tư
sản, tức là theo con đường thoả hiệp với chế độ Nga hoàng và lập ra
chế độ quân chủ lập hiến, mà sẽ được tiến hành theo phương pháp vô

sản, có nghĩa là bằng bãi công, tổng bãi công chính trị và chuyển lên
khởi nghĩa vũ trang để lật đổ mọi trật tự phong kiến bằng bạo lực cách
mạng. cách mạng dân chủ tư sản ở Nga là một cuộc cách mạng dân
8


chủ triệt để, một cuộc đấu tranh cho cho những mục tiêu “dân chủ tiên
tiến” thoát khỏi phạm vi chật hẹp của những yêu cầu dân chủ tư sản
thuần tuý, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự chuyển biến từ
cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lê Lê nin
viết: cách mạng dân chủ được thực hiện đầy đủ bao nhiêu thì cuộc đấu
tranh mới ấy càng diễn ra nhanh chóng, rộng lón rõ rệt và kiên quyết
bấy nhiêu. Tiến lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa là xu hướng
tất yếu của cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới - một cuộc cách mạng
dân chủ triệt để do giai cấp vô sản lãnh đạo và lấy liên minh công
nông làm lực lượng chủ yếu.
Vận dụng sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩa C.Mác về cách
mạng không ngừng vào hoàn cảnh thực tiễn của nước Nga, kiên quyết
đấu tranh chống lại những khuynh hướng “ hữu” và “tả” của bọn cơ
hội trên vấn đề phát triển cách mạng không ngừng. Những kẻ cơ hội
“tả” nêu khẩu hiệu “ không có chính phủ Nga Hoàng chỉ có chính phủ
công nhân” thực chất của khẩu hiệu này là muốn xoá bỏ giai đoạn cách
mạng dân chủ tư sản làm gay cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và
muốn thiết lập ngay chuyên chính vô sản . Đường lối sai lầm ấy bất
chấp điều kiện lịch sử cụ thể, phủ nhận vai trò cách mạng của giai cấp
nông dân, phủ nhận yêu cầu khách quan của cách mạng dân chủ tư
sản. Nó không tránh khỏi hậu quả tai hại lực lượng sản xuất là cô lập
giai cấp vô sản, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản, xét đến
cùng là từ bỏ chuyên chính vô sản, từ bỏ thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội.

9


Bọn cơ hội “ hữu” khuynh thì từ chối vai trò lãnh đạo của giai cấp
vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản, từ chối vai trò lãnh đạo của
giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản, từ chối việc giành
thắng lợi cho giai cấp vô sản và có ý đồ cho cách mạng dừng lại nửa
chừng. Họ cho rằng sau thắng lợi của của cách mạng dân chủ tư sản
giai cấp sẽ tách khỏi cách mạng vì thế cần có một thời kỳ cách mạng
tạm ngừng thời kỳ “ yên tĩnh” kéo dài từ 50 - 100 năm hoặc lâu hơn
nữa. Trong thời kỳ ấy giai cấp vô sản có thể bị bóc lột “ một cách hoà
bình” còn giai cấp tư sản có thể làm giàu “ một cách chính đáng” cho
đến khi một cuộc cách mạng mới - cách mạng xã hội chủ nghĩa có đủ
điều kiện để nổ ra.
Trung thành với chủ nghĩa Mác, Lê Lê nin chỉ ra rằng giai cấp vô
sản và những người dân chủ -xã hội Nga cần phải thấy rõ những điều
kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển trước mắt của xã hội Nga không
cho phép họ xa lánh cuộc cách mạng dân chủ tư sản, càng không cho
phép họ đốt cháy giai đoạn cách mạng ấy họ không thể tiến hành ngay
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể chủ trương vừa đánh đổ
chế độ Nga hoàng, vừa đánh bại toàn bộ giai cấp tư sản và thiết lập
ngay chuyên chính vô sản được. Lê Lê nin phân tích rõ nước Nga lúc
này trình độ phát triển kinh tế, tức là điều kiện khách quan và trình độ
giác ngộ chính trị, trình độ tổ chức của đông đảo quần chúng vô sản,
tức là điều kiện chủ quan chưa cho phép giải phóng hoàn toàn giai cấp
vô sản. theo lê Lê nin, thời kỳ này quần chúng công nhân chưa hiểu
biết nhiều về những mục tiêu cả chủ nghĩa xã hội và về phương pháp
10



để thực hiện những mục tiêu đ. Thế mà sự nghiệp xã hội chủ nghĩa lại
là sự nghiệp của của bản thân quần chúng công nhân, nghĩa là phải do
họ làm lấy. Cho nên giai cấp công nhân chưa được giác ngộ đầy đủ,
chưa được tổ chức một cách vững chắc, chưa được rèn luyện nhiều
trong đấu tranh cách mạng công khai và trực tiếp chống toàn bộ giai
cấp tư sản, thì chưa thể nói đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước yêu cầu phát triển khách quan của xã hội Nga, nếu bỏ qua
cuộc cách mạng dân chủ tư sản, làm ngay một cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa và thực hiện ngay chuyên chính vô sản, thì có nghĩa là giai
cấp vô sản đã tự nguyện đẩy giai cấp nông dân đi theo giai cấp tư sản,
tự cô lập mình, từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình, nhường vai trò ấy cho
giai cấp tư sản và không tránh khỏi đi đến thất bại. Cho nên trước hết
giai cấp vô sản phải làm cách mạng dân chủ tư sản. Đó là con đường
duy nhất đúng đắn để đưa phong trào cách mạng Nga tiến lên, chứ
không có con đường nào khác. Lê Lê nin kịch liệt phê phán ý kiến của
những người Men sê vích cho rằng giai cấp vô sản chỉ nên tham gia
cuộc cách mạng dân chủ tư sản với tư cách là một lực lượng hậu thuẫn
cho giai cấp tư sản, giai cấp vô sản Nga không nên giành quyền lãnh
đạo cuộc cách mạng dân chủ tư sản, vì làm như thế giai cấp tư sản tự
do có thể lìa bỏ cách mạng làm cho qui mô cách mạng bị thu hẹp, lực
lượng cách mạng bị yếu đi, theo lê nin cuộc cách mạng dân chủ tư sản
đương nhiên cũng có lợi cho giai cấp tư sản. Nhưng nếu giai cấp vô
sản đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, thì xét về triển vọng của cách
mạng giai cấp vô sản sẽ có lợi nhiều hơn giai cấp tư sản. Lên Lê nin
11


viết: xét về mặt lợi ích của giai cấp vô sản thì cách mạng tư sản là
tuyệt đối cần thiết, cuộc cách mạng ấy càng kiên quyết triệt để bao
nhiêu, thì những khả năng đấu tranh cho của giai cấp vô sản cho chủ

nghĩa xã hội chống giai cấp tư sản sẽ càng được bảo đảm bấy nhiêu.
Kết luận ấy chỉ có những kẻ không hiểu biết chút gì về chủ nghĩa xã
hội khoa học mới cho là mới mẻ lạ lùng hoặc ngược đời.
lê nin khẳng định rằng cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga là một
cuộc cách mạng của nhân dân với tư cách là giai cấp triệt để cách
mạng, giai cấp vô sản không những phải tham gia vào cuộc cách mạng
ấy một cách hết sức kiên quyết mà còn phải giữ trong đó một vai trò
lãnh đạo. Giai cấp vô sản không thể giao phó cuộc cách mạng ấy cho
giai cấp tư sản được vì nó đã bộc lộ rõ khuynh hướng thoả hiệp với
Nga hoàng và chỉ có giai cấp vô sản mới là lực lượng đấu tranh triệt để
cho những mục tiêu tự do và dân chủ. Nếu giai cấp vô sản bỏ rơi
quyền lãnh đạo cách mạng, thì tất nhiên giai cấp tư sản sẽ nắm lấy, lịch
sử sẽ lại phát triển theo chiều hướng có lợi cho giai cấp tư sản ,cách
mạng dân chủ tư sản sẽ không tạo ra những điều kiện thuận lợi mà tạo
ra những trở ngại trên con đường đấu tranh của giai cấp vô sản vì chủ
nghĩa xã hội. Lê Lê nin chỉ rõ nếu giai cấp vô sản chưa làm cách mạng
chủ nghĩa xã hội thì như vậy tuyệt nhiên không có nghĩa là trì hoãn
cuộc cách mạng ấy. Trái lại làm cách mạng dân chủ tư sản triệt để là
chuẩn bị tích cực nhất để tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lê Lê
nin khẳng định: chúng ta không làm trì hoãn nó, chúng ta đang đi
bước đầu để đạt tới nó bằng phương pháp duy nhất có thể làm được và
12


bằng con đường duy nhất chắc chắn, tức là con đường chế độ cộng hoà
dân chủ. Kẻ nào muốn đi tới chủ nghĩa xã hội bằng một con đường
khác… thì nhất định sẽ đi đến kết luận phi lý và phản động cả về
phương diện kinh tế cũng như về phương diện chính trị . “ cuộc cách
mạng chống chế độ chuyên chế chỉ là một nhiệm vụ tạm thời, chốc
lát của những người xã hội chủ nghĩa, nhưng nếu làm ngơ hay coi

thường nhiệm vụ ấy thì ít nhiều chẳng khác gì phản lại chủ nghĩa xã
hội và làm lợi cho phe phản động, chuyên chính dân chủ cách mạng
của gai cấp vô sản và nông dân hoàn toàn chỉ là một nhiệm tạm thời,
chốc lát của những người xã hội chủ nghĩa nhưng trong vòng thời kỳ
cách mạng dân chủ làm ngơ trước những nhiệm vụ ấy thì thật là phản
động” (Lê Lê nin, toàn tập, tập 11 Nxb TB M 78 Tr 95)
Lê Lê nin cũng vạch ra rằng: giai cấp vô sản làm cuộc cách mạng
dân chủ tư sản triệt để không phải là để dọn đường cho “ một kết cục
bi thảm” trong đó những người lao động bị bóc lột “một cách hoà
bình” còn giai cấp tư sản “ thì được quyền làm giàu “một cách chính
đáng” như bọn cơ hội chủ nghĩa đã nêu ra, trái lại cuộc cách mạng dân
chủ tư sản kiểu mới phải tạo ra những tiền đề để chuyển lên cách mạng
xã hội chủ nghĩa một cách nhanh nhất và chắc chắn nhất. Theo Lê Lê
nin tương lai của cách mạng dân chủ tư sản ở Nga tất yếu sẽ là cuộc
đấu tranh của giai cấp những người lao động làm thuê chống giai cấp
tư sản, một cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Lê Lê nin khẳng định
sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi, người ta không thể hứa
hẹn một sự bình quân nào, một sự xã hội hoá êm thắm nào, mà trước
13


hết là “ một cuộc đấu tranh mới, một sự bất bình mới” mà giai cấp
công nhân và những người Bôn sê vích phải đem hết sức ra thực hiện,
vì rằng cách mạng không còn ở trên con đường từ chế độ quân chủ
chuyên chế tới chế độ cộng hoà nữa, mà là trên con đường từ chế độ
cộng hoà dân chủ tiểu tư sản tới chủ nghĩa xã hội. “ một ngày kia,
cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế Nga hoàng sẽ kết thúc và thời
kỳ cách mạng

dân chủ sẽ đi qua đối với nước nga; lúc bấy giờ nói


đến chuyên chính vô sản dân chủ thì thật là buồn cười, lúc bấy giờ
chúng ta sẽ nghĩ ngay đến chuyên chính cách mạng xã hội chủ nghĩa
của giai cấp vô sản” (Lê Lê nin, toàn tập, tập 11 Nxb TB M 78 T r95 )
Lê Lê nin khẳng định: Giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
và cách mạng xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng,
khăng khít, tác động lẫn nhau. Cách mạng dân chủ tư sản càng triệt để
bao nhiêu càng tạo điều kiện cho cách mạng xã hội chủ nghĩa phát
triển và giành thắng lợi cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng xã hội
chủ nghĩa là hai giai đoạn tuy có khác nhau về tính chất, nhiệm vụ
nhưng đều nằm trong một quá trình vận động của cách mạng xã hội
chủ nghĩa, đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng không được lẫn
lộn giữa hai cuộc cách mạng đó “cuộc cách mạng dân chủ thắng lợi
chỉ có dọn đường cho một cuộc đấu tranh thật sự và kiên quyết cho
chủ nghĩa xã hội”. ( Lê Lê nin, toàn tập, tập 11 Nxb TB M 78 Tr 163)
Cách mạng dân chủ tư sản là màn giáo đầu, tạo tiền đề cho cách mạng
xã hội chủ nghĩa, còn cách mạng xã hội chủ nghĩa là xu thế tất yếu của
cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp công nhân lãnh đạo. “cuộc cách
14


mạng thứ nhất chuyển thành cuộc cách mạng thứ hai, nhân tiện giải
quyết luôn cả những vấn đề của cuộc cách mạng lần thứ nhất, cuộc
cách mạng lần thứ hai củng cố sự nghiệp của cuộc cách mạng lần thứ
nhất”. ( Lê Lê nin, toàn tập, tập 44 Nxb TB M 80 Tr 184) Những
người xã hội chủ nghĩa không được quên rằng cuộc đấu tranh giai cấp
nhất định sẽ còn diễn ra giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong
quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Lê Lê nin khẳng định: “ đấu tranh và chỉ có đấu tranh mới quyết
định được chừng mực nào cuộc cách mạng thứ hai vượt được cuộc

cách mạng thứ nhất” ( Lê Lê nin, toàn tập, tập 44 Nxb TB M 80 Tr
184)

Về sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng
xã hội chủ nghĩa theo lê Lê nin là không có “bức tường thành” ngăn
cách hai giai đoạn cách mạng đó, là không thể để một khoảng thời gian
nghỉ ngơi nào cho giai cấp vô sản mà là phải chuyển biến ngay cuộc
cách mạng trước sang cuộc cách mạng thứ hai . Lê Lê nin viết: phải
vượt qua giai đoạn thứ nhất đó càng nhanh càng tốt, kết thúc giai đoạn
đó giành lấy chế độ cộng hoà, tiêu diệt thẳng tay phe phản cách mạng
và chuẩn bị cơ sở cho giai đoạn sau càng nhanh càng tốt. Trong bài
Đảng dân chủ - xã hội đối với phong trào nông dân , Lê Lê nin lại viết:
“ sau khi hàn thành cuộc cách mạng dân chủ, chúng ta sẽ chiếu theo
đúng lực lượng của chúng ta lực lượng của giai cấp vô sản giác ngộ và
15


có tổ chức mà tiến ngay lên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta chủ trương làm cách mạng không ngừng, chúng ta quyết
không dừng lại nửa chừng”. ( Lê Lê nin, toàn tập, tập 11 Nxb TB M
78 Tr 280)
Điều kiện để cách mạng phát triển không ngừng:
Quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của
nó không ngừng được tăng cường, củng cố trong suốt quá trình cách
mạng.
Khối liên minh công-nông được củng cố, phát triển trong tiến
trình cách mạng
Chuyên chính công-nông phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết
để chuyển sang thực hiện nhiệm vụ của chuyên chính vô sản.
Ba điều kiện trên quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó điều kiện

đảng lãnh đạo giữ vai trò quyết định.
Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa lê nin đã được
kiểm nghiệm trong thực tiễn thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Kỷ niệm lần thứ tư cuộc cách
mạng tháng Mười Lê Lê nin viết: “ chúng ta đã tiến hành triệt để cuộc
cách mạng dân chủ tư sản. chúng ta đã tiến hành một cách hoàn toàn
tự giác, kiên định và vững vàng tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, biết
rằng không có một bức vạn lý trường thành nào ngăn cách cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa với cuộc cách mạng dân chủ tư sản cả”. ( Lê
Lê nin, toàn tập, tập 44 Nxb TB M 80 Tr 180) Về tính triệt để của
cuộc cách mạng dân chủ tư sản thì không một cuộc cách mạng nào so
16


sánh được với cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga, nhưng không
phải mọi vấn đề của cách mạng tư sản đều đã được giải quyết, muốn
củng cố được những thành quả của cách mạng dân chủ tư sản giành
được thì phải tiếp tục tiến lên, thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Khái quát phong trào cộng sản công nhân quốc tế, phân tích hoàn
cảnh thực tiễn của thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, tổng kết kinh nghiệm
của cách mạng Nga lê nin nêu ra cho ba loại hình cách mạng vô sản ở
những nước khác nhau:
Những nước đã tiến hành cách mạng dân chủ tư sản thì giai cấp vô
sản cần kết hợp đấu tranh cho dân chủ với cuộc đấu tranh để thực hiện
mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Những nước chưa qua cách mạng dân chủ tư sản, thì vẫn phải tiến
hành cách mạng dân chủ tư sản. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp
công nhân không chỉ tham gia mà còn phải nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo
cách mạng, đoàn kết với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động

khác, cô lập tư sản phản động, đánh đổ phong kiến giành chính quyền,
thiết lập chuyên chính công-nông. Sau khi cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới thành công chuyển sang làm nhiệm vụ của chuyên chính vô
sản.
Những nước phụ thuộc, thuộc địa, trước hết phải làm cách mạng
giải phóng dân tộc, thực hiện quyền tự do dân chủ, từng bước tiến lên
chủ nghĩa xã hội .

17


Những luận điểm về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và nộ
dung phát triển của Lê Lê nin về tư tưởng cách mạng không ngừng
của chủ nghĩa Mác đã trở thành bộ phận quan trọng trong toàn bộ lý
luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là ngọn đuốc soi sáng con
đường giải phóng cho các dân tộc trên thế giới.
II. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VẬN DỤNG
TƯ TƯỞNG CÁCH MẠNG KHÔNG NGỪNG CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊ LÊ NIN VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
II.1. Cách mạng vô sản con đường tất yếu để giải phóng dân tộc
và giai cấp công nhân Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn triều
đình nhà Nguyễn mục ruỗng với chính sách cai trị hà khắc, bế quan
toả cảng không chịu tiếp thu những kế sách canh tân đất nước của
các sỹ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ, đã làm cho đất nước Việt
Nam ngày càng trở nên nghèo nàn lạc hậu, khối đại đoàn kết dân
tộc, cội nguồn sức mạnh làm nên những chiến công hiển hách trong
lịch sử dựng nước và giữ nước, tạo dựng nên nền văn hiến hàng
nghìn năm rực rỡ của dân tộc bị phá hoại. Sự yếu hèn của triều đình
phong kiến, sự ly tán của lòng dân… đã tạo ra thời cơ cho thực dân

pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta vào năm 1858. Nhà nguyễn
đã không còn đủ sức mạnh và dũng khí để lãnh đạo dân tộc Việt
Nam chống pháp, gìn giữ giang sơn, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ngược lại, vì lợi ích hẹp hòi của mình vua quan nhà Nguyễn từng
bước đầu hàng thực dân pháp. Hiệp ước Patơ nốt mà triều đình nhà
18


Nguyễn ký với thực dân pháp đã dâng nước ta cho giặc. Trong lịch
sử dân tộc Việt Nam chưa có một triều đình phong kiến nào hèn hạ
đến mức bán rẻ cả oai linh dân tộc, hào khí con cháu Lạc Hồng, quì
gối thừa nhận kẻ xâm lược ngoại bang là “ nước mẹ” như triều đình
nhà Nguyễn. Nhưng, nhân dân Việt Nam với truyền thống yêu nước
nồng nàn, kiên cường, bất khất, ý chí độc lập tự chủ noi gương
những anh hùng xã thân vì xã tắc của Hoàng Diệu, Nguyễn Tri
Phương, Tôn Thất Thuyết đã liên tiếp đứng lên chống thực dân
pháp xâm lược. Những phong trào chống pháp của nông dân Yên
thế, Phan Đình Phùng…làm cho kẻ thù khiếp sợ. Đầu thế kỷ XX do
ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ phương tây, trực tiếp nhất là tác
động của cách mạng Tân Hợi Trung Quốc nhiều nhà chí sỹ Việt
Nam như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học muốn
giành độc lập cho dân tộc. Nhưng tất cả các phong trào đấu tranh
đều bị thất bại bởi vì các phong trào đó thiếu một đường lối chính trị
đúng đắn, tuy nhiên các phong trào đó đã thổi bùng lên phong trào
yêu nước của nhân dân các dân tộc Việt Nam.
Sinh thời Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước
thương nòi của các bậc sỹ phu, nhưng người không đồng tình với
con đường họ lựa chọn. Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước,
giải phóng dân tộc. Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, người tiếp
cận với chủ nghĩa Mác - Lê Lê nin, khi đọc luận cương của Lê Lê

nin về vấn đề thuộc địa người thốt lên như đang nói trước đồng bào
của mình: hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ hạnh phúc là đây cơm áo
19


đây rồi. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười như mặt trời chiếu
rọi khắp năm châu, “ biến người nô lệ thành người tự do”. Từ đó
Người hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường của chủ nghĩa Mác Lê Lê nin. Người đi đến kết luận rằng: muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng
vô sản. Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Lê nin vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Ngày 3/ 2 /
1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt sự khủng khoảng về
đường lối chính trị của phong trào yêu nước. Với đường lối chính
trị đúng đắn trên cơ sở trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận chủ
nghĩa Mác - Lê Lê nin vào thực tiễn một nước thuộc địa nửa phong
kiến Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn
thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
II.2. Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng cách mạng
không ngừng vào quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Giá trị lý luận tư tưởng cách mạng không ngừng của Lê Lê nin,
kinh nghiệm cách mạng tháng Mười Nga, đã được Hồ chí Minh nắm
bắt và vận dụng vào quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở Việt Nam. Tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ
nghĩa Mác - Lê Lê nin là cơ sở lý luận chỉ đạo đường lối chiến lược,
sách lược của cách mạng Việt Nam, trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, quân sự, ngoại giao trong toàn bộ quá trình đấu tranh giành
20



chính quyền, cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc chủ nghĩa
xã hội.
Ngay trong cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng ta đã xác định:
“ làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới
xã hội cộng sản”. ( Hồ chí Minh toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, H,
1995, Tr28) Như vậy là ngay từ cương lĩnh đầu tiên đảng ta đã xác
định quá trình cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn giai
đoạn thứ nhất là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau khi
hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân thì tiến lên chủ nghiã xã
hội. Giữa hai cuộc cách mạng đó không có sự ngăn cách. Cách
mạng Tháng Tám thành công, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hoà nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông nam Á ra đời không
được bao lâu thực dân pháp lại quay lại âm mưu xâm chiếm Việt
Nam một lần nữa. Cả dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến chống
mới thực dân pháp xâm lược. Đứng trước kẻ thù mạnh hơn ta gấp
nhiều lần, vận dụng tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa
Mác - Lê Lê nin và thực tiễn cách mạng Việt Nam Đảng cộng sản
Việt Nam đề ra đường lối chiến lược “ Vừa kháng chiến vừa kiến
quốc”; cuộc kháng chiến của dân tộc chỉ giành được thắng lợi khi
chính quyền cách mạng được giữ vững, chúng ta có đủ sức mạnh để
đánh thắng đội quân nhà nghề của thực dân Pháp trên chiến trường.
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt nhưng đảng ta vẫn kiên trì con
đường cách mạng xã hội chủ nghĩa Đại hội lần thứ hai Đảng cộng
sản Việt Nam tháng 2/ 1951 khẳng định: sau khi hoàn thành cách
21


mạng dân tộc dân chủ nhân dân chúng ta sẽ tiến thẳng ngay lên chủ
nghĩa xã hội mà không kinh qua con đường tư bản chủ nghĩa. Trên

lĩnh vực quân sự Đảng ta xác định: cuộc kháng chiến của chúng ta
trải qua ba giai đoạn: giai đoạn cầm cự, giai đoạn phòng ngự, giai
đoạn phản công; vừa đánh vừa xây dựng lực lượng; đánh thắng từng
bước, đánh bại từng phần các chiến lược quân sự của địch. Lấy nhỏ
thắng lớn, lấy ít địch nhiều, phát triển chiến tranh nhân dân, buộc
địch phải đánh theo cách đánh của ta; từ tác chiến nhỏ từng bước
phát triển tác chiến chiến dịch nhỏ, vừa, lớn; từ các đơn vị nhỏ phát
triển dần thành các trung đoàn, đại đoàn quân; từng bước chuyển
hoá tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường, giành quyền
chủ động, nắm vững thời cơ, tổ chức tác chiến chiến lược, chủ động
tổng phản công tiêu diệt địch, kết thúc chiến tranh bằng chiến thắng
Điện Biên Phủ.
Sau năm 1954 đất nước tạm thời bị chia cắt, miền bắc hoàn toàn
giải phóng, nhưng ở Miền Nam chính quyền Ngô Đình Diệm can
tâm làm tay sai cho đế quốc Mỹ, phản bội hiệp ước Giơ ne vơ lê
máy chém đi khắp Miền Nam đàn áp cách mạng. Không chịu khuất
phục nhân dân Miền Nam vùng lên “ đồng khởi” vũ trang đánh giặc.
Tháng 1/ 1959 Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương 15 về đường lối
quân sự của cách mạng miền nam. Nghị quyết Trung ương 15 là sự
thể hiện đặc sắc tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa
Mác - Lê Lê nin trong đường lối quân sự của Đảng: đánh địch ở cả
ba vùng chiến lược, đánh địch bằng ba mũi giáp công, ba lực lượng,
22


khởi nghĩa vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành
chiến tranh cách mạng giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba năm 1960 xác định con đường
của cách mạng Việt Nam: Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội, làm hậu phương lớn chi viên cho Miền Nam, Miền Nam tiếp tục

tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền
nam thống nhất đất nước. Một đảng đồng thời chỉ đạo hai chiến lược
cách mạng khác nhau, ở hai miền khác nhau để thực hiện một mục
tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên
cả nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là điều mà ngay
chủ nghĩa Mác - Lê Lê nin cũng chưa hề đề cập đến trong lý luận
cách mạng xã hội chủ nghĩa của mình. Trong suốt cuộc chiến tranh
chống Mỹ cứu nước “ tư tưởng cách mạng không ngừng” của chủ
nghĩa Mác - Lê Lê nin được Đảng ta vận dụng linh hoạt sáng tạo và
phát triển trở thành nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng: Nghệ
thuật đánh thắng từng bước. Trên chiến trường miền nam, quân và
dân ta, từng bước giành quyền chủ động tác chiến, chuyển hoá tương
quan so sánh lực lượng quân sự; “ tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà
diệt” chủ động đánh địch trên khắp chiến trường Miền Nam, lần
lượt đánh bại 5 chiến lược chiến tranh của Mỹ, buộc Mỹ phải tìm
cách rút quân khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam. Nghệ thuật đánh
thắng từng bước được đúc kết trong lời thơ chúc tết năm 1969 của
chủ tịch Hồ chí Minh: đánh cho Mỹ cút / đánh cho nguỵ nhào. Miền
Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa đánh thắng hai cuộc chiến
23


tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bảo vệ Miền Bắc, chi viện cho chiến
trường Miền Nam, quân dân cả nước thi đua thực hiện thắng lợi hai
chiến lược cách mạng của Đảng. Trên mặt trận ngoại giao ta chủ
động tranh thủ các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ trên
thế giới, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta. Đối với Mỹ ta
chủ trương “ vừa đánh, vừa đàm”; đàm phán để tranh thủ thời cơ, tạo
điều kiện để đánh địch trên chiến trường; đẩy mạnh tác chiến giành
thắng lợi trên chiến trường tạo ra sức mạnh của ta trên bàn đàm

phán. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược mùa hè 1972 và chiến
thắng “ điện biên phủ trên không ” đánh bại cuộc tiến công bằng
không quân chiến lược của Mỹ trên bầu trời Hà Nội đã buộc đế quốc
Mỹ phải chấp nhận ký hiệp định Pa ri, rút quân khỏi Miền nam Việt
Nam theo những điều khoản có lợi cho ta. Quán triệt sâu sắc “ tư
tưởng cách mạng không ngừng” phát triển nó trở thành nghệ thuật
chỉ đạo chiến tranh cách mạng, trong suốt cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước Đảng ta đã tích cực tạo thời cơ, nắm thời cơ, chớp thời
cơ chiến lược, chủ động mở cuộc tổng tiến công chiến lược mùa
xuân 1975 giải phóng Miền nam thống nhất tổ quốc.
Ngay sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ V khẳng định: Chúng ta đã hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
không trải qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Nhưng trong thời
gian dài chúng ta phạm phải nhiều sai lầm khuyết điểm, trong cải tạo
và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ quan duy ý chí, thiếu tôn trọng
24


qui luật khách quan làm cho kinh tế kém phát triển, đời sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn…trước tình hình đó Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới để tiếp tục con đường xã hội chủ
nghĩa mà chủ tịch Hồ chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.
30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới chúng ta đã đứng vững
trước những cơn sóng gió chính trị của thời đại khi mà Liên xô và
Đông Âu sụp đổ, thoát ra khỏi thời kỳ khủng khoảng kéo dài và đạt
được những thành tựu to lớn: kinh tế phát triển, chính trị ổn định,
đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, quốc phòng an
ninh được giữ vững, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao
trên trường quốc tế. Giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội Việt Nam ngày nay đã có đủ sức mạnh để từng bước
hội nhập vào đời sống quốc tế.
KẾT LUẬN
Hơn 80 năm đã trôi qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
nhân dân các dân tộc Việt Nam, làm nên những thành tựu to lớn mà
kẻ thù phải khiếp sợ trong chiến tranh; những người cộng sản trên
thế giới phải khâm phục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Có được những thành tựu to lớn đó chính là Đảng
ta đã có một đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn được xây
dựng trên cơ sở trung thành và vận dụng sáng tạo “tư tưởng cách
mạng không ngừng” của chủ nghĩa Mác - Lê Lê nin vào điều kiện
thực tiễn Việt Nam một nước thuộc địa nửa phong kiến tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
25


×