Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG GIÁO dục của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH TRONG tác PHẨM sửa đổi lối làm VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.73 KB, 17 trang )

1

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG
TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân
loại như một vì sao chói lọi nhất của các vĩ nhân thế kỷ XX. Người không
chỉ là một danh nhân văn văn thế giới, anh hùng dân tộc, người cha thân
yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam mà Người còn là một
nhà giáo dục đại tài. Người đã cống hiến trọn đời mình vì mục tiêu “Độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” với một ham muốn tuột bậc là dân tộc
mình: ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành.
Người cho rằng “Một dân tộc đốt là một dân tộc yếu”, vì vậy trong mọi
điều kiện hồn cảnh Người đều hết sức quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp
giáo dục, xây dựng và phát triển con người. Mặc dù Bác đã đi xa, nhưng
những tư tưởng của Người về giáo dục là những di sản vô cùng quý giá
cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước.
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Bác được viết xong tháng 101947 với bút danh là X.Y.Z. Tác phẩm được nhà xuất bản Sự thật xuất
bản lần đầu tiên năm 1948, sau đó xuất bản lần thứ 7 năm 1959. Tác
phẩm chứa đựng nhiều tư tưởng giáo dục vĩ đại của Người được ra đời
trong bối cảnh lịch sử đầy cam go, khốc liệt của cuộc kháng chiến chống
Pháp.
Với bản chất xâm lược và hiếu chiến, kẻ thù đã láo xược gửi 3 tối
hậu thư trong hai ngày, đòi chúng ta phải hạ vũ khí; chúng buộc nhân dân
ta phải cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tự do, hồ bình cho
dân tộc. Theo lời kêu gọi của Người, cả nước đi vào cuộc kháng chiếm
thần thánh với tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Thực dân
Pháp âm mưu dùng dùng thủ đoạn đánh nhanh, thắng nhanh hịng bóp nát



2

chính quyền non trẻ của ta. Nắm được âm mưu, thủ đoạn của địch Đảng
và Bác đã đề ra đường lối, phương châm kháng chiến linh hoạt, sáng tạo,
phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đó là đường lối tồn dân kháng chiến,
toàn diện kháng chiến với phương châm lâu dài và dựa vào sức mình là
chính. Bước vào cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng lúc nào
ngừng chăm lo xây dựng quân đội ta thành một quân đội anh hùng, bách
chiến, bách thắng. Trong đó, Người đặc biệt coi trọng việc giáo dục chính
trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, nhắc nhở họ luôn phải nắm vững bản
chất, mục tiêu chiến đấu của quân đội ta. Cùng với nhiệm vụ kháng chiến
chống thực dân Pháp, Đảng, Bác cùng nhân dân ta tích cực củng cố, xây
dựng chính quyền cách mạng, xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ
để thực hiện tốt nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc. Trước yêu cầu của thực
tiễn, đòi hỏi Đảng và đội ngũ cán bộ phải có năng lực lãnh đạo, có sức
chiến đấu, phải sửa đổi tác phong, lề lối làm việc cho phù hợp với Đảng
cầm quyền lãnh đạo nhân dân kháng chiến kiến quốc. Đây là giai đoạn
cực kỳ khó khăn của Đảng ta, một chính quyền non trẻ phải liên tục đối
đầu với thù trong giặc ngồi, vì vậy địi hỏi tồn Đảng tồn dân và tồn
qn phải đồn kết đồng lịng. Trong khi đó nội bộ Đảng xuất hiện những
căn bệnh như: bề phái, cục bộ địa phương, hẹp hịi, vơ tổ chức, vơ kỷ luật
của một bộ phận cán bộ, đồng hành với nó là bệnh lười học tập, lười
nghiên cứu, bệnh gia trưởng...đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành
công của cách mạng. Trước tình hình đó, Đảng và Bác nhận thấy cần phải
vun trồng, gắn bó, sửa đổi về tác phong, lối làm việc của đội ngũ cán bộ,
xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng có đủ phầm chất và năng lực là công
việc cấp bách, là công việc gốc của Đảng. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” nhằm khắc phục
những căn bệnh của Đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng Đảng
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo đất nước, đánh đuổi kẻ thù mà nhân

dân đã giao phó.


3

Nội dung cơ bản của tác phẩm được Bác chia làm 6 phần lớn, bao
gồm:
* Phần 1. Phê bình và sửa chữa. Trong phần này Bác đề cập tới 2
vấn đề:
- Nhiệm vụ học tập của Đảng viên
- Phải sửa đổi lối làm việc của Đảng
* Phần 2. Mấy điều kinh nghiệm. Bác chỉ ra có 6 kinh nghiệm:
- Cán bộ tốt, việc gì cũng xong
- Chính sách thì đúng, cách làm thì sai
- Khơng biết nghiên cứu kinh nghiệm đến gốc
- Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái
- Vì ai mà làm? Đối ai phụ trách?
- Sát quần chúng, hợp quần chúng
* Phần 3. Tư cách và đạo đức cách mạng. Bác chỉ rõ:
- Tư cách của Đảng chân chính cách mạng
- Phận sự của đảng viên và cán bộ
- Tư cách và bổn phận đảng viên
- Phải rèn luyện tính đảng
* Phần 4. Vấn đề cán bộ.
- Huấn luyện cán bộ
- Dạy cán bộ và dùng cán bộ
- Lựa chọn cán bộ
- Cách đối với cán bộ
- Mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ
* Phần 5. Cách lãnh đạo.

- Lãnh đạo và kiểm soát
- Lãnh đạo thế nào?
- Học hỏi quần chúng nhưng không theo đi quần chúng
* Phần 6. Chống thói ba hoa. Bác chỉ rõ:


4

- Thói ba hoa là gì?
- Cách chữa thói ba hoa
Tác phẩm chia là nhiều phần lớn nhưng là một thể thống nhất không
tách rời trong hệ thống các tư tưởng của Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đề
cập nhiều vấn đề mang tính cấp thiết như cơng tác xây dựng Đảng, phê
bình, cách phê bình trong Đảng, những căn bệnh trong Đảng và cách
phòng chống, vấn đề đạo đức cách mạng, công tác cán bộ, công tác lãnh
đạo, quản lý, công tác giáo dục và rèn luyện cán bộ cho đảng... và rất
nhiều tư tưởng cấp tiến khác nhằm xây dựng một chính đảng trong sạch
vững mạnh, lãnh đạo nhân dân kháng chiến thắng lợi. Trong đó những tư
tưởng về giáo dục bao trùm toàn bộ tác phẩm, thể hiện một tư duy sắc
bén và lịng mong mỏi vơ cùng, vô tận của Bác với sự nghiệp giáo dục,
phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo ra những con người phát triển hoàn
toàn cho nước nhà. Tư tưởng của Người về giáo dục thể hiện ở một số
điểm cơ bản sau đây.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải tổ chức huấn
luyện và học tập cho đảng viên.
Huấn luyện và học tập là Mặt trận tiên phong để tiêu diệt giặc dốt,
đồng thời qua đó góp phần tiêu diệt giặc đói và giặc ngoại xâm. Chính vì
vậy, mở đầu tác phẩm Hồ Chí Minh đã nêu lên thực trạng: một số cán bộ
hiện nay đang “sao nhãng việc học tập”. Người trăn trở, liệu rằng có phải
cán bộ ta quá bận việc, hay cho là đã biết đủ rồi, là cán bộ rồi nên không

cần thiết phải học nữa? Đó khơng phải là lý do, mà đó là “một khuyết
điểm lớn” của người cán bộ. Vào Đảng, làm cán bộ là để phục vụ cho
dân, cho nước, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc
giầu mạnh, nhân dân sung sướng chứ “đây không phải là một tổ chức để
làm quan phát tài”1. Cho nên, theo Người, cán bộ cần phải “thiết thực học
tập”, bởi vì: “Những việc dễ dàng cịn phải học. Huống chi cơng việc
1

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H. 2000, tr 249


5

cách mạng, cơng việc kháng chiến, khơng có huấn luyện thì làm sao
xi”2. Theo tư tưởng của Người, cán bộ là cầu nối giữa Đảng và nhân
dân, là người đem chính sách của Đảng, của chính phủ tới dân chúng, giải
thích cho họ hiểu, hướng dẫn họ thi hành và làm theo. Đồng thời, cán bộ
là người gần dân, thấu hiểu và nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân từ đó báo cáo lại cho Đảng, cho chính phủ để hoạch định chính sách
cho sát, cho đúng. Để làm tốt chức năng là cầu nối đó, cán bộ phải
thường xuyên tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, tức là
phải được huấn luyện thường xuyên. Một mặt, Bác khẳng định: “Cán bộ
là cái gốc của mọi công việc”, nếu khơng có cán bộ, hay có cán bộ nhưng
năng lực kém thì Đảng cũng khơng hồn thành được nhiệm vụ, Đảng phải
chịu trách nhiệm trước nhân dân. Mặt khác, Bác cũng khẳng định: Huấn
luyện cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, “là công việc gốc của Đảng” 3, huấn
luyện cán bộ là điều kiện đảm bảo cho Đảng giữ vai trị lãnh đạo đối với
nhân dân. Mọi cơng việc thành công hay thất bại đều do cán bộ, cho nên,
“Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây
cối quý báu. Phải tôn trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người

có ích cho công việc chung của chúng ta” 4. Theo tư tưởng của Người,
huấn luyện là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết cho cán bộ, nó
khơng chỉ nâng cao năng lực công tác, phẩm chất đạo đức cách mạng mà
huấn luyện còn để “sửa chữa các khuyết điểm”. Cũng vì vậy, Người u
cầu mọi cán bộ khơng thể vì lý do gì mà sao nhãng việc học tập, Nếu cán
bộ ở xa q, hoặc bận cơng việc thì “Đảng phải tìm cách huấn luyện cho
họ ( hoặc mở lớp ở địa phương, hoặc gửi sách vở cho họ nghiên cứu...)” 5.
Người yêu cầu trong mỗi cơ quan đoàn thể “mỗi ngày ít nhất phải học tập
một tiếng đồng hồ”, ngoài ra tuỳ theo đặc điểm cơ quan, nhiệm vụ đơn vị
mà tổ chức học tập thêm. Trong công tác cán bộ, Người cũng yêu cầu khi
Sđ d: tr 247
Sđ d: tr 269
4 Sđ d: tr 273
5 Sđ d: tr 269
2
3


6

cất nhắc cán bộ phải xem xét đến kết “quả học tập” và “kết quả công tác”,
cán bộ muốn phát triển lên cần phải qua đào tạo, đó chính là thước đo
năng lực phẩm chất người cán bộ. Cán bộ mà khơng học tập thì khác nào:
“Người thầy thuốc chỉ đi chữa cho người khác, mà bệnh nặng trong mình
thì quên chữa”. Người cán bộ thiếu được huấn luyện thì ít hiểu biết. Đây
là nguyên nhân dẫn đến làm việc kém hiệu quả và sinh ra các chứng bệnh
tha hoá, biến chất trong nhân cách. Cho nên, việc học tập đối với cán bộ
là hết sức quan trọng và cần thiết, học để làm việc, học để phụng sự nhân
dân, học để tẩy rửa khuyết điểm và học để trưởng thành và tiến bộ mãi.
2. Chủ tịch Hồ chí Minh bàn về mục đích huấn luyện và học tập.

Bên cạnh việc khẳng định sự cần thiết phải tổ chức học tập và huấn
luyện cho cán bộ, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh đã
đưa ra mục đích, u cầu, nhiệm vụ của cơng tác huấn luyện và học tập.
Như trên đã nêu, cán bộ là cái gốc của công việc, là cầu nối giữa Đảng và
nhân dân, là nhân tố đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với nhân dân, cho
nên cần có những cán bộ tốt, vì có “cán bộ tốt, việc gì cũng xong”. Theo
Hồ Chí Minh, mục đích của huấn luyện và học tập là: “Học cốt để làm.
Học mà không làm được thì học mấy cũng vơ ích” 6. Có nghĩa là cán bộ
cần được huấn luyện và học tập, học để làm việc, khơng học khơng biết
làm, khơng làm trịn nhiệm vụ của người cán bộ, đảng viên. Có học thì
mới biết đề ra chính sách đúng, có học thì mới hướng dẫn cho nhân dân
làm theo, dân tin theo Đảng. Khơng có học, học khơng đến nơi đến chốn
thì có hại cho dân cho nước, cho dù có chính sách đúng nhưng khơng có
học thì sẽ dễ làm sai. Vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ, đảng
viên cũng phải ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, “ra sức học tập để nâng
cao trình độ văn hố, tri thức và chính trị của mình” 7. Việc học tập và
huấn luyện, một mặt do yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, một mặt do
chính nhu cầu, mong muốn tiến bộ trưởng thành về nhân cách của người
6
7

Sđ d: tr 303
Sđ d: tr 253


7

cán bộ. Học để biết, hiểu và để tin tưởng, học để biết đối nhân xử thế, học
để làm người. Đây cũng là căn cứ, là cơ sở để đấu tranh với những thói
hư tật xấu ở trong đảng, đấu tranh với chính bản thân mình. Với ý nghĩa

đó, việc học tập và huấn luyện cho cán bộ, đảng viên là loại nước tinh
khiết tẩy rửa “thứ vi trùng” độc hại ra khỏi cơ thể, ra khỏi xã hội, tiêu diệt
những căn bệnh kinh niên như: Bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh
hiếu danh, bệnh thiếu kỷ luật, óc hẹp hịi, óc địa phương, óc lãnh tụ...
Việc đề ra mục tiêu giáo dục của Hồ Chí Minh xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn cách mạng. Sau khi hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, toàn quốc bước
vào cuộc kháng chiến trường kỳ với những khó khăn, thiếu thốn về mọi
mặt. Trong đó vấn đề ln được Đảng và Bác đặt lên hàng đầu là công
tác cán bộ, đào tạo và sử dụng cán bộ, lực lượng cán bộ nước ta lúc đó
vừa thiếu, vừa yếu về nhận thức, về chuyên môn kỹ thuật, về khoa
học...nhưng với quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp, xây dựng đất nước giầu
mạnh, nhân dân no ấm, Đảng và bác đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi
khó khăn gian khổ, hồn thành sứ mệnh tiên phong vẻ vang của mình.
Trong đào tạo cán bộ với phương châm, cách mạng cần gì thì dạy cái đó,
chiến trường cần gì thì huấn luyện cái đó, rất cụ thể, thiết thực.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về các chủ thể trong huấn luyện và
học tập.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tham gia cơng tác dạy học,
cho nên Người hiểu rất rõ về vai trò các chủ thể trong q trình dạy học.
Chính vì thế, Người rất quan tâm đến học sinh, đến đội ngũ người làm
cơng tác giáo dục, Người thường xun có sự động viên khen ngợi kịp
thời những cá nhân, tổ chức giáo dục tiến bộ. Trong tác phẩm “Sửa đổi
lối làm việc”, Hồ Chí Minh cũng đã bàn về vấn đề này.
Về chủ thể của quá trình nhận thức (Người học), theo Bác: Tất cả
mọi người đều có thể tham gia học tập và bắt buộc phải tham gia học tập,
lực lượng này bao gồm: cán bộ, hội viên, các tầng lớp nhân dân trong xã


8


hội. Bởi chính họ là những người sẽ thực hiện nhiệm vụ của cách mạng,
giải phóng đất nước. Trong đó, Người chú trọng đến đội ngũ cán bộ, coi
việc giáo dục cán bộ là công việc gốc của Đảng. Việc học tập là yêu cầu
bắt buộc đối với người cán bộ, cho nên khơng thể vì lý do này, lý do khác
mà cán bộ trốn tránh việc học tập, trong học tập cán bộ có thể “thay phiên
nhau mà đi học”. Để hoàn thành được nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cách
mạng thì mọi cán bộ, đảng viên phải tham gia học tập, phải tích cực chủ
động trong học tập, học tập cũng là một nhiệm vụ của cách mạng. Người
học phải biết vận dụng tri thức vào cuốc sống, học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau, học đi đôi với hành.
Về chủ thể của quá trình dạy học, với tư cách là người tổ chức, chỉ
đạo, hướng dẫn, cố vấn khoa học trong q trình dạy học, Hồ Chí Minh
đã chỉ ra: Trước tiên, mỗi cơ quan, đơn vị, đoàn thể “phải tổ chức ra một
uỷ ban học tập, do cán bộ cao cấp lãnh đạo” 8. Suy rộng ra, Đảng phải
lãnh đạo việc học tập của cán bộ, phải xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ học
tập cho cán bộ, phải lập ra kế hoạch, chương trình, nội dung, phương
pháp, hình thức học tập của cán bộ và kiểm tra đánh giá việc học của cán
bộ. Đảng lãnh đạo huấn luyện và học tập thông qua các cơ quan chuyên
trách có tính pháp lý để quản lý việc học của cán bộ. Người yêu cầu:
“Những cơ quan lãnh đạo và những người phụ trách phải có kế hoạch dạy
cho cán bộ trong mơn của mình”9. Huấn luyện và học tập đào tạo đội ngũ
cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và nhà nước, trong lúc cả nước
đang nỗ lực cố gắng vừa chống giặc ngoại xâm vừa diệt giặc đói, thế
nhưng Người cho rằng “khơng nên bủn xỉn các khoản chi tiêu trong huấn
luyện”. Những cán bộ, giáo viên – người làm công tác giáo dục, “cần
phải ưu đãi” họ, cần phải biết động viên khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho họ được cống hiến. Sản phẩm của quá trình dạy học phụ
thuộc vào họ, phụ thuộc vào phương pháp, cách thức mà họ tác động tới
8
9


Sđ d: tr 231
Sđ d: tr 270


9

học viên. Họ là những lao động đặc biệt, đối tượng lao động của họ là con
người, cụ thể là cán bộ của đất nước, sản phẩm lao động của họ là nhân
cách của những cán bộ đó. Cho nên, theo Người, một mặt phải có đãi ngộ
với nghề cao quý đó, mặt khác, “Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân
viên phụ trách huấn luyện đó”10. Như vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng các
chủ thể trong q trình huấn luyện và học tập, đồng thời Người cũng đề
ra những yêu cầu cao đối với người dạy và người học. Bởi họ là những
nhân tố trung tâm trong quá trình đào tạo cán bộ cho đất nước.
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về nội dung huấn luyện và học tập.
Trong tác phẩm, Người đã đề xuất nội dung huấn luyện và học tập
một cách toàn diện, Theo Người “Làm việc gì học việc ấy”, gồm nhiều
nội dung như: “Huấn luyện nghề nghiệp”, đây là nội dung quan trọng,
trong tất cả các công tác, vô luận “cán bộ ở môn nào phải học cho thạo
công việc ở trong môn ấy”, người cán bộ ít nhất phải thạo một nghề, biết
một nghề. Đồng thời Người chỉ ra cách huấn luyện nghề nghiệp có hiệu
quả đó là: điều tra, nghiên cứu, kinh nghiệm, lịch sử, khoa học. “Huấn
luyện chính trị”, gồm hai nội dung: thời sự và chính sách. Đây là nội
dung quan trọng, Người yêu cầu bất cứ môn học nào cũng phải có nhưng
tuỳ theo mà “định nhiều hay ít”. “Huấn luyện văn hóa”, cần chú ý tới cán
bộ “kém văn hoá” và dạy cho họ biết: lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học
tự nhiên, chính trị... “Huấn luyện lý luận”, gồm những nội dung về những
kinh nghiệm cách mạng trong và ngồi nước từ đó vận dụng sáng tạo vào
hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Người đã chỉ ra, học lý luận không phải ai

cũng học được mà những cán bộ trung cao cấp “mà có sức nghiên cứu”
học thì sẽ tốt hơn. Cách học lý luận là kết hợp lý luận với kinh nghiệm
thực tế, công việc thực tế, sau khi học xong phải rút ra cho mình một
phương hướng chính trị, làm được những cơng việc thực tế và trở thành
người lãnh đạo, chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ. Thông qua việc đề
10

Sđ d: tr 273


10

xuất nội dung huấn luyện, tư tưởng của Hồ Chí Minh đã thể hiện tính
tồn diện, tính thiết thực và tính hệ thống. Người ln mong muốn đào
tạo được những con người phát triển “hoàn toàn”, giỏi cả về nghề nghiệp,
chính trị, có trình độ văn hố, đạo đức, thống nhất giữa nói và làm. Đồng
thời, Người yêu cầu lựa chọn nội dung huấn luyện ngắn gọn, đầy đủ, sát
với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, đảm bảo cho người học có thể hồn
thành tốt nhiệm vụ của mình. Sau khi học họ có thể áp dụng ngay được
vào thực tiễn. Người nói: “Những tài liệu huấn luyện phải nhằm vào sự
cần dùng, cần thiết của quần chúng. Phải hỏi: người đến chịu huấn luyện
rồi, có áp dụng được ngay khơng?có thực hành được ngay khơng?nếu
khơng thiết thực như thế, thì huấn luyện mấy năm cũng vơ ích” 11. Người
u cầu lựa chọn nội dung dạy học phải thiết thực, chu đáo, đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc chiến lúc bầy giờ. Bởi vì,
“Trong lúc kháng chiến này, chiến sĩ trước mặt trận phải đánh giặc, đồng
bào ở hậu phương phải tăng gia sản xuất. Ai có thì giờ đâu mà xem
những bài q dài”12. Cho nên, nội dung dạy học phải thiết thực, Người
đã phê phán huấn luyện và học tập không thiết thực: nội dung dạy học thì
mênh mơng, khơng sát với thực tiễn, sát với trình độ người học và đây

chính là căn nguyên để sinh ra các căn bệnh trong huấn luyện. Vì vậy,
huấn luyện phải đảm bảo tính thiết thực, đây là vấn đề có tính ngun tắc
trong tư tưởng của Người. Bên cạnh đó, trong nội dung dạy học Người
cũng đề ra yêu cầu phải đảm bảo tính hệ thống khoa học. Nội dung dạy
học phải phù hợp với lơgíc nọi dung cũng như lơgíc nhận thức của người
học, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và phải sát với đồi tượng.
Như vậy, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nội dung dạy học
đã thể hiện tính tồn diện, thiết thực chu đáo, đảm bảo tính hệ thống cho
người học trong quá trình dạy học.
11
12

Sđ d: tr 248
Sđ d: tr 299


11

5. Hồ Chí Minh bàn về cách thức, biện pháp huấn luyện và học
tập.
Đây là vấn đề có tính ngun tắc, là tư tưởng chỉ đạo, tiến hành quá
trình huấn luyện và học tập của Hồ Chí Minh, bao gồm các vấn đề sau:
* Đảm bảo tính khoa học, thiết thực, chu đáo trong huấn luyện và
học tập. Huấn luyện phải chú ý đến sự cần dùng, tính hữu ích, đáp ứng
nhu cầu của người học, đây là tư tưởng cơ bản xun suốt và chỉ đạo tồn
bộ q trình huấn luyện và học tập của Người. Theo Người, làm việc gì
học việc ấy, cán bộ quân sự phải nghiên cứu khoa học quân sự, cán bộ y
tế phải nghiên cứu y học, “cán bộ của mơn nào thì phải nghiên cứu lý
luận của môn ấy”. Học để làm việc, làm cán bộ, xây dựng và phát triển
đất nước, cho nên, huấn luyện phải thiết thực “sao cho những người đến

học, học rồi về địa phương họ có thể thực hành ngay” 13. Đề cao kiến thức
lịch sử, kinh nghiệm nhưng để đảm bảo nguyên tắc thiết thực, tránh sự xa
rời thực tiễn Người yêu cầu trong khi nghiên cứu lý luận đồng thời phải
nghiên cứu những công việc thực tế, những kinh nghiệm trong thực tế,
tránh giáo điều sách vở. Người chỉ đạo lựa chọn nội dung huấn luyện
phải thiết thực, khoa học, để phát triển toàn diện con người cần phải học
tập rất nhiều nội dung, nhiều vấn đề trong cuộc sống nhưng theo Người
tính thiết thực, chu đáo, đúng nhu cầu vẫn phải đặt lên trên hết. Tuy
nhiên, Người vẫn định ra nội dung và chỉ đạo việc học tập hết sức khoa
học “phải tuỳ theo mỗi mơn mà định nhiều hay ít”, khơng thừa và khơng
thiếu, tiết kiệm thời gian, tiền của, sức lực của cán bộ, của nhân dân. Bởi
vì, nếu học nhiều mà khơng thiết thực, chu đáo, học rồi khơng dùng được
thì vơ ích. Để đảm bảo tính thiết thực, khoa học Người yêu cầu: “Sắp xếp
thời gian và bài học cho những lớp đó, phải chu đáo, phải có mạch lạc với
nhau, mà không xung đột nhau”14. Huấn luyện và học tập không thiết
thực, chu đáo là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh, vì thế Người đã phê
13
14

Sđ d: tr 303
Sđ d: tr 273


12

phán cách học không thiết thực, qua loa, cách nghiên cứu không thiết
thực, thiếu tổ chức của cán bộ, đảng viên. Người cho rằng “huấn luyện
cho cán bộ trong các cơ quan hành chính mà khơng mà khơng đụng đến
cơng việc hành chính”15, như vậy sao thiết thực, sao làm được việc. Đó là
căn bệnh chủ quan, hẹp hịi, ba hoa, dài dòng, rỗng tuếch...của người học

sẽ mắc phải, là căn nguyên của bệnh chạy theo thành tích, tham nhiều mà
không chu đáo thiết thực. Như vậy, trong huấn luyện và học tập tính thiết
thực chu đáo, khoa học theo tư tưởng của Người là những yêu cầu hàng
đầu, quan trọng nhất. Thực hiện theo lời dạy của Người, chỉ trong vài
năm sau đó chúng ta đã cơ bản xố được nạn mù chữ, phổ cập giáo dục,
xây dựng và phát triển thành công nền giáo dục kháng chiến, tạo đà cho
giáo dục ngày càng phát triển.
* Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong huấn luyện và học tập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Học tập thì theo nguyên tắc: kinh
nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau”16, trong huấn luyện và học tập phải
gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, đây là tư tưởng
xuyên suốt của Người. Nếu lý luận mà khơng gắn liền với thực tiễn thì sẽ
gây ra nhiều chứng bệnh như bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận, lý
luận suông...cho nên lý luận và thực tiễn phải gắn liền với nhau. Theo
Bác, lý luận là do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta,
do kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp, phân tích và
kết luận những kinh nghiệm đó thành ra lý luận: “Lý luận là đem thực tế
trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh
thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với
thực tế. Đó là những lý luận chân chính” 17. Lý luận như kim chỉ nam, chỉ
ra phương hướng cho chúng ta trong cơng việc thực tế, nếu khơng có lý
luận thì lúng túng, mất phương hướng như người “nhắm mắt mà đi”.
Sđ d: tr 269
Sđ d: tr 272
17 Sđ d: tr 233
15
16


13


Thực tiễn ở đây là thực tiễn cách mạng, thực tiễn đất nước, là cơ sở, căn
cứ, động lực cho việc xây dựng và phát triển lý luận. Phải đem kinh
ngiệm đã học được ở trong nước, kinh nghiệm từ các nước vận dụng linh
hoạt vào công việc, thực tiễn cách mạng Việt nam khơng nên máy móc,
giáo điều dập khuân.
Trong công việc, trong chiến đấu nếu người nào đã có kinh nghiệm
và biết thêm cả lý luận “thì cơng việc tốt hơn nhiều”, cịn có kinh nghiệm
mà khơng có lý luận thì như một mắt sáng, mắt mờ. Cho nên, thực hành
phải nhằm theo lý luận, lý luận phải theo thực hành, dùng kinh nghiệm cũ
giúp cho thực hành mới và đem thực hành mới phát triển thêm kinh
nghiệm cũ. Để thành người cán bộ phát triển hoàn toàn, theo Người,
người đó phải có cả lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Chính từ việc rất
coi trọng việc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi
với hành nên Người đã lên án cách huấn luyện và học tập không gắn với
thực tiễn, thiếu thiết thực, lý luận suông. Lý luận là cốt để áp dụng vào
thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông, xem nhiều
sách mà khơng áp dụng được thì cũng giống như cái hịm đựng sách, cốt
chỉ loè thiên hạ. Trong lúc cuộc kháng chiến của đất nước đang trong thời
kỳ cam go, ác liệt, lực lượng cán bộ của chúng ta vừa yếu, vừa thiếu về lý
luận và cả thực tiễn, Bác đã khuyên “chúng ta phải cố gắng học, đồng
thời học thì phải hành”. Học khơng hành thì vơ ích, hành khơng học thì
khơng trơi chảy. Học và hành là hai mặt của một q trình thống nhất
khơng tách rời trong q trình dạy học, hành ở đây là biết làm mọi việc từ
việc nhỏ đến việc lớn, miễn là có lợi cho đất nước. Việc có lợi cho cách
mạng thì khó khăn mấy cũng phải cố gắng mà làm, việc có hại cho đồn
thể cho đất nước thì nhỏ mấy cũng phải hết sức tránh. Đây là u cầu có
tính ngun tắc trong việc chỉ đạo quá trình huấn luyện và học tập của Hồ
Chí Minh.
* Huấn luyện phải gắn chặt với đối tượng.



14

Cùng với việc đề cao vai trị của tính thiết thực, sự thống nhất biện
chứng trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cịn yêu cầu huấn luyện phải chú ý đến người học, nắm chắc đặc điểm
người học về trình độ nhận thức, tâm sinh lý, đặc điểm lứa tuổi, sở
trường, sở đoản, nhu cầu...từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung
phương pháp và hình thức tổ chức huấn luyện và học tập cho phù hợp.
Trong quá trình học tập và huấn luyện, theo Người, “bất cứ công việc to
hay nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hố, thói quen
sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lịng ham, ý muốn,
tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định ra cách làm việc,
cách tổ chức”18. Trong dạy học phải chú ý đến những đặc điểm người
học, việc tổ chức lớp học cũng phải tn theo u cầu đó, tn theo “trình
độ văn hố cao hay thấp mà đặt lớp”, khơng nên tổ chưc lớp học theo
cách phân chia “cấp bậc cán bộ cao hay thấp”. Dạy học phải vì người
học, vì sự tiến bộ của họ, không nên chạy theo số lượng. Số người học
trong lớp học phải tương đồng nhau về nhận thức, như thế huấn luyện và
học tập mới có hiệu quả, thiết thực. Trong qúa trình dạy học hiện đang
mắc phải khuyết điểm đó là: dạy học khơng đúng đối tượng, không thiết
thực, cốt tham nhiều, dạy học theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa. Người đã
lên án cách làm việc đó, nó giống như cách “khoét chân cho vừa giầy”,
dạy học theo ý muốn chủ quan, rồi đem cột cho quần chúng, bắt mọi
người phải tuân theo. Đó là cách làm phản khoa học. Dạy học phải vì
người học, phải biết mình dạy cho ai? Dạy cái gì? Dạy như thế nào?...Chỉ
khi dạy học đảm bảo được yêu cầu gắn chặt với đối tượng thì người học
mới tiến bộ, trưởng thành, những tri thức tiếp thu được mới có ích, hoạt
động cơng tác của cán bộ, đảng viên mới hiệu quả, việc làm mới thiết

thực. Vậy nhưng, nhiều “cán bộ huấn luyện của ta chưa hiểu được cái lẽ
đơn giản đó”. Thích khoe chữ, l người khác với cách nói rỗng tuếch,
18

Sđ d: tr 248


15

khơ khan, dài dịng và cẩu thả, đem “kinh tế học” huấn luyện cho chị em
phụ nữ ở thôn quê thượng du, đem biện chứng pháp dạy cho thanh niên
mới học chữ quốc ngữ, dạy học như thế chỉ tốn cơng vơ ích thậm chí cịn
có hại cho dân cho nước. Cho nên, dạy học phải nhằm đúng đối tượng,
theo đối tượng, nắm chắc đặc điểm của đối tượng, cũng là u cầu đảm
bảo tính thiết thực cho q trình huấn luyện và học tập.
Vậy làm thế nào để đảm bảo tính thiết thực, mối quan hệ thống nhất
giữa lý luận với thực tiễn, dạy học gắn chặt với đối tượng? Hồ Chí Minh
đã chỉ ra những biện pháp, cách thức cụ thể để thực hiện những yêu cầu
trên. Theo Bác, để đáp ứng nhu cầu cán bộ cho cách mạng cần phải tổ
chức các lớp học xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ lý luận, trang bị tri
thức khoa học cho cán bộ. Mỗi lớp học từ hai đến ba tháng, mỗi nơi tuỳ
hoàn cảnh mà định ngày, giờ học. Cách thức học tập trong các lớp đó là
nghiên cứu và thảo luận. Mỗi người đọc kỹ các tài liệu sau đó tự kiểm
điểm và kiểm điểm đồng chí của mình rồi đưa ra những ý kiến, những
nhận định của mình về vấn đề học tập và vận dụng vấn đề đó trong thực
tiễn... Trong lớp học thì các bài học do một ban phụ trách sắp xếp, có
kiểm tra, đánh giá việc học tập, sự tiến bộ của mọi người, tăng cường
thực hành nhằm “phát huy ưu điểm, hạn chế, sửa chữa nhược điểm”.
Trong đó, Người rất coi trọng hình thức tự học và cho rằng phải “lấy tự
học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp thêm vào”19. Đây là cách học

hết sức thiết thực mà trong lý luận dạy học hiện đại ngày nay chúng ta
đang cố gắng áp dụng để xây dựng và hình thành khả năng tự học, tự
nghiên cứu cho người học, xây dựng một xã hội học tập. Người cũng chỉ
ra cách học là “học dần dần”, “huấn luyện lâu dài”, không nên nhồi nhét
quá sức người học, phải đảm bảo thời gian cho những tri thức người học
lĩnh hội phải được tiêu hố bằng sự nghiền ngẫm, sự tích cực vận dụng
giải quyết các công việc thực tiễn. Như vậy, tri thức của người học lĩnh
19

Sđ d: tr 273


16

hội được mới vững chắc, lâu bền và trong quá trình học tập đảm bảo được
sức khoẻ cho người học.
Hồ Chí Minh cịn đưa ra hệ thống những căn bệnh mà trong quá
trình huấn luyện và học tập thường hay mắc phải, đặc biệt là “thói ba
hoa”. Đây là căn bệnh của tồn xã hội lúc bấy giờ, nó biểu hiện ở mn
hình vạn trạng, rất phổ biến như: dài dịng, rỗng tuếch, thói cầu kỳ, khơ
khan, lúng túng, báo cáo lơng bơng, nói mênh mơng, nói khơng ai hiểu,
hay nói chữ... Người cho rằng cần phải thay đổi, cần phải sửa chữa, đó
chính là những căn bệnh nặng mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải chữa
trị. Vậy chữa bằng cách nào? Theo Bác một khi đã không hiểu, khơng
biết thì chớ nói, chớ viết. Trong huấn luyện và học tập phải học cách nói
của quần chúng nhân dân “vì cách nói của quần chúng dân chúng rất đầy
đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn” 20. Người yêu cầu: chớ
nói như giảng sách, như sách vừa khó hiểu, dài dịng mà cần dùng lời lẽ,
những thí dụ giản đơn, thiết thực làm cho ai cũng hiểu được. Trước khi
nói phải nghĩ cho chín, cho kỹ “chó ba quanh mới nằm, người ba quanh

mới nói”, sau khi viết rồi phải xem đi, xem lại nhiều lần, chưa biết rõ
ràng, chưa nghiên cứu, Người khuyên “chớ nói, chớ viết”. Q trình huấn
luyện và học tập sẽ đạt kết quả tốt, thiết thực và xoá bỏ được căn bệnh là
thói ba hoa khi và chỉ khi tuân thủ một cách nghiêm túc những chỉ dẫn
trên của Người.
Những tư tưởng về giáo dục của Người trong tác phẩm thể hiện sự
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- lênin về giáo dục, sự kết tụ tinh hoa
của truyền thống giáo dục dân tộc. Đó là những chắt lọc từ thực tiễn hoạt
động cách mạng đầy gian khổ của mình thành những tư tưởng chỉ đạo
thành công cuộc kháng chiến kiến quốc, tạo tiền đề xây dựng nền giáo
dục hiện đại, phát triển xã hội của dân do dân và vì dân. Mặc dù những tư
tưởng của Người ra đời trong thời kỳ khốc liệt nhất của dân tộc nhưng nó
20

Sđ d: tr 301


17

vẫn giữ nguyên giá trị là kim chỉ nam cho sự nghiệp giáo dục nói chung,
q trình xây dựng và phát triển lý luận dạy học, giáo dục trong nhà
trường nói riêng. Những tư tưởng của Người là cơ sở vững chắc cho công
cuộc đổi mới giáo dục, chấn hưng nền giáo dục trong xã hội ngày nay.
“Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo
đảm cơng bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã
hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước”21.
Đứng trước xu thế hội nhập, đã và đang đặt ra những yêu cầu cao cho
giáo dục nước ta nói chung, q trình giáo dục trong các trường đại học
quân sự nói riêng là phải đổi mới toàn diện quá trỡnh đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, nâng cao nhanh chóng và vững chắc chất lượng của quá trỡnh
này. Trong quỏ trỡnh đổi mới tồn diện đó cần chú trọng: "Cải tiến
phương pháp giáo dục nhất là ở bậc đại học, thực hiện tốt quan điểm:
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của
người học, biến quá trỡnh đào tạo thành tự đào tạo, gắn lý thuyết và thực
hành, lấy thực hành làm chính. Kết hợp giảng dạy, học tập với nghiên cứu
khoa học"22

Đảng cộng sản Việt nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H.2006, tr
206
22 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương khoá VIII, Nxb. CTQG,
Hà Nội. 1997, tr 16
21



×